1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo cuối kỳ đề tài giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch inbound tại việt nam

38 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Câu hỏi đặt ra ở đây là nếu như ngành du lịch bị đóng băng một thời gian dài thìchất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch inbound tại Việt Nam có còn đảm bảo vềmặt số lượng lẫn chất lượn

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNGKHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-BÁO CÁO CUỐI KỲ

MÔN HỌC: NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HƯỚNG DẪNVIÊN DU LỊCH INBOUND TẠI VIỆT NAM

GVHD: Đồng Thị HườngSVTH: Nhóm 03Phan Thành Lợi - 32001042Lư Hoàng Phong - 32000771Trương Thị Kim Loan - 32000757Phan Thị Thu Uyên - 32001109Lê Thị Hà Trang - 32000384Trần Thị Bảo Hân - 32001014

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 11/ 2023

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

đánh giá

Trang 3

MỤC LỤC

A.PHẦN MỞ ĐẦU 4

1.Sự cần thiết của đề tài 4

2.Mục tiêu của đề tài 4

3.Phương pháp nghiên cứu 5

4 Phạm vi và giới hạn của đề tài 5

4.1 Đối tượng nghiên cứu: 5

1.3 Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch INBOUND: 7

1.4.Vai trò của việc nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch INBOUND: 8

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch INBOUND: 9

Trang 4

2.2.1 Thực trạng đào tạo … 19

2.2.2 Thực trạng về nguồn nhân lực … 24

2.2.3 Thực trạng về công tác nâng cao chất lượng 28

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH INBOUND TẠI VIỆT NAM 30

3.1 Nhóm giải quyết về cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực: 30

3.2 Nhóm giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực: 31

3.3 Nhóm giải pháp về nguồn thông tin, thị trường: 33

3.4 Nhóm giải pháp về các yếu tố trong doanh nghiệp: 34

C.KẾT LUẬN 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 5

A PHẦN MỞ ĐẦU 1 Sự cần thiết của đề tài

Du lịch Việt Nam được đánh giá là một ngành kinh tế mũi nhọn, là một hoạtđộng tiềm năng và đa dạng bởi có được vị trí địa lý thuận lợi Tính đến năm 2020,Việt Nam có hơn 100 di tích quốc gia đặc biệt, 8 di sản văn hóa vật thể và 13 di sảnvăn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là di sản thế giới Theo số liệu ước tínhcủa tổng cục thống kê thì lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2019 đã lậpkỷ lục khi lần đầu tiên đón được 18 triệu lượt tham quan, tăng 16.2% so với năm2018 Các hoạt động liên quan đến du lịch phần lớn sẽ phụ thuộc vào môi trường tựnhiên và bối cảnh xã hội hiện tại Có thể thấy được trong những năm vừa qua ngànhdu lịch tại Việt Nam nói riêng và cả nước nói chung đã bị ảnh hưởng nặng nề trước sựbùng nổ của đại dịch Covid-19 Điều đó làm cho dự định đi du lịch của mọi người đãbị trì hoãn một thời gian dài Sau khi tình hình dịch bệnh dần được ổn định, xã hộibước vào trạng thái bình thường mới thì hoạt động du lịch đã một lần nữa bùng nổ trởlại Câu hỏi đặt ra ở đây là nếu như ngành du lịch bị đóng băng một thời gian dài thìchất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch inbound tại Việt Nam có còn đảm bảo vềmặt số lượng lẫn chất lượng để phục vụ du khách hay không ? Đội ngũ hướng dẫnviên du lịch inbound tại Việt Nam có đang gặp phải những hạn chế gì hay không ? Từnhững vấn đề trên, bài báo đặt ra hai câu hỏi nghiên cứu trọng tâm: Thực trạng chungcủa đội ngũ hướng dẫn viên du lịch inbound tại Việt Nam hiện nay như thế nào? vàgiải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch Inbound tại ViệtNam? Đó là hai câu hỏi mà bài báo “GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘINGŨ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH INBOUND TẠI VIỆT NAM” mong muốn tìmhiểu và trả lời

2 Mục tiêu của đề tài

Thứ nhất bài nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích thực trạng hoạt động của đội ngũhướng dẫn viên du lịch Inbound tại Việt Nam hiện nay Việc xem xét này giúp chúngta có thể kiểm định được đội ngũ hướng dẫn viên du lịch Inbound tại Việt Nam đã gặpphải những vấn đề gì

Thứ hai là bài báo sẽ tìm hiểu và phân tích những thuận lợi, khó khăn của độingũ hướng dẫn viên du lịch Inbound tại Việt Nam Từ đó đưa ra một số phương

Trang 6

hướng, giải pháp để khắc phục những khó khăn mà đội ngũ hướng dẫn viên du lịchInbound tại Việt Nam đang gặp phải.

3 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành được bài báo cáo này thì em đã sử dụng các phương pháp nghiêncứu sau:

Phương pháp thu thập và tổng kết tài liệu: Ở giai đoạn đầu của bất kỳ bài báo cáonào, tác giả cũng phải tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài mình đangthực hiện Phương pháp này rất quan trọng vì trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tácgiả mới có thể tổng hợp, định hướng tốt cho đề tài của mình.

Phương pháp phân tích: Phương pháp này dùng để phân tích những ưu, khuyếtđiểm, những lợi thế, hạn chế bên trong và những cơ hội, thách thức bên ngoài đốitượng nghiên cứu Từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũhướng dẫn viên du lịch Inbound tại Việt Nam.

Phương pháp logic: Phương pháp này được sử dụng để phân tích tài liệu theohướng khoa học, tìm thấy được sự tác động lẫn nhau giữa nhiều khía cạnh, yếu tố.

Mục đích chung của việc sử dụng các phương pháp này là để tìm ra những thôngtin phục vụ cho bài báo cá nhân này.

4 Phạm vi và giới hạn của đề tài4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Bài cáo cáo nghiên cứu về giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫnviên du lịch Inbound tại Việt Nam.

Chương 1 Một số cơ sở lý luận.

Chương 2 Thực trạng hoạt động của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch Inboundtại Việt Nam

Chương 3 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịchInbound tại Việt Nam.

Trang 7

Hoặc có thể hiểu du lịch là hoạt động mà con người di chuyển đến một địađiểm thú vị, có cảnh quan đẹp và ở lại trong thời gian ngắn để tham quan, tìm hiểu,khám phá… một địa danh hay một sự kiện.

1.1.2 Du lịch Inbound

Du lịch inbound là một thuật ngữ trong kinh doanh lữ hành nói về chuyến du lịchdành cho du khách từ nước ngoài đến nước ta để du lịch hoặc người có quốc tịch làViệt Nam nhưng sinh sống và làm việc tại nước ngoài đến để lưu trú, tham quan khámphá cảnh đẹp thiên nhiên, truyền thống văn hóa của Việt Nam trong một khoảng thờigian cụ thể.

1.1.3 Hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch hay còn gọi là tourguide trong tiếng Anh, là người làmviệc trong ngành dịch vụ du lịch, sử dụng ngôn ngữ để trình bày, giới thiệu, giải thíchý nghĩa của cảnh quan, di tích, di sản văn hóa và những địa điểm sẽ được ghé thămtrong lịch trình Ngoài ra hướng dẫn viên còn là người giải đáp những câu hỏi, thựchiện hoạt náo và là cầu nối liên kết giữa các thành viên trong đoàn hoặc một số yêucầu trong phạm vi cho phép.

Hướng dẫn viên du lịch còn là người đồng hành với hành khách và chăm sóckhách du lịch xuyên suốt hành trình tham quan những địa điểm du lịch, lên kế hoạchhành trình, nhận phòng khách sạn và mua vé tại các điểm tham quan.

1.1.4 Hướng dẫn viên Inbound

Hướng dẫn viên du lịch Inbound là người chịu trách nhiệm đón tiếp và hướngdẫn các đoàn khách du lịch nước ngoài đến thăm quan Việt Nam Những khách dulịch này có thể là người nước ngoài đến Việt Nam du lịch, cư trú ngắn hạn hoặc có thể

Trang 8

là người Việt Nam định cư ở nước ngoài về để thăm quan Với nhiệm vụ quan trọng làlan truyền rộng rãi ra thế giới và có thể thu hút nhiều người muốn biết thêm về đấtnước, con người Việt Nam.

Vai trò của hướng dẫn viên du lịch inbound là sử dụng ngôn ngữ mà kháchhàng hiểu để giới thiệu cho du khách về địa danh đất nước, văn hóa, cảnh quan thiênnhiên và truyền thống Việt Nam Trực tiếp chăm sóc du khách, đem lại những trảinghiệm tốt nhất trong chuyến du lịch.

1.2 Cách tiếp cận đề tài:

- Thông qua các bài báo khoa học.- Thông qua nghiên cứu khoa học.- Thông qua trang mạng xã hội.

1.3 Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch INBOUND:Trong những năm gần đây trên cả nước đã tổ chức các Hội thi, tọa đàm, bồidưỡng chuyên đề, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên nói chung vàhướng dẫn viên inbound nói riêng

Ví dụ tại thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch Thành phố,câu lạc bộ hướng dẫn viên du lịch và các cơ sở đào tạo tổ chức chương trình đườngvào nghề dành cho các sinh viên đang theo học chuyên ngành du lịch trong đó cóchuyên ngành hướng dẫn viên du lịch, nhằm giải đáp thắc mắc và định hướng cho cácbạn sinh viên về nghề nghiệp tương lai và hành trang cần chuẩn bị khi bước vào nghề.Phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên đề để cập nhậtnhững quy định mới, tour tuyến mới cho các hướng dẫn viên Thành lập các đoàncông tác đến làm việc tại cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn thành phố, những khó khăntrong việc đào tạo và tuyển sinh, từ đó nhìn nhận và đưa ra giải pháp phù hợp nhằmnâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.

Định kỳ tổ chức các Hội thi hướng dẫn viên du lịch giỏi Thành phố Hồ Chí Minhnhằm tạo sân chơi, giao lưu học hỏi lẫn nhau giữa các hướng dẫn bao gồm cả quốc tế,nội địa và các bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành tại các cơ sở đào tạo tạithành phố và các tỉnh thành phía Nam.

Tại Hà Nội cũng có những lớp bồi dưỡng được tổ chức định kỳ, khi tham gia cáchọc viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch như: đặc

Trang 9

điểm tâm lý du khách trong và ngoài nước, giới tính, độ tuổi, kỹ năng giao tiếp vớikhách, kỹ năng giải quyết tình huống Nắm bắt các quy định mới về điều kiện hànhnghề, cấp thẻ, nội dung bồi dưỡng, kiểm tra nghiệp vụ, Ngoài ra các học viên cònđược đào tạo chuyên sâu về kỹ năng thực hành, kỹ năng thuyết minh thực tế về điểmdu lịch thông qua chia sẻ của các giảng viên giàu kinh nghiệm, chuyên gia đào tạonguồn nhân lực du lịch Việt Nam.

Tổ chức gặp gỡ trao đổi với các câu lạc bộ, hội nhóm trên địa bàn thành phố riêngvà cả nước nói chung: câu lạc bộ hướng dẫn viên tiếng Nhật, Hàn, câu lạc bộ hướngdẫn viên du lịch thành phố Hồ Chí Minh, để tìm hiểu về số lượng thành viên thamgia, cách thức hoạt động của câu lạc bộ từ đó có những định hướng giúp các câu lạcbộ hoạt động tốt hơn theo đúng quy định Từ đó nghiên cứu về việc thành lập Hiệp hộiHướng dẫn viên du lịch để quản lý, kiểm soát các hoạt động và nâng cao chất lượngđội ngũ hướng dẫn viên inbound trong tương lai.

1.4.Vai trò của việc nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch INBOUND:

Hướng dẫn viên du lịch đóng vai trò quan trọng trong chương trình du lịch củacông ty du lịch Nguồn nhân lực có thể quyết định sự thành công của công ty, đặc biệtlà hướng dẫn viên du lịch vì đây là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, đóngvai trò là người đại diện, liên kết doanh nghiệp với môi trường bên ngoài.

Chất lượng hướng dẫn viên du lịch tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích cho du khách, chocông ty du lịch, cho đất nước Ví dụ nếu hướng dẫn viên nhiệt tình, chu đáo, dễthương, quan tâm và hết lòng giúp đỡ khách thì chắc chắn khách hàng sẽ hài lòng vớichuyến đi cũng như dễ dàng bỏ qua những lỗi nhỏ xảy ra trong lịch trình.

Sự đảm bảo bằng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xử lý công việc và thái độnhã nhặn, dễ gần của người hướng dẫn sẽ tạo niềm tin cho khách về chất lượng dịchvụ trong mỗi chuyến đi.

Sự thông cảm thể hiện qua thái độ chia sẻ, lo lắng quan tâm đến từng du khách sẽlàm cho họ có cảm giác được chăm sóc, tôn trọng, qua những lời hỏi thăm saunhững chuyến tham quan, lúc khách mệt mỏi, sẽ có tác động đến sự thông cảm vớikhách

Trang 10

Khách tham gia vào một tour du lịch sẽ thấy yên tâm, tin tưởng Khi thấy tìnhtrạng xe chuyên chở tốt đẹp, nhân viên hướng dẫn, điều hành sức khỏe tốt, nhiệt tình,được nghỉ trong khách sạn tiện nghi, sạch sẽ,

Nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch là đưa chất lượng dịch vụ lên mứccao hơn cả sự mong đợi của khách hàng, xã hội và đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.Nâng cao chất lượng dịch vụ bao gồm cả nâng cao chất lượng, trình độ của hướng dẫnviên du lịch có tầm quan trọng đối với các doanh nghiệp du lịch thể hiện qua ba điều:Một là chất lượng dịch vụ luôn là nhân tố quan trọng nhất quyết định khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp trên thị trường, hai là từ chất lượng dịch vụ sẽ tạo uy tín, danhtiếng cho doanh nghiệp, đó chính là cơ sở cho sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp, vàthứ ba là nâng cao chất lượng dịch vụ chính là biện pháp hữu hiệu kết hợp các lợi íchcủa doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.

Bên cạnh đó, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch nói chung và hướng dẫn viên du lịchinbound nói riêng còn đang thiếu và yếu về mặt số lượng và chất lượng để cung cấpcho các doanh nghiệp trên cả nước do nhu cầu đi du lịch của khách ngày càng tăng.Mặc khác, khi có sự dịch chuyển lao động trong ASEAN sẽ tạo nên nhiều thách thứccho các hướng dẫn viên inbound ở Việt Nam Vì khi có sự dịch chuyển lao động, cáchướng dẫn viên du lịch nội khối bắt đầu di chuyển và cạnh tranh trực tiếp với đội ngũhướng dẫn viên tại chỗ, ngoài ra chất lượng hướng dẫn viên các nước khác vượt trộihơn hướng dẫn viên trong nước do sử dụng thành thạo nhiều ngoại ngữ và kỹ năng tốthơn Trong khi đó, đội ngũ hướng dẫn viên trong nước còn chưa nắm vững các kiếnthức chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng sử dụng ngoại ngữ chưa tốt và đa dạng Từ đódẫn đến việc có thể dễ dàng bị thay thế, đào thải, thất nghiệp ngay trên sân nhà Vì lẽđó, việc nâng cao đội ngũ hướng dẫn viên du lịch inbound nói riêng và hướng dẫnviên du lịch nói chung là điều quan trọng đối với hoạt động hướng dẫn và du lịch.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch INBOUND:

Có nhiều yếu tố từ bên ngoài tác động đến việc nâng cao chất lượng đội ngũhướng dẫn viên mà trong đó yếu tố thu nhập là quan trọng nhất, vì tiền mà hướng dẫnviên có thể nhận bất cứ chuyến tour nào bất kỳ dù không biết chắc là mình có hướngdẫn tốt cho đoàn khách đó hay không Cũng vì thu nhập mà họ có thể nhận tour theo

Trang 11

tuyến, theo quán tính, cảm thấy tour nào nhiều tiền thì nhận, họ có thể phớt lờ cảdoanh nghiệp đã thường xuyên cộng tác với mình Đặc biệt hơn trong mùa cao điểmthì họ cũng chủ quan không cần học bài về tuyến đường, không cần hiểu rõ kháchhàng cần gì, cứ việc lên xe chào đoàn, hoạt náo rồi cho khách nghỉ ngơi cho đến nơi,tận dụng thời gian đó để bản thân cũng được nghỉ ngơi vì đi nhiều tour.

Bên cạnh đó nhiều hướng dẫn viên du lịch quốc tế khi thẻ hướng dẫn hết hạnkhông tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức định kỳ để cập nhật các quy định, kiếnthức chuyên môn nghiệp vụ và tiến hành đổi thẻ, mà đợi đến khi thẻ hết hạn thì mớilàm thủ tục cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch mới Do căn cứ theo công văn số49/TCDL-LH ngày 14/01/2014 của Tổng cục Du lịch về việc cấp đổi thẻ hướng dẫnviên có quy định “Trường hợp người có thẻ hướng dẫn viên du lịch không làm thủ tụcđổi thẻ theo quy định tại Điều 75 Luật Du lịch và thẻ hết hạn sử dụng, nếu có nhu cầutiếp tục hành nghề hướng dẫn viên phải làm thủ tục cấp mới thẻ hướng dẫn viên dulịch”

Trong Luật du lịch 2017 cũng không có quy định nào bắt buộc các hướng dẫnviên du lịch phải tham gia các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao các kiến thức chuyênmôn nghiệp vụ Vì vậy, các cơ quan quản lý cấp tỉnh/thành phố mới chỉ quản lý hướngdẫn viên trên giấy tờ, chưa có biện pháp quản lý quá trình hoạt động của hướng dẫnviên trong thực hiện các quy định về pháp luật và đạo đức nghề nghiệp…

Các hướng dẫn viên cũng không chủ động tham gia các câu lạc bộ, hiệp hội, đểgiao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, không tham gia vào các khóa học bồi dưỡngnhằm nâng cao các nghiệp vụ để phục vụ cho hoạt động hướng dẫn khách mà chỉnhằm vào việc đi nhiều tour để kiếm thêm thu nhập để được đi nhiều nơi rồi chuyểnsang vị trí khác hoặc công việc khác thậm chí mở công ty du lịch riêng do không chịuđược môi trường áp lực với cường độ cao, đi công tác xa nhà,

Các công ty du lịch cũng không chú trọng việc kiểm tra chất lượng của hướng dẫnviên trước khi giao tour cho hướng dẫn, đặc biệt là trong mùa cao điểm, chỉ cần kiếmđược hướng dẫn viên hoặc thậm chí là điều hành cũng có thể được cử đi dẫn tour Vìvậy dẫn đến tình trạng một phần lớn hướng dẫn viên chỉ hoạt động trong những thánghè, mang tính thời vụ còn lại những tháng khác trong năm thì làm những công việc

Trang 12

khác Do đó đa số hướng dẫn viên điều không thường xuyên bồi dưỡng, tự học tậpnâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Điều đáng nói hiện trên cả nước có gần 200 cơ sở đào tạo du lịch, trong đó có 62trường đại học có khoa du lịch, 55 trường cao đẳng, 71 trường trung cấp, bốn trungtâm về dạy nghề nhưng không có trường đại học nào đào tạo hẳn về du lịch Nhữngnăm gần đây số lượng sinh viên theo học chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch ngàycàng tăng nhưng do tính chất công việc đòi hỏi phải có sức khỏe, nhiệt huyết và lòngđam mê với nghề thì mới có thể tồn tại và phát triển với nghề lâu dài nên hầu hết cácbạn sinh viên sau khi ra trường điều chuyển hướng sang các ngành khác như nhà hàng- khách sạn Đây cũng là một trong số những lý do ngành du lịch luôn thiếu nguồnnhân lực.

Hiện nay các phương tiện thông tin ngày càng được sử dụng rộng rãi, du khách cóthể tìm hiểu được tất cả thông tin về những điểm tham quan trên mạng mà không cầnđến hướng dẫn viên thuyết minh hay hướng dẫn Do đó, hướng dẫn viên du lịch nộiđịa cần phải trau dồi, cập nhật kiến thức thường xuyên để có thể đáp ứng nhu cầungày càng cao của du khách Mặt khác, du khách có thể tìm kiếm được các thông tinvề điểm tham quan, về đặt phòng khách sạn, phương tiện vận chuyển… qua mạnginternet nên phần lớn những nhóm gia đình, nhóm bạn trẻ thường tự tổ chức đi dulịch, chỉ khi thật sự cần thiết thì họ mới thực hiện các tour du lịch trọn gói Vì vậy, vấnđề này ảnh hưởng không ít đến công việc của lực lượng hướng dẫn viên du lịch quốctế do khách du lịch ngày càng có xu hướng thích tự trải nghiệm và khám phá theo sởthích riêng vì tự chủ được thời gian không bị gò bó.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUNG2.1 Khái quát tình hình du lịch nội địa tại Việt Nam:

Đại dịch covid vừa qua làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của Việt Namnói riêng và thế giới nói chung Năm 2020 là một năm khó khăn với nhiều ngànhnghề, nhưng có thể nói, ngành du lịch chịu thiệt hại trực tiếp và nặng nề nhất Các chỉsố tăng trưởng của ngành đều sụt giảm nghiêm trọng Lượng khách quốc tế cả nămước đạt 3,7 triệu lượt, giảm 80% so với cùng kỳ năm 2019 Khách nội địa đến hếttháng 11 ước đạt 49 triệu lượt, giảm 37,6% Trong đó, khoảng 40 - 60% lao động bị

Trang 13

mất việc làm hoặc cắt giảm ngày công, 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã ngừnghoạt động Tổng thu du lịch cả nước thiệt hại 23 tỷ USD.

Trong bối cảnh đó, toàn ngành du lịch tập trung cùng cả nước ứng phó với đạidịch, đồng thời chủ động thích ứng với tình hình mới, chuyển hướng tập trung pháttriển du lịch nội địa Hai chương trình kích cầu du lịch nội địa “Người Việt Nam đi dulịch Việt Nam” và “Du lịch Việt Nam an toàn hấp dẫn” đã nhận được sự hưởng ứngmạnh mẽ của các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân Hoạt động vậnchuyển khách du lịch được phục hồi, tần suất khai thác của các hãng hàng không tăngcao.

Đặc biệt, toàn ngành cũng đã chủ động chuyển đổi số với những nhiệm vụ trọng tâmnhư phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu số ngành du lịch, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệpkhởi nghiệp sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin phát triển du lịch…

Từ những con số thống kê cho thấy tình hình du lịch nội địa tại Việt Nam ngàycàng tăng trưởng, đáp ứng được những yêu cầu của du lịch nước nhà Vào năm 2020, Du lịch Việt Nam ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ của lượng khách du lịch nội địa khiđạt 101,3 triệu lượt, tăng 168,3% so với kế hoạch, vượt mức trước dịch.

Biểu đồ: Lượt khách nội địa qua các năm

Trang 14

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Du lịch, trước Covid-19, lượng khách nội địatăng đều qua các năm và đạt đỉnh vào 2019 với 85 triệu lượt Năm 2022, sau khi gỡ bỏmọi hạn chế đi lại, lượng khách nội địa cả năm đã đạt 101,3 triệu lượt, tăng 168,3% sovới mục tiêu 60 triệu và vượt con số của 2019 Riêng ba tháng hè, lượng khách đạthơn 35 triệu Doanh thu đạt 495.000 tỷ đồng, vượt 23% kế hoạch Nhiều chuyên giakhẳng định, đây là năm hồi sinh của du lịch nội địa.

Những con số và kết quả khảo sát cho thấy, sau Covid-19, du lịch nội địa là "cứucánh" cho sự phục hồi và tăng trưởng của toàn ngành Hoạt động vui chơi tại các trungtâm lớn diễn ra sôi động với nhiều sự kiện nổi bật, có sức lan tỏa Nhiều địa phươngghi nhận lượng khách tăng cao như Phú Yên đón hơn 2,2 triệu lượt khách, tăng hơn20% so với trước dịch, Phú Quốc tăng hơn 25% so với kế hoạch năm.

Như vậy, có thể nói thị trường du lịch là một trong những thị trường cực kỳ tiềmnăng, giúp kích cầu du lịch Việt Nam, làm tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ khókhăn Và ngành du lịch tiếp tục triển khai mạnh mẽ Chương trình kích cầu du lịch nộiđịa, tăng cường truyền thông, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền xúc tiến du lịch nộiđịa với thông điệp “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”, “Người Việt Nam đi du lịchViệt Nam”

2.1.1 Doanh nghiệp lữ hành

Nếu như năm 1990, ngành du lịch mới chỉ đón được 250 nghìn lượt khách quốctế, cả nước chỉ có 4 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, thì đến năm 1996 đã có76 doanh nghiệp Năm 2005, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 3,5 triệu vàsố doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế là 428 Đến hết năm 2019, cả nước đã có2.667 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, gấp 6,2 lần so với năm 2005, trongbối cảnh lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt trên 18 triệu lượt.

Trong số 2.667 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, số lượng doanh nghiệpthuộc loại hình TNHH chiếm 62,4%, cổ phần chiếm 36,3%, còn lại 1,4% là loại hìnhdoanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế đã góp phầnquan trọng nâng cao năng lực ngành du lịch Việt Nam, khẳng định du lịch Việt Namđủ khả năng đón các đoàn khách quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới Nhiều doanh

Trang 15

nghiệp lữ hành đã chủ động thiết lập các văn phòng đại diện ở nước ngoài, là cơ sở đểxúc tiến quảng bá tại chỗ, thu hút khách từ các thị trường trọng điểm.

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng nhanh qua từng năm, đặc biệt giaiđoạn từ 2015-2019 vừa qua, đạt trung bình 22,7% mỗi năm, được Tổ chức Du lịch thếgiới xếp vào nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng khách quốc tế nhanh nhất trên thế giới Những kết quả nổi bật đó có sự đóng góp lớn của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, chủ động xúc tiến, quảng bá thu hút khách, thường xuyên nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo vệ hình ảnh du lịch việt.

Biểu đồ: Số lượng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, giai đoạn 1990-2019Tính đến hết năm 2019, cả nước đã có hơn 500 doanh nghiệp được cấp giấy phépkinh doanh lữ hành nội địa Theo quy định mới của Luật Du lịch 2017, doanh nghiệpkinh doanh lữ hành nội địa bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh lữ hành như doanhnghiệp lữ hành quốc tế, là yếu tố góp phần bảo đảm chất lượng dịch vụ phục vụkhách.

Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa đã chủ động thường xuyên đầu tư, khảosát xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, kết nối tuyến điểm du lịch vùng miềnphục vụ nhu cầu đa dạng của du khách, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trườngkhách nội địa.

Trang 16

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian xảy ra dịch bệnh Covid-19, có rất nhiều doanhnghiệp lữ hành phá sản và tạm dừng hoạt động Số lượng doanh nghiệp kinh doanh lữhành bị giảm sút đáng kể Tuy vẫn có một số doanh nghiệp đã trụ lại được sau đạidịch nhưng cũng tổn thất rất nặng nề.

Ngay sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, các doanh nghiệp lữ hành cũngđã quay lại thị trường Để đáp ứng xu hướng và nhu cầu du lịch của khách nội địa, cáccông ty xây dựng nhiều nhóm sản phẩm.

"Giai đoạn dịch bệnh bắt đầu được kiểm soát, các doanh nghiệp lữ hành lớn cũng đãcó sự chuẩn bị kỹ, chạy đà từ trước để sẵn sàng phục vụ du khách nội địa ngay khi cóthể Kế hoạch kinh doanh thay đổi liên tục theo tình hình thực tế Trong giai đoạn hè2022, chúng tôi đã phục vụ hơn khoảng 30% lượng khách nội địa so với năm 2019",ông Trần Thế Dũng, Tổng giám đốc Lữ hành Fiditour-Vietluxtour, chia sẻ.

Cũng theo ông Dũng, kết quả này không bất ngờ vì thời điểm đó, du lịch trongnước là thị trường trọng tâm và các doanh nghiệp đều tập trung khai thác khi hoạtđộng outbound (đưa khách Việt Nam đi nước ngoài) chỉ mới giai đoạn khởi động lại."Cùng với chiến lược rõ ràng, kế hoạch cụ thể và các đơn vị dịch vụ phối hợp nhịpnhàng, cùng hỗ trợ tạo điều kiện để thúc đẩy du lịch nên thị trường nội địa 'bùng nổ'dịp hè", ông Dũng nói thêm.

2.1.2 Lưu Trú

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã thẩm định 616hồ sơ cấp mới, cấp đổi và rút giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho các doanhnghiệp (trong đó cấp mới 449 giấy phép, cấp đổi 138 giấy phép, thu hồi 31 giấyphép)

Tính đến nay, cả nước có 3.423 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trong đó có 1.152doanh nghiệp cổ phần, 31 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 2.235 công ty tráchnhiệm hữu hạn và 5 doanh nghiệp tư nhân So với cuối năm 2022, số doanh nghiệp lữhành quốc tế được phép trong 6 tháng đầu năm 2023 tăng thêm 475 doanh nghiệp.

Cũng trong 6 tháng qua, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam ban hành 65 quyết địnhcông nhận xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn từ 4-5 sao (thẩm định mới 20cơ sở và thẩm định lại 45 cơ sở).

Trang 17

Cả nước hiện có 235 cơ sở lưu trú du lịch hạng 5 sao với 77.895 buồng và 354 cơsở lưu trú du lịch hạng 4 sao với 47.502 buồng So với cuối năm 2022, số lượng cơ sởlưu trú du lịch được xếp hạng từ 4-5 sao đã tăng thêm 20 cơ sở và 7.275 buồng.

Về tình hình khách du lịch nội địa theo báo cáo ngành dịch vụ lưu trú 2023Trong năm 2023, ngành du lịch Việt Nam tiếp tục đà phục hồi Tổng số khách nộiđịa trong 9 tháng đầu năm đạt x triệu lượt Trong đó có x triệu lượt khách lưu trú.

Báo cáo ngành dịch vụ lưu trú quý 3/2023 – VIRAC

Lượng khách du lịch nội địa đã trở lại mức bình thường, thậm chí vượt xa thờiđiểm trước dịch Dù số lượng khách du lịch nội địa tăng cao hơn cùng năm, tuy nhiêncó xu hướng tham quan trong ngày thay vì qua đêm tại các cơ sở lưu trú.

Dịch vụ lưu trú sôi động trở lại sau đại dịch Khách du lịch nội địa có nghỉ quađêm tại cơ sở lưu trú biến động mạnh về số lượt, ước đạt x triệu lượt người trong 9tháng đầu năm 2023, biến động x% so với cùng kỳ năm 2022 Số liệu trên đạt khoảngx% so với cả năm 2019 là thời điểm trước khi xảy ra dịch Covid-19.

Trang 18

Số lượt khách du lịch nội địa có nghỉ qua đêm tại cơ sở lưu trú 9 tháng đầu nămNguồn: Báo cáo ngành dịch vụ lưu trú quý 3/2023 – VIRAC

2.1.3 Đơn vị vận chuyển khách du lịch

Ngành Vận tải hành khách là một ngành kinh tế trọng điểm, giao thông vận tảiđóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũngnhư từng địa phương Bên cạnh đó, trong một xã hội ngày càng phát triển như hiệnnay, nhu cầu đi lại của con người có tần suất ngày càng lớn, các dịch vụ vận tải hànhkhách từ đó cũng phát triển nhanh chóng, từ đường bộ, đường sắt, đường thủy tớiđường hàng không Thống kê cho thấy, số lượt hành khách vận chuyển trong giai đoạn1995-2019 không ngừng gia tăng với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt gần 10%/năm Tuy nhiên, Việt Nam đã dừng đón khách quốc tế từ tháng 3/2020 và chỉ còn hoạtđộng du lịch nội địa Dữ liệu của thống kê đã ghi nhận, tính chung 11 tháng năm2020, khách quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt 3.821 nghìn lượt người, giảm 76,6%so với cùng kỳ năm trước Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 16,6 nghìn tỷ đồng,chiếm 0,4% tổng mức và giảm 58,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019tăng 9,9%) Tỷ lệ người đi du lịch giảm, cùng với nhiều tour, tuyến du lịch bị hủy đãảnh hưởng đến các ngành liên quan như vận chuyển, lưu trú, thực phẩm, bán lẻ

Trang 19

Lượng hành khách vận chuyển của ngành Vận tải hành khách trong 11 tháng chỉ đạt3.216 triệu lượt người, tương đương 70,3% so với cùng kỳ năm 2019 Tình trạng sụtgiảm hành khách xảy ra đối với tất cả các loại hình vận tải, trong đó vận tải hàngkhông có mức sụt giảm nhiều nhất Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế(IATA), COVID-19 được cho là cú sốc lớn nhất đối với vận tải hàng không kể từ Thếchiến thứ 2, gây ra mức suy giảm kỷ lục về lượng hành khách luân chuyển toàn cầu(66%), ước tính thiệt hại gần 118,5 tỷ USD trong năm 2020 và 38,7 tỷ USD trong năm2021 Lượng hành khách sụt giảm 60,5%, doanh thu giảm còn 191 tỷ USD, chưa bằng1/3 so với doanh thu năm 2019.

Mặc dù thị trường quốc tế vẫn đóng cửa, nhưng vẫn tăng trưởng nhanh từ thịtrường nội địa giai đoạn tháng 5 đến cuối tháng 7 do trùng với cao điểm du lịch hè đãkhiến các hãng có dòng tiền luân chuyển trở lại Theo thống kê từ Cục Hàng khôngViệt Nam, trong mười tháng đầu 2020, lượng hành khách thông qua cảng hàng khôngđạt 52,8 triệu lượt khách, giảm 45,5% so với cùng kỳ năm 2019 Trong số này, kháchquốc tế đạt 7,1 triệu lượt khách, giảm 79,4% so với cùng kỳ năm 2019, khách nội địađạt 45,7 triệu lượt khách, giảm 26,8% so với cùng kỳ năm 2019

Bên cạnh vận tải hàng không, vận tải đường bộ cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởiCOVID-19 Nghiên cứu mới của Hiệp hội Vận tải đường bộ quốc tế (IRU) chỉ ra rằnghơn 3,5 triệu hãng vận tải đường bộ đang đối mặt với những tổn thất tài chính chưatừng có trong năm nay do hạn chế giao thông và suy giảm kinh tế toàn cầu dưới tácđộng của đại dịch Các công ty vận tải hành khách tại Châu Âu dự kiến mất khoảng 81tỷ EURO, tương đương 57% mức doanh thu trung bình, trong đó, các công ty vận tảidu lịch và xe khách liên tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất (tương ứng giảm 82% và 70%),tiếp theo đó là các hãng taxi và xe buýt đô thị (-60% và -42%)

Theo nghiên cứu của SCI Verkehr, ngành đường sắt là thị trường tăng trưởng bấtchấp đại dịch COVID-19 (2,2%) Trong đó, vận tải hàng hóa hoạt động tạo ra lực đẩytăng trưởng, trái lại, số lượng hành khách dự kiến sẽ giảm gần 35% do các quy địnhvề du lịch và giãn cách xã hội Tại Việt Nam, hoạt động vận tải đường sắt vốn đã suygiảm từ trước đại dịch, nay lại càng gặp nhiều khó khăn hơn Số lượt hành khách vậntải bằng đường sắt trong 11 tháng đầu năm chỉ đạt 3,4 triệu lượt người, chiếm 0,1%tổng lượt hành khách vận chuyển, tương đương 45% cùng kỳ năm trước.

Ngày đăng: 09/05/2024, 16:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w