Nhận thức được điều này, Công ty Sữa TH true Milk luôn chú trọng đầu tư vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đối với đội ngũ nhân viên kinh doanh.. Doanh nghiệp
T ổ ch ứ c quá trình th ự c hi ệ n bài t ậ p l ớ n
Bước 1: Nhóm đã tổ chức buổi họp online để trao đổi về nội dung, các yêu cầu của bài tập lớn và thống nhất với nhau chọn Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam và nhóm chọn bộ phận Quản lý nhân sự của công ty này để làm căn cứ nghiên cứu nội dung làm bài
Bước 2: Nhóm trưởng chia nội dung, yêu cầu của bài tập lớn thành các mục nhỏ để các thành viên có thể dễ dàng thực hiện các nhiệm vụ của mình
Bước 3: Các thành viên trong nhóm cùng tìm nội dung và tổng hợp lại bài làm của mình Bước 4: Nhóm trưởng kiểm tra, chỉnh sửa và tổng kết lại nội dung bài tập lớn
Bước 5: Mỗi thành viên trong nhóm tự đánh giá những kết quả mà mình đạt được thông qua quá trình làm bài và học môn học này
Bước 6: Cả nhóm thống nhất và cho điểm các thành viên dựa trên mức độ tham gia góp ý làm bài và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của mỗi thành viên
2 Phương pháp thực hiện bài tập lớn
Nhóm lấy thông tin doanh nghiệp từ website, bài báo, tạp chí của công ty để phân tích và đưa ra các phương án, kế hoạch đào tạo
Tạo các bảng hỏi để khảo sát nhu cầu, kết quả đào tạo dành cho nhân viên và ban lãnh đạo Tham khảo từ giáo trình và slide của môn Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực để xây dựng bảng kế hoạch đào tạo và đánh giá kết quảđào tạo.
TỔ NG QUAN V Ề DOANH NGHI Ệ P
L ị ch s ử hình thành và phát tri ể n c ủ a TH true Milk
Công ty TH true Milk bắt đầu được khởi công xây dựng vào năm 2008 Ý nghĩa của thương hiệu TH được dựa theo nghĩa tiếng anh của từ True Happy - Hạnh phúc đích thực Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng đó là viết tắt của tên bà Thái Hương là người sáng lâp của doanh nghiệp
TH true Milk có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH, tên giao dịch quốc tế là TH Joint Stock Company Đây là thương hiệu sữa Việt 100% chuyên sản xuất và cung cấp sữa và những sản phẩm từ sữa Mặc dù mới có mặt tại thịtrường được hơn 10 năm thôi, nhưng TH true Milk đã chứng tỏ được sự vượt trội của mình trên thị trường sữa tại Việt Nam
Dự án TH true Milk bắt đầu tiến hành kể từ năm 2009 với việc nhập khẩu công nghệ chăn nuôi bò sửa từ Isarel Ngoài ra, công ty cũng có tuyển và chọn hàng ngàn giống bò từ New Zealand Tính từ thời điểm đó, hoạt động kinh doanh của công ty cũng phát triển một cách nhanh chóng
Năm Các sự kiện chính
2009 Công ty Cổ phần sữa TH true Milk là công ty trực thuộc sự quản lý của tập đoàn TH và được chính thức ra đời với sự hỗ trợ vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á
Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH Chào đón Cô bò đầu tiên tạiViệt Nam, lễ khởi công dự án nhà máy sữa TH diễn ra ở Nghệ An
TH true Milk khai trương cửa hàng TH chính đầu tiên tại Hà Nội và tiếp tục khai trương cửa hàng TH chính đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh
TH true Milk tham gia Hội thảo quốc tế về sữa ,Lễ ra mắt Bộ sản phẩm mới về sữa tươi sạch Tiệt trùng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể
2013 Khánh thành Nhà máy Sữa tươi sạch với trang trại bò sữa hiện đại nhất và quy mô lớn nhất Đông Nam Á.
2015 TH true Milk xác lập kỷ lục trang trại bò sữa ứng dụng công nghệ cao lớn nhất Châu Á Đạt Giải thưởng “Thực phẩm tốt nhất ASEAN” Là doanh nghiệp sở hữu đàn bò sữa lớn nhất Việt Nam với quy mô đàn tới 45.000 con
2016 TH đạt 3 giải thưởng tại Hội chợ Quốc tế Dubai, Tập đoàn khởi công tổ hợp trang trại bò sữa TH tại tỉnh Moscow và tỉnh Kaluga.Nhận giải Trang trại bò sữa tốt nhất Việt Nam
2017 Động thổ Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao tại Hà Giang và Phú Yên
TH true Milk khánh thành trang trại bò sữa đầu tiên tại tỉnh Moscow Liên bang Nga
Sữa TH true Milk tăng trưởng gần 23% về sản lượng (trong khi cả ngành sữa nước hầu như không tăng), tăng trưởng 31% về doanh thu
2019 TH tổ chức công bố lô sản phẩm sữa đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, trở thành Doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã giao dịch và cho phép xuất khẩu sản phẩm sữa tươi sang Trung Quốc
2020 TH lần thứ 3 được tôn vinh Thương hiệu Quốc gia Đồng thời đứng thứ 2 trong Top 10 Công ty thực phẩm uy tín của năm 2020
2021 Công ty Sữa TH true Milk chính thức hoàn tất nhập khẩu 1.621 bò sữa giống cao sản từ Mỹ về trang trại bò ở Nghệ An.
S ứ m ệ nh, t ầ m nhìn, giá tr ị thương hiệ u c ủ a công ty TH true Milk
Với tinh thần gần gũi với thiên nhiên, công ty luôn nỗ lực hết mình để nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn Việt bằng cách cung cấp những sản phẩm, thực phẩm có nguồn gốc sạch từ thiên nhiên – sạch, an toàn, tươi ngon và bổ dưỡng
TH true Milk mong muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam trong ngành hàng thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên Với sự đầu tư nghiêm túc và dài hạn kết hợp với công nghệ hiện đại nhất thế giới, công ty quyết tâm trở thành thương hiệu thực phẩm đẳng cấp thế giới được mọi nhà tin dùng, mọi người yêu thích và quốc gia tự hào
TH true Milk cam kết tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc về chất lượng, luôn đảm bảo tính chân thực, nghiêm túc và nhất quán, tạo được niềm tin mạnh mẽ cho người tiêu dùng Việt cũng như các đối tác của TH
Không chỉ mang đến nguồn sức khỏe dồi dào cho mọi người, TH true Milk mong muốn tột độ những nỗ lực và phát triển của TH sẽ thúc đẩy mọi cá nhân, mọi tổ chức cùng nhau xây dựng một cộng đông vui tươi, hạnh phúc và thịnh vượng hơn
TH cam kết không ngừng cải tiến và sáng tạo công nghệ cũng như chất lượng dịch vụ, từ đó cung cấp những sản phẩm "100% made in Vietnam" sánh ngang với những sản phẩm quốc tế khác Và đó cũng chính là niềm tự hào quốc gia mà TH muốn hướng đến.
Thông tin chung v ề doanh nghi ệ p TH true Milk
Cơ cấu tổ chức của TH true Milk thường bao gồm:
Tổng giám đốc là người đại diện pháp luật của Công ty có nhiệm vụ tổ chức và triển khai thực hiện quyết định của Hội đồng quản trị, kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị và phương án đầu tư của Công ty
Phó tổng giám đốc: là người cộng sự đắc lực của Tổng giám đốc, có trách nhiệm điều hành và tố chức hoạt động ở những nhiệm vụ khác nhau Góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, an toàn và đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng
Phòng tài chính: thực hiện các công việc về tài chính - kế toán của công ty, phân tích và đánh giá tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Phòng nguồn vốn và xây dựng cơ bản: là phòng có nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo và tổng giám đốc về việc sử dụng nguồn vốn, quản lý và phân bố Đồng thời còn tìm kiếm cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư Quản lý và phân tích, điều động vốn cho các công trình xây dựng
Phòng nhân sự: thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự và tổ chức đào tạo lao động, thực hiện các nhiệm vụ khác của công ty
Phòng thương mại: chịu trách nhiệm bán hành, tìm kiên khách hàng, điều động phương tiện vận tải và chịu trách nhiệm phân phối sản phâm của công ty
Phòng sản xuất: Đảm nhiệm về kỹ thuật và công nghệ, máy móc và thiết bị; Đảm bảo sữa chữa thiết bịvà năng lượng; Kiếm tra chất lượng sản phẩm
Phòng trang trại: Phụ trách về khu vực trang trại và vấn đề thức ăn, nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn, vệ sinh và y tế cho đàn bò; Đảm bảo nguồn nguyên liệu dồi dào, chuẩn quy định cho nhà máy sản xuất vận hành
Giám đốc vật tư: là người chịu trách nhiệm triển khai các kế hoạch và kiểm tra, tiếp nhận những yêu cầu cung cấp vật tư cho công ty do các bộ phận phòng ban đề xuất Đảm bảo cơ sở vật chất được cung ứng và chuẩn bị kịp thời, tạo điều kiện cho các bộ phận khác hoạt động
Giám đốc quản lý thức ăn: chịu trách nhiệm quản lý nguồn thức ăn và đảm bảo cung cấp nguồn thức ăn ổn định, nhiều dinh dưỡng và an toàn để đàn bò cho chất lượng sữa tốt nhất
Giám đốc trồng trọt: quản lý nguồn thức ăn tự nhiên qua quá trình trồng trọ tại địa phương như khu vực cỏ cho bò và khu vực hoa hướng dương nhằm đảm bảo cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên sạch và giàu dinh dưỡng cho đàn bò
Giám đốc thú y: đây là người chăm sóc sức khỏe cho đàn bò và thực hiện các công tác nghiệp vụ để đàn bò khỏe manh và cung cấp sản lượng sữa tốt nhất
Hình 1.1: Sơ đồcơ cấu tổ chức của TH true Milk
1.3.2 Hệ thống tổ chức quản lý của TH true Milk
Hệ thống tổ chức quản lý của TH true Milk được thiết kế để tối ưu hóa quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và phát triển bền vững Hệ thống này không chỉ giúp
TH true Milk duy trì vị thế hàng đầu trong ngành sữa tại Việt Nam mà còn đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý và phát triển doanh nghiệp Đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Quản trị: Các thành viên Hội đồng Quản trị sẽ chịu trách nhiệm định hướng chiến lược và giám sát hoạt động của công ty, đảm bảo các quyết định lớn được thực hiện theo đúng mục tiêu đề ra
Tổng Giám đốc (CEO): sẽ chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động hàng ngày của công ty
Các Phó Tổng Giám đốc: phụ trách các lĩnh vực như sản xuất, tài chính, nhân sự, tiếp thị, bán hàng, và công nghệ thông tin
Phòng Sản xuất: Quản lý quy trình sản xuất, từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm hoàn thiện
Phòng Tài chính - Kế toán: Đảm bảo các hoạt động tài chính, kế toán được thực hiện chính xác và hiệu quả
Phòng Nhân sự: Tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân lực
Phòng Tiếp thị: Xây dựng và triển khai chiến lược tiếp thị, quảng cáo và phát triển thương hiệu
Phòng Bán hàng: Quản lý hệ thống phân phối và bán hàng, phát triển thị trường
Phòng Công nghệ thông tin: Đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin hoạt động thông suốt và hỗ trợ các hoạt động kinh doanh
1.3.3 Đội ngũ cán bộ quản lí lao động sản xuất
TH true Milk đã đầu tư một hệ thống quản lý cao cấp và quy trình sản xuất khép kín, đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế từ khâu trồng cỏ, xây dựng chuồng trại, chế biến thức ăn cho bò, quản lý thú y và chế biến và đóng gói, cho đến khâu phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng Hệ thống chuồng trại áp dụng công nghệchăn nuôi tiên tiến nhất thế giới
Bò được nhập khẩu từ các nước nổi tiếng về chăn nuôi bò sữa như New Zealand, Uruguay, Canada… để đảm bảo nguồn con giống bò sữa tốt nhất và cho chất lượng sữa tốt nhất
Bộ phận quản lí gồm có:
Tạo môi trường làm việc tốt và tuyển dụng, bố trí nhân sự phù hợp với công việc và khả năng của từng nhân viên Đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cho mỗi cán bộ công nhân viên, có chế độ lương thưởng hợp lý nhằm khuyến khích sự cống hiến, sang kiến cải tiến của mỗi cá nhân Luôn có nguồn nhân sự dự phòng, có cơ chế thu hút nhân tài, quan tâm đến việc xây dựng văn hóa của công ty
Mô hình SWOT
Ch ất lượ ng nhân s ự cao
TH True Milk sở hữu đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ thực phẩm, quản lý chất lượng và nghiên cứu phát triển sản phẩm
Chính sách đào tạ o và phát tri ể n
Công ty chú trọng đầu tư vào các chương trình đào tạo, phát triển kỹ năng cho nhân viên, từ đó nâng cao chất lượng làm việc và gắn bó lâu dài với công ty
Văn hóa doanh nghi ệ p tích c ự c
TH True Milk xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và cởi mở, khuyến khích sự sáng tạo và đóng góp ý kiến từ nhân viên
Công ty cung cấp các chính sách phúc lợi tốt như bảo hiểm sức khỏe, thưởng thành tích, các chương trình chăm sóc sức khỏe, từ đó thu hút và giữ chân nhân tài
Do nhu cầu mở rộng sản xuất và phát triển, TH True Milk phải tuyển dụng số lượng lớn nhân sự, dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng tuyển dụng và đào tạo
Thách th ứ c trong vi ệc duy trì độ ng l ự c
Việc duy trì động lực và cam kết của nhân viên trong một tổ chức lớn có thể gặp khó khăn, đặc biệt khi có nhiều cấp bậc quản lý và công việc lặp đi lặp lại
Ph ụ thu ộ c vào nhân s ự ngo ạ i qu ố c
Một số vị trí quan trọng trong công ty còn phụ thuộc vào chuyên gia và nhân sự nước ngoài, có thể gây ra rủi ro khi thay đổi hoặc di chuyển
Phát tri ể n th ị trường trong và ngoài nướ c
TH True Milk có cơ hội mở rộng thị trường, không chỉ trong nước mà còn quốc tế, từ đó
Sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty khác trong cùng ngành hoặc ngành khác có thể tạo điều kiện cho việc tuyển dụng và phát triển nhân sự đa dạng hơn Ứ ng d ụ ng công ngh ệ hi ện đạ i
Việc áp dụng các công nghệ mới trong quản lý nhân sự như phần mềm quản lý nhân sự, trí tuệ nhân tạo có thể giúp cải thiện hiệu quả và chất lượng làm việc
Chính sách h ỗ tr ợ t ừ chính ph ủ
Các chính sách hỗ trợ từ chính phủ trong việc phát triển ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp công nghệ cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút và đào tạo nhân sự làm khó khăn trong việc thu hút và giữ chân nhân sự giỏi
Bi ến độ ng kinh t ế
Các biến động kinh tế có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty, từ đó tác động đến chính sách nhân sự và phúc lợi
Yêu c ầ u cao t ừ th ị trườ ng
Thị trường ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, do đó nhân sự cần phải liên tục nâng cao kỹ năng và kiến thức để đáp ứng.
S ự c ầ n thi ế t c ủa đào tạ o và phát tri ể n ngu ồ n nhân l ự c
Việc vận dụng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt giúp TH true Milk duy trì và phát triển mạnh mẽ trên thị trường Điều này không chỉ cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, và góp phần xây dựng một môi trường làm việc tốt đẹp và bền vững Cụ thể như sau: Đào tạo giúp nhân viên nắm vững quy trình sản xuất, công nghệ và kỹ thuật hiện đại, từ đó đảm bảo chất lượng sản phẩm sữa và các sản phẩm từ sữa của TH true Milk luôn đạt tiêu chuẩn cao nhất Nhân viên được đào tạo về kỹ năng giao tiếp và phục vụ khách hàng sẽ giúp cải thiện trải nghiệm mua sắm và sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng Đào tạo giúp nhân viên hiểu rõ và áp dụng các quy trình làm việc hiệu quả, giảm thiểu lãng phí và tăng năng suất Việc cập nhật kiến thức và kỹ năng liên quan đến công nghệ mới giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru và duy trì tính cạnh tranh trên thị trường
Chương trình đào tạo giúp nhận diện và phát triển những nhân tài tiềm năng, tạo ra nguồn lực lãnh đạo trong tương lai Đầu tư vào đào tạo và phát triển cá nhân giúp nhân viên cảm thấy được đánh giá cao và có cơ hội thăng tiến, từ đó giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc Đào tạo về các phương pháp sản xuất bền vững và quản lý môi trường giúp TH true Milk duy trì và phát triển bền vững, không chỉ về mặt kinh tế mà còn về xã hội và môi trường Đầu tư vào phát triển nhân lực cũng là một phần của cam kết với cộng đồng, giúp xây dựng uy tín và hình ảnh tích cực cho thương hiệu TH true Milk Nhân viên được đào tạo tốt sẽ làm việc hiệu quả và chuyên nghiệp, tạo nên ấn tượng tốt đối với khách hàng và đối tác.
PHÂN TÍCH NHU CẦU ĐÀO TẠ O VÀ PHÁT TRI Ể N NHÂN
2.1 Khái niệm Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực
Theo Giáo trình Đào tạo và Phát triển Nhân lực (2022), Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực là quá trình xác định đối tượng, nội dung cần đào tạo và phát triển nhân lực thông qua việc thu thập và phân tích thông tin về tổ chức/doanh nghiệp, về công việc và người lao động nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực nhân lực trong tổ chức/doanh nghiệp
2.2 Tầm quan trọng của nhân viên bán hàng đối với tập đoàn TH true Milk.
Nhân viên bán hàng đóng vai trò không thể thiếu đối với công ty TH true Milk trong việc trực tiếp tiếp xúc và tương tác với khách hàng Họ có vai trò quan trọng trong việc giới thiệu sản phẩm, tư vấn cho khách hàng về cn phẩm của tập đoàn, đồng thời đảm bảo khách hàng nhận được dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất Nhân viên bán hàng còn giúp công ty TH true Milk tạo ra mối quan hệ tốt với khách hàng, xây dựng lòng tin và uy tín với thương hiệu của mình Họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng và đạt được các mục tiêu kinh doanh
Vì vậy, việc mở lớp đào tạo cho nhân viên bán hàng trong tập đoàn TH true Milk sẽ đem lại nhiều lợi ích quan trọng như sau:
Nâng cao năng lực và hiệu quả làm việc: Nhân viên sau khi được đào tạo sẽ nắm vững kiến thức về sản phẩm, quy trình bán hàng, kỹ năng giao tiếp và phục vụ khách hàng Điều này giúp họ làm việc hiệu quả hơn, tăng cường khả năng tư vấn cho khách hàng và tạo sự tin tưởng từ phía họ
Tạo sự thấu hiểu về sản phẩm: Đào tạo giúp nhân viên hiểu rõ về các sản phẩm của công ty, nguồn gốc, chất lượng và cách sử dụng Điều này giúp họ có thể truyền đạt thông tin chính xác và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm TH true Milk
Nâng cao chất lượng dịch vụ: Nhờ đào tạo, nhân viên sẽ nắm vững kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống và tư vấn cho khách hàng Điều này giúp tăng cường chất lượng dịch vụ, tạo sự hài lòng và lòng tin từ phía khách hàng
Tạo sự chuyên nghiệp và nâng cao trình độcho đội ngũ nhân viên: Việc mở lớp đào tạo cũng giúp thúc đẩy sự phát triển và nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên trong công ty, giúp họ phát triển bản thân và nâng cao khả năng làm việc
Tăng cường cạnh tranh và doanh số bán hàng: Nhờ nhân viên được đào tạo tốt, họ có khả năng tư vấn chuyên nghiệp, tạo sự tin tưởng và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng, từ đó tăng cường cạnh tranh và doanh số bán hàng cho công ty TH true Milk
2.3 Thực trạng hoạt động đào tạo nhận lực tại Công ty TH true Milk
2.3.1 Quy trình đào tạo nhân lực tại Công ty TH true Milk
Quy trình đào tạo tại công ty quy định một phương thức thống nhất trong Công ty
TH true Milk về việc tổ chức đào tạo nâng cao và đào tạo lại nhằm không ngừng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty Quy trình này áp dụng trong phạm vi Công ty và đối tượng là toàn thể cán bộ công nhân viên có nhu cầu được đào tạo, đào tạo lại đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng
Sơ đồ2.1 Quy trình đào tạo nhân lực tại CTCP Thực Phẩm Sữa TH
(Nguồn: Chính sách Đào tạo&Phát triển của TH true Milk) 2.3.2 Thực trạng đào tạo nhân lực của Công ty TH true Milk hiện nay
Công ty TH true Milk xác định ngay từ đầu rằng không thể thành công chỉ vì hướng đi đúng, mạnh dạn đầu tư hay vì quy trình hiện đại, ứng dụng công nghệ cao mà còn nhờ vào một đội ngũ nhân lực nhiều về số lượng và mạnh về chất lượng Bên cạnh chú trọng vào khâu tuyển dụng lao động phù hợp, công ty còn có một chính sách và định hướng đào tạo, phát triển nhân lực với mục tiêu nâng tầm một cách toàn diện cho cán bộ, nhân viên trong công ty Tuy nhiên hiện nay, công ty có chú trọng đến việc nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động gián tiếp nhưng trình độ của họ hầu như không thay đổi nhiều Do đó, công ty nên có những kế hoạch dài hạn nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng
2.4 Đối tượng đánh giá nhu cầu đào tạo
Trách nhiệm: Là người giữ vai trò quản lý, giám sát và đôn đốc đội ngũ nhân viên kinh doanh của công ty nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu doanh số đã đặt ra Bên cạnh đó, họ cũng có trách nhiệm báo cáo tình hình công việc, doanh thu và chi phí cho Ban giám đốc cũng như tham gia vào việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên phòng kinh doanh
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các dự án trong thời gian và ngân sách cho phép
Tiếp thu ý kiến của khách hàng và đưa ra hướng giải quyết hợp lý
Phát triển chiến lược kinh doanh mới phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp Nhạy bén, bám sát các thay đổi trong việc thực thi kế hoạch kinh doanh, quản lý nhân sự và hỗ trợ thực hiện công việc tổng thể
Thiết lập mối quan hệ với khách hàng, nhân viên và lãnh đạo công ty nhằm đảm bảo mọi dự án thực hiện thành công.
Hỗ trợ nhân viên kinh doanh thực hiện và hoàn thành kế hoạch, mục tiêu đã đề ra trong giới hạn thời gian cho phép
Hỗ trợ quá trình kiểm tra, kiểm toán của ban quản lý công ty
Giám sát và quản lý các công việc hàng ngày của nhân sự cấp dưới
Hướng dẫn và tổ chức đào tạo nhân sự nếu cần thiết
Tuyển dụng và đào tạo nhân sự kinh doanh mới
Trách nhiệm: Là người sẽ quản lý một nhóm gồm nhiều thành viên Họ có trách nhiệm giám sát và phân công công việc cho các thành viên trong nhóm để hoàn thành kế hoạch được giao với kết quả tốt nhất Người đảm nhận vị trí này đòi hỏi phải có kinh nghiệm chuyên môn cao và thành thạo nhiều kỹ năng như làm việc nhóm, quản lý thời gian và phân chia công việc.
Trách nhiệm: Là người sẽ liên hệ với khách hàng qua điện thoại Sau đó họ sẽ dựa trên các kịch bản có sẵn để giới thiệu, tư vấn và bán các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang kinh doanh
Trách nhiệm: Là người sẽ trực tiếp làm việc với khách hàng Họ sẽ giới thiệu, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Mô tả công việc của nhân viên kinh doanh thường bao gồm:
Duy trì và thiết lập các mối quan hệ với khách hàng, đối tác, nhà cung cấp,… Xây dựng kế hoạch làm việc theo ngày, tuần, tháng.
Cập nhật đầy đủ thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp và của đối thủ cạnh tranh để có biện pháp tư vấn tối ưu cũng như gia tăng khả năng chốt đơn.
Lưu trữ thông tin của khách hàng và báo cáo lại cho quản lý.
XÂY DỰ NG VÀ TRI Ể N KHAI K Ế HO ẠCH ĐÀO TẠ O
3.1 Khái niệm Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực
Theo Giáo trình Đào tạo và Phát triển Nhân lực (2022), Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực là quá trình tư duy để thiết lập mục tiêu, cách thức thực hiện mục tiêu hoàn thiện và nâng cao các kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, kinh nghiệm nghề nghiệp của người lao động trong tổ chức/doanh nghiệp
3.2 Khái quát chung về kế hoạch
3.2.1 Sự cần thiết của nhu cầu đào tạo và phát triển tại TH true Milk
TH True Milk đang ngày càng phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường đồ uống sức khỏe Với sứ mệnh cung cấp sản phẩm sữa tươi chất lượng cao đến tay người tiêu dùng, việc đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty là một yếu tố không thể thiếu Đầu tiên, để nắm bắt và áp dụng các công nghệ mới, nhân viên cần được đào tạo để cập nhật kiến thức và kỹ năng mới Điều này giúp công ty duy trì sự tiên phong trong lĩnh vực công nghiệp sữa
Thứ hai, việc đầu tư vào đào tạo và phát triển giúp nâng cao năng lực và hiệu suất làm việc của nhân viên Khi được trang bị kiến thức và kỹ năng mới, họ có thể hoàn thành công việc hiệu quảhơn, mang lại lợi ích cho cả công ty và bản thân họ
Cuối cùng, việc chú trọng đến nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực cũng giúp tạo ra môi trường làm việc tích cực, giúp người lao động cảm thấy hài lòng và muốn ở lại lâu dài Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút và giữ chân nhân tài tại công ty
3.2.2 Mục tiêu mong muốn đạt được
1 Nâng cao kiến thức về sản phẩm
2 Nâng cao kỹ năng bán hàng
3 Tăng cường lòng trung thành và sự phục vụ khách hàng
4 Nâng cao hiệu suất bán hàng
3.3 Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực
3.3.1 Yêu cầu và nội dung khóa học
1 Điều kiện và tiêu chuẩn: Phải là nhân viên làm việc trong bộ phận Kinh doanh
2 Nội dung đào tạo: Qua cuộc khảo sát về nhu cầu đào tạo, nhóm chúng em thấy đa số nhân viên trong bộ phận và khách hàng đều cho rằng nhân viên bán hàng cần nâng cao Nghiệp vụ bán hàng, Kiến thức về sản phẩm và Kỹ năng bán hàng Ngoài ra, công ty sẽ bổ sung thêm Kỹnăng quản lý thời gian và Hướng dẫn sử dụng các công cụ bán hàng
3 Hình thức đào tạo: 100% nhân viên lựa chọn hình thức đào tạo trực tiếp nên công ty sẽ thực thi hình thức này
Nâng cao năng lực của bản thân
Hưởng lương cơ bản như đi làm
Hỗ trợ chi phí đào tạo
Có cơ hội để thăng tín trong tương lai
5 Cam kết sau quá trình đào tạo
Nhân viên sẽ được hoàn thiện hơn về 3 kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sáng tạo trong công việc và cách sử dụng các công cụ kĩ thuật số mới nhất Học viên suất sắc nhất sẽ có cơ hội tham gia vào những lớp học chuyên sâu hơn và có cơ hội thăng tiến
6 Khen thưởng và kỷ luật rõ ràng để đảm bảo quá trình học tập và đào tạo diễn ra hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra
7 Xây dựng ngân sách rõ ràng: Miễn phí cho học viên
8 Tổ chức và quản lý: Xác định người thực thi và quản lý khóa đào tạo, chịu trách nhiệm đánh giá kết quả cả quá trình
3.3.2 Thời gian và địa điểm cụ thể
Nhóm đối tượng: Nhân viên làm việc trong bộ phận kinh doanh
STT Lĩnh vực/Nội dung
Hình thức và nơi đào tạo
Số khóa, lớp, đợt và sốngười
1 - Đào tạo về văn hóa làm việc
- Đào tạo về kiến thức sản phẩm
- Đào tạo các kỹ năng bán hàng
- Hướng dẫn sử dụng các công cụ bán hàng
- Thực hành kỹ năng bán hàng
- Hình thức đào tạo: Đào tạo tại chỗ
- Lớp: Khóa đào tạo sale
Bảng 3.1: Xây dựng kế hoạch đào tạo của nhân viên bán hàng
3.3.3 Dựtính chi phí đào tạo
Ngân sách sẽ được trích từ quỹ đào tạo và phát triển của Công ty TH true Milk Dự tính khoảng 85.000.000 VNĐ
STT Nội dung Đơn vị Sốlượng Đơn giá
2 Quà cho giảng viên 5 buổi 1 1.000.000 2.000.000
3 Quà cho học viên xuất sắc
4 Liên hoan cuối khóa Suất/Khóa 1 8.000.000 8.000.000
5 Tài liệu học tập Bên trung tâm tác đào tạo hỗ trợ
6 Địa điểm đào tạo Tại công ty
Bảng 3.2: Dựtính chi phí đào tạo
3.4.4 Lựa chọn và kí kết hợp đồng với đối tác
Bảng 3.3: Danh sách các nhà cung ứng dịch vụđào tạo
Chuyên môn Đánh giá Thông tin liên hệ
Cổ phần kết nối tri thức ACC Đào tạo nâng cao năng lực Đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp
Chất lượng tốt, đối tác hợp tác Andrew University info@acc-edu.vn
Siêu thị các khóa học trực tuyến (e-learning) lớn nhất Việt Nam
Nhiều bài giảng, đa dạng Đào tạo nội bộ online, lộ trình phù hợp từng phòng ban cskh @unica.vn
3 AVTalent Chương trình đào tạo chuyên môn ngành Sales & Marketing Đào tạo kỹ năng Sales và Digital Marketing thực chiến Một số đối tác nổi bật của SMEI: Đại info @avtalent.vn học Fraser Valley, Đại học Dallas, Trường Đại học Tôn Đức Thắng,…
Chương trình đào tạo về kinh doanh, Marketing và quản trị Đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thực chiến đến từ các tập đoàn lớn trong và ngoài nước như:
Tony Dzung, ThS Đặng Thuý Hà…
Olympia Đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp, kỹ năng mềm cho CBCNV các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực
Hợp tác với các sở ban ngành các tỉnh thành đào tạo bồi dưỡng và phát triển đội ngũ Doanh nhân, doanh nghiệp
Nhiều giảng viên chuyên gia sale, Chuyên đào tạo kinh doanh top.olympia@gmail.com
Bảng 3.4: Mẫu phiếu đánh giá đối tác cung ứng dịch vụđào tạo
Sau khi tiến hành đánh giá từng nhà cung cấp dịch vụ đào tạo theo mẫu phiếu đánh giá ta thu được sốđiểm của từng doanh nghiệp như sau (hệ sốđiểm 5)
STT Nhà cung cấp Điểm đánh giá
1 Công ty Cổ phần kết nối tri thức ACC 3.3
5 Trường doanh nhân Top Olympia 3.4
Bảng 3.5: Điểm đánh giá nhà cung ứng dịch vụđào tạo
Qua cuộc đánh giá lựa chọn đối tác cung ứng giảng viên đào tạo, nhóm chúng em nhận thấy rằng Trường doanh nhân Top Olympia là đối tác có số điểm cao nhất với 3.4 điểm đánh giá Vậy nên chúng em quyết định chọn đối tác là Trường doanh nhân Top Olympia và ký hợp đồng đào tạo
Hình 3.1 Hợp đồng đào tạo
3.3.5 Truyền thông tới nhân viên
1 Gửi email thông báo về lớp đào tạo cùng với thông tin chi tiết như thời gian, địa điểm, nội dung chương trình, và các yêu cầu cần chuẩn bị trước
2 Thông báo trên bảng tin nội bộ: Đặt thông báo về lớp đào tạo trên bảng tin hoặc khu vực công cộng trong văn phòng để nhân viên dễ dàng nhìn thấy
3 Cuộc họp thông báo: Tổ chức cuộc họp hoặc hội thảo nhỏ để giới thiệu về lớp đào tạo và trả lời các câu hỏi của nhân viên
4 Thông báo trực tiếp từ quản lý: Quản lý có thể thông báo trực tiếp cho các nhóm nhân viên của mình về lớp đào tạo và tầm quan trọng của việc tham gia
5 Tạo và phân phối tài liệu in ấn như tờ rơi, poster, hoặc brochure về lớp đào tạo để nhân viên có thể tham khảo
3.2.6 Chuẩn bị cơ sở vật chất học tập
Các tài liệu học tập sẽ được bên trung tâm đào tạo lo liệu và chuẩn bị
Chuẩn bị phòng học cho đủ 15 học viên, bàn ghế, điều hòa, nước uống,…
Chuẩn bị bảng nội quy cụ thể về khen thưởng và kỷ luật cho lớp học
3.4 Triển khai kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực
Trong việc triển khai kế hoạch đào tạo cho nhân viên bán hàng tại TH true Milk, nhóm chúng em nhận thấy kế hoạch xây dựng đào tạo đã rất hợp lý, chi phí đào tạo cũng như phần chi phí khác phù hợp với ngân sách của công ty, nhân viên được đào tạo cũng rất đồng tình về khóa đào tạo được đề ra, vì vậy chúng em quyết định dùng bản kế hoạch xây dựng đào tạo để đưa vào triển khai kế hoạch đào tạo cho nhân viên bán hàng
3.4.1 Kế hoạch đào tạo nhân viên bán hàng
Tên khóa đào tạo: Khóa đào tạo sale
Thời gian đào tạo: 5 buổi ( Từ 10/6 đến 15/6)
Hình thức đào tạo: Đào tạo tại chỗ
Giảng viên: Chuyên gia Lê Đỗ Duy Ân Tổng Giám đốc Nhãn hiệu Mỹ phẩm Nivea Men, Nguyên TPDVKH Cao cấp Công ty CocaCola Việt Nam, Giám đốc bán hàng Diethelm Vietnam Co., Ltd., Giảng viên cao cấp tại Trường Doanh nhân Top Olympia Đối tượng đào tạo: Nhân viên bán hàng
Số lượng: 15 học viên Địa điểm đào tạo: Văn phòng công ty
Bảng 3.6 Bảng triển khai chi phí đào tạo Chương trình đào tạo Ngân sách
Buổi Nội dung sát chính
Mục tiêu Các hoạt động
1 Đào tạo về văn hóa làm việc
Nhân viên hiểu rõ văn hóa công ty và các quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng
- Phổ biến cho học viên về lịch sử hình thành và phát triển của công ty, văn hóa nội bộ, các quy định, quy tắc
- Giới thiệu học viên với quản lý và kiểm tra kiến thức chung về văn hóa công ty
7.500.000 Tổ trưởng Trần Thịnh Văn
2 Đào tạo về kiến thức sản phẩm
Nhân viên nắm rõ tính năng, công dụng và USP sản phẩm
- Cung cấp cho học viên các kiến thức về sản phẩm
- Làm bài kiểm tra kiến thức cuối giờ
3 Đào tạo các kỹ năng bán hàng
Nhân viên nắm vững các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết để bán hàng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng đàm phán,
- Cung cấp cho học viên kiến thức về các kỹ năng, nghiệp vụ bán hàng, cách áp dụng vào thực tế và ví dụ
15.000.000 Phó phòng Nguyễn Thị Tâm
4 Hướng dẫn sử dụng các công cụ bán hàng
Nhân viên sử dụng thành thạo phần mềm thanh toán bán hàng và quản trị hàng hóa
- Hướng dẫn quy trình và các thao tác sử dụng phần mềm
- Cho học viên thực hành trên phần mềm
18,000,000 Phó phòng Nguyễn Thị Tâm
5 Thực hành kỹ năng bán hàng
Nhân viên áp dụng được những kỹ năng đã học vào tình huống thực tế
- Cho các tình huống giả định và hướng dẫn học viên phân vai để ứng xử
- Góp ý, nhận xét sau khi học viên hoàn thành
19.500.000 Phó phòng Nguyễn Thị Tâm
Khen thưởng bằng vật chất:
STT LOẠI MỨC KHEN THƯỞNG (VNĐ)
3 Khá 300.000 Đối với các nhân viên xếp loại đào tạo Trung bình trở xuống sẽ không nhận khen thưởng
ĐÁNH GIÁ KẾ T QU Ả SAU ĐÀO TẠ O VÀ PHÁT TRI Ể N
4.1 Mục đích của việc đánh giá kết quả của khóa đào tạo sale của TH true Milk Đánh giá hiệu suất cá nhân: Qua việc so sánh doanh số trước và sau khóa đào tạo, bạn có thểđánh giá được hiệu suất của từng nhân viên Điều này giúp xác định những người có kết quả tốt và cần được khuyến khích, cũng như những người cần hỗ trợ và phát triển kỹ năng thêm Đánh giá hiệu quả của khóa đào tạo: Bằng cách so sánh kết quả trước và sau khóa đào tạo của toàn bộ nhóm, bạn có thể đánh giá hiệu quả của chính khóa đào tạo đó Nếu những kết quả sau khóa đào tạo cải thiện đáng kể, điều này có thể cho thấy rằng khóa đào tạo đã mang lại giá trị và nên tiếp tục được triển khai
Xác định cơ hội phát triển: Kết quả đánh giá cung cấp thông tin về các nhân viên có tiềm năng phát triển và những kỹ năng cần được tập trung cải thiện Điều này giúp tổ chức xác định các cơ hội phát triển và lập kế hoạch đào tạo cá nhân hoặc nhóm một cách hiệu quả Định hình chiến lược và chính sách đào tạo: Dựa trên kết quả đánh giá, tổ chức có thể điều chỉnh chiến lược và chính sách đào tạo để tối ưu hóa việc đào tạo nhân viên trong tương lai Điều này có thể bao gồm việc xác định các chủ đề đào tạo mới, phương pháp đào tạo hiệu quả, hoặc cách tiếp cận đào tạo cá nhân hóa hơn
4.2 Đánh giá kết quảsau đào tạo
4.2.1 Đánh giá theo mức độ hài lòng của học viên
Bảng 4.1 Đánh giá theo mức độ hài lòng của học viên
STT Tiêu Chí Đánh Giá
1 Đào tạo về văn hóa làm việc 85%
2 Đào tạo về kiến thức sản phẩm 80%
STT Tiêu Chí Đánh Giá
3 Đào tạo các kỹ năng bán hàng 90%
4 Hướng dẫn sử dụng các công cụ bán hàng 75%
5 Thực hành kỹ năng bán hàng 88%
Mức Độ Hài Lòng (%): Phần trăm hài lòng của học viên đối với mỗi tiêu chí đánh giá, dựa trên kết quả của các phiếu khảo sát phát cho mỗi học viên Điểm số này có được tính bằng cách chia số lượng phiếu hài lòng cho tổng số phiếu và nhân 100
4.2.2 Đánh giá theo tình hình làm việc sau đào tạo
Dưới đây là một bảng đánh giá kết quả của khóa đào tạo sale của TH true Milk:
Bảng 4.2 Đánh giá theo tình hình làm việc sau đào tạo
STT Tiêu Chí Đánh Giá Mức Đánh Giá
1 Đào tạo vềvăn hóa làm việc Tốt
2 Đào tạo về kiến thức sản phẩm Rất tốt
3 Đào tạo các kỹ năng bán hàng Xuất sắc
4 Hướng dẫn sử dụng các công cụ bán hàng Tốt
5 Thực hành kỹ năng bán hàng Khá tốt
Chú thích: Đào tạo vềvăn hóa làm việc: Đánh giá mức độ mà nhân viên hiểu và thực hiện các giá trị, quy định, và phong cách làm việc của tổ chức Mức đánh giá có thể là "Kém", "Trung bình", "Tốt", hoặc "Xuất sắc" Đào tạo về kiến thức sản phẩm: Đánh giá mức độ hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ của công ty Mức đánh giá có thể là "Kém", "Trung bình", "Tốt", hoặc "Rất tốt" Đào tạo các kỹnăng bán hàng: Đánh giá khả năng thực hiện các kỹ năng bán hàng như giao tiếp, thuyết phục, xử lý bất đồng quan điểm, vv Mức đánh giá có thể là "Kém",
"Trung bình", "Tốt", hoặc "Xuất sắc"
Hướng dẫn sử dụng các công cụ bán hàng: Đánh giá mức độ hiểu và sử dụng các công cụ, hệ thống hỗ trợ bán hàng Mức đánh giá có thể là "Kém", "Trung bình", "Tốt", hoặc "Xuất sắc"
Thực hành kỹ năng bán hàng: Đánh giá khả năng áp dụng các kỹ năng bán hàng trong thực tế Mức đánh giá có thể là "Kém", "Trung bình", "Tốt", hoặc "Khá tốt"
4.3 Phương pháp đánh giá kết quảđào tạo
Phương pháp đánh giá kết quả học tập của khóa đào tạo sale bao gồm các phương pháp sau:
Phiếu Khảo Sát Học Viên: Phát hành phiếu khảo sát cho học viên sau khi hoàn thành khóa đào tạo Phiếu này có thể chứa các câu hỏi về nội dung đào tạo, phương pháp giảng dạy, chất lượng tài liệu, và mức độ hài lòng của học viên Kết quả từ phiếu khảo sát này cung cấp cái nhìn tổng quan về sự hài lòng và đánh giá của học viên về khóa đào tạo
Kiểm Tra Trắc Nghiệm: Tổ chức các bài kiểm tra trắc nghiệm để đánh giá kiến thức và hiểu biết của học viên về nội dung được giảng dạy trong khóa đào tạo Các bài kiểm tra này có thể được tổ chức trước, trong và sau khóa đào tạo để đo lường sự tiến bộ và hiệu suất của học viên
Thực Hành và Báo Cáo: Yêu cầu học viên thực hiện các bài tập thực hành hoặc dự án liên quan đến kỹ năng bán hàng và sản phẩm Họ có thể được yêu cầu viết báo cáo hoặc thuyết trình về kết quả và kinh nghiệm của mình sau khi áp dụng những kiến thức được học vào thực tế
Quan sát và Phản Hồi: Tổ chức quan sát trực tiếp hoặc qua video về các hoạt động bán hàng của học viên trong thực tế Sau đó, cung cấp phản hồi và hướng dẫn cụ thể để hỗ trợ họ cải thiện kỹ năng và hiệu suất bán hàng Đánh Giá Hiệu Suất Trong Công Việc: Theo dõi và đánh giá hiệu suất bán hàng của học viên sau khi hoàn thành khóa đào tạo So sánh doanh số và kết quả bán hàng trước và sau khi tham gia khóa đào tạo để đo lường tác động của khóa học lên hiệu suất làm việc của họ.
T Ự ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰ C HI Ệ N BÀI T Ậ P L Ớ N
5.1 Tựđánh giá quá trình thực hiện bài tập lớn
5.1.1 Những nội dung đã học
Kiến Thức VềĐào Tạo và Phát Triển Nhân Lực:
Hiểu rõ các khái niệm cơ bản và quy trình trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nhân lực
Có khả năng phân tích và xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của tổ chức
Xây dựng và đánh giá các chương trình đào tạo một cách chuyên nghiệp và hiệu quả
KỹNăng Trong Đào Tạo và Phát Triển Nhân Lực: Áp dụng các phương pháp và công cụ để xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực
Thực hiện tổ chức và đánh giá các hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực một cách chuyên nghiệp và hiệu quả
Thái Độ và Tư Duy:
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của đào tạo và phát triển nhân lực đối với sự phát triển bền vững của tổ chức
Rèn luyện tư duy khoa học, tổ chức và quản lý lấy con người làm trung tâm, giúp tạo ra môi trường làm việc tích cực và động viên nhân viên phát triển
5.1.2 Áp dụng các nội dung đã học
Xây dựng Chính Sách và Chương Trình Đào Tạo: Sử dụng kiến thức về xác định nhu cầu đào tạo để tham gia vào quá trình xây dựng chính sách và chương trình đào tạo của tổ chức
Hỗ trợ trong việc thiết kế các chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu và nhu cầu của nhân viên và tổ chức
Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo và Phát Triển: Áp dụng kỹ năng tổ chức và quản lý để điều hành các hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực, bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức buổi đào tạo, quản lý tài nguyên, và đánh giá hiệu quả
Tư Vấn và Huấn Luyện:
Tư Vấn Đào Tạo và Phát Triển: Sử dụng kiến thức và kỹ năng để tư vấn cho tổ chức về các chiến lược và chương trình đào tạo và phát triển nhân lực Hỗ trợ trong việc thiết kế và triển khai các giải pháp đào tạo phù hợp với mục tiêu và nhu cầu của tổ chức
Huấn Luyện và Phát Triển Kỹ Năng: Dùng kỹ năng giao tiếp và tư duy phân tích để huấn luyện nhân viên trong việc phát triển các kỹ năng cụ thể và áp dụng các kiến thức mới vào công việc hàng ngày
Thiết Kế và Triển Khai Dự Án Đào Tạo: Áp dụng kỹ năng quản lý dự án để thiết kế và triển khai các dự án đào tạo và phát triển nhân lực trong tổ chức Đảm bảo rằng các dự án được hoàn thành đúng tiến độ và đạt được mục tiêu đề ra Đánh Giá và Cải Thiện Hiệu Quả: Sử dụng kiến thức và kỹ năng để đánh giá hiệu quả của các dự án đào tạo và phát triển nhân lực Phân tích dữ liệu và đề xuất các biện pháp cải thiện để tối ưu hóa hiệu quả của các hoạt động đào tạo
TRÌNH BÀY VÀ VIẾT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ