Sự thay đổi kiến thức và thực hành về lối sống của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp giáo dục sức khỏe .... Sự thay đổi kiến thức và thực hành về lối sống kiểm soát tăng huyết áp của đố
Trang 1M Ụ L Ụ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
LÊ THỊ THANH HUYỀN
THAY ĐỔI LỐI SỐNG Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG TRỊ NĂM 2019 SAU GIÁO DỤC SỨC KHỎE
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
NAM ĐỊNH - 2019
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
LÊ THỊ THANH HUYỀN
THAY ĐỔI LỐI SỐNG Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG TRỊ NĂM 2019 SAU GIÁO DỤC SỨC KHỎE
Chuyên ngành: Điều dưỡng
Mã số: 8720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS Vũ Văn Thành
Nam Định - 2019
Trang 3M Ụ L Ụ
TÓM TẮT i
LỜI CẢM ƠN ii
LỜI CAM ĐOAN iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Tổng quan về bệnh tăng huyết áp 4
1.2 Lối sống kiểm soát tăng huyết áp 10
1.3 Vai trò của giáo dục sức khỏe trong thay đổi lối sống ở người bệnh tăng huyết áp 14
1.4 Các nghiên cứu về lối sống kiểm soát tăng huyết áp 17
1.5 Khung lý thuyết nghiên cứu 21
1.6 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 Đối tượng nghiên cứu 23
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 23
2.3 Thiết kế nghiên cứu 23
2.4 Cỡ mẫu 24
2.5 Phương pháp chọn mẫu 24
2.6 Phương pháp thu thập số liệu 25
2.7 Can thiệp giáo dục sức khỏe 26
2.8 Các biến số nghiên cứu 27
2.9 Bộ công cụ và tiêu chuẩn đánh giá 27
2.10 Phương pháp phân tích số liệu 30
2.11 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 30
2.12 Sai số và biện pháp khắc phục 30
Trang 4Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 32
3.2 Thực trạng kiến thức và thực hành về lối sống kiểm soát tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu 35
3.3 Sự thay đổi kiến thức và thực hành về lối sống của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp giáo dục sức khỏe 45
Chương 4: BÀN LUẬN 55
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 55
4.2 Thực trạng kiến thức và thực hành về lối sống kiểm soát tăng huyết áp 58
4.3 Sự thay đổi kiến thức và thực hành về lối sống kiểm soát tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp giáo dục sức khỏe 66
4.4 Hạn chế của nghiên cứu 73
KẾT LUẬN 75
KHUYẾN NGHỊ 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: CÁC BIẾN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU
Phụ lục 2: BẢN ĐỒNG THUẬN
Phụ lục 3: PHIẾU KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH THAY ĐỔI LỐI
SỐNG Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
Phụ lục 4: THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH THAY
ĐỔI LỐI SỐNG Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
Phụ lục 5: TÀI LIỆU PHÁT TAY NGƯỜI BỆNH
Phụ lục 6 TỜ RƠI
Trang 5TÓ M T Ắ T
người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị
sau giáo dục sức khỏe.Đối tượng và p hương p háp n g hiên cứ u: Nghiên cứu can thiệp giáo dục sức khỏe trên
một nhóm đối tượng có so sánh trước và sau bằng bộ câu hỏi chuẩn bị trước với cỡ mẫu là 107 người bệnh tăng huyết áp
bệnh còn hạn chế:Điểm trung bình kiến thức của người bệnh tham gia nghiên cứu chỉ đạt 10,03 ± 2,94 điểm trên tổng 17 điểm Tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng về lối sống kiểm soát tăng huyết áp là 67,3%; tỷ lệ người bệnh thực hành đạt về hoạt động thể lực là 49,5%, tỷ lệ người bệnh thực hành đạt về chế độ nghỉ ngơi là 35,5% Sau can thiệp kiến thức và thực hành của người bệnh cải thiện đáng kể: Trước can thiệp, điểm kiến thức của ĐTNC chỉ đạt ở mức trung bình là 10,03 ± 2,94 điểm trên tổng điểm là 17 điểm, nhưng đã có sự thay đổi tích cực sau can thiệp 4 tuần đạt 14,01 ± 2,64 điểm và duy trì sau can thiệp 8 tuần là 13,64 ± 2,91 điểm Tỷ lệ kiến thức đúng sau can thiệp 4 tuần tăng lên là 93,5% và duy trì sau 8 tuần là 87,9%; sau can thiệp 4 tuần tỷ lệ người bệnh thực hành về hoạt động thể lực đạt 71%, sau 4 tuần tăng lên 72%; sau 4 tuần tỷ lệ người bệnh thực hành về chế độ nghỉ ngơi đạt
58,9% và sau 8 tuần tăng lên 62,6%.Kết luận: Kiến thức và thực hành về lối sống kiểm soát
tăng huyết áp của người bệnh còn hạn chế trước can thiệp, nhưng cải thiện đáng kể sau can thiệp Kết quả cho thấy hiệu quả rõ rệt của giáo dục sức khỏe cho người bệnh
Trang 6L Ờ Ả M ƠN
Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Ban Giám hiệu, cô giáo chủ nhiệm cùng các thầy cô giáoTrường Đạihọc Điều dưỡng Nam Định đã hết lòng, nhiệt tình truyền thụ kiến thức và luôn hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới tiến sỹ Vũ Văn Thành,người thầytâm huyếtđã tận tình động viên,khích lệ, dành nhiều thời gianhướngdẫntôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này
Tôi xincảm ơn Ban giám đốc cùng tập thểcán bộnhân viên KhoaNội tim mạch – lão học, Bệnh viện đakhoa tỉnhQuảng Trị đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành việc thu thập sốliệu cho luận văn của mình
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Trị đãluônđộng viên, giúp đỡtôi trong quá trình học tập,nghiên cứu
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình tôi, bạn bè tôi những người đã luôn ởbên, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, chia sẻnhững khó khăn, động viên, hỗtrợtôitrong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
-N a m Định, tháng năm 2019
Lê Thị Thanh Huyền
Trang 8D H M Ụ CÁ C C H Ữ V IẾ Ắ T
BMI (Body Mass Index) : Chỉ số khối cơ thể
CDC (Centers for Disease :Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa Control and Prevention) dịch bệnh Hoa Kỳ
ESC (European Society of Cardiology) : Hiệp hội tim mạch Châu Âu
ESH (European Society of Hypertension) : Hiệp hội Tăng huyết áp Châu âu
NCDs (Non-communicable diseases) : Bệnh không lây nhiễm
JNC (Joint National Committee) : Ủy ban liên quốc gia về phòng ngừa,
phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết
áp
WHO (World Health Organization) : Tổ chức Y tế Thế giới
Trang 9D H M Ụ CÁ C B Ả G
Bảng 1.1 Phân độ THA 4
Bảng 1.2 Tác dụng của thay đổi lối sống trong điều trị THA theo JNC VII 13
Bảng 3.1 Phân bố về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 32
Bảng 3.2 Phân bố về học vấn, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống và kinh tế 33
của đối tượng nghiên cứu 33
Bảng 3.3 Đặc điểm liên quan đến điều trị của đối tượng nghiên cứu 34
Bảng 3.4 Tiếp nhận thông tin về lối sống kiểm soát tăng huyết áp 34
của đối tượng nghiên cứu 34
Bảng 3.5 Nguồn thông tin tiếp nhận về lối sống kiểm soát tăng huyết ápcủa đối tượng nghiên cứu 35
Bảng 3.6 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về chế độ ăn 35
Bảng 3.7 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về hút thuốc lá vàbệnh tăng huyết áp 36
Bảng 3.8 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về hạn chế uống rượu, bia và bệnh tăng huyết áp 36
Bảng 3.9 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về hoạt động thể lực vàbệnh tăng huyết áp 37
Bảng 3.10 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về chế độ nghỉ ngơi vàbệnh tăng huyết áp 37
Bảng 3.11 Kết quả thực hành về chế độ ăn của đối tượng nghiên cứutrước can thiệp 39
Bảng 3.12 Kết quả không hút thuốc lá/thuốc lào của đối tượng nghiên cứutrước can thiệp 40
Bảng 3.13 Kết quả thực hành hạn chế uống rượu/bia của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp 41
Bảng 3.14 Kết quả thực hành hoạt động thể lực trước can thiệp 42
Bảng 3.15 Kết quả thực hành chế độ nghỉ ngơi trước can thiệp 43
Trang 10Bảng 3.16 Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về chế độ ăn kiểm soát
tăng huyết áp trước và sau can thiệp 45
Bảng 3.17 Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về không hút thuốc lá, thuốc lào trước và sau can thiệp 46
Bảng 3.18 Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về hạn chếuống rượu, bia trước và sau can thiệp 46
Bảng 3.19 Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về hoạt động thể lực trước và sau can thiệp 47
Bảng 3.20 Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về chế độ nghỉ ngơi trước và sau can thiệp 48
Bảng 3.21 Sự thay đổi điểm kiến thức trước và sau can thiệp 49
Bảng 3.22 Kết quả thực hành chế độ ăn của đối tượng nghiên cứutrước và sau can thiệp 49
Bảng 3.23 Kết quả không hút thuốc lá/thuốc lào trước và sau can thiệp 50
Bảng 3.24 Kết quả thực hành hạn chế uống rượu/bia trước và sau can thiệp 51
Bảng 3.25 Kết quả thực hành hoạt động thể lực trước và sau can thiệp 52
Bảng 3.26 Kết quả thực hành chế độ nghỉ ngơi trước và sau can thiệp 53
Trang 11D H M Ụ CÁ C HÌN H , B IỂ U ĐỒ
Hình 1.1 Khung lý thuyết nghiên cứu 21 Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu 24 Biểu đồ 3.1 Điểm kiến thức chung về lối sống kiểm soát tăng huyết áp củađối
tượng nghiên cứu trước can thiệp 38 Biểu đồ 3.2 Kết quả chung thực hành chế độ ăn của đối tượng nghiên cứutrước can
thiệp 40 Biểu đồ 3.3 Thực trạng thực hành về lối sống của ĐTNC trước can thiệp 44 Biểu đồ 3.4 Sự thay đổi kiến thức chung trước và sau can thiệp 48 Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ đạt các loại thực hành thay đổi lối sống trước và sau can thiệp 54
Trang 12ĐẶ T V Ấ ĐỀ
Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến và hiện vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu về sức khỏe của con người Theo thống kê năm 2015 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên bị tăng huyết áp chiếm khoảng 22,3% dân số thế giới [68] Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp cũng ngày một gia tăng Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam trên 5.454 người trưởng thành (≥ 25 tuổi) trong quần thể 44 triệu người tại 8 tỉnh thành trên toàn quốc, kết quả cho thấy 47,3% người Việt Nam (20,8 triệu người) bị tăng huyết áp Đặc biệt, trong những người bị tăng huyết áp, có 39,1% (8,1 triệu người) không được phát hiện bị tăng huyết áp; 7,2% (0,9 triệu người) bị tăng huyết áp không được điều trị; 69,0% (8,1% triệu người) bị tăng huyết áp chưa kiểm soát được [32]
Hiện nay, tăng huyết áp đã và đang là bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu thế giới gây nên cái chết ở khoảng 9,4 triệu người mỗi năm và được mệnh danh là
“kẻ giết người thầm lặng” [67] Tại Mỹ có khoảng 77,9 triệu người có độ tuổi từ20 trở lên có tăng huyết áp, trong số đó có khoảng 69% người có nhồi máu cơ tim; 77% bị đột quỵ và 74% bị suy tim [58] Với tỷ lệ mắc bệnh cao và biến chứng nặng
nề, tăng huyết áp tạo ra một gánh nặng bệnh tật không nhỏ Tại Mỹ, tăng huyết áp tiêu tốn khoảng 46,4 tỷ USD mỗi năm [58], con số này tại Trung Quốc là 231,7 triệu USD [41], tại Việt Nam chi phí điều trị trực tiếp tăng huyết áp trung bình khoảng 65 USD/người [60]
Theo các khuyến cáo về điều trị tăng huyết áp của các tổ chức, tiêu chuẩn vàng trong điều trị tăng huyết áp bao gồm dùng thuốc và điều chỉnh lối sống [42], [44] Điều chỉnh lối sống dựa trên các bằng chứng khoa học cùng với các tuân thủ điều trị khác có giá trị kiểm soát tăng huyết áp.Theo khuyến cáo của Hiệp hội tăng huyết áp Châu âu năm 2013, thay đổi lối sống là một phần quan trọng đối với điều trị cũng như dự phòng tăng huyết áp, là biện pháp an toàn và có hiệu quả giúp làm chậm và phòng ngừa tăng huyết áp ở người chưa bị tăng huyết áp, giúp làm chậm
và phòng dùng thuốc ở tăng huyết áp độ I, giúp làm giảm huyết áp ở người tăng
Trang 13huyết áp đang điều trị thuốc, giảm liều và tác dụng phụ của thuốc Bên cạnh hiệu quả hạ huyết áp, thay đổi lối sống còn giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch
và các bệnh khác, giảm nguy cơ tim mạch tổng thể [44]
Tại Việt Nam, hầu hết các nghiên cứu về tăng huyết áp tập trung vào thực trạng, các yếu tố nguy cơ và tuân thủ điều trị[16],[26] Nhiều nghiên cứu can thiệp
về tuân thủ điều trị trong đó bao hàm thay đổi lối sống nhưng kết quả cải thiện kiến thức và thực hành lối sống không nhiều[9],[15] Các nghiên cứu trọng tâm vào thay đổi kiến thức và thực hành lối sống để giảm huyết áp chưa được quan tâm nhiều để thấy rõ sự cần thiết và giá trị của vấn đề này Một vài nghiên cứu cũng bắt đầu quan tâm đến các khuyến cáo khác như tuân thủ chế độ ăn, tuân thủ luyện tập [8],[19] Điều dưỡng là nhóm nhân viên y tế có sự giao tiếp gần gũi nhất với người bệnh, hiểu rõ hơn về nhu cầu giáo dục của người bệnh và có thể theo dõi, quản lý huyết áp, thay đổi lối sống của họ và đây cũng là một trong những nhiệm
vụ chính của điều dưỡng [2]
Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị theo thống kê năm 2018 có khoảng 2.410 lượt người bệnh tăng huyết áp đến khám, điều trị ngoại trú Qua quan sát quy trình người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú đến tái khám, nhận thấy rằng khi người bệnh tái khámđược kiểm tra sức khỏe, làm một số xét nghiệm và nhận thuốc điều trị là chủ yếu còn tư vấn về lối sống để kiểm soát huyết áp chưa được chú trọng Để có thể xác định được hiệu quả của giáo dục sức khỏe có tác động đến thay đổi lối sống ở người bệnh tăng huyết áp trong tiến trình kiểm soát bệnh
Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Thay đổi lối sống ở người bệnh tăng huyết áp
điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị năm 2019 sau giáo dục sức khỏe” nhằmmục tiêu:
Trang 15C hương 1
T Ổ N G U TÀI L IỆ U
1.1 T ổ n g q u a n về bện h tăng h u yết áp
1.1.1 Định nghĩa tăng huyết áp
Theo Tổ chức Y tế Thế giới 2003 [66], một người trưởng thành được chẩn đoán là THA khi: huyết áp tối đa (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu (HATTr) ≥ 90 mmHg Trị số huyết áp được tính trung bình cộng của ít nhất 2 lần
đo liên tiếp với cách đo chuẩn
1.1.2 Phân loại tăng huyết áp
Hiện nay, có nhiều cách phân loại THA nhưng theo “Khuyến cáo về chẩn đoán, điều trị và dự phòng THA năm 2018” của Hội tim mạch Việt Nam [7], dựa trên hướng dẫn của Ủy ban liên quốc gia về tăng huyết áp - JNC 8 (2014) [54] THA được phân độ như sau:
B ả n g 1.1 P hân độ T H A [7]
Tăng huyết áp tâm thu đơn
* Nếu huyết áp không cùng mức để phân loại thì chọn mức HATT hay HATTr cao nhất
* Tăng huyết áp tâm thu đơn độc xếp loại theo mức huyết áp tâm thu
* Tiền tăng huyết áp: khi HATT > 120-139mmHg và HATTr > 80-89 mmHg
Trang 161.1.3 Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp
* Nhóm yếu tố nguy cơ không thay đổi được
- Tuổi: Ở người cao tuổi, quá trình lão hóa dẫn tới sự rối loạn chức năng tim, chức năng tim mạch và sự xơ cứng của thành mạch tăng cùng với độ tuổi chuyển tiếp là yếu tố nguy cơ chính dẫn tới tỷ lệ mắc THA tăng dần theo tuổi [51],[53],[56] Hay nói cách khác, tuổi tác có mối liên quan chặt chẽ với THA, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tuổi càng cao thì HA càng tăng [28],[49]
- Giới tính: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có mối liên quan chặt chẽ giữa giới tính với tình trạng mắc bệnh THA Người cao tuổi là nam giới có tỷ lệ mắc THA cao hơn nữ giới[15],[49]
-Yếu tố di truyền: Tiền sử gia đình có người cùng huyết thống mắc bệnh tăng huyết áp, nhất là trực hệ (bố, mẹ, anh chị, em ruột) thì người đó có nguy cơ mắc bệnh THA cao hơn những người không có tiền sử gia đình [48]
* Nhóm yếu tốnguy cơ có thểthay đổiđược
Ăn mặn: WHO đưa ra khuyến nghị mỗi người trưởng thành nên sửdụng ít hơn
6 gam (hoặc 2,4 gam Natrihoặc một thìa cà phê)muối/ngày, nếu ăn nhiều hơngọi là
ăn mặn [66].Thói quen ăn mặn là một trong những yếu tố nguy cơ gây THA và các bệnh lý tim mạch khác Nhiều nghiên cứu đã chỉrarằng tần suất mắc bệnh THA tăng cao rõ rệt khi chếđộăn có nhiều muối [28],[48].Chếđộăn giảm muối dưới 6 gam/ngày có thểlàm giảm HA từ2-8 mmHg [7] Như vậy, thực hiện chếđộăn giảm muối là một biện pháp quan trọng đểđiều trịcũng như phòng bệnh THA
Hút thuốc lá, thuốc lào: Là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra các bệnh lý
tim mạch trong đó có THA Nicotine có trong thuốc lá gây co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim, rối loạn nhịp tim Mức độ ảnh hưởng đến tim mạch cũng tăng theo mức độ hút thuốc lá tức là càng hút nhiều, hút lâu thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao [59] Những người có thói quen hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh THA cao hơn người không hút thuốc lá [49]
Trang 17Tác giả Âu Bích Thủy nghiên cứu ở người đàn ông Việt Nam hút thuốc từ 30 năm trở lên hoặc 20 gói/năm trở lên cho thấy THA ở người hút thuốc gấp 1,52 lần
và 1,34 lần so với người không hút thuốc [37]
Uống nhiều rượu/bia: Cồn trong rượu/bia chính là nguyên nhân gây THA Cứ
hấp thu 10g cồn huyết áp tăng lên khoảng 1 mmHg Người có thói quen uống nhiều rượu/bia có nguy cơ mắc bệnh THA cao hơn những người không uống rượu/bia 1,72 lần Nhưng nếu dùng thường xuyên một lượng rượu/bia nhỏ sẽ có tác dụng làm giảm các nguyên nhân gây tử vong nói chung và nguyên nhân do tim mạch nói riêng Uống rượu/bia với mức độ vừa phải có thể làm giảm huyết áp từ 2 -4mmHg [7] Giảm tiêu thụ rượu xuống tới dưới 3 lần uống trong ngày (30ml rượu) làm giảm huyết áp ở người bệnh có điều trị [61]
Theo nghiên cứu của Trần Thúy Liễu, Lê VănTuấn nghiên cứu về thực trạng tăng huyết áp ở người bệnh THA cho thấy nhóm có uống rượu/bia thì nguy cơ THA cao gấp 3,11 lần so với nhóm không uống rượu/ bia [14]
Ít hoạt động thể lực (lối sống tĩnh tại): Thói quen sống tĩnh tại rất nguy hại
đối với sức khỏe tim mạch nhưng nếu tăng cường vận động thể lực vừa sức, đều đặn hằng ngày mang lại lợi ích rõ rệt trong giảm nguy cơ bệnh tim mạch nói chung
và bệnh tăng huyết áp nói riêng Theo khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam, nên hoạt động đều đặn 30 phút/ngày với cường độ trung bình, ít nhất 5 lần/tuần, tức
150 phút/tuần hoặc với cường độ cao ít nhất 75 phút/tuần [7]
Hoạt động thể lực bao gồm các hoạt động thường ngày và luyện tập thể dục thể thao Hoạt động thể lực đúng mức đều đặn được coi như một liệu pháp hiện đại
để dự phòng THA, không vận động được coi là nguyên nhân của 5-13% các trường hợp THA hiện nay [38]
Theo nghiên cứu của Phạm Duy Tường, Nguyễn Thị Cẩm Nhung nghiên cứu trên 200 người cao tuổi tại Hà Nội liên quan đến một số thói quen hoạt động thể lực
và lối sống ở người cao tuổi cho thấy các cụ không tập thể dục chiếm 67,5% trong
đó có 61,5% mắc bệnh tim mạch và 54,1% mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn so với nhóm không tập thể dục mà không mắc bệnh [30]
Trang 18Stress (căng thẳng, lo âu quá mức): Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng
căng thẳng thần kinh, stress làm tăng nhịp tim Những người bị stress tâm lý ở mức
độ cao có nguy cơ mắc THA cao hơn người ít có stress tâm lý[34],[51] Hạn chế những căng thẳng, lo âu là một biện pháp dự phòng bệnh tăng huyết áp
Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể của mỗi người được theo dõi bằng chỉ
số khối cơ thể: BMI (Body mass index) được tính theo công thức cân nặng (kg) chia bình phương chiều cao (mét) Với người Việt Nam, chỉ số BMI từ 23kg/m2 trở lên được gọi là thừa cân và từ 25kg/m2 trở lên được coi là béo phì Tốt nhất, phải duy trì BMI ở mức trung bình từ 18,5 -22,9 kg/m2
Thừa cân, béo phì là nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch nói chung và tăng huyết áp nóiriêng Nếu tăng từ 5-10kg trọng lượng cơ thể so với cân nặng chuẩn (lúc 18 tuổi) sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ xuất hiện bệnh tăng huyết áp Tăng cân trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ (chiếm48%) làm tăng khả năng mắc bệnh Với người thừa cân/béo phì, cứ giảm 10kg cân nặng sẽ làm giảm mức huyết áp tâm thutừ 5-10mmHg [41] Một số nghiên cứu cho thấy, những người có chỉ số BMI ≥
23 kg/m2 có nguy cơ mắc tăng huyết áp cao hơn những người có chỉ số BMI < 23 kg/m2 [6],[15]
1.1.4 Biểu hiện của bệnh tăng huyết áp
Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp” năm 2010 của Bộ Y tế [1], hầu hếtngười bệnh tăng huyết ápkhông có triệu chứng gì cho đến khi phát hiện bệnh Đôi khi tăng huyết ápgây ra một số triệu chứng: Đau đầu ở vùng chẩm sau gáy là triệu chứng thường gặp nhất Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể gặp làkhó thở, chóng mặt, đau ngực, đánh trống ngực, chảy máu mũi, nhưng không đặc hiệu Một số triệu chứng khác có thể gặp của bệnh tăng huyết áptùy thuộc vào nguyên nhân hoặc biến chứng của bệnh
Đo huyết áp là biện pháp duy nhất để khẳng định tăng huyết ápvới trị số huyết áptâm thutừ140 mmHgtrở lênvà/hoặc huyết áp tâm trươngtừ90 mmHgtrở lên
1.1.5 Biến chứng của bệnh tăng huyết áp
Biến chứng tim mạch: Suy tim, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch
Trang 19vành, bệnh mạch máu khác
Biến chứng não: Tai biến mạch máu não, bệnh não do THA
Biến chứng thận: Đái ra protein, suy thận
Biến chứng mạch ngoại vi, trong đó đặc biệt nguy hiểm là biến chứng tách thành động mạch chủ có thể dẫn đến chết người
Biến chứng về mắt, tiến triển theo các giai đoạn, thậm chí dẫn đến mù lòa [10]
1.1.6 Điều trị bệnh tăng huyết áp[1]
- Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu
* Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống
- Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng: Giảm ăn mặn (dưới 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày) Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo no
- Tích cực giảm cân (nếu thừacân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số BMI
Trang 20uống ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơp 14 cốcchuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ)
- Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá, thuốc lào
- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: Tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngàyvà ít nhất 5 lần/tuần
- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, cần chú ý thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý
- Tránh bị lạnh đột ngột
* Điều trị bệnh tăng huyết áp bằng thuốc
- Chọn thuốc khởi đầu:
+ Tăng huyết áp độ 1: Có thể lựa chọn một trong số các nhóm thuốc: lợi tiểu thiazide liều thấp; ức chế men chuyển; chẹn kênh canxi loại tác dụng kéo dài; chẹn beta giao cảm (nếu không có chống chỉ định)
+ Tăng huyết áp từ độ 2 trở lên: Nên phối hợp 2 loại thuốc (lợi tiểu, chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển, ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II, chẹn bêta giao cảm)
+ Từng bước phối hợp các thuốc hạ huyến áp cơ bản, bắt đầu từ liều thấp như lợi tiểu thiazide (hydrochlorothiazide 12.5mg/ngày), chẹn kênh canxi dạng phóng thích chậm (nifedipine chậm (retard) 10 – 20mg/ngày), ức chếmen chuyển (enalapril 5mg/ngày; perindopril 2,5-5 mg/ngày )
- Quản lý người bệnh ngay tại tuyến cơ sở để đảm bảo người bệnh được uống thuốc đúng, đủ và đều; đồng thời giám sát quá trình điều trị, tái khám, phát hiện sớm các biến chứng và tác dụng phụ của thuốc theo 4 bước quản lý tăng huyết áp ở tuyến cơ sở
- Nếu chưa đạt huyết áp mục tiêu: Chỉnh liều tối ưu hoặc bổ sung thêm một loại thuốc khác cho đến khi đạt huyết áp mục tiêu
- Nếu vẫn không đạt huyết áp mục tiêu hoặc có biến chứng cần chuyển tuyến trên hoặc gửi khám chuyên khoa tim mạch
Khuyến cáo điều trị THA ban đầu theo huyết áp phòng khám của Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam năm 2018 [7]
Trang 211.1.7 Phòng bệnh tăng huyết áp [1]
Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống là những biện pháp để phòng ngừa tăng huyết áp ở người trưởng thành, phối hợp với việc giáo dục truyền thông nâng caonhận thức và hiểu biết về bệnh tăng huyết áp cũng như các biến chứng của tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác
1.1.8 Tình hình tăng huyết áp
* Trên thế giới
Tăng huyết áp đã và đang là bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu thếgiới gây nên cái chết ở khoảng 9,4 triệu người mỗi năm và được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” [67] Bệnh đã trở thành mối quan tâm toàn cầu khi tỷ lệ mắc có
xu hướng tăng lên ở hầu hết các quốc gia Theo thống kê của Tổchức Y tế Thế giới, năm 2015 thế giới có 22,3% người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên mắc tăng huyết
áp, con số này ước tính sẽ tăng lên khoảng29% dân số (tương đương 1,56 tỷngười) vào năm 2025 Tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh tim mạch [68]
* Tại Việt Nam
Tình hình mắc tăng huyết áp tại Việt Nam ngày một gia tăng Theo báo cáo của Nguyễn Lân Việt (2012), tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn năm 1960 là 1% dân
số, năm 1992 là 11,2%, năm 2002 là 16,9%, năm 2008 là 25,1% [31] Đến năm
2015 con số này lên tới 47,3% (tương đương 20,8 triệu người), trong đó có 39,1% người không được phát hiện tăng huyết áp, 7,2% người bệnh tăng huyết áp không được điều trị và 69% người bệnh chưa kiểm soát được huyết áp [32]
1.2 L ối sống kiểm soát tăng h u yết áp
1.2.1 Khái niệm lối sống và thay đổi lối sống
1.2.1.1 Khái niệm lối sống
Cho đến nay, đã có nhiều công trình của các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về lối sống, tiếp cận lối sống dưới nhiều góc độ khác nhau và vì thế đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau về lối sống Nội hàm của lối sống được xác định tùy theo mục đích và cách tiếp cận mà mỗi nhà nghiên cứu áp dụng Tuy
Trang 22nhiên, dù tiếp cận lối sống từ góc độ nào thì về cơ bản, các nhà nghiên cứu đều thống nhất quan điểm khi cho rằng:
Lối sống là toàn bộ hoạt động sống của con người, bao gồm các phương thức sinh sống, các mối quan hệ xã hội, ý thức, lý tưởng, niềm tin được biểu hiện thông qua những hành vi trong cuộc sống hàng ngày.Lối sống là những hoạt động sống của con người được lặp đi lặp lại nhiều lần trở thành thói quen, thành nếp Hay nói cách khác lối sống có tính ổn định tương đối
Tiếp cận lối sống trên quan điểm về sức khỏeTổ chức Y tế thế giới, ESC/ESH 2013 xác định một lối sống lành mạnh là một cách sống làm giảm nguy
cơ bị bệnh nặng hoặc chết sớm Lối sống được xác định là những hành vi của con người như hoạt động thể chất, chế độ ăn uống, sử dụng thuốc lá, uống rượu/bia, căng thẳng tinh thần và chính các yếu tố này là các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm như bệnh tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và đột quỵ, ung thư và bệnh phổi mãn tính [44]
Trên cơ sở các định nghĩa và quan điểm trên, nhóm nghiên cứu đề tài xác định: Lối sống của người bệnh tăng huyết áp là khái niệm để chỉ cách thức sống, hành vi hàng ngày của các cá nhân liên quan đếnchế độ ăn uống, hoạt động thể lực,
sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chế độ nghỉ ngơi của nhóm đối tượng này,đóchính là các yếu tố nguy cơ hay là yếu tố kiểm soát huyết áp của họ
Theo hướng dẫn của Ủy ban liên quốc gia về tăng huyết áp-JNC VIII (2014) [54] và tài liệu hướng dẫn, điều trị và chẩn đoán THAcủa Bộ Y tế [1] Thay đổi lối sống của người bệnh tăng huyết áp ởcác lĩnh vực sau:Chế độ ăn; hoạt động thể lực; hạn chế rượu, bia; không hút thuốc lá; chế độ nghĩ ngơi, giảm stress
1.2.1.2 Thay đổi lối sống ở người bệnh tăng huyết áp
Thay đổi lối sống hay còn gọi là liệu pháp điều trị không dùng thuốc là cơ sở giúp người bệnh THA đạt được hành vi lối sống khỏe mạnh Thay đổi lối sống là một cách hiệu quả để quản lý tăng huyết áp [40] Thay đổi lối sống có thể trì hoãn tăng huyết áp và thậm chí ngăn ngừa nó [62]
Trang 23Các yếu tố lối sống được khuyến nghị để giảm huyết áp bao gồm: Giảm cân (nếu thừa cân), hoạt động thể lực thường xuyên, uống rượu/bia vừa phải, thay đổi chế độ ăn và giảm lượng natri [45] Các phương pháp ăn kiêng để kiểm soát huyết
áp (DASH) được khuyến nghị là chế độ ăn rất nhiều trái cây và rau quả, sản phẩm
từ sữa ít chất béo bão hòa và cholesterol Chế độ ăn DASH đã tạo ra kết quả hiệu quả trong việc giảm huyết áp [45]
Lối sống lành mạnh là rất quan trọng để phòng ngừa THA và là cách tốt nhất
để kiểm soát huyết áp cho những người bị THA
Duy trì trọng lượng cơ thể bình thường đóng một vai trò lớn trong phòng ngừa và giảm huyết áp cao Theo ESH & ESC (2013), thừa cân có tác động lớn đến huyết áp do đó giảm cân là một cách thiết yếu để quản lý và ngăn ngừa huyết áp cao Ngoài ra chế độ ăn DASH và hoạt động thể lực làm giảm huyết áp cao Đối với những người bệnh không thể duy trì trọng lượng cơ thể bình thường, giảm ít nhất 4,5kg là một khởi đầu hiệu quả đối với việc hạ huyết áp cao Thừa cân không chỉ làm tăng huyết áp, mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Kế hoạch giảm cân phù hợp bao gồm các bài tập và dinh dưỡng tốt Do đó, điều quan trọng là có được một bài tập 30 phút ít nhất 5 ngày một tuần[44]
Lượng muối dư thừa có liên quan đến tăng huyết áp Các nghiên cứu đã chỉ
ra rằng lượng muối ăn nói chung là 9 - 12 g mỗi ngày Giảm xuống 5g mỗi ngày sẽ
có lợi ích hiệu quả cho người bệnh tăng huyết áp Hạn chế muối cũng được khuyến nghị cho người bệnh tiểu đường và người bệnh mắc bệnh thận mãn tính [44]
JNC VII (2003) chỉ ra rằng điều quan trọng là phải giảm tiêu thụ rượu và hút thuốc Hút thuốc có thể khó bỏ nhưng với sự hướng dẫn thích hợp từ nhân viên y tế,
nó có thể được thực hiện dễ dàng [42]
1.2.2 Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp của Bộ Y tế (2010) [1] cũng như của Ủy ban liên quốc gia về tăng huyết áp-JNC VIII (2014) [54] Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống, bao gồm:
Trang 24- Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng:
+ Giảm ăn mặn (< 6 gam muối/NaCl hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày) + Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi (≥5 suất tiêu chuẩn/ngày)
+ Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no
+ Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối
cơ thể (BMI: body mass index) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2
+ Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ
+ Hạn chế uống rượu, bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ) Một cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia hoặc 120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh
+ Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào
+ Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: Tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày, 5-7 ngày mỗi tuần
- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý
1.2.3 Tác dụng của thay đổi lối sống đối với điều trị tăng huyết áp
B ả n g 1.2 Tác d ụ g của th a y đổi lối sống tro n g điều trị T H A V II [42]
Trang 25Giảm cân Duy trì cân nặng bình thường (BMI
8-14 mmHg
Chế độ ăn giảm Natri
Lượng Natri trong chế độ ăn ≤ 100 mmol/ngày (2,4g Natri hoặc 6g Natri clorid)
2-8 mmHg
Hoạt động thể lực
Tham gia các hoạt động thể lực đều đặn như đi bộ nhanh (ít nhất 30 phút mỗi ngày, phần lớn các ngày trong tuần)
1.3 Mô hìn h niềm tin sức k hỏe
Mô hình niềm tin sức khỏe là một mô hình tâm lý dùng để giải thích và dự đoán các hành vi sức khỏe Hành vi sức khỏe là một trong những phần không thể thiếu trong điều trị để kiểm soát tăng huyết áp và ngăn ngừa biến chứng (Chobanian
et al., 2003) Nhằm giúp bệnh nhân cải thiện khả năng của họ để kiểm soát huyết áp, người Điều dưỡng cần phải hiểu lý thuyết và các yếu tố liên quan liên quan đến hành vi sức khỏe Theo mô hình niềm tin sức khỏe thì các cá nhân có khả năng thay đổi hành vi có hại để thực hiện, duy trì và phát triển hành vi có lợi cho sức khỏe khi
họ nhận thức được [28]:
- Nguy cơ của bản thân đối với vấn đề sức khỏe cụ thể và sự trầm trọng của nguy cơ này
- Sức khỏe của bản thân bị đe dọa bởi vấn đề này
- Sự thay đổi hành vi sẽ có nhiều lợi ích
Trang 26- Cần thông tin về cách phòng bệnh hay có sự khuyến cáo về thay đổi hành vi Theo lý thuyết niềm tin sức khỏe khi một cá nhân nhận thức được tính nhạy cảm với một bệnh nào đó, hậu quả khi mắc bệnh, lợi ích của những hành vi sức khỏe, những cản trở có thể gặp khi thực hiện, sẽ ý thức được sự đe dọa của bệnh đối với bản thân mong muốn tránh được bệnh tật thì bản thân họ sẽ chủ động thực hiện những hành vi có lợi cho sức khỏe để phòng tránh bệnh tật cho bản thân
(D o n N u tbea m a n d E liza beth H arris 2004) Hìn h 1.1 Mô hìn h niềm tin sức k hỏe (lược dịch)
Nguồn: Nursing Theories and Nursing Practice 4th edition, 2015
Mô hình niềm tin sức khỏe đã chỉ rõ vai trò nhận thức của mỗi cá nhân có khả năng thay đổi hành vi có hại để thực hiện, duy trì và phát triển hành vi có lợi cho sức khỏe Đối tượng giáo dục sức khỏe phải nhận thức được những hành vi của họ
đã và đang làm sẽ gây hậu quả như thế nào đối với sức khỏe của họ
1.4 V ai trò của giáo d ục sức k hỏe trong thay đổi lối sống ở n gười bện h tăng h u yết áp
Giáo dục sức khỏe là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe.Đối với thay đổi lối Nhận thức được tính nhạy
Nhận thức về cản trở khi
thực hiện hành động
Sự tự chủ(Nhận thức về khả năng thực hiện hành động khuyến cáo)
Trang 27sống ở người bệnh tăng huyết áp giáo dục sức khỏe đã góp phần nâng cao kiến thức
và thực hành của người bệnh giúp kiểm soát tốt huyết áp, cụ thể:
Nghiên cứu của Rabia Hacihasanoğlu và Sebahat Gözüm (2011) tại Thổ Nhĩ
Kỳ đã chỉ ra can thiệp giáo dục sức khỏe trên người bệnh THA đã làm tăng thực hành tuân thủ thuốcvà thực hành lối sống lành mạnh giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn với nhóm không can thiệp giáo dục sức khỏe [49]
Chu Hong Lu và cộng sự (2015) thực hiện nghiên cứu so sánh ba chương trình giáo dục sức khoẻ dựa vào cộng đồng (gồm: Nhóm 1: tự học; Nhóm 2: bài giảng dạy thường xuyên hàng tháng; Nhóm 3: hội thảo giáo dục tương tác hàng tháng) tại Trung Quốc cho thấy đã cải thiện đáng kể điểm số kiến thức về tăng huyết áp, tuân thủviệc sử dụng thuốc thường xuyên, chế độ ăn muối thích hợp và hoạt động hoạt động thể lựcthường xuyên tăng dần từ nhóm 1 đến nhóm 2 rồi đến nhóm 3 [56]
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Trần Văn Long (2012) cho thấy sự thay đổi kiến thức và thực hành về lối sống của người bệnh sau giáo dục sức khỏe Trước can thiệp kiến thức của NB về chế độ ăn giảm mặn, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu/bia, hoạt động thể lực hạn chế 66%; 35,8%; 32,1%; 60,4% sau giáo dục sức khỏe tỷ lệ này được cải thiện đáng kể lần lượt là 73,4%; 55%; 60,6%; 71,6% Một số thói quen của người bệnh cũng có sự thay đổi: trước can thiệp có 8,2% người bệnh còn hút thuốc, đến sau can thiệp tỷ lệ này chỉ còn 5,5% Hiệu quả của can thiệp được ghi nhận bởi sự thay đổi hành vi tập thể dục thể thao ở nhóm can thiệp tăng gần 10% [15]
Nghiên cứu của Nguyễn Kim Kế và cộng sự tại Hưng Yên (2013) cho thấy hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏeđã cải thiện rõ rệt một số hành vi nguy cơ THA so với trước can thiệp là giảm cân (tăng 23,3%), tập thể dục đều tăng (26%), kiến thức tốt đã tăng thêm 47%, mức độ tăng huyết ápở người bệnh cũng có sự chuyển dịch từ tăng huyết ápmức độ nặng sang mức độ nhẹ hơn, 38% người bệnh
đã duy trì huyết áp ở mức ổn định, tỷlệ tăng huyết ápgiai đoạn I giảm 22,7%, tỷ lệ tăng huyết ápgiai đoạn II giảm 2,7% Hiệu quả can thiệp đạt 13,9% [9]
Trang 281.5 Các n g hiên cứ u về lối sống kiểm soát tăng h u yết áp
1.5.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của Uzun S và cộng sự (2009) thực hiện trên người bệnh khám
và điều trị THA ngoại trú với 44 câu hỏi thì cho thấy việc tuân thủ kiểm soát huyết
áp bằng chế độ ăn ít chất béo và ít muối là 65%; kiểm soát huyết áp liên quan với hoạt động thể lực theo chế độ tập 30 - 60 phút/ngày, ít nhất 3 lần mỗi tuần là tỷ lệ 31%; không hút thuốc lá/thuốc lào có tỷ lệ 83% [64]
Nghiên cứu về kiến thức và thực hành thay đổi lối sống ở nam giới bị THA ở
Ấn độ năm 2015 kết quả gần 84% có kiến thức về ảnh hưởng của việc hút thuốc và uống rượu đối với THA và 82% có kiến thức về ít nhất 3 yếu tố dinh dưỡng mà kiểm soát THA (giảm muối, hạn chế dầu mỡ và tăng cường rau quả) Khoảng 70% người bệnh nam giới đã nhận thức được rằng hơn 30 phút hoạt động thể chất/ngày
là cần thiết để kiểm soát tăng huyết áp Hiện có 89% người bệnh là có hoạt động thể chất trong hơn 30 phút/ngày, 72% không tiêu thụ rượu, 89% là người không hút thuốc nhưng 25% đã thường thêm muối trong chế độ ăn uống của họ và không ai trong số họ ăn tăng lượng chất xơ [65]
Nghiên cứu của tác giả Fahimeh Jafari và cộng sự (2016) tại Iran khi nghiên cứu tác dụng của chương trình thay đổi lối sống đối với kiến thức, thái độ và thực hành của người bệnh tăng huyết áp với nong mạch vành cho thấy điểm trung bình của kiến thức, thái độ và thực hành trong nhóm thử nghiệm ngay lập tức sau can thiệp lần lượt là 77,8 ± 7,2, 88,3 ± 6,4 và 86,2 ± 6,5 và một tháng sau can thiệp lần lượt là 80,8 ± 7,4, 91,1 ± 3,5 và 92,5 ± 2,2 Nhưng trong nhóm kiểm soát, giá trị trung bình điểm số kiến thức, thái độ và thực hành ngay sau can thiệp (34,90 ± 11,23, 61,11 ± 6,28, và 38,64 ± 7,15) và một tháng sau can thiệp là (38,64 ± 7,15, 59,56 ± 6,31 và 37,27 ± 7,26 Kết quả nghiên cứu cho thấy chương trình thay đổi lối sống có hiệu quả trong việc thúc đẩy kiến thức, thái độ và thực hành của người bệnh tăng huyết áp đã nong mạch vành [46]
Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Ethiopia (2017) cho thấy chỉ có 27,3% người bệnh người bệnh THA tuân thủ tất cả các khuyến cáo về lối sống trong
Trang 29đó chỉ có 16,1% thực hiện hoạt động thể chất trong 30 phút mỗi ngày; 41,9% đã thực hành kiểm soát cân nặng tốt; 57,5% thực hiện khuyến cáo chế độ ăn uống ít muối; 87,9% không uống rượu trong 7 ngày qua; 91,2% không hút thuốc [39] Tóm lại: Các nghiên cứu trên đã cho thấy thực trạng kiến thức và thực hành của người bệnh về lối sống kiểm soát THA Kết quả của các tác giả có sự khác nhau tùy thuộc vào việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu cũng như đặc điểm khác nhau về văn hóa của các quốc gia Tuy nhiên,các kết quả đều cho thấy rằng kiến thức, thực hành lối sống của người bệnh còn nhiều hạn chế và cần thay đổi tốt hơn theo các khuyến cáo và cần có các giải pháp để có thể kiểm soát được huyết áp
1.5.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Minh Phương (2011) trên 250 người bệnh THA tuổi
từ 25-60 ở 4 phường của thành phố Hà Nội cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị chung là 44,8% bao gồm thực hiện chế độ ăn, tập thể dục, uống thuốc, đo huyết áp Trong
đó, tỷ lệ thực hiện chế độ ăn đạt yêu cầu 36%, gồm 5 yếu tố là ăn nhạt, ăn nhiều rau,
ăn ít chất béo, hạn chế rượu/bia, không hút thuốc và đánh giá đạt yêu cầu khi đạt trên 3 lựa chọn Có 66,4% đối tượng nghiên cứu hạn chế uống rượu Về thực hành không hút thuốc có 72%; thực hành hoạt động thể lực đạt 62,8% là tập thể dục thường xuyên và cũng chưa quan tâm đến 2 khía cạnh quan trọng khác của hoạt động thể lực là thời gian tập luyện theo khuyến cáo là từ 30-60 phút và cường độ tập ở mức độ vừa phải [20]
Nghiên cứu can thiệp trên 257 người cao tuổi của Trần Văn Long năm 2012 cho thấy can thiệp giáo dục sức khỏe đã cải thiện đáng kể kiến thức của người cao tuổi mắc THA: tỷ lệ người bệnh ăn giảm muối đã tăng từ 11,3% trước can thiệp lên 15,6% sau can thiệp; tỷ lệ người bệnh thay đổi biết nên ăn ít mỡ động vật tăng từ 6,3% lên 35,8%; hoạt động thể lực tăng từ 50,3% trước can thiệp lên 58,7% sau can thiệp [15]
Tác giả Nguyễn Tuấn Khanh và cộng sự (2012) với một nghiên cứu mô tả về kiến thức và thực hành phòng và điều trị THA ở người cao tuổi tại thành phố Mỹ Tho cho thấy 67,7% không hút thuốc lá hoặc đã bỏ thuốc lá; 78,9% không uống
Trang 30rượu bia hoặc uống ít; 47,1% không có thói quen ăn mặn; phần lớn người tham gia nghiên cứu đều có hoạt động thể lực chiếm 73,2% [11]
Nhóm tác giả Trịnh Thị Phương Thảo và Nguyễn Văn Cư (2012) khi nghiên cứu về hành vi nguy cơ ở người mắc bệnh THA tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: Tỷ lệ người mắc bệnh THA là 28,5%, trong số những người THA này chỉ
có 41,3% đang điều trị và 22,8% kiểm soát huyết áp có hiệu quả, tỷ lệ thừa cân – béo phì 56,0%; ăn chất béo động vật 49,1%; không hoạt động thể lực 45,8%; ăn mặn 42,8%; hút thuốc lá 40,6%; lạm dụng rượu 40,6% Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bệnh THA với các hành vi nguy cơ: béo phì, hút thuốc lá, ăn mặn, ăn chất béo động vật và ít hoạt động thể lực [25]
Tác giả Đỗ Thị Lệ Hằng cùng cộng sự (2013) khi nghiên cứu về thực trạng
và các yếu tố liên quan đến hành vi tự chăm sóc của người bệnh THA cho thấy độ tuổi trung bình 68,8±8,9 tuổi; tỷ lệ THA ở nam là 47,5%, nữ là 52,5%; 88,1% người bệnh sống cùng gia đình và trình độ học vấn THCS chiếm tỷ lệ cao nhất 28,8% Nghiên cứu này cho thấy 15,8% người bệnh chưa bao giờ tập thể dục; 17,8% người bệnh không thực hành ăn nhạt; tỷ lệ người bệnh uống nhiều rượu bia là 18,8%; hút thuốc lá là 10,9% [5]
Nhóm tác giả của Đào Ngọc Quân và Nguyễn Tiến Dũng (2013) trong một nghiên cứu mô tả tương quan để tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hành vi ăn uống của người bệnh THA tại Thái Nguyên cho thấy: tỷ lệ nam giới mắc THA là 47,1%; nữ giới mắc THA là 52,9%; tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 63,19±12,25 tuổi; điểm trung bình hành vi ăn uống của người bệnh ở mức thấp (43,14±10,51 điểm); nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không có mối liên quan giữa kiến thức với hành vi ăn uống [22]
Nghiên cứu về thực trạng hoạt động thể lực của người bệnh tăng huyết áp tại
xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội năm 2013 của Vũ Thị Thanh Huyền và Nguyễn Hồng Trang thì có gần 40% đối tượng nghiên cứu có mức độ hoạt động thể lực thấp; 27,2% có mức độ hoạt động thể lực trung bình và chỉ có 33% có mức độ hoạt động thể lực tích cực Phần lớn thời gian hoạt động thể lực có được chủ yếu là
Trang 31từ việc làm và hoạt động đi lại Riêng đối với thời gian giải trí, hoạt động thể lực gần như bằng không hoạt động tích cực hay vừa phải, có đến hơn 75% bệnh nhân không hoạt động gì trong thời gian rảnh [8]
Một nghiên cứu mô tả cắt ngang về thực trạng kiến thức và tuân thủ điều trị của người bệnh THA điều trị ngoại trú tại bệnh viện Ngô Quyền của tác giả Ngô Quang Trung(2015) có tới 14% người bệnh còn uống rượu/bia và 9,5% người bệnh còn hút thuốc lá/thuốc lào [27]
Nghiên cứu của Trần Thị Kim Xuân (2017) trên 229 người bệnh THA điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy cho kết quả 59,4% đối tượng nghiên cứu có kiến thức tốt về bệnh; 85,2% thực hiện chế độ ăn nhạt; 79,8% thực hiện chế độ hạn chế uống rượu/bia; 83% bỏ thuốc lá [33]
Tác giả Hà Thị Nhung và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 385 mẫu người bệnh THA điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thống Nhất Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2017, khảo sát mối liên quan giữa kiến thức, rào cản và hành vi ăn uống của người bệnh THA cho thấy hành vi ăn uống đạt mức cao (X=3,00, SD = 0,62); kiến thức về chế độ ăn kiêng kiểm soát THA đạt mức độ tốt (81,3%); không có mối liên quan giữa kiến thức và hành vi ăn uống [19]
Tóm lại: Từ tổng quan về các đề tài liên quan đến lối sống của người bệnh THA, chúng tôi thấy rằng: Hầu hết các nội dung về lối sống kiểm soát THA đã được nghiên cứu nhiều trong các đề tài về tuân thủ điều trị bao gồm cả tuân thủ chế
độ dùng thuốc và không dùng thuốc Có một số nghiên cứu cũng quan tâm đến từng nội dungvề lối sống cụ thể như tuân thủ chế độ ăn và tuân thủ luyện tập ở người bệnh THA Tuy nhiên, còn ít các đề tài nghiên cứu đánh giá hiệu quả của can thiệp giáo dục sức khỏe về thay đổi lối sống cho người bệnh THA từ đó trao quyền cho người bệnh trong việc tự chăm sóc sức khỏe, đặc biệt để tăng cường và phát huy vai trò giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng viên cho người bệnh
Trang 321.6 K h g lý thuyết n g hiên cứ u
Dựa trên định nghĩa về lối sống và tài liệu về hướng dẫn điều trị và chăm sóc người bệnh tăng huyết áp của Bộ Y tế [1], khung lý thuyết nghiên cứu được xây dựng như sau:
Hìn h 1.2 K h g lý thuyết n g hiên cứ u 1.6 G iới thiệu về địa bàn n g hiên cứ u
Quảng trị là một tỉnh thuộc vùng bắc trung bộ và duyên hải miền trung, với diện tích 4621,7 km2 và dân số 627,3 nghìn người Quảng Trị là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đông-Tây nối với Lào-Thái Lan- Mianmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo
Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị được thành lập theo Quyết định số 113/QĐ-UBND ngày 05/8/1989 của UBND tỉnh Quảng Trị với quy mô bệnh viện hạng II và có 300 giường bệnh Ngày 01/02/2016 bệnh viện được nâng lên bệnh viện hạng I theo quyết định số1401/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị Bệnh viện có tổng diện tích 21 ha, 1178 giường bệnh, 525 cán bộ viên chức, 32
C hế độ ăn
Giảm ăn mặn
Ăn nhiều rau quả
Ăn hạn chế chất béo
H ạ n chế uố n g rượu, bia
K hông hút th uốc lá, thuốc lào
Tăng cường h oạt động thể lực
dự phòng các biến chứng
T h a y đổi lối sống
Trang 33khoa phòng (7 phòng chức năng, 7 khoa cận lâm sàng và 18 khoa lâm sàng) BVĐK tỉnh Quảng Trị là bệnh viện tuyến tỉnh, với số lượt khám bệnh trung bình 400 - 500 bệnh nhân/ngày và số lượt điều trị nội trú 900 - 1200 bệnh nhân/ngày Để khẳng định năng lực đúng với tầm vóc của bệnh viện đa khoa hạng I trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân tỉnh nhà, các tỉnh lân cận và nước bạn Lào, bệnh viện đã đẩy mạnh phát triển các dịch vụ kỹ thuật cao trên đầy đủ các lĩnh vực: nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, phụ sản, chuyên khoa, cận lâm sàng
Theo thống kê năm 2018, tại phòng khám nội tim mạch số lượt người bệnh đến khám là 19259 lượt/năm; trong đó có khoảng 2.410 người bệnh tăng huyết áp đến khám và điều trị ngoại trú
Trang 34C hương 2 ĐỐITƯ Ợ N G VÀ P HƯƠN G P HÁP N G IÊN C Ứ U
2.1 Đối tượng n g hiên cứ u
Đối tượng nghiên cứu: Người bệnh được Bác sĩ chẩn đoán THA từ 18 tuổi trở lên đang được điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị năm 2019
T iêu ch uẩ n lựa chọ n:
- Người bệnh được chẩn đoán là tăng huyết áp đang được điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị tối thiểu từ 1 tháng trở lên trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2019
- Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu
- Người bệnh có khả năng trả lời phỏng vấn và tham gia hoạt động giáo dục sức khỏe
T iêu chí loại trừ:
- Người bệnh có diễn biến bệnh nặng lên phải vào điều trị nội trú
- Nguời bệnh không tham gia đầy đủ các lần đánh giá
- Người bệnh đang tham gia các lớp giáo dục sức khỏe khác trong thời gian nghiên cứu
2.2 T h ời gia n và địa điểm n g hiên cứ u
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2019 đến tháng 8/2019
- Thời gian thu thập số liệu: từ tháng 3/2019 đến tháng 5/2019
- Địa điểm nghiên cứu: Phòng khám Nội tim mạch - Khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng trị
2.3 T h iết kế n g hiên cứ u
Nghiên cứu can thiệp giáo dục sức khỏe có so sánh trước – sau trên một nhóm đối tượng
Trang 35Hìn h 2.1 Sơ đồ n g hiên cứ u 2.4 C ỡ m ẫ u
Chọn toàn bộ người bệnh tăng huyết áp từ 18 tuổi trở lên điều trị ngoại trú đến tái khám và được tái khám định kỳ hàng thángtại phòng khám Nội tim mạch, Khoa khám bệnh (để đảm bảo cho thời gian đánh giá lại tại thời điểm 1 tháng và 2 tháng sau can thiệp) đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu sẽ được chọn vào nghiên cứu
Trong tháng 3/2019 đã chọn được 110 người bệnh tham gia nghiên cứu và giáo dục sức khỏe, đánh giá tại thời điểm T1 Trong quá trình thu thập số liệu đánh giá thời điểm T2 và T3 có 03 ĐTNC rút khỏi danh sách trong đó có 2 người bệnh không đến tái khám và 01 người bệnh nhập viện điều trị Vì vậy, cỡ mẫu của nghiên cứu là 107 người
2.5 P hương p háp chọ n m ẫ u
Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện.Theo thống kê của phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị, ước tính trung bình mỗi ngày có khoảng 40-50 người bệnh THA đến khám và điều trị tại phòng khám nội tim mạch Người bệnh chủ yếu đến khám vào các buổi sáng Vì vậy để thuận tiện nhóm nghiên cứu tiến hành giáo dục sức khỏe và thu thập số liệu vào buổi sáng các ngày trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 6) Tất cả người bệnh khi đến khám và điều trị tại phòng khám nội tim mạch - Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị trong thời gian nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu được chọn vào nghiên cứu Trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2019, nhóm nghiên cứu lựa chọn được 107 người bệnh
Can thiệp (Giáo dục sức khỏe về thay đổi lối sống)
Đánh giá trước
can thiệp
(T1)
Đối tượng nghiên cứu (người bệnh THA)
Đánh giá sau can thiệp 1 tháng (T2)
Đánh giá lại sau can thiệp
2 tháng (T3)
So sánh, bàn luận, kết luận
Trang 362.6 P hương p háp th u thậ p số liệu
Số liệu trong đề tài được thu thập thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp dựa trên bộcâu hỏi có sẵn (phụlục 3)
Việc thu thập sốliệu được thưc hiện qua 3 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ
- Xây dựng bộ công cụ: Phiếu khảo sát được xây dựng dựa trên tài liệu hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị tăng huyết ápcủa Bộ Y tế[1] và tham khảo phần STEP
1 của bộ phiếu điều tra STEPS Việt Nam 2015[3] Sau khi xin ý kiến của thầy hướng dẫn, trao đổi với các Bác sĩ chuyên khoa và các đồng nghiệp đã tiến hành điều chỉnh, bổ sung các câu hỏi cho phù hợp với mục tiêu, đối tượng và địa bàn nghiên cứu
- Thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ: Sau khi bộ công cụ xây dựng hoàn chỉnh được áp dụng điều tra thử trên 30 người bệnh nằm trong tiêu chuẩn chọn mẫu kiểm định độ tin cậy của bộ công cụ bằng cách xác định hệ số Cronbach alpha, kết quả hệ số tin cậy cronbach’s alpha cho thang đo kiến thức về thay đổi lối sống để điều trị tăng huyết áp là 0,81; hệ số tin cậy cronbach’s alpha cho thang đo thực hành thay đổi lối sống để điều trị tăng huyết áp là 0,73 Đồng thời nhận được ý kiến phản hồi của đối tượng nghiên cứu Các câu hỏi được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn chỉnh để phù hợp với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu, sau đó in ấn phục vụ cho tập huấn
và điều tra
* Giai đoạn 2: Tập huấn cho điều tra viên về bộ công cụ thu thập số liệu
- Đối tượng tập huấn: 3 điều tra viên là giảng viên của trường Cao đẳng Y tế Quảng trị
- Nội dung tập huấn: mục đích của cuộc điều tra, nội dung các câu hỏi, kỹ năng tiếp xúc người bệnh, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng khai thác hồ sơ bệnh án
- Người tập huấn: Nghiên cứu viên
Để đảm bảo tính nhất quán kết quả can thiệp, nghiên cứu viên tiến hành giáo dục sức khỏe cho đối tượng nghiên cứu được chọn giáo dục sức khỏe Các điều tra viên lựa chọn người bệnh đủ tiêu chuẩn chọn mẫu và tiến hành phỏng vấn
Trang 37* Giai đoạn 3: Tiến hành thu thập số liệu ở 3 thời điểm bằng bộ câu hỏi có sẵn
Trước khi tiến hành phỏng vấn điều tra viên giải thích rõ cho người bệnh về quá trình nghiên cứu, nếu người bệnh đồng ý mới thu thập số liêu, đồng thời sẽ lấy
số điện thoại của người bệnh (đảm bảo bí mật về thông tin này) để nhắc hẹn lịch tái khám
- Thu thập số liệu lần 1 (T1): Sau khi người bệnh đã khám và xét nghiệm xong; trong lúc người bệnh chờ kết quả xét nghiệm và kê đơn lĩnh thuốc Điều tra viên sẽ phỏng vấn trực tiếp người bệnh và ghi phiếu điều tra, thời gian phỏng vấn khoảng 10 phút.Sau khi có kết quả thu thập số liệu lần 1: Nghiên cứu viên và điều tra viên tiến hành phân tích, đánh giá những điểm còn tồn tại, những điểm người bệnh còn yếu hoặc thiếu
- Thu thập số liệu lần 2 (đánh giá lần 2 sau giáo dục sức khỏe 4 tuần: T2) Trước thời gian khám lại 1 - 2 ngày theo lịch hẹn của bác sỹ, nghiên cứu viên gọi điện để nhắc nhở người bệnh đến tái khám Điều tra viên tiến hành đánh giá kiến thức và thực hành về lối sống của người bệnh bằng bộ công cụ như lần 1
- Thu thập số liệu lần 3 (đánh giá lần 3 sau giáo dục sức khỏe 8 tuần: T3)
Trước thời gian khám lại 1 - 2 ngày theo lịch hẹn của bác sỹ, nghiên cứu viên gọi điện để nhắc nhở người bệnh đến tái khám
Thu thập số liệu bằng bộ công cụ và cách thức tiến hành như lần 1 và lần 2
2.7 C a n thiệp giáo d ục sức k hỏe
- Tài liệu phục vụ buổi tư vấn được in theo nội dung đã đề cập Các vật liệu như máy tính, máy chiếu, giấy A4, A0, giấy màu, bút, sổ ghi chép được chuẩn bị
- Nội dung can thiệp: Giáo dục sức khỏe cho người bệnh về thay đổi lối sống theo tài liệu hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp của Bộ Y tế [1] và tài liệu truyền thông của dự án phòng chống tăng huyết áp, chương trình mục tiêu quốc gia về dự án y tế
- Hình thức: Tư vấn trực tiếp từng người hoặc nhóm nhỏ 5-6 người bệnh tại phòng tư vấn của khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa Tỉnh Quảng Trị
- Cách thức can thiệp:
Trang 38+ Người bệnh tăng huyết áp đáp ứng yêu cầu chọn mẫu, tái khám định kỳ Ngay sau khi có kết quả đánh giá nhanh trước can thiệp,Nghiên cứu viên thực hiện giáo dục sức khỏe trực tiếp cho người bệnh
+ Phát tờ rơi, tài liệu phát tay về thay đổi lối sống của người bệnh tăng huyết
áp
+ Trao đổi, thảo luận và đưa ra giải pháp về những thuận lợi, khó khăn khi người bệnh thực hiện thay đổi lối sống
+ Giải đáp mọi thắc mắc của người bệnh
+ Thời gian giáo dục sức khỏe kéo dài từ 30 – 45 phút
2.8 Các biến số n g hiên cứ u
Các nhóm và biến số trong nghiên cứu gồm:
- Nhóm biến về thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới,chiều cao, cân nặng, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập, tôn giáo
- Nhóm biến về thông tin liên quan đến quá trình điều trị: thời gian chẩn đoán, số đo huyết áp hiện tại, biến chứng, người thân bị THA, nguồn thông tin
- Nhóm biến số kiến thức về lối sống để điều trị tăng huyết áp: Gồm 5 nội dung kiến thức: Kiến thức về chế độ ăn (thói quen ăn mặn, khẩu phần ăn nhiều chất
xơ, khẩu phần ăn nhiều chất béo); kiến thức không hút thuốc lá; kiến thức hạn chế uống rượu/bia; kiến thức về hoạt động thể lực; kiến thức về chế độ nghỉ ngơi
- Nhóm biến số thực hành về lối sống để điều trị tăng huyết áp gồm: Gồm 5 nội dung về thực hành lối sống: Thực hành về chế độ ăn (thói quen ăn mặn, khẩu phần ăn nhiều chất xơ, khẩu phần ăn nhiều chất béo); thực hànhkhông hút thuốc lá; thực hành hạn chế uống rượu/bia; thực hành hoạt động thể lực; thực hành chế độ nghỉ ngơi
Các biến số cụ thể (Phụ lục 1)
2.9 B ộ công cụ và tiêu ch uẩ n đánh giá
Bộcông cụgồm 54 câu hỏi được chia thành 3phần, cụthể(Phụlục 3):
* P hầ n 1: T hông tin ch u g của n gười bện h
Trang 39- Phần A: Thông tin về nhân khẩu học của người bệnh: Gồm 8 câu hỏi từ câu C1 đến câu C8, bao gồm các câu hỏi về thông tin đặc trưng nhân khẩu học của đối tượng tham gia nghiên cứu: Tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng, tôn giáo, trình độhọc vấn, tình trạng hôn nhân, công việc hiện tại và hoàn cảnh gia đình, thu nhập
-Phần B: Thông tin liên quan đến điều trị:Gồm 6 câu hỏi từ C9 đến C14 Là các câu hỏi liên quan đến quá trình điều trịbệnh tăng huyết áp và tiếp nhận thông tin được tư vấn về lối sống kiểm soát THA
* P hầ n 2: K iến thức của đối tượng n g hiên cứ u về lối sống kiểm soát h u yết áp
Gồm 11 câu hỏi từ C11 đến C25 Gồm các câu hỏi có kiến thức liên quan đến chế độ ăn, hút thuốc, hạn chế uống rượu bia, hoạt động thể lực và chế độ nghỉ ngơi Cách đánh giá: Căn cứ cách phân loại kiến thức thường dùng trong giáo dục với ngưỡng điểm từ 5 trở lên trên thang điểm 10 được coi là đạt, tương đương với 50% trên 100% số điểm Cụ thể, trong nghiên cứu này phần kiến thức vềlối sống để kiểm soát huyết áp, mỗi câu hỏi được đánh giá theo từng ý đúng, mỗi ý đúng được 1 điểm Tổng điểm kiến thức là 17 điểm, do vậy kiến thức của người bệnh được coi là đạt khi được ≥ 9 điểm
* P hầ n 3: T h ự c hành của đối tượng n g hiên cứ u về lối sống kiểm soát h u yết áp
Cách đánh giá: Đánh giá mức độ đạt thực hành về lối sống kiểm soát huyết áp
theo từng nội dung thực hành Cụ thể:
- Chế độ ăn: gồm 3 nội dung: Chế độ ăn giảm muối, ăn tăng rau quả và hạn
chế chất béo
+ Chế độ ăn giảm muối: gồm 3 câu hỏi từ C26 đến C28 Đánh giá chế độ ăn giảm muối đạt khi người bệnh hiếm khi hoặc không bao giờ thêm mắm muối khi chế biến thức ăn và không thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn Mỗi câu trả lời hiếm khi hoặc không bao giờ được 1 điểm:1 điểm Tổng phần này là 2 điểm Người bệnh không ăn mặn khi được 2 điểm
+ Chế độ ăn rau quả: gồm 5 câu hỏi từ C29 đến C33 Đánh giá chế độ ăn rau quả đạt khi người bệnh ăn hàng ngày ≥ 5 đơn vị rau/quả/ngày Mỗi câu trả lời đủ số
Trang 40lượng và số ngày được 1 điểm Tổng phần này là 4 điểm Người bệnh có chế độ ăn rau quả đạt khi được 2 điểm
+ Chế độ ăn hạn chế chất béo: gồm 3 câu hỏi từ C34 đến C36 Đánh giá chế
độ ăn hạn chế chất béo đạt khi người bệnh sử dụng dầu thực vật và không thường xuyên ăn các thực phẩm nhiều mỡ Mỗi câu trả lời đạt được 1 điểm Tổng phần này
là 2 điểm Người bệnh ăn hạn chế chất béo đạt khi được 2 điểm
+ Tổng phần thực hành chế độ ăn có 11 câu từ C26 đến C36 Mỗi câu trả lời đạt được tính 1 điểm Tổng là 11 điểm, người bệnh được đánh giá chung về chế độ
ăn đạt khi ≥ 6 điểm
- Hút thuốc lá/thuốc lào: gồm 4 câu hỏi từ câu C37 đến câu C40 Người bệnh
được đánh giá thực hành hút thuốc lá/thuốc lào đạt khi người bệnh chưa bao giờ hút hoặc có hút nhưng hiện đã bỏ (trong tháng vừa qua không hút thuốc lá nếu đánh giá sau can thiệp)
- Uống rượu/bia: gồm 4 câu hỏi từ câu C41 đến câu C44.Người bệnh được
đánh giá thực hành đạt về hạn chế uống rượu/bia khi người bệnh chưa bao giờ uống hoặc có uống nhưng hiện đã dừng hoặc uống lượng rượu/bia trong ngưỡng cho phép
- Hoạt động thể lực: Gồm 6 câu hỏi từ câu C45 đến câu C50 Được đánh giá
theo 3 nội dung: Hoạt động công việc hàng ngày, hoạt động đi lại và hoạt động luyện tập thể dục thể thao
Người bệnh được đánh giá đạt khi một trong ba nội dung trên có mức độ vừa phải, 30-60 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/tuần Tổng điểm là 6 điểm, người bệnh hoạt động thể lực đạt khi ≥ 2 điểm
- Chế độ nghỉ ngơi: Gồm 4 câu hỏi từ câu C51 đến câu C54 Chế độ nghỉ ngơi gồm
các câu hỏi liên quan đến giấc ngủ, stress và giữ ấm cơ thể tránh bị lạnh đột ngột Mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm, tổng điểm là 3 điểm Người bệnh có chế độ nghỉ ngơi đạt khi không gặp vấn đề giấc ngủ, không bị lo lắng căng thẳng và chú ý các biện pháp giữ ấm cơ thể tránh lạnh đột ngột Người bệnh có chế độ nghỉ ngơi đạt khi được 3 điểm