1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn lịch sử báo chí việt nam nội dung báo chí việt nam giai Đoạn 1975 1985

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch Sử Báo Chí Việt Nam Nội Dung: Báo Chí Việt Nam Giai Đoạn 1975-1985
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Anh, Lê Thị Mỹ Hoà, Lê Thị Thanh Huyền, Phạm Thị Mỹ Yến, Nguyễn Hồng Nhung, Bùi Anh Minh, Dương Công Dũ
Trường học Trường Đại Học Quy Nhơn
Chuyên ngành Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Thể loại Môn
Năm xuất bản 1975-1985
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 50,02 KB

Nội dung

 Nhìn tổng quát,thực trạng của đất nước thời kì trước đổi mới1975-1985 chưa thực hiện được mục tiêu ổn định xã hội, ổn định đời sống nhân dân.Từ đó đặt ra một yêu cầu đổi mới toàn diện

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MÔN: LỊCH SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM

NỘI DUNG: BÁO CHÍ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975-1985 Nhóm 3:

Nguyễn Thị Thanh Anh

Lê Thị Mỹ Hoà

Lê Thị Thanh Huyền

Phạm Thị Mỹ Yến

Nguyễn Hồng Nhung

Bùi Anh Minh

Dương Công Dũ

Trang 2

MỤC LỤC

1 Đặc điểm lịch sử xã hội giai đoạn 1975-1985 3

1.1 Cách mạng Việt Nam bước sang giai đoạn mới 1.2 Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1976-1980) 3

1.3 Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1981-1985) 3

1.4 Sự ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử xã hội đến báo chí 3

2 Chính sách báo chí và sự phát triển của báo chí năm 1975 – 1985 4

2.1 Báo chí là công cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà nước 4

2.2 Kiểm soát và lãnh đạo chặt chẽ 5

2.3 Báo chí phục vụ công tác chính trị của Đảng 5

2.4 Phản ánh cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 5

2.5 Kiểm duyệt nội dung 5

2.6 Định hướng văn hóa, nghệ thuật 5

3 Những chủ đề lớn của báo chí từ năm 1975 – 1985 7

3.1 Hòa nhập và xây dựng đất nước sau chiến tranh 7

3.2 Cải cách ruộng đất và tập thể hóa nông nghiệp 7

3.3 Khôi phục và phát triển nền kinh tế 7

3.4 Chiến tranh biên giới với Trung Quốc (1979) 7

3.5 Đoàn kết dân tộc và đối ngoại 7

3.6 Công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội 8

3.7 Vấn đề nhân quyền và tự do báo chí 8

3.8 Báo chí và tuyên truyền 8

Trang 3

1 Đặc điểm lịch sử xã hội giai đoạn 1975-1985

1.1 Cách mạng Việt Nam bước sang giai đoạn mới

Sau đại thắng mùa xuân 1975, nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập,thống nhất, có tài nguyên phong phú,dồi dào sức lao động cần cù,thông minh, sáng tạo, có cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu của miền Bắc sau 20 năm xây dựng Đó là những thuận lợi để cả nước đi vào khắc phục hậu quả của mấy mươi năm chiến tranh để lại

Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương lần thứ 24 của Đảng đã họp

để quyết định những nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới, đi lên chủ nghĩa xã hội >chuẩn bị tư tưởng, tổ chức để thống nhất đất nước về mặt nhà nước, quyết tâm đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội

Độc lập và thống nhất là điều kiện tiên quyết để đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, đảm bảo cho nền độc lập và thống nhất đất nước thêm bền vững

Độc lập và thống nhất đất nước không những gắn với nhau mà còn gắn với chủ nghĩa xã hội Đó là con đường phát triển hợp quy luật của cách mạng nước ta

Trang 4

1.2 Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1976-1980)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (họp từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976) đã tổng kết 21 năm (1954 - 1975):

Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, kháng chiến chống Mĩ cứu nước giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Đại hội đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980).  Nhiệm vụ: vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa cải tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa

1.3 Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1981-1985)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (họp từ ngày 27 đến ngày 31/3/1982) khẳng định:

- Sắp xếp lại cơ cấu, đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội

- Đáp ứng nhu cầu cấp bách và thiết yếu nhất của đời sống nhân dân, giảm nhẹ mất cân đối của nền kinh tế

Nhiệm vụ

- Tiếp tục đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước

Trang 5

- Xác định thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trải qua nhiều chặng, gồm chặng đường đầu tiên và những chặng đường tiếp theo

- Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm 1981 – 1985

Thành tựu

- Đã chặn được đà giảm sút của những năm 1976-1980 và có bước phát triển

- Các hoạt động khoa học - kĩ thuật được triển khai, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển

- Về văn hóa, giáo dục đã có những tiến bộ góp phận xây dựng nền văn hóa mới, con người mới

Hạn chế

- Những khó khăn cũ chưa khắc phục, có mặt còn trầm trọng hơn, tình hình kinh tế-xã hội chưa ổn định

- Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhất là sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo và quản lý của Đảng

Trong những năm 1975-1979 nước ta thực hiện đấu tranh bảo vệ tổ quốc:

- Bảo vệ biên giới Tây Nam: đấu tranh chống tập đoàn “Khơme đỏ” do Pôn Pốt cầm đầu

Trang 6

- Bảo vệ biên giới phía Bắc:Đấu tranh chống thế lực Trung Quốc bành trướng 6 tỉnh biên giới phía Bắc

 Nhìn tổng quát,thực trạng của đất nước thời kì trước đổi mới(1975-1985) chưa thực hiện được mục tiêu ổn định xã hội, ổn định đời sống nhân dân.Từ

đó đặt ra một yêu cầu đổi mới toàn diện ở những giai đoạn sau để giúp đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng

1.4 Sự ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử xã hội đến báo chí

Mối quan hệ giữa lịch sử xã hội Việt Nam và báo chí trong giai đoạn 1975-1985 rất đặc biệt và mang tính tương tác ,vì đây là thời kỳ quan trọng đánh dấu những biến đổi lớn về chính trị, kinh tế,văn hóa và xã hội sau khi đất nước được thống nhất

-Phản ánh và định hướng:Báo chí vừa là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử xã hội vừa có vai trò định hướng dư luận, thúc đẩy các phong trào thi đua và xây dựng đất nước.Trong điều kiện đất nước đang tái thiết và khó khăn, báo chí buộc phải tập trung vào nhiệm vụ chính trị và tuyên truyền

- Gắn bó mật thiết:Báo chí chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi bối cảnh lịch sử xã hội đồng thời góp phần tạo nên những thay đổi trong nhận thức và hành động của nhân dân.Từ đó củng cố ý chí và tinh thần đoàn kết toàn dân

Trang 7

-Kiểm soát chặt chẽ:Báo chí chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt từ Nhà nước với mục tiêu phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

-Giới hạn trong sáng tạo:Do bị định hướng bởi hệ tư tưởng, báo chí giai đoạn này khó phản ánh đầy đủ và khách quan các khía cạnh của đời sống xã hội -Chuyển mình trước đổi mới:Những bất cập và khó khăn trong xã hội giai đoạn 1975-1985 đã thúc đẩy báo chí dần thay đổi phong cách,chuẩn bị cho làn sóng đổi mới báo chí mạnh mẽ sau 1986

Nhìn chung, hoàn cảnh lịch sử xã hội và báo chí luôn có mối quan hệ chặt chẽ tác động lẫn nhau.Tuy nhiên,tính chất tuyên truyền và sự kiểm soát chặt chẽ đã khiến báo chí giai đoạn 1975-1985 chưa phát huy hết tiềm năng vốn có

Trang 8

2 Chính sách báo chí và sự phát triển của báo chí năm 1975 – 1985

2.1 Báo chí là công cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà nước

Báo chí được sử dụng để phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tuyên truyền về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội

Nội dung tập trung vào giáo dục chính trị, khơi dậy tinh thần yêu nước, và vận động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ cách mạng

2.2 Kiểm soát và lãnh đạo chặt chẽ

Tất cả các cơ quan báo chí đều thuộc sự quản lý của Đảng và Nhà nước

Hoạt động báo chí phải tuân theo đường lối, chính sách của Đảng, không được phép xuất bản ngoài sự kiểm soát của các cơ quan chức năng

2.3 Báo chí phục vụ công tác chính trị của Đảng

Trong suốt giai đoạn này, báo chí chủ yếu là công cụ tuyên truyền cho Đảng, đóng vai trò là cầu nối giữa Đảng và nhân dân Các nội dung báo chí phải bám sát các chỉ đạo của Đảng, phản ánh chính sách, đường lối của Nhà nước và phát huy sức mạnh của các phong trào xã hội

Trang 9

Ngoài ra, báo chí còn phục vụ nhiệm vụ kinh tế - xã hội: Báo chí là phương tiện vận động nhân dân tham gia các phong trào như hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư sản, và xây dựng đời sống văn hóa mới

2.4 Phản ánh cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc

Sau năm 1975, mặc dù đất nước đã thống nhất, nhưng tình hình quốc tế vẫn còn nhiều bất ổn Báo chí phải tiếp tục phản ánh cuộc chiến tranh biên giới (1979) bảo

vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong bối cảnh xung đột với Trung Quốc Báo chí trong giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền về tính chính nghĩa của cuộc chiến tranh và thể hiện sự đoàn kết của nhân dân trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia

2.5 Kiểm duyệt nội dung

Nội dung báo chí được kiểm duyệt để phù hợp với định hướng tư tưởng chính trị, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến ổn định xã hội

2.6 Định hướng văn hóa, nghệ thuật

• Báo chí tập trung xây dựng hình mẫu con người mới, thúc đẩy phong trào văn hóa cách mạng, và phản ánh đời sống nhân dân trong tinh thần lạc quan, xây dựng

*Sự phát triển của báo chí (1975-1985)

Trang 10

Sự mở rộng và phát triển số lượng báo chí

Sau năm 1975, báo chí Việt Nam phát triển mạnh về số lượng và mạng lưới Các

cơ quan báo chí được mở rộng từ trung ương đến địa phương, phục vụ cho yêu cầu tuyên truyền và cung cấp thông tin trên cả nước Các tờ báo từ miền Nam trước kia, như Sài Gòn Giải Phóng, Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục phát triển, cùng với các tờ báo miền Bắc như Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân

Các cơ quan báo chí không chỉ dừng lại ở báo viết mà còn phát triển các phương tiện thông tin khác như phát thanh, truyền hình, nhằm phục vụ công tác tuyên truyền và thông tin đại chúng

Phát triển nội dung

Nội dung tập trung vào tuyên truyền chính trị, giáo dục ý thức xây dựng xã hội chủ nghĩa, và phản ánh các phong trào thi đua yêu nước

Tăng cường hình thức và nội dung tuyên truyên

Các tờ báo cũng bắt đầu thay đổi về hình thức và nội dung Trong khi vẫn giữ

nhiệm vụ tuyên truyền chủ yếu, một số tờ báo đã ứng dụng công nghệ hiện đại, cải

tiến hình thức in ấn, cấu trúc bài viết, và mở rộng các chuyên mục về các vấn đề xã hội, văn hóa, khoa học, và công nghệ

Trang 11

Mặc dù nội dung báo chí vẫn chủ yếu phục vụ mục đích tuyên truyền, nhưng một

số tờ báo đã có những nỗ lực cải tiến hình thức như thay đổi bố cục, kiểu chữ, chất lượng in ấn để đáp ứng yêu cầu của công chúng

Một số tờ báo đáng chú ý như:

Sài Gòn Giải Phóng: Cập nhật các vấn đề chính trị và xã hội sau ngày đất nước thống nhất

Phụ nữ TP.HCM: Bắt đầu quan tâm đến các vấn đề liên quan đến phụ nữ, gia đình

và xã hội

Khoa học và Đời sống: Phản ánh các thành tựu khoa học và công nghệ, cũng như các vấn đề xã hội đương đại

 Thông nhất hệ thông báo chí:

Sau năm 1975, các tờ báo ở miền Nam được tổ chức lại theo mô hình quản lý tập trung Các tờ báo không phù hợp với định hướng bị đình bản hoặc chuyển đổi

 Khó khăn và hạn chế

Khó khăn về cơ chế hoạt động và nguồn lực: Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhiều

cơ quan báo chí còn hạn chế, chất lượng báo chí chưa đồng đều Sự thiếu hụt về tài

Trang 12

chính khiến cho nhiều tờ báo không thể tự chủ, việc đưa tin còn đơn điệu và thiếu sáng tạo

Hạn chế về tự do ngôn luận: Báo chí chỉ phản ánh những chủ trương chính thức và

không có sự phản biện mạnh mẽ Điều này hạn chế sự phát triển của báo chí trong việc phản ánh những vấn đề nóng bỏng trong xã hội

3 Những chủ đề lớn của báo chí từ năm 1975 – 1985

Từ 1975 đến 1985, báo chí Việt Nam chủ yếu phản ánh các chủ đề liên quan đến những biến động và phát triển lớn trong xã hội và chính trị sau chiến tranh Dưới đây là một số chủ đề lớn của báo chí Việt Nam trong giai đoạn này:

3.1 Hòa nhập và xây dựng đất nước sau chiến tranh

Sau khi miền Nam được giải phóng vào năm 1975, báo chí tập trung vào các hoạt động hòa nhập, thống nhất đất nước và phục hồi kinh tế

Các bài viết liên quan đến công cuộc cải tạo xã hội, chuyển đổi từ nền kinh

tế chiến tranh sang nền kinh tế hòa bình, ổn định xã hội và cải cách đất nước

3.2 Cải cách ruộng đất và tập thể hóa nông nghiệp

Sau năm 1975, Việt Nam tiếp tục thực hiện cải cách ruộng đất và quá trình tập thể hóa nông nghiệp, đưa các hợp tác xã vào hoạt động Báo chí phản ánh các chính sách và khó khăn trong việc thực hiện các chương trình này

Trang 13

3.3 Khôi phục và phát triển nền kinh tế

Báo chí tập trung vào việc phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh, đặc biệt là trong bối cảnh tình trạng thiếu thốn, khó khăn về vật chất Các bài viết thường xuyên đề cập đến vấn đề nông nghiệp, công nghiệp, và các biện pháp kinh tế cần thiết để hồi phục

Cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối những năm 1970 và đầu 1980 cũng là chủ đề quan trọng trong báo chí thời kỳ này

3.4 Chiến tranh biên giới với Trung Quốc (1979)

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc giữa Việt Nam và Trung Quốc năm

1979 là một sự kiện lớn và báo chí đã đưa tin rộng rãi về tình hình chiến sự, các hoạt động quân sự, và ảnh hưởng của cuộc chiến đối với đất nước

3.5 Đoàn kết dân tộc và đối ngoại

Báo chí cũng phản ánh các nỗ lực xây dựng mối quan hệ với các quốc gia anh em trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô và các nước Đông Âu, cũng như những vấn đề về quan hệ với các nước láng giềng và thế giới phương Tây

3.6 Công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội

Các bài viết về xây dựng chủ nghĩa xã hội, giáo dục, và tuyên truyền về các giá trị của xã hội chủ nghĩa Báo chí tập trung vào việc cổ vũ tinh thần lao

Trang 14

3.7 Vấn đề nhân quyền và tự do báo chí

Tuy báo chí Việt Nam thời kỳ này bị kiểm soát chặt chẽ bởi Đảng Cộng sản, nhưng cũng có những vấn đề liên quan đến nhân quyền, tự do báo chí được đưa vào thảo luận trong những phạm vi hạn chế, chủ yếu là thông qua các luận điệu bảo vệ chế độ

3.8 Báo chí và tuyên truyền

Báo chí đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, như các chiến lược phát triển kinh tế, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, và việc thực hiện các nghị quyết của Đại hội Đảng

Báo chí trong giai đoạn này chủ yếu hoạt động dưới sự kiểm soát của Nhà nước, với các chủ đề được định hướng rõ ràng theo các mục tiêu chính trị và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong giai đoạn 1975-1985, báo chí Việt Nam chủ yếu được quản lý và kiểm soát bởi Nhà nước, với các tờ báo tiêu biểu phản ánh các chủ đề chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước Dưới đây là một số tờ báo tiêu biểu trong giai đoạn này:

Báo Nhân Dân

Trang 15

Đây là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, được thành lập từ năm 1951 nhưng trong giai đoạn 1975-1985, báo Nhân Dân tiếp tục là tờ báo chủ lực của Đảng, đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền chính trị và các chủ trương, nghị quyết của Đảng Báo Nhân Dân đã phản ánh các vấn đề lớn của đất nước như xây dựng chủ nghĩa xã hội, cải cách kinh tế và chính trị, cũng như các sự kiện quan trọng như chiến tranh biên giới 1979 với Trung Quốc

Báo Quân đội Nhân dân

Là tờ báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập vào năm 1950 Trong giai đoạn 1975-1985, báo Quân đội Nhân dân tập trung vào việc tuyên truyền các chiến thắng của quân đội, các chủ trương xây dựng đất nước sau chiến tranh, và các vấn đề an ninh quốc phòng Tờ báo này cũng phản ánh sự phát triển của Quân đội Nhân dân và các hoạt động của quân đội trong thời kỳ hòa bình

Báo Lao Động

Là cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, báo Lao Động tập trung vào các vấn đề liên quan đến người lao động, quyền lợi công

Trang 16

nhân, các phong trào lao động và phát triển kinh tế Báo này cũng thường xuyên đưa tin về các cuộc vận động cải cách và xây dựng xã hội chủ nghĩa Báo Thanh Niên

Là cơ quan ngôn luận của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, báo Thanh Niên trong giai đoạn 1975-1985 tập trung vào các vấn đề liên quan đến thanh niên, giới trẻ, giáo dục, và các phong trào xã hội Tờ báo này cũng phản ánh những nỗ lực của Đảng trong việc giáo dục và xây dựng thế hệ trẻ cho tương lai của đất nước

Báo Văn Hóa

Báo Văn Hóa là cơ quan ngôn luận của Bộ Văn hóa, và trong giai đoạn này, báo này chuyên sâu về các vấn đề văn hóa, nghệ thuật, giáo dục và các phong trào văn hóa, đặc biệt là những hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và sự phát triển của đất nước

Báo Sài Gòn Giải Phóng

Đây là tờ báo xuất phát từ miền Nam sau khi Sài Gòn được giải phóng vào năm 1975 Báo Sài Gòn Giải Phóng là cơ quan ngôn luận của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, phản ánh các vấn đề phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như các chính sách và chương trình của Nhà nước đối với

Ngày đăng: 19/12/2024, 14:48

w