1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm phát huy phẩm chất năng lực tạo hứng thú nâng cao chất lượng bộ môn hoá học lớp 11

46 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm phát huy phẩm chất năng lực, tạo hứng thú nâng cao chất lượng bộ môn Hoá học lớp 11
Tác giả Khổng Thị Xuân Thu
Trường học Trường THPT Kim Ngọc
Chuyên ngành Hóa học
Thể loại Sáng kiến cấp cơ sở
Năm xuất bản 2023
Thành phố Vĩnh Yên
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 26,6 MB

Cấu trúc

  • 2. Tên sáng kiến (5)
  • 3. Tác giả sáng kiến (5)
  • 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (5)
  • 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến (5)
  • 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử (5)
  • 7. Mô tả bản chất của sáng kiến (5)
    • 7.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN (5)
      • 7.1.1. Trò chơi (5)
      • 7.1.2. Phẩm chất (7)
      • 7.1.3. Năng lực (8)
    • 7.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN (9)
    • 7.3. NỘI DUNG THỰC HIỆN (10)
      • 7.3.1. Sử dụng phiên bản các trò chơi truyền hình (10)
      • 7.3.2. Sử dụng kết hợp với theo trò chơi dân gian (16)
      • 7.3.3. Học sinh sáng tạo các trò chơi (18)
    • 7.4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN (26)
      • 7.4.1. Đối tượng (26)
      • 7.4.2. Nội dung kiểm tra (27)
      • 7.4.3. Kết quả (27)
    • 7.5. Về khả năng áp dụng của sáng kiến (29)
  • 8. Những thông tin cần được bảo mật (29)
  • 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến (29)
  • 10. Đánh giá lợi ích thu được (30)
  • 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (31)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (32)

Nội dung

Thực hiện văn bản số 3892/ BGDĐT- GDTrH về việc hướng dẫn nhiệm vụgiáo dục trung học năm học 2019-2020 về việc nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện; Tiếp tục triển khai công văn số 4612

Tên sáng kiến

“ Sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm phát huy phẩm chất năng lực, tạo hứng thú nâng cao chất lượng bộ môn Hoá học lớp 11”

Tác giả sáng kiến

- Họ và tên: KHỔNG THỊ XUÂN THU- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Kim Ngọc- Số điện thoại:0984881035 Email: xuanthu11182@gmail.com

Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 7/9/2021

7 Mô tả bản chất của sáng kiến:

7.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 7.1.1.Trò chơi.

Trò chơi học tập được hiểu một cách đơn giản là các trò chơi có nội dung gắn với các hoạt động của HS nhằm giúp HS học tập trên lớp được hứng thú vui vẻ hơn Nội dung của trò chơi này là sự thi đấu về hoạt động trí tuệ nào đó như sự chú ý, sự nhanh trí, sự tưởng tượng, sáng tạo.

Theo F.l.Frratkina cho rằng “Hành động chơi luôn là hành động giả định.

Hành động chơi mang tính khái quát, không bị giới hạn bởi cấu tạo của đồ vật” vui chơi là hoạt động cần thiết, góp phần phát triển nhân cách con người ở mọi lứa tuổi.

Mô tả bản chất của sáng kiến

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trò chơi học tập được hiểu một cách đơn giản là các trò chơi có nội dung gắn với các hoạt động của HS nhằm giúp HS học tập trên lớp được hứng thú vui vẻ hơn Nội dung của trò chơi này là sự thi đấu về hoạt động trí tuệ nào đó như sự chú ý, sự nhanh trí, sự tưởng tượng, sáng tạo.

Theo F.l.Frratkina cho rằng “Hành động chơi luôn là hành động giả định.

Hành động chơi mang tính khái quát, không bị giới hạn bởi cấu tạo của đồ vật” vui chơi là hoạt động cần thiết, góp phần phát triển nhân cách con người ở mọi lứa tuổi.

Trò chơi học tập là trò chơi có luật và những nội dung cho trước, là trò chơi của sự nhận thức, hướng đến sự mở rộng, chính xác hoá, hệ thống hóa các biểu tượng đã có nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết của học sinh - trong đó nội dung học tập kết hợp với hình thức chơi.

Trò chơi giáo dục là hoạt động có nguồn gốc tự nhiên và xã hội, cho phép học sinh tham gia các hoạt động do giáo viên hướng dẫn Thông qua các trò chơi này, học sinh chủ động chơi và khám phá, đồng thời mục đích của bài học được truyền tải thông qua nội dung trò chơi Các quy tắc của trò chơi phản ánh nội dung và phương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp học tập hợp tác và tự đánh giá.

7.1.1.3 Phân loại trò chơi học tập.

Có nhiều cách phân loại trò chơi học tập.

Dựa theo mục tiêu dạy học, trò chơi học tập được phân loại thành: trò chơi hình thành kiến thức, trò chơi hình thành thái độ, trò chơi hình thành hành vi và thói quen.

- Phân loại theo tiến trình bài học, trò chơi học tập gồm: trò chơi khởi động, trò chơi hình thành kiến thức và rèn kĩ năng, trò chơi ôn tập củng cố.

- Phân loại theo hình thức tổ chức, trò chơi học tập gồm: trò chơi tập thể, trò chơi cá nhân, trò chơi trong lớp, trò chơi ngoài lớp…

Theo Nguyễn Thị Bích Hồng (tạp trí Khoa học ĐH SPTP Hồ Chí Minh): Trò chơi gồm ba loại: loại khởi động, loại kích thích học tập và loại khám phá tri thức;

Trong đó loại khám phá tri thức có tác dụng cao trong việc kích thích tính tích cực của người học thực chất là phương pháp dạy học nêu vấn đề hoặc tạo tình huống có vấn đề nhằm kích thích hoạt động học tập của học sinh.

7.1.1.4 Quy trình thực hiện một trò chơi Để thực hiện một trò chơi, Giáo viên phải thực hiện theo một qui trình cụ thể như sau:

- Bước 1: Xây dựng thể lệ trò chơi Thể lệ có thể dựa trên nguyên tắc đã nêu,cũng có thể bỏ bớt hay bổ sung thêm tùy điều kiện thực tế.

- Bước 2: Lựa chọn nội dung, chủ đề cần tuyên truyền Muốn xác định được chủ đề thì phải trả lời câu hỏi: “Trò chơi đem đến cho học sinh kiến thức mới gì?

Hay khắc sâu nội dung gì mà giáo viên cần truyền tải, nhấn mạnh?”

- Bước 3: Xây dựng hình thức và kết cấu câu hỏi.

- Bước 4: Thiết kế trò chơi trên phần mềm Lựa chọn phần mềm thích hợp, sao cho đảm bảo dễ thiết kế, dễ sửa chữa, hiệu chỉnh, giao diện đẹp Phải thiết kế sao cho thí sinh lựa chọn từ câu hỏi một cách ngẫu nhiên Mỗi lần thí sinh chọn câu hỏi nào thì câu đó đổi màu hoặc nhấp nháy đồng thời xuất hiện nội dung gợi ý Nếu học sinh trả lời đúng, đáp án sẽ được mở ra, ngược lại, câu hỏi đó vẫn là bí mật nhưng màu sắc phải khác để thông báo với người chơi rằng câu hỏi này đã được chọn Nên thiết kế trên một trang màn hình Cần thiết lập hiệu ứng thời gian, chuông đồng hồ, chấm điểm để trò chơi thêm sinh động, gay cấn và hấp dẫn hơn

- Bước 5: Tổ chức trò chơi.

- Bước 6: Tổng kết và rút kinh nghiệm.

Phẩm chất là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng mối quan hệ giữa con người với con người Phẩm chất được thể hiện thông qua cách ứng xử của con người đối với người khác cũng như đối với sự việc trong cuộc sống

Trong chương trình giáo dục phổ thông sẽ hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất nền tảng giúp học sinh rèn luyện bản thân và hiểu được những phẩm chất quý giá của dân tộc mình.

Yêu nước là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được hình thành và vun đắp qua nhiều thế hệ, từ thời kỳ dựng nước đến thời kỳ giữ nước.

Tình yêu đất nước không chỉ dừng lại ở tình yêu đối với con người mà còn bao gồm tình yêu đối với thiên nhiên tươi đẹp, những di sản văn hóa lâu đời và giàu bản sắc Đó là sự trân trọng đối với những giá trị truyền thống, sự tự hào về những thành tựu đã đạt được, đồng thời là ý thức bảo vệ và gìn giữ những điều thiêng liêng đó Bởi lẽ, đất nước là nơi chúng ta được sinh ra, lớn lên và gắn bó sâu sắc, tình yêu đất nước là biểu hiện của sự biết ơn và trách nhiệm đối với nơi chôn rau cắt rốn của mình.

CƠ SỞ THỰC TIỄN

định hướng đổi mới trong dạy học môn Hóa học không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức cho học sinh mà còn hướng đến mục tiêu phát triển kỹ năng cốt lõi và tạo ra môi trường để học sinh chủ động vận dụng kiến thức Hóa học vào giải quyết các vấn đề thực tế.

Bắt nguồn từ định hướng đó đòi hỏi giáo viên phải có khả năng thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập, lựa chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học phù hợp với trường mình giảng dạy với đối tượng học sinh, với từng kiểu bài để học sinh tích cực, chủ động tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập, tăng cường các hoạt động thực hành, trải nghiệm cho học sinh.

Thực tế việc tổ chức hoạt động dạy học dưới dạng trò chơi học tập cho học sinh khi giảng dạy môn Hóa học còn rất nhiều hạn chế, nhiều thầy cô nếu có tổ chức thì vẫn ở mức độ đơn giản gây ra sự nhàm chán cho học sinh và không phát huy được vai trò, tác dụng vốn có của nó trong đổi mới giáo dục Điều này cũng là lý do làm cho học sinh sợ học môn hoá học Học sinh sẽ học theo kiểu chống đối, tiếp thu kiến thức một cách thụ động, điều đó dẫn đến kết quả học tập không cao.

Thiết kế trò chơi học tập trong dạy học sẽ giúp bài học sinh động hơn, phát huy được tính tích cực và gây hứng thú học tập cho học sinh Học sinh sẽ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, chủ động chứ không phải theo kiểu thụ động, chống đối Qua đó học sinh sẽ giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế.

Qua phiếu khảo sát điều tra tôi nhận thấy học sinh yêu thích môn hoá chiếm tỷ lệ khá thấp chỉ chiếm 9.6% trong đó tỷ lệ học sinh không thích môn Hoá chiếm tỷ lệ 14.4% Đa số học sinh chiếm tới 51.8% có thái độ bình thường với môn Hoá. Điều này cũng có thể thấy qua cảm nhận của học sinh về môn Hoá, có tới 13.8% học sinh cho rằng môn Hoá rất khó, và tới 26% học sinh đánh giá ở mức độ khó Chỉ có 9.6% cho rằng môn Hoá không hề khó.

Một trong những nguyên nhân học sinh chưa học tốt môn Hoá chính là do học sinh cho rằng kiến thức môn Hoá khô khan chiếm tới 45.7% ; sau đó là do học sinh hổng kiến thức chiếm 28.9%; Trong đó nguyên nhân đến từ phía giáo viên chiếm tỷ lệ khá cao 22.9% học sinh cho rằng do giáo viên chưa khơi gợi hứng thú của bộ môn Hoá học cho học sinh.

Khi được hỏi rằng có nên đưa trò chơi vào tiết Hoá không thì có tới 34,9 % cho rằng là việc đưa trò chơi là không hợp lý.

Trên cơ sở đó tôi nghĩ giáo viên cần phải xây dựng được cho học sinh sự hứng thú, kích thích tò mò tự giác tìm hiểu môn học.

Bằng kinh nghiệm và tìm hiểu của bản thân cũng như việc thường xuyên áp dụng trong các tiết dạy, tôi nhận thấy: việc đưa trò chơi lồng ghép vào trong quá trình dạy học đã tạo hứng thú cho học sinh ngay khi bắt đầu giờ học, cũng như lôi cuốn trong suốt cả tiết học.

NỘI DUNG THỰC HIỆN

zalo để đăng nhập bài giảng ví dụ.

7.3.1 Sử dụng phiên bản các trò chơi truyền hình.

Khi một hình ảnh xuất hiện học sinh bình luận ngay dưới bức hình Phạm vi sử dụng: Hoạt động khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập.

Ví dụ minh họa: Bài 10: PHOTPHO - Quét mã QR để đăng nhập ví dụ

Trò chơi này không chỉ bổ sung kiến thức về hoá học mà còn giúp cho học sinh có thêm các kiến thức môn học khác như văn học, mỹ thuật âm nhạc, đòi hỏi học sinh có tư duy quan sát logic.

Tạo không khí vui tươi trong lớp học

Học sinh ngồi tại vị trí nghe câu hỏi viết đáp án vào bảng, đáp án đúng HS được chơi tiếp đáp án sai học sinh bị dời khỏi vị trí

Người thắng cuộc là người còn lại cuối cùng.

Phạm vi sử dụng: Thường được sử dụng trong các tiết luyện tập.

Ví dụ minh hoạ Bài 5: Luyện tập Axit, bazơ, muối Quét mã QR để đăng nhập ví dụ

Trò chơi mang tính cá nhân giúp học sinh đánh giá được từng cá nhân học sinh Bên cạnh đó tạo không khí gắn kết khi học sinh còn lại trên sân thi đấu ít, có thể tổ chức các trò chơi gắn kết tinh thần đoàn kết trong lớp học.

7.3.1.3 Trò chơi chiếc nón kỳ diệu

Thể lệ: Học sinh thực hiện quay vòng để xác định mình sẽ được thưởng gì sau đó chọn câu hỏi nếu trả lời đúng thì được phần thưởng trả lời sai thì bị phạt.

Phạm vi sử dụng: Hoạt động khởi động, luyện tập

Trò chơi cá nhân nhưng có sức hút đối với tất cả học sinh không khí sôi động từ khi vòng quay bắt đầu cho đến khi vòng quay kết thúc.

Ví dụ minh họa Bài 7 : NITƠ - Quét mã QR để đăng nhập ví dụ

Tuỳ thuộc vào nội dung bài giáo viên có thể linh hoạt thay đổi nội dung trong phần thưởng phạt và cũng có thể thiết kế thành trò chơi theo đội

7.3.1.4 Trò chơi ai là triệu phú

Thể lệ: Học sinh tham gia trả lời các câu hỏi với các mức điểm thưởng tương ứng với từng câu hỏi.

Phạm vi sử dụng: Hoạt động khởi động, luyện tập, Các bài ôn tập

Học sinh có quyền sử dụng các quyền trợ giúp, điều này làm tăng tính kích dành cho người chơi

Ví dụ minh họa Bài 8: AMONIAC VÀ MUỐI AMONI- Quét mã QR để đăng nhập ví dụ

Tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của học sinh giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi theo đội , nhóm.

7.3.1.5 Ai thông minh hơn học sinh lớp 5

Trò chơi dành cho 3-4 người Người chơi lần lượt chọn câu hỏi cho mình Trả lời đúng sẽ được điểm, trả lời sai sẽ nhường lượt cho người khác Nếu người khác trả lời đúng, người trả lời sai trước đó sẽ bị trừ điểm Trò chơi kết thúc khi một người đạt số điểm cao nhất.

Ví dụ minh hoạ Ôn tập giữa kì 1

Phạm vi sử dụng: Hoạt động khởi động, luyện tập, Các bài ôn tập

Tuỳ theo điều kiện thực tế lớp chia làm 2-4 đội thi, Các đội thi sẽ trải qua các vòng thi, Đội nào đạt điểm cao nhất sẽ giành chiến thắng.

Người chơi tham gia theo nhóm 4 người dành cho mỗi đội chơi, trong đó có một người là đội trưởng và có 5 câu hỏi.

Mỗi câu hỏi trả lời đúng sẽ dành được số điểm tương ứng.

Người lựa chọn câu hỏi không trả lời được đồng đội có thể hỗ trợ trả lời nhưng số điểm nhận được 1/2 số điểm tương ứng.

Ví dụ minh hoạ: Ôn tập học kì I

Phạm vi sử dụng: Các bài ôn tập 7.3.1.7 Trò chơi “ Cuộc đua kỳ thú”

Thể lệ Cuộc đua gồm có 5 trạm:

Trạm 1: Cổng trường Trạm 2: Sân khấu.

Trạm 3: Căn tin Trạm 4: Thư viện ngoài trời.

Ví dụ minh học bài 12: Phân bón hoá học

Học sinh được chia làm 5 đội chơi : đồng đều về giới tính, học vấn, sức khoẻ

Các đội sẽ thực hiện nhiệm vụ trong các mật thư bao gồm trả lời câu hỏi về kiến thức và thực hiện một nhiệm vụ gắn kết học sinh được ghi cụ thể trong mật thư.

Nhiệm vụ ở từng trạm phải hoàn thành thì mới được chuyển sang trạm tiếp theo. Đội thắng cuộc là đội về đích nhanh nhất Đội chơi phải chụp ảnh, quay video minh chứng về việc đã làm khi tham gia tại các trạm đua: Nhảy dân vũ, tưới cây, xếp xe, dọn căn tin, tạo dáng chụp ảnh

Phạm vi sử dụng: Hoạt động hình thành kiến thức, các bài ôn tập

Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế giáo viên có thể thay đổi số lượng trạm, cũng như số lượng người chơi, các hình thức giáo dục trải nghiệm, nhằm tăng hứng thú, tạo tinh thần đoàn kết cho học sinh.

7.3.2 Sử dụng kết hợp với theo trò chơi dân gian.

Hình thức này có ưu điểm là đơn giản, dễ tổ chức thực hiện,

7.3.2.1 Trò chơi Oẳn tù tì.

Giáo viên chia lớp làm hai đội: đại diện mỗi đội sẽ lên chơi Oẳn tù tì người thắng sẽ được quyền đặt câu hỏi

Khi cả hai cũng đọc : “Oẳn tù tì Ra cái gì ra cái này” khi chấm dứt câu thì đưa tay ra cùng một lúc Phân định thắng thua bằng cách : Cái búa đập cái kéo, cái kéo cắt cái bao, cái bao trùm được cái búa

Người thắng sẽ được 1 điểm và được quyền đặt câu hỏi cho người thua trả lời

Nếu người thua trả lời được thì được 1 điểm, không trả lời được sẽ bị trừ 1 điểm.

Kết thúc đội chiến thắng là đội dành số điểm cao nhất.

Phạm vi sử dụng: Hoạt động khởi động, luyện tập, Các bài ôn tập

Ví dụ minh hoạ bài CHƯƠNG 1 : SỰ ĐIỆN LI

Sự điện li là quá trình phân li các chất trong nước thành ion Các chất điện li là những chất tan trong nước và phân li ra ion Tuy nhiên, có những chất điện li yếu, khi tan trong nước, chỉ một phần các phân tử hòa tan phân li ra ion, còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.

Chất điện li mạnh chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.

Những chất sau thuộc nhóm nào HCl, HNO3, H2SO4,

Những chất sau thuộc nhóm CH3COOH; HF; Mg(OH)2

Trò chơi ném còn là trò chơi vận động tập thể thường được chơi nhiều tại các trường học Việt Nam Trò chơi này vô cùng đơn giản, chỉ cần có quả còn và một nhóm học sinh Luật chơi là giáo viên sẽ đưa ra câu hỏi và đứng quay lưng lại với học sinh Học sinh sẽ ném quả còn Học sinh nào bị quả còn ném trúng sẽ phải trả lời câu hỏi Nếu trả lời đúng, các em sẽ tiếp tục ném quả còn đến học sinh khác Trò chơi tiếp tục cho đến khi hết số câu hỏi quy định.

Nếu người nhận được quả còn mà không trả lời được câu hỏi thì sẽ chịu một hình phạt của người đặt câu hỏi

Phạm vi sử dụng: Hoạt động khởi động, luyện tập, Các bài ôn tập 7.3.3 Học sinh sáng tạo các trò chơi:

Trong bài học giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm thiết kế, tổ chức các hoạt động trò chơi trong phần củng cố hoặc luyện tập

7.3.3.1 Trò chơi giải cứu thú

Thể lệ Học sinh trả lời đúng câu hỏi thì sẽ cứu được một con thú đang bị giam cầm và tương ứng sẽ nhận được điểm tương ứng với câu hỏi

Phạm vi sử dụng: Hoạt động khởi động, luyện tập, Các bài ôn tập Ví dụ minh hoạ Bài 1: Sự điện ly

7.3.3.2 Trò chơi thỏ kiếm ăn Thể lệ.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Năm học 2021- 2022 Tôi thực hiện ở lớp 11A1, 11A3 Với 81 hoc sinh Năm học 2022- 2023 Tôi thực hiện ở lớp 11A1, 11A3 Với 85 học sinh Cả hai lớp tôi đều sử dụng phương pháp này và tôi dánh giá dựa trên sự tiến bộ của học sinh thể hiện qua bài kiểm tra đánh giá cuối kì HK 1 năm học 2021- 2022; năm học 2022-2023 so với bài kiểm tra giữa kì và so với kết quả điểm trung bình của năm học trước

Thông qua bài kiểm tra giữa kì và cuối kỳ.

Qua phiếu tự đánh giá của học sinh trước và sau khi thực hiện đề tài

7.4.3.1 Điểm đánh giá học tập của Học sinh:

Từ kết quả điểm đánh giá giữa kì và cuổi kì ở phụ lục tôi có bảng làn điểm như sau:

Bảng 1 Làn điểm đánh giá giữa kì và cuối kì Điểm

6,5 6,5 ÷ 8 TB Điểm đánh giá giữa kì I lớp 11 5 27 33 19 6.7 Điểm đánh giá cuối kì I lớp 11 0 15 41 28 7.3

Từ bảng 1 tôi vẽ được đồ thị 1.

7.3 Điểm giữa kì Điểm cuối kì Đồ thị 1: Làn điểm đánh giá giữa kì lớp 11 , cuối kì I lớp 11, TB môn lớp 10.

Qua kết quả từ bảng 1 và đồ thị 1 tôi nhận thấy Khi sử dụng phương pháp trò chơi học tập đã giúp cho hoc sinh hứng khởi ghi nhớ kiến thức làm tăng điểm số hơn hẳn bài đánh giá giữa kì.

Khi sử dụng trò chơi điểm trung bình không chỉ tăng lên 0.6 điểm mà làn điểm ở mức >8 cũng tăng 10,7% trong khi đó làn điểm < 5 giảm 5,9%

7.4.3.2 Kết quả khảo sát sự hứng thú của học sinh

Sau khi thực hiện xong đề tài cuối học kỳ 1 năm 2022- 2023, kết quả điều tra ở 84 học sinh thuộc 2 lớp học tôi nhận thấy số lượng học sinh yêu thích môn hoá ở mức độ thích là 28% và rất thích là 20,4% và chỉ còn 2% học sinh là không thích môn Hoá Đặc biệt 100% học sinh cho rằng việc đưa trò chơi vào các tiết học môn Hoá là hợp lý.

27 Ý kiến Học hiệu quả Tạo hứng thú khi học Đồng ý sử dụng trò chơi trong bài học

Như vậy có thể thấy khi thay đổi phương pháp dạy học đặc biệt là sử dụng trò chơi học tập đã đem lại hiệu quả.

Trong quá trình giảng dạy, áp dụng phương pháp trò chơi không chỉ giúp học sinh khá giỏi có cơ hội phát huy khả năng mà còn tạo hứng thú cho học sinh trung bình, yếu, kém Phương pháp này không chỉ đem lại bầu không khí học tập sôi nổi mà còn góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, nâng cao hiệu quả học tập.

Về khả năng áp dụng của sáng kiến

Những giải pháp sáng kiến được nghiên cứu và đã áp dụng ở trường THPT Kim Ngọc từ năm học 2021-2022, 2022-2023, tạo ra sự tích cực trong công tác dạy và học bộ môn.

Những giải pháp này có thể áp dụng hiệu quả cho tất cả các trường THPT khác.

Những thông tin cần được bảo mật

Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

9.1 Đối với c ác cấp lãnh đạo:

Cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học.

Tăng cường trang bị các thiết bị phục vụ cho quá trình dạy và học như: máy chiếu, máy chụp ảnh, máy tính

Thường xuyên trau dồi chuyên môn nghiệp vụ làm chủ các phương pháp dạy học, áp dụng linh hoạt để tạo sự hứng thú học tập cho học sinh từ đó sẽ phát huy được năng lực cho HS.

Cần phát huy và mở rộng xây dựng nhiều các phương pháp dạy học bằng trò chơi học tập.

Cần tích cực chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội và làm chủ kiến thức,hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Đánh giá lợi ích thu được

Sáng kiến khi được áp dụng sẽ mang lại hiệu quả sau:

Trên phương diện lý thuyết, phương pháp dạy học mới góp phần làm phong phú các phương pháp dạy học, đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục hiện đại.

Về mặt thực tiễn: Phát huy được khả năng tự học, tinh thần đoàn kết, khả năng sáng tạo … của học sinh, vận dụng để giải các vấn đề thực tiễn, cụ thể Từ đó không chỉ nâng cao chất lượng dạy học mà còn nâng cao phẩm chất năng lực học sinh.

Tăng cường khả tự học của học sinh, phát huy tính chủ động sáng tạo trong quá trình chủ động lĩnh hội kiến thức.

Sáng kiến thực hiện tốt được mục tiêu đổi mới của giáo dục, bên cạnh việc trang bị kiến thức sáng kiến còn giúp học sinh phát triển toàn diện, có khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả.

Không chỉ cá nhân tôi áp dụng các trò chơi vào giảng dạy bộ môn hoá, mà các thầy cô dạy bộ môn Lý, Hoá, Sinh cùng như các thầy cô khác dạy môn khác tại trường THPT Kim Ngọc Qua trao đổi với các đồng nghiệp, tôi nhận thấy khi sử dụng trò chơi trong học tập là một phương pháp dạy học rất tích cực, sáng tạo dễ vận dụng và nên áp dụng sao cho phù hợp với mỗi bài học một cách linh hoạt nhất tạo sự tự nhiên, thoái mái đối với học sinh, giúp học sinh yêu thích môn học.

Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu

Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

Ngõ 9, Đường Lí Thường Kiệt, phường Đồng Tâm, TP

Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

- Khối 11, Đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Hóa học

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày đăng: 20/07/2024, 18:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Làn điểm đánh giá giữa kì và cuối kì - sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm phát huy phẩm chất năng lực tạo hứng thú nâng cao chất lượng bộ môn hoá học lớp 11
Bảng 1. Làn điểm đánh giá giữa kì và cuối kì (Trang 27)
Đồ thị 1: Làn điểm đánh giá giữa kì lớp 11 , cuối kì I lớp 11, TB môn lớp 10. - sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm phát huy phẩm chất năng lực tạo hứng thú nâng cao chất lượng bộ môn hoá học lớp 11
th ị 1: Làn điểm đánh giá giữa kì lớp 11 , cuối kì I lớp 11, TB môn lớp 10 (Trang 28)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w