Báo chí miền Bắc chủ yếu vẫn là hệ thống báo Đảng, nhà nước và các tổ chức quần chúng, ngoài ra còn có báo của một số ngành nghề, báo của địa phương, về mặt thể loại có một số loại như c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Tiểu luận giữa kỳ
Đề tài: Lịch sử báo chí Việt Nam giai đoạn 1954-1964
Giảng viên hướng dẫn: TS NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG
Nhóm thực hiện: Nhóm 9
Trần Thị Phương Thảo Tống Ngọc Hảo Hoàng Văn Linh Nguyễn Lê Phương Thúy Hoàng Thị Ngọc Ánh Nguyễn Thị Nga Vương Văn Anh Nguyễn Viết Thịnh Nguyễn Tuấn Dương Nguyễn Quỳnh Chi
Hà Nội, năm 2024
Trang 21 Tình hình chung 3
2 Báo chí miền Bắc 3
3 Báo chí miền Nam 5
4 Một số tờ báo tiêu biểu 7
1 Tình hình chung
Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương Tuy nhiên hình thái chính trị ở Việt Nam có sự thay đổi: Đất nước bị chia làm 2 miền.Trong khi hòa
Trang 3bình được lặp lại ở miền Bắc thì ở miền Nam, Mỹ luôn tìm cách phá hoại hiệp định Giơnevơ với âm mưu biến miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới , là bàn đạp để tấn công miền Bắc và các nước phía Nam Do đó Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng tại Hà Nội(9-1960) đã đề ra đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam Nhiệm vụ của báo chí là tuyên truyền phục vụ cho cho việc thực hiện đường lối, nhằm mục tiêu trước mắt là hòa bình thống nhất Tổ quốc
2 Báo chí miền Bắc
Sau năm 1954, Việt Nam bị chia cắt làm hai miền Miền Bắc được giải phóng, từng bước tiến hành khôi phục kinh tế, cải cách ruộng đất, cải tạo xã hội chủ nghĩa, quá
độ xây dựng chủ nghĩa xã hội Báo chí ở miền Bắc nhìn chung phát triển nhanh, mạnh và khá đồng bộ
Báo chí Miền Bắc trong giai đoạn này do nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát Trước khi phong trào Nhân Văn- Giai Phẩm bị đàn áp vẫn tồn tại báo do tư nhân xuất bản nhưng sau sự kiện này chỉ còn báo của Đảng Lao động Việt Nam, nhà nước và các tổ chính chính trị - xã hội do Đảng Lao động kiểm soát Báo chí miền Bắc
hoạt động theo tôn chỉ của Lenin "báo chí không những là người tuyên truyền tập thể, cổ
động tập thể mà còn là người tổ chức tập thể"1 Chính quyền miền Bắc quản lý báo chí, trực tiếp điều hành một số tờ báo Tại miền Bắc hình thành một nền báo chí phù hợp với
mô hình chủ nghĩa xã hội trong điều kiện miền Bắc lúc đó Báo chí miền Bắc chủ yếu vẫn
là hệ thống báo Đảng, nhà nước và các tổ chức quần chúng, ngoài ra còn có báo của một
số ngành nghề, báo của địa phương, về mặt thể loại có một số loại như chính trị xã hội, văn hóa - văn nghệ, khoa học - kỹ thuật 2Một số tờ báo lớn như Nhân dân, Quân đội nhân dân, Cứu quốc, báo Thống nhất (do Tôn Thất Vỹ làm chủ nhiệm và Lưu Quý Kỳ làm chủ bút) thường xuyên có chuyên mục tố cáo tội ác của Mỹ - Diệm đàn áp đồng bào miền Nam Trong gần 10 năm hoạt động từ năm 1955 đến năm 1974, báo Thống nhất đã
1 Giáo trình lịch sử báo chí tập 1,trang 168,Học viện Báo chí và Tuyên truyền,2020
2 Lịch sử báo chí Việt Nam- wikipedia
Trang 4để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với bạn đọc về một số tờ báo chuyên sâu về miền Nam với những bài viết sắc sảo và giàu tình cảm về sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước3
Đội ngũ nhà báo được hình thành từ hai nguồn: những nhà báo đã trải qua khánh chiến chống Pháp và những nhà báo thế hệ mới Có cơ sở đào tạo báo chí chuyên nghiệp
Từ những năm 1960, đội ngũ này và các phương tiện làm báo còn được chi viện cho báo chí cách mạng miền Nam Vào thời điểm trước thềm Đại hội lần thứ 3 Hội nhà báo Việt Nam (1962), đã có 1500 nhà báo làm việc trong khoảng 120 cơ quan báo chí các loại Báo chí thời kỳ này đã thực sự trở thành động lực góp phần to lớn trong việc tạo dựng và
tổ chức những phong trào thi đua, những cuộc vận động rầm rộ trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị như: Sóng Duyên Hải, Gió Đại Phong, Cờ ba nhất, Thanh niên ba sẵn sàng, Phụ nữ ba đảm đang, Thi đua hai tốt, HTX 5 tấn v.v Những tấm gương điển hình trong lao động, chiến đấu được báo chí tuyên truyền, khái quát thành những biểu tượng có sức động viên, cổ vũ mạnh mẽ
Lịch sử đã ghi nhận sự đóng góp của nhiều phóng viên, nhà báo có thể kể đến những phóng viên dày dạn kinh nghiệm của Báo Quân đội Nhân dân là Hoàng Xuân Tuỳ, Trần Cư, Phạm Phú Bằng, Nguyễn Khắc Tiếp và Hoạ sỹ Nguyễn Bích; hay phóng viên Nguyễn Nhất của Đài Tiếng nói Việt Nam; các phóng viên Thái Duy, Chính Yên của Báo Cứu Quốc; các nhà báo Trần Đĩnh, Thép Mới của Báo Nhân Dân;… Bên cạnh đó là lực lượng đông đảo các văn nghệ sỹ thường xuyên tham gia viết báo như các nhà văn Nguyễn Đình Thi, Vũ Cao, Trần Dần, Hoạ sỹ Mai Văn Hiến; các nhạc sỹ Đỗ Nhuận, Lương Ngọc Trác; các nhà nhiếp ảnh Triệu Đại, Ngọc Thông; nhà quay phim Tiến Lợi4
Các tờ báo từ chiến khu đưa về xuất bản tại Hà Nội và vẫn giữ vai trò chủ đạo, một số tờ báo tư nhân được cải tạo và năm 1960, xuất hiện nhiều tờ báo mới đáp ứng nhu cầu của đời sống và dân trí (khoảng 50 tờ báo và bản tin địa phương; 50 tờ báo tập san của các ngành; 24 tờ báo của các tổ chức xã hội…)5 Nội dung báo chí luôn bám sát tình hình chính trị và thời cuộc đang diễn ra trên đất nước
3 Giáo trình lịch sử báo chí tập1, trang 169, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,2020
4 “Báo chí cách mạng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954”- Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam
5 “Phác thảo diện mạo báo chí thời kì 1954-1975”- Trần Hòa Bình
Trang 5Báo chí mang hơi thở của chiến trường, phản ánh sinh động cuộc sống, chiến đấu của nhân dân vừa tuyên truyền, cổ động vừa động viên, khích lệ, báo chí cách mạng đã trực tiếp giáo dục lòng yêu nước, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trình độ mọi mặt cho bộ đội
3 Báo chí miền Nam
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, Việt Nam chia thành 2 miền Bắc-Nam Báo chí ở miền Nam trong giai đoạn 1954-1964 đã phát triển mạnh mẽ, trở thành một phần quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại chế dộ thuộc địa và sự can thiệp Mỹ Báo chí miền Nam thời kì này được chia thành hai nhánh là báo chí cách mạng và báo chí Sài Gòn
Báo chí cách mạng hay báo chí của mặt trận dân tộc giải phóng được thành lập để phục vụ cho cuộc chiến giành độc lập dân tộc, tiếp tục phát huy vai trò cho đến năm
1975 Báo chí miền Nam giai đoạn này mang đặc điểm nổi bật là tính chiến đấu cao và sự linh hoạt trong việc đưa tin, không chỉ đơn thuần là một kênh truyền thông tin mà còn là một công cụ tuyên truyền mạnh mẽ nhằm huy động lực lượng và duy trì tinh thần kháng
chiến Tờ “Giải Phóng” ra đời 20/12/1964 là một trong những tờ báo có tiếng nói mạnh
mẽ nhất do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sáng lập Ngoài ra còn có Đài Phát
thanh Giải phóng, Thông tấn xã Giải phóng,… Trong bối cảnh chiến tranh ác liệt, báo chí
đã làm cầu nối giữa chính quyền cách mạng và quần chúng, phản ánh kịp thời những diễn biến quan trọng từ tiền tuyến, góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp trong cuộc chiến Thế nhưng báo chí cách mạng lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát hành và truyền thông Chính quyền Sài Gòn áp đặt những quy định khắt khe và thực hiện nhiều biện pháp đàn áp nhằm ngăn chặn sự phát triển của báo chí cách mạng Bên cạnh đó, báo chí cách mạng cũng gặp khó khăn về nguồn lực và nhân lực, việc thiếu thốn tài nguyên, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đã hạn chế khả năng hoạt động và phát triển của họ Ngoài ra, cuộc chiến tranh diễn ra ác liệt đã ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của báo chí, thông tin không đầy đủ hoặc bị bóp méo do chiến tranh có thể dẫn đến nguy cơ truyền tải sai lệch thông tin hoặc gây hoang mang dư luận Những thách thức trên đã làm cho hoạt động của báo chí cách mạng trở nên khó khăn, phức tạp Tuy nhiên, với tinh thần vượt khó, báo chí cách mạng vẫn tìm ra được những cách thức sáng tạo để
Trang 6duy trì hoạt động và tiếp tục phục vụ cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc Những nỗ lực và cống hiến của cơ quan của các cơ quan báo chí giai đoạn này đã tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của báo chí cách mạng giai đoạn tiếp theo đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của nó trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 67
Bên cạnh báo chí cách mạng thì ở miền Nam còn có báo chí Sài Gòn Báo chí Sài Gòn không chỉ đơn thuần là phương tiện truyền thông mà còn đóng vai trò là công cụ tuyên truyền cho chính quyền Ngô Đình Diệm và các chính sách của Mỹ Những tờ báo này thường xuyên đăng tải thông tin phản ánh chính sách đối ngoại, phát triển kinh tế và tình hình an ninh, chính trị, xã hội và tâm tư của người dân trong bối cảnh chế độ Ngô
Đình Diệm Một số tờ báo nổi bật như “Sài Gòn mới”, “Tiếng chuông”… Chính quyền
Sài Gòn cũng thực hiện các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt với các tờ báo này Những
ý kiến phát ngôn đi ngược lại với chính sách của nhà nước có thể dẫn đến việc kiểm duyệt hoặc thậm chí bị giam giữ Ngoài ra, báo chí Sài Gòn cũng không thoát khỏi tác động của chiến tranh, các sự kiện quân sự và chính trị lớn thường chiếm ưu thế trong các chương trình phát sóng vá các bản tin, làm cho báo chí vừa là kênh thông tin vừa là vũ khí tuyên truyền trng một cuộc chiến tranh phức tạp Điều này dẫn đến việc các nhà báo phải nỗ lực hết mình trong việc đưa tin chính xác và kịp thời giữa bối cảnh chiến sự ác liệt Giai đoạn này là một thời kì đầy biến động của bái chí Sài Gòn, với nhiều dấu ấn quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền báo chí miền Nam Dù phải đối mặt với sự kiểm soát và đàn áp, báo chí Sài Gòn vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh tình hình xã hội và chính trị thời kì này, đồng thời góp phần không nhỏ vào cuộc dấu tranh giành tự do và độc lập của dân tộc.89
Giai đoạn 1954-1964 đã chứng kiến sự phát triển và đấu tranh không ngừng của báo chí miền Nam, đặc biệt là báo chí cách mạng, đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng tư tưởng và cổ vũ tinh thần dấu tranh của nhân dân Những nỗ lực này không chỉ
6 “Báo chí Cách mạng miền Nam – anh dũng&kiên cường đi cùng 2 cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc”- ĐCSVN- Báo quân khu 4
7 “Phác thảo diện mạo báo chí thời kì 1954-1975”- Trần Hòa Bình
8 “Báo chí Cách mạng miền Nam – anh dũng&kiên cường đi cùng 2 cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc”- ĐCSVN- Báo quân khu 4
9 Báo chí Sài Gòn 1954-1963 - Dương Kiều Linh – NXB Văn Hóa-Văn Nghệ
Trang 7hỗ trợ cho cuộc kháng chiến mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển của nền báo chí sau này
4 Một số tờ báo tiêu biểu
Khi nói về vai trò của báo chí cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, cho hoà bình thế giới”10 Bởi lẽ đó trong những năm 1954-1964, báo chí Việt Nam đã trở thành một vũ khí sắc bén trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước tiêu biểu như : Báo Nhân dân, báo Cứu quốc,Đài phát thanh
tiếng nói Việt Nam,
Báo Nhân dân: Ngày 11/3/1951, trong không khí sôi nổi của cuộc kháng chiến
chống Pháp, Báo Nhân Dân chính thức ra đời Tuy nhiên, phải đến sau Hiệp định
Giơ-ne-vơ, khi tình hình đất nước có những chuyển biến mới, Báo Nhân Dân mới thực sự phát triển mạnh mẽ Để đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân trong giai đoạn chuyển tiếp,
từ tháng 4/1951 đến đầu năm 1954, nhiều đồng chí lãnh đạo báo chí có kinh nghiệm như Hoàng Tùng, Trần Quang Huy, Vũ Tuân đã lần lượt đảm nhiệm vị trí Tổng Biên tập, góp phần định hình phong cách và hướng đi cho tờ báo Báo Nhân dân là trung tâm báo chí với những hoạt động năng động và hiệu quả và môi trường rèn luyện tài năng báo chí như Thép Mới, Quang Đạm, Hữu Thọ11
Báo Cứu Quốc: Hội nghị Trung ương 8 (10-19/5/1941) chủ trương "lúc này các sách báo tuyên truyền không nên dùng danh nghĩa Ðảng nhiều, phải lấy danh nghĩa Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc thay vào" Thực hiện chủ trương đó, Ban Chấp hành Trung ương quyết định ra báo Cứu Quốc, cơ quan tuyên truyền cổ động của Mặt trận Việt Minh Ngày 25-1-1942, Báo ra số đầu ở một ngôi chùa cổ ven sông Hồng thuộc tỉnh Phúc Yên, gần Hà Nội, do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh trực tiếp phụ trách12 Báo
Cứu Quốc đã đăng tải nhiều văn kiện lịch sử quan trọng như Tuyên ngôn độc lập năm
10 Trong bài nói của chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II Hội nhà báo Việt Nam năm 1959
11 Giáo trình lịch sử báo chí tập1, trang 171, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,2020
12 Trung Thành 6/1/2017 “ kỉ niệm 75 năm Báo Cứu Quốc-Giải Phóng-Đại đoàn kết”-Báo Đại biểu nhân
dân- ĐCSVN (23 tháng 9 năm 2019). “Báo Cứu quốc - cơ quan của Tổng bộ Việt Minh ra số đầu”. Báo Đảng Cộng sản Việt Nam
Trang 81945,13 bản dự thảo Hiến pháp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946, 14và lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Sau chiến thắng lịch
sử Điện Biên Phủ (7/5/1954), báo Cứu Quốc tiếp tục phát triển dưới sự lãnh đạo của các
nhà báo như Nguyễn Ngọc Kha và Xuân Thủy Ngày 16-10-1954, báo phát hành số đặc biệt chào mừng Ngày giải phóng Thủ đô, chính thức đặt trụ sở tại số 66 Bà Triệu, Hà Nội Báo đã thu hút nhiều cộng tác viên nổi tiếng như Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, cùng các chuyên mục đa dạng về chính trị, xã hội, văn nghệ Cứu quốc có nhiều chuyên mục về chính trị, xã hội, văn nghệ, Năm 2007, nhân kỷ niệm 65 năm Ngày ra đời Báo Cứu quốc, nhà báo Hồng Hà, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, nguyên phóng viên Báo Cứu quốc có kể lại: “Đó là những năm tháng nhân dân Hà Nội và cả nước hằng ngày đón đọc báo Cứu quốc với niềm tin yêu và sự nhiệt tình khôn tả Báo thu hút được rất nhiều cộng tác viên là cán bộ quân sự, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ nổi tiếng của kháng chiến Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài cho Báo Cứu quốc, đặc biệt trong nhiều năm liền, Người viết chuyên mục “Chuyện gần xa” trên Báo Cứu quốc với bút danh “Ð.X” Đặc biệt, chuyên mục "Cứu Quốc trả lời" là một điểm nhấn, nơi bạn đọc có thể gửi những câu hỏi và nhận được những giải đáp thiết thực, phản ánh đúng nhu cầu và bức xúc của xã hội thời bấy giờ Đội ngũ phóng viên của báo không chỉ đông đảo mà còn có mặt ở mọi miền đất nước, giúp báo Cứu Quốc không chỉ
là một tờ báo đơn thuần mà còn là một công cụ quan trọng trong việc truyền tải thông tin
và phản ánh những vấn đề cấp thiết của đất nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.15
13 Trần Đình Ba (2 tháng 9 năm 2019) “Ngày 2-9-1945 qua tường thuật của Báo Cứu quốc” Báo Công An Thành
Phố Hồ Chí Minh
14 Minh Châu (2 tháng 9 năm 2023). “Không khí Ngày Độc lập 2/9/1945 trên báo chí đương thời”. Báo Pháp luật
Việt Nam
15 Giáo trình lịch sử báo chí tập 1,trang 172,Học viện Báo chí và Tuyên truyền,2020
Trang 9Báo Cứu Quốc - Cơ quan Tuyên truyền cổ động của Việt Nam độc lập đồng minh
(Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Báo quân đội nhân dân:
(nguồn: Báo Quân đội Nhân dân - Phân liên khu miền tây Nam Bộ,
số 19, ra ngày 15-10-1954.)
Báo quân đội nhân dân được ra đời vào năm 1950 trước yêu cầu về nhiệm vụ chiến đấu , xây dựng của quân đội nhân dân và các lực lượng vũ trang cách mạng Tờ báo này được thành lập trên cơ sở truyền thống của các tờ báo đầu tiên thuộc lực lượng vũ trang cách
Trang 10mạng và là sự hợp nhất, sáp nhập hai tờ báo Vệ quốc quân (1947) và Quân du kích
(1948) 16
Báo Quân đội Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ra đời trong những năm tháng đầy biến động của lịch sử dân tộc Tờ báo này đã đóng vai trò
vô cùng quan trọng trong việc tuyên truyền đường lối cách mạng, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta, góp phần vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
Trong giai đoạn mới được thành lập thì báo quân đội nhân dân đã gặp rất nhiều những khó khăn thiếu thốn về vật chất, kỹ thuật Tuy nhiên, bằng tinh thần cách mạng và
sự sáng tạo không ngừng, các nhà báo quân sự đã vượt qua mọi khó khăn, biến tờ báo thành một vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng Trong giai đoạn này mặc dù có gian nan
là thế nhưng tờ báo quân đội này vẫn hoàn thành tốt những công việc của mình như tuyên truyền đường lối cách mạng của Đảng, vạch trần âm mưu của địch, tuyên truyền về chính sách hậu phương
Và khi đến với giai đoạn 1954-1964 lúc này cuộc chiến tranh trở nên khốc liệt hơn, đòi hỏi vai trò của báo chí càng lớn hơn Nhận thấy như vậy vào khoảng thời gian từ năm 1954-1964 báo quân đội nhân dân tiếp tục hoàn thiện mình khi thực hiện tốt sứ mệnh của mình như: Tuyên truyền về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Báo đã đưa tin kịp thời về tình hình chiến trường, về những thắng lợi của quân dân ta, đồng thời vạch trần tội ác của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Cổ vũ tinh thần chiến đấu: Báo đã đăng tải nhiều bài viết, phóng sự về những chiến công của quân dân ta trong các trận đánh lớn, nhỏ, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân Phản ánh cuộc sống của bộ đội và nhân dân: Báo đã phản ánh chân thực cuộc sống, chiến đấu của bộ đội và nhân dân ở hậu phương, ở chiến trường, giúp mọi người hiểu rõ hơn về cuộc kháng chiến Tuyên truyền
về chính sách đại đoàn kết dân tộc: Báo đã tuyên truyền về chính sách đại đoàn kết dân tộc, kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân đoàn kết, chung sức đánh bại kẻ thù chung 17
16 Tờ báo anh hùng của quân đội anh hùng, dân tộc Việt Nam anh hùng Báo Quân đội nhân dân
17 Nguyễn Viết Quyền (Thứ sáu, 01/05/2009) Tìm hiểu sự giúp đỡ của Trung Quốc cho Việt Nam trong những năm
đầu kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1964) Báo Quân đội nhân dân