Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chươngtrình Chuyển đổi số quốc gia vào ngày 03/6/2020.Tuy nhiên, để có thể định nghĩa một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì chuyển đổisố Digital Transformation t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
BÁO CHÍ VIỆT NAM VỚI VẤN ĐỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ TRÀ MY
HÀ NỘI - 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 Các khái niệm liên quan 3
1.1 Chuyển đổi số là gì? 3
1.2 Báo chí là gì? 4
1.3 Chuyển đổi số trong báo chí là gì và như thế nào? 4
1.3.1 Chuyển đổi số trong báo chí là gì và như thế nào? 4
1.3.2 Những tác động của chuyển đổi số đến báo chí 5
CHƯƠNG 2 Chuyển đổi số báo chí – Xu thế tất yếu 8
CHƯƠNG 3 Chuyển đổi số báo chí bắt đầu từ đâu? 12
CHƯƠNG 4 Báo chí Việt Nam và quá trình chuyển đổi số 18
4.1 Cơ hội và thách thức 18
4.1.1 Cơ hội 18
4.1.2 Thách thức 20
4.2 Thực tế chuyển đổi số báo chí Việt Nam hiện nay 22
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 4họ Và cách chúng ta truy cập tin tức và giải trí cũng ngày càng kỹ thuật số, cánhân hóa và tương tác hơn
Chuyển đổi số là vấn đề cấp thiết và liên tục được nhắc đến trong thời giangần đây Con đường chuyển đổi số ở Việt Nam đã dần được định hình từ vào nămtrước, bắt đầu từ tầm nhìn của doanh nghiệp, chủ trương của Chính Phủ, trảinghiệm của người dân và đang bước vào giai đoạn tăng tốc Trải qua từ giai đoạnthử nghiệm, ứng dụng vào thực tế và tháo gỡ khó khăn, chuyển đổi số ở Việt Nam
đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng
Sau giai đoạn khởi động, chuyển đổi số dần len lỏi vào mọi ngóc ngách đờisống, giải quyết những nỗi đau của xã hội, đặc biệt sau đại dịch covid hoành hành.Không dừng lại ở những gì đạt được, Chính Phủ nhấn mạnh chuyển đổi số là mộthành trình dài Để thực hiện chuyển đổi số quốc gia một cách hiệu quả, đòi hỏiphải có chiến lược bài bản, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tạo sự thay đổiphương thức quản lý, vận hành, quản trị xã hội Lấy người dân, doanh nghiệp làtrung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực và là nguồn lực của chuyển đổi số
Chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số báo chí nói riêng là hoạt độngmới và khó, thậm chí là rất khó do lĩnh vực truyền thông luôn biến động khôngngừng Tuy nhiên trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, báo chíphải chủ động chuyển đổi số là xu thế tất yếu Trong môi trường thông tin cạnhtranh, nội dung hay chưa đủ, mà các cơ quan báo chí cần không ngừng đổi mớiphương thức chuyển tải, mang đến những trải nghiệm mới cho bạn đọc thông quacác ứng dụng công nghệ số Chuyển đổi số sẽ giúp cho các cơ quan báo chí thayđổi toàn diện phương thức vận hành, quản lý, áp dụng công nghệ trong quy trìnhsản xuất và phân phối nội dung cũng như phương thức tiếp cận với người dùng
Trang 5Trong kỳ học vừa rồi, em được tìm hiểu về Báo chí truyền thông Việt Namđương đại dưới sự hướng dẫn của thầy Lê Thanh Kim Em được phân công đề tài:
“Báo chí Việt Nam với vấn đề chuyển đổi số” để hoàn thành chuyên đề này
Chuyên đề tốt nghiệp này bao gồm các nội dung chính sau:
- Chương 1: Các khái niệm liên quan
- Chương 2: Chuyển đổi số báo chí – Xu thế tất yếu
- Chương 3: Chuyển đổi số báo chí bắt đầu từ đâu?
- Chương 4: Báo chí Việt Nam và quá trình chuyển đổi số
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành, em tự nhận thấy mình vẫn cònnhiều thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý của thầy để chuyên đề tốt nghiệp nàyđược hoàn chỉnh hơn
Trang 6CHƯƠNG 1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1 Chuyển đổi số là gì?
Trong thời gian gần đây, chúng ta thường nghe đến khái niệm “chuyển đổisố” được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng Vậychuyển đổi số là gì?
Trên thế giới, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm
2015, phổ biến từ năm 2017 Ở Việt Nam, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đếnnhiều vào khoảng năm 2018
Chuyển đổi số là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của cácdoanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam Chính phủ Việt nam cũng đặc biệt quan tâmđến vấn để chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và giao cho BộThông tin &Truyền thông xây dựng Đề án Chuyển đổi số quốc gia và trình Đề áncho Thủ tướng ngay trong năm 2019 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chươngtrình Chuyển đổi số quốc gia vào ngày 03/6/2020
Tuy nhiên, để có thể định nghĩa một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì chuyển đổi
số (Digital Transformation trong tiếng Anh) là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật
số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thayđổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mớicho khách hàng của doanh nghiệp đó cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh.Chuyển đổi số cũng là một sự thay đổi về văn hóa của các doanh nghiệp, đòi hỏicác doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, thử nghiệm cái mới và thoải mái chấpnhận các thất bại
Tại Việt Nam, khái niệm “Chuyển đổi số” thường được hiểu theo nghĩa làquá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp sốbằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật(IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnhđạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty
Không chỉ có vai trò quan trọng tại các doanh nghiệp mà chuyển đổi số cònđóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khác của xã hội như chính phủ, truyềnthông đại chúng, y học, khoa học
Trang 7Nói chung, chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, cóđược nhờ sự tiến bộ vượt bậc của ngành công nghệ mới mang tính đột phá, nhất làcông nghệ số; là quá trình thay đổi tổng thể, toàn diện của cá nhân, tổ chức về cáchsống, cách làm việc và phát triển sản xuất dựa trên công nghệ số.
1.2 Báo chí là gì?
Căn cứ pháp lý Điều 3 Luật Báo chí 2016: “Báo chí là sản phẩm thông tin vềcác sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âmthanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo côngchúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.”
Mở rộng ra, khái niệm báo chí cũng được sử dụng cho các phương pháp tìmkiếm tin tức, lối viết văn trên báo chú và các hoạt động (có thể là chuyên nghiệphoặc không chuyên nghiệp) của báo chí
Trong xã hội hiện đại, báo chí là công cụ cung cấp thông tin chính và phảnhồi ý kiến về các vấn đề của công chúng Tuy nhiên, báo chí không phải lúc nàocũng chỉ giới hạn ở tìm kiếm và truyền tải thông tin Truyền thông báo chí có thể
mở rộng sang các hình thức khác như văn học và điện ảnh
1.3 Chuyển đổi số trong báo chí là gì và như thế nào?
1.3.1 Chuyển đổi số trong báo chí là gì và như thế nào?
Chuyển đổi số theo định nghĩa chung nhất là quá trình thay đổi tổng thể vàtoàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sảnxuất dựa trên các công nghệ số Trong công cuộc chuyển đổi số, truyền thông đóngvai trò quan trọng, với sứ mệnh tuyên truyền đúng đắn, đầy đủ, kịp thời chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tạo sự đồng thuận, niềm tincủa xã hội, tạo động lực thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia Cùng với
đó, báo chí cũng là một lĩnh vực trong xã hội phải tiến hành chuyển đổi số theo xuhướng phát triển chung, thậm chí phát triển trưởng thành thành một ngành kinh tếtruyền thông số
Chuyển đổi số báo chí là sự tích hợp dữ liệu và công nghệ số vào tất cả cáclĩnh vực hoạt động của một cơ quan báo chí, làm thay đổi cơ bản cách mà tòa soạn
ấy hoạt động nằm cung cấp giá trị và lợi ích lớn hơn cho các khách hàng mà tòasoạn ấy phục vụ
Trang 8Chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí là xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ tạiViệt Nam những năm gần đây Các cơ quan báo chí dù lớn hay nhỏ đều có nhu cầu
tự thân phải chuyển đổi để thích ứng với những thay đổi ngày càng nhanh chóngcủa công nghệ làm báo Chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí không chỉ là vấn đềcông nghệ mà còn là vấn đề con người và tư duy Các cơ quan báo chí đều hiểurằng, chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chiphí, còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trịtruyền thống vốn có Tuy nhiên sự chuyển đổi từ phương thức tác nghiệp cũ sangphương thức tác nghiệp mới đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số đã khiến cho nhiềuTòa soạn nhanh chóng bắt kịp sự đổi mới của báo chí nhưng cũng khiến cho nhiềunhà báo bị tụt lại phía sau Với đại bộ phận nhà báo vốn được đào tạo tác nghiệpvới công cụ chủ yếu là máy quay, máy ghi âm, máy ảnh, quyển sổ và cây bút, việcphải thích nghi để trở thành một nhà báo công nghệ, tác nghiệp trên môi trườngmạng với nhiều kỹ năng cùng một lúc là một cản trở lớn và không phải ai cũng cóthể nhanh chóng thích nghi và vấn đề quyết định của chuyển đổi số báo chí vẫnphải là con người
1.3.2 Những tác động của chuyển đổi số đến báo chí
Hình 1.1 Thời gian sử dụng các ứng dụng truyền thông xã hội
Xu hướng báo chí đa nền tảng giúp các cơ quan báo chí truyền thông khaithác tối đa tài nguyên của mình để phục vụ độc giả một cách hiệu quả Chính sự
Trang 9phát triển của khoa học và công nghệ, cùng với sự lên ngôi của mạng xã hội buộcbáo chí phải thay đổi Hiện nay, có ba nền tảng chiến lược là website, ứng dụng diđộng và mạng xã hội.
Các phương thức truyền thông đa phương tiện mới như điện thoạismartphone và Internet đã tạo tiền đề thúc đẩy quá trình cá nhân hóa của mọi ngườitrong xã hội, thể hiện rõ nét nhất ở các khía cạnh: có vật sở hữu riêng, có thể thểhiện cá tính, tính cách riêng của mình trên những đồ vật, vật dụng ấy, có thể lựachọn dịch vụ/sản phẩm tùy theo mục đích, nhu cầu của mình Điện thoại di độngvới chức năng cơ bản là kết nối xã hội đang là vật sở hữu vật bất ly thân của nhiềungười trong xã hội
Báo chí - truyền thông kỹ thuật số gần đây chủ yếu vẫn là phiên bản trựctuyến của các bài báo in truyền thống, đi kèm với video và âm thanh để người đọc
dễ hình dung hơn Sự ra đời của công nghệ VR (Virtual Reality) – công nghệ thực
tế ảo và AR (Augmented Reality) – thực tế ảo tang cường là một trong những độtphá lớn của ngành báo chí truyền thông Công nghệ thực tế ảo đã bước đầu đượcnghiên cứu và triển khai, phục vụ sáng tạo các tác phẩm báo chí đa phương tiện tạinhiều nước trên thế giới Đặc điểm của loại hình báo chí này là giúp công chúngtiếp nhận thông tin với cảm giác như đang "nhập vai" vào nhân vật đang hiện diệntrong môi trường diễn ra thông tin Hiện nay, thuật ngữ “Immersive Journalism”(tạm dịch là báo nhúng) đã ra đời, nhằm gọi tên các tác phẩm báo chí ứng dụngcông nghệ thực tế ảo
Chatbot đang xuất hiện ngày càng phổ biến trong lĩnh vực báo chí, truyềnthông, tương lai sẽ là một xu hướng được phát triển mạnh mẽ thông qua việc tăngcường trải nghiệm được cá nhân hóa của người đọc hơn nữa Chatbot không đơnthuần là một công cụ cung cấp thông tin Về cơn bản, nó có thể trở thành một công
cụ giao tiếp giúp báo chí nắm bắt nhu cầu và thông tin chi tiết của độc giả Ưuđiểm ở đây là chúng có thể trả lời độc giả vào những thời điểm thích hợp nhất vànhanh nhất có thể Từ đó, chatbot có thể tạo ra những trải nghiệm hấp dẫn hơn,giúp tăng lưu lượng truy cập vào các bài báo hơn
Có thể nói, do ứng dụng công nghệ số, tác nghiệp báo chí đã và đang cónhững thay đổi lớn và mang lại hiệu quả rõ rệt Một thời đại mới sẽ mở ra cho báochí – truyền thông Thời đại báo chí “số 1”
Trang 10Với sự thay đổi nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ, hoạt động báo chíhoàn toàn thay đổi so với môi trường truyền thống và các cơ quan báo chí – truyềnthông phải đối mặt với các yếu tố dưới đây:
- Xuất hiện thế hệ công chúng số;
- Sự phát triển nhanh chóng và tác động mạnh mẽ của các loại hình báo chí –truyền thông mới từng bước làm thay đổi hoạt động của các cơ quan báochí;
- Ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) trong báo chí – truyền thông đã và đangchứng minh tính hiệu quả của nó
Trang 11CHƯƠNG 2 CHUYỂN ĐỔI SỐ BÁO CHÍ – XU THẾ TẤT YẾU
Trong môi trường thông tin cạnh tranh, nội dung hay là chưa đủ, các cơ quanbáo chí cần không ngừng đổi mới phương thức chuyển tải, mang đến những trảinghiệm mới cho bạn đọc thông qua các ứng dụng công nghệ số Chuyển đổi số sẽgiúp cho các cơ quan báo chí thay đổi toàn diện phương thức vận hành, quản lý, ápdụng công nghệ trong quy trình sản xuất và phân phối nội dung cũng như phươngthức tiếp cận với người dùng
Chuyển đổi số báo chí chính là việc sử dụng các công cụ, giải pháp côngnghệ số để đổi mới mô hình, cách thức tác nghiệp, sản xuất và phân phối nội dungtheo hướng tối ưu hóa mô hình tổ chức hoạt động của các cơ quan báo chí Đâychính là hoạt động ứng dụng công nghệ số để làm mới quy trình truyền thống trongsáng tạo và phân phối cũng như hưởng thụ các sản phẩm và dịch vụ báo chí truyềnthông Để thực hiện bước chuyển này, các đơn vị, chủ thể hoạt động trong lĩnhvực báo chí truyền thông phải thực hiện số hóa thông tin liên quan đầu vào củahoạt động báo chí truyền thông và số hóa các quy trình tác nghiệp Thực chất
là chuyển đổi thông tin trên giấy và các quy trình thủ công thành định dạng kỹthuật số, là sử dụng công cụ kỹ thuật số để tự động hóa và cải thiện cách làm việchiện tại Đây được xem là bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi số và hiện naynhiều cơ quan báo chí truyền thông ở Việt Nam đã và đang triển khai, góp phầnđổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, nhất là hoạt động kinh doanh sản phẩm vàdịch vụ báo chí truyền thông
Chuyển đổi số là việc triển khai một loạt những thay đổi về công nghệ vàcon người để tái cấu trúc cách thức hoạt động báo chí từ đó tạo ra những cơ hội vàgiá trị mới trong hoạt động kinh doanh báo chí Trên cơ sở dữ liệu và quy trìnhđược số hóa từ môi trường diễn ra các hoạt động liên quan báo chí truyền thông,
sử dụng các công nghệ số phân tích, đánh giá, đưa ra các quyết định để thay đổicăn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới chokhách hàng của đơn vị kinh doanh Nói cách khác chuyển đổi số thường được hiểutheo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanhnghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internetcho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… để thay đổi phương thức điềuhành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty nhằm tạo những sản phẩm,dịch vụ mới cùng những giá trị và phương thức tiêu dùng mới
Trang 12Chuyển đổi số báo chí không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn
mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyềnthống vốn có
Một là, trên cơ sở nguồn dữ liệu lớn với việc ứng dụng các công nghệ số
không chỉ tự động hóa quy trình truyền thống mà còn cho phép hình thành quytrình mới trong sáng tạo sản phẩm và dịch vụ BC-TT mới để đáp ứng nhu cầu côngchúng, đồng thời tạo nhu cầu mới đối với thị trường, tăng tính tương tác giữangười làm báo với công chúng, giữa cơ quan báo chí với các cơ quan hoạch định
và điều hành chính sách Chẳng hạn ứng dụng AI, Big Data, IoT tạo ra các sảnphẩm mới: ứng dụng trả lời tự động (Chatbot), hay các sản phẩm báo chí dữ liệu,báo chí thị giác, Mega Story, infographic, Timeline, ảnh 360 độ, video 360độ Hoặc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm giúp tăng lưu lượng người dùng,truyền tải thông điệp được cá nhân hóa đến từng bạn đọc với nhu cầu khác nhau,gợi ý các nội dung yêu thích của người đọc theo dạng Thư tòa soạn (Newsletter)hay tin tuyển chọn từ Ban biên tập (Editors Picks)…
Việc đổi mới và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới đi liền với cách thức tiêudùng và thụ hưởng dịch vụ mới không chỉ đáp ứng nhu cầu mà còn là hướng đikích thích nhu cầu phát triển, vừa gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, vừa mở ra
cơ hội cho sự phát triển của đơn vị báo chí, truyền thông
Hai là, chuyển đổi số mở ra điều kiện tập hợp, thống nhất các nguồn lực vào
một mạng lưới trung tâm hỗ trợ hoạt động kinh doanh Trong quy trình truyềnthống có sự tách biệt các nguồn lực, các bộ phận không chỉ về mặt vật lý mà cả vềkhông gian Với kinh doanh trên môi trường số, các nguồn lực được số hóa đồng
bộ, được kết lối liên thông cho phép tối ưu hóa quy trình, phát huy hiệu quả caonhất trong hoạt động sáng tạo và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho nhu cầu côngchúng Như vậy không những tiết kiệm nguồn lực mà hiệu quả sử dụng nguồn lựcđược nâng cao hơn
Ba là, chính với chuyển đổi số tạo ra hệ thống để thu nhập số liệu khách
hàng phù hợp, liên kết các dữ liệu làm cơ sở cho hoạch định chiến lược phát triển.Điều này sẽ gia tăng trải nghiệm khách hàng, đáp ứng nhu cầu đa dạng và tiện lợicủa khách hàng trong kỷ nguyên số Ngày nay, cá nhân hóa đóng một vai trò lớntrong tiêu dùng, và việc sản xuất sản phẩm giống nhau cho tất cả mọi người khôngcòn nữa Sản phẩm phải được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Chỉ
Trang 13bằng cách này các công ty mới thu hút được sự chú ý của họ và khuyến khích sựchuyển đổi và lòng trung thành Đây chính là cơ sở phát triển bền vững đối với mỗiđơn vị báo chí truyền thông trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốcliệt.
Bốn là, đơn vị báo chí truyền thông hoạt động trên nền tảng số sẽ mở ra sự
linh hoạt và kịp thời giải quyết nhiệm vụ trong những điều kiện môi trường kinhdoanh biến động, khắc phục khoảng cách địa lý, bảo đảm hoàn thành tốt chiến lượckinh doanh Hoạt động báo chí trong điều kiện đại dịch COVID-19 vừa qua minhchứng những ưu thế của hoạt động kinh doanh trên môi trường số
Trong công cuộc chuyển đổi số, báo chí truyền thông đóng vai trò quantrọng với sứ mệnh tuyên truyền đúng đắn, đầy đủ, kịp thời về chủ trương, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tạo sự đồng thuận, niềm tin xã hội, tạo nộilực để thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia Đồng thời, báo chí cũng làmột lĩnh vực trong xã hội, sẽ phải tiến hành chuyển đổi số theo xu thế phát triểnchung, thậm chí sẽ phát triển thành một ngành kinh tế truyền thông số
Đại dịch Covid-19 đã khiến báo chí nhận ra rằng, chuyển đổi số là xu thế tấtyếu, cần phải bắt tay vào làm ngay Nhiều cơ quan báo chí, công ty truyền thôngtrên thế giới đã nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong việc giatăng hiệu quả hoạt động và đảm bảo sự phát triển bền vững của tờ báo, đã bướcvào một “cuộc đua” mới trong việc áp dụng chuyển đổi số, thay đổi mô hình, cáchthức hoạt động, kinh doanh để vượt qua “khủng hoảng” thành công
Có thể thấy, việc triển khai xây dựng nền báo chí Việt Nam hiện đại, chuyênnghiệp, đa nền tảng, đa phương tiện, phù hợp với xu thế phát triển công nghệ số,truyền thông thế giới là cần thiết Từ đó, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịpthời, được cá nhân hóa tới công chúng mọi lúc, mọi nơi, phản ánh trung thực dòngchảy chính của xã hội, tạo niềm tin và đồng thuận xã hội, lan tỏa năng lượng tíchcực, khơi dậy khát vọng, tạo sức mạnh tinh thần phát triển đất nước hùng cường,thịnh vượng
Do đó, để các cơ quan báo chí, truyền thông Việt Nam xây dựng được nềntảng riêng, hình thành các cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, kiểm soát,chi phối việc sản xuất, phân phối nội dung, giữ vững chủ quyền trên không gianmạng cần tổng hợp các giải pháp từ chính sách đến thực tiễn Trong đó, các cơquan quản lý nhà nước cần nêu cao vai trò chủ động trong việc định hướng, dẫn
Trang 14dắt chuyển đổi số báo chí, hỗ trợ các cơ quan báo chí trong quá trình thử nghiệmcông nghệ hiện đại để thay đổi mô hình quản lý, tác nghiệp, quy trình sản xuất,xuất bản, phân phối nội dung và mô hình kinh doanh nhằm tối ưu hoạt động, tạo rasản phẩm chất lượng, cơ hội, doanh thu và các giá trị gia tăng.
Chuyển đổi số báo chí là xu thế tất yếu Bên cạnh những cơ quan báo chí đã
có bước đi mạnh mẽ trong chuyển đổi số như một nhu cầu cấp thiết thì nhiều cơquan báo chí lại chưa hề có bất kỳ kế hoạch nào Các chuyên gia cho rằng, đây làmột nguy cơ bởi nếu không bắt kịp với quá trình chuyển đổi số, các cơ quan báochí sẽ không kết nối được với độc giả, mất độc giả
Theo các chuyên gia, khi bạn đọc đã thay đổi thói quen và cách tiếp cận báochí, báo chí không thể làm như trước mà phải thay đổi để thích ứng và phục vụ bạnđọc hiệu quả hơn Một số khảo sát về xu hướng báo chí thế giới gần đây cho thấy
có tới 44% người trả lời khẳng định thúc đẩy chiến lược chuyển đổi số là sự thayđổi quan trọng nhất và phải coi độc giả là trung tâm
Báo chí muốn giữ chân độc giả, khán thính giả, muốn tồn tại thì cần phảichuyển đổi số Nếu không chuyển đổi số, các cơ quan báo chí sẽ mất độc giả, mấtnguồn thu và tờ báo không thể hoạt động được Tuy nhiên, không phải cứ muacông nghệ thì sẽ chuyển đổi số mà quan trọng là một tư duy đúng đắn sẽ thúc đẩyviệc sử dụng công nghệ Mấu chốt là ở con người, tư duy và tự thân các cơ quanbáo chí phải nhận thức rõ sự cấp bách chứ không phải làm theo trào lưu
Hiện nay công nghệ đã đáp ứng các nhu cầu chuyển đổi số cho báo chí.Nhưng thực tế nhiều cơ quan báo chí chưa hiểu rõ thế nào là chuyển đổi số Không
ít cơ quan cho rằng đầu tư mua sắm trang thiết bị, công nghệ, phần mềm hiện đại là
đã đi trên con đường chuyển đổi số Nhiều cơ quan báo chí nói đến chuyển đổi sốnhưng thực chất mới chỉ dừng ở bước số hóa Tại các cơ quan báo chí, nếu khôngthay đổi quy trình làm việc, văn hóa công sở, cách trao đổi, cách xây dựng bộmáy , thì việc đầu tư công nghệ sẽ không mang lại nhiều lợi ích