1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài mô phỏng mô hình quản lý tồn kho cá tra công ty caseamex

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mô phỏng mô hình quản lý tồn kho cá tra công ty caseamex
Tác giả Trần Thị Minh Lý, Lê Thị Ngọc Ngoan, Thái Phạm Huỳnh Như, Hồ Ngọc Minh Thư, Lương Ngọc Tiền, Đặng Thị Thuỳ Trang
Người hướng dẫn Th.S Phạm Thị Bích Trâm
Trường học Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ
Chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Thể loại Báo cáo chuyên đề
Năm xuất bản 2024
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 7,99 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU (8)
    • 1.1. Đặt vấn đề (8)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (8)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (8)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (9)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (9)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (9)
    • 1.5. Cấu trúc đề tài (9)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU (10)
    • 2.1. Cơ sở lý thuyết (10)
      • 2.1.1. Lý thuyết về quản lý tồn kho (10)
      • 2.1.2. Lý thuyết về mô phỏng (11)
    • 2.2. Lược khảo tài liệu (18)
  • CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ TỒN KHO CÁ TRA CÔNG TY (0)
    • 3.1. Giới thiệu chung về công ty (0)
      • 3.1.1. Tổng quan về Caseamex (20)
      • 3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển (21)
      • 3.1.3. Thành tựu đạt được (21)
      • 3.1.4. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh (25)
    • 3.2. Phân tích dữ liệu của công ty Caseamex và áp dụng mô hình Vensim (26)
      • 3.2.1. Phân tích dữ liệu (26)
      • 3.2.2. Áp dụng vào mô hình Vensim (26)
  • CHƯƠNG 4: GIẢ ĐỊNH TÌNH HUỐNG TRONG MÔ HÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG TỒN KHO CÁ TRA CỦA CASEAMEX (0)
    • 4.1. Giả định tình huống trong mô hình (35)
    • 4.3. Đề xuất giải pháp cải thiện hoạt động tồn kho cá tra của Caseamex (38)
      • 4.3.1. Tối ưu hóa quy trình quản lý tồn kho (38)
      • 4.3.2. Tăng cường dự đoán và lập kế hoạch sản xuất (38)
      • 4.3.3. Tối ưu hóa mạng lưới cung ứng (38)
      • 4.3.4. Đào tạo và phát triển nhân viên (39)
      • 4.3.5. Liên tục cải tiến và đánh giá hiệu suất (39)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN (40)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (41)

Nội dung

Phạm Thị Bích Trâm, người đã trực tiếphướng dẫn, định hướng và góp ý trong quá trình thực hiện bài báo cáo giúp chúng emhoàn thành tốt bài báo cáo môn “Mô hình hóa và mô phỏng các hệ thố

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Lý thuyết về quản lý tồn kho

Quản lý hàng tồn kho là việc thực hiện các chức năng quản lí để thiết lập kế hoạch, tiếp nhận, cất trữ, vận chuyển, kiểm soát và cấp phát vật tư nhằm sử dụng tốt nhất các nguồn lưc nhằm phục vụ cho khách hàng, đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp.

Quản lý hàng tồn kho là hoạt động kiểm soát sự luân chuyển hàng tồn kho thông qua chuỗi giá trị, từ việc xử lí trong sản xuất đến phân phối.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hàng tồn kho Đối với các mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu thường phụ thuộc vào:

 Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh nghiệp Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp thường bao gồm 3 loại: dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ (đối với các doanh nghiệp sản xuất có tính chất thời vụ).

 Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường.

 Chu kỳ giao hàng quy định trong hợp đồng giữa đơn vị cung ứng nguyên vật liệu với doanh nghiệp.

 Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp.

 Giá cả của các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu cung ứng. Đối với mức tồn kho dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, các nhân tố ảnh hưởng bao gồm:

 Đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm.

 Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm.

 Trình độ tổ chức quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Đối với mức tồn kho dự trữ sản phẩm thành phẩm thường chịu ảnh hưởng của các nhân tố:

 Sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

 Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và khách hàng.

 Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Vai trò của công tác Quản trị hàng tồn kho

 Đảm bảo cung ứng, dự trữ, sử dụng tiết kiệm các loại vật tư có tác động mạnh mẽ đến các mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

 Đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cảu doanh nghiệp được tiến hành liên tục, đều đặn theo đúng kế hoạch.

 Thúc đẩy quá trình luân chuyển nhanh vật tư, sử dụng vốn hợp lí có hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

 Kiểm tra tình hình thực hiện cung cấp vật tư, đối chiếu với tình hình sản xuất, kinh doanh và tình hình kho tàng để kịp thời báo cáo cho bộ phận thu mua có biện pháp khắc phục kịp thời.

 Đảm bảo có đủ hàng hoá, thành phẩm để cung ứng ra thị trường.

2.1.2 Lý thuyết về mô phỏng

Mô phỏng có tên tiếng Anh là Simulation, theo từ điển thì chúng ta có thể dịch nghĩa chính xác của từ mô phỏng thì từ này có nhiều cách hiểu với những ý nghĩa tương tự nhau như là giả cách, làm ra vẻ như cái gì đó, làm hành động như, bắt chước giống với sự vật sự việc nào đó, giả bộ như… Đó là cách làm giả những điều kiện của các tình huống thông qua một mô hình với những mục đích huấn luyện hoặc là sự tiện lợi.

 Một số định nghĩa cơ bản

- Đối tượng (object) là tất cả những sự vật, sự kiện mà hoạt động của con người liên quan tới.

- Hệ thống (system) là tập hợp các đối tượng (con người, máy móc), sự kiện mà giữa chúng có những mối quan hệ nhất định.

- Trạng thái của hệ thống (State of system) là tập hợp các tham số, biến số dùng mô tả hệ thống tại một thời điểm và trong điều kiện nhất định.

- Mô hình (Model) là một sơ đồ phản ánh đối tượng, con người dùng sơ đồ đó để nghiên cứu, thực nghiệm nhằm tìm ra quy luật hoạt động của đối tượng hay nói cách khác mô hình là đối tượng thay thế của đối tượng gốc để nghiên cứu về đối tượng gốc.

- Mô hình hóa (Modelling) là thay thế đối tượng gốc bằng một mô hình nhằm thu nhận thông tin quan trọng về đối tượng bằng cách tiến hành các thực nghiệm trên mô hình Lý thuyết xây dựng mô hình và nghiên cứu mô hình để hiểu biết về đối tượng gốc gọi là lý thuyết mô hình hóa.

Nếu các quá trình xảy ra trong mô hình đồng nhất (theo các chỉ tiêu định trước) với các quá trình xảy ra trong đối tượng gốc thì người ta nói rằng mô hình đồng nhất với đối tượng Lúc này người ta có thể tiến hành các thực nghiệm trên mô hình để thu nhận thông tin đối tượng.

- Mô phỏng (Simulation, Imitation) là phương pháp mô hình hóa dựa trên việc xây dựng mô hình số (Nummerical model) và dùng phương pháp số ( Numerical method) để tìm lời giải Chính vì vậy máy tính số là công cụ hữu hiệu và duy nhất để thực hiện việc mô phỏng hệ thống.

 Các thành phần cơ bản trong mô hình mô phỏng

 Thực thể: Thực thể ở đây chính là thành phần đầu tiên được nhắc tới, thực thể được hiểu đó là một sự vật hay sự việc nào đó có khả năng làm thay đổi tất cả các trạng thái của một hệ thống Hệ thống này bao gồm: Kích cỡ của loạt thực thể, đó là số lượng các thực thể trong hệ thống cùng một thời gian nhất định được gọi là kích cỡ loạt; khoảng thời gian giữa những thực thể đến, loại thực thể này không có vấn đề gì khi mà loạt kích cỡ thường là một hoặc là nhiều hơn; thuộc tính của thực thể, đó là những biến có giá trị duy nhất đối với mỗi thực thể trong hệ thống.

 Hàng đợi: Chúng ta sẽ hiểu hàng đợi như sau: Đó là những thực thể thường sẽ chờ đợi trong một hàng đợi cho tới khi đến lượt thực thể đó được đưa vào xử lý.

Lược khảo tài liệu

Bài số 1: Introduction to System Dynamic Modelling and Vensim Software:

UUM Press.Xuất bản bởi UUM Press, nhà xuất bản thuộc Đại học Malaysia Malays (Universiti Utara Malaysia).Tác giả Hasimah Sapiri, Jafri Zulkepli, Norazura Ahmad, Norhaslinda Zainal Abidin, Nurul Nazihah Hawari :”Tổng cộng có năm giai đoạn của quá trình lập mô hình động lực học hệ thống Đó là trình bày vấn đề, xây dựng giả thuyết động, xây dựng mô hình, thử nghiệm mô hình, xây dựng và đánh giá chính sách Giai đoạn lập mô hình là một quá trình lặp đi lặp lại (như được thể hiện bằng các đường mũi tên trong Hình 3.1), trong đó mô hình được phát triển trải qua quá trình mô hình hóa, thử nghiệm và sàng lọc liên tục Quá trình mô hình hóa được lặp lại cho đến khi cả cấu trúc và hành vi của mô hình mô phỏng khớp với cấu trúc và hành vi thực”.

Bài số 2: Theory and Practical Exercises of System Dynamics: Modeling and

Simulation.Xuất bản độc lập bởi tác giả Juan Martín García (2018) Tác giả:Robert Eberlein và David W Peterson: “Vensim, Môi trường mô phỏng Ventana, là môi trường phần mềm tương tác cho phép phát triển, khám phá, phân tích và tối ưu hóa các mô hình mô phỏng Nó được tạo ra để nâng cao khả năng và năng suất của những người lập mô hình lành nghề, đồng thời có chức năng cải thiện chất lượng và sự hiểu biết về các mô hình Mặc dù Vensim ban đầu không nhằm mục đích làm công cụ giảng dạy nhưng nó đã được chứng minh là rất thú vị và hữu ích cho người mới bắt đầu Tập trung vào khả năng truyền đạt sự hiểu biết, việc phát triển hiện đang được tiến hành để hỗ trợ việc thực hiện như một môi trường học tập”.

Bài số 3: A Simulation Model to Improve Warehouse Operations Xuất bản tại:

Hội nghị mô phỏng mùa đông 2007 Tác giả Jacques Renaud, Jean Philippe Gagliardi, Angel Ruiz.: “Người quản lý kho hoặc trung tâm phân phối phải quyết định cách thu thập sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng như nơi đặt sản phẩm (SKU) và phân bổ bao nhiêu không gian cho mỗi sản phẩm Hơn nữa, họ phải triển khai các chiến lược bổ sung để đảm bảo độ tin cậy cho lượng hàng tồn kho của chính mình.Đây là những quyết định đầy thách thức vì mức độ phức tạp và tác động lớn của chúng đến hiệu suất của trung tâm cả về thông lượng và chi phí vận hành Đặc biệt, mục tiêu của công việc này là đánh giá xem liệu các chiến lược chia sẻ không gian lưu trữ cụ thể có thể giúp giảm chi phí vận hành trong khi vẫn duy trì mức dịch vụ cao nhất có thể hay không”.

CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ TỒN KHO CÁ TRA

CÔNG TY CASEAMEX BẰNG PHẦN MÊM VENSIM

3.1 Giới thiệu chung về công ty

- Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ

- Tên Tiếng Anh: CAN THO IMPORT EXPORT SEAFOOD JOINT STOCK COMPANY

- Địa chỉ: Lô 2-12, KCN Trà Nóc II, Quận Ô Môn,Tp Cần Thơ

- Tỉnh thành phố: Cần Thơ

Hình 3.4 Logo Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

- Năm 2006: Ngày 01/07/2006, theo chủ trương của Chính phủ về đổi mới doanh nghiệp nhà nước, CASEAMEX được tách ra từ CATACO và chuyển đổi sang công ty cổ phần với vốn điều lệ là 28 tỷ đồng Công ty được cổ phần hóa với tên gọi là Công

Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ (CASEAMEX), trụ sở tại Khu công nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ - là trung tâm kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long CASEAMEX đã xuất khẩu sang hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt là sản phẩm đã có mặt trên kệ hàng của những chuỗi siêu thị lớn nhất Bắc Mỹ, EU.

- Năm 2019: Ngày 26/12/2019, Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ (CASEAMEX) chính thức được giao dịch trên sàn UpCOM.

- Năm 2019 – nay: Sau nhiều năm hoạt động độc lập, công ty đã trở thành 01 trong

10 doanh nghiệp mạnh của Việt Nam về xuất khẩu cá tra trên thị trường EU và thị trường Mỹ với chất lượng sản phẩm đáp ứng được các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nhà nhập khẩu cũng như thị hiếu tiêu dùng của thị trường quốc tế Mặt hàng chủ lực của CASEAMEX là chế biến cá tra, cá basa đông lạnh Hiện nay, Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 1800632306 đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 22/10/2020 với vốn điều lệ đăng ký là 150.923.260.000 đồng.

Trong hơn 18 năm hình thành và phát triển, CASEAMEX hiểu rằng an toàn thực phẩm vừa là xu hướng toàn cầu vừa là yêu cầu sống còn của bất kỳ công ty hoạt động kinh doanh trong ngành thực phẩm Lấy thị trường toàn cầu làm mục tiêu chiến lược, Caseamex luôn tập trung cải tiến liên tục và nhanh chóng hệ thống quản lý chất lượng nhằm đáp ứng toàn diện tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng về sản phẩm an toàn, chất lượng cao Hiện tại, Caseamex đã đạt được các giấy chứng nhận quốc tế và sẽ tiếp tục duy trì các giấy chứng nhận này trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh (từ con giống, ao nuôi đến chế biến).

Hiện tại, Caseamex đã được công nhận hầu hết các chứng chỉ quốc tế nghiêm ngặt nhất: ASC, BRC, IFS, BAP, SA8000, HACCP và Halal.

- Aquaculture Stewardship Council (ASC): ASC được viết tắt là Hội Đồng Quản

Lý Nuôi Trồng Thuỷ Sản (Aquaculture Stewardship Council), là một tổ chức độc lập phi lợi nhuận và tổ chức ghi nhãn thiết lập quy trình cho thủy sản nuôi mà vẫn đảm bảo tính bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản ASC cung cấp cho nhà sản xuất chương trình chứng nhận và dán nhãn nghiêm ngặt nhằm cam kết cung cấp cho khách hàng những sản phẩm thủy sản đáp ứng được khía cạnh bền vững đối với môi trường và tính trách nhiệm đối với xã hội.

- British Retail Consortium (BRC): BRC là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm, một tiêu chuẩn được đánh giá bởi GFSI do Hiệp hội bán lẻ Anh quốc (British Retail Consortium-BRC) giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1998 Ngày nay, Tiêu chuẩn Toàn cầu BRC là tổ chức hàng đầu trong việc bảo vệ thương hiệu và người tiêu dùng, được sử dụng bởi hơn 26.000 nhà cung cấp tại 130 quốc gia, các chứng nhận được đánh giá và cấp phép thông qua mạng lưới toàn cầu của các tổ chức chứng nhận Tiêu chuẩn chứng nhận toàn cầu BRC đảm bảo tiêu chuẩn hóa các tiêu chí chất lượng, an toàn và hoạt động, đồng thời đảm bảo rằng các nhà sản xuất thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý và cung cấp sự bảo vệ cho người tiêu dùng cuối cùng.

- INTERNATIONAL FOOD STANDARD: Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS) là một tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến với hệ thống đánh giá đồng nhất sử dụng để đủ điều kiện và lựa chọn nhà cung cấp Nó giúp các nhà bán lẻ đảm bảo an toàn thực phẩm và giám sát mức độ chất lượng của các nhà sản xuất của các sản phẩm thực phẩm mang nhãn hiệu của nhà bán lẻ.

- BEST AQUACULTURE PRACTICES (BAP): Tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt (BAP) được phát triển bởi Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (Global

Aquaculture Alliance - GAA), và được quản lý bởi Hội đồng chứng nhận nuôi trồng thủy sản (ACC) Chứng nhận BAP đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, truy xuất nguồn gốc, phúc lợi động vật và trách nhiệm xã hội.

- SA8000: Tiêu chuẩn SA8000 là chương trình chứng nhận xã hội hàng đầu thế giới Nó cung cấp một khuôn khổ tổng thể cho phép các tổ chức thuộc mọi loại hình, trong bất kỳ ngành nào và ở bất kỳ quốc gia nào thể hiện sự cống hiến của họ đối với việc đối xử công bằng với người lao động.

- HAZARD ANALYSIS AND CRITICAL CONTROL POINTS: Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn - HACCP là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, trong đó an toàn thực phẩm được giải quyết thông qua việc phân tích và kiểm soát các mối nguy sinh học, hóa học và vật lý từ sản xuất, thu mua và xử lý nguyên liệu thô đến sản xuất, phân phối và tiêu thụ thành phẩm.

- HALAL CERTIFICATION: Chứng nhận HALAL là một quá trình chứng nhận đảm bảo các tính năng và chất lượng của sản phẩm tuân thủ các quy tắc được thiết lập bởi Hội đồng Hồi giáo cho phép sử dụng nhãn hiệu Halal Với Chứng nhận Halal, các sản phẩm được phép sử dụng theo luật Hồi giáo Các sản phẩm do đó người Hồi giáo có thể ăn được, uống được hoặc sử dụng được.

Hình 3.11 Logo Halal 3.1.4 Ngành nghề và địa bàn kinh doanh

CASEAMEX là Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu các mặt hàng thủy sản Đặc biệt, Công ty chuyên xuất khẩu cá tra sang Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông, EU và Trung Đông,

MÔ PHỎNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ TỒN KHO CÁ TRA CÔNG TY

Phân tích dữ liệu của công ty Caseamex và áp dụng mô hình Vensim

- Đơn đặt hàng của khách hàng cho công ty

- Lượng sản xuất mong muốn = Tỷ lệ đơn hàng trung bình + Điều chỉnh hàng tồn kho = 468,55 + (-767,725) = -299,175 kg/tuần

- Sản xuất = lượng sản xuất mong muốn = -299,175 kg/tuần.

3.2.2 Áp dụng vào mô hình Vensim

Bước 1: Tiến hành tạo model và gắn các giá trị

Hình 3.13 Gắn các giá trị

Sản lượng được tính trên tuần nên chỉnh Units for Time = Week Thời gian bắt đầu là tuần 0 và kết thúc tại 100 tính đơn vị là tuần.

Bước 2: Tạo Stock tool “Tồn kho”

Hình 3.14 Tạo Stock tool

- Tạo Variable tool cho các dữ liệu còn lại

Hình 3.15 Tạo Variable tool

- Vẽ mũi tên Arrow tool nối các dữ liệu

Hình 3.16 Vẽ mũi tên Arrow tool

- Sử dụng “Equation tool” để gắn giá trị cho các dữ liệu được thu thập bao gồm tồn kho, đơn đặt hàng của khách hàng, thời gian điều chỉnh hàng tồn kho, thời gian lưu hàng tồn kho, thời gian trung bình khách hàng đặt hàng

+ Đơn đặt hàng của khách hàng

Units = Units/week (Kg/tuần)

Equation = 1874,2 kg / tháng.= 468,55 (Kg/tuần)

Hình 3.17 Sử dụng “Equation tool”

Equation = Don dat hang cua khach hàng

+ Thời gian trung bình khách hàng đặt hàng

+ Thời gian điều chỉnh lượng hàng tồn kho

+ Thời gian lưu trữ hàng tồn kho

Equation = san xuat – lo hang

+ Tỷ lệ đơn hàng trung bình

Equation = SMOOTH(don dat hang cua khach hang,thoi gian trung binh khach hang dat hang)

+ Lượng hàng tôn kho mong muốn

Equation = Ty le don hang trung binh * Thoi gian luu tru hang ton kho

+ Điều chỉnh hàng tồn kho

Equation = (Luong hang ton kho mong muon – Ton kho)/Thoi gian dieu chinh hang ton kho

+ Lượng sản xuất mong muốn

Equation = Ty le don hang trung binh + Dieu chinh hang ton kho

- Điều chỉnh hàng tồn kho

Equation = (Luong hang ton kho mong muon – Ton kho)/Thoi gian dieu chinh hang ton kho

- Lượng sản xuất mong muốn

Equation = Ty le don hang trung binh + Dieu chinh hang ton kho

Equation = Luong san xuat mong muon

Equation = Luong san xuat mong muon

- Bấm chạy Model chọn “Có”

- Bước 4: Bấm “Shift” để chọn dữ liệu muốn chiếu lên biểu đồ

Hình 3.20 Chọn dữ liệu chiếu lên biểu đồ

- Mô hình Vensim có thể áp dụng vào hoạt động quản lý hàng tồn kho tại công tyCaseamex.

- Với những phân tích số liệu ở trên thì ta thấy được công ty đáp được nhu cầu đặt hàng của khách hàng và đảm bảo lượng dự trữ và phân phối sản phẩm một cách ổn định và không quá khó khăn

- Ở đường biểu thị sản xuất ta thấy được tại thời điểm bắt đầu (tuần 0) sẽ âm 281.25 tức là đơn đặt hàng của khách hàng đã chấp nhận, khi đó ta sẽ lấy nguyên liệu từ trong kho bảo quản để chế biến Chính vì thế nó sẽ bị âm Đến khoảng tuần thứ 16 thì lượng sản phẩm trong kho sẽ được hoàn trả lại và ổn định mức tồn kho.

GIẢ ĐỊNH TÌNH HUỐNG TRONG MÔ HÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG TỒN KHO CÁ TRA CỦA CASEAMEX

Giả định tình huống trong mô hình

Trường hợp giả định: Thời gian lưu hàng tồn kho giảm từ 2 tuần xuống 1 tuần và thời gian điều chỉnh tồn kho từ 4 tuần tăng lên 6 tuần.

- Sửa dữ liệu trong Vensim

- Thời gian lưu hàng tồn kho 2 tuần giảm xuống 1 tuần.

- Thời gian điều chỉnh hàng tồn kho 4 tuần tăng lên 6 tuần.

Hình 4.22 Tăng thời gian lưu hàng tồn kho

Hình 4.23 Tăng thời gian lưu hàng tồn kho

Phân tích biểu đồ sau khi thay đổi dữ liệu

Hình 4.24 Biểu đồ sau khi thay đổi dữ liệu

- Nhìn vào biểu đồ giả định 1 ta sẽ thấy được sự cân bằng giữa sản lượng sản xuất và lượng đặt hàng của khách hàng vẫn rất ổn định như là biểu đồ gốc ở trên

- Khi ta thay đổi thơi gian lưu hàng tồn kho từ 2 tuần xuống còn 1 tuần và thời gian điều chỉnh hàng tồn kho 4 tuần tăng lên 6 tuần sẽ có sự thay đổi về sản lượng sản xuất

- Như ở biểu đồ gốc: sản lượng sản xuất khi bắt đầu công việc sẽ bị âm 281.25 nhưng với trường hợp giả định này thì ta thấy được sản lượng sản xuất bằng -119.5 (tức là vẫn âm) Điều đó biểu hiện rằng lượng hàng sản xuất giảm xuống.

- Đến khoảng tuần thứ 20 thì lượng hàng sản xuất và lượng đặt hàng của khách hàng sẽ bảo hoà giá trị ( tức là sẽ đáp ứng đủ số lượng yêu cầu)

4.2 Mô hình sau cải tiến

- Tăng thời gian lưu kho từ 2 tuần lên 6 tuần

Hình 4.25 Mô hình sau khi cải tiến

Công ty Caseamex cải thiện hoạt động tồn kho cá tra nếu càng tăng thời gian lưu trữ hàng tồn kho thì tỷ lệ lượng hàng có sẵn để đáp ứng đơn hàng cho khách hàng càng cao Khi đó công ty sẽ bắt đầu sản xuất ngay tại mức 182.043 kg trên 468.55 kg lượng hàng khách hàng yêu cầu đồng thời đặt thêm lượng hàng còn thiếu từ đó giảm thời gian lãng phí cho việc phải chờ đợi lượng hàng còn lại cần phải sản xuất để đáp ứng số lượng yêu cầu của khách hàng về đơn hàng.

Đề xuất giải pháp cải thiện hoạt động tồn kho cá tra của Caseamex

4.3.1 Tối ưu hóa quy trình quản lý tồn kho

- Áp dụng hệ thống quản lý tồn kho thông minh: Đầu tiên, tiến hành một đánh giá chi tiết về quy trình quản lý tồn kho hiện tại của Caseamex để xác định các vấn đề và cơ hội cải thiện Sau đó, triển khai các hệ thống tự động hóa và IoT để giám sát và quản lý tồn kho một cách chính xác và hiệu quả Cụ thể, có thể sử dụng cảm biến để theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, và các điều kiện lưu trữ khác của cá tra trong kho, từ đó giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và giảm thiểu lãng phí.

- Thực hiện chuỗi cung ứng liên kết: Xây dựng một hệ thống chuỗi cung ứng linh hoạt và liên kết từ nguồn cung cấp đến khách hàng Điều này đòi hỏi Caseamex phải hợp tác chặt chẽ với các đối tác cung ứng và vận chuyển để tối ưu hóa quy trình lưu trữ và vận chuyển, từ đó giảm thiểu thời gian hàng tồn kho và chi phí liên quan.

4.3.2 Tăng cường dự đoán và lập kế hoạch sản xuất

- Phát triển mô hình dự đoán nhu cầu chính xác: Caseamex nên thu thập và phân tích dữ liệu lịch sử về đơn đặt hàng và thị trường để xây dựng một mô hình dự đoán nhu cầu chính xác Các mô hình này có thể sử dụng kỹ thuật học máy hoặc phương pháp dự đoán truyền thống như Time Series Forecasting để dự báo nhu cầu tiêu thụ cá tra trong tương lai.

- Tối ưu hóa kế hoạch sản xuất: Dựa vào dữ liệu từ mô hình dự đoán, Caseamex có thể tối ưu hóa kế hoạch sản xuất của mình Thực hiện sản xuất linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu thị trường biến đổi bằng cách áp dụng các phương pháp như Lean hoặc Just-in-Time Điều này giúp giảm thiểu lượng hàng tồn kho không cần thiết và tăng cường hiệu suất sản xuất.

4.3.3 Tối ưu hóa mạng lưới cung ứng

- Đa dạng hóa nguồn cung cấp: Đảm bảo rằng Caseamex có một mạng lưới cung ứng đa dạng và ổn định bằng cách hợp tác với nhiều nhà cung cấp cá tra khác nhau Điều này giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo nguồn cung ứng ổn định ngay cả trong các tình huống bất ngờ.

- Xây dựng mối quan hệ đối tác: Caseamex nên xây dựng mối quan hệ đối tác chặt chẽ với các đối tác vận chuyển để đảm bảo rằng hàng hóa được giao hàng đúng thời gian và đúng địa điểm Điều này đặc biệt quan trọng trong việc vận chuyển sản phẩm như cá tra có yêu cầu về điều kiện bảo quản.

4.3.4 Đào tạo và phát triển nhân viên

- Đào tạo nhân viên về quản lý tồn kho: Tổ chức các khóa đào tạo định kỳ để cung cấp kiến thức và kỹ năng quản lý tồn kho cho nhân viên của Caseamex Đảm bảo rằng họ hiểu rõ về các công nghệ mới và phương pháp quản lý tồn kho hiện đại như sử dụng phần mềm quản lý tồn kho.

- Khuyến khích sự đóng góp ý kiến: Tạo một môi trường làm việc mà nhân viên cảm thấy thoải mái để chia sẻ ý kiến và đề xuất cải tiến trong hoạt động tồn kho Điều này có thể thúc đẩy sự sáng tạo và giúp Caseamex tận dụng tối đa tài nguyên nhân lực của mình.

4.3.5 Liên tục cải tiến và đánh giá hiệu suất

- Tổ chức các cuộc họp đánh giá định kỳ: Tổ chức các cuộc họp định kỳ để đánh giá hiệu suất của hệ thống tồn kho và xác định các cơ hội cải tiến Sử dụng phản hồi từ nhân viên và khách hàng để điều chỉnh và cải thiện quy trình tồn kho.

- Thiết lập các chỉ số hiệu suất quan trọng: Xác định và theo dõi các chỉ số hiệu suất như tỷ lệ tồn kho, thời gian vận chuyển, và chi phí tồn kho để đo lường và đánh giá hiệu suất của hệ thống tồn kho Điều này giúp Caseamex có cái nhìn rõ ràng về hiệu suất của mình và điều chỉnh chiến lược tồn kho một cách hiệu quả.

Ngày đăng: 23/07/2024, 20:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w