MỤC LỤC
Thực tiễn học tập của học sinh lớp 11A6 cũng không nằm ngoài thực trạng chung ấy. Đây là những rào cản lớn của người thầy trên con đường dẫn dắt các em lĩnh hội tri thức.
Và ngược lại mỗi tác phẩm dù ít dù nhiều cũng chính là sự thể hiện cụ thể phong cách nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ, đặc biệt là với những tác phẩm văn chương dưới góc độ phong cách bạn đọc còn có thể nhìn thấy cái riêng, cái đóng góp của tác giả, các tác phẩm vào tiến trình văn học dân tộc. Cách tiếp cận tác phẩm văn chương dưới góc độ phong cách nghệ thuật khác với việc tiếp cận từ góc độ thi pháp hay loại thơ tìm hiểu tác phẩm ở góc độ thi pháp là đi sâu tìm hiểu vào hệ thống các nguyên tắc, phương thức, phương tiện thể hiện hình tượng văn học. Vì quá yêu, yêu tha thiết cuộc đời, yêu cái đẹp của cuộc sống, vì nhận ra sự trôi chảy của thời gian đồng nghĩa với sự ra đi, tàn phai của cái đẹp cuộc sống nên hồn thơ Xuân Diệu đầy lo âu, để rồi càng cuống quýt vội vã chạy đua cùng tuổi trẻ và thời gian.
Như vậy với một bài thơ giàu tính nhạc điệu, đầy âm thanh và hình ảnh, thấm đẫm cảm xúc như “Vội vàng” thì việc đọc sáng tạo đã góp phần làm hiện lên những nét phong cách của Xuân Diệu, bước đầu tạo tâm thế cho học sinh đi. Trong dạy học “Vội vàng”, hệ thống câu hỏi cảm xúc sẽ tạo ra những giao cảm tâm hồn và sự cộng hưởng cảm xúc của các em với tác giả thông qua tác phẩm, tạo nên những rung động, hứng thú sâu sắc ở học sinh khi tiếp xúc với tác phẩm, hình thành những cảm xúc thẩm mỹ. Để giúp học sinh hiểu sâu giá trị của thi phẩm “Vội vàng”, nắm vững những nét đặc sắc tiêu biểu của Xuân Diệu thể hiện trong bài thơ giáo viên phải đặt ra cho học sinh những câu hỏi nêu vấn đề như: “Tại sao nhà thơ lại đặt tên bài thơ là “Vội vàng”?.
Như vậy, lần lượt trải qua các hệ thống câu hỏi: cảm xúc, hình dung tưởng tượng, nêu vấn đề học sinh đã đi từ sự giao cảm tâm hồn, cộng hưởng cảm xúc đến sự tái hiện bức tranh nội dung tư tưởng trong bài thơ và hiểu sâu về giá trị thi phẩm cũng như những nét đặc sắc trong phong cách Xuân Diệu. Từ việc giảng bình, giáo viên giúp học sinh hiểu được cái hay cái đẹp, ý vị nhân sinh, giá trị vĩnh hằng của tác phẩm, nét phong cách đặc sắc, từ đó thổi bùng lên trong học sinh tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cái đẹp, yêu tuổi trẻ, sống có ý nghĩa. So sánh với cái yếu tố ngoài văn bản, với các nhà thơ mới cùng thời, những nét riêng trong tình yêu cuộc sống, những quan niệm thẩm mỹ mỹ nhân sinh mới mẻ, những cách tân nghệ thuật của Xuân Diệu, để thấy được Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.
Có một số trò chơi có thể vận dụng trong việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng”: trò chơi ô chữ, trò chơi hái hoa dân chủ, trò chơi hái lộc đầu xuân, trò chơi vòng quay may mắn… Các trò chơi đều sử dụng kết hợp các câu hỏi phát huy năng lực tìm hiểu, phân tích cho học sinh.
“Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều”.
- Là nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và có sự nghiệp văn học phong phú, có nhiều đóng góp cho văn học nước nhà. - Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân, tuổi trẻ ; Giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời tha thiết. - Xuân Diệu sáng tác nhiều thể loại : thơ ca, văn xuôi, tiểu luận phê bình, nghiên cứu văn học….
- Các tác phẩm chính: Thơ thơ, Riêng chung, Các nhà thơ cổ điển Việt Nam…. + 13 câu đầu: Tình yêu tha thiết, nồng nàn của Xuân Diệu với thiên nhiên và cuộc sống. GV: Sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy năng lực, kết hợp với phân tích, so sánh, bình giảng.
Sở dĩ Xuân Diệu có khát vọng kì lạ đó bởi dưới con mắt của thi sĩ mùa xuân đầy sức hấp dẫn, đầy sự quyến rũ. + 10 câu cuối: Xuân Diệu với cái tôi mạnh mẽ, quyết liệt với lời giục giã cuống quýt vội vàng để tận hưởng tuổi xuân của mình giữa mùa xuân trần thế.
Bức tranh xuân hiện ra qua cặp mắt ôxanh non, biếc rờn ằ của nhà thơ - Vậy bức tranh mùa xuân hiện ra như thế nào?. => Nhấn mạnh ước muốn và tình yêu cuộc sống trần thế mãnh liệt của nhà thơ; thể hiện cái “Tôi” cá nhân - tự tin và tự tôn của nhà thơ. Cảnh vật quen thuộc của cuộc sống, thiên nhiên qua con mắt yêu đời của nhà thơ đã biến thành chốn thiên đường, thần tiên.
+ Đặc biệt: cảnh vật và cuộc sống được nhà thơ gợi tả, hình dung như tâm trạng của người đang yêu: đắm say, si mê, tràn trề hạnh phúc. + Qua đó, đoạn thơ thể hiện tình yêu cuộc sống thiết tha, mãnh liệt với một tâm hồn tràn trề nhựa sống của nhà thơ. 16 câu (câu 14 29): Xuân Diệu với hồn thơ nhạy cảm với bước đi của thời gian qua nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người trước sự chóng vánh của thời gian.
=> Sự trân trọng và ý thức về giá trị của sự sống, cuộc sống, biết quí đời mình (đây cũng là cơ sở sâu xa của thái độ sống vội vàng). 10 câu cuối: Xuân Diệu với cái tôi mạnh mẽ, quyết liệt với lời giục giã cuống quýt vội vàng để tận hưởng tuổi xuân của mình giữa mùa xuân trần thế.
+ Đối với giáo viên: Tích cực tìm hiểu và xây dựng nội dung hoạt động trò chơi, câu hỏi tăng khả năng sáng tạo cho học sinh đầy đủ, hữu ích về nội dung; mới mẻ, hấp dẫn về hình thức; khơi dậy niềm đam mê tìm tòi, hứng thú học tập ở học sinh đối với giai đoạn thơ lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945 nói riêng và bộ môn Ngữ Văn nói chung. Đồng thời học sinh cũng dần nhìn thấy cách giải quyết những vấn đề đặt ra trong các văn bản văn học của nhà văn thông qua hệ thống ngôn từ, hình ảnh, tư thơ, cấu tứ… Để từ đó học sinh vận dụng linh hoạt trong giải quyết các vướng mặc gặp phải khi cảm thụ những bài thơ cùng đề tài, cùng giai đoạn. Giờ học trở nên hào hứng, các em tích cực đón nhận tri thức từ tác phẩm mang đến, nhập tâm hơn với bài học và có phần sôi nổi khi được nêu lên những ý tưởng về cách cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên, con người.từ bài học cũng như cung cấp cái nhìn thực tế về vấn đề mà các em quán sát được trong hiện tại.
Chúng tôi đã kiểm tra cùng một đề tài, triển khai cùng chung một đáp án về bài thơ “Vội vàng” ở hai lớp 11A6, 11A7 dưới hình thức tự luận nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh khi tiếp cận biện pháp khai thác tác phẩm đi từ phong cách sáng tác của tác giả. Nhiệt huyết, tình yêu nghề, say mê chuyên môn và năng lực người giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn sẽ là động lực, là cầu nối, là sợi dây liên kết rất quan trọng làm nên lòng yêu thích, sự ham muốn, nhiệt tình học tập bộ môn này của học sinh trường tôi nói riêng và bao thế hệ học trò THPT trên khắp mọi miền đất nước ta nói chung. Để kết quả giáo dục và học tập của giáo viên, học sinh THPT với bộ môn Ngữ văn cao hơn, giáo viên Ngữ văn cần linh hoạt trong việc sử dụng các biện pháp, cách thức truyền tải tri thức, kĩ năng, định hướng năng lực phát triển ở bộ môn cho phù hợp với điều kiện, năng lực, mục đích học tập của học sinh ở từng lớp, từng khối, từng nhiệm vụ cụ thể.
Bài viết chỉ xin nêu ra một vài giải pháp tôi đã mạnh dạn áp dụng trong quá trình giảng dạy phần đọc hiểu văn bản văn học Ngữ văn 11 để cùng các đồng chí đồng nghiệp và học trò của chúng ta thấy được sức hấp dẫn của môn Ngữ văn. Tất cả với mong muốn học sinh trưởng thành, có hiểu biết, biết vận dụng tri thức vào cuộc sống, dễ dàng hòa nhập với cuộc sống mọi nơi mọi lúc trước nhiều vấn đề phức tạp đang đặt ra trong cuộc sống hiện nay.