1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Đề tài quy trình công nghệ sản xuất bột sữa dừa

25 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 485,32 KB

Nội dung

I Bột sữa dừa GVHD Lê Văn Việt Mẫn I NGUYÊN LIỆU Nguyên liệu được sử dụng trong chế biến bột sữa dừa bao gồm Cơm dừa, trong đó cơm dừa già là tốt nhất Nước Chất nhũ hóa 1 Cơm dừa Dừa có tên khoa học l[.]

Trang 1

I NGUYÊN LIỆU

Nguyên liệu được sử dụng trong chế biến bột sữa dừa bao gồm :

- Cơm dừa, trong đó cơm dừa già là tốt nhất

 Phát triển tốt trên đất pha cát, chống chịu mặn tốt, ưa nắng, cần độ ẩmcao (70–80%)

 Hoa : tạp tính (có cả hoa đực lẫn hoa cái và hoa lưỡng tính) Dừa ra hoaliên tục, thụ phấn chéo là chủ yếu, một vài giống lùn tự thụ phấn

 Quả dừa là loại quả khô đơn độc được biết đến như là quả hạch có xơ Cấu tạo gồm :

 Vỏ quả ngoài : cứng, nhẵn, nổi rõ 3 gờ

 Vỏ quả giữa : là các sợi xơ gọi là xơ dừa

 Vỏ quả trong (gáo dừa hoặc sọ dừa): hóa gỗ, khá cứng, có ba lỗ mầm cóthể nhìn thấy rất rõ từ phía mặt ngoài khi bóc hết lớp vỏ ngoài và vỏ giữa (gọi làcác mắt dừa) Thông qua một trong các lỗ này thì rễ mầm sẽ thò ra khi phôi nảymầm

 Cơm dừa : là nội nhũ dạng albumin dày, là lớp cùi thịt, gọi là cùi dừa, nó

có màu trắng và là phần ăn được của hạt

Trang 2

Thành phần hóa học của cơm dừa (% khối lượng) :

Thành phần hóa học của cơm dừa (tính trên 100 g chất khô ):

9.0 gChất béo

-no

- một nối đôi

- nhiều nối đôi

33.49g29.7 g1.43 g0.37 g

Trang 3

 Cơm dừa còn cung cấp các chất khoáng hay vitamin: Fe(19%),P(16%),Zn(11%), Vit.B9(7% ),Vit.5 (6%) , Vit.B1 ( 5% )

 Đi từ vỏ ngoài vào trong cơm dừa có các vùng theo thứ tự như sau:vùng vỏ ngoài, vùng gần vỏ, vùng giữa cơm và vùng gần nước Càng gần nướchàm lượng béo của cơm dừa càng giảm

 Hàm lượng các chất trong cơm dừa phụ thuộc vào tuổi của quả dừathu hoạch Trái dừa dùng trong chế biến thực phẩm tốt nhất khi dừa đạt ở 11tháng tuổi (lúc này trái dừa đã lắc nước rõ, vỏ có đốm nâu, độ dày và độ cứng

ổn định) Nếu thu hoạch sớm hơn cơm dừa chưa đạt hàm lượng béo cao, thuhoạch muộn hơn cơm dừa có khả năng dễ hư hỏng do phôi mầm phát triển tiêuthụ chất bổ dưỡng

 Hàm lượng vi sinh vật trong nước càng thấp càng tốt

 Tổng số vi khuẩn hiếu khí: ≤ 100cfu/l (ở 370C)

 Các vi sinh vật gây bệnh :

Coliform tổng ≤ 1/100 ml

Listeria Monocyctogen: không xuất hiện trong 100 ml mẫu

3.Chất nhũ hóa

Chất nhũ hóa (emulsifying agent) là tác nhân hỗ trợ cho quá trình đồng

hóa Nó có hai chức năng chính là làm giảm sức căng bề mặt giữa hai pha trong

hệ nhũ tương và tạo màng bao bọc xung quanh hạt phân tán

Trang 4

Tan tốt trong nước: để phân bố đồng đều trong dịch lỏng, tăng khảnăng tiếp xúc với chất béo làm tăng hệ số vi bao Hơn nữa, chất nhũ hóa tan tốttrong nước sẽ tránh làm cho đầu phun sương bị nghẽn trong quá trình sấy phun.

Khả năng nhũ hóa tốt: phân tán đều các hạt béo và bảo vệ chúngkhông bị biến đổi dưới tác dụng của nhiệt trong quá trình sấy phun

Tạo màng tốt: khi liên kết với các hạt béo lớp chất bao này có thể hìnhthành một lớp màng bao ngoài để bảo vệ chất nền bên trong

Dễ tách nước: để quá trình sấy phun được tiến hành dễ dàng

Ở đây, chất nhũ hóa được sử dụng thường là hỗn hợp 2 chất nhũ hóa cóbản chất là protein và carbohydrate để tăng hiệu quả vi bao Hay dùng hiện nay

là protein sữa, protein đậu nành hoặc whey protein và maltodextrin

II.QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

A Sơ đồ khối quy trình công nghệ 1:

Lột vỏ

Trang 5

Sấy phun

Đóng gói Làm nguội Đồng hóa Ép Trích ly Nghiền

Lọc Trái dừa

Bột sữa dừa Nước

Phối trộn Nước cốt dừa

chất bao

Cô đặc Tách gáo dừa Gọt vỏ đen

V ỏ

Trang 6

Giải thích quy trình công nghệ:

1 Lột vỏ, tách gáo dừa, gọt vỏ đen:

 Mục đích: chuẩn bị cho quá trình nghiền, tách hết phần vỏ để lấy phần cơm dừa

Phần vỏ đen của cơm dừa có sắc tố tannin, khi chế biến sẽ làm sản phẩmsẫm màu

 Các biến đổi: không đáng kể, trong quá trình tách vỏ có thể nhiễm

vi sinh vật từ môi trường vào cơm dừa

Cả 3 quá trình này đều làm thủ công, chủ yếu là dùng dao

2 Nghiền:

 Mục đích : chuẩn bị cho quá trình trích ly: cơm dừa được nghiềnnhuyễn để tăng diện tích tiếp xúc với dung môi trích ly nhằm tăng hiệu suất thuhồi chất khô trong cơm dừa

 Biến đổi:

 Vật lý: giảm kích thước, tăng độ hòa tan, nhiệt độ tăng do masát

 Hóa lý: phá vỡ cấu trúc tế bào, thúc đẩy quá trình tiếp xúc triệt

để giữa dung môi và vật liệu

 Các yếu tố ảnh hưởng: độ ẩm của cơm dừa

 Thiết bị : thiết bị nghiền trục đôi có kích thước lỗ rây khoảng2×4mm

 Thông số công nghệ : nghiền dừa thành sợi dài khoảng 3 – 4mm,rộng 1 – 2mm

3 Trích ly:

 Mục đích : khai thác, thu hồi các chất chiết trong cơm dừa với nướclàm dung môi Bản chất của quá trình trích ly là sự rút chất hòa tan trong chấtlỏng hay chất rắn bằng một chất hòa tan khác (dung môi) nhờ quá trình khuếchtán giữa các chất có nồng độ khác nhau

 Biến đổi:

 Hóa lý: thay đổi thành phần các cấu tử trong hệ thống trích ly

 Hóa sinh và sinh học: làm thay đổi tính chất vật liệu: tạo mùi

vị hương thơm

 Một số vi sinh vật cũng có thể phát triển trong dung dịch trích

ly khi nhiệt độ thấp

 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly:

 Độ chín trái dừa: độ chín trái dừa ảnh hưởng đến sản lượng sữadừa Ở các trái dừa chín khoảng 11 – 12 tháng tuổi, vỏ chuyển sang nâu vàchưa nảy mầm khi ép sẽ cho sản lượng và chất lượng sữa dừa cao

Trang 7

 Kích thước sợi cơm dừa sau khi nghiền: kích thước sợi cơmdừa sau quá trình nghiền càng nhỏ càng nâng cao hiệu suất thu hồi sữa dừa,nhưng càng khó lọc vì dễ bít lỗ lưới

 Sự chênh lệch nồng độ: chênh lệch nồng độ lớn lượng chấttrích ly tăng, thời gian trích ly giảm

 Nhiệt độ: tăng tốc độ khuếch tán Tuy nhiên nhiệt độ cao quá

có thể xảy ra các phản ứng không cần thiết gây khó khăn cho quá trình côngnghệ (oxy hóa chất béo)

 Thời gian trích ly: khi thời gian tăng lượng chất khuếch tántăng, nếu kéo dài thời gian sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế

 Thiết bị: thiết bị trích ly trục vít

Cấu tạo:

Nguyên tắc hoạt động:

 Thông số công nghệ:

 Tỷ lệ trích ly thích hợp: cơm dừa: nước= 1:1

 Nhiệt độ nước và thời gian tối ưu trích ly cơm dừa: 500C trongvòng 10 phút

Trang 8

 Vật lý: cấu trúc thay đổi

 Hóa học, hóa sinh: không có thay đổi đáng kể, có tổn thấtvitamin, các enzym cũng có khả năng giải phóng khỏi tế bào, có khả năng oxyhóa mạnh hơn

 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ép:

 Tính chất vật liệu: mức độ xử lý nguyên liệu trước khi ép

 Áp lực ép: khi áp lực tăng, hiệu suất ép tăng nhưng có giới hạn

vì nếu tăng áp suất quá cao tế bào bị xít lại cản trở sự thoát chất lỏng do ốngmao quản bị tắc

 Mục đích: chuẩn bị cho quá trình phối trộn

 Biến đổi: hóa lý: có sự tách pha

 Các yếu tố ảnh hưởng:

Trang 9

 Lưu lượng dòng nhập liệu.

 Chất liệu vải lọc

 Thiết bị: thiết bị lọc khung bản

Cấu tạoNguyên tắc hoạt động

6 Phối trộn

 Mục đích : chuẩn bị cho quá trình sấy, trộn chất vi bao vào dịch sữadừa sau khi lọc Do hàm lượng béo trong dịch sữa dừa khá cao nên nếu đem sấyngay, các hạt chất béo sẽ hóa lỏng trong quá trình sấy, làm cho bột sản phẩm bịbám dính trên thành thiết bị sấy và không thu hồi được Do đó, ta cần phối trộnthêm các chất để tạo màng bao xung quanh các hạt béo giúp cho quá trình sấydiễn ra bình thường và thuận tiện cho việc bảo quản sản phẩm sau này

 Thiết bị: thùng có lắp cánh khuấy

7 Đồng hóa:

 Mục đích: chuẩn bị cho quá trình sấy phun

Sau khi phối trộn với chất bao, dung dịch được đồng hóa nhằm tạo sựđồng nhất trong dung dịch, xé nhỏ các hạt cầu béo, phân tán chúng đồng đều

Trang 10

trong dung dịch, tạo điều kiện cho chất bao tiếp xúc với các hạt cầu béo tốt hơn,nhờ đó mà quá trình vi bao thực hiện hiệu quả Trong sản xuất người ta thường

sử dụng phương pháp đồng hóa áp lực cao

 Biến đổi trong quá trình đồng hóa:

 Nhiệt độ: nhiệt độ tăng thì độ nhớt giảm, đồng hóa dễ dàng hơn,phân bố hạt phân tán dễ hơn chất béo hóa lỏng, dễ đồng hóa

 Áp suất: áp suất đồng hóa càng lớn, hiện tượng chảy rối và hiệntượng sâm thực khí sẽ càng dễ xuất hiện, kết quả là các hạt pha phân tán đượctạo thành có kích thước nhỏ và hệ nhũ tương có độ bền cao

 Thiết bị : thiết bị đồng hóa 2 cấp(thiết bị đồng hóa áp lực cao)Cấu tạo:

Nguyên tắc hoạt động:

Trang 11

Thiết bị đồng hóa hai cấp

8 Cô đặc:

 Mục đích : chuẩn bị cho quá trình sấy phun

 Biến đổi:

 Vật lý: nhiệt độ tăng

 Hóa học: hàm lượng chất khô tăng

 Hóa sinh: có biến đổi nhưng không đáng kể, có tổn thất vitamin

và enzym

 Sinh học: vi sinh vật bị tiêu diệt do nhiệt độ tăng trong quá trình

cô đặc

 Các yếu tố ảnh hưởng : nhiệt độ, thời gian cô đặc

 Thiết bị cô đặc kiểu gián đoạn :

Cấu tạo:

Nguyên tắc hoạt động: thiết bị truyền nhiệt kiểu vỏ áo, làm việctheo mẻ, bên trong chứa dung dịch sữa dừa, hơi nước đi bên ngoài, cấp nhiệtcho dung dịch làm bốc hơi nước trong dung dịch Dung dịch sau khi cô đặcđược tháo ra ngoài qua cửa thoát sản phẩm ở bên dưới

Trang 12

Thiết bị cô đặc gián đoạn

9 Sấy phun:

 Mục đích: chế biến: Dịch sữa dừa sau khi phối trộn sẽ được nhậpliệu vào thiết bị sấy phun nhằm chuyển nguyên liệu từ dạng lỏng sang dạng rắn,tạo ra sản phẩm bột sữa dừa

 Quá trình sấy phun bao gồm 3 giai đoạn cơ bản sau:

 Giai đoạn phân tán dòng nhập liệu thành những hạt sương nhỏ

li ti (giai đoạn phun sương)

 Giai đoạn trộn mẫu cần sấy vào không khí nóng, khi đó sẽ xảy

ra quá trình bốc hơi nước trong mẫu

 Giai đoạn thu hồi sản phẩm sau khi sấy từ dòng khí thoát

 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy phun:

 Nồng độ chất khô của nguyên liệu: nếu nồng độ chất khô củanguyên liệu càng cao thì lượng nước cần bốc hơi để sản phẩm đạt giá trị độ ẩmcho trước sẽ càng thấp Vậy sẽ tiết kiệm được thời gian sấy và năng lượng choquá trình Tuy nhiên, nếu nồng độ chất khô quá cao sẽ làm tăng độ nhớt củanguyên liệu, gây khó khăn cho qúa trình tạo sương mù trong buồng sấy, cơ cấuphun dễ bị tắc nghẽn hoặc tạo hạt với hình dạng và kích thước không như mong

Trang 13

muốn Trong công nghệ sản xuất bột sữa dừa, nồng độ chất khô của dòngnguyên liệu vào buồng sấy là 22%.

 Nhiệt độ tác nhân sấy: Ảnh hưởng đến độ ẩm của sản phẩm saukhi sấy phun Khi cố định thời gian sấy, độ ẩm của bột sản phẩm thu được sẽgiảm đi nếu ta tăng nhiệt độ tác nhân sấy.Tuy nhiên ,nếu nhiệt độ tác nhân sấytăng quá cao, độ ẩm cuối cùng của bột sản phẩm sẽ không giảm thêm nhiều.Hơn nữa việc gia tăng nhiệt độ có thể gây phân hủy một số cấu tử trong nguyênliệu mẫn cảm với nhiệt và làm tăng mức tiêu hao năng lượng cho toàn bộ quátrình Trong công nghiệp sản xuất bột sữa dừa, nhiệt độ tác nhân sấy đầu vào là

150 0C

 Thiết bị: thiết bị sấy phun

Cấu tạo:

Nguyên tắc hoạt động:

Trang 14

10.Làm nguội, phối trộn và bao gói:

 Mục đích: hoàn thiện: sản phẩm bột sữa dừa sau khi sấy do có độ

ẩm thấp nên được làm nguội nhanh trong không khí khô và bao gói ngay đểtránh hiện tượng sản phẩm hút ẩm Thêm chất bảo quản, chất ổn định làm tăngthời gian bảo quản sản phẩm

 Các biến đổi: không đáng kể

 Thiết bị : Sau khi sấy phun, bột sữa dừa sẽ được làm nguội trênbăng tải Tác nhân làm nguội (không khí đã qua tách ẩm và có nhiệt độ 15 –

20oC) sẽ được thổi từ dưới lên, xuyên qua băng tải, xuyên qua lớp bột sữa trênbăng tải để làm nguội bột sữa, sau đó sản phẩm được chuyển sang thiết bị đónggói

Bao bì còn có chức năng che chở thực phẩm khỏi bị nhiễm bẩn, nhiễmđộc từ môi trường Hoàn thiện sản phẩm, tăng cường hình thức bên ngoài để thuhút cảm tình người dùng

Trang 15

B Sơ đồ quy trình sản xuất 2:

Sấy phun

Đóng gói Làm nguội Đồng hóa Ép Trích ly Nghiền

Lọc Nước

Phối trộn Nước cốt dừa

chất bao

Cô đặc Chần Lột vỏ Tách gáo dừa Gọt vỏ đen

V ỏ Trái dừa

Trang 16

1 Chần :

 Mục đích : chuẩn bị

Chần cơm dừa trước khi xay nhằm mục đích khử hoạt tính cácenzyme có trong cơm dừa, trước hết nhằm vào lipase, lypogenase để chất béotrong cơm dừa không bị biến đổi trong quá trình chế biến, làm giảm bớt vi sinh

vâ ̣t bám trên dừa

 Biến đổi:

Vật lý: cơm dừa mềm hơn

Hóa học, hóa sinh: enzyme bị vô hoạt

Vi sinh: vi sinh vật bị tiêu diệt

 Các yếu tố ảnh hưởng:

 Nhiệt độ chần

 Thời gian chần: trong quá trình chần, ngoài mục đích vô hoạtenzyme, còn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, nên thực phẩm phải được gianhiệt nhanh Do đó, việc lựa chọn nhiệt độ và thời gian phù hợp cho mỗi loạinguyên liệu có ý nghĩa rất quan trọng và thời gian gia nhiệt phụ thuộc vào cácyếu tố:

- Kích thước nguyên liệu

- Nhiệt độ gia nhiệt

- Phương thức gia nhiệt

- Sau khi chần xong cần làm nguội nhanh Hấp thì tổn thấtchất dinh dưỡng ít hơn chần, nhưng trong thực tế sản xuất, người ta thườngchần vì thao tác thuận tiện, thiết bị đơn giản, truyền nhiệt tốt hơn khi hấp

 Thiết bị:

Thông số công nghệ: Quá trình chần được thực hiê ̣n trong nướcsôi từ 5 – 10 phút có bổ sung metabisulfit 1% dùng để chống sẫm màu

Trang 17

Cô đặc

Không có

_Gián đoạn:

cô đặc

_ Mất một số cấu tử mẫn

cảm nhiệt độChất lượng dịch tríchcao hơn

Tốt hơn

Trang 18

Năng lượng 750 cal ( trong 100g)

Trang 19

Hàm lượng vi khuẩn hiếu khí Tối đa 5000 khuẩn lạc/g

Hàm lượng men Tối đa 50 khuẩn lạc/g

Trang 20

V TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] – Lê Văn Việt Mẫn - Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ sữa

[2] – Lê Bạch Tuyết và cộng sự NXB giáo dục, Hà Nội-Các quá trình côngnghệ cơ bản trong sản xuất thực phẩm

[3] – Luận văn tốt nghiệp: bột sữa dừa hòa tan

[4] – Vũ Bá Minh – Hoàng Minh Nam-Quá trình và thiết bị cơ học – tập 2 –

Cơ học vật liệu rời

[4]– NXB khoa hoc và kỹ thuật.Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóachất, tập 2

[5] –http//www.google.com.vn

Trang 21

PHỤ LỤC:

Kỹ thuật vi bao: Kĩ thuật vi bao là quá trình bao các chất lỏng, rắn, chất dễ bay

hơi(được gọi là lõi bao hay chất nền) ở dạng nhũ tương, huyền phù hoặc cácdạng khác vào trong một lớp màng bao rất mỏng (chất bao) Lớp màng này sẽbảo vệ lõi bên trong không bị phân hủy, giảm tổn thất tối đa các chất dễ bay hơi

và nó sẽ giải phóng lõi bên trong khi có điều kiện thích hợp (Sheu vàRosenberg(1995))

Yêu cầu vi bao

 Độ tan tốt:

Nếu chất bao tan kém trong nước, chúng sẽ không phân bố đồng đềutrong dịch lỏng, khả năng tiếp xúc của chất bao với chất béo trong dịch lỏng,khả năng tiếp xúc của chất bao với chất béo trong nhũ tương dầu nước bị hạnchế do đó hệ số vi bao sẽ thấp Hơn nữa, sự tạo huyền phù hay sự có mặt củachất rắn trong dung dịch lỏng trước khi sấy sẽ làm nghẽn đầu phun trong quátrình phun sương Chất bao ưa nước sẽ giúp quá trình hòa trộn được dễ dàng,đồng đều nhờ vậy mà hiệu suất vi bao sẽ đạt được tối đa sau quá trình chế biến

 Khả năng nhũ hóa tốt:

Vì chất nền là chất béo nên trong dịch lỏng, các hạt cầu béo sẽ dần kếthợp lại và tách pha ưa nước,kết quả là dịch lỏng sẽ không đồng nhất khisấy.Mục đích của quá trình vi bao là phân tán đều các hạt béo và bảo vệ chúngkhông bị biến đổi dưới tác dụng của nhiệt trong quá trình sấy phun Do đó đểkết hợp dễ dàng với chất nền,ngoài tính tan tốt, chất tan cần phải tạo được liênkết với chất béo

 Khả năng tạo màng tốt:

Để quá trình vi bao đat hiệu quả cao, chất bao cần phải có khả năng tạomàng tốt Nhờ vậy khi liên kết với các hạt béo lớp chất bao này có thể hìnhthành một lớp màng bao ngoài để bảo vệ chất nền bên trong

Lõi bao:

Có thể là chất ưa nước hoặc ưa béo Những lõi bao điển hình được sửdụng trong kĩ thuật vi bao:

 Dầu và mỡ (dầu cá, chất béo khan từ sữa)

 Các acid béo không no(acid arachidoic)

 Các acid thực phẩm (acid malic, acid citric, acid lactic, acidadipic, acid ascorbic)

Trang 22

 Phụ gia (muối, chất tạo ngọt không có giá trị dinh dưỡng, bột

nở, các loại phụ gia tạo vị khác, chất tạo mùi(tinh dầu), chất tạo màu(β-caroten,màu chiết suất từ củ nghệ)

 Enzym (ví dụ: bao chế phẩm enzyme Flavourzyme để tạohương trong công nghệ sản xuất phomai)

 Vi sinh vật (ví dụ như vi sinh vật cố định vi khuẩn lactobacillusvới chất bao là alginate trong quá trình sản xuất yaourt liên tục)

 Các vitamin (A, C, D, E, K…)

 Chất khoáng (Ca, Na, Mg…)

Hạt vi bao:

Dựa vào kích thước hạt bao mà người ta phân ra thành 3 kĩ thuật:

 Kĩ thuật bao Nano(1nm)

 Kĩ thuật bao vi mô(1μm)

 Kĩ thuật bao vĩ mô(1mm)

Bao thương mại có đường kính 3-800μm, hàm lượng lõi khoảng 10-90%khối lượng hạt

Các cơ chế giải phóng lõi bao

Điều khiển bằng sự khuếch tán

Phá hủy màng bao bằng cách sử dụng các enzyme như protease, lipase…

để thủy phân màng bao bằng protein và lipit

Điều khiển bằng pH (màng bao liposome không bền trong acid)

Dùng áp suất hoạt hóa (thường thông dùng trong thực phẩm)

Dùng dung môi hoạt hóa (đây là cơ chế phổ biến nhất được ứng dụngtrong thực phẩm, dung môi ở đây có thể là nước, nước sẽ hòa tan được màngbao như dùng gelatin, tinh bột… hay nước bọt khi nhai kẹo caosu có tác dụnggiải phóng ra tinh dầu bạc hà và các chất tạo ngọt không có giá trị dinh dưỡng)

Dùng nhiệt độ hoạt hóa (nóng chảy đối với các loại màng bao bằng lipit,sáp…)

Sử dụng chất vi bao trong công nghệ sản xuất bột sữa dừa:

Phương pháp sấy phun sữa dừa được phát minh trong những năm 1970.Người đầu tiên được cấp patent về kĩ thuật sấy phun sữa dừa có bổ sung chấtnhũ hóa là Noznick và Bundus(1970,1971) Trong đó, Nozick và Bundus đã xácđịnh rằng quá trình sấy phun sữa dừa sau khi trích ly và ép việc thu hồi sảnphẩm Do hàm lượng đường và béo quá cao trong nước cốt dừa nên trong quátrình sấy phun bột sẽ bám dính trên thành thiết bị và làm giảm hiệu suất thu hồisản phẩm Hơn nữa chất lượng sản phẩm phụ thuộc là không ổn định và khôngđồng đều Do vậy sữa dừa trước khi đưa vào sấy cần được bổ sung thêm chấtnhũ hóa để làm bền hệ nhũ tương Trong panent được cấp 2 ông đã chọn chấtnhũ hóa là dầu bông hoặc Drewpol 10-1-s(decaglycerol monostearate), đó lànhững este của acid béo mạch dài (a.palmitic và a.stearic) với mono hay

Ngày đăng: 07/03/2023, 16:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w