1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chính trị học: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất của người lãnh đạo, quản lý: Nội dung và giá trị

112 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất của người lãnh đạo, quản lý: Nội dung và giá trị
Tác giả Nguyên Thu Hà
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Tùng
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 28,99 MB

Nội dung

Chính vì thế, đã có những công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về pham chất người lãnh dao,quản lý được tiếp cận ở các góc độ khác nhau, tiêu biểu như: Thứ nhất, nhóm

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN THU HÀ

TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH VE PHAM CHAT CUA

NGUOI LANH DAO, QUAN LY: NOI DUNG VA GIA TRI

LUAN VAN THAC SI CHINH TRI HOC

Trang 2

NGUYÊN THU HÀ

TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH VE PHAM CHAT CUA

NGƯỜI LANH DAO, QUAN LÝ: NOI DUNG VA GIA TRI

Chuyén nganh: Chinh tri hoc

Mã số: 8310201.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thanh Tùng

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành luận văn này bên cạnh những nỗ lực của bản thân, tôi xin

gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thanh Tùng đã trực tiếp hướng dẫn, tận

tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài

Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp kiến thức nềntảng và kiến thức chuyên ngành làm hành trang cho sự nghiệp trong tương lai

với mỗi học viên.

Và tôi cũng xIn được cảm ơn tới cán bộ nơi tôi trực tiếp khai thác tài liệuphục vụ cho quá trình nghiên cứu như: Thư viện Đại học quốc gia, Trường Khoahọc xã hội và Nhân văn, Thư viện quốc gia đã tạo điều kiện để tôi có được

những tài liệu phục vụ cho việc làm luận văn.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên vàgiúp đỡ tôi nhiệt tình trong thời gian hoàn thành đề tài luận văn của mình

Luận văn này là kết quả nỗ lực của bản thân tôi, vì vậy vẫn tồn tại nhiềuhạn chế nên không thé tránh khỏi sự thiếu sót Tôi rất mong nhận được nhữngđóng góp của thay cô và bạn bè dé van đề nghiên cứu được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cam ơn!

Học viên

Nguyễn Thu Hà

Trang 4

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan: Luận văn thạc sĩ với đề tài: “7w tưởng Hà Chí Minh

về phẩm chất của người lãnh đạo, quản lý: nội dung và giá trị” là công trình

nghiên cứu mà cá nhân tôi thực hiện, không sao chép của bất cứ ai Các tài liệu

sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng do tôi tự tìm hiểu, xử lý và

phân tích một cách trung thực, khách quan.

Học viên

Nguyễn Thu Hà

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ DAU - 2-5 5< 221221 21 E1 7121211211111 21101111 11111111211211 11 1111 3

1 Tính cấp thiết của đề tài - ¿2 ESE+E£+ESEESEEEEE2E1212171212112121 E1 xe 3

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu - 2 2 22 £+E+£E+E++EzEzEerxerxerxee 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - s5 5+3 *+*++eEEeeeeeeerereereeers 12

4 Đối tượng và phạm Vi nghiÊn CỨU - - 56 13+ kE+vEEeseseeeeeeersk 12

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - 5+5 s5 ++<s+ex+xx 13

6 Đóng góp của luận văn - - - + + TH TH HH ng ng ng 13

7 Kết cấu của luận văn ¿+ StSt+ESEEEESESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEeErrkrkrkee 14

Chương 1 TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH VE XÂY DUNG PHAM CHAT NGƯỜI LÃNH ĐẠO, QUAN LLÝ -22- 5 Se2EEE2EEEEE2ExEEEeeEkrrkkd 15

1.1 Lý luận về lãnh đạo và quản lý -¿- ¿2 s++££+E££EerxeEzrzrereered 151.2 Cơ sở hình thành phẩm chất của người lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam 201.2.1 Những tiền dé lý luận và thực tiễn hình thành quan điểm Hồ Chí Minh

về người lãnh đạo quản lý cho Việt Nam 2-2 +52 22£2+£zzzccxec 201.2.2 Nhu cầu và mục tiêu xây dựng phẩm chất người lãnh đạo, quản lý theo

tư tưởng Hồ Chí Minh 2-2 ¿+ 2+ £+E£+EE£EE£EE£EEEEEEEEEE1211221221 211L, 27 1.3 Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng phẩm chất

người lãnh đạo, quản lý -. - c3 3321183113311 111111 Ekrrrkerrre 37

1.3.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về những phẩm chất tiêu chuẩn của người

lain dao, 00177 5 37

1.3.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về nhận diện những yếu tố ảnh hưởng tớiphẩm chat của người lãnh đạo, quản lý - ¿2 2 2 s+s+z+zxzxzzzzzxe¿ 481.3.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về dao tạo người lãnh đạo, quan lý theo

những phẩm chất mớii + 2-2 ++++++E+++EE£EE++EE+EE++Exerxezrxerxrerxrrrrrrkd 57Tiểu kết Chương 1 - 2 2 2 E+SE£EE£EE£EEEEEEEE2EEEEEE7EEEEEEEEE.1.Eecrke 63

Trang 6

Chương 2 GIÁ TRI TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH VE XÂY DUNG

PHAM CHAT NGƯỜI LÃNH ĐẠO, QUAN LÝ -2- s2 64

2.1 Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng phẩm chất người lãnh đạo,

801000757575 64

"PIN Gi tr LY Wan oe 64

2.1.2 Giá trị thực ti€n eee cccccccccscsescsssscsssscssssessssesssuescsuesessesesseseessseessaeess 70

2.2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng phẩm chất người lãnh đạo,

quản lý ở Việt Nam hiỆn may - (5 c2 131113911 E8EESEESreErsrkrsskereeee 78

2.2.1 Thực trạng phẩm chat người lãnh dao, quan lý ở Việt Nam hiện nay 782.2.2 Biện pháp giữ gìn và xây dựng phẩm chất người lãnh đạo, quản lý theo

tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện ¡0 4 89 Tiểu kết Chương 2 cccccccssesssesssessesssesssessessssssecssessesssessesssecsesssessusssessseeseee 98KET LUẬN - ¿52222221 SEE 2E 2E 211211211211 211111121.211 211211 1y 100

TÀI LIEU THAM KHAO 2 222+2EvEEE2EEEEEEEEEEEeEEkrrrkerrkerred 103

Trang 7

người Chủ tịch Hồ Chí Minh hội tụ đầy đủ pham chat của một lãnh đạo thiên tai;

đồng thời, Người còn là hiện thân của một lãnh tụ kiểu mới của nhân dân: Vĩ đại

mà không cao xa, thanh cao mà vô cùng giản dị, gần gũi, gắn bó mật thiết vớiquan chúng, hết lòng, hết sức vì sự nghiệp dau tranh giành và giữ độc lập, thốngnhất đất nước

Trong hệ thống lý luận cách mạng của Người, tư tưởng về phẩm chất

người lãnh dao, quản lý là một nội dung quan trọng, vừa chứa đựng những giá tri

khoa học vô cùng to lớn, vừa có ý nghĩa thực tiễn với cách mạng Việt Nam Bởi

vì, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là lực lượng tiên tiến nhất, là những ngườitrực tiếp hoạch định chủ trương, đường lối, chiến lược và chính sách của Đảng,Nhà nước; họ chính là những người tổ chức quần chúng nhân dân thực hiệnthành công đường lối chiến lược của cách mạng trong thực tiễn Do đó, phẩmchất, nhân cách và năng lực của người lãnh đạo, quản lý giữ vai trò đặc biệt quantrọng, là nhân tô quyết định sự thành bại của cách mạng Hồ Chí Minh cho rằng

làm lãnh đạo thì phải thường xuyên rèn luyện “đức” và “tài”, trong đó “đức”

được coi là “gốc” Người lãnh đạo có tài mà không có đức, sẽ vì lợi ích cá nhân,lợi ích nhóm mà bất chấp sự an toàn, ồn định, phát triển của tổ chức, của cộngđồng đó là mối họa cho dân, cho nước, có “đức” sẽ khiến người lãnh đạo, quản

lý biết hy sinh, có trách nhiệm với xã hội, biết hướng tới lợi ích của cộng đồng,biết sẻ chia, cảm thông, khích lệ, động viên Trong suốt cuộc đời hoạt độngcách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nỗ lực xây dựng những thế hệ lãnh đạo,quản lý vừa có “đức” vừa có “tài”, vừa “hồng” vừa “chuyên”, làm nên nhữngchiến thắng thần kỳ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại độc

Trang 8

lập, tự do, thống nhất đất nước Với ý nghĩa đó, nghiên cứu tư tưởng Hồ ChíMinh về phẩm chất người cán bộ lãnh đạo, quản lý là việc làm cần thiết, mangtính định hướng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng”, vừa “chuyên”,xứng đáng với vai trò vừa là người lãnh đạo, vừa là người day tớ trung thành củanhân dân Trên thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh trên

nhiều lĩnh vực khác nhau, song đến nay vẫn chưa có ai, chưa có tài liệu nào

khẳng định đã nghiên cứu hết, đã hiểu hết tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chat

người lãnh đạo quản lý.

Đạo đức cách mạng của cán bộ lãnh đạo nảy sinh trong quá trình xây

dựng xã hội mới qua hoạt động thực tiễn của họ Cán bộ lãnh đạo là những

người trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, giải quyết những vấn đề có liên quan đến

lợi ích của nhân dân và bản thân họ Đạo đức của cán bộ lãnh đạo không chỉ phụ

thuộc vào pham chất và năng lực tự giải quyết công việc của họ mà còn phụthuộc vào quyền làm chủ của nhân dân Đất nước càng phát triển, càng hội nhậpthì phẩm chất người lãnh đạo quản lý là một trong những van đề càng phải đượcchú trọng Tệ quan liêu, độc đoán, cửa quyền giảm dần, niềm tin của Nhân dânđối với cán bộ, đảng viên ngày càng được củng cô Điều đó góp phan làm 6nđịnh trật tự ở địa phương, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với các cấp ủy

và các cơ quan lãnh đạo.

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng phẩm chất người lãnh đạo,quản lý, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến đội ngũlãnh đạo cấp chiến lược Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề cập đến

một số tiêu chuân yêu cầu cao hơn về phẩm chat chính trị, tư tưởng, về năng lực,

uy tín của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược trong thời kỳ mới Hiện nay,

Việt Nam đang day mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tích cực hội

nhập quốc tế sâu rộng, đất nước đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khátoàn diện, tạo nhiều dấu ấn nồi bat [14, tr 20] Dé có được những thành công đóphải kế tới sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quan lý Nhận thức

Trang 9

rõ vi trí, vai tro quan trong của đội ngũ lãnh đạo, quản lý, trong mọi thời kỳ,

Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách, mở các lớp

đào tạo, bồi dưỡng nhăm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao

năng lực phẩm chất, bản lĩnh chính trị của người lãnh đạo, quản lý Bên cạnh

những thành tích đó, Việt Nam cũng đang phải đối diện với một thực trạng đáng

lo ngại về phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đó là tìnhtrạng đang xuống cấp với nhiều biểu hiện khác nhau như ích kỷ, chủ nghĩa cánhân, thực dụng, cơ hội, chạy theo danh lợi, tham nhũng, lãng phí Điều nàykhông chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của Đảng mà còn làm giảm lòng tin củanhân dân đối với cán bộ, quản lý, đe dọa đến sự ôn định, phát trién bền vững của

đất nước trong tương lai Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của đất nước trong quá

trình đổi mới và phát triển, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực lãnh đạo quản lý có

pham chất đạo đức và nhân cách trí tuệ, có khả năng thích ứng cao, đáp ứng nhucầu vận động của xã hội Đồng thời, tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng suythoái tư tưởng đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý góp phần làmtrong sạch Đảng, xây dựng và củng cố niềm tin trong nhân dân Chính vì vậy,

việc tìm hiểu, nghiên cứu, vận dụng những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng phẩm chất người lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay là vấn đề cấp

thiết Nhận thức được các vấn đề đó cùng với mong muốn của bản thân, sự say

mê tìm hiểu, nghiên cứu lĩnh vực này, tôi nhận thấy rằng đây là một đề tài cótính vận dụng cao trong đời sống xã hội

Vì những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn van đề: “Tw twéng Hỗ Chi

Minh về phẩm chất của người lãnh đạo, quan lý: nội dung và giá tri” làm đề

tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính tri học.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống lý luận trên nhiều lĩnh vực với nội dungphong phú và rộng lớn Các công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh có rất nhiều,

từ các đê tài câp nhà nước, các sách chuyên khảo cho đên các bài báo Trong

Trang 10

đó, tư tưởng của Người về phẩm chất người lãnh đạo, quản lý là đề tài nhận

được sự quan tâm của nhiều học giả Chính vì thế, đã có những công trình

nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về pham chất người lãnh dao,quản lý được tiếp cận ở các góc độ khác nhau, tiêu biểu như:

Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu dé cập đến tư tưởng Hồ Chi Minh vềphẩm chất của người lãnh đạo, quản lý

Nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về pham chất người cán

bộ, lãnh đạo được tiếp cận ở nhiều bình diện khác nhau với một số công trìnhnhư: Phạm Quốc Thanh (2004), T trong Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức chocán bộ đảng viên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Quang Phát (chủ

biên) (2006), Quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về đức - tài trong xây dựng đội

ngũ cán bộ quân đội, Nxb Quan đội nhân dân, Hà Nội; Bùi Dinh Phong (2006),

Tu tưởng Hồ Chi Minh về cán bộ và công tác cán bộ, Nxb Lao động, Hà Nội;Hoàng Trang - Pham Ngọc Anh (2008), Tư tưởng nhân văn Hồ Chi Minh vớiviệc giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, HàNội; Nguyễn Thị Thanh Dung (2010), Phong cách tu duy Hồ Chi Minh với việcxây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội; Trương Quỳnh Hoa (2014), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dao đức công

chức và phẩm chất của người lãnh dao, Tap chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(81), tr 12-17, Trong đó, tiêu biểu là nghiên cứu “Tu tưởng Hồ Chí Minh về

con đường cách mạng Việt Nam” do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên [16]

đã trình bày một cách hệ thống một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ ChíMinh Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã dành riêng một chương dé nói về

tư tưởng nhân văn, đạo đức Hồ Chí Minh, nhấn mạnh “đạo đức là cái gốc”, lànền tang của người cán bộ lãnh đạo, quan lý Đồng thời, nhắn mạnh đến điểmđặc biệt của tư tưởng đạo đức Hồ Chi Minh đó là đưa ra những chuẩn mực đạo

đức chung có ý nghĩa cơ bản, có tính phô cập đôi với mọi người, mọi tâng lớp.

Trang 11

Bên cạnh đó, Người còn đề ra những chuẩn mực cụ thể đối với từng lớp ngườitrong xã hội phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và trách nhiệm của lớp người đó.

“Tự tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức” do Dinh Xuân Dũng chủ biên [8] bao

gồm tập hợp các bài viết của nhiều tác giả đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh vềđạo đức và tắm gương đạo đức Trong đó, có phần nghiên cứu riêng về phẩmchất đạo đức người cán bộ lãnh đạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh Từ những phântích tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức người cán bộ lãnh đạo, những yêu cầu củaNgười đối với một người cán bộ lãnh đạo, tác giả kết luận: “Tóm lại, theo Chủtịch Hồ Chí Minh: Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Cần, Kiệm, Liêm,Chính là những phẩm chat cơ bản nhất phải có của người cách mạng, người lãnh

đạo Những phâm chất này vốn là những đạo đức được nhân dân ta, dân tộc ta vun

dap từ bao đời Những đức tính truyền thống quý báu đó đã được Hồ Chí Minh kếthừa, bổ sung những giá trị mới cho phù hợp với yêu cầu xây dựng con người mới,nên đạo đức mới của đất nước trong thời đại ngày nay [8, tr 165]

“Tri tuệ và bản lĩnh văn hóa Hồ Chí Minh” do Bùi Dinh Phong chủ biên[54] đã đề cập những nội dung liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống tham ô,

lãng phí, quan liêu; lắng nghe ý kiến của quần chúng theo quan điểm tư tưởng H6 Chí Minh Từ đó nêu lên những van dé mang tinh thời sự của đất nước gan

với nhiệm vụ đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo Đồng thời, nghiên cứu cũngkhẳng định vai trò, vị trí và sự cần thiết phải trở lại tư tưởng Hồ Chí Minh vềphẩm chat, nhân cách của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay

“Nhân cách Hồ Chi Minh” của Mạch Quang Thắng [65] đã đi sâu phân

tích sự cần thiết phải học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất, nhân cách,đặc biệt đối với các cán bộ lãnh đạo, quản lý Từ việc đánh giá thực trạng phẩm

chất cán bộ trong các văn kiện Đảng với các biểu hiện đáng báo động như suy

thoái, biến chất về tư tưởng chính trị, lối sống, đạo đức, bệnh cơ hội Tác giả

nhân mạnh phải xây dựng phẩm chất người cán bộ, đảng viên là bởi vì: Cán bộ

là yếu tố then chốt trong công tác xây dựng Đảng Trong bốn nguy cơ của Đảng

Trang 12

cam quyền, nguy cơ về bệnh quan liêu, xa dân, thoái hóa, biến chất là nguyênnhân dẫn đến mat phương hướng về chính trị Và chỉ khi thực hành tiết kiệm,

nâng cao ý thức, trách nhiệm về chống tham ô, lãng phí, tham nhũng, quan liêu,

nhất là trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, người đứng đầu mới phòng tránh đượcnhững nguy cơ đó Xét đến cùng, việc rèn luyện nhân cách cá nhân đóng vai tròquyết định trong tất cả các khâu của tiến trình đổi mới [65, tr 148] Từ đó, tácgiả đưa ra những yêu cầu về xây dựng phẩm chất của người cán bộ nói chung và

người lãnh đạo nói riêng trên các phương diện: nhân cách đạo đức và nhân cách

trí tuệ.

Bài viết “Phẩm chất đạo đức cách mạng cán bộ lãnh đạo, quan lý theo Tu

tưởng Hồ Chí Minh” của tác giả Trương Thị Văn đăng trên tạp chí Xây dựng

Đảng, số 12, năm 2014 [78, tr 38-39] đã khái quát một số phẩm chat của người

cán bộ lãnh đạo, quan lý theo tư tưởng Hồ Chí Minh ngắn gọn trong hai chữ

“đức” và “tài” Đó là chuẩn mực dé mỗi cán bộ lãnh đạo, quan lý tu dưỡng, phandau, đồng thời là tiêu chuan dé đánh giá, sử dụng cán bộ của Đảng Hon nữa, tácgiả còn khăng định sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc giáodục, rèn luyện đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đủ đức, đủ tài, phát triển toàndiện về mọi mặt từ phẩm chất chính trị, đạo đức, lối song đến trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ.

“Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” [50] đã phân tích

tư tưởng Hồ Chí Minh qua các nội dung: trung, hiếu, cần, kiệm, liêm, chính Xen

kẽ với các yêu cầu về đạo đức này, tác giả đã phân tích thực trạng phẩm chất đạo

đức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiện nay dé thay được những giá tri to lớn vàthiết thực của tư tưởng Hồ Chí Minh Từ đó khăng định cần phải coi trọng giáo

dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, trong đó tậptrung vào bốn đức tính cần, kiệm, liêm, chính và dé nó bám sâu trong tư tưởngcán bộ Cán bộ lãnh đạo có thấm nhuan và thực hành bốn đức tính này thì mới

chí công vô tư, làm gương cho cán bộ, đảng viên noi theo [50, tr 167] Tác gia

Trang 13

đặc biệt nhắn mạnh vào việc tự rèn luyện đạo đức của bản thân người cán bộ,

lãnh đạo bởi: “Vấn đề tu dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng trước hết là vấn đề

tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo có chức có quyền là

người có trách nhiệm lớn nhất đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân” [50, tr.

169] v.v.

Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu đề cập đến thực trạng phẩm chất của

người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay

Ở nhóm công trình này, các tác giả tập trung nghiên cứu những tác động,ảnh hưởng của kinh tế thị trường, tư tưởng Nho giáo phong kiến đến phẩm chấtcủa người cán bộ và phân tích thực trạng phâm chất người cán bộ lãnh đạo, quản

lý ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Một số công trình tiêu biểu như: Bài viết

“Kết hợp chặt chẽ giáo dục lý luận với xây dựng đạo đức cách mạng của người

cán bộ lãnh đạo, quản lý” của tác giả Nguyễn Ngọc Long, đăng trên Tạp chí Ly

luận chính trị, số 4, năm 2001, tr 21-24; Bài viết “7ác động của kinh tế thịtrường đến đạo đức người cán bộ quản lý” của tác giả Vũ Trọng Dung đăng trêntạp chí Triết học, số 5, năm 2004, tr 5-11; Bài “Nhân cách và trí tuệ của cán bộ

lãnh đạo, quản lý” của Trần Đình Hương, đăng trên tạp chí Xây dựng Đảng, số

12, năm 2004, tr 38; Mai Xuân Hợi (2005), Vấn dé đạo đức của người cán bộ

lãnh đạo, quản lý trong điêu kiện nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốcgia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Trần Thành (2006), Bản lĩnh chính trị với năng lựccủa cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội; Vũ Văn Hiền (2007), Xây dựng đội ngũ can bộ lãnh

đạo, quan lý nhằm đáp ứng yêu cau của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Ha Nội:

Trong đó, công trình nghiên cứu “Sw biến đổi của thang giá trị đạo đứctrong nên kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ởnước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Chi My [49] cho rang, các giá trị đạo đức

Trang 14

truyền thống của dân tộc cần được phát triển trong điều kiện mới như: lòng yêunước, lòng nhân ái, đoàn kết cộng đồng, vị tha, trung thực, tinh thần ham họchỏi, khiêm tốn.

“Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo quản lý củaViệt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thế Kiệt [43] đã phân tích nguồn gốc,đặc điểm của dao đức phong kiến; ảnh hưởng của dao đức phong kiến đến cán

bộ lãnh đạo, quan lý ở Việt Nam hiện nay; dé ra một số phương pháp, giải pháp

cơ bản nhằm ngăn ngừa và từng bước khắc phục ảnh hưởng của đạo đức phongkiến đến cán bộ lãnh đạo, quan lý như: tiếp tục đối mới công tác cán bộ theohướng xây dựng đội ngũ cán bộ “vừa hồn, vừa chuyên”, đây mạnh cuộc đấutranh tự phê bình và phê bình, chống chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ

lãnh đạo, quản lý.

“Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay, thực trạng và giải

pháp” của Nguyễn Thế Kiệt [44] đã chỉ ra tầm quan trọng của đạo đức cán bộlãnh đạo trong sự nghiệp đổi mới đất nước Từ đó khang định con người là nhân

tố quan trọng quyết định thành công của công cuộc đổi mới đất nước Vì thé,việc xây dựng con người có đủ đức và tài, đồng thời phát huy nhân tố con ngườitrong công cuộc đổi mới hiện nay là điều cấp bách Ở đây, vai trò của đội ngũcán bộ có ý nghĩa quyết định [44], tác giả còn chỉ ra 8 đóng góp quan trọng củaviệc xây dựng phẩm chất đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo,hướng tới mục tiêu phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân Từ thực trạng báo động

về phẩm chất đạo đức của người cán bộ lãnh đạo dưới tác động của nên kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với những biểu hiện suy thoái như đầu

óc dia vi gia trưởng, hiếu danh, tư tưởng cục bộ địa phương tác giả đã nêu lên

những giá trị đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh dé làm rõ tầm ảnh hưởng vànhững giá trị của tư tưởng Hồ Chi Minh đối với van dé này

Công trình nghiên cứu “Anh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đức

người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị

10

Trang 15

Thanh Mai [47] đã hệ thống một vài nét khái quát về đạo đức Nho giáo và đạo

đức Nho giáo ở Việt Nam; thực trạng và những vấn đề ảnh hưởng của đạo đức

Nho giáo đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý về cả tích cực và tiêu cực Từ đó, tácgiả đưa ra phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tíchcực, hạn chế mặt tiêu cực của ảnh hưởng đạo đức Nho giáo đối với việc xây

dựng đạo đức cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay Trong công trình

nghiên cứu, tác giả nhắn mạnh: “cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay

phải vừa có đức, vừa có tài Đức và tài thống nhất với nhau, bởi nếu cán bộ

không có tài thì không thể thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước Đức của người cán bộ bao gồm phẩm chất chính trị, đạo đức,

lối sống, phong cách, lề lỗi làm việc Người có bản lĩnh chính trị vững vàng là

người có cả đức lẫn tài” [47, tr 179].

“Vận dụng tu tưởng Hồ Chi Minh vào xây dựng phong cách làm việc củacán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Thế Thắng[64] đã tổng kết về thực trạng phong cách, phẩm chất của đội ngũ cán bộ lãnhđạo qua thời kỳ đổi mới và quan điểm của Đảng Tác giả phân tích thực trạng một

bộ phan cán bộ lãnh đạo, quản ly đang có biểu hiện suy thoái, biến chất về phẩmchất chính trị, tư tưởng, lỗi sống Cán bộ lãnh đạo, quản lý ở doanh nghiệp chưaquan tâm đến công tác chính tri, tư tưởng, chưa coi trọng lợi ích quốc gia Cho nênthờ ơ với nhân dân, không có lòng nhân ái với cộng đồng [64, tr 46] v.v

Nhìn chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất người cán bộ lãnh đạo,quản lý đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ, phương diện khác nhau với nhữngnội dung cụ thê Tuy nhiên, chưa thấy một công trình nào nghiên cứu một cáchchuyên sâu, khái quát và hệ thống những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí

Minh về phẩm chat người lãnh đạo, quan lý; bên cạnh đó, rất cần bỗ sung thêm

những góc nhìn, những cách giải mã, những quan điểm mới từ những tài liệu

mới về vấn đề này; ngoài ra, chưa thấy có tài liệu nghiên cứu và vận dụng tư

tưởng HCM về lãnh đạo, quản lý đưới góc nhìn khoa học chính trị; v.v Chính vìvay, van đề tư tưởng HCM về lãnh đạo, quản lý mặc du được nhiều tài liệu

11

Trang 16

nghiên cứu, song vẫn còn nhiều khoảng trống dé các nhà nghiên cứu bổ sung,

phát triển thêm.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu: Lầm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng HồChí Minh về phẩm chất người lãnh đạo, quản lý, từ đó vận dụng các giá trị tưtưởng Hồ Chí Minh về xây dựng phẩm chất người lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam

hiện nay.

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề làm rõ mục đích cần nghiên cứu, luận văn phải giải quyết nhiệm vụ sau:

Một là, làm rõ cơ sở hình thành, nhu cầu và mục tiêu cần phải xây dựng

phẩm chất người lãnh đạo, quản lý cho Việt Nam

Hai là, phân tích và làm rõ những quan điểm, nội dung cơ bản của tưtưởng Hồ Chí Minh với việc xây dựng phẩm chat người lãnh đạo, quan lý

Ba là, làm rõ tiêu chuẩn, yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất người lãnh đạo,quản lý và quan điểm về đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tư tưởng

Hỗ Chí Minh

Bon là, làm rõ thực trạng phẩm chất người lãnh đạo, quản lý ở Việt Namhiện nay, từ đó đưa ra một số biện pháp giữ gìn và xây dựng phâm chất ngườilãnh đạo, quan lý theo tư tưởng Hồ Chí Minh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ những quan điểm, nội dung cơbản sâu sắc và toàn diện trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất người lãnhđạo, quản lý; những giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về xâydựng phẩm chất người lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay

* Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về việc xây dựng pham chat

người lãnh đạo, quản lý theo tư tưởng Hồ Chí Minh được thé hiện trong bộ HồChí Minh toàn tập (gồm 15 tập, bổ sung, chỉnh sửa năm 2011)

12

Trang 17

- Về phạm vi không gian và thời gian: Dé tài tập trung nghiên cứu các

quan điểm, nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng phẩm chất

người lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam và sự vận dụng các giá trị tư tưởng Hồ ChíMinh về xây dựng pham chất người lãnh đạo, quản lý từ Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ VI (1986) đến nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận:

Dé tài được triển khai trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất người lãnh đạo, quan lý và quanđiểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức

-hiện nay.

* Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương

pháp logic Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như phương

pháp phân tích và tổng hợp, phân tích, so sánh và một số nội dung trong lýthuyết quyền lực của khoa học chính trị dé làm rõ cơ sở hình thành, quan điểm,nội dung cơ bản và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng phẩm chấtngười lãnh đạo quan lý và sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng phamchất người lãnh đạo, quản lý của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay

6 Đóng góp của luận văn

- Luận văn góp phần hệ thống hóa và luận giải những nội dung liên quanđến cơ sở hình thành, nhu cầu, mục tiêu về xây dựng phẩm chất người lãnh đạo,

quản lý cho Việt Nam.

- Luận văn góp phần làm rõ quan điểm, nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ

Chí Minh về xây dựng phẩm chất người lãnh đạo, quản lý Trong đó nhấn mạnh

đến vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý theo những phẩm chất mới

- Luận văn góp phan làm rõ thực trạng về phẩm chất người lãnh đạo, quản

lý ở Việt Nam hiện nay Từ đó, đề xuất một số biện pháp giữ gìn và phát huy

13

Trang 18

những phẩm chất tốt đẹp của người lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay, gópphần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý vừa “hồng”, vừa “chuyên”.

- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy

và nghiên cứu các lĩnh vực liên quan tới tư tưởng Hồ Chí Minh về lãnh đạo,

quản lý.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn có kết cau 2 chương 4 tiết:

Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng phẩm chất người lãnh

đạo, quản lý

Chương 2: Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng phẩm chất người

lãnh đạo, quản lý

14

Trang 19

Chương 1

TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH VE XÂY DỰNG PHAM CHAT

NGƯỜI LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

1.1 Lý luận về lãnh đạo và quản lý

Thực tế, trong mọi thời kỳ, người cán bộ, lãnh đạo đều gift vai trò hét strc

quan trong, là một trong những nhân tố quyết định thành công hay thất bại của

hệ thống quản lý và hiệu quả của các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗiquốc gia Do đó, tùy theo từng hoàn cảnh và điều kiện cụ thé, đòi hỏi người lãnhđạo, quản lý phải có những phẩm chất và năng lực nhất định Phẩm chất củangười lãnh đạo là một hệ thống cơ cấu hữu cơ gồm nhiều yếu tố tạo nên Có

quan điểm cho rằng, phẩm chất của người lãnh đạo bao gồm: “Đức” (phẩm chất

chính trị), “tài” (tài năng, tài trí), “học” (học vấn), “thức” (kiến thức), “chất” (khí

chất), “thể” (thể chất) Theo Lênm, người cán bộ lãnh đạo phải có đủ phẩm chất

chính trị, năng lực làm việc hay “uy tín chuyên môn” và phâm cách đạo đức cáchmạng Họ phải đáp ứng các yêu cầu: a) Về mặt trung thực, b) Về lập trườngchính trị, c) Về hiểu biết công việc, d) Về năng lực quản lý” [76, tr 127] Hơnnữa, phâm chất về chính trị của người lãnh đạo còn được biểu hiện ở năng lựchoạch định đường lối, chính sách của Đảng, và đưa những chính sách đó vào cuộcsống một cách hiệu quả, hay nói cách khác là “biến các sắc luật từ trạng thái làgiấy lộn đầy bụi bặm thành thực tiễn sông động” [77, tr 235]

Trong xã hội, dé thống nhất ý chí và hành động của mọi người nhằm thựchiện một nhiệm vụ nào đó bao giờ cũng cần có những người đứng ra gánh vác

trách nhiệm Người có nghĩa vụ, trách nhiệm hướng dẫn, lãnh đạo một nhóm

người hay một tổ chức nào đó gọi là người lãnh đạo, quản lý Có rất nhiều khái

niệm khác nhau về lãnh đạo Theo tác giả H Koontz: “Lãnh đạo là quá trình tác

động đến con người sao cho họ sẽ tự nguyện và nhiệt tình phan dau dé dat duoccác mục tiêu của tô chức Lãnh đạo là chỉ dẫn, điều khiển, ra lệnh, và di trước”[51 tr 499] Hai tác giả P Hersey va Ken Blanchard cho rằng lãnh đạo là một

15

Trang 20

quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của một cá nhân hay một nhómnhằm đạt được tình huống nhất định [51, tr 120] Từ thực tiễn các quan niệm vềlãnh đạo, có thé hiểu lãnh đạo theo nghĩa rộng là tác động gây ảnh hưởng tíchcực tới con người nhằm hướng tới hoàn thành mục tiêu của tô chức Lãnh đạo là

một hoạt động thực tiễn đặc biệt của các các nhà lãnh đạo, các thủ lĩnh, người

đứng đầu một tổ chức, có thầm quyền đặc biệt trong tô chức đó Thuật ngữ “lãnhđạo” được hiểu là “đề ra chủ trương, đường lối và tô chức, động viên thực hiện”[80, tr 529] Lãnh đạo thường thiên về hoạch định đường lối, chính sách; ngườilãnh đạo là nhà chính trị Về phương thức tác động, lãnh đạo sử dụng chủ yếuphương pháp động viên, thuyết phục, gây ảnh hưởng Nội dung lãnh đạo gồm

xác định phương hướng, mục tiêu lâu dài, lựa chọn chủ trương, chiến lược, điều

hòa các hoạt động lãnh đạo, quản lý, động viên toàn xã hội cùng thực hiện Lãnh

đạo giúp cho tô chức, cá nhân thực hiện được mục đích, tôn chỉ mà lực lượnglãnh đạo đặt ra, đồng thời giám sát tô chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc Trongkhoa học chính trị, “lãnh đạo là sự dẫn dắt xã hội băng chính trị và đạo đức củangười đứng đầu, là một chức năng cơ bản của đảng cầm quyên, lãnh tụ quốc gianhằm đưa đất nước tới các mục tiêu nhất định băng cương lĩnh, đường lối chính trị,các chiến lược phát triển ” [24, tr 19-20] Theo đó, lãnh đạo là quá trình một cá

nhân hay một nhóm gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động chính

trị, xã hội nhằm đạt được mục tiêu chung

Các thuật ngữ “lãnh đạo” và “quản lý” thường dé gây nhằm lẫn, nhưng thựcchất các thuật ngữ này có sự khác biệt nhất định “Quản lý” là thực hiện một

chức năng cơ bản như kế hoạch hóa, tô chức, điều phối, kiếm soát các hoạt động

để đạt được mục tiêu của tô chức Các nhà quản lý thường quan tâm đến mục

tiêu ngắn hạn và hiệu quả của việc đạt được những mục tiêu đó Còn “lãnh đạo”

có khả năng bao quát hơn, thông thường, người lãnh đạo phải xác định tầm nhìnlâu dài ảnh hưởng tới mục tiêu dài hạn và chú trọng về các vấn đề tạo động lực,thúc đây thực hiện mục tiêu đã đưa ra “Người lãnh đạo” là người đứng đầu, phụ

16

Trang 21

trách một đơn vị, địa phương hoặc phong trào nào đó được chỉ định hoặc do

nhân dân bầu Người lãnh đạo là người trực tiếp đưa ra chủ trương, phươnghướng, quyết định những vấn đề chiến lược và tô chức thực hiện Người lãnhđạo có vai trò dẫn dat, điều hành tổ chức, phong trào theo một hướng di cụ thé,

chỉ đạo bằng quyên hành thông qua mệnh lệnh Người lãnh đạo là người điều chỉnh những quyết sách phù hợp với thực tiễn điều kiện của từng địa phương Dé

thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, quan lý, đòi hỏi người lãnh đạo phải có phẩm chat,năng lực, uy tín, đại diện cho số động, cho tập thể Hơn nữa, nhà lãnh đạo cũngcần am hiểu các nguồn phương tiện của quyền lực của họ Quyền lực có théđược phân chia theo một cách rộng rãi hay hạn hẹp trong một tập thé hay một tổ

chức và nhà lãnh đạo có thể hành động bằng quyền lực hay không có quyền lực

tùy thuộc vào việc họ sử dụng phương tiện quyền lực trong từng bối cảnh cụ thé.Người quản lý thực hiện vai trò “tổ chức và điều khiển các hoạt động theo nhữngyêu cau nhất định” [80, tr 772] Người quản lý là những người điều hành, hướngdẫn tô chức các hoạt động theo những yêu cầu cụ thể Để làm tốt vai trò củamình, người quản lý phải giỏi về chuyên môn, có năng lực, phẩm chất điềukhiến, tổ chức công việc và tập thé Trong thực tế, hoạt động lãnh đạo, quản lý

có chức năng khác nhau nhưng không tách biệt mà luôn gắn bó mật thiết vớinhau, tác động lẫn nhau, thống nhất chặt chẽ trong hoạt động của những người

có chức vụ trong một hệ thống tô chức xã hội Cán bộ lãnh đạo, quản lý là nhữngngười được bé nhiệm ra theo thé thức do luật định, chức năng của họ là lãnh đạo

và quản lý, chức năng này được thé hiện ở chỗ họ là người tuyển chọn va phân

bổ cán bộ, phối hợp công việc của những người thừa hành về sản xuất và quan

lý, đảm bảo sự hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả cho cả tập thể hoặc một tổ chức

Vì vậy, cán bộ lãnh đạo, quản lý là người có giữa một cương vị nhất định trong

xã hội, có trách nhiệm và thầm quyền thực thi một công việc nào đó

Trong quá trình phát triển của lịch sử, mỗi thời kỳ khác nhau, chức trách và

vai trò của người lãnh đạo, quản lý cũng khác nhau: Trong xã hội nguyên thủy,

17

Trang 22

người lãnh đạo, quản lý thị tộc, bộ lạc được gọi là tù trưởng, tộc trưởng, thủ lĩnh,

được cộng đầu bầu ra một cách tự nguyện, dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau

nhằm lãnh đạo những người trong thị tộc, bộ lạc kiếm sống, chống lại thú đữ hay

sự tấn công của các thị tộc khác Đến xã hội chiếm hữu nô lệ, khi xã hội đã có sựphân chia giai cấp thì người lãnh đạo, quản lý của một quốc gia là giai cấp chủ

nô Trong xã hội phong kiến, người lãnh đạo, quản lý đất nước là vua, quan, tầng

lớp quý tộc Hiện nay, người lãnh đạo, quản lý là những cá nhân thực hiện chức

năng, nhiệm vụ quản lý nhất định của bộ máy nhà nước hay các tổ chức chính trị

- xã hội Họ là những người được tuyên cử hoặc bổ nhiệm, có trách nhiệm vàquyền hạn nhất định Người lãnh đạo có trách nhiệm đề ra phương hướng, chủtrương, quyết định những vấn đề chiến lược của tổ chức, địa phương, đơn vị

mình; là những người dan dắt, tổ chức phong trào theo một hướng đi cụ thé.

Người lãnh đạo cũng là người điều hành, chỉ đạo băng quyền hành thông qua cácmệnh lệnh, điều chỉnh những quyết định cho phù hợp với điều kiện khách quan

Về phẩm chất người lãnh đạo trước hết phải là người có uy tín đại diện cho sốđông, tập thể Người lãnh đạo, quản lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng, liên

quan đến sự hưng thịnh hay bại vong của mỗi chế độ, mỗi quốc gia Nhận thức

rõ “nước trị hay loạn cốt ở trăm quan, người giỏi thì nước trị, người kém, dốt thì

nước loạn”, Không Tử đã dành nhiều thời gian và công sức dé xây dựng đội ngũ

người cầm quyền có đức và tài Ước mong của ông là đào tạo ra những ngườiquân tử có chí khí, có đức nhân Lý tưởng đó đã được Hồ Chí Minh tiếp thuchon lọc, bé sung và phát triển trong van đề xây dựng phẩm chat người lãnh đạo,

quản lý ở Việt Nam.

Phong cách lãnh đạo là cách thức mà nhà chính tri thực hiện một số chứcnăng và đối xử với cấp đưới của mình Mỗi nhà lãnh đạo sẽ có một phong cáchriêng, ảnh hưởng đến mức độ sử dụng quyền lực của các nhà chính trị và mức độtham gia của từng thành viên trong tổ chức “Quyền lực” được hiểu là khả nănggây ảnh hưởng tới các quyết định của cá nhân hoặc tập thể Chăng hạn như một

18

Trang 23

số người nắm giữ quyền lực có thé buộc người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu

cầu đã đưa ra trước đó Bên cạnh đó, một số nhà lãnh đạo có không có quyền hạn

chính thức như thủ lĩnh các băng đảng, họ có thể sử dụng hiệu quả sự cưỡng bức

cũng như sức hấp dẫn, và một số chức sắc quân đội có quyền lực mềm là sức hấpdẫn cũng như quyền lực cứng từ địa vị của họ [39, tr 75] Có nhiều cách khácnhau để tác động đến hành vi của người khác như đe dọa, sử dụng bạo lực, dụ dỗbang lợi ích vật chất, danh vọng hoặc hap dẫn bằng các giá trị tư tưởng Quyềnlực được phân thành “quyền lực cứng” và “quyền lực mềm” Quyền lực cứngthường dựa trên cơ sở sức mạnh về quân sự và kinh tế Quyền lực mềm đượcthực hiện thông qua thuyết phục Quyền lực cứng và quyên lực mềm có liên mốiquan hệ liên quan đến nhau và cả hai đều là phương pháp nhằm đạt được mụcđích bằng cách tán động lên hành vi của người khác Đôi khi con người bị lôikéo và phía người khác với quyền lực mệnh lệnh bằng huyền thoại bất khả chiếnbại [39, tr 78] “Quyền lực thông minh” là sự kết hợp giữa quyên lực cứng mangtính cưỡng ép và thưởng phạt với quyền lực mềm mang tính thuyết phục và thuhút Dé đo lường hay đánh giá quyền lực, phải biết đến sở thích của một ngườihoặc văn hóa của một quốc gia Tuy nhiên, quyền lực phụ thuộc rất nhiều vàobối cảnh hay tình huống cụ thể Tại sao một số nhà lãnh đạo có thể thành cônghoặc thất bại trong một tình huống nhất định Bởi vì, họ biết “tùy đường mà chọnngựa”: một số con ngựa chạy tốt hơn ở nơi khô ráo và một số ngựa chạy tốt hơn

ở nơi bùn lầy [39, tr 138] Cho dù quyền lực được đo lường như thế nào, thì sựphân phối quyền lực bình đăng giữa các nhà nước là điều tương đối hiếm Thôngthường, quá trình tăng trưởng không đồng đều đồng nghĩa với việc một số nhà

nước sẽ trỗi dậy và các nhà nước khác suy yếu [39, tr 256]

Ở Việt Nam, người lãnh đạo được hiểu là những người dé ra chủ trương,

đường lối và tô chức thực hiện chúng có hiệu quả trong thực tiễn; đồng thời, lãnh

đạo cũng được coi là một loại hình đặc trưng Cán bộ lãnh đạo là những người

giữ chức vị chủ chốt trong hệ thống chính trị, các cơ quan của Đảng, Nhà nước,

19

Trang 24

có chức năng, nhiệm vụ đề ra đường lối, chính sách, chủ trương và tổ chức thựchiện chúng theo phạm vi lãnh đạo của minh; đồng thời là người trực tiếp chỉ đạo,quản lý toàn diện mọi hoạt động của tổ chức, cá nhân do họ phụ trách, bảo đảm

hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được phân công Do sự khác biệt về văn hóa

mà phẩm chất của người lãnh đạo, quản lý cũng có sự khác biệt giữa phương

Đông và phương Tây.

Trên cơ sở thực tiễn và quá trình đấu tranh cách mạng, phẩm chất ngườilãnh đạo, quản lý ở Việt Nam được Hồ Chí Minh tông kết, đánh giá trên nhiều

phương diện Trước hết, người lãnh đạo, quản lý phải là người có uy tín, có tài,

có đức, có khả năng sử dụng “đúng người, đúng việc”, là người có tri thức, có

kinh nghiệm ở những lĩnh vực phụ trách, có tầm nhìn, biết quy tụ nhân tài, vậtlực Trong đó phẩm chất “đức” và “tài” được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là gốc

rễ, là phẩm chất quan trọng nhất của người lãnh đạo Bởi lẽ, người lãnh đạo,

quản lý vô cảm, không có tài đức chính là mối họa với tổ chức, với người dân.Người lãnh đạo có đức sẽ biết hy sinh, có trách nhiệm với nhân dân, biết hướngtới lợi ích của cộng đồng, biết chia sẻ, cảm thông, khích lệ động viên Người

lãnh đạo, quản lý chính là “nhà thiết kế chiến lược”, có khả năng dự đoán tương

lai, làm chủ các tình huống và hạn chế được các rủi ro Hơn nữa, bản lĩnh chính

trị của người lãnh đạo, quản lý cũng đặc biệt quan trọng, bởi khi có bản lĩnh, họ

mới không bị cám dỗ bởi vật chất, địa vị, danh lợi, giữ vững niềm tin, lý tưởng,

kiên định vượt qua khó khăn, thách thức.

1.2 Cơ sở hình thành phẩm chất của người lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam1.2.1 Những tiền đề lý luận và thực tiễn hình thành quan diém Hồ ChiMinh về người lãnh đạo quản lý cho Việt Nam

Trong mọi thời kỳ, một giai cấp, một chính đảng có thé giành, giữ và thực

thi quyền lực chính trị không chỉ cần có chính sách đúng, hệ thống tổ chức màcần có những con người chính trị với những quyết sách chính trị đúng đắn Con

người chính trị trong lịch sử cũng như thời hiện đại được các nhà tư tưởng, khoa

20

Trang 25

học quan tâm nghiên cứu rất nhiều Ngay từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại, các nhà

tư tưởng chính trị đã đưa ra những quan niệm khác nhau về con người chính trị:

Aristoteles cho răng, con người là động vật chính trị Những người lãnh đạo năm

trong bộ máy cai trị thường là những người thông thái, ưu tó, có đạo đức, phẩm

hạnh, có trách nhiệm với cộng đồng Con người chính trị thuộc về các tầng lớp

ưu tú nhất của xã hội chứ không phải là đa số nhân dân Theo Aristotele, nhà

nước cộng hòa do những người ưu tú, uyên bác xây dựng nên, có sự đóng góp

của cải vật chất và tinh thần của những công dân sung túc (tầng lớp trung lưu),

do đó họ là những người có quyên quyết định mọi hoạt động tổ chức xã hội

Trong lịch sử tư tưởng chính trị phương Đông cô đại (chủ yếu nói về tu

tưởng chính trị ở Trung Quốc), con người chính trị trong xã hội thường là những

bậc đế vương, quân tử Theo Augustine và Thomas Aquinas con người chính tri

là những người cầm quyên, bổn phận của họ là phục vụ nhân dân, chỉ huy theoluật pháp đạo đức, lấy công bằng làm gốc, từ thiện làm ngọn Con người chínhtrị được phân thành: Người chỉ huy đứng đầu nhà nước, các đoàn pháp quantrung gian tham gia vào công việc hành chính và “tất cả công dân tham gia vàochủ quyền như là những người bầu cử” [26, tr 318] Sau thời kỳ phục hưng, kinh

tế tư bản phát triển mạnh mẽ đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng chính trị phương

Tây thời cận đại (thé ky XVII-XVIID Từ đó, quan niệm con người chính tri là

những người có đức hạnh, có trí tuệ và tình yêu tô quốc, đặt lợi ích công lên trên

lợi ích riêng, có trách nhiệm thực hiện sự bình đăng, công bang trong x4 hdi.

Đến đây, con người chính tri được hình thành với ba cấp độ: 1) Người đứng dau

nhà nước, 2) Các quan chức, 3) Nhân dân Giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa xã hộikhoa học đã được C Mác và Ph Ăngghen sáng lập trên cơ sở kế thừa những giá

trị của triết học Đức, kinh tế chính trị Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởngPháp thời kỳ cận đại Xuất phát từ quan niệm về con người xã hội, con người làchủ thé sáng tạo của lịch sử, C Mác và Ph Angghen đã đưa ra quan niệm con

người chính trị trước hêt là con người giai cap Bat cứ một nhà chính trị nào

21

Trang 26

cũng đều là đại biểu của một giai cấp, một lực lượng, một dân tộc nhất định.

Quan chúng nhân dân, giai cấp tiên phong là người sáng tạo ra lịch sử, là lựclượng quyết định sự phát triển xã hội, thể hiện rõ những phong trào chính trị,

những cuộc cách mạng xã hội [20, tr 320] Vận dụng sáng tạo những tư tưởng

của C Mác và Ph Ăngghen về con người chính trị, V I Lênin, trong nhiều tácphẩm của mình đã nêu rõ vai trò của người lãnh tụ, sứ mệnh lịch sử của côngnhân và sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp đấutranh cách mạng nhằm chống lại giai cấp tư sản, giành chính quyên và xây dựng

chủ nghĩa xã hội.

Trên thực tế, con người chính trị được xem xét dưới ba cấp độ: 1) Người

đứng đầu hay còn gọi là thủ lĩnh; 2) Đội ngũ hoạt động chính trị; 3) Quan chúng

nhân dân Trong đó, Người đứng đầu hay người lãnh đạo, quản lý là người được

giai cấp, dân tộc, cộng đồng xã hội thừa nhận, suy tôn dé dẫn dắt, chỉ huy, lãnh

đạo giai cấp, dân tộc đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị Ngườiđứng đầu giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại của một quốc gia Mộtgiai cấp, một dân tộc, một chính đảng chỉ có thể giành, giữ và thực thi quyền lực

khi lựa chọn được người đứng đầu tiêu biểu, nếu không có người lãnh đạo ưu tú

thì đù lực lượng quần chúng có đông đảo đến đâu cũng vô tác dụng Song người

lãnh đạo xuất hiện không phải ngẫu nhiên, từ bên ngoài vào, mà tất yếu từ phong

trào đấu tranh quần chúng Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn cho nên sự xuấthiện của những người lãnh đạo tiêu biểu là dé thực hiện những nhiệm vụ đó.Người lãnh đạo, quản lý là người tiêu biểu, đại diện cho lợi ích của giai cấp, của

dân tộc, chính đảng, của một đoàn thể nhất định, thấy rõ lợi ích trước mắt và lợiích lâu đài, có quyết tâm thực hiện lợi ích đó Họ là những người động viên,

đoàn kết đông đảo quần chúng đi theo, trở thành phong trào chính trị sâu rộng vàtồn tại bền vững trong thời gian dài Người đứng đầu vừa phải là nhà chiến lược,vừa là nhà chiến thuật Người đó phải đề ra được những chính sách đúng, phảnánh mục tiêu của giai cấp mình, đồng thời phù hợp với xu thế phát triển của dân

22

Trang 27

tộc và nhân loại Những người đứng đầu có tài tổ chức và nghệ thuật lãnh đạo

chính trị, vận dụng khéo léo các hình thức cưỡng chế, thỏa hiệp, hóa giải tranh

chấp chính trị, có sức truyền cảm chính trị trong quần chúng, có khả năng điều

khiển va chi phối các hoạt động chính trị Người lãnh đạo phải có dao đức cao

cả, có tri thức văn hóa sâu rộng, có trí tuệ và trực giác chính trị, ý thức vé sứmệnh chính trị Do vậy, người đó có thể tập hợp xung quanh mình đội ngũnhững tinh hoa của giai cấp của dân tộc dé thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụchính trị nhất định Những người vi đại như C Mác, Ph Ang ghen và V.I Lénin,

Hồ Chí Minh còn được gọi là lãnh tụ Đây là những người đại diện tiêu biểu cholợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đáp ứng nhu cầu và thựctiễn của cách mạng Lãnh tụ còn là những người tiêu biểu về tư tưởng đạo đức,lối sống và giá trị nhân văn Họ là những người tập hợp lực lượng cách mạngtiêu biểu cho trí tuệ, lương tâm, văn hóa, kinh nghiệm, ý chí, tính cách và phẩmchat của người lãnh tụ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển xã hội, in dau vào tiếntrình lịch sử Song, V I Lénin đã chỉ rõ: “Các lãnh tụ của giai cấp công nhânkhông phải là thiên thần, không phải là thánh, không phải là anh hùng, mà cũng

là người như tất cả mọi người khác Họ cũng có khuyết điểm Đảng sửa cho họ.Đảng công nhân Đức có lúc phải sửa những khuyết điểm cơ hội chủ nghĩa cho

những người lãnh tụ vĩ đại như Bê-ben” [74, tr 524].

Bên cạnh người đứng dau, đội ngũ hoạt động chính trị của giai cấp công

nhân được gọi là cán bộ lãnh đạo chính trị Sự nghiệp cách mạng thành công hay

thất bại đều phụ thuộc rất lớn vai trò của cán bộ lãnh đạo, bởi họ là người đưa ranhững chính sách, chiến lược đúng đắn, tổ chức quần chúng đấu tranh giành

chính quyền V I Lénin đã nói: “Chính tri là một khoa học và một nghệ thuật

không phải từ trên trời rơi xuống mà đòi hỏi một sự cố gắng, răng giai cấp vô

sản muốn thắng giai cấp tư sản thì phải đào tạo lấy “những nhà chính trị giaicấp” thực sự của mình, những nhà chính trị vô sản và không thua kém các nhàchính trị của giai cấp tư sản” [75, tr 80-81] Trong quá trình đấu tranh giành lại

23

Trang 28

chính quyền Xô viết (1922), V I Lênin cũng chỉ ra rằng: cần phải nghiên cứu vềcon người và phải tìm những cán bộ thực sự có bản lĩnh, trí tuệ Đây cũng là vấn

đề quan trọng, then chốt của mỗi quốc gia Nếu không có người lãnh đạo, quản

lý thì tat cả mọi mệnh lệnh và nghị quyết chỉ là tờ giấy lộn Người cán bộ lãnh

đạo chính trị của giai cấp công nhân ngoài những đặc trưng của những người

hoạt động chính trị nói chung, cũng có những đặc thù riêng:

Trước hết, đó là những người có tri thức, “người ta chỉ có thé trở thànhngười cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình băng sự hiểu biết của tất cả

những kho tàng trí thức mà nhân loại đã tạo ra” [75, tr 362] Bởi vì, người cán

bộ lãnh đạo của Đảng Cộng sản không chỉ có sứ mệnh lãnh đạo nhân dân giành

chính quyền, mà con lãnh đạo nhân dân thực hiện sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa

xã hội và chủ nghĩa cộng sản Do đó, những người tiên phong trong sự nghiệp ấy

phải là những người có trình độ văn hóa, khoa học tiên tiễn, hiện đại.

Thứ hai, người cán bộ lãnh đạo phải đặt lợi ích giai cấp, dân tộc, nhân loại

lên trên lợi ích cá nhân, tiêu biểu cho lẽ phải, công bằng trong đời sống xã hội.Đây là đặc trưng cơ bản xuất phát từ mục tiêu xây dựng một xã hội không còn

tha hóa, áp bức, bóc lột, bất công, con người được tự do, phát triển toàn diện Ở

Việt Nam, người lãnh đạo, quản lý cũng phải không ngừng phấn đấu vì lợi ích

của đất nước đó là mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,

văn minh.

Thứ ba, người cán bộ lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân cần có bảnlĩnh, trung thành với chủ nghĩa xã hội, cần có tài tổ chức thực tiễn, chỉ huy và

điều khiển công việc cho khối lượng lớn quần chúng trong đời sống xã hội

Thứ tư, người cán bộ lãnh dao cần có kinh nghiệm chính trị, nghệ thuật

trong hoạt động chính trị Phải biết liên minh, thỏa hiệp trong những trường hợp

cần thiết Người cán bộ chính trị phải có tri thức, kinh nghiệm, nhạy bén chínhtrị cần thiết mới có thể giải quyết một cách chính xác và mau lẹ những vấn đề

chính trị phức tạp.

24

Trang 29

Thứ năm, người cán bộ chính trị của giai cấp công nhân phải trung thực vớiđồng chí, với nhân dân và với chính bản thân mình Ngay cả khi có sai lầm, côngkhai và thành thực thú nhận sai lầm chính tri của mình Theo V I Lénin:

“Không có nhà hoạt động chính tri này mà trong bước đường hoạt động của

mình lại không trải qua những thất bại nay hay những thất bại khác, và nếu chúng ta nghiêm chỉnh nói đến ảnh hưởng đối với quần chúng, nói đến việc

chúng ta tranh thủ “thiện chí” của quan chúng, thì chúng ta phải có hết sức làmthé nào dé các thất bại này không bị giấu trong bầu không khí hôi hám của cácnhóm và tiêu tổ, mà được dua ra cho mọi người xét Như thế và chỉ có nhưthé thì chúng ta mới tạo khả năng dé toàn thé (chứ không phải ngẫu nhiên lựa

chọn một nhóm hay một tiểu tổ nào đó) những cán bộ đảng có uy tín, được tìm hiểu những lãnh tụ của mình và đặt mỗi lãnh tụ vào một vị trí thích đáng”

[73, tr 107-108].

Đầu thế kỷ XX, phong trào dân chủ tư sản ở Trung Quốc, Nhật Bản với cáccuộc vận động dân tộc dân chủ tư sản đã ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào yêunước đang diễn ra ở Việt Nam lúc bấy giờ Các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời kỳnày đã nhận thay sự lỗi thời và phá sản triệt dé trong phẩm chất người lãnh đạo,

quản lý thời kỳ phong kiến đã không thể tổ chức, động viên nhân dân đấu tranh

lật đỗ ách thống trị của thực dân Pháp, giành độc lập, tự do cho dân tộc Đếnđây, đòi hỏi phải có sự thay thế quan niệm phong kiến cổ hủ bằng một quanniệm mới về người lãnh đạo, quản lý Xây dựng con người mới, nhất là thế hệ

người lãnh đạo, quản lý trong quan niệm của các sĩ phu yêu nước thời kỳ này là

những người có lòng yêu nước, căm thù sâu sắc, có tinh thần chiến đấu hy sinhcho sự nghiệp cứu nước, tiêu biểu như Phan Bội Châu - con người mới đương

thời đã làm sống dậy truyền thống yêu nước cao đẹp của người Việt Nam anhhùng Đối với ông, tiêu chuẩn dé bình xét con người chính là lòng yêu nướcđược thể hiện bằng những chiến công hiển hách trong sự nghiệp cứu nước, xây

dựng một chê độ duy tân đảm bao cho nước giàu mạnh, văn minh trên tat cả các

25

Trang 30

lĩnh vực của đời sống xã hội Phan Chu Trinh, một sĩ phu yêu nước không chỉ đềcập đến những phẩm chất chính trị mà con người nói chung và người lãnh đạophải có là tri thức về các lĩnh vực như kinh tế, khoa học, kỹ thuật, có tầm nhìn xa

trông rộng, có trình độ học van tiễn bộ, có những đức tính cần thiết phục vụ công

cuộc xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh Nhìn chung, quan điểm về xâydựng con người mới, xây dựng phẩm chất người lãnh đạo thời kỳ này là kết quả,

là sản phẩm của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của Việt Nam trongnhững năm đầu thế ky XX Do vậy, quan điểm về pham chat của người lãnh dao,quản lý trong giai đoạn này đã có nhiều nội dung phản đế, phản phong khá rõràng và có tính chất tiễn bộ hơn trước đó

Tuy nhiên, quan niệm về xây dựng phẩm chất người lãnh đạo, quản lý củacác sĩ phu thời kỳ này còn có những nhược điểm nhất định, chưa xem xét phẩmchat của người lãnh đạo trong tông hòa các mối quan hệ xã hội, nhất là trongquan hệ sản xuất và quan hệ giai cấp Bởi, pham chất người lãnh đạo thời kỳ nàyđược xây dựng không xuất phát từ bản chất của giai cấp trong xã hội và nhữngcon người cụ thé, cho nên, họ không nhận thức đúng vai trò to lớn của từng lực

lượng xã hội trong tiễn trình cách mạng giải phóng dân tộc, đặc biệt là vai trò làm cách mạng triệt dé nhất, kiên quyết nhất của giai cấp công nhân và nông dân.

Đồng thời, chưa thấy được bản chất giai cấp thực sự của thực dân Pháp thống trinước ta, nên cũng chưa xác định rõ mâu thuẫn trong xã hội cần phải giải quyếttriệt dé là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân phong kiến tay sai Honnữa, quan điểm về con người lãnh đạo trong phong trào yêu nước thời kỳ nàyvẫn năm trong phạm vi ảnh hưởng của ý thức hệ tư sản đã lỗi thời, cho nên vẫn

chưa thoát khỏi cái vòng luân quan trước đó, không tránh khỏi những hạn chế,

bat lực, bé tac và that bại Với những nhược điểm đó, quan niệm về con ngườimới và phẩm chất của người lãnh đạo, quản lý của các sĩ phu yêu nước ở ViệtNam đầu thế kỷ XX chưa thể đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát triển của cách

mạng nước ta Trước tình hình đó doi hỏi phải có một quan niệm khoa học về

26

Trang 31

xây dựng con người mới với những phâm chất cách mạng phù hợp với thực tiễnmới của thời đại nhằm đáp ứng nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giai cấp và giải

phóng con người.

Quá trình hình thành con người mới - người lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam

gan liền với quá trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh Từ sự tiếp thu

những lý luận và thực tiễn trên về vấn đề con người, nhận thức được vai trò của

người đứng đầu lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi, Hồ Chí Minh đã xác địnhđược van đề xây dựng con người mới có phẩm chất đạo đức cách mang là chiếnlược xuyên suốt trong mọi thời kỳ đấu tranh cách mạng

1.2.2 Nhu cầu và mục tiêu xây dựng phẩm chất người lãnh đạo, quản

lý theo tư trởng Hồ Chí Minh

* Nhu câu xây dựng phẩm chất người lãnh đạo, quản lý

Quá trình hình thành phẩm chất người lãnh đạo, quản lý của Hồ Chí Minh

gắn liền với hành trình tìm đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên trẻgiàu lòng yêu nước của Nguyễn Tat Thành Là một người phương Đông, trướckhi tiếp cận với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã có khoảng thời gian 10

năm học tập kinh sách Nho giáo, tiếp thu nhiều quan điểm của Nho gia về xây

dựng phẩm chất của người lãnh đạo, quản lý Ngoài ra, Người còn tiếp thu cácquan điểm Phật Giáo, Đạo giáo, quan niệm của cha ông về xây dựng con ngườimới, nhất là người đứng đầu làm nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý Dưới ánh sáng củachủ nghĩa Mác - Lênin với quan điểm biện chứng và duy vật Hồ Chí Minh đãxem xét phẩm chất của người lãnh đạo, quản lý trong quá trình vận động, phát

triển của lịch sử, trong những mối quan hệ hiện thực sinh động và cụ thể Điều

này cho phép Hồ Chí Minh nắm được quy luật hình thành, phát triển nhân cách,phẩm chat của con người Việt Nam nói chung và người lãnh đạo, quản lý nóiriêng, từ đó, đưa ra quan điểm về xây dựng phẩm chat người lãnh đạo, quản lý

phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam trong từng thời kỳ cách mạng.

27

Trang 32

Từ thập niên 20 (thé kỷ XX), trên hành trình ra nước ngoai tìm con đường

để cứu nước và giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã luôn tìm tòi, miệt mài vừa

học, vừa làm, tiếp xúc với nhân dân lao động ở các nước thuộc địa cũng như ở

chính quốc, Người đã có sự phân biệt rạch ròi giữa một bên là bọn dé quốc, thực

dân tàn bạo, độc ác và bên kia là người lao động bị áp bức, bóc lột nặng nề,Người viết: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người:giống người bóc lột và giống người bị bóc lột Mà cũng chỉ có một mối tình hữu

ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản” [29, tr 287] Đây là nhận thức đúng đắncủa Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con người mới ở Việt Nam Trước

các van dé của cuộc song, Hồ Chi Minh luôn đặt câu hỏi “tại sao?” và nỗ lực tìm

lời giải đáp từ thực tiễn, Người luôn tìm cách phân biệt “bạn”, “thù”, tìm ra mâu thuẫn quan trọng nhất trong xã hội Việt Nam lúc đó.

Năm 1920, khi tiếp xúc với “Sơ thảo lần thứ nhất Luận Cương về van dé

dân tộc va thuộc địa” của Lênin, Hồ Chí Minh đã tim thấy ánh sáng và con

đường giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam Đây chính là con đường cách

mạng vô sản, đánh đồ thực dân va dé quốc, giành lại độc lập và xây dựng chủ

nghĩa xã hội Dé hiện thực được mục tiêu đó, Hồ Chí Minh đã tìm tòi, day công

xây dựng phẩm chất con người mới, nhất là con người chính trị, đòi hỏi phải kề

vai sát cánh cùng mình hy sinh, chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng chung của dân

tộc Hồ Chí Minh cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã định hướng con đường cứunước cho dân tộc, Người khăng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhânloại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do,

bình dang, bác ái, đoàn kết, 4m no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vi

moi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc [29, tr 496] Đề đấu tranh giành lại

độc lập, Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa đoàn kết lại Đây là

bước phát triển về “chất” trong tư tưởng xây dựng con người mới của Hồ ChíMinh Người đã đưa ra quan điểm về giáo dục con người có lòng tin vào sức

mạnh đoàn kết, tạo ra sự chuyên biên từ lập trường của chủ nghĩa yêu nước

28

Trang 33

truyền thống đến chủ nghĩa xã hội khoa học Thời điểm này, Hồ Chí Minh cũng

là người Việt Nam đầu tiên tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, một trongnhững vấn đề bức xúc mà Hồ Chí Minh nhận thấy lúc đó là cần phải có một bộ

phận ưu tú gồm những con người là đầu tàu, nòng cốt thúc đây và nắm thời cơ

cho cách mạng Việt Nam, đội ngũ ấy sẽ thức tỉnh nhân dân, đứng lên tô chức,đoàn kết, huấn luyện quần chúng dé họ đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, tự

do và hạnh phúc của chính minh Do đó, năm 1924 khi tới Trung Quốc, Hồ ChíMinh đã tiếp xúc với những thanh niên Việt Nam yêu nước đang trực tiếp hoạtđộng tại Quảng Châu, trong đó có một số thanh niên hăng hái nhất của tô chứcTâm Tâm xã, nhằm thành lập một tô chức bí mật làm hạt nhân lãnh đạo quần

chúng đấu tranh cách mạng Tháng 6 - 1925, Hồ Chí Minh thành lập Hội Việt

Nam Cách mang Thanh niên nhăm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lénin, đường lối,

phương pháp đấu tranh cách mạng mới vào Việt Nam Thông qua những thanh

niên ưu tú của Hội Việt Nam Các mạng Thanh niên và phong trào vô sản hóa

đang phát triển mạng mẽ, luồng tư tưởng mới đã dần xâm nhập vào đời sốngnhân dân trong nước, góp phan làm thay đổi “tính chất”, “chiều hướng” của cách

mạng Việt Nam Đến đây, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng phẩm chất người

cán bộ lãnh đạo dần được hình thành, góp phần lớn trong công tác xây dựng độingũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên sau này

Dưới sự dẫn dắt, lãnh đạo sáng suốt của Hồ Chí Minh, ngày 3 - 2 - 1930,

Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên

phong của giai cấp công nhân, có khả năng đoàn kết, tập hợp quần chúng nhândân đứng lên đấu tranh giành độc lập Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã pháthuy vai trò là tiên phong, là “bộ tham mưu” của giai cấp vô sản, của nhân dânlao động cả nước, Dang đã dũng cảm, sáng suốt lãnh đạo nhân dân đấu tranhgiành lại độc lập, tự do; tận tâm, tận lực phục vụ Tổ quốc và nhân dân, tuyệt đối

trung thành với lợi ích của dân tộc Việt Nam Ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng

sản Việt Nam đã đảm nhận sứ mệnh lịch sử, là chính đảng duy nhất có khả năng

29

Trang 34

lãnh đạo quần chúng nhân dân làm cách mạng, giành lại độc lập dân tộc và xâydựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Đầu năm 1941, tại Nậm Quang (sát biên giớiViệt Trung), Hồ Chí Minh mở lớp huấn luyện cho 43 cán bộ cách mạng ViệtNam, chương trình và tài liệu huấn luyện do chính Người tổ chức biên soạn.Được Hồ Chí Minh trực tiếp bồi dưỡng, diu dắt, các cán bộ này đều trở thànhnhững người lãnh đạo cốt cán, giữ trọng trách quan trọng của Đảng Tháng 5 -

1941, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương 8 dé ra nhiệm vụgiải phóng dân tộc và đề xuất thành lập Việt Nam độc lập đồng minh hội Ngay

sau đó, Hồ Chí Minh đã mở lớp huấn luyện chính trị - quân sự ngắn hạn cho cán

bộ tại Cao Bằng Cuối năm 1944, Hồ Chí Minh trao đổi với Võ Nguyên Giáp vềchuẩn bị chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, mà một

trong những nhiệm vụ của đội là tập trung huấn luyện cán bộ với phương pháp là chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến Khi về tới Tân

Trào vào tháng 5 - 1945, Người chỉ thị khẩn trương thành lập trường đảo tạo cán

bộ mang tên Trường Quân chính kháng Nhật, va căn dặn: “Lúc nao cũng phải

chú ý xây dựng chi bộ, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên và các phan tử trung kiên”[28, tr 256] Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh đã có nhiềuhoạt động tích cực nhăm đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ lãnhđạo chủ chốt cho cách mạng Lớp người lãnh đạo, quản lý mới được Hồ ChíMinh xây dựng, rèn luyện không chi phát huy được truyền thống anh hùng batkhuất của dân tộc, mà họ còn có những yếu tô mới của thời đại: tinh thần yêunước kết hợp với sự giác ngộ về giai cấp, tình thương yêu đồng bào gắn liền vớitình đồng chí, đồng đội Với nhận thức mới về con đường tiền lên của đất nước,

họ đấu tranh, hy sinh thân mình vì một tương lai tốt đẹp, vì một xã hội mà ở đócon người ấm no, công bang, dân chủ và hạnh phúc, có điều kiện dé phát triển

toàn diện Lớp người lãnh đạo mới lúc này tuy chưa nhiều, nhưng họ thật sự là

tam gương cô vũ, động viên phong trào cách mạng ở Việt Nam; họ là lực lượngchính quyết định thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 Từ đây,

30

Trang 35

quan điểm về phâm chất cán bộ lãnh đạo, quản lý trong tư tưởng Hồ Chí Minhcũng dần được hình thành, là cơ sở nền tảng góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ

lãnh đạo ở Việt Nam trong tương lai Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945

thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (ngày 02 - 09 - 1945), đánh

dau bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộcViệt Nam Trong điều kiện đã giành được chính quyền, nhân dân hăng hái bắttay vào xây dựng chính quyền mới, phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốcphòng, an ninh để bảo vệ Tổ quốc thì vấn đề xây dựng con người mới, nhất làngười cán bộ, lãnh đạo càng trở nên quan trọng và cấp thiết

Như vậy, quá trình hình thành pham chất người lãnh đạo, quản lý của HồChí Minh gắn liền với hành trình tìm đường cứu nước, cứu dân của người thanhniên trẻ giàu lòng yêu nước của Nguyễn Tắt Thành Là một người phương Đông,trước khi tiếp cận với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã có khoảng thờigian 10 năm học tập kinh sách Nho giáo, tiếp thu nhiều quan điểm của Nho gia

về xây dựng phẩm chất của người lãnh đạo, quản lý Ngoài ra, Người còn tiếpthu các quan điểm Phật Giáo, Đạo giáo, quan niệm của cha ông về xây dựng conngười mới, nhất là người đứng đầu làm nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý Dưới ánhsáng của chủ nghĩa Mác - Lênin với quan điểm biện chứng và duy vật Hồ Chí

Minh đã xem xét phẩm chất của người lãnh đạo, quản lý trong quá trình vận

động, phát triển của lịch sử, trong những mối quan hệ hiện thực sinh động và

cụ thé Điều này cho phép Hồ Chí Minh nắm được quy luật hình thành, pháttriển nhân cách, phẩm chat của con người Việt Nam nói chung và người lãnh

đạo, quản lý nói riêng, từ đó, đưa ra quan điểm về xây dựng phẩm chất người

lãnh đạo, quản lý phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam trong từng thời

kỳ cách mạng.

* Mục tiêu xây dựng phẩm chất người lãnh đạo, quản lý

Xuất phát từ thực tiễn cách mạng ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đưa ra mục

tiêu và yêu cầu người lãnh đạo, quản lý phải luôn tu dưỡng, thường xuyên rèn

31

Trang 36

luyện phẩm chất chính trị - tư tưởng Day là phẩm chat hàng đầu, cơ bản nhấtcủa người lãnh đạo Nếu thiếu phẩm chat này việc định hướng lý tưởng và khảnăng nhận thức, thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhànước sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức Hơn nữa, phẩm chất chính trị, tư tưởngcủa người lãnh đạo chính là cơ sở nên tảng dé thực hiện thắng lợi đường lối củaĐảng trong thực tiễn Đây cũng là “tiền dé” khuyến khích người lãnh đạo, quan

lý không ngừng nâng cao năng lực của bản thân, dự đoán trước những hướng đi

mới trong các vi phạm hoạt động tương ứng với đời sống xã hội Đồng thời, giáodục và kích thích tinh thần cách mạng của họ

Quan niệm về phẩm chất người lãnh đạo giữ vị trí quan trọng trong tư duy

lý luận khoa học của Hồ Chí Minh, mang giá trị vô cùng to lớn đối với sự nghiệpdựng nước và giữ nước Điều cốt lõi nhất trong tư tưởng của Người đó là lòngyêu nước, thương dân, yêu thương con người sâu sắc, đấu tranh không mệt mỏi

vì con người, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tự do, hạnh phúc của nhân dân Đặcbiệt, trên cơ sở kế thừa, tiếp thu sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh

đã xây dựng hệ thống quan điểm về phẩm chất người cán bộ lãnh đạo vừa mangtính khoa học sâu sắc, vừa mang tính cách mạng triệt dé, dựa trên sự kết hợp củachủ nghĩa yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, đồng thời kế thừa

những tinh hoa trong lich sử nhận thức về vẫn đề con người của dân tộc Việt

Nam, xây dựng thế hệ lãnh đạo mới đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giải phóngdân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Theo Hồ Chí Minh, xây dựng phẩm chấtngười lãnh đạo, quản lý phải gắn liền với thực tiễn quá trình đấu tranh cách

mạng Bởi, quá trình đó diễn ra ngay trong chính bản thân mỗi con người, đòi

hỏi họ phải tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, không ngừng vươn lên,

đấu tranh với những lạc hậu, mặt xấu vốn tồn tại như một bản năng tự nhiên củacon người, đấu tranh với những tàn dư phản động của xã hội cũ đề lại; đồng thời,

nỗ lực học tập để tiếp thu những tri thức tiễn bộ, không ngừng nâng cao trình độnhận thức Trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã xây dựng

32

Trang 37

được những thế hệ lãnh đạo, quản lý vừa có “đức” vừa có “tài”, vừa hồng, vừa

chuyên, góp phần làm nên những chiến thắng thần kỳ trong sự nghiệp đấu tranh

giải phóng dân tộc và con người, bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và giành

những thắng lợi rực rỡ Hồ Chí Minh chỉ ra mục tiêu xây dựng phẩm chất cho

người cán bộ lãnh đạo, quản lý trên phương diện nhân cách Nhân cách của

người lãnh đạo, quản lý trước hết được thé hiện trên phương diện trí lực và vănhóa, đó là sự hiểu biết đầy đủ về chủ nghĩa Mác - Lên, trình độ giác ngộ chínhtrị - tư tưởng cao, có niềm tin vững chắc vào xã hội cộng sản Hồ Chí Minh từngchi dạy người cán bộ, quản lý phải luôn học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác -Lênin; học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác -

Lênin để áp dụng trong giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế, cũng như trong

công tác cách mạng của chúng ta [30, tr 95] Trình độ và chuyên môn giúp

người lãnh dao có năng lực hiểu biết về con người, năm bat tâm lý, có phươngpháp làm việc hiệu quả, có mục tiêu rõ ràng dé làm chủ sự phát trién đa dang,phức tạp của xã hội Hồ Chí Minh chỉ dạy cán bộ lãnh đạo, quản lý cần biết đoànkết, dựa vào quần chúng, phát huy sức mạnh quần chúng, học tập kinh nghiệmcủa quần chúng, tạo mọi điều kiện cho nhân dân lao động nắm được những hiểubiết về khoa học, kỹ thuật; ra sức đảo tạo thật nhiều cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản

lý cần thiết cho sản xuất phát triển” [37, tr 69]

Hơn nữa, Hồ Chi Minh còn đặt ra mục tiêu về phẩm chất công tác củangười lãnh đạo, quản lý Đây là những biểu hiện sinh động được thể hiện ở khảnăng tiếp cận một cách phù hợp với từng hoàn cảnh, tình huống dé tìm ra conđường ngắn nhất hoàn thành mục tiêu sớm nhất với hiệu suất cao Phong cách

lãnh đạo và uy tín là “điều kiện cần” để người lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ

được giao Nếu không giữ uy tín, người lãnh đạo không thé thực hiện được tốtnhiệm nhiệm vụ của mình Uy tín của người được thể hiện trên nhiều phươngdiện khác nhau như gương mẫu, tận tụy, trong sáng, có tầm hiểu biết rộng, cótinh thần trách nhiệm, năng lực và khả năng tô chức, dám nghĩ, dám làm, dám

33

Trang 38

chịu trách nhiệm trước lời nói va hành động: luôn linh hoạt, mềm dẻo, chủ độngtrong moi tình huống Dé có được năng lực tổ chức, uy tín, người lãnh dao, quản

lý cần phải hiểu biết tâm lý, có óc thực tiễn, có năng lực hoạt động độc lập, sẵn

sàng nhận các nhiệm vụ về mình, có tài chỉ đạo, đúng đắn trong xử lý hài hòa

các môi quan hệ với cấp trên và cấp dưới dé tranh thủ lòng tin và thiện cảm của

họ, xây dựng tập thể đoàn kết Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu vềphẩm chat tâm lý đạo đức của người cách mạng Đối với người lãnh đạo, sự kiêntâm, bền bi, kiên trì, nhã nhặn, khiêm tốn là đức tinh cần thiết Dù trong bat cứtình huống nào, người lãnh đạo cũng phải chín chắn, thận trọng, tự chủ và bìnhtĩnh, luôn tự phê bình và phê bình đúng lúc, đúng mức, luôn lắng nghe ý kiến

của mọi người xung quanh; dám dũng cảm thừa nhận khuyết điểm, sai lầm của

mình Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê

liệt Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thihành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện

được” [31, tr 68] Tuy nhiên, trong thực khi thi nhiệm vụ, người lãnh đạo không

thê tránh khỏi sai lầm, khuyết điểm Nhưng điều quan trọng là “chúng ta không

sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa” [30, tr 66] dé

ngày càng tiễn bộ, đem trí tài, sức lực phục vụ nhân dân, đất nước

Đặc biệt, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, vai trò, phâm chat củangười lãnh đạo, quản lý được khăng định rõ hơn: “Chúng ta phải hiểu rằng, các

cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân,

nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như

trong thời kỳ dưới quyên thống trị của Pháp, Nhật Việc gì lợi cho dân, ta phải

hết sức làm Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh Chúng ta phải yêu dân,kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta” [31, tr 64-65] Đặc biệt, Người cũng rấtchú ý đến nguồn lực con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bởi:

“Vô luận việc gì, đêu do người làm ra cả, và từ nhỏ đên to, từ xa đên gân, đêu

34

Trang 39

thé ca” [31, tr 281] Nếu không có dân thì cách mạng không có lực lượng,không giúp đỡ nhân dân thì tài giỏi mấy Đảng cũng không thể lãnh đạo cáchmạng thành công được Do vậy, quyền và lợi ích đều thuộc về nhân dân và ởtrong nhân dân Muốn xây dựng, kiến thiết thành công chế độ xã hội chủ nghĩa

thì người lãnh đạo, quản lý phải dựa vào dân, đem tài, đức làm lợi cho dân, mưu

cầu hạnh phúc cho nhân dân

Trong “Di chúc”, Hồ Chí Minh nhắn mạnh rõ van đề xây dựng và rèn luyệnphẩm chất đạo đức của người lãnh đạo, quản lý: Người nhắn mạnh: “Dang ta làmột đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thâm nhuan đạo đứccách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng tathật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người day tớ thật trungthành của nhân dân” [38, tr 611-612] Hồ Chí Minh căn dặn, Đảng phải thườngxuyên đảo tạo, bồi dưỡng đạo đức cách mạng, xây dựng cán bộ lãnh đạo vừa

“hồng”, vừa “chuyên” [38, tr 612] Trong quan điểm của Hỗ Chí Minh, ngườilãnh đạo là người có mục tiêu cao đẹp, luôn phấn đấu cho lý tưởng cách mạng,

họ luôn nỗ lực để làm chủ xã hội, làm chủ quá trình chính trị, với trình độ và

năng lực thực thi quyền lực chính trị tiên tiến, hiện đại, phù hợp với thời đại của mình Trong quá trình đấu tranh cách mạng, con người chính trị và phẩm chất

của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo dần được bồ sung, hoàn thiện Doyêu cầu thực tiễn cách mạng ở mỗi thời kỳ khác nhau, nên tiêu chuẩn lựa chọncán bộ cũng khác nhau Song ở thời kỳ nào thì một người “cán bộ tốt”, mộtngười lãnh đạo giỏi cũng phải hội tụ những tố chất cơ bản, đáp ứng tiêu chuẩn

của Đảng và Nhà nước đó là: đạo đức, đĩnh đạc, đảm đương; có tâm, cò tầm, cótrí; quan tâm, gần gũi với nhân dân, quyết đoán, quy tụ

Trước hết, “người cán bộ tốt” là người có đạo đức trong sáng, hết lòng vìnhân dân phục vụ Đạo đức được coi là tiêu chuẩn, là “thước đo” gia tri của conngười Song, dao đức không phải tự nhiên ma có, một “người cán bộ tốt” có đạođức phải dày công tự rèn luyện, tu dưỡng, trải qua nhiều khó khăn, gian khổ mới

35

Trang 40

đạt được uy tín trước nhân dân Hơn nữa, “người cán bộ tốt” còn phải chỉnh chutrong công việc, không né tránh, hết lòng, hết sức vì công việc, sẵn sàng nhận

nhiệm vụ khó khăn, luôn di tiên phong trong các cuộc cách mạng Thir hai,

“người cán bộ tốt” cần phải có tắm lòng nhân hậu, vị tha, luôn lăng nghe, thấuhiểu tâm tư, nguyện vọng của dân, tìm mọi cách giúp dan được hưởng quyền và

lợi ích chính đáng Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cán bộ tốt cũng là người “lo

trước thiên hạ, hưởng sau thiên hạ”, “việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, cóhại cho dân thì hết sức tránh Người cán bộ tốt phải có tầm nhìn xa trông rộng,

có trí tuệ, am hiểu về nhiều lĩnh vực, có khả năng nắm bắt và giải quyết các van

dé thực tiễn cuộc sống đặt ra Thi? ba, “người cán bộ tốt” luôn biết quan tâm,

chăm sóc cho người khác, luôn gan gũi, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân

tin”, không bàng quan, thờ ơ trước khó khăn của dân Người cán bộ tốt cần có

pham chất quyết đoán, giám nghĩ, đám làm, dám chịu trách nhiệm Day cũng làbản lĩnh của người cán bộ tốt Bởi vì, nếu không có quyết đoán sẽ không đưadám đưa ra quyết định, hoặc quyết định đưa ra không kịp thời, bỏ lỡ cơ hội.Ngược lại, nếu một người cán bộ lãnh đạo quyết đoán trong việc đưa ra quyếtđịnh trong thời khắc “nước sôi, lửa bỏng” sẽ thé hiện năng lực lãnh đạo, quản lýcủa họ Bên cạnh đó, “cán bộ tốt” còn phải là người biết quy tụ, đoàn kết, tôchức phong trào cách mạng cho quan chúng dé tập hợp sức mạnh của mọi ngườithực hiện thắng lợi các mục tiêu chung

Trên thực tế, quan điểm về xây dựng con người mới, nhất là xây dựngphẩm chất người lãnh đạo, quản lý trong tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của

quá trình nỗ lực tìm tòi, đổi mới cho phù hợp với quy luật phát triển của cách

mạng Việt Nam Tuy nhiên, quá trình xây dựng phẩm chất, người lãnh đạo, quản

lý trong từng giai đoạn cách mạng không phải là con đường bằng phẳng, dé dàng

và nhanh chóng, mà đó là cả một chặng đường lâu dài, chịu nhiều tác động tổnghợp của hoàn cảnh khách quan và yếu tố chủ quan, phụ thuộc vào những điều

kiện vật chât và văn hóa của đời sông, sự lớn mạnh của đât nước.

36

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w