1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

một số biện pháp khai thác nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của xuân diệu qua bài thơ vội vàng

43 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHAI THÁC NÉT ĐẶC SẮC TRONG PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA XUÂN DIỆU QUA BÀI THƠ “VỘI VÀNG”
Tác giả NGUYỄN THỊ HUYỀN
Trường học TRƯỜNG PT DTNT CẤP 2,3 VĨNH PHÚC
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Sáng kiến
Năm xuất bản 2022
Thành phố Vĩnh Phúc
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 348,88 KB

Cấu trúc

  • 1. Lời giới thiệu (3)
  • 2. Tên sáng kiến (4)
  • 3. Tác giả sáng kiến (4)
  • 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (4)
  • 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến (4)
  • 6. Sáng kiến được áp dụng lần đầu (4)
  • 7. Mô tả bản chất của sáng kiến (4)
    • 7.1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến (4)
    • 7.2. Cơ sở lí luận (6)
    • 7.3. Thực trạng vấn đề (7)
    • 7.4. Các biện pháp thực hiện (11)
      • 7.4.1. Phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu và nét đặc sắc trong phong cách Xuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng” (11)
        • 7.4.1.1. Phong cách nghệ thuật (11)
        • 7.4.1.2. Phong cách nghệ thuật với vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương (12)
        • 7.4.1.3. Phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu (13)
      • 7.4.2. Một số biện pháp khai thác nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu qua bài “Vội vàng” (16)
        • 7.4.2.1. Đọc sáng tạo (16)
        • 7.4.2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi để phát huy vai trò chủ thể, chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh (19)
        • 7.4.2.3. Kết hợp các biện pháp phân tích, so sánh giảng bình để tăng khả năng cảm thụ cho học sinh (20)
        • 7.4.2.4. Hoạt động nhận thức (22)
        • 7.4.2.5. Biện pháp sử dụng trò chơi (23)
  • 8. Những thông tin bảo mật: Không (39)
  • 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến (39)
  • 10. Kết quả đạt được khi áp dụng sáng kiến (40)
  • 11. Danh sách tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử sáng kiến (42)

Nội dung

“Vộivàng” là tác phẩm trữ tình đặc biệt, mang đậm phong cách sáng tác của XuânDiệu: Độc đáo, thể hiện rõ cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ, được thể hiện bởithể thơ tự do, mang âm

Lời giới thiệu

Có thể nói, Ngữ văn là môn học không chỉ có tác dụng trong việc bồi dưỡng trí tuệ mà môn học còn có tác dụng khơi gợi những cảm xúc thẩm mĩ trong lòng người đọc Giáo sư Hà Minh Đức đã cho rằng “Văn học không chỉ là một nguồn tri trức mà còn là nguồn năng lượng lớn lao có ý nghĩa cổ vũ, tiếp sức cho con người trong cuộc sống” Nhưng nếu giáo viên không có cách thức tổ chức tốt giúp học sinh tiếp nhận những đơn vị kiến thức từ đơn giản đến phức tạp thì môn học sẽ không có hứng thú với môn học, mai một khả năng diễn đạt mà đặc biệt sẽ làm cho học sinh không thấy hết được giá trị của tác phẩm văn chương Chính vì thế, việ vận dụng, thực hiện những biện pháp phù hợp vào dạy học, đặc biệt là tác phẩm thơ là một yêu cầu cần thiết đối với môn Ngữ văn.

Phong trào thơ mới là hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam Trong phần đọc văn của chương trình ngữ văn hiện hành, thơ mới có ý nghĩa và vị trí vô cùng quan trọng Các tác phẩm thơ mới đều rất độc đáo về nội dung và nghệ thuật, có nhiều khám phá mới lạ trong cách cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên, trong cách diễn tả bức chân dung con người Nên việc dạy các tác phẩm thơ mới luôn đặt ra cho giáo viên và học sinh nhiều khó khăn, thách thức “Vội vàng” là tác phẩm trữ tình đặc biệt, mang đậm phong cách sáng tác của Xuân Diệu: Độc đáo, thể hiện rõ cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ, được thể hiện bởi thể thơ tự do, mang âm hưởng của phong trào thơ mới “Mới nhật trong những nhà thơ mới” nên gây ra không ít khó khăn cho việc truyền thụ và lĩnh hội của giáo viên và học sinh

Xuất phát từ tình hình thực tế đó, và căn cứ vào sự đổi mới sách giáo khoa của Bộ giáo dục hiện nay có chú trọng đến đổi mới biện pháp giảng dạy, trong quá trình giảng dạy, tôi đã có một vài kinh nghiệm được rút ra cho bản thân Với những văn bản thuộc phong trào thơ mới phải có cách cảm nhận đa diện, nhiều chiều để hiểu hết được những giá trị về nội dung và nghệ thuật Từ đó giúp giờ học văn bớt nhàm chán, gây được hứng thú, khơi gợi những tư duy cảm nhận đa chiều từ học sinh. Đó là những nguyên do cơ bản khiến tôi chọn đề tài: Một số biện pháp khai thác nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng”.

Tên sáng kiến

Một số biện pháp khai thác nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật củaXuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng”.

Tác giả sáng kiến

- Họ và tên: NGUYỄN THỊ HUYỀN - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường PT DTNT cấp 2,3 Vĩnh Phúc.

- Email: nguyenthihuyen.gvquangha@vinhphuc.edu.vn.

Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

- Tác giả Nguyễn Thị Huyền.

Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

Sáng kiến được áp dụng trong giảng dạy tác phẩm “Vội vàng’’ cuả XuânDiệu trong chương trình Ngữ văn 11, ban cơ bản

Sáng kiến được áp dụng lần đầu

Sáng kiến này được tác giả khởi xướng từ năm học 2020 - 2021 và được hoàn thiện trong năm học tiếp theo Sáng kiến đã có những đổi mới và cập nhật phù hợp với yêu cầu vận dụng tích cực của học sinh, qua đó đạt được một số kết quả khả quan ban đầu.

Mô tả bản chất của sáng kiến

Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Xuân Diệu là một nhà thơ lớn của phong trào thơ mới (1932 - 1945) và là đỉnh cao của thơ ca trữ tình hiện đại của Việt Nam Khối lượng tác phẩm, các công trình nghiên cứu dịch thuật đồ sộ, phong phú, giá trị đã khẳng định vị trí và tầm vóc lớn lao của ông trong lịch sử thơ ca dân tộc Được nghiên cứu về Xuân Diệu là cả một niềm vinh hạnh lớn lao của người viết.

“Vội vàng” là một bài thơ lớn của Xuân Diệu nói riêng và phong trào thơ mới nói chung: lớn cả về tư tưởng và cả về chất lượng nghệ thuật Người ta có thể nhận thấy tất cả những nguồn mạch tư tưởng, cá tính sáng tạo, những cách tân về nghệ thuật thơ mới của Xuân Diệu qua bài thơ này Trong nhà trường Trung học Phổ thông (THPT) trước đây “Vội vàng” cùng với “Đây mùa thu tới” và “Thơ duyên” là một trong ba bài thơ của Xuân Diệu được đưa vào dạy chính khóa ở lớp 11 Còn trong sách cải cách bây giờ “Vội vàng” là thi phẩm duy nhất của Xuân Diệu được đưa vào học chính (ở cả sách giáo khoa Ngữ văn 11 banKhoa học xã hội và nhân văn và cả Ban cơ bản) Điều này phần nào khẳng định giá trị rất lớn của bài thơ “Vội vàng” trong giáo dục nhà trường hiện nay.

Nhưng một vấn đề đặt ra là phải dạy như thế nào để thấy được “cái lớn”,

“cái mới”, “cái giá trị” mà Xuân Diệu và bài thơ “Vội vàng” của ông đã để lại là điều không dễ dàng chút nào Về phương diện nhà trường, người viết thiết nghĩ đây là một điều cần thiết.

Thế kỷ XX đã trôi qua, cả nhân loại và dân tộc đang bước vào những năm đầu thế kỷ XXI với biết bao biến đổi trong đời sống xã hội và tâm lý con người.

Giáo dục nhà trường cũng đang có những chuyển biến mạnh mẽ Xã hội hiện đại, con người mới, mục tiêu chương trình, nội dung giáo dục mới, lẽ dĩ nhiên biện pháp giáo dục nói chung và biện pháp dạy học văn nói riêng cũng phải có những đổi mới chứ không thể đứng im như cũ được Tuy nhiên, trong thực tế, đổi mới trong biện pháp dạy học văn mới chủ yếu diễn ra ở phương diện lý thuyết, còn thực tế giảng dạy và học tập văn học trong nhà trường vẫn còn một “sức ì” rất lớn.

Do tâm lý e ngại thất bại và ảnh hưởng của phương pháp dạy cũ, giáo viên thường ngại đổi mới và ứng dụng phương pháp mới trong dạy học văn, dẫn đến việc phát huy bản chất sáng tạo của nghề chưa được chú trọng đúng mực Để đổi mới hiệu quả, cần ứng dụng linh hoạt các biện pháp dạy học phù hợp với từng tác phẩm cụ thể, đặc biệt là các tác phẩm thơ Ví dụ, khi dạy thơ trữ tình trung đại và hiện đại cần có phương pháp khác nhau, thậm chí trong thơ hiện đại, mỗi tác phẩm lại cần có phương pháp dạy riêng tùy theo đặc điểm tác phẩm và phong cách tác giả Trường hợp cụ thể là bài thơ "Vội vàng" của Xuân Diệu trong chương trình lớp 11, nhiều giờ học vẫn đang bị biến thành giờ nói chuyện văn chương hoặc thuyết giảng triền miên, học sinh chỉ biết nghe và ghi chép thụ động, tính chủ thể không được phát huy Lối dạy theo kiểu xã hội học dung tục, xem thơ là minh họa cho triết lý hưởng thụ vẫn còn tồn tại, khiến tác phẩm độc đáo và giàu giá trị nhân văn như "Vội vàng" trở nên nhạt nhẽo, không khơi dậy được hứng thú cho học sinh, hạn chế việc chuyển hóa nội dung tác phẩm vào tâm trí nhận thức của học trò Vì vậy, cần tìm hướng dạy mới cho tác phẩm này để nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Xuất phát từ tình trạng trên người viết muốn đưa ra một hướng dạy học mới cho tác phẩm và quyết định chọn đề tài “Khai thác nét đặc sắc của phong cách Xuân Diệu trong dạy học bài thơ “Vội vàng”

Cơ sở lí luận

7.2.1 Nguyên tắc tiếp nhận đồng bộ

Tiếp cận đồng bộ là sự vận dụng hài hòa các biện pháp lịch sử phái sinh, cấu trúc văn bản và lịch sử chức năng khi tiếp cận tác phẩm văn chương Nói cách khác, tiếp cận đồng bộ là sự vận dụng hài hòa các yếu tố bên trong và bên ngoài văn bản để lý giải tác phẩm.

Lịch sử phát sinh ở đây chính là đặt bài thơ “Vội vàng” vào hoàn cảnh lịch sử, vào trào lưu tư tưởng của phong trào thơ mới để giúp học sinh hiểu được những nét riêng độc đáo trong quan niệm sống; thái độ sống cũng như vẻ đẹp bản sắc cái tôi trong phong cách của nhà thơ Xuân Diệu Nếu giáo viên không đặt bài thơ vào hoàn cảnh lịch sử những năm 30 - 45 để lí giải học sinh sẽ khó mà hiểu được tại sao Xuân Diệu lại có một thái độ sống “Vội vàng” như vậy.

Bên cạnh đó khi hướng dẫn học sinh học bài thơ, giáo viên không được thoát li tác phẩm mà phải tập trung khám phá cái hay, cái đẹp thuộc về giá trị nội dung và nghệ thuật của nó, tránh lối tán chung chung không đúng trọng tâm vấn đề.

Cần làm rõ nét phong cách nổi bật của Xuân Diệu trong bài thơ Muốn hiểu được những giá trị đích thực của thi phẩm, điều quan trọng đầu tiên và bắt buộc là giáo viên phải bám sát vào cấu trúc văn bản của tác phẩm Nguyên tắc tiếp nhận đồng bộ với nhận thức đúng đắn sẽ giúp chúng ta tìm hiểu dễ dàng và toàn diện hơn về bài thơ.

7.2.2 Xem học sinh là trung tâm, là chủ thể của quá trình cảm thụ, tiếp nhận văn bản

Bản chất sáng tạo của nghề dạy học đòi hỏi giáo viên phải xem học sinh là chủ thể trong quá trình học tập Nguyên tắc này giúp phát huy tính sáng tạo, chủ động của học sinh, cho phép các em tiếp nhận và chuyển hóa nội dung tác phẩm vào thế giới tư tưởng, tình cảm của mình Khi học sinh được tôn trọng như những độc giả đích thực, họ sẽ hứng thú, say mê và cảm nhận được khoái cảm thẩm mỹ trong quá trình học văn.

7.2.3 Mục tiêu bài học đặt ra phải tạo sự phát triển đối với tâm hồn và nhân cách học sinh

Học sinh lớp 11 bậc THPT là lứa tuổi rất nhạy cảm, dễ bị tác động từ bên ngoài ở giai đoạn này học sinh bước đầu hình thành những quan niệm sống,quan niệm về tình yêu; bởi vậy, dạy học bài thơ “Vội vàng” giáo viên cần giúp cho học sinh có được một quan niệm sống, quan niệm tình yêu lành mạnh, khỏe khoắn, bồi dưỡng cho các em niềm lạc quan yêu đời, có được một nghị lực sống khỏe, sống trẻ trong suốt cuộc đời Đồng thời qua đó uốn nắn những lối sống lệch lạc, coi triết lý sống của Xuân Diệu qua bài “Vội vàng” là triết lý hưởng thụ cá nhân, sống “gấp” dẫn đến lối sống hết mình không lành mạnh.

Thực trạng vấn đề

7.3.1 Đối tượng dạy học “Vội vàng” của Xuân Diệu

 Tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 11 THPT

Tâm lý lứa tuổi có ảnh hưởng đặc biệt sâu sắc đến khả năng tiếp nhận giá trị thẩm mỹ ở tác phẩm của học sinh ở lứa tuổi học sinh lớp 11 THPT đã xuất hiện tính tự giác trong quá trình hình thành thế giới quan Với độ tuổi này (16 -17), các em được đặt ngang hàng với người lớn, các em đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, hệ thống tri thức của các em đã và đang được hình thành,năng lực trí tuệ phát triển Lứa tuổi này đã có sự phát triển mạnh mẽ trong đời sống tình cảm, có độ nhạy bén tinh tế trước cuộc sống Đồng thời đến giai đoạn này sự nhận thức ở học sinh không còn ở mức độ cảm tính nữa mà đã có sự phán xét của một tư duy phát triển Chủ thể học sinh sẽ đánh giá được cái hay,cái đẹp trong tác phẩm văn học Các em không còn lối tư duy giản đơn nữa mà phát triển dần năng lực khám phá, phát hiện hiện thực một cách khái quát khá sâu sắc Có thể nói, ở lứa tuổi này, năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng và khái quát hóa của các em đã phát triển ở mức độ cao Các em đã biết tìm tòi, suy nghĩ, cắt nghĩa vấn đề.

“Vội vàng” là một thi phẩm hay về niềm yêu sống, khát khao tuổi trẻ, rất dễ tác động đến tâm lý lứa tuổi mới lớn, do đó sẽ gây tâm thế hấp dẫn, tò mò, muốn tìm hiểu về tác phẩm của các em Qua tác phẩm các em sẽ có những dấu ấn nhất định về phong cách tác giả như giọng thơ, từ ngữ, hình ảnh, tất cả đều tạo tâm thế háo hức muốn tìm hiểu.

Như vậy các em học sinh lớp 11 với kỹ năng nắm bắt cuộc sống tinh nhạy, hiểu biết phong phú về nghệ thuật, độc lập sáng tạo trong suy nghĩ, tìm tòi hoàn toàn có khả năng tiếp nhận tác phẩm “Vội vàng” từ góc độ phong cách tác giả để qua đó tự bồi dưỡng thêm những tư tưởng thẩm mỹ cho chính mình.

 Năng lực tiếp nhận giá trị thẩm mỹ của học sinh lớp 11

Học sinh lớp 11 THPT hoàn toàn có điều kiện và khả năng đạt tới trình độ tư duy sâu sắc “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy con người có thể đạt tới được chân lý khách quan hay không hoàn toàn không phải là một vấn đề lí luận mà là một vấn đề thực tiễn” Thực tiễn đã và đang cho thấy học sinh phổ thông nói chung và học sinh cấp III nói riêng đều có khả năng sáng tạo Các em không chỉ lĩnh hội tri thức một chiều, tiếp nhận thụ động theo kiểu là bình chứa để thầy cô “rót kiến thức” mà đã biết đặt vấn đề tìm hiểu “tại sao”, “vì sao”, thậm chí có những học sinh tỏ ý nghi ngờ các kết luận và sẵn sàng phản hồi ý kiến của giáo viên.

Bên cạnh đó, các em còn biết tiếp thu một cách sáng tạo các thông tin học được, biến kiến thức nền tảng của giáo viên và sách tham khảo thành kiến thức của bản thân.

Bên cạnh những thuận lợi trên, việc tiếp nhận một tác phẩm văn học mới đối với học sinh lớp 11 THPT vẫn còn gặp khó khăn Muốn học tập và lĩnh hội kiến thức có hiệu quả cần phải cố gắng liên tục và nghiêm chỉnh trong khi đó, học sinh lớp 11 chưa có thật đầy đủ ý thức trách nhiệm và chưa hiểu sự cần thiết phải thực hiện những yêu cầu học tập Yêu cầu chương trình học tập và trình độ giáo viên phải đạt đến một tầm nhất định để cải thiện tình hình này. Đối với tác phẩm “Vội vàng” của Xuân Diệu các em sẽ tiếp nhận được nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm nếu có sự định hướng cụ thể, rõ ràng, sâu sắc Nhưng nếu tiến hành giảng dạy không kỹ, không sâu, không chu đáo thì các em sẽ không lĩnh hội được hết những tầng bậc ý nghĩa lớn lao của tác phẩm.

Mặc dù giá trị của "Vội vàng" rất lớn, nhưng nhiều giáo viên vẫn chưa hiểu hết được điều này Trong quá trình giảng dạy, họ thường chỉ tập trung vào phân tích từng khổ thơ mà không đặt tác phẩm vào trong toàn bộ sáng tác cũng như phong cách của Xuân Diệu Điều này khiến cho hiệu quả giảng dạy không cao Nguyên nhân của tình trạng này là do đội ngũ giáo viên còn yếu kém về cả kiến thức chuyên môn lẫn phương pháp sư phạm, đặc biệt là về phương pháp giảng dạy Khi tiếp cận một tác phẩm văn học, giáo viên thường chỉ khai thác theo một con đường định sẵn, khiến cho bài giảng trở nên rập khuôn và cứng nhắc, học sinh có thể đoán biết trước nội dung bài học Các bài giảng thường theo mô hình cố định: giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác, phân tích tác phẩm, tổng kết.

Giáo viên không hề quan tâm đến biện pháp dạy học tác phẩm, nhất là đối với những tác phẩm thơ trữ tình mà “Vội vàng” là một bài thơ tiêu biểu.

Kết quả là giờ dạy học “Vội vàng” không gây được ấn tượng gì sâu sắc mà cũng giống như dạy bao tác phẩm trữ tình khác Học sinh không cảm thụ được cái hay, cái đẹp của tác phẩm, không nhận ra được nét đặc sắc đầy “tha thiết, rạo rực, băn khoăn”, cảm thức thời gian là nét phong cách chủ đạo của Xuân Diệu được thể hiện trong tác phẩm “Vội vàng” Giáo viên chưa thực sự giữ vai trò định hướng thẩm mỹ để nâng người học lên một trình độ nhận thức và cảm thụ thơ ca ở một mức độ chung nào đó mà chương trình quy định, trên cơ sở đó để hướng dẫn học sinh thâm nhập thế giới hình tượng, trở thành người đồng sáng tạo tác phẩm. Đây là nhưng khó khăn thách thức rất lớn, đòi hỏi người giáo viên phải tìm cách khắc phục để làm sao truyền đạt được nội dung tri thức đến người học một cách tối ưu nhất.

7.3.2 Thực trạng dạy học bài thơ “Vội vàng” trong nhà trường

Qua việc khảo sát người viết thấy dạy học “Vội vàng” trong nhà trường hiện nay còn bất cập “Vội vàng” là thi phẩm mở đầu cho các bài thơ của phong trào thơ mới mà các em được học sau đó: “Tràng giang”, “Đây thôn Vĩ Dạ”,

“Tương tư” Vì thế giáo viên cần lưu ý tới việc giúp học sinh làm quen với việc cảm nhận và phân tích thơ mới, tạo tiền đề cho việc học các bài thơ tiếp theo.

Bên cạnh đó, “Vội vàng” cũng là thi phẩm tiêu biểu, thể hiện rõ ý thức cá nhân,mang đậm bản sắc riêng của hồn thơ Xuân Diệu Bởi dạy học “Vội vàng” phải làm nổi bật, phải chỉ ra được nét đặc sắc của phong cách Xuân Diệu, yếu tố làm nên khuôn mặt riêng “chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này” Nhưng thực trạng dạy học “Vội vàng” hiện nay là nhìn chung giáo viên đang chỉ chú ý phân tích bề mặt câu chữ tác phẩm, chưa có định hướng phân tích đào sâu để làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cũng như cái riêng, cái độc đáo của tác giả Xuân Diệu đóng góp vào diện mạo văn học dân tộc Nhiều giáo án soạn còn sơ sài, đặc biệt còn có hiện tượng lưu giáo án, giáo án nhiều năm rồi nhưng không được chỉnh sửa đổi mới Điều này chứng tỏ giáo viên đã không nghiên cứu sâu, kỹ tác phẩm để tìm tòi một cách giảng mới có hiệu quả hơn.

Cách dạy đều đều không đổi mới này không gây sự hứng thú hấp dẫn với học sinh, chưa tạo được tâm thế để đưa các em vào bài học.

Trong quá trình dạy học, các giáo viên còn đưa ra những câu hỏi đơn giản mang tính chất thống kê, học sinh có trả lời ngay mà chưa buộc các em phải tư duy thực sự để nắm rõ, hiểu sâu tác phẩm, không kích thích sự khám phá trăn trở nơi người học Sau khi học xong, kiến thức, kỹ năng mà các em nắm được còn sơ sài không chắc chắn Các em không thấy được cái hay, nét đặc sắc tiêu biểu của bài thơ “Vội vàng” và phong cách Xuân Diệu mà chỉ nắm được nội dung chung chung trên bề mặt câu chữ.

Giáo viên thường coi nhẹ hướng dẫn học sinh đọc bài, dẫn đến việc học sinh không có cái nhìn toàn diện về tác phẩm Mặc dù hoạt động đọc rất quan trọng trong việc khắc sâu ấn tượng, rèn luyện giọng điệu, đặc biệt với các tác phẩm giàu nhịp điệu như "Vội vàng" của Xuân Diệu Đọc chính là "chìa khóa vàng" giúp học sinh khám phá giá trị bài thơ và phong cách đặc sắc của nhà thơ Do đó, giáo viên cần chú trọng vào việc hướng dẫn học sinh đọc để nâng cao hiệu quả tiếp nhận và phân tích tác phẩm.

Các biện pháp thực hiện

7.4.1 Phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu và nét đặc sắc trong phong cách Xuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng”

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc”.

Nói đến phong cách là nói đến một vấn đề phức tạp Có người cho rằng phong cách được thể hiện trong nội dung tư tưởng, có người lại cho rằng phong cách chủ yếu được biểu hiện ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm Thực tế thì, nội dung chẳng cái gì khác mà chính là sự chuyển hóa của hình thức vào nội dung, và hình thức cũng chẳng có gì khác hơn là sự chuyển hóa của nội dung vào hình thức Vì thế tác gỉa Trần Đình Sử mới khẳng định: “Sự thật, có bao nhiêu yếu tố trong tác phẩm thì có bấy nhiêu chỗ cho phong cách từng nhà văn thể hiện”.

Phong cách nghệ thuật của một tác giả xét cho cùng là do cảm quan thế giới của nhà văn đó tạo ra, là kết quả của cái nhìn, của cách khám phá của sống của nhà văn Phong cách được biểu hiện trên nhiều phương diện khác nhau,Phong trào thơ mới (1932 - 1945) là sự trỗi dậy của cái tôi cá nhân với một loạt những phong cách vô cùng độc đáo, đa dạng: “Trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở nhưThế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cân, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên và thiết tha rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”.

Song dù độc đáo đến đâu phong cách của nhà văn, nhà thơ vẫn mang dấu ấn của dân tộc, của thời đại Họ phải sử dụng những phương tiện hình thức, ngôn ngữ, thể loại của văn học dân tộc trong sáng tác, đồng thời phải phản ánh dù ít dù nhiều những vấn đề của thời đại mình Ví dụ như kiệt tác số một của lịch sử văn học Việt Nam - “Truyện Kiều” mượn cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” bên Trung Quốc nhưng được thiên tài Nguyễn Du sáng tạo lại bằng thể thơ truyền thống của dân tộc Vì thế qua tác phẩm người đọc vẫn thấy được những vấn đề của xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII.

Văn học là miền đất của cái độc đáo, không chấp nhận sự tầm thường Phong cách chính là gương mặt của nhà văn, giúp người đọc nhận ra họ giữa dòng chảy văn chương đa dạng và phức tạp Nhà văn ý thức được tầm quan trọng của phong cách, nhưng không phải ai cũng có thể tạo dựng được phong cách riêng Chỉ những con người tài năng, bản lĩnh mới đủ sức xây dựng phong cách độc đáo Phong cách là kết quả của quá trình rèn luyện lâu dài, kết hợp chặt chẽ tư tưởng và nghệ thuật Sự độc đáo, đa dạng, bền vững và phẩm chất thẩm mỹ luôn đổi mới là những tiền đề quan trọng để tạo nên phong cách của mỗi nhà văn.

Hiểu về phong cách của mỗi tác giả sẽ khiến người ta hiểu hơn về chiều sâu tác phẩm cũng như tiếng nói, tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ thể hiện trong đó.

7.4.1.2 Phong cách nghệ thuật với vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương.

Việc đề xuất giảng dạy tác phẩm văn chương dưới góc độ phong cách nghệ thuật là có cơ sở của nó Trước hết, đó là phong cách có vai trò quan trọng và cần thiết, đặc biệt những ai đã “dính vào duyên bút mực” Nhưng để thấy được phong cách của một nghệ sĩ thì nhất thiết phải tìm hiểu và xem xét trong hệ thống tác phẩm của tác giả đó Và ngược lại mỗi tác phẩm dù ít dù nhiều cũng chính là sự thể hiện cụ thể phong cách nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ, đặc biệt là với những tác phẩm văn chương dưới góc độ phong cách bạn đọc còn có thể nhìn thấy cái riêng, cái đóng góp của tác giả, các tác phẩm vào tiến trình văn học dân tộc Và cũng từ các nét phong cách cụ thể, khi soi chiếu vào tác phẩm bạn đọc sẽ có thể hiểu tác phẩm đó một cách sâu sắc, toàn diện hơn Ví dụ nét phong cách cơ bản của Nam Cao là nhìn cuộc sống với con mắt tình thương, một cái nhìn sâu từ bên trong nội tâm nhân vật, đi sâu vào những bi kịch tinh thần trong sự giành giật với miếng cơm manh áo Đây là nét phong cách quan trọng, định hướng cho học sinh khi đi vào phân tích các tác phẩm “Lão Hạc”,

“Chí Phèo”, “Đời thừa” của ông.

Cách tiếp cận tác phẩm văn chương dưới góc độ phong cách nghệ thuật khác với việc tiếp cận từ góc độ thi pháp hay loại thơ tìm hiểu tác phẩm ở góc độ thi pháp là đi sâu tìm hiểu vào hệ thống các nguyên tắc, phương thức, phương tiện thể hiện hình tượng văn học Thi pháp bao gồm các phương tiện khác nhau của hình thức nghệ thuật như thể loại, ngôn ngữ, kết cấu, cốt truyện, cách xây dựng hình tượng nhân vật, không gian, thời gian Những nguyên tắc tạo dựng được thể hiện ở tính lặp lại một cách có hệ thống trong tác phẩm, mỗi yếu tố lặp lại đều thể hiện quan niệm Tiếp cận ở góc độ thi pháp là sự tiếp cận nghiêng về phương diện hình thức nghệ thuật.

Còn xem xét tác phẩm dưới góc độ loại thể là xem xét “chất của loại ở trong thể” Nếu tác phẩm là một truyện ngắn giàu chất trữ tình thì cái chất trữ tình đó mới là vấn đề cần phát hiện và cần mọi sự “đối xử khác biệt” trong dạy học Dạy nó như loại tự sự bình thường là không ổn bởi cảm hứng, âm hưởng và giọng điệu trữ tình đang bao trùm tác phẩm Như vậy việc xác định loại thể cũng là một vấn đề quan trọng trong dạy văn. Ở phạm vi sang kiến này, người viết xin đề xuất cách tiếp cận tác phẩm dưới góc độ phong cách nghệ thuật, tức là tìm ra cái độc đáo, khác lạ, mới mẻ của tác giả này so với tác giả khác Từ đó mà độc giả có thể khắc sâu được gương mặt và cái duyên riêng không thể nào trộn lẫn của nhà văn.

Thay vì trực tiếp trình bày cách dạy tác phẩm "Vội vàng" của Xuân Diệu, bài viết đưa ra đề xuất giảng dạy, dựa trên những biện pháp và giải pháp thích hợp, nhằm đổi mới phương pháp truyền đạt cho tác phẩm này, giúp học sinh khám phá trọn vẹn nét tươi mới và hiện đại trong thơ ca của nhà thơ tiên phong trong phong trào Thơ mới.

7.4.1.3 Phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu

Thơ Xuân Diệu thể hiện “một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này” Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình Khi vui cũng như khi buồn lòng đều nồng nàn tha thiết” Có thể nói nhà phê bình Hoài Thanh đã tỏ ra khá tinh tế, sắc sảo trong nhận định của mình, qua đó khái quát lên phong cách của Xuân Diệu Có lẽ giọng của nhà thơ mới chưa ai bộc lộ lòng ham sống đến mức thiết tha cuồng nhiệt như Xuân Diệu.

“Kẻ đựng trái tim trìu máu đất

Hai tay chín móng bám vào đời”

(Hư vô) Tình yêu cuộc sống thiết tha nồng nàn đã cho Xuân Diệu nhìn cuộc đời bằng

“cặp mắt xanh non biếc rờn” để phát hiện cuộc sống, mang đến cho cái tôi ấy quyền năng và sức mạnh trong hoạt động chiếm lĩnh cuộc sống, muốn lưu giữ tất cả vẻ đẹp của trần thế, một cái tôi say đắm, nồng nàn, khát khao giao cảm với đời.

Xuân Diệu còn là một hồn thơ nhạy cảm với bước đi của thời gian Thời gian trong thơ ông trở thành một cảm quan nghệ thuật, một nỗi ám ảnh ý thức được sự trôi chảy của thời gian, sự qua đi của tuổi trẻ ông đã không đầu hàng mà ngược lại tìm cách chế ngự, chạy đua cùng thời gian để sống cho thật ý nghĩa, để tận hưởng cho hết những hương hoa thanh sắc của cuộc đời:

“Mau với chứ, vội vàng lên với chứ Mau với chứ thời gian không chờ đợi”

(Giục giã) Hồn thơ Xuân Diệu luôn thiết tha, rạo rực, đắm say với cuộc đời - cuộc đời hiểu theo nghĩa trần thế nhất của nó Bên cạnh đó hồn thơ ấy cũng đầy trăn trở, băn khoăn Băn khoăn bởi luyến tiếc, sợ cái đẹp tàn phai Đây là hai mặt biện chứng thống nhất trong tâm hồn Xuân Diệu Vì quá yêu, yêu tha thiết cuộc đời, yêu cái đẹp của cuộc sống, vì nhận ra sự trôi chảy của thời gian đồng nghĩa với sự ra đi, tàn phai của cái đẹp cuộc sống nên hồn thơ Xuân Diệu đầy lo âu, để rồi càng cuống quýt vội vã chạy đua cùng tuổi trẻ và thời gian Tất cả tạo nên một cái tôi riêng đầy màu sắc, phong cách Xuân Diệu. Ứng với những quan điểm, cái nhìn, tâm hồn đầy mới mẻ là những cách tân nghệ thuật mang đậm nét Xuân Diệu Trước hết Xuân Diệu đưa đến cho thơ ca dân tộc những hình ảnh tươi mới đầy sức quyến rũ mang đậm dấu án sáng tạo cá nhân như: “xuân hồng”, “xuân tươi”, “vườn non” Nhà thơ đưa con người chuyển từ đối cực “được so sánh” sang đối cực “so sánh”, lấy con người làm thước đo chuẩn mực cho cái đẹp, tạo nên “một cuộc đổi mới đáng kể trong thơ ca Việt Nam hiện đại” Trong thơ ông hệ thống từ mạnh được sử dụng tối đa:

Nhà thơ khẳng định mình sống trọn vẹn, tận hưởng những cung bậc cảm xúc của cuộc sống Ông coi những trải nghiệm, cả vui lẫn buồn, đều là nguồn dinh dưỡng nuôi dưỡng tâm hồn mình Nhà thơ ví mình như một kẻ đói khát, ngấu nghiến cuộc sống, tận hưởng hết những gì nó mang lại.

Những thông tin bảo mật: Không

Để nâng cao khả năng sáng tạo của học sinh, giáo viên cần chủ động tìm hiểu, xây dựng nội dung trò chơi và câu hỏi phong phú Những hoạt động này cần đảm bảo tính mới mẻ, hấp dẫn về hình thức, đồng thời khơi dậy niềm đam mê tìm tòi, hứng thú học tập của học sinh đối với giai đoạn thơ lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945 cũng như bộ môn Ngữ Văn nói chung.

+ Đối với học sinh: Tích cực tiếp nhận thông tin trong bài học thông qua hoạt động câu hỏi và trò chơi do giáo viên tổ chức, tham gia vào quá trình thực hiện

Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

+ Đối với giáo viên: Tích cực tìm hiểu và xây dựng nội dung hoạt động trò chơi, câu hỏi tăng khả năng sáng tạo cho học sinh đầy đủ, hữu ích về nội dung; mới mẻ, hấp dẫn về hình thức; khơi dậy niềm đam mê tìm tòi, hứng thú học tập ở học sinh đối với giai đoạn thơ lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945 nói riêng và bộ môn Ngữ Văn nói chung

+ Đối với học sinh: Tích cực tiếp nhận thông tin trong bài học thông qua hoạt động câu hỏi và trò chơi do giáo viên tổ chức, tham gia vào quá trình thực hiện và lĩnh hội tri thức Bên cạnh đó, một yếu tố rất quan trọng, đó là học sinh cần tự giác trong quá trình rèn luyện kĩ năng thực hành vào thực tế học tập và đời sống.

9.2 Về trang thiết bị: Đối với sáng kiến này, để hoạt động dạy và học thêm sinh động và hiệu quả, cần có sự hỗ trợ của các trang thiết bị, các dụng cụ trực quan: máy tính, ti vi hoặc máy chiếu, tranh ảnh minh họa, nhạc, để các trò chơi áp dụng trong bài được vận dụng có hiệu quả.

Kết quả đạt được khi áp dụng sáng kiến

Sau quá trình thực hiện các giải pháp trên, tôi nhận thấy kết quả đạt được cụ thể là:

Nếu như một giờ học phần đọc hiểu văn bản, giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp nhận đầy đủ tri thức về nội dung và nghệ thuật của văn bản đã là một việcgây ra không ít khó khăn với người dạy và người học Việc làm thế nào để các em không thấy môn Ngữ văn là trống rỗng, là xa vời, là “dài dòng văn tự” - như nhiều em thường áp đặt - quả là điều không dễ trong hoàn cảnh hiện tại.

Song với việc thay đổi biện pháp tiếp cận cho mỗi bài học tôi dần nhận thấy sự khả quan trong thay đổi nhận thức, suy nghĩ đến tình cảm của học sinh khi đến với giờ học Ngữ văn Bước đầu học sinh sẽ nhận thấy văn học và đời sống có mối liên hệ mật thiết, văn là đời, trang văn và trang đời gần gũi với nhau Học sinh đọc văn bản để hiểu về xã hội đương thời và có cái nhìn xa hơn trong mối liên hệ với thực tại Đồng thời học sinh cũng dần nhìn thấy cách giải quyết những vấn đề đặt ra trong các văn bản văn học của nhà văn thông qua hệ thống ngôn từ, hình ảnh, tư thơ, cấu tứ… Để từ đó học sinh vận dụng linh hoạt trong giải quyết các vướng mặc gặp phải khi cảm thụ những bài thơ cùng đề tài, cùng giai đoạn Và khi được thâm nhập vào tác phẩm, các em sẽ thấy hứng thú với việc học môn Ngữ văn hơn Giờ học trở nên hào hứng, các em tích cực đón nhận tri thức từ tác phẩm mang đến, nhập tâm hơn với bài học và có phần sôi nổi khi được nêu lên những ý tưởng về cách cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên, con người từ bài học cũng như cung cấp cái nhìn thực tế về vấn đề mà các em quán sát được trong hiện tại Ý nghĩa, giá trị bài học được khắc sâu và tính vận dụng vào thực tiễn có hiệu quả Đó là kết quả mong muốn nhất mà mỗi giáo viên dạy môn Ngữ văn đều cần làm được.

10.2 Đối với việc giáo dục tâm hồn, tính cách và nhận thức xã hội của học sinh:

Sự say mê với môn Ngữ văn không chỉ đem lại kiến thức mà còn bồi đắp tâm hồn, nhân cách cho học sinh Văn học chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, qua đó học sinh thấm nhuần lòng yêu nước, tình cảm cao đẹp, học cách ứng xử đúng mực theo chuẩn mực xã hội Điều này hình thành ở học sinh sự thay đổi về tâm hồn, tính cách và nhận thức xã hội, góp phần xây dựng một xã hội văn minh và nhân ái.

Không chỉ vậy, những điểm mới lạ độc đáo được đặt ra trong tác phẩm sẽ tác động tới cái nhìn của học sinh với thực tiễn Cái nhìn vấn đề vừa bao quát vừa cụ thể tinh tế của mỗi nhà văn trong tác phẩm cũng mang tới cho học sinh cách quan sát cuộc sống và nhận thức xã hội tốt hơn Sự tác động đa chiều từ văn học đến nhận thức của học sinh và từ học sinh đến cuộc sống có ý giáo dục rất lớn và mang lại hiệu quả thực sự Bởi mỗi con người sống đâu chỉ bằng thể xác mà tâm hồn cũng là phần cao quý cần được chăm chút, bồi đắp Hứng thú với việc học văn chương đã phần nào giúp các em có được tâm hồn tốt đẹp, trong sáng, nhân văn và giàu trách nhiệm hơn với chính mình với mọi người và xã hội.

10.3 Kết quả khảo sát cụ thể:

Chúng tôi đã kiểm tra cùng một đề tài, triển khai cùng chung một đáp án về bài thơ “Vội vàng” ở hai lớp 11A6, 11A7 dưới hình thức tự luận nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh khi tiếp cận biện pháp khai thác tác phẩm đi từ phong cách sáng tác của tác giả Đối chiếu kết quả học tập của các lớp trước và sau khi áp dụng đề tài đã có những chuyển biến tích cực và bước đầu đạt được kết quả như sau:

Trước khi áp dụng đề tài

Lớp Sĩ số Giỏi Khá T bình Yếu Kém

Sau khi áp dụng dề tài

Lớp Sĩ số Giỏi Khá T bình Yếu Kém

 Sự yêu thích học Ngữ văn của học sinh:

Trước khi áp dụng đề tài

Lớp Sĩ số Rất thích Thích Bình thường Không thích

Sau khi áp dụng dề tài

Lớp Sĩ số Rất thích Thích Bình thường Không thích

Giáo dục học sinh yêu văn, có hứng thú học văn và nhất là làm bài văn nghị luận không phải là công việc đơn giản trong một sớm, một chiều mà là cả một quá trình; nhất là với đối tượng học sinh có năng lực nhận thức thấp, vốn lười học và làm bài, đặc biệt là môn Ngữ văn Nhiệt huyết, tình yêu nghề, say mê chuyên môn và năng lực người giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn sẽ là động lực, là cầu nối, là sợi dây liên kết rất quan trọng làm nên lòng yêu thích, sự ham muốn, nhiệt tình học tập bộ môn này của học sinh trường tôi nói riêng và bao thế hệ học trò THPT trên khắp mọi miền đất nước ta nói chung. Để kết quả giáo dục và học tập của giáo viên, học sinh THPT với bộ môn Ngữ văn cao hơn, giáo viên Ngữ văn cần linh hoạt trong việc sử dụng các biện pháp, cách thức truyền tải tri thức, kĩ năng, định hướng năng lực phát triển ở bộ môn cho phù hợp với điều kiện, năng lực, mục đích học tập của học sinh ở từng lớp, từng khối, từng nhiệm vụ cụ thể.

Bài viết chỉ xin nêu ra một vài giải pháp tôi đã mạnh dạn áp dụng trong quá trình giảng dạy phần đọc hiểu văn bản văn học Ngữ văn 11 để cùng các đồng chí đồng nghiệp và học trò của chúng ta thấy được sức hấp dẫn của mônNgữ văn Từ đó, cùng yêu thích, học tập và cùng định hướng con người đến với cái chân, cái thiện, cái mĩ từ những bài học sâu sắc được đúc rút Và cũng là một giải pháp để cùng với nhà trường và phụ huynh giáo dục học sinh toàn diện,sống có tâm hồn, tình cảm và nhận thức xã hội tốt hơn Tất cả với mong muốn học sinh trưởng thành, có hiểu biết, biết vận dụng tri thức vào cuộc sống, dễ dàng hòa nhập với cuộc sống mọi nơi mọi lúc trước nhiều vấn đề phức tạp đang đặt ra trong cuộc sống hiện nay.

Danh sách tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử sáng kiến

TT Tên cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

Ngày đăng: 20/07/2024, 18:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Tiết 78 - một số biện pháp khai thác nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của xuân diệu qua bài thơ vội vàng
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Tiết 78 (Trang 31)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w