1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh nghề kế toán doanh nghiệp cao đẳng

48 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nội dungcuốn sách gồm 3 chương đề cập đến toàn bộ những kiến thức về phân tích hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp: Chương 1: Khái quát chung của phân tích hoạt động kinh doanhChương 2:

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH

Trang 2

Ninh Bình

Trang 3

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đượcphép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và thamkhảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinhdoanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

Trang 4

LỜI GIỚI THIỆU

Trong điều kiện hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, muốn tồn tạivà phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có lãi Muốnvậy, yêu cầu doanh nghiệp phải được thường xuyên tiến hành phân tích hoạtđộng kinh doanh, nhằm đánh giá đúng đắn mọi hoạt động kinh doanh trongtrạng thái thực của chúng Trên cơ sở đó có những biện pháp hữu hiệu và lựachọn đưa ra quyết định tối ưu phương án hoạt động kinh doanh

Giáo trình “Phân tích hoạt động kinh doanh” là tài liệu chính thức sử

dụng giảng dạy và học tập cho sinh viên ngành kế toán doanh nghiệp; đồng thờicũng là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này Nội dungcuốn sách gồm 3 chương đề cập đến toàn bộ những kiến thức về phân tích hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp:

Chương 1: Khái quát chung của phân tích hoạt động kinh doanh

Chương 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệpChương 3: Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩmMặc dù các tác giả đã rất cố gắng, song cuốn giáo trình Phân tích hoạtđộng kinh doanh không tránh khỏi khiếm khuyết Chúng tôi rất mong được cácđồng nghiệp và bạn đọc gần xa chân thành góp ý để cuốn sách được hoàn thiệntốt hơn trong lần xuất bản sau.

Xin chân thành cảm ơn!

Ninh Bình, ngày… tháng… năm 2021Tham gia biên soạn

1 Chủ biên: Phạm Thị Thu Hiền 2 Đỗ Quang Khải

3 Cao Thị Kim Cúc

Trang 5

M C L CỤC LỤC ỤC LỤC

Lời giới thiệu 3

Chương 1: Khái quát chung của phân tích hoạt động kinh doanh 8

1 Khái niệm, đối tượng, nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh 8

1.1 Khái niệm 8

1.2 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh 9

1.3 Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh 9

2 Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh 9

2.1 Phương pháp so sánh 9

2.2 Phương pháp liên hệ cân đối 12

2.3 Phương pháp phân tích chi tiết 14

2.4 Phương pháp thay thế liên hoàn 15

2.5 Phương pháp số chênh lệch 18

3 Tổ chức và phân loại phân tích kinh doanh 20

3.1 Các loại hình phân tích kinh doanh 20

3.2 Tổ chức công tác phân tích kinh doanh 20

Chương 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp 22

1 Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất 22

1.1 Ý nghĩa của việc phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất 22

1.2 Nhiệm vụ của phân tích sử dụng các yếu tố sản xuất 23

2 Phân tích tình hình sử dụng yếu tố lao động (LĐ) 23

2.1 Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động 23

2.2 Phân tích tình hình tăng giảm năng suất lao động 24

2.3 Phương hướng nâng cao năng suất lao động 26

3 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định 29

3.1 Phân tích tình hình trang bị kỹ thuật 29

3.2 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định 32

4 Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu 34

4.1 Phân tích hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu 34

4.2 Phân tích thường xuyên tình hình cung cấp NVL 35

4.3 Phân tích định kỳ tình hình cung cấp nguyên vật liệu 36

Chương 3: Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm 39

1 Ý nghĩa, nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 39

Trang 6

1.1 Ý ng hĩa 39

1.2 Nội dung phân tích 40

2 Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá 40

2.1 Đánh giá tình hình biến động giá thành đơn vị 40

2.2 Đánh giá tình hình biến động tổng giá thành 42

3 Phân tích chi phí cho 1.000đ sản phẩm hàng hoá 44

3.1 Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chi phí cho 1.000đ giá trị sản lượng hàng hoá 44

3.2 Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra nhận xét và kiến nghị 45

Trang 7

GIÁO TRÌNH MÔN HỌCTên môn học: Phân tích hoạt động kinh doanhMã môn học: MĐ27

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:

- Vị trí: Môn học được bố trí giảng dạy sau khi học xong các môn học cơ sở.- Tính chất: Là môn học chuyên môn nghề.

- Ý nghĩa và vai trò của môn học:

+ Trang bị cho học sinh những kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầunguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước vàhội nhập quốc tế;

+ Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo học sinh bước đầu tham giacông việc sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp;

+ Ngoài ra học sinh còn có năng lực để theo học liên thông lên các bậchọc cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề.

Mục tiêu của môn học:

+ Xây dựng được các phương trình kinh tế khoa học phù hợp với từng đốitượng cần phân tích;

+ Lựa chọn đúng các phương pháp để phân tích, đánh giá và xác địnhchính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích;

+ Tổ chức được việc phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ởtừng khâu, từng giai đoạn Từ đó, tìm nguyên nhân và đề xuất các giải pháp phùhợp.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

+ Có tinh thần làm việc hợp tác, có thái độ làm việc tích cực, chủ độngsáng tạo, có kỷ luật và tác phong công nghiệp;

Trang 8

+ Có khả năng tìm kiếm việc làm và học lên trình độ cao hơn hoặc tổchức kinh doanh.

Nội dung của môn học:

Trang 9

Mục tiêu:- Về kiến thức:

+ Trình bày khái được khái niệm, nội dung của phân tích hoạt động kinhdoanh trong hệ thống quản lý doanh nghiệp;

+ Trình bày được đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinhdoanh;

+ Trình bày được các loại hình phân tích kinh doanh;

- Về kỹ năng:

+ Vận dụng 4 phương pháp phân tích chủ yếu nhất của phân tích hoạtđộng kinh doanh vào phân tích hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp;

+ Ứng dụng tổ chức công tác phân tích kinh doanh ở doanh nghiệp

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức học tập nghiêm túc, chủ động,

- Phân tích hoạt động kinh doanh (Operating activities analysis) là quátrình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanhở DN, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng

Trang 10

cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng caohiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở DN.

1.2 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh.

Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình kinh doanh vàkết quả kinh doanh (tức sự việc xảy ra ở quá khứ) Quá trình và kết quả hoạtđộng kinh doanh không phải là các số liệu chung chung mà phải được lượng hoácụ thể thành các chỉ tiêu kinh tế và phân tích cần hướng dẫn việc thực hiện cácchỉ tiêu đó để đánh giá.

Ví dụ:

Nói đến lợi tức thì ở đây là lợi tức trước thuế hay sau thuế, lợi tức đạtđược trong 06 tháng hay là cả năm, lợi tức tất cả các mặt hoạt động hay chỉ làkết quả của một mặt hàng chính nào đó.

Hay khi nói đến các nhân tố tác động, ta có chỉ tiêu sau:

Giá trị sản lượng = Tổng số giờ làm việc x Giá trị bình quân một giờ.Đối tượng phân tích ở đây là chỉ tiêu giá trị sản lượng có hai nhân tố tácđộng là tổng số giờ và giá trị bình quân một giờ làm việc Việc thực hiện kếhoạch của đối tượng phân tích sẽ tuỳ thuộc vào việc thực hiện kế hoạch của hainhân tố tác động trên.

1.3 Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh.

Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh tập trung vào những vấn đề.- Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của DN hay của từngđơn vị, từng bộ phận.

- Phân tích các yếu tố nguồn lực và các điều kiện liên quan trực tiếp đếnkết quả kinh doanh.

- Phân tích hiệu quả kinh doanh của DN, của đơn vị, của từng bộ phận vàhiệu quả của các yếu tố nguồn lực sử dụng vào sản xuất.

2 Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh.

Để đạt được mục đích của phân tích, có thể sử dụng các phương pháp pháttriển khác nhau và mỗi phương pháp đều có thể nhấn mạnh và hạn chế của nó,đòi hỏi phải có trình độ vận dụng một cách thành thạo mới đạt được mục đíchđặt ra Sau đây là một số phương pháp thường dùng trong phân tích hoạt độngkinh doanh:

2.1 Phương pháp so sánh.

Phương pháp so sánh được sử dụng nhiều trong phân tích hoạt động kinh doanh,khi sử dụng phương pháp này cần phải quán triệt các nội dung sau:

Trang 11

2.1.1 Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh

Tiêu chuẩn để lựa chọn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứđể so sánh, được gọi là gốc so sánh Tuỳ theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn gốc sosánh thích hợp, các gốc so sánh có thể là:

- Tài liệu của năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉtiêu kinh tế.

- Các tài liệu dự kiến như kế hoạch, định mức dùng làm cơ sở để đánh giá tìnhhình thực hiện so với mục tiêu dự kiến đã đề ra.

Ví dụ: Doanh thu của một công ty dự kiến kỳ kế hoạch đạt được là 100 triệu

đồng ; nhưng thực tế công ty đã đạt được 150 triệu đồng So sánh số tuyệt đối ta có:150 triệu đồng - 100 triệu đồng = + 50 triệu đồng.

Như vậy công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch về doanh thu là 50 triệu đồng.

- So sánh số tương đối:

Có nhiều loại số tương đối, tuỳ theo yêu cầu của phân tích mà sử dụng cho phùhợp.

+ Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ:

Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêukinh tế, nó phản ánh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.

Số tương đối hoàn = Chỉ tiêu kỳ phân tích x 100

Trang 12

thành kế hoạch Chỉ tiêu kỳ gốc

Ví dụ: Doanh thu của một công ty dự kiến kỳ kế hoạch đạt được là 100 triệu đồng ;

nhưng thực tế công ty đã đạt được 150 triệu đồng.Số tương đối hoàn thành kế hoạch (%).

Như vậy, công ty đã đạt 150% kế hoạch doanh thu, hoàn thành vượt mức 50% kế hoạchđề ra.

+ Số tương đối hoàn thành kế hoạch hệ số điều chỉnh.

Là kết quả chênh lệch giữa trị số của kỳ phân tích với trị số kỳ gốc (kế hoạch)được điều chỉnh theo kết quả của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định đến chỉtiêu phân tích.

Công thức xác định:

Mức biến động tương đối = Chỉ tiêu kỳ phân tích - (Chỉ tiêu kỳ gốc x Hệ số điều chỉnh)

Ví dụ: Để minh hoạ ta sẽ phân tích chi phí tiền lương của nhân viên bán hàng với kết

quả doanh thu tiêu thụ tại một doanh nghiệp với tài liệu:

Để thấy rõ việc chi trả tiền lương này có hợp lý hay không, ta không tính mức biếnđộng tương đối của chỉ tiêu tiền lương giữa thực hiện so với kế hoạch được điều chỉnhvới hệ số tăng của quy mô tiêu thụ như sau:

Mức biến động tương đối = 55 - (50 x 120%) = 55 - 60 = - 5

Như vậy kết quả của mức biến động tương đối có điều chỉnh cho ta thấy so với kếhaọch doanh nghiệp đã tiết kiệm được 5 triệu đồng tiền lương Thực vậy theo kế hoạchvới mức doanh thu 500 triệu đồng thì phải chi cho tiền lương cho nhân viên bán hàng là50 triệu đồng Thực tế doanh thu đạt được 600 triẹu đồng thì phải chi cho nhân viên bấn

Trang 13

hàng tương ứng là 60 triệu đồng tiền lương Tuy nhiên, thực tế doanh nghiệp chỉ mớichi 55 triệu đồng, như vậy là tiết kiệm 5 triệu đồng chứ không phải vượt chi 5 triệu đồngnhư mức biến động tuyệt đối phản ánh

2.2 Phương pháp liên hệ cân đối.

Cũng là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhântố mà giữa chúng có sẵn mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tíchđúng một lượng tương ứng.

Những liên hệ cân đối thường gặp trong phân tích như: Tài sản và nguồnvốn; cân đối hàng tồn kho; đẳng thức quá trình kinh doanh, nhu cầu vốn và sửdụng vốn.v.v

Ví dụ 1: Chỉ tiêu C cần phân tích C chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tốc a, b, cvà các nhân tố này có quan hệ với chỉ tiêu C như sau: C = a + b - c.

- Chỉ tiêu phân tích: C = a + b - c.C0 = a0 + b0 - c0

VT tồn kỳ trước +

VT tự tìm kiếm +

VT cung ứngtheo HĐS li u nh sau:ố liệu như sau: ệu như sau: ư sau:

Trang 14

- Chỉ tiêu phân tích:A = B + C + D.

A1 = B1 + C1 + D1 = 650 (đơn vị)A0 = B0 + C0 + D0 = 600 (đơn vị)- Đối tượng phân tích:

A = A1 - A0 = +50 (đvị).

Tổng nguồn VT của DN kỳ phân tích tăng so với kỳ gốc là 50 (đvị) là doảnh hưởng của 3 nhân tố.

+ Nhân tố VT tồn kỳ trước.B = B1 - B0 = +50 (đvị).

Do vật tư tồn kỳ trước ở kỳ phân tích tăng so với kỳ gốc 50 (đvị) làm chotổng nguồn VT tăng 50 (đvị).

+ Nhân tố VT tự tìm kiếm:C = C1 - C0 = +40 (đvị).

Do vật tư tự tìm kiếm ở kỳ phân tích tăng so với kỳ gốc 40 (đvị) làm chotổng nguồn VT tăng 40 (đvị).

Do vật tư cung ứng theo HĐ kỳ phân tích giảm so với kỳ gốc 40 (đvị) làmcho tổng nguồn VT tăng 40 (đvị).

- Tổng hợp ảnh hưởng của 3 nhân tố.A = B + C + D

+50 = 50 + 40 + (-40).

Kết luận: Như vậy tổng nguồn VT của DN kỳ phân tích tăng so với kỳgốc 50 (đvị) chủ yếu do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Nhân tốc VT tồn kỳ trước vànhân tố VT tự tìm kiếm Nếu loại trừ ảnh hưởng của 2 nhân tố này thì thực chấttổng nguồn VT của DN kỳ phân tích giảm so với kỳ gốc là 40 (đvị).

Ví dụ 3:

Dùng phương pháp liên hệ cân đối, phân tích các nhân tố nội tại ảnhhưởng đến giá trị hàng tồn kho cuối kỳ qua số liệu sau:

VT: ng nĐVT: ngàn ànng.

Trang 15

Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ = Xuất trong kỳ + Tồn cuối kỳ.Suy ra:

Tồn cuối kỳ = Tồn đầu kỳ + Nập trong kỳ - Xuất trong kỳ.

Gọi: Q là chỉ tiêu cần phân tích.

a, b, c là các nhân tố - có liên hệ độc lập, ảnh hưởng đến chỉ tiêu cần phântích.

Ta có đối tượng phân tích (Q):

Tồn kho cuối kỳ - Tồn kho cuối kỳ = 80.000 - 50.000 = 30.000đQ = Q1 - Q0 = a + b - c Như vậy:

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a (Tồn đầu kỳ):a = a1 + a0 = 90.000 - 100.000 = -10.000đ.Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b (Nhập trong kỳ):

b = b1 + b0 = 1.100.000 - 1.000.000 = 100.000đ.Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c (Xuất trong kỳ):

c = - c1 + c0 = - 1.110.000 + 1.050.000 = - 60.000đ.Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

Q = Q1 - Q0 = a + b - c = -10.000 + 100.000 - 60.000 = 30.000đ.Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch sảnxuất kinh doanh và ngày cả công tác hạch toán.

2.3 Phương pháp phân tích chi tiết.

- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu.

Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tết thành các yếu tố cấu thành.Nghiên cứu chi tiết giúp ta đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành các chỉ tiêuphân tích.

Ví dụ: Tổng giá thành sản phẩm đợc chi tiết theo giá thành của từng loạisản phẩm sản xuất Trong mỗi loại sản phẩm, giá thành được chi tiết theo cácyếu tố của chi phí sản xuất.

- Chi tiết theo thời gian.

Các kết quả kinh doanh bao giờ cũng là một quá trình trong từng khoảngthời gian nhất định Mỗi khoảng thời gian khác nhau có những nguyên nhân tácđộng không giống nhau Việc phân tích chi tiết này giúp ta đánh giá chính xácvà đúng đắn KQKD, từ đó có các giải pháp hiệu lực trong từng khoảng thờigian.

Ví dụ:

Trang 16

+ Trong sản xuất: Lượng sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ cung cấp đượcchi tiết theo từng tháng, quý.

+ Trong DN thương mại: Kết quả doanh thu tiêu thị hoặc khối lượng hàngmua được chi tiết theo tháng, quý để mua bán nhịp độ mua bán.

+ Trong sản xuất nông nghiệp, CDCB, dịch vụ chúng được chi tiết theomùa vụ để nghiên cứu tính thời vụ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.

- Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh.

Kết quả HĐKD do nhiều bộ phận, theo phạm vi và địa điểm phát sinhkhác nhau tạo nên Việc chi tiết này nhằm đánh giá kết quả hoạt động kinhdoanh của từng bộ phận, phạm vi và địa điểm khác nhau, nhằm khai thác cácmặt mạnh và khắc phục các mặt yếu kém của các bộ phận và phạm vi hoạt độngkhác nhau.

2.4 Phương pháp thay thế liên hoàn.

- Lần lượt thay thế các nhân tố theo trình tự đã sắp xếp để xác định ảnh hưởng củachúng Khi thay thế nhân tố số lượng thì phải cố định nhân tố chất lượng ở kỳ gốc,

Trang 17

ngược lại khi thay thế nhân tố chất lượng thì phải cố định nhân tố số lượng ở kỳ phântích.

- Tổng đại số các nhân tố ảnh hưởng phải bằng chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích vàkỳ gốc (đối tượng phân tích).

Có thể cụ thể các nguyên tắc trên thành các bước sau:

Bước 1: Thiết lập phương trình kinh tếBước 2: Xác định đối tượng phân tích

Bước 3: Xác định ảnh hưởng của các nhân tốBước 4: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Bước 5: Nhận xét – Kết luận

Ví dụ:

Giả sử có 3 nhân tố a, b, c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q Phân tích mức độ ảnhhưởng của a, b, c đối với chỉ tiêu Q

Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích, Gọi Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc

Bước 1: Thiết lập phương trình kinh tế

Q = a x b x c

Bước 2: Xác định đối tượng phân tích : Q = Q1 - Q0

- Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1

- Kỳ gốc: Q0 = a0 x b0 x c0

Do vậy ta có đối tượng phân tích: Q1 - Q0 = Q

Bước 3: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố.

Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố:- Xác định ảnh hưởng của nhân tố a:

Thay thế lần 1: Qa = a1 x b0 x c0

Mức ảnh hưởng của nhân tố: Qa = Qa - Q0

- Xác định ảnh hưởng của nhân tố b:

Thay thế lần 2: Qb = a1 x b1 x c0

Mức ảnh hưởng của nhân tố b: Qb = Qb - Qa

- Xác định ảnh hưởng của nhân tố c:

Thay thế lần 3: Qc = a1 x b1 x c1

Mức ảnh hưởng của nhân tố b: Qc = Qc - Qb

Bước 4: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng và phân tích:

Qa +Qb + Qc = Q

Bước 5: Nhận xét – Kết luận

2.4.4 Ưu nhược điểm của phương pháp

Trang 18

- Ưu điểm:

+ Là phương pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán.

+ Phương pháp thay thế liên hoàn có thể chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, quađó phản ánh được nội dung bên trong của hiện tượng kinh tế.

Ví dụ: Có t i li u v chi phí v t li u àn ệu như sau: ề chi phí vật liệu để sản xuất sản phẩm tại 1 doanh ật liệu để sản xuất sản phẩm tại 1 doanh ệu như sau: để sản xuất sản phẩm tại 1 doanh ản xuất sản phẩm tại 1 doanh s n xu t s n ph m t i 1 doanhất sản phẩm tại 1 doanh ản xuất sản phẩm tại 1 doanh ẩm tại 1 doanh ại 1 doanhnghi p trong k nh sau: ệu như sau: ỳ như sau: ư sau:

hoạch TH

Chênh lệch Mức %

1 Số lượng sản phẩm sản xuất (cái)

1.000 1.20

0 + 200 + 202 Mức tiêu hao VL cho 1 SP (kg) 10 9,5 - 0,5 - 53 Đơn giá 1 kg VL (nghìn đồng) 50 55 + 5 + 10

Yêu cầu: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động chi phí vật liệu giữa thực tếso với kế hoạch theo phương pháp thay thế liên hoàn

- Xây dựng phương trình kinh tế: biểu hiện mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng

đến chỉ tiêu tổng chi phí vật liệu.Tổng chi

phí vật liệu =

Số lượng sản phẩm x

Mức tiêuhao VL/SP x

Đơn giávật liệuTổng chi phí vật liệu kỳ KH:

1.000 x 10 x 50 = 500.000 (nghìn đồng) Tổng chi phí vật liệu kỳ TH:

Trang 19

Chi phí vật liệu = 1.200 x 10 x 50 = 600.000 (nghìn đồng).

Mức độ ảnh hưởng = 600.000 - 500.000 + 100.000 (nghìn đồng).+ Ảnh hưởng của nhân tố mức tiêu hao vật liệu cho 1 sản phẩm: Chi phí vật liệu = 1.200 x 9,5 x 50 = 570.000 (nghìn đồng)

Mức độ ảnh hưởng = 570.000 - 600.000 = - 30.000 (nghìn đồng) + Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá vật liệu:

Chi phí vật liệu = 1.200 x 9,5 x 55 = 627.000 (nghìn đồng)Mức độ ảnh hưởng: 627.000 - 570.000 = + 57.000 (nghìn đồng).

2.5.2 Điều kiện áp dụng

Các nhân tố có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích và các nhân tố phải được sắp xếptheo trình tự nhất định giống phương pháp thay thế liên hoàn

2.5.3 Nội dung phương pháp

+ Sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định ( như phương pháp thay thế lien hoàn )

+ Muốn lấy chênh lệch giữa kỳ thực tế với kỳ kế hoạch của nhân tố đó nhân với nhân tốđứng trước nó ở kỳ thực tế, nhân với nhân tố đứng sau nó ở kỳ gốc

Có thể khái quát phương pháp này như sau:

Bước 1: Thiết lập phương trình kinh tếBước 2: Xác định đối tượng phân tích

Bước 3: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố

Bước 4: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng và phân tíchBước 5: Nhận xét – Kết luận

Ví dụ: Vẫn với ví dụ trên, theo phương pháp số chênh lệch

Bước 1: Thiết lập phương trình kinh tế

Q = a x b x c

Trang 20

Bước 2: Xác định đối tượng phân tích : Q = Q1 - Q0

- Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1

- Kỳ gốc: Q0 = a0 x b0 x c0

Do vậy ta có đối tượng phân tích: Q1 - Q0 = Q

Bước 3: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố

Áp dụng phương pháp số chênh lệch để xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố:Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a:  Qa = (a1 - a0) b0c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b:  Qb = (b1 - b0) a1c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c:  Qc = (c1 - c0) a1b1

Bước 4: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

Qa +Qb +Qc = Q

Tuy nhiên, phương pháp số chênh lệch chỉ có thể thực hiện được khi các nhân tố cóquan hệ với nhau bằng tích số (không áp dụng khi các nhân tố có mối quan hệ thươngsố)

Căn cứ vào ví dụ trên, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố theo phương pháp số chênhlệch được xác định như sau:

+ Ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm.

(1.200 - 1.000) x 10 x 50 = + 100.000 (nghìn đồng).+ Ảnh hưởng của nhân tố mức tiêu hao vật liệu cho 1 sản phẩm:

1.200 x (9,5 - 10) x 50 = - 30.000 (nghìn đồng) + Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá vật liệu:

1.200 x 9,5 x (55 - 50) = + 57.000 (nghìn đồng)- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

100.000 - 30.000 + 57.000 = + 127.000 (nghìn đồng)

3 Tổ chức và phân loại phân tích kinh doanh.

3.1 Các loại hình phân tích kinh doanh.

3.1.1 Căn cứ vào thời kỳ tiến hành phân tích.

- Phân tích thường xuyên:

Là căn cứ vào tài liệu hạch toán và các tài liệu khác hàng ngày, hàng tuần,nghiên cứu phát hiện những mặt chênh lệch so với kế hoạch về mức độ, tiến độđể có biện pháp khắc phục.

Trang 21

3.1.3 Căn cứ vào thời điểm hoạt động kinh doanh.

- Phân tích trước khi HĐKD:

Nhằm dự báo các mục tiêu có thể đạt được trong tương lai, cung cấp cácthông tin phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch.

- Phân tích trong khi tiến hành sản xuất kinh doanh:

Là thực hiện phân tích cùng với quá trình hoạt động kinh doanh Hìnhthức này thích hợp cho chức năng kiểm soát thường xuyên nhằm điều chỉnhnhững sai lệch giữa kết quả thực hiện với mục tiêu đề ra.

- Phân tích khi kết thúc hoạt động kinh doanh:

Nhằm đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch đã đề ra Xác định rõnhững nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đó.

3.2 Tổ chức công tác phân tích kinh doanh.

Trong bộ máy quản lý doanh nghiệp thường không có những bộ phậnchức năng không làm tất cả các công việc về phân tích kinh doanh Trong điềukiện đó, một mặt cần kết hợp chức năng từng bộ phận để phân công rõ tráchnhiệm từng phòng, ban, bộ phận Đồng thời, cần có những bộ phận trung tâm vàthành lập hội đồng phân tích làm thưm mưu, cho giám đốc về phân tích, kinhdoanh Cụ thể, lực lượng phân tích có thể được tổ chức như sau:

- Bộ phận thông tin kinh tế nghiệp vụ hàng ngày gồm cán bộ thống kêhoặc cán bộ kinh doanh kiêm nhiệm có nhiệm vụ thông tin nhanh các chỉ tiêutiến độ và chất lượng công việc hàng ngày tại các đơn vị kinh doanh (phânxưởng, đội, cửa hàng, khách sạn )

- Các bộ phận chức năng đảm nhiệm các công việc xử lý các tài liệu thuthập được phù hợp với lĩnh vực công tác của mình kể cả phân tích trước, phântích hiện hành và phân tích sau thuộc phân tích chuyên đề, kể cả phân tích bêntrong và bên ngoài.

Ví dụ: Bộ phận kế toán tài vụ có nhiệm vụ phân tích tất cả các vấn đề vềvốn: từ kế hoạch tài chính, dự toán chi phí đến tiến độ huy động, sử dụng cácloại vốn và định kỳ đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp , bộ phận

Trang 22

nhân sự có nhiệm vụ phân tích toàn bộ các vấn đề tương ứng về lao động, việclàm; bộ phận vật tư, thiết bị có nhiệm vụ phân tích toàn bộ các vấn đề tương tựvề vật tư của doanh nghiệp.v.v

- Hội đồng phân tích của doanh nghiệp có nhiệm vụ giúp giám đốc toànbộ công tác tổ chức phân tích kinh doanh từ việc xây dựng nội quy, quy trìnhphân tích đến hướng dẫn thự hiện các quy trình và tổ chức hội nghị phân tích.

Trang 23

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT CỦADOANH NGHIỆP

Mã chương: PT02Giới thiệu:

Nội dung chương giới thiệu ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích các yếu tố của quá trìnhsản xuất Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về lao động, tài sản cốđịnh, nguyên vật liệu đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Mục tiêu:- Về kiến thức:

- Trình bày được ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích các yếu tố của quá trình sản xuất;

- Trình bày được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về lao động, tài sảncố; định, nguyên vật liệu đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

- Phân biệt và tính được các loại năng suất lao động;

- Về kỹ năng: Vận dụng các phương pháp phân tích của phân tích hoạt động

kinh doanh để đánh giá và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về laođộng, tài sản cố định, nguyên vật liệu đến kết quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp;

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức học tập nghiêm túc, chủ động,

tích cực trong việc học tập.

Nội dung chính:

1 Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất

1.1 Ý nghĩa của việc phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất

Bổ sung, cân đối năng lực sản xuất của doanh nghiệp là hoạt động quan trọngchuẩn bị cho sản xuất kinh doanh Kết quả bổ sung nâng cao năng lực sản xuất thể hiệnbằng việc nâng cao năng lực sản xuất của yếu tố, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuấtkinh doanh Đó mới chỉ là bước chuẩn bị đưa các yếu tố sản xuất vào hoạt động Hoạtđộng tốt hay không tốt, sử dụng có hiệu quả hay không có hiệu quả, khai thác hết haykhông hết khả năng của năng lực sản xuất lại phụ thuộc vào việc sử dụng các yếu tố sảnxuất trong suốt cả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy,công tác phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất có ý nghĩa quan trọng đối vớidoanh nghiệp:

Trang 24

- Giúp doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả, khai thác hết khả năng, năng lực sản xuất

thông qua việc nâng cao năng lực sản xuất của từng yếu tố sản xuất.

- Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất, giúp doanh nghiệp đánh giá được khảnăng tổ chức quản lý sản xuất kinh kinh doanh Doanh nghiệp thông qua kết quả sửdụng từng yếu tố sản xuất, sẽ tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, chi phíthấp, giá thành hạ.

- Thông qua phân tích tình hình sử dụng từng yếu tố sản xuất giúp doanh nghiệp thấyđược mối quan hệ giữa yếu tố sản xuất với kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ ra đượcnhững nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố sảnxuất của doanh nghiệp Từ những kết quả phân tích, doanh nghiệp có thể tìm được cácgiải pháp thích hợp hạn chế những ảnh hưởng mang tính tiêu cực, phát huy những điểmmạnh, khai thác có hiệu quả năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

1.2 Nhiệm vụ của phân tích sử dụng các yếu tố sản xuất

- Thu thập các số liệu và tài liệu có liên quan đến việc sử dụng các yếu tố sản xuất vàoquá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đây là bước cơ bản củacông việc phân tích, nếu những số liệu và tài liệu thu thập không đủ, hoặc không tin cậysẽ đem lại các kết quả phân tích kém hiệu quả.

- Vận dụng các phương pháp phân tích thích hợp nhằm phát hiện những nguyên nhânảnh hưởng tích cực và hạn chế đến kết quả kinh doanh Đề xuất những giải pháp thiếtthực, khai thác tối đa năng lực sản xuất của từng yếu tố, thúc đẩy hoạt động sản xuấtkinh doanh đạt kết quả cao.

- Phân tích mối quan hệ tổng hợp trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất với kết quảkinh doanh của doanh nghiệp.

2 Phân tích tình hình sử dụng yếu tố lao động (LĐ)

2.1 Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động

Số lượng và chất lượng lao động là một trong những yếu tố cơ bản quyết định quy môsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bởi vậy, việc phân tích tình hình sử dụng sốlượng lao động cần xác định mức tiết kiệm hay lãng phí Trên cơ sở đó, tìm mọi biệnpháp tổ chức sử dụng lao động tốt nhất.

Ngày đăng: 22/07/2024, 20:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w