Trong quá trình trộn bột được cấp nước lạnh giải nhiệt cho khối bột để ổn định bột, chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo.. Trong khi đó bột sẽ được giữ ở nhiệt độ lạnh để ổn định cấu trúc tr
Trang 1MỸ LINH
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BÁNH CHOCO P&N
1.1 SƠ ĐỒ KHỐI
Nguyên liêu Định lượng
Nguyên liệu
chocolate Định lượng
Phú chocolate
1.2 THUYẾT MINH QUY TRÌNH
1.2.1 Kiểm tra và xử lý bột mì
a) Kiểm tra nguyên liệu bột mì
Kiểm tra chất lượng bột mì trước khi cho vào sản xuất Kiểm tra các mối nguy vật lý như cát, đá, sạn, các tạp chất lẫn trong bột mì để kịp thời loại bỏ ra trước khi đưa vào sản xuất
Trang 2b) Xử lý nguyên liệu bột mì
Trong trường hợp phát hiện thấy trong bột mì có lẫn các tạp chất, sâu mọt, tiến
hành rây bột mì để loại các tạp chấp không mong muốn ra khỏi nguyên liệu, tránh ảnh
hưởng đến chất lượng thành phẩm
1.2.2 Định lượng - nhào trộn
Mục đích: Tạo độ dai, xốp, khả năng giữ khí, hình thành nên cấu trúc đặc trưng
của sản phẩm Quá trình nhào trộn nhũ tương với bột mì tạo khối bột đồng nhất, thuận
lợi cho quá trình tạo hình
Nhào trộn còn nhằm mục đích phân bố đều các nguyên liệu tạo khối
bột nhào
đồng nhất với tính chất kết dính định hình được sản phẩm Để tiến hành một mẻ sản xuất, ở khâu định lượng bột mì người ta tiến hành trộn một lần với nhau ba loại bột, mỗi loại 25kg Sau đó bột mì được
hệ thống hút lên theo đường ống và đổ vào thiết bị trộn bột
Đồng thời, các loại nguyên liệu phối trộn khác bao gồm nước, đường, mạch nha, sữa bột gầy, sữa whey, bơ, trứng, NaHCO3, (NH4)2CO3, các loại phụ gia được định lượng theo công thức của nhà máy, sau
đó được công nhân mang vào và đổ vào máy trộn bột Trong quá trình trộn bột được cấp nước lạnh giải nhiệt cho khối bột để ổn định
bột, chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo
Nhào bột trong máy nhào bột giai đoạn, thứ tự đưa nguyên liệu vào máy gián đoạn ảnh hưởng đến chất lượng và sự tạo thành bột nhào Đối với nguyên liệu sản xuất bánh:
- Cân sẵn: được định lượng vào khay có mã nhận diện
- Cân trong quá trình sản xuất: được bố trí trên bàn inox hoặc pallet
sạch
- Nguyên liệu nha: được gia nhiệt trong bồn chứa riêng, định lượng vào thau
- Nước: định lượng bằng thau riêng
- Đường: Xay nhuyễn, định lượng sẵn vào bao chứa
Trang 3Đối với nguyên liệu sản xuất kem:
- Cân trong quá trình sản xuất, chứa vào thùng, pallet sạch
Đối với nguyên liệu sản xuất Chocolate:
- Bơ (chủ yếu): đươợc gia nhiệt trên bồn đến nhiệt độ nóng chảy
- Đường: Xay nhuyễn, định lượng sẵn vào bao chứa
- Phụ gia: cân và chuẩn bị sẵn
Các biến đổi:
Vật lý:
Lúc đầu, khi mới nhào, bột tương đối dính do lượng nước tự do nhiều,
khi các
nguyên liệu liên kết với nhau thì độ dính giảm, đồng thời thể tích của khối bột cũng giảm,
độ dai tăng Nhưng sau một thời gian nhào, có sự thâm nhập và tích lũy khí trong khối
bột nhào, nên thể tích khối bột tăng
Trong quá trình nhào bột, nhiệt độ của khối bột nhào sẽ tăng do ma sát và do các
phản ứng hóa học xảy ra trong bột nhào
Hóa học:
- Sự oxy hóa chất béo dưới tác dụng của oxy
- Sự biến tính protein dưới tác động cơ học
- Tạo nên những liên kết hóa học mới do trong quá trình hình thành mạng gluten cac gliadin, glutening sé liên kết với nhau bằng liên kết hydro, bằng cầu disulfua và bằng tương tác ưa béo
Hóa sinh:
Enzyme protease va amylase trong bột thủy phân protein và tinh bột làm giảm
tính đàn hồi của bột Nhưng nhiệt độ khối bột nhào thường nhỏ hơn 400C, đây không
phải là nhiệt độ tối thích của hai enzyme trên, nên quá trình thủy phân diễn ra ít
Trang 4Sinh học:
Có thể nhiễm vi sinh vật do sự nhào trộn làm tăng hàm lượng oxy
hòa tan, từ đó
tạo điều kiện cho VSV phát triển
Hóa lý
Từ hỗn hợp các thành phần nguyên liệu ban đầu với các pha khác
nhau chuyển
thành một pha nhão - bột nhào dạng paste, đồng nhất không tách rời
Protein hút nước hạt tinh bột trương nở, tạo trạng thái dẻo Những cấu tử rời rạc
liên kết với nhau thành một khối đồng nhất
Hai protein gliadin và glutenin không tan trong nước sẽ hấp thụ nước, duỗi mạch,
định hướng sắp xếp lại thành hàng và làm phát sinh các tương tác
ưa béo và hình thành các cầu disulfua mới, kết quả hình thành mạng protein 3 chiều có tính nhớt, dẻo, dính, đàn hồi, bao xung quanh các hạt tinh bột và những hợp phần khác Hỗn hợp đó gọi là bột nhào Tỉnh bột có trong bột mì khoảng 70%, cũng ở nhiệt độ bột nhào nói trên, nó liên
kết khoảng 30% nước nhờ amylose và amylopectin (do hai chất này
ở trạng thái khô thì liên kết với nhau bằng liên kết hydro, nếu cho nước vào thì liên kết hydro ngoại giữa tỉnh bột - nước được hình thành >lượng nước tự do giảm
Muối ăn phân ly thành các ion Các ion làm tăng hằng số điện môi của nước, làm giảm độ dày và điện tích lớp ion kép bao quanh các protein, làm cho các phân tử protein đến gần nhau hơn, hình thành các tương tác ưa nước, ky nước, tạo nên những phân tử protein có khối lượng phân tử lớn, tăng độ chặt của khung gluten
Có sự hòa tan của nguyên liệu đường
Thông số công nghệ:
- Thời gian trộn: 22 phút
- Nhiệt độ: 12 - 160C
- Nhiệt độ phòng trộn: 0-26°C
Trang 5Thiết bị: Máy trộn bột kiểu nằm ngang bên trong có các vít đảo trộn gắn đồng
trục với trục chính Mục đích của thiết kế này nhằm để tạo ma sát cuốn bột vào trong và đảo trộn liên tục
Các sự cố thường gặp trong giai đoạn trộn bột: trục chính gắn các vít tải có thể bị
xì phốt, trùng xích, đứt dây curoa Đối với những trường hợp này, tổ
cơ điện của nhà
máy sẽ tiến hành khắc phục ngay sau khi phát hiện có sự cố Ngoài ra nhiệt độ máy đánh bột lên cao cũng là một vấn đề Nguyên nhân do hệ
thống máy lạnh bị hư hỏng Giải pháp cho tình huống này là đo nhiệt
độ khối bột Từ
[17- 20°C] hoạt động bình thường, nhưng phải có biện pháp khắc phục Bơm bột qua
máy trefa Từ [20 - 26°C] cho hoạt động và phải khắc phục trong 4 giờ (QC kiểm tra
chất lượng và quyết định có sản xuất tiếp hay không Từ trên 26°C yêu cầu phải dừng
máy
Trang 6THẢO TRÂN
1.2.3 Tạo hình
Mục đích: Tạo hình dạng tròn đều cho bánh, định lượng khối lượng
sản phẩm
Khối bột nhào sau khi đã được làm lạnh, công nhân sẽ mang từng thùng chứa bột đổ vào máy tạo hình Bánh sẽ được tạo hình theo hình tròn, mỗi hàng 16 cái trên băng tải Phương pháp tạo hình ở
đây là ép cắt Ép đùn là phương pháp nén khối bột nhào qua lỗ
khuôn Áp suất nén được tạo bởi những con lăn cho bột nhào xốp và
mềm, sau đó bột được cắt bằng dây kim loại
Hình dạng của bánh phụ thuộc vào sự ăn khớp của của tốc độ của đầu phun với băng tải Với loại bánh Choco P&N, hình dáng bánh tròn là do đầu phun và băng tải chạy cùng tốc độ ngay sau khi đầu phun được mở ra
Yêu cầu: định lượng khối bánh tạo hình sao cho đạt yêu cầu Các yếu tố ảnh hưởng: nhiệt độ ảnh hưởng tới độ nhớt của bột nhào
Nhiệt độ cao làm bột nhào có độ nhớt thấp, dễ ép cắt nhưng tạo
điều kiện cho các phản ứng caramel, maillard và một số phản ứng khác diễn ra mạnh mẽ, gây màu không mong muốn cho sản phẩm Nhiệt độ cao làm bay hơi nước, ảnh hưởng tới các thông số của quá trình nướng sau đó Nhiệt độ thấp làm cho khối bột nhào có độ nhớt cao, khó ép cắt
Thiết bị: sử dụng thiết bị ép đùn - cắt
Một SỐ sự cố thường gặp trong giai đoạn này đó là đứt dây cắt, tốc
độ cắt nhiều khi chưa đồng bộ ảnh hưởng đến quá trình tạo hình
không đồng đều Với sự cố đứt dây kim loại cắt, người ta tiến hành
dừng hệ thống, tổ cơ điện tiến hành khắc phục Trong khi đó bột sẽ được giữ ở nhiệt độ lạnh để ổn định cấu trúc trước khi đưa vào tạo hình trở lại khi sự cố được khắc phục xong
1.2.4 Nướng
Mục đích: chế biến và bảo quản
Nhiệt độ trong lò nướng có tác dụng làm chín sản phẩm, thích hợp cho mục đích
sử dụng đồng thời dẫn đến sự biến đổi hóa lý và hệ keo làm cho sản phẩm có cấu trúc màu, mùi, vị đặc trưng
Trang 7Nhiệt độ nướng cao trên 150°C tiêu diệt hầu hết các vi sinh vật trong giai đoạn này, kéo dài thời gian bảo quản
Nhiệt độ cao làm bánh chín, làm cho sản phẩm có cấu trúc xốp,
giảm độ ẩm
Nướng là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ dây chuyền sản xuất
vì nó quyết định đến chất lượng sản phẩm
Nguyên tắc:
Giai đoạn 1: bánh được nướng ở môi trường có độ ẩm cao (khoảng
60 - 70%), và
nhiệt độ không quá 150°C Trong giai đoạn này tinh bột bị hồ hóa thu hút một lượng
nước đáng kể làm cho bánh khô hơn, protein bị biến tính tạo cấu trúc cho bánh, CO2 được tạo thành do sự phân hủy của chất tạo xốp
thoát ra ngoài, hơi ẩm bốc ra làm giảm dần độ ẩm của bánh, lớp
ngoài cùng chưa thành vỏ cứng mà chỉ thành lớp mỏng dẻo và đàn hồi, do vậy chưa ảnh hưởng đến quá trình truyền nhiệt, sản phẩm
chín đều, hơi ẩm và CO2 thoát ra dễ dàng không làm nứt vỡ bánh
Giai đoạn 2: Nhiệt độ lòn nướng tăng lên khoảng 215°C và độ ẩm thấp hơn Giai
đoạn này tiếp tục các biến đổi như trên, đồng thời xảy ra một số
biến đổi hóa học như
đường bị caramel hóa hoặc do phản ứng maillard tạo cho lớp vỏ ngoài có màu vàng nâu, các phản ứng tạo mùi thơm cho bánh Bên cạnh đó các vi sinh vật cũng bị tiêu diệt một cách đáng kể
Giai đoạn 3: Là giai đoạn cuối của quá trình nướng, được tiến hành
và giữ nhiệt
độ ở 170°C Đây là giai đoạn cố định cấu trúc sản phẩm và kết thúc quá trình bay hơi nước
Các biến đổi:
Vật lý:
Biến đổi về khối lượng: khối lượng của sản phẩm giảm đi, nguyên nhân là do mất nước từ trong quá trình nướng dưới tác dụng của
nhiệt độ
Biến đổi về nhiệt độ: nhiệt độ bánh tăng lên nhưng không phải đồng đều trong cấu trúc Bánh khi ra khỏi lò nướng đạt nhiệt độ gần
Trang 8100°C, hàm ẩm 8,7% Lớp vỏ nóng khoảng 150°C và khô hơn
(khoảng 1 - 2%) nhưng có thể làm nguội nhanh Trong suốt quá trình làm nguội, lượng ẩm chuyển từ bên trong ra lớp vỏ và sau đó bốc hơi
Hóa lý:
Sự biến đổi ẩm: song song với sự biến đổi nhiệt độ, ẩm trong vật liệu cũng biến đổi do quá trình trao đổi ẩm với môi trường (lò nướng) Đặc trưng của quá trình trao đổi ẩm là sự bốc hơi nước, tiến đến cân bằng ẩm với môi trường
Biến đổi về hệ keo: sự tác dụng tương hỗ giữa protein, tỉnh bột và
nước làm cho bột nhào tiến đến trạng thái mềm dẻo Protein trương
nở ở nhiệt độ 30°C, nhiệt độ cao hơn thì độ trương nở giảm dần, trên 50°C protein đông tụ và mất nước Nước đó sẽ được tỉnh bột hút trong quá trình trương nở và hồ hóa, xảy ra trong suốt quá trình
nướng, làm cho sản phẩm khô hơn
Biến đổi về trạng thái: dưới tác dụng của nhiệt độ cao, trạng thái của
sản phẩm biến đổi đáng kể Dưới tác dụng của nhiệt độ nướng lên
thành phần khối bột, protein bị đông tụ giải phóng nước còn tinh bột thì bị hồ hóa thành cấu trúc lớp vỏ bánh, mềm, xốp, tách từng lớp Hóa học:
Tỉnh bột bị hồ hóa một phần và bị phân hủy tạo thành dextrin, đường
Xảy ra phản ứng Maillard giữa đường khử và acid amin trong giai đoạn đầu của
quá trình nướng
Xảy ra phản ứng Caramel làm mất đường nhưng tạo màu nâu sản phẩm khi nhiệt độ nướng lên cao
Hóa sinh và sinh học:
Nhiệt độ nướng cao trên 200°C tiêu diệt hầu hết các vi sinh vật gây bệnh và vi
sinh vật gây hư hỏng thực phẩm
Cảm quan:
Quá trình nướng xúc tiến sự biến đổi tính chất sinh - lý - hóa của các thành phần
Trang 9tham gia cấu thành bánh bán thành phẩm, làm cho bánh thành
phẩm chín Sự biến đổi
đó dẫn đến sự tạo thành hương vị, màu sắc đặc trưng và làm tăng giá trị cảm quan của
sản phẩm
Thông số công nghệ:
- 3 vùng nướng nhiệt độ khác nhau: Vùng 1 là 1500C Vùng 2 215°C Vùng 3 là
170°C
- Tác nhân nướng: hầm nướng được cấp hệ thống đường ống gas để nướng bánh
- Thời gian nướng bánh khoảng 10 phút
Thiết bị: Sử dụng thiết bị hầm nướng dài 50 mét được chia làm ba vùng nướng có nhiệt độ nướng khác nhau được điều khiển bằng
bảng điều khiển trung tâm Các thông số cần quan tâm của thiết bị
nướng quan trọng nhất là nhiệt độ, thời gian nướng Bên cạnh đó
trên hầm nướng còn thể hiện thông số của áp suất hơi đốt dùng để
nướng bánh
Ở mỗi khoang người ta có gắn các “béc” cảm biến để đo nhiệt độ
nướng Nếu lò nướng đủ nhiệt thì không vấn đề gì, nếu không đủ nhiệt cảm biến sẽ báo và người vận hành phải điều chỉnh hầm để đạt nhiệt độ nướng thích hợp cho bánh
Bao gồm một đường hầm dài 50 mét, rộng 1,5 mét, bánh sẽ được vận chuyển xuyên qua đường hầm bằng băng tải trên những trên những tấm bằng kim loại hay trên một day curoa có đục lỗ hay dạng lưới đan bằng kim loại (băng tải có thấm đầu) Máy được chia làm ba vùng gia nhiệt Trong mỗi vùng nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát
một cách độc lập bằng nguồn nhiệt và van hơi Chúng có thể giữ lại
hay loại bỏ bằng bằng cách tạo sự cân bằng giữa không khí mới và
không khí tuần hoàn bên trong Hơi nước (trong thiết bị đun trực tiếp
là sản phẩm của quá trình đốt) được tách ra trong từng vùng riêng
biệt Có thể thiết kế thành hệ thống thu hồi nhiệt
Hệ thống máy tính được lập trình kiểm soát tốc độ của dây curoa, lượng nhiệt cần cung cấp, vị trí các van khí có thể tự động thay đổi điều kiện nướng trong từng vùng, để có thể sản xuất ra những chủng loại bánh Choco P&N với màu sắc và độ ẩm khác nhau
Trang 10Ưu điểm:
Có thể dùng để nướng nhiều loại bánh khác nhau
- Năng suất lớn
- Kiểm soát quá trình chính xác
- Tốn ít nhân công, tự động hóa cao
- Có thể sử dụng những thiết bị trao đổi nhiệt ở cửa ra của khí nhờ
đó mà có
thể tiết kiệm năng lượng và rút ngắn thời gian khởi động
Nhược điểm:
- Chi phí cao
- Tốn nhiều diện tích
1.2.5 Làm nguội
Mục đích: đưa nhiệt độ bánh về nhiệt độ phòng, chuẩn bị cho quá
trình kẹp kem
Đồng thời phân bố ẩm lại trong bánh
Làm nguội là quá trình ngược lại với đun nóng Nó là quá trình hạ
nhiệt độ từ nhiệt độ ban đầu cao đến nhiệt độ cuối cùng bằng nhiệt
độ môi trường xung quanh hay cao hơn một tí
Các biến đổi: hầu hết các biến đổi vật lý của quá trình làm nguội là
ngược lại với quá trình đun nóng, tuy nhiên cũng có một vài biến đổi không thuận nghịch
Quá trình làm nguội được chia làm hai giai đoạn, làm nguội ở nhiệt
độ thường sau khí nướng và làm nguội khi được băng tải tải ngang qua phòng lạnh Thời gian làm nguội khoảng 10 phút
Thiết bị sử dụng: băng tải làm nguội có sử dụng hai quạt được gắn phía trên băng tải, làm nguội bằng không khí