Đối với công ty chúng em sẽ sử dụng phương pháp Incremental Innovation bằng cách khai thác công nghệ in chuyển nhiệt tác động lên sản phẩm túi vải canvas trơn có sẵn với thiết kế theo yê
PHÁT TRIỂN Ý TƯỞ NG S Ả N PH Ẩ M
Phương pháp
Phương pháp Incremental Innovation là phương pháp khai thác các hình thức hay công nghệ hiện tại nhằm mục đích cải thiện những sản phẩm/dịch vụ hay quy trình hiện hữu
Phương pháp Incremental Innovation thường xuyên được sử dụng trong các doanh nghiệp công nghệ cao do các công ty cần phải tiếp tục cải thiện sản phẩm của mình để bao gồm các tính năng mới ngày càng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Đối với công ty chúng em sẽ sử dụng phương pháp Incremental Innovation bằng cách khai thác công nghệ in chuyển nhiệt tác động lên sản phẩm túi vải canvas trơn có sẵn với thiết kế theo yêu cầu nhằm mục đích cải thiện sản phẩm hoàn thiện về mặt thẩm mỹ và tính năng để có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
• Phân tích cơ hội Đối tượng khách hàng mà nhóm chúng em hướng đến là mọi đối tượng không phân biệt độ tuổi, giới tính, thu nhập có nhu cầu sử dụng túi vải với mục đích đựng đồ, phụ kiện với đồ bền cao mà vẫn đảm bảo tính an toàn, bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động đến với môi trường Về tiềm năng cơ hội của sản phẩm đối với khách hàng, người tiêu dùng có thể in hình ảnh lên túi theo yêu cầu hoặc thiết kế theo yêu cầu với giá cả phải chăng Trên thị trường hiện nay, số lượng túi vải in sẵn là rất lớn nhưng số lượng túi vải in theo yêu cầu hoặc thiết kế theo yêu cầu đảm bảo về mặt hình ảnh và chất lượng với giá cả hợp lý vẫn còn hạn chế Đó chính là tiềm năng cơ hội mới của công ty chúng em
Nhận biết được nhu cầu của khách hàng với mong muốn sử dụng một chiếc túi vải với hình ảnh mà khách hàng yêu cầu với chất liệu túi tốt và chất lượng hình ảnh cao bằng công nghệ in chuyển nhiệt.
• Đánh giá ý tưởng đổi mới
Sản phẩm có thể mang lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn về hình ảnh được in trên túi cũng như các chi tiết được in trên chiếc túi theo sở chính cá nhân của mỗi người
Với thị trường túi vải đang phát triển mạnh mẽ, ý tưởng về túi in và thiết kế theo yêu cầu với phương pháp in chuyển nhiệt này tạo ra lợi nhuận, cũng như giá trị về mặt cộng đồng và xã hội Với đội ngũ nhân công chất lượng, dồi dào, ý tưởng sản phẩm cải tiến này đối với công ty là rất có tiềm năng
• Phát triển ý tưởng đổi mới
Sự đổi mới của sản phẩm nằm trong giai đoạn thiết kế, sau đó công ty sẽ áp dụng công nghệ in chuyển nhiệt tân tiến, quảng bá sản phẩm để biến ý tưởng sáng tạo thành hiện thực
Thiết kế là khâu quan trọng trong quá trình cải tiến sản phẩm và phải nhanh chóng để bắt kịp với nhu cầu thị trường Vì vậy cần thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa công ty và nhân viên thiết kế một cách hiệu quả để đảm bảo ý tưởng sản phẩm được thực hiện thành công
• Thương mại hoá sản phẩm Đây là giai đoạn thách thức nhất của quá trình đổi mới Túi mới sẽ được thử nghiệm trên thị trường Và công ty của chúng em đưa các thời điểm cần thương mại hoá sản phẩm mới là: tung sản phẩm ra thị trường trước tiên, tung sản phẩm ra đồng thời với các đối thủ cạnh tranh hay tung sản phẩm ra thị trường muộn hơn Và sau đó công ty xác định xem vào lúc nào sản phẩm mới cần được tung ra thị trường.
Ý tưở ng kinh doanh s ả n ph ẩ m
• Sử dụng để đựng đồ, vật phẩm nhỏhơn.
Túi canvas thâm nhập vào thị trường Việt Nam và trở nên phổ biến một cách nhanh chóng phần lớn là nhờ vào sự tiện lợi của sản phẩm Giống như các loại túi khác, túi vải được sử dụng chủ yếu để đựng các vật phẩm, phụ kiện nhỏ hơn Chúng có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, nhất là khi đi học, đi chơi hoặc thậm chí là trong tất cả các chuyến du lịch… Ngoài ra, tính năng vượt trội của túi vải so với các loại túi xách thời trang là túi vải có khả năng đựng được các đồ vật chiếm không gian tương đối lớn như máy ảnh, bình nước, quần áo…
• Sử dụng để tặng Đối với cá nhân: Với các công dụng mang tính thực tiễn, tiện lợi với mức giá phải chăng, túi vải ngày càng được ưa chuộng sử dụng Ngày nay, sản phẩm túi vải được phát triển với đa dạng mẫu mã, màu sắc, thiết kế, phù hợp với từng nhu cầu, sở thích, xu hướng thời trang của nhiều loại khách hàng Vì thế, đây là sự lựa chọn hoàn hảo như một món quà Đối với các doanh nghiệp: Túi vải canvas có thể dễ dàng được in hình, in logo thương hiệu, thông qua đó truyền tải sự tinh tế và giá trị của doanh nghiệp trên từng chiếc túi Đây là món quà tri ân tuyệt vời cho các đối tác, các đại lý phân phối, thậm chí là cho người tiêu dùng Bên cạnh đó, với các mục đích sử dụng túi vải khác nhau, tên thương hiệu sẽ được
• Bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động đến khí hậu
Hiện nay, trước tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Việt Nam ta thuộc top
20 nước có lượng rác thải thải ra môi trường nhiều nhất trên toàn thế giới Vì thế, thay đổi thói quen tiêu dùng sang hướng sử dụng những sản phẩm xanh bảo vệ môi trường là điều hết sức cấp bách và cần thiết Việc đưa hình ảnh túi vải vào cuộc sống hằng ngày của người tiêu dùng được ví như một công cuộc xây dựng ngôi nhà vững chắc cho toàn xã hội nói chung, đất nước ta nói riêng Nếu hành động này được kéo dài trong nhiều thập kỷ thì nó sẽ giúp cho “trái tim" của mẹ thiên nhiên được chữa lành những vết thương, ngôi nhà xanh được kiên cố vững chắc, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên chất lượng hơn
• Giá rẻ, tiết kiệm chi phí và độ bền cao
Không chỉ mang lợi ích cho toàn xã hội, sử dụng túi vải giúp người tiêu dùng tiết kiệm chi phí hơn trong những lần mua sắm Đứng trước nhiều sự lựa chọn, túi vải hoàn toàn là sự lựa chọn tối ưu nhất khi nó không mất quá nhiều chi phí để sở hữu mà thời gian sử dụng vô cùng lâu bền.
Chúng có thể tái sử dụng lên đến 3-5 năm thậm chí có thể hơn tùy vào mục đích sử dụng của khách hàng Việc này không những giúp người tiêu dùng tiết kiệm chi phí ngắn hạn mà chúng còn mang lại nhiều giá trị dài hạn
Ngoài ra, tính chất của túi vải là mang đến sự thuận tiện người tiêu dùng, cho phép họ dễ dàng mang chúng đi bất kỳ nơi nào mà không tốn nhiều diện tích
Không đơn thuần là những chiếc túi để chứa đựng đồ vật, túi vải được ví như những món phụ kiện làm nổi bật chủ thể, phù hợp với cả nam lẫn nữ Không dừng lại ở đó, cái đẹp mà túi vải mang lại là một cái đẹp không bao giờ lỗi thời Quay trở về những năm ở thế kỷ 17, xuất phát điểm của túi vải chỉ đơn thuần được sử dụng để chứa đựng đồ vật Nhưng ngày nay dưới sự tác động phát triển không ngừng về ngành thời trang, túi vải dần đóng vai trò như một vật phẩm mang giá trị thẩm mỹ, vẻ đẹp của con người được thể hiện qua việc sử dụng những “món đồ trang sức” này.
Mô t ả c ấ u trúc s ả n ph ẩ m
• Túi Tote : https://patents.google.com/patent/CN301693062S/en (Hoạt động theo điều 126, Luật Sở hữu Trí tuệ)
• Công nghệ in chuyển nhiệt: https://patents.google.com/patent/US9499937B2/en?q=Heat+transfer+printing+technolog y&oq=Heat+transfer+printing+technology
− Túi vải canvas trơn: được nhập tại Công Ty TNHH Dịch Vụ Sản Xuất Trí Việt, làm từ chất liệu vải canvas dày, màu mộc tự nhiên với kích thước 33x38 (cm)
− Mực in PET chuyển nhiệt: màu đậm và sắc nét, không bị tắc nghẽn vòi phun nhanh
− Màng PET khổ A3: In được nhiều chất liệu, chịu nhiệt cao đến 120 độ C, chịu được tác động mạnh, chống trầy Chất lượng in ở mức độ cao, sắc nét
1.3.2 Cơ sở v ậ t ch ấ t, máy móc s ả n xu ấ t: Địa chỉ nhà xưởng: Nhà xưởng Tân thới Nhất Quận 12, gần cầu vượt An Sương, cách QL1A 100m
Tổng diện tích: 250m2 trong đó được chia thành:
− Kho nguyên vật liệu và sản phẩm
Mặt sàn xưởng lát nền gạch, khô ráo, sạch sẽ Trần cao, la phông, thoáng mát Có trạm điện, văn phòng, phòng cháy chữa cháy, đường container 40 feet, không gần các nguồn gây ô nhiễm, không tích lũy các chất bẩn, chuột bọ và côn trùng, kho nguyên liệu và khu sản xuất được ngăn cách riêng biệt bởi vách kính kiên cố
Việc sắp xếp kho nguyên liệu, khu sản xuất được bố trí theo nguyên tắc một chiều, thuận lợi cho việc lấy nguyên liệu, vận chuyển nguyên liệu vào nơi sản xuất sản phẩm và xuất thành phẩm ra khu vực bảo quản
• Kho nguyên vật liệu và sản phẩm:
− Kho đáp ứng nhu cầu bảo quản nhiệt độ, có kệ đựng nguyên liệu/bán thành phẩm/thành phẩm.
− Nguyên liệu lấy từ kho sẽ được chuyển qua khu vực in ấn Thành phẩm sẽ được đẩy về khu vực sản phẩm
− Có đầy đủ camera quan sát, bàn ghế, quạt cho nhân viên kho
• Khu vực in ấn: Được sắp xếp các loại máy móc in ấn vải theo đúng quy trình sản xuất:
- Máy in PET chuyển nhiệt (khổ A3 dạng cuộn) thương hiệu Epson
− In được những bản dài và liên tục, kết hợp 4 màu in chính với độ phân giải cao (5760×1440 dpi) giúp bản in chuẩn màu và sắc nét
− Phạm vi đặc điểm kỹ thuật: in pet chuyển nhiệt A3 – A4 – In được cuộn dài 100m khổ 30cm
• Máy ép nhiệt phẳng hãng Cuyi:
− Ép chuyển nhiệt lên các bề mặt phẳng như gạch men, gỗ, vải, phale, thủy tinh Máy sử dụng nhiệt độ F giúp làm nóng nhanh chóng
− Phạm vi đặc điểm kỹ thuật: In được khổ 38x38cm, mâm ép được cấu tạo đặc biệt giúp ép được nhiều sản phẩm có độ dày khác nhau
• Xe đẩy hàng thương hiệu MAXKIWI:
− Dùng để vận chuyển sản phẩm trong xưởng, giảm nhẹ sức lao động của công nhân, nâng cao hiệu quả công việc
• Văn phòng làm việc Được đặt tại tầng hai, giúp bộ phận hành chính có không gian làm việc riêng nhưng vẫn đảm bảo tính đồng bộ của các bộ phận
STT Chủng, loại Tên thiết bị, đồ dùng Số lượng
Máy điều hòa nhiệt độ 1
B ả ng 1.1: Thi ế t b ị văn phòng làm việ c
Ngoài các quy trình sản xuất theo máy móc thì cũng có các quy trình phải làm thủ công như vận hành máy móc, kiểm tra các khâu, thiết kế nên đội ngũ nhân công là cần thiết
− Nhân công sử dụng máy móc: Là những người vận hành máy móc, kiểm soát và hoạt động thi công bằng máy móc
− Nhân viên thiết kế: Chịu trách nhiệm thiết kế các mẫu in ấn lên túi theo yêu cầu của khách hàng
− Nhân viên phân xưởng: Nhân viên sửa chữa máy móc, nhân viên kho, khuân vác
− Nhân viên bán hàng: Là những người chịu trách nhiệm các hoạt động tiếp thị, chào bán đến các cửa hàng có nhu cầu mua túi vải số lượng nhiều, in theo yêu cầu
− Nhân viên quản lý: Chịu trách nhiệm quản lý và giám sát các bộ phận, điều hành các hoạt động nhập kho, in ấn, kiểm tra chất lượng sản phẩm, xuất kho…
− Kế toán: Nhân viên chịu trách nhiệm tính toán, thu thập chứng từ, hoá đơn, sổ sách, ghi sổ, báo cáo, thu chi…
• Quy trình sản xuất: Áp dụng mô hình in PET chuyển nhiệt
− Công nghệ in chuyển nhiệt:
Là công nghệ sử dụng một loại mực in đặc biệt (mực in chuyển nhiệt) in lên màng PET chuyên dụng (tiết kiệm và có độ bền cũng như chất lượng tốt hơn so với giấy in chuyển nhiệt) Sau đó sử dụng một thiết bị ép nhiệt (máy ép nhiệt) để giúp những hình ảnh từ giấy chuyển nhiệt vừa in ra bám chặt vào bề mặt của túi vải
− Máy ép nhiệt dùng trong công nghệ in:
Dùng nhiệt độ để chuyển hình ảnh được in bằng mực chuyển nhiệt trên giấy transfer hoặc màng PET lên bề mặt túi vải Công nghệ in PET chuyển nhiệt được sử dụng phổ biến trong in ấn, đảm bảo chất lượng của hình in cho các sản phẩm túi vải mà khách hàng không phải chi trả chi phí quá cao Công nghệ in PET có độ bền cao, hình ảnh in PET có độ bền từ 3 – 6 tháng, nếu biết cách bảo quản thì có thể sử dụng được hình ảnh in PET lên đến vài năm, đồng thời công nghệ in PET không giới hạn hình ảnh in, in được đa dạng màu sắc từ 2D cho tới 3D Thời gian in nhanh chóng và chi phí rẻ cũng là những ưu điểm của công nghệ này.
• Quy trình in ấn lên túi vải được thực hiện tham khảo theo Công ty TNHH TMDV Sắc màu Hoàng Huy thông qua các bước như sau:
- Bước 1: Đội ngũ nhân viên thiết kế sẽ phác thảo các ý tưởng về hình ảnh in ấn lên máy tính hình ảnh trên máy tính, sau khi được duyệt bởi quản lý xưởng, các nhân viên thiết kế sẽ thiết kế cụ thể mẫu in lên máy tính hoăc thiết kế theo yêu cầu của khách hàng
- Bước 2: Sau khi đã thiết kế hoàn chỉnh trên máy tính, nhân viên thiết kế sẽ tiến hành in ra trên trên màng PET bằng máy in PET chuyển nhiệt Các nhân viên sẽ cắt lại màng PET đã in ra sao cho vừa đủ với kích thước của hình ảnh/ họa tiết được in lên
- Bước 3: Cuối cùng, các nhân viên thiết kế sẽ giao lại mẫu in trên màng PET cho các nhân viên in ấn tiến hành in lên trên túi Các nhân viên in ấn sẽ sử dụng máy ép nhiệt trên mặt phẳng chuyển hình ảnh từ màng in lên túi và ra thành phẩm
Nguyên lý hoạt động của máy ép nhiệt phẳng: dùng 2 mặt phẳng (một mặt kim loại rắn có lót lớp chống dính và một mặt lót tấm cao su mềm giúp tăng áp lực, hạn chế bọt khí) ép chặt màng PET và bề mặt túi vải với nhau Khi đó, nhiệt độ từ máy sẽ kích hoạt hóa chất bên trong mực in đối với kỹ thuật in ép chuyển bằng mực chuyển nhiệt, in các họa tiết đã thiết kế lên túi
Cuối cùng, sau khi hoàn tất quá trình in lên túi vải, các nhân viên sẽ kiểm tra lại một lần nữa xem chất lượng in có đảm bảo yêu cầu không, màu in có rõ nét không, kiểm tra xem có đủ số lượng túi yêu cầu in hay chưa Nếu sản phẩm vượt qua hết các khâu kiểm tra sau khi in, các nhân viên sẽ tiến hành xuất sản phẩm cho các khâu tiếp theo làm việc.
Thi ế t k ế danh m ụ c s ả n ph ẩ m ho ặ c dòng s ả n ph ẩ m
STT Sản phẩm Chi tiết
1 Túi vải canvas trơn • Kích thước: N33 x C38(cm)
2 Túi vải canvas in hình • Kích thước: N33 x C38 (cm)
• In: 1 mặt túi (theo yêu cầu của khách hàng)
B ả ng 1.2: Danh m ụ c s ả n ph ẩ m ho ặ c các dòng s ả n ph ẩ m
ĐỊ NH GIÁ
L ự a ch ọ n p hương pháp đị nh giá
Việc lựa chọn chiến lược định giá sản phẩm phù hợp có nhiệm vụ rất quan trọng đối với doanh nghiệp Bởi điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp và sự phát triển của doanh nghiệp đó Nếu doanh nghiệp không tìm hiểu và trang bị kiến thức về chiến lược định giá kỹ lưỡng sẽ có thể vướng vào 2 trường hợp không như mong muốn như sau:
− Định giá quá thấp – Underpricing: Doanh nghiệp có chiến lược định giá sản phẩm dưới mức giá trị hiện tại của sản phẩm sẽ khiến công ty mất đi 1 khoảng doanh thu đáng tiếc
− Định giá quá cao – Overpricing: Một số doanh nghiệp có chiến lược định giá sản phẩm cao hơn giá trị hiện tại của sản phẩm sẽ khiến giá cuối cùng của sản phẩm quá cao so với khả năng sẵn sàng chi trả của khách hàng, dẫn đến xảy ra những mất mát về doanh thu cho doanh nghiệp
Chính vì tầm quan trọng của chiến lược định giá đối với doanh nghiệp nên nhóm chúng em sử dụng phương pháp định giá Cost-plus, phương pháp này dựa vào chi phí sản xuất ra một sản phẩm cộng thêm cho một khoản lợi nhuận hợp lý trên từng sản phẩm để xác định giá bán ra của sản phẩm cho các bên liên kết Đây là phương pháp định giá được sử dụng phổ biến và được áp dụng rộng rãi ở rất nhiều doanh nghiệp và các cửa hàng nhỏ lẻ trên toàn thế giới Ưu điểm của phương pháp này là dễ tính toán, kiểm soát, có thể điều chỉnh một cách linh hoạt tùy theo tình hình thị trường, chiến lược của doanh nghiệp và có thể dễ dàng dự đoán trước được mức lợi nhuận trên mỗi sản phẩm Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có nhược điểm là người dùng thường không để ý đến các yếu tố cung, cầu và không tính đến suy nghĩ của khách hàng Các doanh nghiệp cũng có thể mất lợi nhuận khi chỉ tập trung vào chi phí Phương pháp này chỉ thích hợp với những cơ sở bán sỉ, bán lẻ của các cửa hàng nhỏ Để dễ hình dung, chúng ta có thể nhìn vào các công thức dưới đây:
Chi phí c ố đị nh
Số lượng Đơn vị Đơn giá Thành tiền
Tổng chi phí cố định trong 1 tháng
Nhà xưởng Tân thới Nhất Quận 12, Gần Cầu vượt An Sương, Cách QL1A 100m
Lương nhân viên sản xuất
7 Quản lý sản xuất (bao gồm kho)
8 Bảo hiểm cho nhân viên sản xuất
Tổng chi phí cố định trong 1 tháng 65,949,266
B ả ng 2.1: Chi phí c ố đị nh
Chi phí bi ến đổ i
Chi phí biến đổi: chỉ các loại chi phí có xu hướng thay đổi cùng với quy mô sản lượng, là khoản tiền trả cho các đầu vào nhân tố biến đổi như nguyên liệu, lao động… Đối với túi vải trơn và túi in theo yêu cầu thì các nhân tố biến đổi trong mô hình kinh doanh là: Túi vải, mực, màng pet
• Chi phí biến đổi được tính theo công thức: Tổng chi phí biến đổi = Số lượng sản phẩm đầu ra x Giá biến đổi trên một đơn vị đầu ra
• Đối với phí giao nhận công ty sẽ chịu trách nhiệm về khoản này, người chịu phí giao nhận là phía đối tác
STT Danh mục Chi tiết Đơn vị Số lượng Đơn giá
- Thời gian làm việc từ thứ 2 đến thứ 7
B ả ng 2.2: Chi phí bi ến đổ i
Điể m hòa v ố n
Điểm hòa vốn (Breakeven Point) là điểm mà với một doanh thu nhất định có thể bù đắp tất cả các chi phí sản xuất bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi Cụ thể, với mô hình kinh doanh hai sản phẩm là túi vải canvas trơn và túi vải canvas in theo yêu cầu, điểm hòa vốn được phân tích dựa trên các chỉ tiêu như sau:
− Định phí = Tổng chi phí cố định
− Doanh thu = 10% x 3000 x Giá bán + 90% x 3000 x Giá bán
− Biến phí sản phẩm 1 = (Tiền nhập túi vải + thùng carton + keo + điện + nước)/3000
− Biến phí sản phẩm 2 = Tổng chi phí biến đổi/3000
− Số dư đảm phí = Giá bán - Biến phí
− Tỷ suất điểm phí = Số dư đảm phí/Giá bán
− Tỷ lệ đóng góp doanh thu = Doanh thu sản phẩm 1,2/ Tổng doanh thu
− Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân = Tổng số dư đảm phí/Tổng doanh thu
− Điểm hòa vốn =Chi phí cố định/Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân
− Doanh thu của sản phẩm = Điểm hòa vốn x Tỷ lệ đóng góp doanh thu
− Số lượng cần bán ra = Doanh thu/giá bán
Chỉ tiêu SP1 (10%) SP2 (90%) Tổng số Định phí 65,949,266
Tổng chi phí cố định cho từng loại sản phẩm 6,594,927 59,354,339
Số lượng sản phẩm cần bán ra 147 1066 1213
Doanh thu hòa vốn cho từng loại sản phẩm 6,615,000 63,960,000
Doanh thu cho từng sản phẩm 13,500,000 162,000,000 175,500,000 Điểm hòa vốn 70,575,000
Chi phí ti ế p th ị và bán hàng
Sản phẩm cụ thể Đơn vị Số lượng Đơn giá KHTSCĐ Tổng
Chi phí thuê mặt bằng
Số 10, Huỳnh Mẫn Đạt, Phường
13, ngay chợ Thị Nghè, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Diện tích 50m2 Giá thuê 12 triệu
- Thời gian làm việc từ thứ 2 đến
- Giờ làm việc: 8.00 - 21.00 đồng/KWH 250 2,014 0 503,500
- Thời gian làm việc từ thứ 2 đến
Chi phí vận chuyể n Liên kết với đơn vị vận chuyển Giao Hàng Tiết Kiệm chuyến 1 tháng 6,000,000 0 6,000,000
12 Giấy in bill nhiệt cuộn 20 7,000 140,000
13 Nguy ên vật liệu, bao bì
14 Giấy kraft gói hàng 100 tờ 2 172,000 344,000
Lương nhân viên bán hàng người 2 5,000,000 10,000,000
Phần mềm văn phòng ứng dụng 1 990,000 10,313₫ 10,313
In danh thiếp cửa hàng hộp 4 45,000 180,000
20 Dụng cụ trang trí cái 1 500,000 8,333₫ 8,333
22 Truyề n thông trên mạng xã hội
Nhân viên quản lý page người 1 5,000,000 5,000,000
B ả ng 2.4: Cho phí ti ế p th ị và bán hàng
Chi phí qu ả n lý và chi phí khác
Chi phí quản lý là chi phí phải bỏ ra để vận hành các hoạt động của doanh nghiệp Chi phí quản lý bao gồm các chi phí nhân viên quản lý, các chi phí đồ dùng văn phòng và chi phí dịch vụ mua ngoài
STT Danh mục Sản phẩm Số lượng Đơn vị Đơn giá Khấu hao
1 Nhân viên kế toán 1 người 8,000,000 8,000,000
2 Giám đốc điều hành 1 người 20,000,000 20,000,000
3 Bảo hiểm Bảo hiểm cho nhân viên quản lý 2 cái 9,520,000 9,520,000
Máy điều hòa nhiệt độ 1 cái 6,490,000 67,604 67,604
10 Kệ để tài liệu 2 cái 1,360,000 75,556 75,556
13 Dịch vụ mua ngoài Phần mềm văn phòng 1 ứng dụng 990,000 10,313 10,313
Tổng chi phí quản lý trong 1 tháng 38,455,013
B ả ng 2.5: Chi phí qu ả n lí và chi phí khác
T ỷ l ệ lãi g ộ p
Tỷ lệ lãi gộp là tỷ lệ tổng lợi nhuận được hiển thị dưới dạng % doanh thu Dựa vào tỷ lệ lãi gộp người ta sẽ đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như hiệu quả của mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp đang áp dụng
− Doanh thu = Số lượng x giá bán
Giá vốn bán hàng = Số lượng x giá vốn
− Lãi gộp = Doanh thu - Giá vốn hàng bán
− Tỷ lệ lãi gộp = (Lãi gộp/Doanh thu) x 100%
PHÂN TÍCH VÀ LỰ A CH Ọ N CHI ẾN LƯỢ C GIÁ
V ẽ sơ đồ Value - Pricing Thermometers
Hình 3.1: Sơ đồ Value – Pricing Thermometers
Sơ đồ Value-Pricing bao gồm 4 yếu tố: Giá vốn hàng bán (COGS), giá bán sản phẩm, giá trị cảm nhận của khách hàng (PV), giá trị kinh tế thực của sản phẩm (TEV)
• Giá tr ị kinh t ế th ự c s ự (TEV):
TEV đại diện cho những gì khách hàng sẽ trả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại giá trị vượt trội so với đối thủ cạnh tranh gần nhất TEV có hai thành phần chính:
TEV = chi phí của giải pháp thay thế tốt nhất + giá trị của sự khác biệt
Nếu người mua có một số tùy chọn có sẵn để lựa chọn, thì bất kỳ đánh giá nào về TEV cũng phải liên quan đến phương án thay thế tốt nhất tiếp theo Đối với sản phẩm túi vải, người mua có rất nhiều lựa chọn trong việc mua sắm, vì vậy, túi vải canvas là một sản phẩm có nhiều giải pháp thay thế Một ví dụ cụ thể về lựa chọn thay thế của khách hàng khi mua sắm túi vải canvas đó là túi vải canvas Inchi.vn - trơn của Inchi có giá 60,000 VNĐ/sản phẩm, trong khi các sản phẩm túi in của Inchi có giá khoảng 98,000 đồng/sản phẩm, do đó nhóm sẽ lấy giá này làm chi phí của giải pháp thay thế Bên cạnh đó, điểm vượt trội hơn của túi vải canvas Petit so với túi vải canvas Inchi đó là Petit có đội ngũ nhân viên thiết kế tự sáng tạo các mẫu in ấn, đảm bảo các tiêu chí độc đáo và ấn tượng cho sản phẩm túi vải Từ đó, giá trị kinh tế thực của sản phẩm túi vải canvas Petit sẽ là:
TEV (túi in) = 98,000 + 98,000*10% = 108,000 VNĐ/sản phẩm
TEV (túi trơn) = 60,000+ 60,000*0%= 60,000 VNĐ/sản phẩm
Mặc dù TEV đại diện cho những gì một người mua có đầy đủ thông tin, hợp lý nên sẵn sàng trả tiền cho một sản phẩm, nhưng trên thực tế, mức độ sẵn sàng trả của người mua bị chi phối bởi giá trị mà họ cảm nhận được trong sản phẩm mới Và nói chung, PV ít hơn TEV vì lý do sau: khách hàng có thể cảm thấy giá trị của việc thợ thiết kế các họa tiết in ấn không đắt như vậy, họ nghĩ rằng việc để cho nhân viên thiết kế tự thiết kế theo khả năng sáng tạo có thể dẫn đến một số vấn đề như họa tiết in đó không đẹp mắt đối với họ, người mua không thích phong cách túi đó, nên họ sẽ định giá cho dịch vụ này là khoảng 5,000 VNĐ đến 10,000 VNĐ/sản phẩm Điều này dẫn đến giá trị nhận thức của khách hàng sẽ thấp hơn giá trị kinh tế thực của sản phẩm:
PV (túi trơn) = 45,000 + 45,000*8%= 49,000 VNĐ/sản phẩm
PV (túi in) = 60,000+ 60,000*10% = 68,000 VNĐ/sản phẩm
• Giá v ố n hàng bán (COGS): Đầu vào cuối cùng cho quyết định cho việc định giá và là đầu vào dễ dàng nhất cho hầu hết các công ty hiểu và thu được, là giá vốn hàng bán (COGS) Giá khi sản phẩm vừa xuất xưởng đến cửa hàng Con số này thường có thể là được lấy trực tiếp từ báo cáo thu nhập của công ty Nếu một công ty bán ở mức giá bằng hoặc thấp hơn giá vốn hàng bán, công ty sẽ không có được lợi nhuận Chỉ khi sản phẩm được bán với giá cao hơn giá vốn hàng bán thì công ty mới có khả năng sinh lời
COGS (túi trơn) = 30,046 VNĐ/sản phẩm
COGS (túi in) = 39,334 VNĐ/sản phẩm
Sau khi tính được các giá trị trên, sơ đồ Value - Pricing cho sản phẩm là:
Hình 3.2: Sơ đồ Value - Pricing Thermometers túi trơn
Sơ đồ cho thấy lợi nhuận Petit thu được là 14,954 VNĐ/sản phẩm túi trơn canvas, người mua sẵn sàng chi trả 49,000 VNĐ cho một sản phẩm túi trơn Giá trị kinh tế thực của sản phẩm túi trơn là 60,000 VNĐ/sản phẩm
Hình 3.3 : Sơ đồ Value - Pricing Thermometers túi in
Sơ đồ cho thấy lợi nhuận Petit thu được là 20,666 VNĐ/sản phẩm túi in vải canvas, người mua sẵn sàng chi trả 68,000 VNĐ cho một sản phẩm túi in Giá trị kinh tế thực của sản phẩm túi in là 108,000 VNĐ/sản phẩm.
Phân tích giá tương ứ ng v ới đặ c tính c ủ a khách hàng
Các đặc tính của khách hàng có thể cung cấp thông tin để doanh nghiệp có thể đưa ra các phương án định giá sản phẩm Có nhiều cách để phân loại khách hàng tiềm năng, trong đó các đặc điểm chung của người mua được sử dụng để phân loại khách hàng tiềm năng nổi bật phải kể đến như: độ tuổi (trẻ em và người cao tuổi thường được giảm giá), nơi cư trú (nội thành so với ngoại thành), trạng thái người dùng (mới so với hiện tại), bản chất người mua (cá nhân so với công ty, người dùng cuối với người bán lại)… Đối với sản phẩm túi vải trơn, túi vải in tự thiết kế bởi đội ngũ nhân viên thiết kế của xưởng, túi vải in theo yêu cầu của khách hàng, chúng em đã có những phân tích cụ thể về đặc tính khách hàng như sau:
Sản phẩm túi vải phù hợp cho đối tượng người trẻ, năng động, có xu hướng sống xanh, có trách nhiệm với môi trường, yêu thích các sản phẩm túi vải với thiết kế độc đáo, lạ mắt… Những người này là nằm trong độ tuổi từ 16 đến dưới 30 tuổi, chủ yếu là nữ chiếm ưu thế do phái nữ thường yêu thích các sản phẩm túi vải tự thiết kế, không bị đụng hàng và thích sử dụng túi vải khi đi học, đi làm…Vì vậy, những người đánh giá cao sản phẩm trong trường hợp này là những người có giới tính nữ, độ tuổi từ 16 đến dưới 30 tuổi
Mặt bằng bán offline mà nhóm đã xác định tọa lạc tại Số 10, Huỳnh Mẫn Đạt, Phường 13, ngay chợ Thị Nghè, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh Đây là khu vực đông đúc người qua lại cho ngay chợ Do đó, nhóm sẽ xác định các khách hàng mục tiêu là những cá nhân mua túi vải nhằm mục đích sử dụng, làm quà tặng, có địa chỉ sinh sống, kinh doanh, làm việc tại địa phận nội thành - Thành phố Hồ Chí Minh
• Về trạng thái người dùng:
Những khách hàng mới mua lần đầu sẽ nhận được mức chiết khấu cao hơn so với những khách hàng đã từng mua trước đó Sở dĩ nhóm đưa ra phương án này là để kích thích sự mua hàng từ những người đang quan tâm đến các sản phẩm mà nhóm sản xuất, đây là những người có ý định mua và đang băn khoăn, chần chừ trước quyết định mua hàng Việc gợi ý một mức chiết khấu ưu đãi hơn dành cho khách hàng mới, khách hàng lần đầu mua hàng như một chất xúc tác giúp khách hàng đó đưa ra quyết định nhanh chóng hơn, tỷ lệ họ quyết định mua hàng sẽ cao hơn nếu so với mức giá bình thường Đối với những khách hàng đã từng mua hàng, ở những lần mua hàng sau, họ sẽ không được sở hữu mức giá ưu đãi như lần đầu mua hàng Tuy nhiên, lúc này họ đã trở thành những khách hàng “thân thiết” đối với doanh nghiệp, nhóm cũng sẽ có những chương trình ưu đãi khi họ mua hàng vào những lần tiếp theo Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng hình thức này, định giá một mức giá ưu đãi hơn cho những khách hàng mới.
• Về bản chất của người mua:
Nhóm tập trung phát triển các mẫu túi vải với họa tiết in tự thiết kế bởi đội ngũ nhân viên thiết kế của xưởng đảm bảo các tiêu chí đẹp, độc đáo, không bị đụng hàng trên thị trường Nhóm phát triển phân phối sản phẩm theo hình thức bán lẻ, tuy nhiên đối với những doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan đặt mua số lượng nhiều để làm quà tặng cho gia đình, bạn bè, nhân viên, Petit sẽ có những mức chiết khấu ưu đãi hơn so với các cá nhân Lý do của việc này là vì các đơn vị là doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan mua sản phẩm túi vải canvas làm quà tặng họ sẽ có xu hướng mua mỗi dịp hàng năm (trung thu, giáng sinh, tết, tiệc kỷ niệm, ăn mừng ) Do đó, xác suất họ quay lại đặt mua sẽ cao hơn và số lượng sản phẩm họ đặt mua là nhiều hơn so với từng cá nhân.
Phân tích giá theo đặ c tính giao d ị ch v ớ i khách hàng
Dựa vào đặc tính giao dịch với khách hàng, các phương án được đề xuất khi định giá sản phẩm túi vải là:
• Về thời điểm mua hàng:
Thời gian mua hàng càng sớm, độ nhạy cảm về giá của khách hàng càng cao nên cần giảm giá và ngược lại
- Đối với sản phẩm túi trơn:
Thông thường các khách hàng là doanh nghiệp/tổ chức/cơ quan mua sản phẩm túi vải trơn để làm quà tặng trong các hoạt động, sự kiện của doanh nghiệp/tổ chức, các cá nhân mua làm quà tặng cho gia đình, bạn bè hoặc sử dụng để thay thế cho túi nilon, các khách hàng này sẽ mua với số lượng nhiều và cần mua sản phẩm nhanh chóng Tuy nhiên, các khách hàng chọn mua loại túi trơn thay vì túi in thiết kế do các lý do như họ không có thời gian để chờ đợi thiết kế họa tiết, hình ảnh, in ấn lên túi, họ có nhu cầu cần sử dụng sản phẩm gấp vì các mục đích riêng hoặc đơn giản vì họ không muốn chi trả quá nhiều tiền cho việc mua túi vải (giá của sản phẩm túi vải trơn là rẻ hơn so với các sản phẩm túi vải in tự thiết kế) Vì vậy, trong trường hợp này, thời điểm mua hàng của khách hàng là không quá sớm và họ không đưa ra những suy nghĩ, kế hoạch quá nhiều cho việc quyết định mua sản phẩm, cho nên độ nhảy cảm về giá của khách hàng trong trường hợp này là không quá cao Các sản phẩm túi vải trơn sẽ có mức giá chênh lệch rẻ hơn so với các sản phẩm túi vải in thiết kế do các sản phẩm túi vải trơn thì không phải trải qua quá nhiều công đoạn sản xuất phức tạp như túi in, mức chênh lệch giá giữa túi trơn và túi in là không quá nhiều để tránh việc khách hàng đưa ra những quyết định ngược lại (Ví dụ khách hàng nhận thấy mức chênh lệch giữa túi in và túi trơn là không đáng kể, suy nghĩ về việc mua túi in sẽ có lợi hơn và phải bù thêm số ít tiền, từ đó họ đưa ra quyết định sẽ chọn mua túi in thay vì túi trơn như ban đầu)
- Đối với sản phẩm túi in:
Sản phẩm túi in tự thiết kế bởi nhân viên ở xưởng hoặc cái sản phẩm in theo yêu cầu của khách hàng phần lớn sẽ được các khách hàng là cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức/cửa hàng mua làm quà tặng kèm, dùng thay thế cho túi nilon, mua để sử dụng, làm quà tặng cho người thân Những sản phẩm túi in thiết kế sẽ đòi hỏi thời gian sản xuất lâu hơn so với các sản phẩm túi trơn (do xưởng cần có thời gian để thiết kế họa tiết, hình in, chuẩn bị các công đoạn in ấn và kiểm tra lại chất lượng in) Vì vậy, khách hàng trong trường hợp này sẽ có nhiều thời gian để suy nghĩ, lên kế hoạch khi họ quyết định mua hàng dẫn tới độ nhạy cảm về giá sẽ tăng lên Thời điểm mua hàng của khách hàng trong trường hợp này sẽ sớm hơn so với khi khách hàng chọn mua loại túi trơn, thời điểm mua hàng càng sớm thì độ nhạy cảm về giá càng cao cho nên cần phải giảm giá cho các khách hàng khi họ chọn mua loại túi này
• Về số lượng sản phẩm được mua:
Số lượng mua càng nhiều thì người mua càng có động lực lớn để tìm kiếm các lựa chọn thay thế hoặc yêu cầu đưa ra thương lượng tích cực Các sản phẩm túi vải canvas của Petit hướng đến nhóm khách hàng mua lẻ, những người yêu thích thiết kế độc đáo của túi
Do đó, số lượng khách hàng mua túi là không nhiều, không có mức chiết khấu nhất định về số lượng túi mà khách hàng đặt mua.
Phân tích giá theo danh m ụ c s ả n ph ẩ m
Nhóm Petit đưa ra thị trường một danh mục sản phẩm chính là túi vải canvas Tuy nhiên, trong danh mục sẽ được chia thành hai loại túi vải (túi vải canvas trơn, túi vải canvas in theo yêu cầu) có giá cả chênh lệch nhau tùy theo mục đích, nhu cầu, khả năng chi trả và mức độ sẵn sàng chi trả của từng đối tượng khách hàng.
Phân tích các y ế u t ố liên quan đến độ nh ạ y c ả m c ủ a khách hàng v ề giá c ủ a s ả n
phẩm Độ nhạy cảm về giá là mức độ mà giá của sản phẩm ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng, nghĩa là mức độ mà nhu cầu thay đổi khi giá thành sản phẩm thay đổi
Có hai cách tiếp cận chính để đánh giá các yếu tố liên quan đến độ nhạy cảm của khách hàng về sản phẩm đó là thông qua đánh giá của cơ quan quản lý và các hình thức nghiên cứu thị trường.
3.5.1 Đánh giá mức độ nhạy cảm về giá của khách hàng thông qua các phán đoán, nhận thức của cơ quan quản lý:
3.5.1.1 Các chỉ số của sản phẩm túi vải canvas:
• Mức độ khác biệt thấp của các lựa chọn thay thế: Hầu hết các loại túi vải canvas trên thị trường không có quá nhiều sự khác biệt về kiểu dáng, các sản phẩm túi vải canvas đều có xu hướng thiết kế theo khổ hình chữ nhật đứng, cùng với hai quai đeo
Vì vậy, các lựa chọn thay thế cho túi vải Petit ít có sự khác biệt về chức năng, kiểu dáng, dẫn đến độ nhạy cảm về giá thấp
• Khả năng so sánh dễ dàng: Người mua có thể dễ dàng nắm bắt được thông tin về sản phẩm, tham khảo, đánh giá, so sánh và đối chiếu các sản phẩm túi vải đến từ các nhà cung cấp khác nhau thông qua nhiều hình thức như tham khảo trên các trang mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử, các khu kinh doanh phụ kiện, chợ
• Chất lượng như mong đợi: Đối với mặt hàng túi vải, sự kì vọng vào chất lượng sản phẩm đến từ chất liệu vải (dễ giặt, hạn chế bám bụi bẩn) và chất liệu hình in trên túi (đẹp, sắc nét, không bị bong tróc) Do sản phẩm túi không có yêu cầu quá nhiều về độ bền, người tiêu dùng sẽ có xu hướng thay đổi túi khi đã sử dụng được một thời gian nhất định, đặc biệt là túi vải canvas, thời gian sử dụng của người mua là không quá lâu nên họ không có yêu cầu cao về độ bền của sản phẩm mà chỉ coi trọng hình thức, thiết kế của sản phẩm
• Sự thiết yếu của sản phẩm: Sự thiết yếu của sản phẩm là một nhiệm vụ quan trọng, túi vải là một sản phẩm cần thiết cho mọi người Chúng có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, nhất là khi đi học, đi chơi hoặc thậm chí là trong tất cả các chuyến du lịch…Túi vải còn là một sự lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp, tổ chức dùng làm quà tặng cho nhân viên, khách hàng
3.5.1.2 Các chỉ số giảm giá:
− Khả năng so sánh dễ dàng: Người mua có thể dễ dàng so sánh và đối chiếu giá gốc và giá đã giảm thông qua sàn thương mại điện tử mà nhóm kinh doanh sản phẩm là Shopee, do đó độ nhạy cảm về giá sẽ cao Người mua cũng có thể dễ dàng đối chiếu giá giữa các loại túi, hoặc đối chiếu với các shop khác
− Giá tham chiếu tồn tại: Người mua có xu hướng so sánh giá của sản phẩm túi vải canvas trước đây họ từng mua ở nơi khác, và lấy giá đó làm giá tham chiếu để có cơ sở so sánh, đối chiếu mỗi khi họ ra quyết định mua hàng, khi có những sự gia tăng về giá, họ sẽ thường coi đó như là một khoản lỗ trong việc mua hàng Bên cạnh đó, người mua cũng thường xem xét giá vốn của các sản phẩm túi vải so với giá được bán ra
− Không cần thiết như gợi ý chất lượng: Người mua thường đánh giá những sản phẩm có mức giá càng cao sẽ đi đôi với chất lượng càng tốt, cụ thể như những sản phẩm khó đánh giá về chất lượng như nước hoa xa xỉ, túi xách xa xỉ Đối với sản phẩm túi vải canvas, người tiêu dùng sẽ có xu hướng đánh giá chất lượng thông qua chất liệu vải và họa tiết in trên túi
3.5.1.3 Các chỉ số thuộc vềngười mua:
− Tinh vi, kỹ lưỡng: Khách hàng tiềm năng của Petit không phải là những người có chuyên môn sâu về thiết kế, thẩm mỹ, may mặc Người mua chỉ cần một sản phẩm túi trông đẹp mắt, tiện dụng và phù hợp đối với họ Do đó, độ nhạy cảm về giá là thấp.
− Có thể chuyển đổi dễ dàng: Tính tiện dụng của túi vải canvas khiến cho người mua có thể chuyển đổi dễ dàng với các sản phẩm túi mà họ sử dụng trước đó
− Không được thúc đẩy bởi uy tín: Mức giá cao tạo ra cảm nhận về sự độc quyền đối với một số cá nhân Sản phẩm túi vải canvas được định vị là một sản phẩm bình dân, thông dụng, khác với những loại túi xa xỉ, đắt tiền.
3.5.2 Đánh giá mức độ nhạy cảm về giá của khách hàng thông qua các hình thức nghiên cứu thị trường định lượng:
Ba nghiên cứu thị trường thường được sử dụng để đánh giá độ nhạy cảm về giá là khảo sát khách hàng, giá thử nghiệm và phân tích dữ liệu bán hàng và giá trong quá khứ Đối với sản phẩm túi vải của nhóm, do là sản phẩm mới đưa ra trên thị trường nên nhóm sẽ phân tích độ nhạy cảm về giá của sản phẩm túi vải qua phương thức là khảo sát khách hàng:
Khảo sát thường như là bước đầu tiên để đánh giá giá trị sản phẩm tốt nhất
Trong các cuộc khảo sát khách hàng đơn giản nhất, nhóm sẽ chọn ngẫu nhiên 20 người để đại diện cho nhóm khách hàng và hỏi về mức độ sẵn sàng chi trả của họ cho sản phẩm túi vải trơn và túi vải in thiết kế Các câu hỏi đại diện được hỏi bao gồm:
− Khả năng bạn mua túi vải trơn với giá 45,000 đồng là bao nhiêu?
− Bạn chắc chắn sẽ mua túi vải trơn này ở mức giá nào?
− Bạn sẵn sàng trả bao nhiêu cho sản phẩm túi in này?
− Bạn sẽ mua bao nhiêu túi in thiết kế này với giá 60,000 đồng?
− Bạn sẽ chuyển từ sản phẩm túi trơn sang sản phẩm túi in với mức chênh lệch bao nhiêu ngàn đồng?
Nhóm sẽ khảo sát dựa trên thang đo Likert 5 cấp độ theo tứ tự lần lượt là: (1) Chắc chắn không mua, (2) Không mua, (3) Phân vân, (4) Mua, (5) Chắc chắn mua Kết quả của cuộc khảo sát giả định này được thể hiện qua bảng sau:
Phân vân Mua Chắc chắn mua
B ả ng 3.1: M ức độ nh ạ y c ả m v ề giá c ủ a khách hàng
Giải thích về các kết quả của bảng khảo sát này:
− Đối với túi trơn, những người trả lời "Mua" hoặc “Chắc chắn mua” là 30% ở mức giá 35,000 đồng, 45% ở mức giá 45,000 đồng và 20% ở mức 55,000 đồng
− Đối với túi in, những người trả lời "Mua" hoặc “Chắc chắn mua” là 45% ở mức giá 50,000 đồng, 55% ở mức giá 60,000 đồng và 25% ở mức 70,000 đồng
Xây d ự ng m ố i quan h ệ gi ữa đườ ng c ầ u và giá
Mối quan hệ giữa giá cả và nhu cầu được ghi lại bằng đồ thị đường cầu, là đường biểu thị tổng cầu tích lũy đối với sản phẩm của công ty cho người tiêu dùng ở nhiều mức giá khác khau
Giả định, đường cầu của công ty Petit trong 1 tháng được thể hiện như sau:
• Sơ đồ sản phẩm túi trơn:
Hình 3.4: M ố i quan h ệ gi ữa đườ ng c ầ u và giá c ủ a s ả n ph ẩm túi trơn
− Với mức giá 40,000đ, khách hàng có khả năng mua 3000 sản phẩm
− Với mức giá 45,000đ, khách hàng có khả năng mua 2000 sản phẩm
− Với mức giá 50,000, khách hàng có khả năng mua 1000 sản phẩm
• Sơ đồ sản phẩm túi túi in theo yêu cầu:
Hình 3.5: M ố i quan h ệ gi ữa đườ ng c ầ u và giá c ủ a s ả n ph ẩ m túi in
− Với mức giá 50,000đ, khách hàng có khả năng mua 3000 sản phẩm
− Với mức giá 60,000đ, khách hàng có khả năng mua 2000 sản phẩm
− Với mức giá 70,000đ, khách hàng có khả năng mua 1000 sản phẩm
Bên cạnh đó, hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng đối với một sản phẩm khi có sự thay đổi về giá sẽ cho ta biết được hệ số co giãn của cầu theo giá (E) và có công thức như sau:
𝒍ượ𝒏𝒈 𝒎ớ𝒊−𝒍ượ𝒏𝒈 𝒄ũ 𝒍ượ𝒏𝒈 𝒄ũ 𝒈𝒊á 𝒎ớ𝒊−𝒈𝒊á 𝒄ũ 𝒈𝒊á 𝒄ũ Đối với sản phẩm túi trơn, đường cầu cho thấy rằng công ty sẽ bán 2000 sản phẩm khi định giá ở mức 45,000 đồng, nhưng lượng cầu đó sẽ giảm xuống 1000 sản phẩm nếu công ty tăng giá lên 50,000 đồng Do đó, hệ số co giãn là:
Dựa vào công thức trên cho chúng ta thấy rằng trong phạm vi giá từ 45,000 đồng đến 50,000 đồng, sự thay đổi nhỏ về giá sẽ dẫn đến phần trăm thay đổi lớn trong lượng cầu
Cụ thể, giá tăng 1% sẽ kéo theo lượng cầu giảm 4,5% Đối với sản phẩm túi in theo yêu cầu, đường cầu cho thấy rằng công ty sẽ bán 2000 sản phẩm khi định giá ở mức 60,000 đồng, nhưng lượng cầu đó sẽ giảm xuống 1000 sản phẩm nếu công ty tăng giá lên 70,000 đồng Do đó, hệ số co giãn là:
Dựa vào công thức trên cho chúng ta thấy rằng trong phạm vi giá từ 60,000 đồng đến 70,000 đồng, sự thay đổi nhỏ về giá sẽ dẫn đến phần trăm thay đổi lớn trong lượng cầu
Cụ thể, giá tăng 1% sẽ kéo theo lượng cầu giảm 3%.
Phân tích v ề giá trong phân ph ố i
Trước khi bắt đầu kinh doanh, người bán cũng cần phải trải qua đầy đủ các bước bao gồm:
− Nghiên cứu thị trường: nhằm xác định rõ phân khúc thị trường và nắm bắt được hành vi người tiêu dùng
− Tính giá vốn (giá gốc) của sản phẩm: là tổng chi phí bao gồm phí sản xuất hoặc nhập sản phẩm và bất kỳ chi phí bổ sung nào cần thiết để hàng được sẵn sàng bán
− Xác định lợi nhuận mong muốn: để có chiến lược định giá phù hợp với đối tượng mua hàng và đạt được lợi nhuận như kỳ vọng
Về định giá bán lẻ, sau khi tính được giá vốn và xác định lợi nhuận mong muốn, cần nghiên cứu xem các đối thủ, các nhà bán lẻ khác đang bán với mức giá bao nhiêu Từ đó, có thể so sánh và xem lại giá bán sản phẩm có khả thi hay không Giá bán lẻ thường sẽ cao hơn so với giá bán buôn Theo kế hoạch, công ty Petit sẽ phân tích và định giá sản phẩm bán ra tại kênh truyền thống và kênh hiện đại trực tuyến như sau:
3.7.1 Đối với kênh truyền thống:
Công ty Petit định giá theo giá lẻ sản phẩm được phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng qua cửa hàng tại số 10, Huỳnh Mẫn Đạt, Phường 13, ngay chợ Thị Nghè, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Công ty nhập sản phẩm túi vải canvas trơn tại công ty TNHH DV & XD Trí Việt có mức giá là 15,700 đồng/cái với số lượng 3000 cái Sau đó công ty tiến hành kinh doanh túi vải trơn hoặc cải tiến in hình ảnh lên túi nếu khách hàng yêu cầu (Khách hàng gửi ảnh hoặc yêu cầu thiết kế tại cửa hàng)
Khi một sản phẩm của chúng tôi làm ra hoàn thiện với chi phí biến đổi và chi phí sản xuất đối với sản phẩm túi vải canvas trơn (SP1) là 30,046 đồng và túi vải canvas in theo hoa tiết (SP2) 39,334 đồng Sản phẩm đến tay người tiêu dùng với giá là 45,000 đồng/cái đối với túi vải canvas trơn, và 60,000 đồng/cái đối với túi vải canvas in theo yêu cầu Tỷ suất lợi nhuận đối SP1 và SP2 lần lượt là 40% và 45%.
Hình 3.6: Giá trong phân đố i v ớ i kênh truy ề n th ố ng
3.7.2 Đối với kênh hiện đại:
Với mục đích mở rộng đối tượng khách hàng mục tiêu và gia tăng doanh số, Petit sẽ xây dựng kênh hiện đại trực tuyến, phát triển cửa hàng trên các nền tảng thương mại điện tử, cụ thể là Shopee Tuy nhiên, để có thể kinh doanh cửa hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee, công ty không thể giữ nguyên giá bán từ cửa hàng offline mà phải tăng giá (tăng 2,2%) do quy định bán hàng của Shopee
Hình 3.7 : Phương thức thanh toán đố i v ớ i kênh hi ện đạ i
Tương tự như cửa hàng offline, Petit vẫn giữ nguyên 2 sản phẩm chính là túi vải canvas trơn và túi vải canvas in thiết kế nếu khách hàng yêu cầu qua hệ thống Giá vốn ban đầu của sản phẩm túi vải trơn (SP1) là 30,046 đồng và túi vải in theo hoa tiết (SP2) 39,334 đồng và giá bán tại cửa hàng offline là 45,000 đồng/cái đối với SP1 và 60,000 đồng/cái đối với SP2, tuy nhiên, để phù hợp với quy định bán hàng của Shopee, sản phẩm sẽ đến tay người tiêu dùng với giá là 45,990 đồng/cái đối với túi vải canvas trơn và 61,320 đồng/cái đối với túi vải canvas in theo yêu cầu và phí vận chuyển (nếu có)
Hình 3.8 : Giá trong phân đố i v ớ i kênh hi ện đạ i
Phân tích điể m hòa v ố n
Đối với mô hình kinh doanh túi cavan trơn (SP1) và túi canvas in theo yêu cầu (SP2) và các các nguyên phụ liệu khác như băng keo, màng pet, mực và có chi phí và giá bán như sau:
- Tổng chi phí cố định của 2 sản phẩm là: 65,949,266 đồng
- Giá bán của SP1 và SP2 lần lượt là: 45,000 đồng và 60,000 đồng
Chỉ tiêu SP1 (10%) SP2 (90%) Tổng số Định phí 65,949,266
Tổng chi phí cố định cho từng loại sản phẩm 6,594,927 59,354,339
Số lượng sản phẩm cần bán ra 147 1066 1213
Doanh thu hòa vốn cho từng loại sản phẩm 6,615,000 63,960,000
Doanh thu cho từng sản phẩm 13,500,000 162,000,000 175,500,000 Điểm hòa vốn 70,575,000
B ả ng 3.2 : Điể m hòa v ố n c ủ a công ty Petit Điều này có nghĩa là khi doanh nghiệp bán với số lượng 300 SP1 và 2700 SP2 thì lúc này công ty sẽ hòa vốn, hay nói cách khác lợi nhuận sẽ bằng 0, công ty sẽ thu hồi đầy đủ 70,575,000 đồng chi phí cố định, chi phí biến đổi mà công ty đã đầu tư vào sản xuất và bán hàng Khi công ty bán ít hơn số lượng của mỗi sản phẩm ở trên điều đó đồng nghĩa với công ty sẽ lỗ ví dụ như 299 SP1 và 2699 SP2 Và ngược lại, để có lợi nhuận công ty phải bán ra với số lượng SP1 từ 300 SP1 trở lên và SP2 từ 2700 SP2 trở lên.
Phân tích tác độ ng c ủ a l ợ i nhu ậ n n ếu thay đổ i v ề chi phí c ố đị nh
3.9.1 Giảm chi phí cố định
Nếu công ty xem xét vẫn giữ nguyên giá đối với đối với SP1 và SP2 lần lượt là 45,000 đồng, 60,000 đồng Tuy nhiên khi công ty quyết định giảm chi phí lương của nhân viên thiết kế từ 15,000,000 đồng xuống còn 13,000,000 đồng và đàm phán được với đơn vị cho thuê nhà xưởng, giảm giá thuê từ 14,000,000 đồng xuống 12,000,000 đồng Điều đó đồng nghĩa với việc chi phí cố định giảm từ 65,949,266 đồng xuống còn 61,949,266 đồng
Và giữ nguyên tất cả các biến số khác thì điểm hòa vốn lúc này là: 65,565,000 đồng
Số lượng sản cần bán ra đối với SP1 là 137 sản phẩm và SP2 là 990 sản phẩm.Nói cách khác việc cắt giảm chi phí cố định đồng nghĩa sẽ làm giảm điểm hòa vốn, dẫn tới giảm số lượng mỗi sản phẩm bán ra Điều đó thể hiện rằng công ty chỉ cần bán 138 SP1 và 991 SP2 là sẽ có lợi nhuận.
Danh mục Trước khi giảm Sau khi giảm
Chi phí cố định 65,949,266 61,949,266 Điểm hoà vốn 70,575,000 65,565,000
Số lượng sản phẩm cần bán ra 1213 1127
B ả ng 3.3: Gi ả m chi phí c ố đị nh
3.9.2 Tăng chi phí cố định
Nếu công ty xem xét vẫn giữ nguyên giá đối với đối với SP1 và SP2 lần lượt là 45,000 đồng, 60,000 đồng Tuy nhiên, khi công ty quyết định tăng tiền lương của nhân công từ 6,500,000 đồng lên 8,000,000 đồng Đồng thời tăng số lượng máy in từ 1 chiếc thành 2 chiếc, xe đẩy hàng từ 1 chiếc thành 2 chiếc và bảo hiểm cho nhân viên sản xuất sẽ thay đổi từ 12,920,000 đồng thành 13,940,000 đồng Lúc này chi phí cố định sẽ tăng từ 65,949,266 đồng lên 70,097,341 đồng Giữ nguyên tất các biến số khác, thì lúc này ta thấy điểm hòa vốn sẽ tăng từ 70,575,000 đồng lên 75,000,000 đồng
Vì vậy số lượng sản phẩm cần bán ra sẽ tăng lên cụ thể đối với SP1 là 156 sản phẩm và SP2 là 1133 sản phẩm thì công ty mới hòa vốn
Danh mục Trước khi tăng Sau khi tăng
Bảo hiểm cho nhân viên 12,920,000 13,940,000
Chi phí cố định 65,949,266 70,097,341 Điểm hoà vốn 70,575,000 75,000,000
Số lượng sản phẩm cần bán ra 1213 1289
B ả ng 3.4 : Tăng chi phí cố đị nh
Phân tích tác độ ng c ủ a l ợ i nhu ậ n n ếu thay đổ i v ề chi phí bi ến đổ i
Chi phí biến đổi là loại chi phí sẽ có xu hướng thay đổi cùng với quy mô sản lượng
Nó bao gồm các khoản tiền trả cho các đầu vào nhân tố biến đổi như: nguyên liệu, tiền lương lao động Chi phí biến đổi có thể thay đổi tăng hay giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố của kinh tế thị trường Ví dụ như giá thành nguyên vật liệu đột nhiên tăng cao do nguồn cung cấp bị khan hiếm hay ngược lại nguyên vật liệu được cung cấp quá nhiều dẫn đến dư thừa trong hàng hoá Chính vì những lý do đó, doanh nghiệp phải biết cách cân bằng các khoản chi phí biến đổi vì chúng có mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận Có thể thấy chi phí biến đổi tỉ lệ nghịch với lợi nhuận, chi phí tăng cao thì lợi nhuận sẽ giảm và ngược lại vì:
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí (chi phí biến đổi + chi phí cố định)
3.10.1 Tăng chi phí biến đổi
Giả sử nếu thay đổi mức giá của sản phẩm túi vải nhập về từ 15,700 đồng lên 16,700 đồng thì có thể thấy như sau:
Số tiền nhập túi vải Loại Giá vốn Giá bán Tỷ lệ lãi (%) Trước 15,700
B ả ng 3.5 : Tăng chi phí biến đổ i
Như vậy có thể thấy, việc giá nguyên vật liệu tăng lên sẽ làm cho tỷ lệ lãi của doanh nghiệp giảm xuống đồng nghĩa với việc lợi nhuận từ đó cũng giảm theo
3.10.2 Giảm chi phí biến đổi
Giả sử, mức giá của sản phẩm túi vải nhập về được giảm xuống từ 15,700 đồng còn 14,700 đồng do thì ta có thể thấy tương tự như sau:
Số tiền nhập túi vải Loại Giá vốn Giá bán Tỷ lệ lãi (%)
Bảng 3.6: Giảm chi phí biến đổi
Tóm lại, các thay đổi về chi phí biến đổi tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Vì thế doanh nghiệp cần có những bước đi dự phòng khi những tác nhân này biến đổi để có thể duy trì được thương hiệu và vẫn mang lại giá trị cốt lõi đến cho người tiêu dùng.
Xây d ựng đườ ng cong l ợ i nhu ậ n
Lợi nhuận của một công ty là chênh lệch giữa doanh thu của nó (giá nhân với số lượng bán ra) và tổng chi phí của nó Sự kết hợp giữa P và Q đem lại một lượng lợi nhuận
Lợi nhuận kinh tế = doanh thu - chi phí Đối với túi Petit, lợi nhuận phụ thuộc vào số lượng thành phẩm bán ra (𝑄) và giá (𝑃) mà tại đó mỗi đơn vị sản lượng có thể được bán
Giá bán Lợi nhuận Số lượng Tổng lợi nhuận
45,000 VNĐ 15,000 đồng/ sản phẩm 147 2,205,000 đồng/tháng
40,000 VNĐ 10,000 đồng/ sản phẩm 147 1,470,000 đồng/tháng
B ả ng 3.7: L ợ i nhu ậ n c ủa túi trơn Petit Đường cong lợi nhuận ở hình sau ghi lại sự kết hợp giữa giá và số lượng tạo ra mức lợi nhuận 2,205,000 đồng, với tất cả các điểm bên dưới đường cong tạo ra mức lợi nhuận thấp hơn cho công ty và tất cả các điểm phía trên đường cong tạo ra mức lợi nhuận cao hơn Đường cong lợi nhuận này cho thấy rằng việc giảm giá bán lẻ từ 45,000 đồng xuống còn 40,000 đồng sẽ phải đi kèm với việc tăng 50,34% đơn vị sản phẩm (71 sản phẩm) bán ra để dẫn đến cùng một khoản lợi nhuận 2,205,000 đồng
Với chi phí trung bình là không đổi: mỗi đơn vị sản phẩm có giá 30,000 đồng để sản xuất, cho dù tổng số lượng lớn hay nhỏ Vì vậy, đường cong kinh tế lợi nhuận bằng không là một đường nằm ngang tại 𝑃 = 30,000
Hình 3.9: Đường cong lợi nhuận của túi trơn Petit
Giá bán Lợi nhuận Số lượng Tổng lợi nhuận
60,000 VNĐ 20,000 đồng/ sản phẩm 1066 21,320,000 đồng/tháng
55,000 VNĐ 15,000 đồng/ sản phẩm 1066 15,990,000 đồng/tháng
B ả ng 3.8: L ợ i nhu ậ n c ủ a túi in Petit Đường cong lợi nhuận ở hình sau ghi lại sự kết hợp giữa giá và số lượng tạo ra mức lợi nhuận 21,320,000 đồng, với tất cả các điểm bên dưới đường cong tạo ra mức lợi nhuận thấp hơn cho công ty và tất cả các điểm phía trên đường cong tạo ra mức lợi nhuận cao hơn Đường cong lợi nhuận này cho thấy rằng việc giảm giá bán lẻ từ 60,000 đồng xuống còn 55,000 đồng sẽ phải đi kèm với việc tăng 33,39% đơn vị sản phẩm bán ra (356 sản phẩm) để dẫn đến cùng một khoản lợi nhuận 21,320,000 đồng
Với chi phí trung bình là không đổi: mỗi đơn vị sản phẩm có giá 40,000 đồng để sản xuất, cho dù tổng số lượng lớn hay nhỏ Vì vậy, đường cong kinh tế lợi nhuận bằng không là một đường nằm ngang tại 𝑃 = 40,000
Hình 3.10 : Đườ ng cong l ợ i nhu ậ n c ủ a túi in Petit
Phân tích s ự thay đổ i l ợ i nhu ậ n theo giá
Hiện tại, giá bán của công ty đưa ra đối với 2 dòng sản phẩm túi trơn (SP1) và túi in (SP2) lần lượt là 45,000 đồng và 60,000 đồng Để tạo ra được lợi nhuận, công ty cần bán từ sản phẩm thứ 148 đối với SP1 và 1067 đối với SP2 (điểm hòa vốn là 70,575,000 đồng)
Trong các trường hợp đặc biệt như thi thị trường đang khan hiếm nguồn cung về túi, nguồn nguyên vật liệu tăng… làm cho giá bán ở mỗi sản phẩm sẽ tăng
Ví dụ: Tăng SP1 lên 55,000 đồng, SP2 lên 70,000 đồng (giả định các biến số khác không đổi).
Khi áp dụng công thức tính điểm hòa vốn thì công ty thấy rằng điểm hòa vốn sẽ giảm từ 70,575,000 đồng xuống còn 69,935,000 đồng Điều này có nghĩa, khi tăng giá bán thì sẽ rút ngắn được khoảng cách hòa vốn cho doanh nghiệp Cụ thể, sự thay đổi về số lượng sản phẩm cần bán ra được trình bày trong bảng sau: Điểm hòa vốnban đầu Điểm hòa vốnmới Chênh lệch
B ả ng 3.9 : Thay đổ i l ợ i nhu ận khi giá tăng
Như vậy, tại điểm hòa vốn mới là 69,935,000 đồng, khi bán từ sản phẩm thứ 122 đối với SP1 và sản phẩm thứ 905 đối với SP2 thì công ty bắt đầu có lợi nhuận Từ đó, có thể thấy, trong cùng 1 mức sản lượng bán ra, khi tăng giá bán sẽ dẫn đến tăng lợi nhuận
Trong các trường hợp như cung tăng đột biến, thu nhập bình quân giảm… làm cho giá bán ở mỗi sản phẩm giảm
Ví dụ: Giảm SP1 xuống 35,000 đồng, SP2 xuống 50,000 đồng (giả định các biến số khác không đổi)
Khi áp dụng công thức tính điểm hòa vốn thì công ty thấy rằng điểm hòa vốn sẽ tăng từ 70,575,000 đồng lên 71,565,000 đồng Điều này có nghĩa, khi giảm giá bán thì sẽ làm dài thêm khoảng cách hòa vốn cho doanh nghiệp Cụ thể, sự thay đổi về số lượng sản phẩm cần bán ra được trình bày trong bảng sau: Điểm hòa vốn ban đầu Điểm hòa mới Chênh lệch
B ả ng 3.10 :Thay đổ i l ợ i nhu ậ n khi giá gi ả m
Như vậy, tại điểm hòa vốn mới là 71,565,000 đồng, khi bán từ sản phẩm thứ 190 đối với SP1 và sản phẩm thứ 1300 đối với SP2 thì công ty mới bắt đầu có lợi nhuận Từ đó, có thể thấy, trong cùng 1 mức sản lượng bán ra, khi giảm giá bán sẽ dẫn đến giảm lợi nhuận.
Các phân tích trên, cho thấy mối quan hệ giữa giá bán và lợi nhuận là tỷ lệ thuận Thông qua đó, giúp cho công ty có thể linh hoạt trong chiến lược định giá phù hợp cho từng điều kiện môi trường cụ thể.
L ự a ch ọn giai đoạ n c ủ a chu k ỳ vòng đờ i s ả n ph ẩ m
Trong một chu kỳ vòng đời của một sản phẩm, chúng được hiển thị qua 4 giai đoạn: Triển khai - Tăng trưởng - Bảo hòa - Suy thoái Đây là một chu kỳ hiển thị các trạng thái của một sản phẩm khi được đưa ra thị trường, trong đó bao gồm quá trình sản phẩm khi mới được ra mắt cho đến khi nó hoàn toàn biến mất khỏi thị trường Từ chu kỳ này, nó sẽ là công cụ giúp doanh nghiệp xác định được các biến đổi về doanh thu, chi phí và cả lợi nhuận và hỗ trợ doanh nghiệp có những nhận định và hướng đi đúng đắn cho sản phẩm của mình
Hình 3.11 : Giai đoạ n c ủ a chu k ỳ vòng đờ i s ả n ph ẩ m Đối với sản phẩm túi vải của nhóm thì đây là một sản phẩm mới lần đầu tiên được ra mắt thị trường Hiện nay trên trên thị trường quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng, người tiêu dùng đang dần có xu hướng sử dụng các vật phẩm thân thiện với môi trường cụ thể là túi vải, họ xem các vật phẩm thân thiện với môi trường là các tiêu chuẩn cho các sản phẩm chất lượng cao Vì thế, thị trường túi vải là vô cùng “béo bở” cho các doanh nghiệp đặc biệt là ở Việt Nam
Trong bước đầu xây dựng thương hiệu và sản phẩm, công ty sẽ tập trung đẩy mạnh các công tác truyền thông và làm nổi bậc những điểm khác biệt về sản phẩm mà công ty sẽ mang lại cho người tiêu dùng như các khâu thiết kế sản phẩm và việc bán sản phẩm ở mức giá cạnh tranh cao Mặt khác, vì là doanh nghiệp mới trên thị trường, hoạt động kinh doanh có thể sẽ khó khăn ở giai đoạn đầu khi mà khách hàng chưa có sự tin cậy đối với các sản phẩm của doanh nghiệp Vì thế, đòi hỏi công ty phải lên kế hoạch chiến lược kinh doanh cụ thể, phù hợp với giai đoạn vòng đời sản phẩm Bên cạnh đó, công ty vẫn sẽ tiếp thu các đóng góp ý kiến của người tiêu dùng để cải thiện liên tục sản phẩm và cho ra những thành phẩm tốt nhất.
L ự a ch ọn đị nh v ị
Ngày nay, mặt hàng túi vải canvas không còn xa lạ gì đối với người tiêu dùng và được nhiều người yêu thích sử dụng, đặc biệt là học sinh - sinh viên Trên thị trường hiện nay có rất nhiều brand túi mới được thành lập, thậm chí là những đơn vị nhỏ lẻ gia công sản xuất túi trên thị trường, để sản phẩm của chúng em tiếp cận được với lượng khách hàng mục tiêu và đứng vững trên thị trường giữa vô vàng đối thủ cạnh tranh thì công ty phải thiết kế và tạo ra một sản phẩm mang những đặc điểm nổi bật và độc đáo so với các mặt hàng khác của đối thủ cạnh tranh Từ đó, tạo ra một sản phẩm mang hình ảnh riêng biệt trong tâm trí của khách hàng Ở đây doanh nghiệp chọn định vị sản phẩm bằng cách: Định vị chất lượng sản phẩm và giá
• Xây dựng chân dung khách hàng:
- WHO: Người mua sản phẩm: Học sinh - sinh viên, người đi làm, những bạn trẻ yêu thích thời trang và phong cách, yêu thích sự nhỏ gọn, tiện lợi
- WHAT: Những lợi ích mà khách hàng tìm kiếm: Học sinh, sinh viên muốn những chiếc túi đi học xinh xắn, tiện lợi, nhỏ gọn, hợp xu hướng, độc lạ.
- WHY: Lý do mà khách hàng muốn mua sản phẩm của doanh nghiệp chúng em: in ấn theo yêu cầu, có thể in theo ý muốn, làm túi theo nhóm, giá cả hợp lý và chất lượng cao so với các đối thủ cạnh tranh.
- WHERE: Khách hàng mà nhóm chúng em hướng đến là nhóm khách hàng sinh sống và làm việc trên các địa bàn thành phố lớn điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh Sản phẩm sẽ được bán trên Fanpage hay các sàn thương mại điện tử, ngoài ra còn có cửa hàng trên địa bàn quận Bình Thạnh, khách hàng có thể đến tận nơi tham quan, lựa chọn và mua hàng
- WHEN: Khách hàng sẽ mua sản phẩm vào những dịp tựu trường, mùa hè đối với học sinh, sinh viên, mua làm quà tặng
Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp chuyên cung cấp dịch vụ in và thiết kế theo yêu cầu tại Thành phố Hồ Chí Minh như: ZICZAC DESIGN và Túi vải May Các đối thủ cạnh tranh này cung cấp các mẫu túi với kích cỡ đa dạng với mức giá từ khoảng 120,000 đồng đến 300,000 đồng Đa dạng mẫu mã và hình thức túi
Các đối thủ cạnh tranh túi vải như: ACOHI - những thiết kế có đường nét đơn giản, có màu chủ đạo là nâu và beige kết hợp với dòng chữ Nhật in trên túi, Jamlos - thương hiệu túi vải đẹp với kiểu dáng đa dạng phù hợp với nhiều mục đích khác nhau, mỗi bộ sưu tập đều mang đến nhiều ý nghĩa và thông điệp bảo vệ môi trường Các đối thủ cạnh tranh này phân khúc giá ở mức tầm trung và cao từ khoảng 300,000 đồng
- Định vị dựa trên đặc tính sản phẩm:
Dưới hình thức túi vải trơn cho những ai yêu thích sự tối giản, tone màu trắng ngà sẽ xuyên suốt tất cả các mặt hàng túi của doanh nghiệp thể hiện sự tinh khiết và cũng dễ dàng sử dụng ở mọi giới tính hay lứa tuổi Ngoài ra còn có những thiết kế in túi mà doanh nghiệp dành riêng cho từng nhóm khách hàng, từng thời điểm trong năm cũng như là yêu cầu đặc biệt từ khách hàng
- Định vị dựa trên giá cả:
Sản phẩm túi vải mà doanh nghiệp hướng tới được định vị ở phân khúc tầm thấp tới trung, giá rẻ hơn các brand khác nhưng không kém phần chất lượng với hy vọng khách hàng có thể sở hữu một form túi ưng ý mà không phải lo ví tiền của mình
Hình 3.12 : Mô hình đị nh v ị c ủ a túi Petit
M ụ c tiêu c ủ a kinh doanh
Để có những định hướng và động lực thúc đẩy các hoạt động kinh doanh đúng đắn, việc xác lập các mục tiêu các mục tiêu là vô cùng quan trọng Nhóm Petit đề ra các mục tiêu cụ thể như sau:
Trong tháng đầu tiên, công ty đặt mục tiêu bán được 3000 sản phẩm (trong đó 300 túi trơn và 2700 túi in) và đạt được mức doanh thu 175,5 triệu đồng Vì thế, với các số liệu đã phân tích chúng tôi hoàn toàn có thể sẽ hoàn vốn trong tháng Cụ thể, ở sản phẩm thứ
1214, doanh nghiệp bắt đầu tạo ra được lợi nhuận
Về lâu dài, công ty sẽ mở rộng quy mô hoạt động, phân phối rộng rãi sau 2 năm kinh doanh Lúc này, công ty định hướng trở thành một trong những thương hiệu sản phẩm túi vải uy tín, chất lượng hàng đầu Việt Nam
Mặt khác, với 2 dòng sản phẩm ở hiện tại, công ty sẽ phát triển thêm nhiều mẫu thiết kế trongtương lai Nhờ vào đó công ty có thể mở rộng thị trường, hướng đến vị trí dẫn đầu thị trường Việt Nam, từ đó làm tiền đề thâm nhập thị trường quốc tế.
M ụ c tiêu Marketing
Là mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra khi quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình tới người tiêu dùng tiềm năng cần đạt được trong một khung thời gian nhất định Mục tiêu Marketing là chiến lược tiếp thị được đặt ra để đạt được mục tiêu chung của tổ chức
Mục tiêu tiếp thị của một công ty cho một sản phẩm cụ thể có thể bao gồm tăng nhận thức về sản phẩm của người tiêu dùng, cung cấp thông tin về các tính năng của sản phẩm và giảm sức đề kháng của người tiêu dùng khi mua sản phẩm
Công ty Petit thiết lập mục tiêu marketing cụ thể cho sản phẩm túi Petit như sau:
• Nâng cao nhận thức về sản phẩm:
Vì là thương hiệu sinh sau đẻ muộn nên việc gia tăng nhận thức của người tiêu dùng về túi Petit là một trong những mục tiêu Marketing hàng đầu của doanh nghiệp Với việc trên thị trường hiện nay có vô số đơn vị kinh doanh, gia công túi, danh tiếng của các đơn vị cạnh tranh túi tiềm năng là một thách thức vô cùng lớn Bằng những chiến lược kinh doanh, chiến lược Marketing, tiếp cận khôn khéo đến các tập khách hàng, quảng bá sản phẩm tới càng nhiều khách hàng trong phân khúc khách hàng tiềm năng Trong vòng 1,5 năm sản phẩm túi Petit sẽ là thương hiệu được khách hàng nghĩ đến khi có ý định mua túi, tiếp cận được với hầu hết các bạn sinh viên, học sinh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các shop kinh doanh túi ở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Khách hàng sẽ hiểu rõ sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh, và giá trị cốt lõi mà túi Petit mang lại
• Mục tiêu đáp ứng được nhu cầu của khách hàng:
Việc bán các sản phẩm cho khách hàng đã khó nhưng việc nắm bắt tâm lý và xu hướng khách hàng càng khó khăn hơn Doanh nghiệp phải nghiên cứu và tìm hiểu được khách hàng cần cái gì và muốn có cái gì Petit không chỉ quan tâm tới doanh số bán ra mà còn luôn chú ý đến lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được, và sản phẩm của Petit có đáp ứng được nhu cầu của người mua hay không Petit sẽ tìm hiểu khách hàng có mong muốn gì khi mua túi tại Petit, hiện tại khách hàng đang có xu hướng tiêu dùng những loại túi như thế nào, các họa tiết trend mà khách hàng muốn doanh nghiệp thiết kế ra sao? Sau đó phát triển chiến lược kinh doanh và đem lại cho khách hàng sự hài lòng cao nhất
Có thể nói, mục tiêu tăng doanh thu bán hàng là mục tiêu cốt lõi và được ưu tiên hàng đầu trong công cuộc xây dựng phát triển thương hiệu Việc Marketing có hiệu quả, sẽ giúp Petit có một chỗ đứng trong thương trường và có được sự tin dùng của khách hàng Vì thế, trong vòng 6 tháng tiếp theo sau khi thu hồi vốn ở tháng đầu tiên Petit sẽ đưa ra những mục tiêu về doanh thu bán hàng như mỗi tháng số lượng túi vải bán ra sẽ tăng lên 100 sản phẩm túi vải (90 túi in và 10 túi trơn) Thì số lượng bán ra sẽ lần lượt là: 3100, 3200, 3300,
3400, 3500, 3600) Bởi vì là doanh nghiệp mới xuất hiện tại thị trường, Petit đặt mục tiêu do nó có tính thiết thực cao và mức độ hoàn thành không bị “quá sức" Trên thực tế, doanh thu còn là cơ sở tồn tại của một doanh nghiệp vậy nên việc duy trì doanh thu ở mức trung bình sẽ hoàn toàn giúp Petit đẩy nhanh mức độ thâm nhập thị trường và phát triển doanh nghiệp một cách lâu bền nhất có thể.
Các phương án kinh doanh: cao - trung bình - th ấ p
STT Kết quả kinh doanh Thấp Trung bình Cao
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 0
6 Doanh thu hoạt động tài chính 22,285,000
8 Phần lãi/lỗ trong công ty liên doanh, liên kết -
10 Chi phí quản lý DN 38,455,013 38,455,013 38,455,013
13 Tổng lợi nhuận kếtoán trước thuế 1,452,402 18,305,232 28,082,253
14 Chi phí thuế TNDN hiện hành 290,480 3,661,046 5,616,450
15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 1,161,921 14,644,185 22,465,802
B ả ng 3.11 : Phương án kinh doanh Kỳ 1
STT Vốn Thấp Trung bình Cao
5 Tổng chi phí lãi vay 22,500,000 30,000,000 37,500,000
B ả ng 3.12: V ốn cho các phương án kinh doanh Kỳ 1
STT Kết quả kinh doanh Thấp Trung bình Cao
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 0
6 Doanh thu hoạt động tài chính 37,142,000
8 Phần lãi/lỗ trong công ty liên doanh, liên kết -
11 Chi phí quản lý DN 38,455,013 39,255,013 39,255,013
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 62,939,253 108,638,472 157,225,369
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 12,587,850 21,727,694 31,445,073
16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 50,351,402 86,910,778 125,780,295
B ả ng 3.13 : Phương án kinh doanh Kỳ 2
STT Vốn Thấp Trung bình Cao
5 Tổng chi phí lãi vay 15,000,000 30,000,000 37,500,000
B ả ng 3.14: V ốn cho các phương án kinh doanh Kỳ 2
Nghiên c ứu đố i th ủ c ạ nh tranh trên th ị trườ ng
Ngày nay, khi vấn đề môi trường đang dần được đặt lên hàng đầu, nhu cầu sử dụng túi vải của người tiêu dùng ngày càng gia tăng và đang dần thay thế cho túi nilon Các doanh nghiệp lớn, nhỏ nói chung và công ty Petit nói riêng nắm bắt được xu hướng, thói quen tiêu dùng của người dân nên bắt đầu phát triển và kinh doanh loại sản phẩm này để đáp ứng đầy đủ nhu cầu này và từ đó mức độ cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã cũng tăng nhanh Với túi vải canvas, công ty Petit cạnh tranh trực tiếp với những đối thủ sau đây:
• ZICZAC DESIGN: là thương hiệu Việt Nam chuyên thiết kế, sản xuất các sản phẩm túi xách, balo, quà tặng từ vải canvas, cung cấp nhiều thiết kế, mẫu mã bắt mắt, đa dạng và cho mắt nhiều bộ sưu tập khác nhau, đặc biệt ở ZICZAC DESIGN còn hỗ trợ khách hàng in ấn theo sở thích Tuy nhiên, giá thành của túi vải canvas tại ZICZAC thuộc tầm trung, dao động từ 179,000đ – 219,000đ Bên cạnh đó, ZICZAC DESIGN khá nổi tiếng vì đã hợp tác với nhiều doanh nghiệp, thương hiệu lớn tại Việt Nam như là Google, Cocacola, Youtube…
Hình 3.13: Túi c ủa thương hiệ u Ziczac
• Túi vải May: là một thương hiệu Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh được nhiều các bạn trẻ biết đến Túi vải ở May đa dạng, màu sắc tươi tắn, kích cỡ, kiểu dáng thiết kế sẵn phù hợp cho từng nhu cầu, giá cả dao động từ 60,000đ – 300,000đ Ngoài ra, Túi vải May tập trung phát triển mạnh các kênh trực tuyến (Facebook, Instagram) và nền tảng thương mại điện tử (Shopee)
• ACOHI: là một thương hiệu Việt Nam có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, khá nổi tiếng với giới trẻ là sinh viên - học sinh, nhân viên văn phòng bởi các mẫu túi vải trẻ trung, màu sắc tối giản (nâu, beige), chất liệu chắc chắn Tuy nhiên, mẫu mã ở ACOHI được thiết kế sẵn và khá đơn giản mà giá thành lại khá cao so với mặt bằng chung, dao động từ 250,000đ – 450,000đ Bên cạnh đó, ACOHI đều phát
Hình 3.15: Túi c ủa thương hiệ u Acohi
• Jamlos: là một thương hiệu Việt Nam khá nổi tiếng, có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Các mẫu mã túi ở Jamlos thiết kế đơn giản với tone màu tối giản phù hợp với nhiều mục đích như đi du lịch, đi làm, đi học Bên cạnh đó, mỗi bộ sưu tập ở Jamlos đều có một câu chuyện, một thông điệp riêng muốn mang đến cho khách hàng như bộ sưu tập Eco-Friendly cho ra mắt những sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc bộ sưu tập Coming Home với những mẫu túi vải to So với các đối thủ cạnh tranh đã đề cập, giá thành ở Jamlos là cao nhất, dao động từ 170,000đ – 590,000đ.
Hình 3.16: Túi c ủa thương hiêu Jamlos
3.18.1 Mức biên lợi nhuận - Margin:
Lợi nhuận biên là con số đánh giá khả năng hoạt động của doanh nghiệp Đối với mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có một mức biên lợi nhuận khác nhau phụ thuộc vào tính chất, quy trình cũng như phương thức sản xuất của doanh nghiệp đó Với công ty Petit con số đó được thể hiện như sau:
• Mức biên lợi nhuận gộp:
175,000,000 ×100 Biên lợi nhuận gộp = 34,35% Điều này có nghĩa, với mỗi ngàn đồng mà công ty Petit tạo ra trong doanh thu, công ty đã tạo ra 34,6 đồng lợi nhuận gộp trước khi các chi phí kinh doanh khác được thanh toán
3.18.2 Áp lực cạnh tranh trong ngành - nhà cung cấp, khách hàng
Vì là công ty mới hợp tác gia nhập kinh doanh nên còn phụ thuộc khá nhiều vào nhà cung cấp Vì thế, khi nhà cung cấp thay đổi giá bán sỉ hoặc thay đổi các chính sách của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công ty Petit Ngoài ra, nguồn hàng chủ yếu dựa vào một nguồn cung cấp chính là Công Ty TNHH Dịch Vụ Sản Xuất Trí Việt nên một khi nhà cung cấp xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng sẽ khiến cho Petit gặp rất nhiều khó khăn trong các khâu sản xuất và phân phối của mình Để giải quyết vấn đề đó thì công ty nên có những phương án dự phòng về các nhà cung ứng của mình
Bên cạnh đó, nhà cung cấp của Petit cũng có cho mình phân khúc bán lẻ, nhắm đến khách hàng mục tiêu là khách hàng cá nhân Từ đó, có thể cạnh tranh trực tiếp với công ty Petit với lợi thế là giá thành rẻ hơn ở cùng một chất lượng vải Tuy nhiên, sản phẩm qua các khâu sản xuất mới của Petit sẽ cho ra mắt nhiều mẫu có thiết kế in ấn bắt mắt và phù hợp các xu hướng của người tiêu dùng hơn
− Về mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế:
Ngày nay, với sự gia nhập kinh doanh ngày càng đông đảo của các doanh nghiệp lớn, nhỏ đã khiến cho người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn về sản phẩm túi vải Vì thế, người tiêu dùng hoàn toàn có thể cân nhắc giữa những sản phẩm thay thế khác Từ đó, tạo ra áp lực cho công ty trong việc xây dựng các chiến lược kinh doanh sao cho thật tỉ mỉ để thu hút khách hàng
- Vềsự khác biệt hóa sản phẩm:
Nếu xét về mặt kích cỡ và kiểu dáng túi thì dường như thì không có sự khác biệt quá lớn giữa các dòng sản phẩm Vì thế, để có thể trở thành doanh nghiệp được khách hàng mục tiêu lựa chọn, nhóm cần tập trung đầu tư cho các thiết kế và công nghệ in ấn, tạo ra sản phẩm không những mang giá trị thẩm mỹ mà còn có chất lượng vượt trội.
- Về số lượng người mua:
Mô hình của công ty hướng đến là mô hình B2C nên các đối tượng khách hàng mục tiêu có xu hướng mua sản phẩm với số lượng ít và không tập trung ở một thị trường nhất định Để giữ chân khách hàng và tạo ra được lượng khách hàng trung thành cho mình, công ty Petit cần triển khai các chiến dịch Marketing nhất quán và xây dựng hình ảnh thương hiệu riêng biệt trong tâm trí của người tiêu dùng.
L ự a ch ọ n lo ạ i chi ến lượ c giá
Nhóm Petit áp dụng chiến lược giá theo dòng sản phẩm (Product Line Pricing) Chiến lược giá theo dòng sản phẩm (Product Line Pricing) là chiến lược tùy chỉnh một sản phẩm/dịch vụ ban đầu thành nhiều phiên bản khác nhau, thường được xếp từ phiên bản có giá trị thấp nhất đến phiên bản có giá trị cao nhất Trong trường hợp này, tất cả các phiên bản mới được tạo ra gọi chung là Product Line Căn cứ vào giá trị tăng dần của sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp sẽ xác định những mức giá tăng dần tương ứng
Nhóm Petit phát triển chủ yếu một dòng sản phẩm chính là túi vải canvas, trong đó được phân ra làm 2 loại sản phẩm: túi canvas trơn và túi canvas thiết kế và in theo yêu cầu của khách hàng Cả 2 dòng sản phẩm đều có chung cách sử dụng và công dụng nhưng có sự khác biệt trong khâu sản xuất và phân phối sản phẩm đến với người tiêu dùng Theo dự kiến, trong vòng 1 tháng, xưởng sẽ cung cấp 3000 sản phẩm túi vải canvas, trong đó:
− 300 túi vải canvas trơn với 45,000đ/cái cho đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng túi trơn đơn giản
− 2700 túi vải canvas thiết kế và in theo yêu cầu với 60,000đ/cái nhắm đến đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng túi canvas với hình ảnh được thiết kế và in theo yêu cầu.
Timeline
Tuần 9 Tuần 10 Tuần 11 Tuần 12 Tuần 13 Tuần 14 Tuần 15 Tuần 16 Tuần 17
Phát triển ý tưởng sản phẩm
Tìm kiếm tham khảo giá cả thịtrường
Lựa chọn giai đoạn của chu kỳ sản phẩm, định vị, xây dựng mục tiêu kinh doanh…
Các phương án kinh doanh, nghiên cứu đối thủ và lựa chọn chiến lược giá
Tổng hợp, chỉnh sửa báo cáo và nộp bài
Việc định giá của túi Canvas của Petit được thông qua việc phân tích, nghiên cứu và lựa chọn để ra giá cuối cùng phù hợp với nhu cầu chi trả của mọi người
Với mục tiêu tăng độ nhận diện thương hiệu và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về ý thức bảo vệ môi trường bằng việc giảm thiểu các loại túi nilon, với mức giá phù hợp, có nhiều sự lựa chọn khác nhau, công ty Petit muốn mang sản phẩm là túi vải Canvas gần hơn với người tiêu dùng Với công nghệ in chuyển nhiệt, cho ra những chiếc túi, màu sắc đẹp mắt, thiết kế riêng biệt giúp cho người tiêu dùng cảm nhận được giá trị của sản phẩm
ACOHI (2022) Instagram photos and videos Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2022, từ https://www.instagram.com/acohi_co/
Chính, I (2021) Incremental innovation là gì? Đây là một thuật ngữ Kinh tế tài chính -
Từ điển số Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2022, từ https://tudienso.com/thuat- ngu/index.php/incremental-innovation-la-gi/?fbclid=IwAR38OLQM9-hwOO8Z605aR- a7oDjRjtfxonS4qbjAwUW1VgKg5tolsfBEKDM
Chủ, T., & gộp, L (2021) Lãi gộp là gì? Công thức và Cách tính Lãi gộp trong kinh doanh Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2022, từ https://8thstreetgrille.com/lai-gop-la-gi
Cung Cap May Ep Nhiet Phang 38 X 38Cm 40 X 50Cm 40 X 60Cm 60 X 80Cm Hang Cuyi Hong Kong- ĐẠI LÝ MÁY IN EPSON CHÍNH HÃNG (2022) Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2022, từ http://mayinsaigon.vn/tin-san-pham/cung-cap-may-ep-nhiet- phang-38-x-38cm-40-x-50cm-40-x-60cm-60-x-80cm-hang-cuyi-hong-kong-5062.html
JAMLOS (2021) Instagram photos and videos Truy cập 5/1/2022, từ https://www.instagram.com/jamlos_com/
Louise, Bizfluent (2019) The Effect of Price on Consumer Buying Behavior, từ https://bizfluent.com/info-7905922-effect-price-consumer-buying-behavior.html
MÁY ÉP CHUYỂN NHIỆT- IN CHUYỂN NHIỆT (2022) Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2022, từ https://sieuthinganhin.com.vn/danh-muc/may-moc-thiet-bi-nganh-in/may- ep-chuyen-nhiet-in-chuyen-nhiet
Phương pháp định giá sản phẩm trong marketing (2017) Truy cập ngày 9 tháng 1 năm2022, từ https://vinno.vn/tin-tuc/phuong-phap-dinh-gia-san-pham-trong-marketing Quy trình in chuyển nhiệt lên vải, thủy tinh, gốm sứ (2022) Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2022, từ https://dongphucsongphu.com/in-kts/quy-trinh-in-chuyen-nhiet.html