1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội

36 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 2

Giảng viên hướng dẫn: TS Ma Thế Ngàn

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin trân thành cảm ơn giảng viên TS.Ma Thế Ngàn đã tận tình trongviệc truyền đạt kiến thức bộ môn cho sinh viên chúng em, đồng thời trực tiếp hướngdẫn, chỉ bảo và định hướng giúp em hoàn thành tốt bài tập cuối kì này bằng tất cả khảnăng của mình

Trong bài phân tích có tham khảo nhiều nguồn tài liệu để thực hiện Mặc dù đã có rấtnhiều nỗ lực, cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song do hạn chế về kiến thức cũngnhư thời gian nghiên cứu, trong bài phân tích còn nhiều thiếu sót, sinh viên rất mongnhận được những ý kiến đóng góp từ giảng viên cũng như người đọc để có thể bổsung và làm tốt hơn trong những lần nghiên cứu sau.

Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc thầy sức khỏe, thành công trên con đường sựnghiệp giảng dạy của mình!

Vũ Thị Huyền LinhSinh viên

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

STT

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

2 Hình 2: Quy trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ýđịnh khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học trên địabàn Hà Nội

23

Trang 6

1.1.Tính cấp thiết của đề tài 7

1.2 Khoảng trống nghiên cứu 8

1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 8

1.3.1 Mục tiêu chung 8

1.3.2 Mục tiêu cụ thể 8

1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu 9

1.3.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

1.3.5 Đóng góp của đề tài 9

TỔNG QUAN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 10

2.1 Các lí thuyết có liên quan 10

2.1.1 Lý thuyết về khởi nghiệp 10

2.1.2 Lý thuyết về ý định khởi nghiệp 10

2.1.3 Lý thuyết về hành vi dự định của Ajzen (1991) 11

2.2.Tổng quan nghiên cứu 12

2.2.Xây dựng giả thuyết nghiên cứu 13

2.3.1 Thái độ đối với hành vi (Attitude toward the behavior) 14

2.3.2 Quy chuẩn chủ quan (Subjective norm) 15

2.3.3 Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived behavioral control) 15

2.3.4 Giáo dục khởi nghiệp (Entrepreneurship education) 16

Trang 7

2.3.5 Kinh nghiệm (Experience) 16

2.3.6 Đặc điểm tính cách (Personality traits) 17

2.3.7 Nguồn vốn (Capital) 18

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Đối tượng và quy trình khảo sát 19

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24

4.1 Thống kê mô tả 24

4.2 Kết quả và thảo luận 25

4.3 Phân tích: 26

4.3.1 Ưu điểm của việc khởi nghiệp đối với sinh viên 26

4.3.2 Nhược điểm của khởi nghiệp với sinh viên 28

KẾT LUẬN 30

Trang 8

MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài

Thế giới đang trong quá trình chuyển sang cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, điềuđó đặt ra rất nhiều thời cơ và thử thách cho nhân loại đặc biệt là giới sinh viên Trongnhững năm trở lại đây, xu hướng tự khởi nghiệp hoặc đồng khởi nghiệp của sinh viênđược thúc đẩy mạnh mẽ Khởi nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với sự tăng trưởng kinhtế của quốc gia bởi nó góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế của đất nước và giảiquyết những vấn đề về xoá giàu giảm nghèo, thất nghiệp, theo Davidsson (1995)

Mặc dù vậy, Việt Nam hiện vẫn đang là một nước có tỷ lệ khởi nghiệp thấp sovới các nước trong khu vực Trong đó, tỷ lệ người trưởng thành có ý định khởi nghiệpở mức khá thấp (21,4%) so với mức trung bình (44,7%) được dự báo trong vòng banăm tiếp theo (GEM, 2013) và do đó có thể tỷ lệ thanh niên có ý định khởi nghiệp sẽthấp hơn Phần lớn người có ý định khởi nghiệp ở Việt Nam trình độ học vấn rất thấpvà những người có trình độ học vấn cao có khuynh hướng chọn đi làm thuê

Theo số liệu của Tổng cục thống kê quý IV năm 2022 thì tổng số người thấtnghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2022 là trên 1,08 triệu người, so với quýtrước tăng 24,9 nghìn người Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,32%, tăng0,04% so với quý III Điều này cho biết tỷ lệ thất nghiệp ở sinh viên đang tăng dần lêntheo năm Vì vậy, vấn đề tìm ra những biện pháp nhằm thúc đẩy ý định khởi nghiệpcủa sinh viên Trường ĐHKT nói riêng như sinh viên Việt Nam nói chung đang trở nênchủ đề nóng hổi và cấp bách hơn bao giờ hết Để có thể nâng cao ý định khởi nghiệpcũng như nắm bắt được các nhân tố tác động lên ý định khởi nghiệp thì công tác

Trang 9

nghiên cứu và học tập là nhiệm vụ hết sức quan trọng và đặc biệt là đối với đội ngũsinh viên

Từ những vấn đề trên, nhóm chúng tôi xin thực hiện đề tài nghiên cứu: “Các yếutố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường ĐHKT, ĐHQGHN.”

1.2.Khoảng trống nghiên cứu

Một số nghiên cứu đã tổng hợp được các cơ sở lý luận đến chủ đề khởinghiệp Ngoài ra còn xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệpcủa sinh viên ngành quản trị kinh doanh đồng thời xác định mức độ tác độngcủa các yếu tố, từ đó đưa ra những đề xuất phù hợp để tạo điều kiện cho sinhviên có cơ hội khởi nghiệp Tuy nhiên nghiên cứu sử dụng nhiều giả thiếtnghiên cứu dẫn tới sự không khách quan của kết quả nghiên cứu Tương tự,nhiều nghiên cứu đã xác định các nhân tố của vốn xã hội ảnh hưởng đến ýđịnh khởi nghiệp của sinh viên ngành kinh tế trường đại học công nghiệp HàNội Trong nghiên cứu đã xác định được 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởinghiệp của sinh viên, đồng thời sử dụng mô hình giải thích được sự biến thiêncủa biến phụ thuộc Tuy nhiên trong nghiên cứu chỉ ra rằng mô hình kiểmđịnh còn chưa phù hợp với mô hình đề xuất.

1.3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định

khởi nghiệp của sinh viên Trường ĐHKT, ĐHQGHN từ đó đề xuất giải pháp

Trang 10

nhằm nâng cao ý định và chất lượng khởi nghiệp của sinh viên Trường ĐHKT,ĐHQGHN nói riêng và sinh viên nói chung

1.3.2 Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định

khởi nghiệp của sinh viên

Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinhviên Trường ĐHKT, ĐHQGHN

Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viênTrường ĐHKT, ĐHQGHN nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung

1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

- Nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đến ý định khởinghiệp của sinh viên

- Giải pháp và khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao ý định khởi nghiệp củasinh viên Việt Nam

- Thái độ của sinh viên đối với ý định khởi nghiệp - Ưu, nhược điểm của việc khởi nghiệp "

1.3.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu

Trang 11

Đối tượng nghiên cứu lý luận và thực tiễn các yếu tố ảnh hưởng đến ý

định khởi nghiệp của sinh viên Trường ĐHKT, ĐHQGHN

Khách thể nghiên cứu: Sinh viên Trường ĐHKT, ĐHQGHN

Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Tập trung chủ yếu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý

định khởi nghiệp của sinh viên Trường ĐHKT, ĐHQGHN

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu ở phạm vi Trường ĐHKT, ĐHQGHN

- Về thời gian: Thu thập số liệu sơ cấp từ 31/3/2023 – 13/06/2023

1.3.5 Đóng góp của đề tài

Nghiên cứu góp phần giúp sinh viên Trường ĐHKT, ĐHQGHN nói riêng vàsinh viên nói chung thêm thông tin về những yếu tốt ảnh hưởng đến ý định khởinghiệp, từ đó có những giải pháp nâng cao quyết định khởi nghiệp Đồng thờikết quả nghiên cứu cũng giúp các nhóm nghiên cứu sau có thêm thông tin trongviệc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

TỔNG QUAN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2.1.Các lí thuyết có liên quan

2.1.1 Lý thuyết về khởi nghiệp

Các quan điểm về khởi nghiệp luôn khác nhau, có nhiều định nghĩa Theo

Eric Ries (2011), khởi nghiệp được định nghĩa “là một định chế được thiết kế

nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm mới trong các điều kiện cực kỳ khôngchắc chắn” Hay theo như Dollinger (1995) thì “Việc tạo ra một tổ chức kinh tếhay mạng lưới doanh nghiệp với mục đích thu lợi nhuận hoặc tăng trưởng

Trang 12

trong điều kiện rủi ro, không chắc chắn” cũng là khởi nghiệp Bên cạnh đó,

định nghĩa“khởi nghiệp là việc một doanh nhân tạo ra một doanh nghiệp mới

bất chấp rủi ro và sự không chắc chắn nhằm mục đích đạt được lợi nhuận vàtăng trưởng bằng việc tìm kiếm các cơ hội và huy động các nguồn lực cần thiếtđể khai thác các cơ hội đó”, theo Scarborough (2012)

Trong bài nghiên cứu của chúng tôi, khởi nghiệp có thể hiểu rằng là việcmột người bắt đầu làm một nghề nghiệp nào đó mà chúng ta có thể thường thấynhất là thành lập một công ty và người đó có ý định là mình sẽ làm chủ để tựmình kinh doanh trên một lĩnh vực nào đó Hoặc có thể hiểu khởi nghiệp chínhlà quá trình một người nào đó tự lập ra một công ty cho riêng mình, tự lên ý

tưởng kinh doanh, tự quản lý, duy trì và phát triển công ty đó (Theo Nguyễn

Thị Minh Hiếu (2021))

2.1.2 Lý thuyết về ý định khởi nghiệp

“Ý định được định nghĩa là các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của một

người và cũng là những chỉ số về cá nhân, mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực màngười đó dự định thực hiện để hoàn thành một hành động nhất định”

(Drnovsek (2005)) Hay theo Davidsson (1995), “Ý định khởi nghiệp là một

trong những yếu tố dự đoán xu hướng khởi nghiệp Và đúng như vậy, ý địnhkhởi nghiệp cơ bản được xác định bằng niềm tin cá nhân của người đó” Bên

cạnh đó, theo Crant (1996), “ý định khởi nghiệp cũng được xác định bởi những

đánh giá của cá nhân về xác suất sở hữu doanh nghiệp của chính bản thânhọ” Hay theo Learned (1992) đã khẳng định rằng “sự tương tác giữa tâm lý vàthể chất như tuổi tác, giới tính, v.v cũng như kinh nghiệm chính là nguyên nhân

Trang 13

thúc đẩy đến ý định khởi nghiệp của bản thân”

Trong bài nghiên cứu của chúng tôi, ý định khởi nghiệp được hiểu là ýđịnh của một người muốn làm chủ kinh doanh trong công việc, là điều kiệntiên quyết trong quá trình khởi nghiệp Và khi ý định khởi nghiệp càng cao thìkhả năng thực hiện hành vi khởi nghiệp càng lớn

2.1.3 Lý thuyết về hành vi dự định của Ajzen (1991)

Lý thuyết về hành vi dự định của Ajzen (1991) - Ajzen's Theory of PlannedBehavior (TPB) - là sự mở rộng của lý thuyết hành động hợp lý (theory of ReasonedAction) mà Ajzen đã đề xuất trước đó, nhằm khắc phục những hạn chế của mô hìnhban đầu trong việc giải quyết vấn đề kiểm soát hành vi Lý thuyết này xác định batiền đề của ý định: thái độ đối với hành vi (attitude toward the behavior hay perceivedattitude), các quy chuẩn chủ quan (subjective norm) và nhận thức kiểm soát hành vi(perceived behaviorial control)

Thái độ đối với một hành vi đề cập đến mức độ mà một người đánh giá hànhvi đó là thuận lợi hay bất lợi “Các chuẩn mực chủ quan” đề cập đến nhận thức củamột cá nhân về những áp lực xã hội ảnh hưởng đến việc thực hiện hoặc không thựchiện một hành vi Ngoài ra, Ajzen (1991) cũng tin rằng “thái độ đối với hành vi” và“chuẩn mực chủ quan” phản ánh “nhận thức mong muốn” khi thực hiện hành vi.“Nhận thức kiểm soát hành vi” phản ánh nhận thức rằng hành vi này có thể được cánhân kiểm soát hay không Nói cách khác, “nhận thức kiểm soát hành vi” đề cập đếnnhận thức của một cá nhân về việc thực hiện hành vi đó dễ hay khó Đây là yếu tố màAjzen (1991) coi là quan trọng trong mô hình hành vi có kế hoạch và cho thấy sựkhác biệt so với lý thuyết hành động hợp lý trước đây

Trang 14

Mô hình của Ajzen (1991) được sử dụng khá phổ biến trong nhiều nghiên cứuvề ý định khởi nghiệp của các cá nhân Trong nghiên cứu này, các nhân tố từ mô hìnhcủa Ajzen (1991) cũng được sử dụng để xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đếný định khởi nghiệp của sinh viên.

2.2.Tổng quan nghiên cứu

Các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên

Nguyễn Văn Định(2022) và cộng sự

310 sinh viên năm ba, nămtư của Khoa Kinh tế vàKhoa Kiến trúc -Xây dựngvà Môi trường

Các yếu tố ảnh hưởng đến ýđịnh khởi nghiệp của sinh viên

Nguyễn Thị Minh HiếuNguyễn Thị Anh Bùi Bích HườngĐỗ Thị Thúy HồngBùi Thị Huyền

Ngô Văn Quang (2021)

khối ngành kinh tế trườngđại học công nghiệp Hà Nội

Ảnh hưởng của vốn xã hội đếný định khởi nghiệp của sinhviên

Võ Văn Hiền (2021) vàcộng sự

1035 sinh viên năm cuốiTrường Đại học TiềnGiang

các nhân tố ảnh hưởng đến ýđịnh khởi nghiệp của sinh viênSabah (2016) 528 sinh viên năm ba và

năm tư ngành Quản trị kinhdoanh (232 nam và 296 nữ)đến từ ba thành phố của Thổ

yếu tố ảnh hưởng đến ý địnhkhởi nghiệp của sinh viên

Trang 15

Nhĩ Kỳ: Istanbul, Ankara vàİzmir

Ambad và Damit (2016) 351 sinh viên đại học đến từTrường

Đại học cộng đồng Malaysia

yếu tố ảnh hưởng đến ý địnhkhởi nghiệp của sinh viên

Suan và cộng sự (2011) 200 sinh viên đại họcMalaysia.

yếu tố ảnh hưởng đến ý địnhkhởi nghiệp của sinh viên

Zhang và cộng sự (2014) 10 trường đại học ở TrungQuốc

yếu tố ảnh hưởng đến ý địnhkhởi nghiệp của sinh viên

Prof Dr SM Kabir

Prof Dr AhasanulHaque

Dr Abdullah Sarwar(2017)

sinh viên tốt nghiệp khốingành kinh doanh ởBangladesh

Các yếu tố ảnh hưởng đến ýđịnh trở thành doanh nhân

Bảng 1 Tóm tắt một số nghiên cứu liên quan

2.2.Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Trang 16

2.3.1 Thái độ đối với hành vi (Attitude toward the behavior)

Thái độ đối với một hành vi Ajzen (1991) định nghĩa thái độ đối với một hành vilà nhận thức của một người về sự cần thiết phải thực hiện hành vi đó Nó cũng là mứcđộ mà một cá nhân đánh giá hành vi được áp dụng là có lợi hay có hại Nghiên cứunày đề cập đến hành vi kinh doanh Autoo, Keeley, Klofsten, Parker và Hay (2001)nghiên cứu tinh thần kinh doanh của sinh viên từ một số trường đại học ở các nướcBắc Âu và Hoa Kỳ và kết luận rằng thái độ hành vi là một yếu tố quan trọng ý địnhkinh doanh Tương tự, một nghiên cứu của Lüthje và Franke (2003) cho thấy thái độhành vi có ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Mộtnghiên cứu của Liñán và Chen (2009) được thực hiện ở Tây Ban Nha và Đài Loancho thấy ảnh hưởng của thái độ hành vi đến định hướng khởi nghiệp là tích cực,trong đó thái độ của sinh viên Tây Ban Nha có ảnh hưởng mạnh nhất đến định hướngkhởi nghiệp Dựa trên những thảo luận trên, nghiên cứu này đề xuất giả thuyết H1

Hình 3: Mô hình nghiên cứu

Trang 17

như sau:

Giả thuyết H1: Thái độ hành vi có tác động tích cực đến định hướng khởi nghiệpcủa sinh viên

2.3.2 Quy chuẩn chủ quan (Subjective norm)

Chuẩn mực chủ quan được định nghĩa là áp lực xã hội phát sinh từ gia đình, bạnbè, họ hàng hoặc những người khác quan trọng đối với cá nhân Những áp lực nàybao gồm những kỳ vọng, ủng hộ hoặc phản đối các hành vi kinh doanh và có thểkhiến các cá nhân đưa ra quyết định về việc có nên áp dụng hành vi đó trong tươnglai hay không (Ajzen, 1991) Bird (1988) kết luận rằng các cá nhân lựa chọn hành xửtheo cách mà họ tin rằng những người khác trong xã hội mong đợi ở họ Một nghiêncứu của Autoo et al (2001) hay Gird và Bagraim (2008) đều cho thấy chuẩn mực chủquan có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp, ngay cả ở cấp độ Hiệu ứng 175 độkhông phải là mạnh nhất

Giả thuyết H2: Chuẩn mực chủ quan có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệpcủa sinh viên

2.3.3 Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived behavioral control)

Theo Ajzen (1991), nhận thức kiểm soát hành vi được định nghĩa là nhận thứccủa một người về sự dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện một hành vi nhất định liênquan đến kinh nghiệm trong quá khứ và dự đoán về hành vi trong tương lai Những

Trang 18

trở ngại trong tương lai Trong một phân tích tổng hợp 185 nghiên cứu thực nghiệm,Armitage và Conner (2001) nhận thấy rằng kiểm soát hành vi nhận thức trong lýthuyết hành vi có kế hoạch thúc đẩy cả ý định và hành vi, cũng như hành vi kinhdoanh cá nhân và kết luận rằng nó rất hiệu quả Amos và Alex (2014) đã nghiên cứumối quan hệ giữa lý thuyết về hành vi có kế hoạch, các yếu tố môi trường, yếu tốnhân khẩu học và ý định khởi nghiệp của sinh viên Kenya và nhận thấy rằng kiểmsoát hành vi nhận thức là một yếu tố quan trọng và hành vi phụ thuộc cho thấy tácđộng tích cực đến nhận thức về hành vi Các biến hành vi Một nghiên cứu trước đâycủa Gird và Bagraim (2008) cũng cho thấy kết quả tương tự về tác động tích cực củanhận thức kiểm soát hành vi đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên Dựa trên nhữnglập luận này, nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau H3:

Giả thuyết H3: Nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng tích cực đến ý định khởinghiệp của sinh viên

2.3.4 Giáo dục khởi nghiệp (Entrepreneurship education)

Isaacs, Visser, Friedrich và Brijlal (2007) định nghĩa “giáo dục khởi nghiệp” là sựcan thiệp có chủ đích của các nhà giáo dục trong việc truyền đạt kiến thức và kỹ năngmà người học cần để tồn tại và thành công trong thế giới kinh doanh Kuratko (2005)nhận thấy rằng khi các hoạt động giáo dục và đào tạo đại học ảnh hưởng đến khởinghiệp thì ý định khởi nghiệp mạnh mẽ hơn Theo Turker và Selcuk (2009), khi cáctrường đại học cung cấp cho sinh viên những kiến thức và nguồn cảm hứng phù hợp,đặc biệt là kiến thức về khởi nghiệp, sự sẵn sàng lựa chọn khởi nghiệp của sinh viênsẽ tăng lên Một nghiên cứu của Wang và Wong (2004) cũng cho thấy giáo dục khởi

Ngày đăng: 23/07/2024, 20:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4. Các thống kê mô tả và hệ số tương quan giữa - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội
Bảng 4. Các thống kê mô tả và hệ số tương quan giữa (Trang 4)
Bảng 1. Tóm tắt một số nghiên cứu liên quan 2.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội
Bảng 1. Tóm tắt một số nghiên cứu liên quan 2.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu (Trang 15)
Hình 3: Mô hình nghiên cứu - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội
Hình 3 Mô hình nghiên cứu (Trang 16)
Bảng 2. Thống kê nhân khẩu học của mẫu khảo sát - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội
Bảng 2. Thống kê nhân khẩu học của mẫu khảo sát (Trang 23)
Bảng 4. Các thống kê mô tả và hệ số tương quan giữa các biến số - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội
Bảng 4. Các thống kê mô tả và hệ số tương quan giữa các biến số (Trang 26)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w