Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài
Khái quát về tranh chấp quyền sử đụng đất ss¿ 4
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm tranh chấp đất đai a Khái niệm tranh chấp đất đai:
Tranh chấp đất đai là tranh chấp quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đai giữa hai hay nhiều bên trong quan hệ đất đai! b Đặc điểm của tranh chấp đất đai:
Thứ nhất: Về đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chap;
Thứ hai: Về chủ thể: Các chủ thể tranh chấp đất đai là chủ thể quản lý và sử dụng đất (được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyên sử dụng đất, nhận chuyên quyền sử dụng đất) hoặc người khác có quyền, nghĩa vụ liên quan đến thửa dat, không có quyền sở hữu đối với đất đai Như vậy chủ thể của tranh chấp đất đai có thê là các tô chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia với tư cách là người quản lý và người sử dụng đất Trường hợp tranh chấp không phát sinh giữa những chủ thê này với nhau liên quan đến thửa đất thì đó là quan hệ tranh chấp khác
Ví dụ: tranh chấp phát sinh giữa người sử đụng đất với Cơ quan có thâm quyền trong việc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dung dat, thu hồi đất thì đó là tranh chấp về khiếu kiện hành chính
Thứ ba: Về khách thế: Khách thê trong quan hệ tranh chấp đất đai là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc cả hai Đồng thời quyền sử dụng đất cũng là tài sản (quyền tài sản) theo quy định của Bộ luật dân sự, vì vậy quyền sử dụng đất có thế là đối tượng tham gia các giao dịch dân sự
1 Căn cứ theo khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013
Thứ tư: Nội dung của tranh chấp đất đai rất đa dạng và phức tạp Đất dai đã trở thành loại hàng hóa đặc biệt có giá trị kinh tế và giá trị của nó được biến động theo nền kinh tế thị trường, từ đó việc quản lý và sử dụng đất đai không chỉ đơn thuần là việc khai thác giá trị sử dụng mà bao gồm cả giá trị sinh lời của đất Khi nội dung quản lý và sử dụng đất phong phú và phức tạp thì phát sinh những mâu thuẫn, bất đồng xung quanh việc này cũng trở nên căng thắng và trầm trọng hơn
Thứ năm: Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thê nên không chỉ ảnh hướng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà Nước Vì trước hết, khi xảy ra tranh chấp, một bên không thực hiện được những quyền của mình, do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đôi với nhà nước
Thứ sáu: Tranh chấp đất đai không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước Tranh chấp đất đai làm cho những quy định của pháp luật đất đai và chính sách của Nhà nước không được thực hiện một cách triệt đề c Các dạng tranh chấp đất đai:
- Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: Dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất như tranh chấp về quyén va nghĩa vụ trong hợp đồng chuyên nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, hễ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
Việc một bên vi phạm, làm cản trở tới việc thực hiện quyền của phía bên kia hoặc một bên không làm đúng nghĩa vụ của mình cũng làm phát sinh tranh chấp Thông thường có các loại tranh chấp sau:
+ Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyên đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
+ Tranh chấp về việc bồi thường giải phóng mặt băng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng bảo mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
- Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: Đây là dạng tranh chấp ít gặp hơn, những tranh chấp nảy liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì? Mục đích sử dụng đất là mục đích mà nhà nước cấp quyền cho người sử dụng đất và nguyên tắc là người sử dụng đất chỉ được sử dụng đúng mục đích đã được cấp
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất
1.1.2 Khái niệm và các loại tranh chấp quyền sử đụng đất a Khái niệm tranh chấp quyền sử dụng đất:
- Tranh chấp quyền sử dụng đất là một trong các loại tranh chấp thuộc phạm vi của tranh chấp đất đai và bản chất của tranh chấp quyền sử đụng đất là việc chưa xác định được ai là người chính thức được sử dụng quyền sử dụng đất đó tại một thời điểm nhất định b Các loại tranh chấp quyền sử dụng đất:
+ Tranh chấp xác định người có quyền sử dụng đất;
+ Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất (chuyên nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất ):
+ Tranh chấp thừa kế quyên sử dụng đất;
+ Tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền str dung dat
Khái quát chung về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất .8
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất a Khái niệm giải quyết tranh chấp quyên sử dụng đất:
Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất là giải quyết bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tổ chức và trên cơ sở đó phục hồi các quyên lợi hợp pháp bị xâm hại đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về đất đai b Đặc điểm giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất:
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước Đó là hoạt động xem xét, giải quyết do người có thâm quyền ( Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, thủ trưởng cơ quan tài nguyên và môi trường các cấp ) thực hiện Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là quyết định hành chính ( bằng văn bản) khi có hiệu lực pháp luật buộc các chủ thê có lien quan phải nghiêm chỉnh thực hiện
Thứ hai, giải quyết tranh chấp đất đai phải tuân theo những hình thức, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định, phải công khai, dân chủ
Thứ ba, giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động áp dụng pháp luật, do đó nó mang tính cá biệt, cụ thể Việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện và có hiệu lực đối với từng chủ thể, từng tình huống cụ thể và chỉ có giá trị pháp lý đối với chủ thể xác định được nêu trong văn bản áp dụng, nó không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với các chủ thê khác
1.2.2 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quyên sử đụng đất
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: Khi thực hiện giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất phải chú ý và tuân thủ các nguyên tắc,trình tự, thủ tục thấm quyền mà nhà nước đã quy định Phát hiện và giải quyết kịp thời các hành vi ví phạm pháp luật về dat dai, tranh tinh trang dé tranh chap dat dai kéo dai, lam anh hưởng tâm lý và lợi ích của người dân
- Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân đo Nhà nước thông nhất quản lý:
“Đât đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoảng sản, nguôn lợi ở vùng biên, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đâu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”
Cụ thê hóa Hiến pháp năm 2013, Luật đất đai năm 2013 đã quy định: “Đất dai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.” Ÿ Nên nhà nước có đây đủ quyên năng về su dung dat:
+ Nhà nước có quyền xác lập hình thức pháp lý cụ thể đối với người sử dụng đất
+ Nhà nước thê hiện quyền năng thông qua xét đuyệt và cải tạo sử dụng đất + Quy định về hạn mức giao đất, thời hạn sử dụng đất
+ Quyết định cho thuê đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất
+ Quyết định giá đất: thông qua các khoản thu từ tiền sử đụng đất, tiền thuế đất, thuế, các khoản phí và lệ phí từ đất đai Đây chính là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước
+ Thừa nhận thị trường bất động sản đồng thời xây dựng một thị trường chính quy năm trong tâm kiêm soát của Nhà nước Đề hình thành quan hệ pháp luật đất đai, Nhà nước cho phép các tô chức và cá nhân sử dụng đất đai Mọi trường hợp sử dụng đất đều phải được cơ quan Nhà nước có thâm quyền cho phép thông qua quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất hoặc phải được cho phép chuyển quyền sử dụng đất khi đã làm đầy đủ các thủ tục về chuyên quyền Ngược lại, khi cần thiết phân phối lại đất phù hợp với quy hoạch và nhu cầu sử dụng hoặc đề sử đụng vào mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích công cộng, Nhà nước
2 Căn cứ theo Điều 53 Hiến pháp 2013
3 Căn cứ Điều 4 Luật đất đai 2013
10 thường thu hồi lại đất đai của các tô chức và cá nhân Như vậy, người sử dụng đất sẽ chấm dứt quan hệ đất đai thông qua một quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thâm quyền Những mối quan hệ nêu trên thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất trong việc thực hiện chế độ quản lý và sử dụng đất đai
Ngoài ra, người sử dụng đất còn có thế thỏa thuận với nhau trong khuôn khé pháp luật của Nhà nước đề thực hiện các quyền chuyền đôi, chuyên nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp đất đai Nhà nước chỉ quy định về thời hạn sử đụng, mục đích sử dụng và thủ tục hành chính cần phải làm, còn người sử dụng sẽ thỏa thuận cụ thê về các quyền và nghĩa vụ với nhau trong quá trình khai thác, sử dụng đất đai Ngoài ra, Nhà nước có chính sách cho thuê đất đối với mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng, đồng thời trong một số trường hợp nhất định Nhà nước cho phép hộ gia đình, cá nhân được quyền thuê đất
Sự thống nhất của Nhà nước đối với đất đai được thê hiện ở 4 mặt sau:
+ Đất đai được xem là một chính thê của đối tượng quản lý
+ Sự thống nhất về nội dung quản lý đất đai, coi đất là một tài sản đặc biệt, điều này quyết định những việc làm cụ thê của Nhà nước khi thực hiện chức năng quản lý của mình
+ Sự thống nhất về cơ chế quản lý, nhất là thống nhất trong việc phân công, phân cấp thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước, từng vùng và trong những tình huống quản lý cụ thế, thống nhất này đảm bảo cho việc quản lý nhà nước về đất đai được nhất quán và không trùng sót
+ Thống nhất về cơ quan quản lý đất đai
- Nguyên tắc bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất:
Luật đất đai 2013 ra đời với việc thừa nhận tám quyền năng của người sử dụng đất ( Quyền chuyến đôi, chuyên nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thé chấp, góp vốn quyên sử đụng đất ) đã khắng định tư tưởng đổi mới trong quá trình nhà nước điều hành các mối quan hệ về đất đai, làm rõ trách nhiệm của Nhà nước cũng như bảo đảm những quyền lợi chính đáng của người dân
- Nguyên tắc Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở:
Theo Điều 202 Luật đất đai 2013 đã quy định về việc hòa giải tranh chấp đất đai: Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tranh chấp dé hoa giải
1.3 Tham quyên giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
1.3.1 Thâm quyên và thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng hành chính
1.3.1.1 Thâm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất theo thủ tục tô tụng hành chính
Tòa án nhân dân cấp huyện": “Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thâm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó; trừ quyết định hành chính, hành ví hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.”
Tòa án nhân dân cấp tỉnh”:
Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật đề giải quyết tranh chấp về quyển sử dụng đất - c1 T 2E 1211212111 0111 1111 re 18
chấp về quyền sử dụng đất
2.1.1 Thực ti8n giải quyết tranh chấp do xâm phạm lối di chung
Ví dụ: Tranh chấp về quyên lối di chung
Nội dung vụ án” Trần Thị S trồng cây tầm vông lắn ra lối đi, ông Nh yêu cầu bà S nhỗ cây tầm vông nhưng bà S không đồng ý, cây tầm vong lấn ra hết toàn bộ đoạn cuối của lỗi đi khoảng hơn 40m nên hộ gia đình ông và các hộ đi trên con đường đó không có con đường nào đề đi ra đất sản xuất phía sau Phía đầu con đường bà H có lam hang rao lan chiếm một phần con đường đi Con đường này được thể hiện trong bản đồ địa chính chính quy của chính quyền và trong giấy chứng nhận quyên sử dụng đất của ông Nh cũng thể hiện con đường này
Do vậy nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết: Buộc bà Trần Thị S va ba Huynh Thi Th H phải trả lại con đường đi chung
Tại bản án dân sự sơ thâm số 04/2021/DS-ST ngày 22/01/2021 Tòa án nhân dân thị xã Bến Cát đã quyết định:
Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Huỳnh Văn Nh về việc: “Tranh chấp quyền sử dụng đất (lối đi)” với bị đơn bà Trần Thị S đối với phần đất có diện tích 222,8 m”(được ký hiệu A) (Có bản vẽ kèm theo thê hiện vị trí,tứ cận và diện tích)
Ghi nhận sự tự nguyện của bà Huỳnh Thị Thu H về việc tháo đỡ hàng rao,tra lai diện tích đất tranh chap 17,7 m? (được ký hiệu là B) đề làm đường đi chung của các hộ gia đình Huỳnh Văn Nh, hộ gia đình Trần Thị S và hộ gia đỉnh bà Huynh Thị Thu
H và không yêu cầu bồi thường (Có bản vẽ kèm theo thể hiện vị trí, tứ cận và diện tích)
* Ong Nh khởi kiện bà S và bà H yêu cầu Tòa án buộc bà § và bà H phải tháo đỡ, đi đời tài sản, trả lại lỗi đi nối tiếp đường đất cụt mà hiện nay gia đình ông Nh, bà
H và bà S đang sử dụng làm lỗi đi chung Con đường tranh chấp theo yêu cầu khởi kiện đo đạc thực tế có diện tích 240,5 m(trong đó có 0,3 m? HLATĐB), được chia làm
02 phan: 01 phần có diện tích 17,7m? (6ng Nh cho rang ba H lam hàng rào lấn chiếm) và 01 phần có diện tích 222,8 m”(ông Nh cho rằng bà S trồng tầm vông lấn chiếm) Diện tích đất tranh chấp tọa lạc tại: Tô 19, khu phố 3, phường M, thị xã B, tỉnh
Bình D Nguyên đơn cho răng con đường đi này (bao gồm cả phần tranh chấp) được hình thành từ năm 1976 đề các hộ dân đi vào đất sản xuất,con đường có chiều ngang
04 m và chiều dài kéo từ đầu đường lộ 7B (nay là đường ĐH 604 hay đường 2/9) vào đến cuối đất(giáp khu đất sản xuất của ông Nh) Tuy nhiên, phần phía đầu đường bị bà
H rào lại một phần, phần cuối con đường thì gia đình bà S đã trồng tầm vông nên không còn lối đi ra khu đất sản xuất phía sau đất của ông Nh và các hộ dân khác
Bị đơn bà S cho rằng phần con đường mà nguyên đơn tranh chấp với bị đơn không tồn tại trước đây Thực tế phần con đường đang hiện hữu là đo các chủ đất trước đây tự bỏ đất ra để làm đường đi Do đó, con đường này chỉ kéo dài đến công nhà bị đơn như Mảnh trích lục địa chính có đo đạc chỉnh lý số 21-2020 ngày 08/01/2020 của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thị xã B Nếu nguyên đơn muốn mở lối đi từ công nhà nguyên đơn đi xuống dưới đất sản xuất của nguyên đơn thì thì nguyên đơn phải tự bỏ đất của mình ra đề làm lối đi Bị đơn bà H cho rằng thời điểm bà H làm hàng rào bà không biết có rào lắn ra đường đi chung Căn cứ theo Mảnh trích lục địa chính có đo đạc chỉnh lý số 21-2020 ngày 08/01/2020 của Chí nhánhVăn phòng Đăng ký đất đai thị xã Bến Cát bà H nhận thấy bà có rào lấn ra 17,7 mˆ đường đi chung
Do đó, trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa bà H đồng ý tự tháo đỡ hàng rào của nhà bà đề trả lại diện tích 17,7 m? lối đi và không yêu cầu được bôi thường gi
Do đó, Hội đồng xét xử ghi nhận sự tự nguyện di dời hàng rào trả lại diện tích 17,7m’ cia bà Huỳnh Thị Thu H
* Xét yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Huỳnh Văn Nh, Hội đồng xét xử thấy: Phần đất hiện nay gia đình ông Nh và bà S đang sử dụng theo các bên trình bày có nguồn gốc do Nhà nước cấp cho các gia đình có công với cách mạng vào năm
1976 Tuy nhiên, theo UBND huyện (nay là thị xã) B và hỗ sơ cấp quyền sử dụng đất cho ông Nh và bà § thì đất có nguồn gốc khai phá vào năm 1975 Các bên sử dụng đất én định kế từ ngày khai phá đến nay, đồng thời các bên đều sử dụng chung con đường đi từ hướng đường lộ 7B để vào nhà Đất của các bên đều nỗi dai và tiếp giáp đất phía sau và giáp ranh với nhau Khi các bên đi ra đất phía sau để canh tác, sản xuất đều đi trên đât của mình
* Về lý do giấy chứng nhận quyên sử dụng đất của bà S không thể hiện có lối đi như thể hiện trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtcủa ông Nh: Theo Công văn số 270/UBND-NCngay 14/3/2018 của Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã B trả lời Toà án xác định:Thời điểm năm 1996 khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà § thì chưa thành lập bản đồ đia chính, thửa đất được đo vẽ bằng phương pháp thủ công trong đó không thể hiện giáp đường Đến thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Nh năm 2008 bản đồ địa chính đã được thiết lập, căn cứ vào hồ sơ địa chính và kết quả kiểm tra hiện trạng thì có thê hiện đường nên giấy chứng nhận quyên sử dụng đất thê hiện có giáp đường
* Về hiện trạng phần đất tranh chấp: Theo biên bản xem xét thâm định tại chỗ thì phần đất ông Nh yêu cầu mở đường ra phía sau đất sản xuất, trên đất có 500 cây tầm vông hơn 30 năm tuổi do bà S trồng Ông Nh cho rằng khi gia đình bà S trồng tầm vông ông có báo trưởng ấp xuống ngăn cản Tuy nhiên, việc này không được gia đình bà S thừa nhận và ông Nh cũng không cung cấp được chứng cứ nào đề chứng minh có báo chính quyền can thiệp Theo Biên bản hoà giải ngày 1 1/5/2010(bútlụcsốl2): Ông
Thực tần giải quyết tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất s- s21 111111212 xcrrrrn 24
chấp quyền sử dụng đất
Tình trạng để các vụ án qua thời hạn xét xử theo quy định của pháp luật chưa được khắc phục triệt đề Tỷ lệ các bản án, quyết định bị huy, bị sửa còn cao Việc hoãn phiên toà không đúng quy định vẫn còn xảy ra ở một số toả án làm kéo đài việc giải quyết một số vụ án Đáng chú ý là, có một số vụ án tranh chấp nhà đất kéo đài, qua nhiều cấp xét xử và trong quá trình giải quyết vụ án do việc nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ không đây đủ, đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, toàn điện, lúng túng khi áp dụng pháp luật, không vận dụng đúng đường lối chính sách pháp luật của Nhà nước về nhà ở, đất đai trong từng giai đoạn lịch sử nên buộc những người đang quản lý, sử dụng nhà ở, đất ở hợp pháp từ nhiều chục năm phải trả nhà đất cho nguyên đơn gây thiệt hại nghiêm trọng vé ca vat chat va tinh thần cho bị đơn; xác định sai tư cách hoặc thiếu người tham gia tố tụng dẫn đến quyết định sai lầm hoặc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nên toà án cấp trên phải huỷ hoặc sửa án của toả án cấp dưới, các bản án quyết định của toà án bị kháng cáo, kháng nghị nhiều Khi áp dụng pháp luật dé giải quyết vụ án chưa thật chú trọng trong việc kết hợp với yếu tổ tâm lý, tập quán của người dân nên hiệu quả còn hạn chế Có một số trường hợp, tòa án xác định sai thâm quyền nên đã thụ lý cả những việc thuộc thâm quyền của ủy ban nhân dân.
Giải pháp hoàn thiện pháp luật - - 2-5527 2c<22ccss52 28
2.2.1 Giải pháp hoàn thiện giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
Một là cơ quan có thâm quyền sớm ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời mọi vướng mắc phát sinh trong thực tiễn quản lý, cũng như giải quyết tranh chấp đất đai nói chung, tranh chấp thừa kế nói riêng phù hợp với yêu cầu của cuộc sống Bên cạnh đó cân có cơ chê nâng cao phâm chât, đạo đức, năng lực cán bộ đặc biệt cân bộ có chức trách trực tiếp liên quan đến quản lý đất đai và giải quyết tranh chấp
Hai là cơ quan quản lý đất đai cần nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai, sớm hoàn thiện việc cấp giây chứng nhận, và khi cấp giấy chứng nhận thì giấy này phải phản ánh đúng thực tế thửa đất (từ các số do, tứ cận, tài sản trên đất vv )
Ba là khi có dịp sửa đôi, bô sung Luật đất đai thì không nên giao cho tòa án giải quyết tranh chấp loại đất chưa có bất kỳ loại giấy tờ gì Đối với loại đất này khi các bên tranh chấp về quyền sử dụng đất phải do cơ quan nhà nước được luật đất đai quy định có chức năng quản lý đất đai giải quyết (do cơ quan này mới có quyền “cấp” đất đó cho ai hoặc không cấp), tòa án chỉ giải quyết tranh chấp về tài sản trên đất, công sức cải tạo trên loại đất này khi có yêu cầu Tùy từng trường hợp mà tòa án có thế chấp nhận công sức đó, nêu cơ quan quản lý cấp đất đó cho một trong đối tượng đang tranh chấp hoặc đối tượng khác thuộc diện chính sách vv , hoặc không chấp nhận công sức, thậm chí phải bồi thường, khôi phục lại “nguyên trạng” nếu cơ quan có chức năng quản lý đất đai yêu cầu, vì đó là loại đất không được phép khai thác, canh tác, ví đụ đất rừng đặc dụng, phòng hộ
2.2.2 Giải pháp bảo đảm giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
- Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp quyển sử dụng đất và Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất:
Hệ thống pháp luật về đất đai là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thấm quyền ban hành và là công cụ pháp lý chủ yếu đề nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến lĩnh vực đất đai Như vậy, hệ thống pháp luật đất đai có vai trò hết sức to lớn, là công cụ quan trọng nhất trong quản lý nhà nước đối với đất đai Hệ thông pháp luật đất đai có hoàn chỉnh, đồng bộ, thống nhất thì mới nâng cao được hiệu quả của cơ chế quản lý hành chính về đất đai Một điều không thể phủ nhận là thời gian qua, hệ thông pháp luật về đất đai đã đạt được nhiều tiễn bộ, có tác dụng rất lớn trong việc thế chế hoá các chủ trương, nghị quyết của Đảng về chính sách đất đai thành những quy tắc xử sự thông qua hành vi pháp luật Đồng thời, kịp thời điều chỉnh nhiều quan hệ mới nảy sinh trong xã hội
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết tranh chấp quyền sử đụng đất: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đề cao trách nhiệm, của cá nhân cán bộ, công chức với công tác giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất là một yêu cầu quan trọng trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa Đảng lãnh đạo bằng việc đề ra chủ trương, đường lối cụ thé trên tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực tranh chấp quyền 30 sử dụng đất, giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất Đồng thời, Đảng thường xuyên theo dõi, kiếm tra, hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức Đảng, các tô chức cơ sở Đảng trong việc chấp hành đường lối, chủ trương đối với cơ quan hành chính nhà nước; khuyến khích những mặt tốt, tích cực; xử lý, uốn nắn kịp thời những lệch lạc, những vi phạm trong lĩnh vực đất đai nói chung và lĩnh vực tranh chấp quyền sử dụng đất nói riêng Ngoài ra, Đảng còn lãnh đạo băng vai trò tiên phong, gương mẫu của các Đảng viên trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất
- Công tác xây dựng lực lượng cán bộ, công chức có trình độ, năng lực giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất: Thực tế cho thấy, công tác xây dựng, tô chức thực hiện các văn bản pháp luật đất đai thường bị chậm trễ; kế hoạch xây dựng, tổ chức triển khai không thực hiện được; chưa phản ánh đúng yêu cầu của thực tiễn, giải quyết tranh chấp không thấu tình, đạt lý điều này có nguyên nhân từ sự yếu kém của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai và áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất Vì vậy, việc nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chat cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai và cán bộ, công chức làm công tác áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất là hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay Đề nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất cho đội ngũ cán bộ, công chức này cần chú ý một cách toàn diện các yếu tô khác nhau như tổ chức, nhân sự, cơ chế, điều kiện vật chất kỹ thuật ; có sự đổi mới mạnh mẽ trong công tác tô chức và cán bộ: tạo mọi điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai đối với nhân dân trên địa bàn: Đề tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của đân, đo dân và vì dân ở nước ta hiện nay thì yêu cầu đặt ra là phải làm thế nảo cho mọi người đều hiểu rõ những quy định của pháp luật nói chung, các quy định của pháp luật đất đai, pháp luật tranh chấp, khiếu nại nói riêng
Thông qua việc phân tích, đánh giá các quy định pháp luật đất đai hiện hành về giải quyết tranh chấp quyền sử đụng đất; việc nghiên cứu có hệ thống những vấn đề ly luận về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất nói chung và giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân nói riêng cũng như nghiên cứu về thực trạng pháp luật và giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, dé trên cơ sở đó đó đề xuất những kiến nghị nhằm sửa đôi, bỗ sung chính sách, pháp luật về đất đai và xác lập cơ chế giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất thích hợp, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân là việc làm có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn hiện nay
Làm tốt công tác giải tranh chấp quyên sử dụng đất sẽ góp phần hạn chế mâu thuẫn về đất đai trong nội bộ quần chúng nhân dân, tăng cường sự đoàn kết gắn bó cũng như tạo sự khắng khít về tình làng, nghĩa xóm, tình thân họ hàng Với ý nghĩa và vai trò quan trọng như vật của công tác giải quyết tranh chấp quyên sử dụng đất, đòi hỏi mỗi người đân phải nâng cao nhận thức về pháp luật, phát huy truyền thống yêu thương, đoàn kết của người Việt Nam Đồng thời các cơ quan thâm quyền cũng phải phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trên cơ sở những quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp quyên sử dụng đất, các kỹ năng được trang bị, tập huấn, bồi dưỡng Ngoài ra, chính sách pháp luật về đất đai cũng cần được hoàn thiện hơn
Sau khi nghiên cứu đề tài “Pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất” trong khuôn khổ bài tiêu luận, em rút ra một số kết luận sau đây:
Trong đời sống xã hội hiện tại việc tranh chấp quyền sử dụng đất là điều khó tránh khỏi và điều đó tất yếu dẫn đến hậu quả thiệt hại có thể xác định Thực tế cho thấy, mặc dù hiện nay, pháp luật về giải quyết tranh chấp đât đai đã có nhiều tiễn bộ so với trước đây, song do những biến động của đời sống kinh tế, xã hội củng như quá trình hội nhập quốc tế, nên một số quy định hiện hành của pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất đã bộc lộ những điểm hạn chế, bất cập, cần được nghiên cứu đề hoàn thiện
Tuy nhiên, trên thực tế áp dụng quy định pháp luật vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, bắt cập nhất định gây khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật
Tóm lại, để giải quyết tốt tranh chấp quyền sử dụng đất, thì các cơ quan có thâm quyên giải quyết tranh chấp, cũng như các cơ quan quản lý cần phải nhanh chóng sửa đổi, bô sung những quy định của pháp luật chưa phủ hợp với thực tế Đề bảo đảm cho các quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo có tính khả thi, dé hiéu va dé vận dụng trong quá trình tô chức thực hiện
Tăng cường tuyên truyền, phô biến sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm các cấp, các ngành và toàn xã hội trong lĩnh vực công tác giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất./
DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO
A Văn bản quy phạm pháp luật
1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp năm 2013);
2 Luật Đất Đai năm 2013 (sửa đôi, bổ sung năm 2018), nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.;
3 Luật tô chức chính quyền địa phương năm 2015;
4 Bộ luật tô tụng dân sự năm 2015;
5 Bộ luật tố tụng hành chính 2015
6, Nghị định 43/2014/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật đất đai: