1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Nhân học: Lối sống ở khu tập thể Kim Liên, Hà Nội

123 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lối sống ở khu tập thể Kim Liên, Hà Nội
Tác giả Trần Thị Quỳnh Trang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Vũ Hoàng
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Nhân học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 29,75 MB

Cấu trúc

  • Chương 2. CAN HỘ CHUNG CƯ: TỪ CHIA SE DEN RIENG TU (0)
    • 2.1. Không gian nguyên gốc căn hộ,........................-- - 2-2 2 2+E+£x+E++EzEzzEerxrxzxez 40 2.2. Thương thoả trong sử dụng và cải tạo không g1an............................- --- ô+ -ôô 46 (45)
      • 2.2.1. Thương thoả trong việc chung SONG vessesessessssssssssesessssessessessesvesseees 46 2.2.2. Thương thoả trong VIỆC Cải AO v.recccesccesccssceeereeeneceseeenseeeseteaeeeeeetens 53 2.3. Cuộc sông trong không gian mới....................----¿- + +++++++zx+zx++zxerxezrxez 54 Tiểu kết CHWONG 2 voessessessssssessessessessessssssssessessessesssssssssssscssssscssessessssssssseeseescess 58 Chương 3. THUONG THOA KHONG GIAN CONG CONG (51)
    • 3.1. Không gian giữa các tang wee. eeceeccescessessessessessessessessessessecsessssessesseeseesees 59 SDD. GIN VAG aneốe.e (64)
      • 3.1.2. Câu MAN gs ececscessssssessesvesvessessesesssssesssssssssesssassassuesvssssstssesneateaeesee 63 3.1.3. Thuong thỏa trong không gian giữa các tẲNG................cSccccccccccccrea 65 3.2. Không gian chung của khu tập thé .......................- 2-5-5 5¿2522z+2£+£zzxerxerseee 69 3.2.1. VINA HỒ................ TH TH HH HH TH TH 69 3.2.2. SGN CHUNG. n6 nh 6 6e ((AAAẠHA (0)
      • 3.2.3. Các không gian sinh hoạt cộng đông khác (83)
  • PHỤ LỤC (49)

Nội dung

CAN HỘ CHUNG CƯ: TỪ CHIA SE DEN RIENG TU

Không gian nguyên gốc căn hộ, - 2-2 2 2+E+£x+E++EzEzzEerxrxzxez 40 2.2 Thương thoả trong sử dụng và cải tạo không g1an - - ô+ -ôô 46

KTT Kim Liên là sản phâm đầu tiên được thiết kế, xây dưng theo hình thức tiểu khu, có nhóm nhà ở, hệ thống nhà trẻ, trường học, cửa hàng bách hoá. Cấu trúc của KTT Kim Liên mang đặc điểm đặc trưng của thế hệ nhà tập thể đầu tiên ở Hà Nội với diện tích hơn 90.000m2 và cung cấp chỗ ở cho hơn 20.000 người (Urban Sketcher 2018:12) Theo thiết kế ban đầu, Khu B có 14 nhà B được đánh số từ 1 đến 14, mỗi khối nhà có hai cầu thang dẫn lên các căn hộ đánh số chan và đánh số lẻ Các khối nhà ở khu B cũng không phải là hoàn toàn giống nhau về kiến trúc Trong 14 nhà B, nhà B4, B7, B10, B14 được thiết kế xây dựng dành riêng cho cán bộ chưa có gia đình, các nhà này công trình phụ sử dụng chung, không có nhà bếp, đồng thời xây dựng nhà ăn tập thé liền kề với các khối nhà, dé phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt (Vũ Công Chiến 2019) Theo Vũ Công Chiến, các cán bộ được phân đến khối nhà này ở đều không có gia đình đi kèm, ba bốn người ở một phòng và phần lớn trong số họ chỉ đến ở một thời gian ngăn khi về Hà Nội công tác rồi lại đi Mô hình nhà ở tập thể dành cho cá nhân này cũng xuất hiện ở KTT Nguyễn Công Trứ từ 1960.

Hình 2.1 Thiết kế tầng và hành lang của khối nhà dành cho người độc thân tại khu tập thể Kim Liên

Trong khi đó, 10 khối nhà B còn lại được làm theo thiết kế mỗi tang có

8 căn hộ, mỗi phía 4 căn, cầu thang ở giữa; cứ hai gia đình ở chung một căn hộ chung cửa ra vào, chung nhà tắm, nhà bếp và nhà vệ sinh Nhiều nhà nghiên cứu, cư dân sống ở KTT Kim Liên chỉ ra rằng thiết kế ban đầu của Triều Tiên dành cho mỗi căn hộ có hai phòng ở, một phòng bếp, một nhà vệ sinh và một nhà tắm riêng biệt Tông diện tích của một căn hộ là gần 40 m2 Tuy nhiên, khi đưa vào sử dụng thực tế, nhà nước lại chia thành hai căn hộ cho hai gia đình, dẫn tới có đến tám hộ sống trong một tầng chứ không phải là bốn hộ như trong thiết kế gốc Việc sử dụng chung công trình phụ cũng dẫn đến nhiều phiền toái sau này (Vũ Công Chiến 2019; Dương Tắt Thành 2019).

Trong hệ thống công trình phụ, khu bếp gồm bệ bếp được xây cao khoảng 60cm, trên đó có khoét hai cái lỗ dé đặt lò đun than Trên bếp có một đường ống khói dẫn lên nóc nhà Ngoài ra, phòng bếp còn có một bệ rửa xi măng, có vòi nước đề tiện dụng cho cư dân Nhà tắm có vòi nước thường và vòi hoa sen. Nhà vệ sinh là một niềm tự hào của cư dân KTT Kim Liên thời bấy giờ vì đây là loại xí x6m, phía sau có một bình đựng nước ở trên cao, có ống dẫn nước xuống để xả trôi sau khi sử dụng Vũ Công Chiến, một cư dân nhà B8 Kim Liên nhớ lại: “Tất cả các phòng đều lát một loại gạch men trắng và nâu đỏ, mỗi chiều viên gạch dài 20cm Các căn hộ đều được thiết kế có cửa số, ban công sau nhà.” (Vũ Công Chiến 2019:17)

Một phòng nằm trong căn hộ thuộc nhà B bình thường có diện tích khoảng 18 m2, còn phòng ở góc sẽ có diện tích lớn hơn, tầm 30 m2 Với một hộ gia đình vào những năm 1962 thì đây cũng là một niềm mơ ước cho nhiều gia đình Nhiều người cho răng sống trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa thì “mọi thứ phải chung nhau” Tuy nhiên, việc phải chung khu phụ giữa hai phòng ở nhiều nhà B cũng không hăn là đặc trưng của xã hội chủ nghĩa Hồi ký của nhà văn Vũ Công Chiến ghi: “có lần bố tôi giải thích: Lúc đầu, thiết kế của Triều Tiên xây nhà cho ta là mỗi tầng lên cầu thang chỉ có 4 căn hộ, trong đó mỗi căn hộ có 2 phòng ở, một phòng bếp, một nhà xí và một nhà tắm riêng biệt Tổng diện tích một căn hộ như thé, riêng hai phòng ở đã là gần bốn chục mét vuông Đến cấp Thứ trưởng của ta ngày đó cũng không dám mơ Vậy thì cán bộ lèng phèng, nhất là công nhân lại không thê ở được như thế Thế là người ta bèn chia ra, đánh hai số nhà cho một căn hộ và phân phối cho hai gia đình” (Vũ Công Chiến 2019:44) Trong khi đó, Logan chỉ ra rằng các căn hộ ở KTT Kim Liên chủ yếu dành cho công nhân viên chức nhà nước ở các cấp Chất lượng thiết kế các căn hộ cũng ở trên mức trung bình Tuy nhiên, với mức độ yêu cầu số lượng quá cao, các căn hộ đã nhanh chóng được phân phối cho nhiều hộ gia đình tới ở và với mật độ rất cao (Logan 2000:204).

Về cấu trúc, các kiến trúc sư Triều Tiên và Việt Nam đã thiết kế nhà ở cao tầng đầu tiên là nhà ở khu A và khu B; đó là nhà kiểu tắm nhỏ (blốc), tắm tường ngang chịu lực dày 20 cm (bước nhà 3,6 m, chiều ngang thông thủy mỗi phòng 3,4m), mái băng hai lớp, có độ đốc lớn nên chống thấm rat tốt (Dang Thái Hoàng 1985:39)!° Về không gian nhà có mặt bằng kiểu hành lang bên (rộng 1,5 m), mỗi bên cầu thang (rộng 2,7 m) có 2 căn hộ Mỗi căn hộ 2 phòng có 1 khối bếp và một khối xí, tắm đặt ở khu vực cửa ra vào Diện tích mỗi phòng là 18,2 m2; hai phòng đầu hồi lớn, khoảng 19,7 m2 và 21,1 m2, gần như

10 Dang Thái Hoàng, Kiến trúc nhà ở Hà Nội thé kỷ 19-20, NXB Hà Nội, 1985, tr.39

43 mỗi phòng đều có lô-gia (phần hành lang hướng ra ngoài nhưng được xây âm vào bên trong mặt bằng nhà) (Đặng Thái Hoang 1985:39).!! KTS Trịnh Hồng Triển, Phó Giám đốc Sở xây dựng Hà Nội, đánh giá: “Cũng lần đầu tiên xây dựng tại Hà Nội, thiết kế khu A khu B Kim Liên, lắp ghép tam xi đã thé hiện

“căn hộ khép kín”, song các phòng ở với diện tích lớn trên 20 m2, thường là hai phòng sử dụng một khu phụ Các căn hộ này diện tích quá lớn, không phù hợp với tiêu chuẩn phân phối ở nước ta, với 4 m2/ người, nên rất ít gia đình được “khép kín” trong một căn hộ”.!” KTS Dang Thái Hoàng cũng nhận xét tương tự: “Với kiểu nhà ở này, nếu tiêu chuẩn ở tương đối cao, một gia đình ở cả hai phòng, hoàn cảnh vệ sinh sẽ tốt; nêu tiêu chuẩn ở thấp, hai gia đình ở hai phòng sử dụng chung khu phụ, điều kiện vệ sinh sẽ kém, mức độ ô nhiễm ở lối vào sẽ tăng lên”.!3 Trên thực tế điều kiện ở Hà Nội lúc đó chỉ cán bộ trung cao cấp mới được ở tiêu chuẩn tương đối rộng rãi, một căn hộ 2 phòng; còn đa số cán bộ, công nhân viên chức thường ở tập thé, chia nhau căn hộ hay cùng chia nhau phòng Vào khoảng đầu những năm 1980 một cuộc điều tra xã hội học về nhà ở tại Hà Nội cho biết, số gia đình có nhân khẩu 5-6-7 người chiếm số lớn, tới 50%; số gia đình có nhân khẩu 2-3-4 người chiếm 30%; số gia đình có nhân khẩu 8-9-10 chiếm 20% Vào thời điểm đó tỷ lệ hộ ở chung ở Kim Liên lên đến khoảng 61%.'* Những hộ, những người độc thân ở chung một căn phòng hay ở chung một căn hộ này đương nhiên phải sử dụng bếp, xí, nhà tắm chung Đó là một điều hết sức bat tiện nhưng lại bat khả kháng trong bối cảnh nhà ở được xây dựng mà không tính toán đầy đủ đến tiêu chuẩn và khả năng sử dụng của con người.

Việc phân chia vào các căn hộ phần lớn được tiến hành theo hình thức phân phôi theo cơ quan, xét theo năm công tác và hệ sô lương roi boc thăm vi

!! Đặng Thái Hoàng, Kiến trúc nhà ở Hà Nội thế kỷ 19-20, NXB Hà Nội, 1985, tr.39

!2 Trinh Hong Triển, Hà Nội xây dựng nhà ở, Tạp chí Kiến trúc, 3/1984, tr.22

'3 Đặng Thái Hoàng, Kiến trúc nhà ở Hà Nội thé ky 19-20, NXB Hà Nội, 1985, tr.39

!4 Dang Thái Hoàng, Kiến trúc nhà ở Hà Nội thé kỷ 19-20, NXB Hà Nội, 1985, tr.39

44 trí phòng Trong một thời gian dài, kể từ khi về tiếp quản Hà Nội năm 1954, Chính phủ thực hiện chế độ nửa cung cấp mà hiện nay thường gọi là chính sách bao cấp về nhà ở cho những người làm công ăn lương Ngày 01 tháng 3 năm

1958, chế độ lương mới được chính thức thi hành, sau đó ngày 08 tháng 12 năm

1958 Chính phủ chính thức ban hành Thông tư số 529-TTg quy định tạm thời về chế độ nửa cung cap do Thứ trưởng Thủ tướng Phủ Phan Mỹ ký.'Š Thông tư này cho thấy 4 vẫn đề:

1/ Đây là chỉ là quy định tạm thời;

2/ Quy định về chế độ nửa cung cấp chứ không phải cung cấp toàn bộ, tức là người được hưởng chế độ này chỉ được cung cấp một phan, còn lại một phần khác thì phải tự thanh toán tiền như Thông tư quy định: “Những người sử dụng sẽ phải trả một số tiền theo tiêu chuẩn và mức độ sử dụng”.

3/ Nguyên tắc chung là “Các khoản cung cấp về nhà ở, điện, nước đối với những cán bộ, công nhân, nhân viên ở trong biên chế sẽ quy định thành chế độ và tiêu chuẩn căn cứ trên chức vụ, yêu cầu công tác và khả năng nhà cửa hiện nay.”.

4/ Chủ trương tiến tới sẽ bỏ dần chế độ này Về điểm cuối cùng này, Thông tư nhắc nhở: “Vấn dé bỏ dan chế độ nửa cung cấp là van dé quan trọng và phức tạp, đụng chạm đến nếp sinh hoạt hàng ngày của cán bộ, công nhân, nhân viên Các Bộ và Ủy ban Hành chính các cấp cần phải chú trọng lãnh đạo tư tưởng đề thực hiện nghị quyết của Hội đồng Chính phủ được tốt” Tuy nhiên phải hơn 3 thập kỷ sau chế độ nửa cung cấp/bao cấp này mới bị xóa bỏ hoàn toàn Bản thông tư này quy định nhiều vẫn đề về chế độ, tiêu chuẩn nhà ở, điện, nước, về các đồ dùng và người phục vụ (Xem thêm toàn văn Thông tư ở phần phụ lục).

Việc phân phối nhà ở các khu tập thé cao tang cũng như thấp tầng về cơ bản đều thực hiện theo Thông tư trên và các Nghị định tiếp theo của Chính phủ.

'S https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/lao-dong-tien-luong/thong-tu-529-ttg-quy-dinh-tam-thoi-che-do-nua- cung-cap-hien-nay-21668.aspx

Nhà nước xây nhà rồi phân phối chỉ tiêu cho các cơ quan Bộ, Ban, Ngành của Trung ương và Hà Nội Với các cán bộ trung cao cấp trở lên thì Bộ cấp thắng theo chỉ tiêu Với cán bộ từ cấp phòng trở xuống, vì quá đông và nhà lại quá ít, nên chỉ tiêu thường đưa về cơ sở, để xem xét, bình chọn và bốc thăm Việc bình chọn thường do đại diện lãnh đạo đơn vi va ba tô chức xã hội quan trọng nhất ở đơn vị là Đảng, Công đoàn, Thanh niên, quyết định trên cơ sở các bản đăng ký, kê khai, xác minh xem có phù hợp với tiêu chuẩn không rồi xếp ưu tiên theo thứ tự, niêm yết công khai ở đơn vị (Ghi chép phỏng vấn thực địa năm 2022).

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Thiết kế tầng và hành lang của khối nhà dành cho người độc thân - Luận văn thạc sĩ Nhân học: Lối sống ở khu tập thể Kim Liên, Hà Nội
Hình 2.1. Thiết kế tầng và hành lang của khối nhà dành cho người độc thân (Trang 46)
Hình 3.1. Ban thiết kế xây dựng Khu tập thé Kim Liên - Luận văn thạc sĩ Nhân học: Lối sống ở khu tập thể Kim Liên, Hà Nội
Hình 3.1. Ban thiết kế xây dựng Khu tập thé Kim Liên (Trang 66)
Ảnh 9: Hình ảnh không gia hành lang chụp từ dưới sân - Luận văn thạc sĩ Nhân học: Lối sống ở khu tập thể Kim Liên, Hà Nội
nh 9: Hình ảnh không gia hành lang chụp từ dưới sân (Trang 115)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w