1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận giữa kỳ học phần sân khấu truyền thống việt nam Đề tài Đào tấn và những vở tuồng tiêu biểu

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đào Tấn và Những Vở Tuồng Tiêu Biểu
Tác giả Nguyễn Thị Như Ý, Nguyễn Trần Thuý Nga
Người hướng dẫn TS Nguyễn Thị Huyền Trang
Trường học Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Việt Nam học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 148,8 KB

Nội dung

Với kiến thức uyên bác và tài ăn nói lưu loát, Đào Tấn nhanh chóng được trọng dụng trong triều đình, trở thành một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng.. Ông đã khéo léo kết hợp những y

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VIỆT NAM HỌC

hêg

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

HỌC PHẦN: SÂN KHẤU TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: ĐÀO TẤN VÀ NHỮNG VỞ TUỒNG TIÊU BIỂU

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2024

Trang 2

Mục Lục

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 2

I Giới thiệu về nghệ thuật tuồng 2

I Nguồn gốc của tuồng 3

CHƯƠNG 2: ĐÀO TẤN 4

I Cuộc đời và sự nghiệp làm quan của Đào Tấn 4

II Sự nghiệp sáng tác của Đào Tấn 5

CHƯƠNG 3: NHỮNG VỞ TUỒNG ĐẶC SẮC NHẤT CỦA ĐÀO TẤN 6

I Vở tuồng "Tân Dã Đồn" 6

1 Lịch sử vở tuồng 6

2 Cốt truyện 6

3 Nhân vật 7

4 Mô – típ của vở tuồng 7

5 Không gian nghệ thuật tuồng 7

6 Cấu trúc của vở tuồng 7

7 Âm nhạc 8

8 Ý nghĩa và tầm ảnh hưởng 8

II Vở tuồng "Hộ Sanh Đàn" 8

1 Lịch sử vở tuồng 8

2 Cốt truyện 9

3 Nhân vật 9

4 Mô – típ của vở tuồng 10

5 Không gian nghệ thuật tuồng 10

6 Cấu trúc của vở tuồng 10

7 Ý nghĩa và tầm ảnh hưởng 10

CHƯƠNG 4: NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA ĐÀO TẤN ĐỂ LẠI CHO NGHỆ THUẬT TUỒNG 12

I Giá trị nhân đạo 12

II Giá trị hiện thực 12

Tài liệu tham khảo 13

Trang 3

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

I Giới thiệu về nghệ thuật tuồng

Hát tuồng là một loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống đặc sắc của Việt Nam, được hình thành và phát triển từ những hình thức diễn xướng dân gian kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, vũ đạo, diễn xuất và trang phục Với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, tuồng đã trở thành một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa của dân tộc Các vở tuồng thường lấy

đề tài từ lịch sử, thần thoại, hoặc những câu chuyện dân gian, ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam Qua những điệu múa uyển chuyển, những câu hát trầm hùng và những trang phục lộng lẫy, tuồng không chỉ mang đến cho người xem những giây phút thư giãn mà còn truyền tải những giá trị nhân văn sâu sắc, giáo dục lòng yêu nước, lòng nhân ái

Nghệ thuật tuồng phản ánh sâu sắc tâm hồn và tinh thần của người Việt Trải qua hàng trăm năm, loại hình nghệ thuật này dần được phát triển theo cách hoàn thiện hơn và tạo nên một kho tàng nghệ thuật quý báu, lưu giữ được nhiều giá trị đạo đức, những câu chuyện mang tính lịch sử của dân tộc.  

Và Đào Tấn - một trong số ít những nhân vật để lại nhiều dấu ấn đặc biệt qua các tác phẩm tuồng của mình Sinh thời, Đào Tấn làm thơ, viết từ khúc

và soạn tuồng hát bội Nhưng xuất sắc hơn cả vẫn là sự nghiệp tuồng Ông không chỉ là một nhà soạn tuồng tài hoa mà còn là một người tiên phong, luôn dám nghĩ dám làm Với những sáng tạo đột phá, ông đã thổi một làn gió mới vào nghệ thuật tuồng cổ kính, mở ra những bước ngoặt mới cho sân khấu Việt Nam Chính vì lẽ đó mà có không ít các nghệ sĩ tuồng truyền thống cảm thấy tự hào, hãnh diện vì đã theo tiếp bước chân của ông, lưu giữ và bảo tồn mà ông đã gây dựng nên

I Nguồn gốc của tuồng

Vì đây là một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền dân gian từ lâu nên thật khó để có thể xác định được chính xác thời điểm tuồng xuất hiện Các

Trang 4

nhà nghiên cứu đã dựa vào lịch sử của đất nước, qua đó tự đặt ra 3 giả thuyết về nguồn gốc của tuồng như sau:

Giả thuyết thứ nhất cho rằng tuồng du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế

kỷ XIII, dưới thời Trần, khi quân ta bắt được kép hát người Trung Quốc là

Lý Nguyên Cát Ông ta đã mang theo những làn điệu và kỹ thuật biểu diễn của hí kịch Trung Quốc, tạo nên những vở tuồng đầu tiên ở Việt Nam Tuy nhiên, nhiều học giả lại cho rằng tuồng đã có mặt ở nước ta từ trước đó, chỉ chưa có hình thức biểu diễn chuyên nghiệp

Giả thuyết thứ hai liên quan đến nhân vật Đào Duy Từ, một nghệ sĩ tài năng

ở thế kỷ XVII Theo đó, ông là người đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển nghệ thuật tuồng ở Đàng Trong Tuy nhiên, việc thiếu bằng chứng lịch sử khiến giả thuyết này vẫn còn nhiều tranh cãi

Giả thuyết thứ ba cho rằng tuồng phát triển từ các trò diễn sân khấu dân gian vốn có từ lâu đời ở Việt Nam Qua quá trình giao lưu văn hóa và tiếp thu tinh hoa từ các nền văn hóa khác, đặc biệt là Trung Quốc, tuồng đã dần hoàn thiện và trở thành một loại hình nghệ thuật độc đáo

Có thể khẳng định rằng, dù xuất phát từ đâu thì tuồng đã được người Việt Nam tiếp thu và biến tấu, tạo nên một loại hình nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc Qua nhiều thế kỷ, tuồng đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt

Trang 5

CHƯƠNG 2: ĐÀO TẤN

I Cuộc đời và sự nghiệp làm quan của Đào Tấn 

Đào Tấn tên thật là Đào Đăng Tấn, tự Chỉ Thúc, sinh ngày 03/04/1845 tại phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định (nay thuộc xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) Do tránh quốc húy của vua Kiến Phúc, là vua Nguyễn Phúc Ưng Đăng nên ông đã bỏ chữ Đăng trong tên của mình gọn lại còn Đào Tấn Đào Tấn thuộc dòng dõi Lộc Khê hầu Đào Duy Từ - danh nhân thời chúa Nguyễn, vào lập nghiệp ở Đàng Trong đầu thế kỷ XVII Cha ông

là Đào Đức Ngạc, mẹ là Hà Thị Loan Họ làm thầy thuốc đông y, buôn bán

và làm ruộng mưu sinh

Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Bình Định giàu truyền thống văn hóa, Đào Tấn từ nhỏ đã sớm bộc lộ tài năng thiên bẩm của mình Bằng tinh thần ham học hỏi cùng với sự nuôi dưỡng của quê hương, ông đã sớm thành danh khi còn trẻ Khi chỉ mới vừa 22 tuổi, Đào Tấn đã vinh dự đứng trong hàng ngũ những người tài giỏi nhất khi đỗ đầu kỳ thi hương Đinh Mão Sự nghiệp quan trường của ông sau đó cũng vô cùng thuận lợi, nhanh chóng thăng tiến qua các cấp bậc Với kiến thức uyên bác và tài ăn nói lưu loát, Đào Tấn nhanh chóng được trọng dụng trong triều đình, trở thành một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng

Với tài năng và đức độ, Đào Tấn đã trải qua một sự nghiệp quan trường lẫy lừng dưới ba triều vua Từ vị trí tri phủ Quảng Trạch, ông liên tục được thăng chức lên các chức vụ quan trọng như Tổng đốc, Thượng thư các bộ

Sự nghiệp của ông đạt đến đỉnh cao khi được phong hàm Hiệp biện Đại học

sĩ, tước Vinh Quang tử Bên cạnh đó, ông còn là người thầy, người bạn đáng tin cậy của vua Thành Thái Chính tình cảm sâu sắc dành cho vua và lòng yêu nước nồng nàn đã khiến ông không ngần ngại đối đầu với thế lực ngoại xâm, dẫn đến việc bị cách chức và cuối cùng là qua đời trong nỗi đau mất nước

Có thể nói, sự nghiệp làm quan chỉ là một phần trong cuộc đời nhiều khía cạnh của Đào Tấn Ông thực sự tỏa sáng và để lại dấu ấn đậm nét nhất qua

Trang 6

những đóng góp cho nghệ thuật hát bội Chính những đóng góp cho sân khấu tuồng đã đưa tên tuổi ông lên đỉnh cao danh vọng và để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người yêu nghệ thuật

II Sự nghiệp sáng tác của Đào Tấn

Sáng tác của Đào Tấn trải rộng trên nhiều thể loại, từ những vở tuồng kinh điển, những bài thơ sâu sắc, đến những câu đối tinh tế Ông sở hữu cho mình rất nhiều vở tuồng nổi tiếng, có giá trị riêng Tân Dã đồn (1864) chính

là tác phẩm đầu tay của Đào Tấn Tuy chưa thật sự mang lại nhiều dấu ấn riêng nhưng tác phẩm này đã đánh dấu sự mở đầu cho sự nghiệp tuồng của chính ông

Khi được bổ nhiệm vào ban Hiệu thư, đối với Đào Tấn đây là một trọng trách mới đầy thách thức, nhưng cũng là cơ hội to lớn để tài năng sáng tác của ông được phát triển một cách toàn diện Ông đã khéo léo kết hợp những yêu cầu nghiêm ngặt của công việc với những sáng tạo độc đáo của bản thân, tạo nên những vở tuồng vừa đáp ứng được thị hiếu của cung đình, vừa mang đậm dấu ấn cá nhân

Các tác phẩm của Đào Tấn không chỉ là những sáng tác văn học đơn thuần

mà còn là những tài liệu quý giá để nghiên cứu về lịch sử, xã hội và văn hóa Việt Nam Qua những vở tuồng, những bài thơ, những bài văn của ông, chúng ta có thể hình dung một phần cuộc sống, tư tưởng của người Việt Nam cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX Đào Tấn xứng đáng được ghi nhận

là một trong những nhà văn hóa tiêu biểu của dân tộc

Trang 7

CHƯƠNG 3: NHỮNG VỞ TUỒNG ĐẶC SẮC NHẤT CỦA ĐÀO TẤN

I Vở tuồng "Tân Dã Đồn"

1 Lịch sử vở tuồng

“Tân Dã Đồn” được viết năm Đào Tấn 19 tuổi và vở tuồng này được xem

là đứa con đầu lòng trong sự nghiệp tuồng của ông” Hiện nay vẫn còn một

số dị bản còn nguyên vẹn nhất của vở tuồng Bản phiên âm chép tay hiện được lưu giữ tại nhà hát tuồng Đào Tấn và dị bản này được nghệ sĩ Phan Hiền cung cấp Bản phiên âm chép tay hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng tổng hợp của tỉnh Bình Định và dị bản này là bút tích của Đào Chi Tiên để lại Và cuối cùng là bản phiên âm đánh máy được lưu trữ tại nhà hát tuồng Đào Tấn của Quách Tấn Trong ba dị bản còn nguyên vẹn nhất ấy thì dị bản chép tay của Đào Chi Tiên được lấy làm bản gốc và được đem đi phục hồi

để giống với nguyên tác nhất, sau khi được phục hồi thì văn bản được in trong công trình Đào Tấn – tuồng hát bội của Vũ Ngọc Liễn

2 Cốt truyện

"Tân Dã Đồn" là một vở tuồng nổi tiếng của Đào Tấn, lấy bối cảnh thời Tam Quốc ở Trung Quốc Kể về câu chuyện xung quanh các nhân vật là Lưu Bị, Từ Thứ (quân sư của Lưu Bị), Tàu Tháo, Tàu Nhân và một số nhân vật nhỏ khác Câu chuyện là Từ Thứ do bị mắc mưu kế của Tàu Tháo mà Từ Thứ phải rời xa Lưu Bị Câu chuyện bắt đầu với cảnh Từ Thứ dụng kế chia quân thành hai đạo, đạo thứ nhất đánh trực tiếp với Tàu Nhân được Trương Phi dẫn đầu, đạo thứ hai Từ thứ cho quân đánh Phan Thành dưới sự chỉ huy của Quan Vũ Cuộc chiến diễn ra quyết liệt giữa hai bên, sau đó Tàu Nhân thua trận đành phải nhảy xuống sông, cướp thuyền để trốn về Phan Thành, nhưng lúc đó hắn không ngờ là Phan Thành cũng đã bị chiếm, hắn mang lòng uất hận, ngậm ngùi trở về chịu tội trước Tàu Tháo Quân sư của Tàu Tháo là Trình Dục bày mưu, hắn cho người viết thư giả để gửi cho Từ Thứ với nội dung là mẹ của Từ Thứ đang bị bắt giam để dụ Từ Thứ Trở về, do Trình Dục biết Từ Thứ là một người con có tấm lòng hiếu thảo, nên khi nhận được thư thì Từ Thứ

Trang 8

chắc chắn sẽ trở về cứu mẹ Trúng kế của kẻ thù nên Từ Thứ đã chuẩn bị lên đường trở về, và trước khi đi thì Từ thứ không quên tình nghĩa với Lưu Bị nên đã tiến cử Gia Cát Khổng Minh cho Lưu bị để giữ trọn nghĩa tình Cuối cùng là cảnh anh em Lưu Bị tiễn Từ Thứ lên đường trở về báo hiếu cho mẹ, trong khoảnh khắc ấy, Từ thứ vô cùng xúc động với tình nghĩa của anh em nhà Lưu Bị dành cho mình

3 Nhân vật

Hệ thống nhân vật chính diện gồm có: Lưu Bị, Từ Thứ, Quan Công, Triệu

Tử Vân, Trương Phi

Hệ thống nhân vật phản diện gồm có: Tàu Tháo, Tàu Nhân, Trình Dục

Hệ thống nhân vật phụ gồm có: Ông, bà Chài, Hổ Bôn quân và tâm phúc của Tàu Tháu, quân của anh em Lưu Bị, Bả trao quân của Tàu Nhân

4 Mô – típ của vở tuồng

Vở tuồng đã thể hiện được nhiều mô típ bao gồm:

Mô típ Truy đuổi – Trốn chạy: cuộc rượt đuổi của Tàu Tháu và Từ thứ,

Tào Nhân trốn chạy sau khi đánh thua Trương Phi.

Mô típ Chia ly: với cuộc chia ly đầy xúc động của anh em Lưu Bị, Trương

Phi với Từ Thứ

Mô típ Lưu lạc tha hương: tiễn Từ Thứ trở về cứu mẹ

Mô típ Giả trang – Bắt con tin: Trình dục giả thư gửi Từ Thứ rằng mẹ đang

bị bắt giam

5 Không gian nghệ thuật tuồng

Đào tấn sử dụng không gian hành trình và cả không gian qua ải trong vở tuồng này Không gian hành trình chỉ sự chuyển biến, di chuyển của nhân vật từ nơi này sang nơi khác và nó được thể hiện qua chi tiết Từ Thứ trên đường trở về cứu mẹ Còn không gian qua ải có mối liên hệ khắt khích với không gian hành trình vì không gian qua ải cũng là không gian cho những cuộc chia ly, không gian qua ải thể hiện trong vở tuồng với chi tiết muốn đánh được Tàu Nhân thì Quan Công phải chiếm được Phan Thành

Trang 9

6 Cấu trúc của vở tuồng

Tuân theo cấu trúc truyền thống của tuồng: mở đầu, phát triển của các mô – típ , và kết thúc mở Mở đầu vở tuồng “Tân Dã Đồn” sẽ khái quát một đoạn ngắn về hoàn cảnh, nội dung kịch bản tuồng, sau đó sẽ là các mô – típ chính trong vở tuồng như mô típ truy đuổi – trốn chạy rồi kết nối với mô típ chia

ly, cuộc chia tay của Từ Thứ và anh em nhà Lưu Bị, tiếp tục là mô típ tha hương, lưu kạc, Đào Tấn sắp xếp các cảnh diễn logic, tạo ra sự căng thẳng

và kịch tính và tiếp đến là liên kết phần kết của kịch bản tuồng với kết thúc

mở là Từ Thứ lên đường trở về xứ Tàu để cứu mẹ mình

7 Âm nhạc

Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển cảnh và tăng cường kịch tính Kết hợp hài hòa giữa lời ca, nhạc đệm và động tác biểu diễn và

sử dụng các điệu thức âm nhạc truyền thống để tạo không khí và thể hiện cảm xúc nhân vật

8 Ý nghĩa và tầm ảnh hưởng

Vở tuồng phản ánh xã hội một cách chân thật mặc dù dựa trên câu chuyện lịch sử Trung Quốc, Tân Dã Đồn có thể được xem như một phản ánh gián tiếp về tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 Thông qua câu chuyện về lòng trung thành và sự hy sinh, Đào Tấn có thể đang gửi gắm thông điệp về tinh thần dân tộc trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với chế độ thực dân Ngoài ra vở tuồng này còn ảnh hưởng đến các nghệ thuật biểu diễn khác Và sự thành công của Tân Dã Đồn có thể đã ảnh hưởng đến sự phát triển của các hình thức nghệ thuật biểu diễn khác ở Việt Nam, như cải lương chẳng hạn Tân Dã Đồn không chỉ là một vở tuồng giải trí, mà còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc Nó ca ngợi những giá trị đạo đức truyền thống như lòng trung thành, tinh thần hy sinh, và tình yêu nước Đồng thời, vở tuồng cũng phản ánh tài năng của Đào Tấn trong việc kết hợp yếu tố truyền thống với những cải tiến mới, góp phần làm cho nghệ thuật tuồng trở nên phong phú và hấp dẫn hơn Vở tuồng này đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nghệ thuật tuồng Việt Nam, trở thành một tác phẩm kinh điển được nhiều thế hệ nghệ sĩ và khán giả yêu thích

Trang 10

II Vở tuồng "Hộ Sanh Đàn"

1 Lịch sử vở tuồng

“Tiếc Cương chuống búa” là một cái tên khác của vở tuồng “Hộ Sanh Đàn” được đặt bút vào năm 1898 – 1902 Hiện nay “Hộ Sanh Đàn” có tới bảy dị bản, trong số bảy dị bản đó thì dị bản của con gái Đào Tấn là Đào Trúc Tiên

ký tên và bút tích duyệt định là quan trọng nhất, và nó cũng được lấy làm bản gốc, hiện đang được lưu trữ tại Nhà hát tuồng Đào Tấn

2 Cốt truyện

"Hộ Sanh Đàn” là vở tuồng được lấy cảm hứng từ một tiểu thuyết của Trung Quốc vào thời kì suy thoái của nhà Đường Câu chuyện bắt đầu với nhân vật Võ Tắc Thiên là Hoàng Hậu nhà Đường lúc bấy giờ, nhưng mà ta

có dã tâm chiếm lấy vương vị để lập nên Nhà Châu, để hoàn thành được âm mưu của mình thì bà ta cho người truy sát, giết hại hết các công thần của nhà Đường lúc bấy giờ, đặc biệt là dòng họ nhà Tiết Nhơn Quý Trong vở tuồng, Đào Tấn xoay quanh nhân vật chính là cháu của Tiết Nhơn Quý là Tiết Cương, và Tiếc Cương rơi vào hoàn cảnh bị truy sát vở cháu của Võ Tắc Thiên là Võ Tam Tự Không chỉ chạy một mình, Tiếc cương còn dắt theo cháu của mình là Tiết Giao, đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ ngay khi vừa lọt lòng Tiếc Cương trốn tại Long Sơn, sau một thời gian thì nên vợ nên chồng với Trần Thị Lan Anh Và họ đã có một khoảng thời gian hạnh phúc bên nhau, xây dựng một cõi cho riêng mình Nhưng hạnh phúc thường sẽ không dài, bình yên chưa được bao lâu thì Tiếc Cương phải trở về để tảo

mộ cho tổ tiên, ông bí mật trở về kinh thành và đã bị quân triều đình phát giác, truy đuổi ông Tin tức đến tai Lan Anh thì nàng lập tức kéo người đi tìm chồng mình Trên đường thì bắt gặp Tiếc Cương đang bị truy đổi, nàng cho người cứu Tiếc Cương rồi chạy về Long Sơn ẩn náo Nhưng xui thay, nàng và chồng vẫn bị quân của Võ Tam Tư biết được nơi lẫn trốn mà cho quân đến đánh Tuy phá được vòng vay của Võ Tư tam nhưng Lan Anh và Tiếc Cương đã làm lạc mất nhau Trên đường trốn chạy thì Lan Anh đột ngột trở dạ sinh con dưới gốc cây quỳ nên nàng đặt tên cho đứa bé là Tiếc Quỳ Lúc này Tiếc Cương đến Đông Châu và Gặp được Tiếc Nghĩa, với sự giúp đỡ của Tiếc Cương, hai người họ kết bái làm anh em Nhưng về sau, hắn phản bội Tiếc Cương về phe của Võ Tư Tam để được làm quan và đã lập mưu bắt Tiếc Cương để giao cho Võ Tư Tam Vợ của Tiếc Nghĩa không đồng tình với sự ăn cháu đá bác này của hắn nên đã nhờ người cứu Tiếc Cương, nhưng do đã phản bội lại chồng nên nàng tự treo cổ tự vẫn để chuộc tội Và vào tối hôm nọ, vợ chồng Tiếc Cương và Lan Anh tình cờ

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:07

w