Hoạt động thu hồi và tái sử dụngTrong nhiều thập kỷ, bao bì đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sốnghiện đại, giúp bảo quản và những hư hỏng gây lãng phí thực phẩm.Nó chỉ gây ônh
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
BÀI TIỂU LUẬN
HỆ THỐNG LOGISTICS THU HỒI
ĐỀ TÀI COCA-COLA VÀ HOẠT ĐỘNG THU HỒI, TÁI SỬ
DỤNG BAO BÌ SẢN PHẨM
Lớp: CĐLOGT26A; CĐLOGT26B
Mã học phần: 020200059901
Giảng viên: Phạm Đức Trình
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
1 Giới thiệu chung về công ty Coca Cola 3
1.1 Sơ lược về công ty 3
1.2 Các loại sản phẩm và các loại bao bì 4
2 Hoạt động thu hồi và tái sử dụng 5
2.1 Quy trình thu hồi và tái sử dựng bao bì sản phẩm của Coca-cola 6
2.1.1 Tiếp nhận 6
2.1.2 Sắp xếp 7
2.1.3 Thực hiện 7
2.1.4 Đánh giá 8
2.1.5 Cải tiến 8
2.2 Tỷ lệ thu hồi theo loại bao bì 9
2.3 Một số biện pháp và sáng kiến thu hồi của Coca Cola 9
Trang 31 Giới thiệu chung về công ty Coca Cola
1.1Sơ lược về công ty
Coca-Cola (còn được gọi tắt là Coke) là nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký năm
1893 tại Mỹ Cha đẻ của Coca-Cola là dược sĩ John Pemberton
∞ Lịch sử hình thành và phát triển của Coca Cola
Khi mua lại Coca Cola, Asa Griggs Candler - Nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất của Coca Cola đã biến chuyển suy nghĩ của người dân nước Mỹ về hình ảnh của Coca Cola Ông cho những người tiêu dùng của mình hiểu thứ "thuốc uống" Coke là một loại thức uống ngon lành và tươi mát Cho đến ngày nay, Coca Cola vẫn trung thành với tiêu chí này của hãng Hình dạng chai Coca-Cola được đăng ký bảo hộ năm 1960 Một đồ uống có từ hơn trăm năm nay vẫn giữ được
ưu thế về thương hiệu so với những biểu tượng của công nghệ hiện đại Một công thức pha chế thông thường mà vẫn đắt giá
Trong hàng ngàn các sản phẩm thị trường, Coca cola vẫn đứng vững và là biểu tượng cho thời hiện đại và khả năng sáng tạo của con người trên trái đất đồ uống này không phải chỉ là một thứ giải khát thuần tuý, mà đã trở thành một phần bản sắc văn hoá Mỹ
Hơn 65 tỉ USD cho nhãn hiệu Coca-Cola đã giúp thương hiệu này đứng đầu top bình chọn 100 nhãn hiệu hàng đầu thế giới Mặc dù đã thay đến 3 đời CEO kể
từ năm 2000, nhưng Coke vẫn tiếp tục giữ vững ngôi vị số 1 trên thị trường đồ uống có ga của Mỹ, với 42,8% thị phần, theo sau là Pepsi Tổng cộng mỗi ngày
có 1,7 tỷ sản phẩm của Coke được tiêu thụ trên thị trường toàn cầu
Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, tập đoàn cola hiện đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới Thương hiệu Coca-cola luôn là thương hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu và tất cả mọi người trên thế giới đều yêu thích Coca-cola hoặc một trong những loại nước uống hấp dẫn
Trang 4khác của tập đoàn Ngày nay, tập đoàn Coca-cola đã thành công trong công cuộc mở rộng thị trường với nhiều loại nước uống như sữa trái cây, nước suối, nước tăng lực, nước trà, soda, với nhiều thương hiệu khác nhau như: Sprite, Fanta, Schweppes, Nutriboost, Teppy, Splash, Aquarius, Fuze Tea, Dasani, Samurai, Barbican,
∞ Các loại Coca Cola trên thị trường
Coca Cola Original (Coca Cola vị truyền thống)
Coca Cola Zero
Coca Cola Light
Coca Cola Energy
Coca Cola Plus
Coca Cola vị cà phê
Coca Cola Nhật
1.2 Các loại sản phẩm và các loại bao bì
∞ Các loại sản phẩm
+ Nước ngọt có ga: Coca-Cola, Fanta, Sprite, Schwepes, Appletiser, Fresca, Barq’s,
+ Nước lọc và nước uống thể thao: Dasani, smartwater, Aquaius, Vitaminwater, Topo Chico,
+ Trà: Fuzetea, Gold peak,
+ Nước trái cây: Nutriboost, Minute Maid,
+ Cà phê: Georgia Coffee,
Trang 5∞ Các loại bao bì
+ Bao bì từ kim loại nhôm thép
+ Bao bì từ nhựa PET, rPET
+ Bao bì từ thủy tinh
+ Bao bì dạng túi nhựa
+ Bao bì hội carton
2 Hoạt động thu hồi và tái sử dụng
Trong nhiều thập kỷ, bao bì đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hiện đại, giúp bảo quản và những hư hỏng gây lãng phí thực phẩm.Nó chỉ gây ô nhiểm môi trường khi con người thải bỏ không qua xử lý, tái chế.Coca-cola tự hào là một trong những thương hiệu nước giải khác bậc nhất thế giới với mỗi ngày, có khoảng gần 2 tỷ sản phẩm của Coca-cola được tiêu thụ trên toàn cầu.Theo kết quả điều tra thực tế.Coca-cola cũng là công ty gây ô nhiễm rác thải nhựa nhiều nhất thế giới.Đứng trước những thách thức về chất thải bao bì,Coca-cola đã triển khai rất nhiều biện pháp trong việc thu hồi và tái sử dụng, tái chế
và cải tiến bao bì của mình Đầu tháng 1/2018, Coca-cola đã công bố mục tiêu bao bì bền vững đầy tham vọng: Coca-cola cam kết tới năm 2030 sẽ thu gom và tái chế lượng tương đương 100% bao bì mà hãng bán ra và mở ra chiến dịch
“Thế giới không rác thải” (word without waste)
Trang 6Coca-cola và kinh tế tuần hoàn
Không giống với một nền kinh kế tuyến tính truyền thông (Khai thác tài nguyên cho đầu vào sản xuất, phân phối, tiêu dùng và cuối cùng là thải loại), nền kinh tế tuần hoàn tận dụng tối đa giá trị từ vật liệu và sản phẩm trong quá trình sử dụng, sau đó thu hồi và phục hồi, tái tạo chúng
Kinh tế tuần hoàn hướng đến việc kết nối điểm cuối của đường thẳng ấy trở lại với điểm đầu, trở thành một vòng tuần hoàn của vật chất Hơn nữa, kinh tế tuần hoàn còn tạo ra các vòng tuần hoàn nhỏ trong mỗi khâu khai thác, sản xuất, phân phối và tiêu dùng, giữ cho vật chất được sử dụng lâu nhất có thể Coca-cola đang không ngừng hành động để tìm cách thúc đẩy chuỗi cung ứng và liên kết cùng các đối tác để hổ trợ và tào điều kiện cho việc thực hiện kinh tế tuần
2.1 Quy trình thu hồi và tái sử dựng bao bì sản phẩm của Coca-cola 2.1.1 Tiếp nhận
Coca-cola đã thực hiện thu hồi trên 200 quốc gia, với các điểm thu hồi tại hơn 130.000 trung tâm dịch vụ Hơn nữa, tất cả các của hàng bán lẻ thuộc hệ thống của Coca-cola đều thực hiện thu hồi bao bì cũ Các sản phẩm được thu hồi từ các kênh bán hàng lẻ khác nhau hay được tái chế tại các quốc gia khác Việc quản lí chặc chẽ hoạt động thu hồi lại bao bì cũ khi sản phẩm đã được sử dụng
và kết hợp các kênh khác nhau này làm khả năng vứt bỏ các sản phẩm không được sử dụng là hầu như không có
Trang 7Việc thu hồi bắt đầu từ những nhà bán lẻ, nhà bán lẻ là nguồn cung cuối cùng cho người tiêu dùng, họ có trách nhiệm kết nối với người tiêu dùng bằng nhiều hình thức khác nhau để thu hồi lại bao bì sản phẩm khi đã qua sử dụng sản phẩm bên trong Họ có thể lấy lại số điện thoại và địa chỉ của người tiêu dùng hoặc người mua cuối cùng trong chuỗi, họ có thể nhận lại tiền đặt cọ vỏ của người tiêu dùng sau khi mang vỏ chai cũ đến thì nhận lại tiền đặt cọc trước đó Tuy nhiên, số lượng vỏ chai thu hồi về không bao giờ đạt được 100% như số lượng vỏ chai đã được bán ra thị trường Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới điều này khi mối quan hệ giữa nhà bán lẻ với người tiêu dùng không chặc chẽ, khi
mà một người bán lẻ có đến hàng trăm mối khách tiêu dùng khách nhau để sót khách không hoàn trả lại vỏ, hoặc trong quá trình sử dụng vỏ chai bị hư hỏng, sứt vỡ, không thể hoàn nguyên hình dạng nếu là vỏ thủy tinh
Sau khi nhà bán buôn và đại lý đã thu hồi vỏ chai về, sẽ được vận chuyển về nhà sản xuất để tập kết và vận chuyển đưa ngưỡc về công ty trách nhiệm hữu hạn dynaplast packing (Việt Nam) chuyên cung cấp vỏ chai chất lượng cao cho coca-cola Từ đây, vỏ chai cũ sẽ được tái chế lại và phục vụ cho 1 chu kỳ sống mới của sản phẩm
2.1.2 Sắp xếp
Sau khi tiến hành thu hồi các vỏ chai đã hết vòng đời sử dụng, các vỏ chai này
sẽ được kiểm tra và đánh giá: nhựa sẽ được phân thành nhựa trong suốt và nhựa
có màu và bóc hêt tem nhãn cũ trên thân chai Phân loại những vỏ chai có thể tái chế và những vỏ chai thu hồi thành phế liệu
2.1.3 Thực hiện
- Sau khi trải qua công đoạn kiểm tra và đánh giá, tiếp đó là quá trình làm
sạch và cắt nhỏ để tạo thành các hạt nhựa tái chế Sau đó cả hạt nhựa tái chế và hạt nhựa nguyên sinh được trộn với nhau rồi tạo thành các phôi nhựa dạng ống Cuối cùng các phôi nhựa sẽ được vận chuyển đến nhà máy của coca-cola
- Tại nhà máy coca-cola: Các phôi nhựa dạng ống sẽ được thổi và khuôn để
tạo thành những chai rỗng mới với hình dáng
đặc trưng riêng của coca-cola theo từng loại
sản phẩm đồ uống Từ đây các chai nhựa sẽ
bắt đầu một vòng đời mới được đóng đầy lại,
được đóng hộp
- Phân phối lại: Cuối cùng sau khi sản phẩm
được phục hồi và sẵn sàng để trở lại thị
Trang 8trường chúng được vận chuyển đến các nhà phân phối, nhà bán lẻ và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng
2.1.4 Đánh giá
- Thời gian: Ước tính khoảng 6 tuần là khoảng thời gian Coca-cola thực
hiện tất cả các quá trình trên kể từ khi chai được thu gom đến khi quay trở lại kệ bán
- Tiết kiệm được số tiền có giá trị tương đương 7% doanh thu bán hàng.
- Cắt giảm được 33.500 tấn khí thải CO2 một năm.
2.1.5 Cải tiến
Ưu điểm
- Coca-cola nhấn mạnh giá trị của môi trường với nổ lực thu lại nhiều nhất
lượng nguyên liệu trong sản phẩm đã qua lưu thông Làm được điều này
họ sẽ giảm được nhiều năng lượng và chất hóa học sử dụng để sản xuất nguyên liệu mới cho sản phẩm
- Tiết kiệm chi phí ở khâu sản xuất bao bì.
- Vỏ chai chính hãng được thu hồi về cũng phần nào giảm thiểu được nạn
làm giả, làm nhái sản phẩm Hạn chế được việc các hành vi lấy vỏ chai của công ty coca-cola để đựng sản phẩm tự chế kém chất lượng tung ra ngoài thị trường làm ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của công ty
Hạn chế
- Chi phí vận chuyển là một bài toán với nhà sản xuấ khi là người đứng
giữa hai luồng di chuyển Từ thị trường về nhà sản xuất và dòng di chuyển thứ hai là từ nhà sản xuất đến công ty chuyên phụ trách sản xuất bao bì Chưa thể rút ngắn được quy trình đi luôn từ thị trường về nhà sản xuất bao bì vỏ chai Yêu cầu phải có một hệ thống quản lí chặc chẽ việc thu hồi mới có thể rút ngắn được chi phí lưu kho bao bì cũ bà công sức bốc dỡ qua nhiều thành viên kênh
Trang 9- Bao bì thu hồi của coca-cola thường là vỏ chai thủy tinh Là một loại
nguyên liệu dễ vỡ trong quá trình vận chuyển Vì vậy, cũng gây ra khó khăn về bảo quản vỏ chai Phải có bao bì két đi cùng và vận chuyển phải hêt sức cẩn thận
- Việc quản lí thu hồi số lượng vỏ chai cũng hết sức khó khăn khi qua quá
nhiều thành viên trong chuỗi Thị trường lớn, thành viên kênh phân phối phức tạp, không có sự liên kết chặc chẽ giữa các thành viên khác trong chuỗi khiến việc thu hồi cũng gặp nhiều khó khăn
2.2 Tỷ lệ thu hồi theo loại bao bì
Tỷ lệ thu hồi sản phẩm có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại sản phẩm, lý do thu hồi, quy định pháp lý và chính sách của công ty
Chai thủy tinh có thể nạp lại Túi nhựa Hộp
Carton Chai thủy tinh không còn nạp lại
Chai nhựa PET Chai/ nhôm, thép
Năm 2019 89% 9% 15% 39% 56% 65%
Năm 2020 90% 9% 16% 32% 56% 62%
Vào năm 2019 tỷ lệ thu hồi bao bì của
coca-cola trên toàn thế giới 60%- tăng so với
58%vào năm 2018
Năm 2020, tỷ lệ rót đầy lại và tái sử dụng
của Coca-cola giữ ở mức 60% Bao bì của
coca-cola sử dụng 22% vật liệu tái chế và
riêng đối với nhựa
Theo đó, công ty Coca-Cola đặt mục tiêu đến năm 2030, thu gom và tái chế tương đương 100% lượng bao bì mà công ty bán ra trên toàn cầu; đến năm
2025, đạt tỉ lệ 100% bao bì có thể tái chế; và đến năm 2030, sử dụng ít nhất 50% vật liệu tái chế trong bao bì sản phẩm của công ty
2.3 Một số biện pháp và sáng kiến thu hồi của Coca Cola
Sử dụng nhựa tái chế (rPET Bottles)
Công ty đặt mục tiêu đến năm 2030, thu gom và tái chế tương đương 100% lượng bao bì mà công ty bán ra trên toàn cầu; sử dụng ít nhất 50% vật liệu tái chế trong bao bì sản phẩm của Công ty Để hiện thực hóa mục tiêu này, bên cạnh các dự án xã hội, thông qua hoạt động Nghiên cứu & Phát triển, Coca-Cola Việt Nam cũng tiến hành đổi mới mẫu mã bao bì có thể tái chế Sáng kiến đưa thông điệp “Tái chế tôi” lên bao bì là hoạt động mới nhất của Coca-Cola trong
Trang 10hướng tiếp cận và giải quyết vấn đề rác thải bao bì tại Việt Nam một cách toàn diện
Năm 2019, Coca-Cola Việt Nam đã chính thức bỏ màng co nhựa trên sản phẩm nước đóng chai Dasani (dung tích 350 ml, 500 ml và 1500 ml)
Năm 2020, Coca-Cola là công ty nước giải khát đầu tiên giới thiệu bao bì được làm từ 100% nhựa tái chế (rPET), áp dụng cho sản phẩm nước đóng chai Dasani (dung tích 500 ml) tại thị trường Việt Nam
Năm 2021, Công ty đã thay thế chai nhựa xanh đặc trưng bằng chai nhựa PET trong suốt dễ tái chế cho các sản phẩm Sprite, qua đó, thúc đẩy hoạt động tái chế chai Sprite tại địa phương Coca-Cola Việt Nam cũng chính thức đưa thông điệp “Tái chế tôi” lên bao bì sản phẩm của tất cả các thương hiệu trực thuộc Coca-Cola nhằm khuyến khích người tiêu dùng chung tay vào các hoạt động hỗ trợ tái chế bao bì sau khi sử dụng sản phẩm Đến cuối 2021, Công ty đã hoàn tất quá trình chuyển đổi này trên phần lớn bao bì sản phẩm trong nước
Ngày 22/10/2021, Coca-Cola
chính thức ra mắt chai nước giải
khát đầu tiên được làm 100% từ
thực vật, không bao gồm nắp và
nhãn chai Đây là sáng kiến bảo
vệ môi trường mới nhất của
thương hiệu sau khi trình làng
PlantBottle - bao bì có thể tái chế
được làm từ 30% nguyên liệu có
nguồn gốc thực vật vào năm
2009 Mẫu chai có nguồn gốc
100% thực vật mới của
Coca-Cola được làm từ paraxylen gốc
thực vật (bPX) và sử dụng một
quy trình mới của Virent - đã được chuyển đổi thành axit terephthalic có nguồn gốc thực vật (bPTA) Là vật liệu đóng gói đồ uống đầu tiên làm từ bPX và được sản xuất ở quy mô lớn, mẫu chai mới báo hiệu bước thay đổi trong khả năng thương mại hóa của vật liệu sinh học Coca-Cola cũng đồng sở hữu quy trình sản xuất bMEG với Công ty Changchun Meihe Science & Technology Thông thường, bMEG được sản xuất bằng cách chuyển mía hoặc ngô thành cồn sinh học làm chất trung gian, sau đó chuyển thành glycol sinh học để tạo ra những loại chai như PlantBottle Giờ đây, công nghệ mới cho phép Coca-Cola sử dụng nhiều loại nguyên liệu tái tạo hơn trong quá trình sản xuất Các nguyên liệu thô
Trang 11như phế thải lâm nghiệp hoặc phụ phẩm nông nghiệp có thể trực tiếp tạo ra cồn sinh học mà không cần lương thực - nguồn cung thiếu ổn định như trước
Mạng lưới hành động vì rác thải nhựa (Plastic Action Network)
Tháng 3/2019, tại TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ khởi động Dự
án “Mạng lưới hành động về tiết giảm - tái sử dụng, tái chế rác thải nhựa (3R) ở Việt Nam” Dự án do Trung tâm hỗ trợ phát triển xanh Greenhub làm chủ đầu
tư, thực hiện tại 5 phường của TP Hạ Long từ năm 2018 - 2021 Mục tiêu của
Dự án là thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan trong mạng lưới nhằm giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương và áp dụng 3R đối với rác thải nhựa: thúc đẩy kinh tế, khởi nghiệp tại cộng đồng; tìm kiếm các giải pháp công nghệ phù hợp với cộng đồng địa phương; truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành
vi và vận động chính sách góp phần giảm thiểu rác thải nhựa Trong 3 năm thực hiện, từ tháng 10/2018 - 5/2021, Dự án đã xây dựng thành công mạng lưới gồm các tổ chức phi Chính phủ trong nước và quốc tế như IUCN, GRET, UN Habitat, UNESCO, Keep Hanoi Clean…Cũng từ đây, nhiều sáng kiến kinh doanh dựa trên rác thải nhựa đã được Dự án hỗ trợ tiếp cận thị trường, tiêu thụ hàng hóa ổn định, góp phần tạo ra sinh kế, hiệu quả kinh tế
Thành lập Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam
Sáng ngày 21/6/2019, chín công ty
đã bắt tay thành lập PRO Việt Nam
bao gồm: Coca Cola,
FrieslandCampina, La Vie, Nestlé,
NutiFood, Suntory PepsiCo, Tetra
Pak, TH Group và URC Việt Nam
Trong đó toàn bộ bao bì của các
doanh nghiệp thành viên sẽ được
tái chế vào năm 2030 Liên minh
hoạt động theo tiêu chí 3R
(Reduce-giảm thiểu; Reuse-tái sử
dụng; Recycle-Tái chế)
PRO Việt Nam hoạt động dựa trên
4 trụ cột chính bao gồm: (1) nâng
cao nhận thức người tiêu dùng về tái chế và phân loại rác; (2) Làm vững mạnh
hệ sinh thái thu gom bao bì sẵn có; (3) Hỗ trợ các chương trình tái chế của các nhà máy xử lý và các nhà máy sản xuất nguyên liệu tái chế; (4) Hợp tác với Chính phủ trong lĩnh vực tái chế thông qua quan hệ đối tác công tư