1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG KIẾN TRÚC ĐÌNH TÂN

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giá trị văn hóa trong kiến trúc đình Tân Lân
Tác giả Lân
Thể loại Tiểu luận
Thành phố Thành phố Biên Hòa
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

“Cây đa, bến nước, sân đình” Đây là những hình ảnh quen thuộc mà chúng ta sẽ liên tưởng đến khi nói về văn hóa làng ở Việt Nam. Đình làng không chỉ được biết đến là nơi thờ cúng linh thiêng, là không gian sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng làng xã,.. mà nơi đây còn là di sản văn hóa của nhân dân Việt Nam ta. Đình làng chính là chứng tích lịch sử, trải qua bao thăng trầm, gắn liền với đời sống nhân dân Việt Nam ta từ rất xưa. Theo người dân kể lại thì đình làng thường được dựng lên cùng thời điểm với sự thành lập một làng xã mới và thường được lấy tên theo tên làng. Mỗi một ngôi đình của mỗi một làng xã của từng vùng miền đều có những đặc điểm riêng biệt và sự riêng biệt đó được thể hiện rõ nét nhất là ở kiến trúc đình. Ở Việt Nam ta, từ Bắc vào Nam, ngoài những ngôi đình mang đậm nét kiến trúc đình làng truyền thống của người Việt thì còn có những ngôi đình mang nét kiến trúc có sự giao thoa văn hóa Việt – Hoa. Trong quá trình nhập cư vào Đông Nam Bộ, người Hoa đã mang theo những giá trị văn hóa kiến trúc đến vùng đất này, kết hợp với văn hóa kiến trúc của người Việt đã để lại những công trình kiến trúc mang giá trị văn hóa được lưu giữ đến thời điểm hiện tại như các miếu, đình, chùa,… rất nổi tiếng. Đình Tân Lân thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai là một kiến trúc điển hình cho sự giao thoa văn hóa giữa người Việt và người Hoa, là nơi thờ chính tướng Trần Thượng Xuyên đã được Bộ Văn Hóa – Thông Tin xếp vào di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia theo Quyết định số 457/QĐ, ngày 25 tháng 3 năm 1991. Đình Tân Lân là nơi thể hiện rõ sự cố kết cộng đồng giữa người Việt và người Hoa cũng chính là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tín ngưỡng tôn giáo và nghệ thuật kiến trúc của người Hoa. Là ngôi đình cổ đã tồn tại lâu đời từ khi người Hoa di cư đến vùng đất Đông Nam Bộ. Đề tài này được thực hiện với mong muốn tìm hiểu sâu về những nét văn hóa kiến trúc của đình Tân Lân, từ đó hiểu rộng hơn về sự giao thoa văn hóa Việt – Hoa trong kiến trúc đình Tân Lân. Nhận thức về giá trị của ngôi đình cổ Tân Lân đem lại cho kho tàng di sản văn hóa Việt Nam đến ngày nay. Tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình tìm hiểu về cội nguồn, bản sắc dân tộc nước ta. Chính vì vậy tôi quyết định thực hiện đề tài Sự giao thoa văn hóa Việt – Hoa trong kiến trúc đình Tân Lân ở Thành phố Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai.

Trang 1

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG KIẾN TRÚC ĐÌNH TÂN

LÂN – THÀNH PHỐ BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI

Trang 2

Mục Lục

Chương 4: Bảo tồn và phát triển đặc trưng văn hóa trong kiến trúc đình Tân Lân: 10

Trang 3

I MỞ ĐẦU:

1 Lý do chọn đề tài:

“Cây đa, bến nước, sân đình”

Đây là những hình ảnh quen thuộc mà chúng ta sẽ liên tưởng đến khi nói về văn hóa làng ở Việt Nam Đình làng không chỉ được biết đến là nơi thờ cúng linh thiêng,

là không gian sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng làng xã, mà nơi đây còn là di sản văn hóa của nhân dân Việt Nam ta Đình làng chính là chứng tích lịch sử, trải qua bao thăng trầm, gắn liền với đời sống nhân dân Việt Nam ta từ rất xưa Theo người dân kể lại thì đình làng thường được dựng lên cùng thời điểm với sự thành lập một làng xã mới và thường được lấy tên theo tên làng Mỗi một ngôi đình của mỗi một làng xã của từng vùng miền đều có những đặc điểm riêng biệt và sự riêng biệt đó được thể hiện rõ nét nhất là ở kiến trúc đình

Ở Việt Nam ta, từ Bắc vào Nam, ngoài những ngôi đình mang đậm nét kiến trúc đình làng truyền thống của người Việt thì còn có những ngôi đình mang nét kiến trúc

có sự giao thoa văn hóa Việt – Hoa Trong quá trình nhập cư vào Đông Nam Bộ, người Hoa đã mang theo những giá trị văn hóa kiến trúc đến vùng đất này, kết hợp với văn hóa kiến trúc của người Việt đã để lại những công trình kiến trúc mang giá trị văn hóa được lưu giữ đến thời điểm hiện tại như các miếu, đình, chùa,… rất nổi tiếng Đình Tân Lân thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai là một kiến trúc điển hình cho sự giao thoa văn hóa giữa người Việt và người Hoa, là nơi thờ chính tướng Trần Thượng Xuyên đã được Bộ Văn Hóa – Thông Tin xếp vào di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia theo Quyết định số 457/QĐ, ngày 25 tháng 3 năm 1991

Đình Tân Lân là nơi thể hiện rõ sự cố kết cộng đồng giữa người Việt và người Hoa cũng chính là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tín ngưỡng tôn giáo và nghệ thuật kiến trúc của người Hoa Là ngôi đình cổ đã tồn tại lâu đời từ khi người Hoa di cư đến vùng đất Đông Nam Bộ

Đề tài này được thực hiện với mong muốn tìm hiểu sâu về những nét văn hóa kiến trúc của đình Tân Lân, từ đó hiểu rộng hơn về sự giao thoa văn hóa Việt – Hoa trong kiến trúc đình Tân Lân Nhận thức về giá trị của ngôi đình cổ Tân Lân đem lại cho kho tàng di sản văn hóa Việt Nam đến ngày nay Tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình tìm hiểu về cội nguồn, bản sắc dân tộc nước ta Chính vì vậy tôi quyết định thực hiện đề tài Sự giao thoa văn hóa Việt – Hoa trong kiến trúc đình Tân Lân ở Thành phố Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai

2 Mục đích nghiên cứu:

Tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc cùng với sự giao lưu văn hóa Việt – Hoa trong kiến trúc đình Tân Lân Từ đó nhận biết và hiểu sâu về đặc điểm và văn hóa kiến trúc của đình làng ở Nam Bộ nói riêng mà đình làng ở cả Việt Nam nói chung Thấy được những giá trị văn hóa và những ý nghĩa của ngôi đình đối với người dân Việt Nam

Trang 4

Nhận ra được tình trạng thiết thực của đình làng Việt Nam hiện nay, đưa ra những biện pháp bảo tồn và phát triển văn hóa kiến trúc đình cũng như các công trình kiến trúc khác ở nước ta

3 Đối tượng nghiên cứu:

Những đặc điểm kiến trúc, giá trị văn hóa và sự giao lưu văn hóa Việt – Hoa trong kiến trúc của đình Tân Lân

4 Phạm vi nghiên cứu:

Đình Tân Lân, phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu:

5.1 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp phân tích – tổng hợp là phương pháp chủ yếu để thực hiện đề tài này Nguồn tư liệu có được chủ yếu thu thập từ sách, những bài báo, những công trình nghiên cứu trước và những thông tin từ Internet có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài Dựa trên những tư liệu này, phân tích và rút ra những dữ liệu cần thiết cho

đề tài Sau đó, sẽ tổng hợp các dữ liệu, hệ thống hóa các kiến thức liên quan đến đối tượng nghiên cứu và rút ra những đặc điểm của đối tượng Phương pháp hệ thống cấu trúc: Thông qua phương pháp này làng nghề được xem xét, phân tích không chỉ trong một bình diện chỉnh thể, trong phạm vi nội tại của một tác phẩm riêng lẻ mà trong cả

hệ thống của thể loại Phương pháp hệ thống liên ngành, nghiên cứu kiến trúc trong văn hóa người Việt và người Hoa

5.2 Nguồn tư liệu:

Tổng hợp từ những nguồn tài liệu như sách, báo, Internet, các công trình nghiên cứu trước để tiền hành phân tích và tổng hợp những điểm liên quan đến đề tài này Đồng thời, đó là dựa trên sự hiểu biết của bản thân, quá trình điền dã tại địa phương cũng như phỏng vấn những người dân ở khu vực lân cận

II NỘI DUNG:

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn:

1.1 Cơ sở lý luận:

1.1.1 Khái niệm văn hóa:

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội (Cơ sở văn hóa Việt Nam, 1999: 10)

1.1.2 Khái niệm kiến trúc:

Kiến trúc là nghệ thuật tổ chức không gian hết sức sáng tạo của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt vật chất và văn hóa tinh thần của con người, để đáp ứng những yêu cầu kinh tế, xã hội, chính trị,… (Sáng tác kiến trúc, 1994: 5)

Trang 5

Kiến trúc cũng là một loại hình nghệ thuật biểu hiện, có tác dụng phản ánh thực

tế Trước khi có kiến trúc, con người đã phải tích tụ những kinh nghiệm và trải qua những thử thách nhọc nhằn để có được những biện pháp cải tạo thiên nhiên ngày một hiệu quả hơn Con người đã sáng tạo nên kiến trúc bằng cả trí tuệ và bàn tay của mình

1.1.3 Khái niệm văn hóa kiến trúc:

Văn hóa kiến trúc là cách thực hành kiến trúc/ ứng xử kiến trúc (đề ra các chiến lược, giải pháp thiết kế, các lựa chọn vật liệu, cấu tạo,…) một cách khôn ngoan, có kiến thức, thông minh, sáng tạo thích hợp với khí hậu, thiên nhiên, công nghệ hiện đại

và con người bản xứ (PGS TS Phạm Đức Nguyên)

1.1.4 Khái niệm đình:

Đình là một công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành Hoàng và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng Đây là thiết chế cổ truyền của người dân Việt Nam, là cơ sở văn hóa, nơi lưu giữ những giá trị cộng đồng của người dân trong xuyên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc

Thực tiễn đình làng có ba chức năng Đó là chức năng tôn giáo, chức năng hành chính và chức năng văn hóa Về chức năng hành chính, đình là chỗ để họp bàn các việc làng, để xử kiện, phạt vạ theo những quy ước của làng Về chức năng tôn giáo, đình là nơi thờ thần của làng, thường là một vị, nhưng cũng có khi nhiều vị, được gọi là “Thành Hoàng” làng Về chức năng văn hóa, đình là nơi biểu diễn các kịch hát, như chèo, hay hát cửa đình- một hình thức đã phát triển trong các thế kỷ trước, nơi tiến hành các lễ hội, các trò chơi, Thực ra, các chức năng trên không bao giờ được tách bạch, mà đan xen hòa quyện với nhau Có thể coi đình là một tòa thị chính, một nhà thờ và một nhà văn hóa cộng lại của làng xã Việt Nam Ngôi đình là biểu tượng cho cộng đồng làng

xã Việt Nam, là một yếu tố hữu hình của văn hóa làng Việt Nam

1.2 Cơ sở thực tiễn:

1.2.1 Khái quát Thành phố Biên Hòa:

Thành phố Biên Hòa là một thành phố công nghiệp của tỉnh Đồng Nai thuộc vùng

Đông Nam Bộ Thành phố Biên Hoà là đô thị loại I, trung tâm chính trị, kinh tế, văn

hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Đồng Nai Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, Tây giáp quận 9 thành phố Hồ Chí Minh, Tây Nam giáp huyện Long Thành, Đông giáp huyện Trảng Bom, Tây Bắc giáp huyện Dĩ An, huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương. Nơi lưu giữ

nhiều di tích lịch sử, văn hóa và kiến trúc nổi tiếng như: Đình Tân Lân thờ Trần Thượng

Xuyên – một người có công xây dựng và phát triển vùng đất Biên Hòa, đây là một ngôi

đình có sự kết hợp giữa văn hóa người Việt và người Hoa trong kiến trúc Lăng mộ

Trịnh Hoài Đức nhà văn hóa gốc Hoa Các ngôi cổ tự: Bửu Long, Đại Giác, Long Thiền ghi dấu ấn việc truyền bá đạo Phật ở phương Nam gắn bó chặt chẽ với tín ngưỡng dân gian của dân tộc

Nhiều di tích lịch sử gắn bó với quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc trên đất Biên Hoà: Đài kỷ niệm, nơi Nguyễn Ái Quốc có bài viết trong “Bản án chế độ thực

Trang 6

dân Pháp” tố cáo hành động mị dân của thực dân Pháp trong chiến tranh thế giới lần thứ I; Bửu Hưng Tự, nhà Hội Bình Trước gắn liền với sự kiện Cách mạng tháng Tám

1945 ở địa phương; Di tích nhà Xanh (BIF) nơi diệt Mỹ đầu tiên… Nhà lao Tân Hiệp, nơi diễn ra cuộc phá ngục quy mô lớn nhất miền Nam (2-12-1956) với 462 cán bộ,

người yêu nước trở về với cách mạng

1.2.2 Khái quát đình Tân Lân:

Đình Tân Lân xưa thuộc Tân Lân, huyện Phước Chánh, Dinh Trấn Biên, thuộc phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Đình Tân Lân tọa lạc trên

đường Nguyễn Văn Trị hướng ra bờ sông Đồng Nai Khi xây dựng người dân lấy tên

gọi của thôn là Tân Lân (Xóm mới) đặt cho đình Đã qua bao thăng trầm lịch sử, tên địa phương nhiều lần thay đổi nhưng tên đình vẫn tồn tại đến nay

Tương truyền nguyên thủy đình Tân Lân là ngôi miếu nhỏ ở Thành Kèn do dân làng dựng lên từ thời vua Minh Mạng (1820 – 1840) để tỏ lòng ngưỡng vọng Trấn Biên

đô đốc tướng quân Trần Thượng Xuyên, người đã có công lớn trong việc khai phá đất

đai và mở mang thương mại vùng Đồng Nai – Gia Định Sau hai lần dời chuyển (1861 – 1906) ngôi đình ở vị trí như hiện nay

Chương 2: Đặc điểm kiến trúc đình Tân Lân:

2.1 Tổng thể kiến trúc đình Tân Lân:

Theo quan niệm của người dân Việt Nam thì đình làng luôn được lấy tên từ tên làng Vì vậy, đình Tân Lân từ khi xây dựng đã được người dân đặt tên như vậy cho đến

ngày nay vẫn không đổi

Đình Tân Lân tọa lạc trên khuôn viên đất rộng và khá bề thế Đình Tân Lân có kiến trúc đặc sắc về kiểu dáng Mặt đình Tân Lân hướng về phía Tây Nam, ra ra sông Đồng Nai Theo ThS.Nguyễn Viết Vinh trong luận văn Thạc sĩ nói về Đình Tân Lân –

Thành phố Biên Hòa – Đồng Nai từ góc nhìn giao lưu Văn hóa Việt – Hoa: “Đây là

hướng tốt để xây nhà ở hay xây đình, chùa ở nước ta: hướng Nam là hướng mát mẻ, miền của trí tuệ, bát nhã,… cũng là hướng của thiện nghiệp Đình quay về hướng sông mang ý nghĩa thịnh vượng, vĩnh cửu, đồng thời là nơi có minh đường thủy tụ, là địa thế phong thủy tốt Nơi đó sẽ có vượng khí sinh sôi, phát triển Bên cạnh đó ThS

Nguyễn Viết Vinh cũng đề cập rằng: “Đối với người Trung Hoa thì họ có tập tục coi

hướng Tây của ngôi nhà là nơi tôn kính nhất, do vậy phải tránh không được ngồi ở góc hướng Tây Bắc.”

2.2 Bao quát không gian đình:

Khi đứng trước đình ta có thể nhìn thấy bức bình phong cùng với tấm bia ghi sơ lược về lịch sử của Đình được công nhận là di tích lịch sử Đình Tân Lân có kiến trúc chữ Tam, gồm có ba gian: gian tiền đình, gian chánh điện, gian hậu cung Trong đình, mỗi gian được bài trí điện thờ, hoàng phi, câu đối bao lam bằng gỗ với những nét chạm khắc tinh xảo

Trang 7

Tiền đình có diện tích 75,5m², khung trụ bằng gỗ, trên xà ngang chạm khắc những hình ảnh: dơi, đào, hoa, lá,… là biểu tượng của sự phước thọ trường tồn Trên nóc trang trí hình ảnh “lưỡng long tranh châu”, “lý ngư hóa long”,… Một điểm đặc biệt của tiền điện là trên mái trang trí bằng những mảng gốm với nhiều cảnh trí: Bát tiên quá hải, Quan Công phò nhị tẩu,… hay có cả những chuyện tích thời Chiến Quốc, nhật nguyệt, lân phụng,… tồn tại lâu dài theo năm tháng nhưng vẫn giữ nguyên vẹn sắc màu và đường nét

Về phần chánh điện thì có chiếm diện tích 487,5m², kết cấu bằng những cột gỗ lim to lớn toàn bộ khung kiến trúc của chính điện được làm từ gỗ tốt, cột chống ở giữa kiểu bình nước, rất bền vững Gian thờ ở chính điện có ngai thần và tượng đô đốc Trần Thượng Xuyên rất uy nghiêm Ngoài ra, chính điện còn có các bà thờ Tả ban và Hữu ban, Thái Giám, Tiền Hiền, Hậu Hiền, Bạch Mã và Tiền Hiền

họa tiết trang trí, hai mái được lợp ngói âm dương, trên nóc gắn tượng rồng chầu pháp

cung chia làm ba gian, gian chính giữa thờ Tiên Sư, hai gian bên thờ Tiền Thứ Việt Nam và Tiền Thứ Trung Hoa, ngay sau hậu cung còn có khu nhà bếp và rong đình còn

có miếu thờ Ngũ Hành

II.3 Kết cấu kiến trúc của đình Tân Lân:

2.3.1 Kết cấu kiến trúc vì kèo:

Trong đặc điểm kiến trúc của đình Tân Lân, điểm kiến trúc đặc biệt được chú ý đầu tiên là kết cấu vì kèo gỗ trên mái đình, cũng là điểm kiến trúc quen thuộc của mái

nhà dân gian Việt Nam mà đặc điểm kiến trúc này không hề có ở miếu của người Hoa Theo Ths.Nguyễn Viết Vinh: “Về mặt kiến trúc tín ngưỡng truyền thống của

người Việt là kiểu kiến trúc tứ trụ, với bộ khung theo kiểu nhà rường (nhà xuyên chính hay chày cối) Kiến trúc tứ trụ gồm 4 cột cái đứng thành hai hàng đối diện nhau Từng cặp cột cái tiền, hạu được nối liền với nhau bằng một đoạn gỗ xuyên ngang, gọi là trính Một trụ gỗ được gắn ở mặt trên cây trính và chống thẳng lên tới điểm giao nhau của hai đoạn kèo cuối, ngay dưới đoạn đòn dông, được gọi là cây chổng Cây chổng thường có hình dáng một bầu rượu hay hình dáng cái chày – cối để thể hiện yếu tố âm dương hòa hợp như linga và yoni.” Ở đình Tân Lân thì phần này được thể hiện ở chính

điện và hậu điện của đình

Ngoài ra kết cấu vì kèo bằng gỗ tạo cho bộ khung công trình vững chắc, không gian rộng mở, hài hòa Toàn bộ hệ thống rui, mè, đòn tay… làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng hệ thống mộng chốt chặt chẽ làm cho công trình khá chắc chắn, vững chãi trước sự khắc nghiệt của điều kiện thiên nhiên và thời gian Đặc biệt, các cây xuyên chạy gờ nổi xuyên suốt với những đường nét uyển chuyển, tinh tế Nơi giao nhau của 2

đầu kèo là mô típ chày cối với cánh dơi bao bọc được chạm trổ công phu với ý nghĩa

Trang 8

tượng trưng cho trời - đất, âm - dương sum họp, mong muốn mưa thuận gió hòa, mùa

màng tươi tốt, bội thu Các vì kèo được các nghệ nhân với đôi bàn tay khéo léo cùng

với đức tính cần cù, thông minh đã chạm khắc nhiều đề tài phong phú như hình đầu rồng, đuôi 21 phụng… tạo cảm giác nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo vững chắc cho kiến

trúc

II.3.2 Kết cấu kiến trúc mái:

Mái đình Tân Lân lợp ngói âm dương, dạng ngói thường thấy trong miếu, đình,

chùa của người Việt Các viền xung quanh mái đình thì được lợp bằng ngói ống, đây

là dạng mái trong chùa, miếu của người Hoa Mái đình Tân Lân còn chồng lên nhau

dạng trùng thiềm điệp ốc, lớp mái trên cùng có dạng hình thuyền nhưng không cong

vút mà ngang bằng Đặc biệt là trên mái miếu của đình có trang trí hai nhóm tiểu tượng gốm được làm từ hai lò gốm khác nhau Nhóm tiểu tượng thứ nhất được viết bằng chữ

Hán, nhóm thứ hai không ghi niên đại tạo tác

2.4 Nghệ thuật trang trí:

Mặt trước đình có một bức bình phong hình Long Mã Phụ Hà Đổ ( Ngựa hóa rồng) đang cưỡi sóng nước, phía trên là mây và mặt trời, bức bình phong này có hình chữ nhật bằng gạch xi măng đắp nổi, ghép mảnh sành nhiều màu gồm: màu men xanh, trắng và xá; đối xứng hai bên của bức Long Mã Phụ Hà Đồ là cặp lân làm bằng gốm men xanh

Với tiền điện, tường được xây bằng gạch, xi măng, bộ khung vì gỗ, các xà ngang được chạm khắc tinh xảo các đề tài quen thuộc như dơi, đào, mai, lan, cúc, trước, dây hoa lá… đó là những biểu tượng của phúc, thọ, cuộc sống ấm no, an lành, thịnh vượng của bá tánh Mặt trước của đình có 5 cửa sắt màu đỏ, cấu trúc hiện đại Giữa nóc đình trang trí đề tài “Rồng chầu pháp lam”, đối xứng hai bên là cặp lân và cá hóa rồng, phía ngoài cùng là hình tượng mũi thuyền có ý nghĩa là sự thịnh vượng Toàn bộ mặt trước của đình được trang trí hai mảng lớn các quần thể tượng gốm men xanh Hàng cột phía ngoài tiền sảnh vuông bằng xi măng, hai cột giữa trang trí rồng cuốn mây đắp nổi, bốn cột ngoài trang trí hai cặp liễn đối bằng chữ Hán đắp nổi bằng xi măng Xung quanh hành lang là hệ thống tường gạch và xi măng, tường được xây bằng bê tông , nền lót gạch bông Giữa tiền điện có đặt bàn hội nội đồng bằng gỗ có chạm khắc các đề tài tứ linh, dây hoa lá… bàn thờ Hội đồng ngoại bằng gỗ chạm khắc tinh xảo các đề tài truyền thống như long, lân, chim muông, dây hoa lá… Trên hương án bàn Hội đồng ngoại đặt ảnh thờ với nội dung: “Đại Minh Thái Tổ Cao Hoàng Đế Sau bàn Hội đồng ngoại có đặt long đỉnh chạm khắc, sơn son thếp vàng tinh xảo dùng để rước Ông trong các dịp

lễ kỳ yên hàng năm Gian hai bên tiền đình đặt hai hương án bằng chất liệu gỗ sơn đỏ thờ Đông hiến, Tây hiến

Trên nóc mái của chánh điện có gắn các quần thể tượng Lưỡng Long Chầu Nhật,

Cá hóa Long, Phụng… Trên các cột của chánh điện có hoành phi chữ Hán, xung quanh

có trang trí hoa văn, sơn son thếp vàng Dưới hoành phi là các bao lam bằng gỗ chạm

Trang 9

khắc rất tinh vi, sắc sảo nhiều đề tài Chánh điện thờ Ông bằng cốt tượng thạch cao đặt trên bàn hương án bằng gỗ có nhiều điểm chạm khắc độc đáo, phía sau là khánh thờ bằng gỗ có chữ Thần Trước bàn thờ Thần là bàn La Liệt, bàn Hội đồng nội Song song với bàn La Liệt, bàn Hội đồng nội là hai bộ tự khí bằng đồng (8 món) và gỗ (9 món) Hai gian bên: giữa hai hàng cột phía trong có treo các hoành phi, bên dưới là các bao lam bằng gỗ chạm lộng các đề tài mai, lan, cúc, trúc, dơi…

Vào hậu cung có thể thấy trên nóc có gắn rồng chầu pháp lam, đối xứng hai bên

là cặp cá chép và lân bằng gốm men xanh Nền cao lót gạch bông, tường xây gạch xi măng, trên có trang trí hoa sắt

Các đề tài trang trí ở di tích đình Tân Lân có nhiều giá trị văn hóa độc đáo, thể hiện bản sắc văn hóa địa phương, dân tộc Các đề tài chạm khắc như dơi, đào, hoa lá, phượng, rồng…còn xuất hiện khá nhiều trên hệ thống bao lam, liễn đối, hoành phi của đình, được các nghệ nhân xưa tạo tác rất tinh xảo và cực kỳ sống động Các tác phẩm chạm khắc ở đình Tân Lân ngoài việc thể hiện những ước mong, gửi gắm của các bậc tiền nhân còn mang nhiều giá trị nghệ thuật, nghề thủ công truyền thống của mảnh đất

Chương 3: Giá trị văn hóa, lịch sử và nghệ thuật kiến trúc của đình Tân Lân: 3.1 Giá trị văn hóa lịch sử:

Đình Tân Lân là nơi sinh hoạt hành chính cộng đồng, sinh hoạt văn hóa lễ hội và sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống của người dân vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai từ xưa đến nay Ngôi đình chính là nơi hội tụ, lưu giữ, trao truyền và kế thừa những giá trị văn hóa dân gian và tín ngưỡng truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay, những giá trị

ấy có sự giao lưu văn hóa Việt – Hoa Đình Tân Lân là nơi thể hiện rõ nhất hoạt động tín ngưỡng, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của người dân sở tại Đình là mái nhà chung của cộng đồng người Việt – Hoa, nơi họ có tiếng nói chung, cùng chia sẻ đời sống văn hóa, cùng sinh hoạt và giao lưu văn hóa dân tộc với nhau Đình Tân Lân còn chính là nơi thờ Trần Thượng Xuyên cùng các bậc Tiền hiền khai khẩn, Hậu hiền khai cơ… Ngoài ra, đình Tân Lân cũng như các ngôi đình khác, là nơi thờ cúng những người có công với dân làng với đất nước của các thế hệ người Việt và cả người Hoa nơi đây

Đình Tân Lân mang giá trị văn hóa về mặt hành chính vì là nơi tổ chức các buổi họp bàn và đưa ra những chính sách, quy củ luật lệ về mọi việc trong làng: ban hành hương ước, xử kiện, xử phạt Tiếp đó, đình còn là nơi tổ chức các lễ hội nhằm gắn kết con người với con người, đồng thời những ngày lễ còn được tổ chức để người dân thực hiện nghi lễ nhớ ơn những người họ tôn kính Một lễ hội lớn ở đình chính là ngày lễ

Kỳ Yên, ngày lễ này được tổ chức hằng năm nhằm gắn kết cộng đồng làng xã tạo mối quan hệ gắn bó giữa cá nhân, gia đình, dòng họ Thông qua những sinh hoạt tín ngưỡng,

lễ hội ở đình, người dân ý thức về cội nguồn, lòng nhân nghĩa, thủy chung biết yêu thương, chia sẻ nhau trong mọi hoàn cảnh

Trang 10

Một giá trị nổi bật của đình Tân Lân tạo nên sự khác biệt với các ngôi đình khác

là đình Tân Lân có kiến trúc rất độc đáo, thể hiện sự giao thoa văn hóa Việt – Hoa ngay

từ khi được xây dựng, điều này được thể hiện rõ nét trên công trình kiến trúc đình Đình Tân Lân là nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa của các thế hệ ông cha để lại thông qua các bức bao lam, hoành phi, liễn đối sơn son thếp vàng, hàm chứa bên trong nhiều điển tích, điển cố có giá trị lịch sử, văn hóa cao,… những điểm này đã thu hút nhiều tầng lớp nhân dân đến chiêm ngưỡng và nghiên cứu

Thông qua lễ hội cúng đình nói chung và đình Tân Lân nói riêng đã đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần, tâm linh, giải quyết những khát khao, những ước mơ của cộng đồng các dân tộc ở địa phương Qua lễ hội cúng đình Tân Lân tạo cho con người niềm lạc quan yêu đời, yêu chân lý, trọng cái thiện và làm cho tâm hồn, nhân cách mỗi con người như được sưởi ấm tình nhân đạo, nhân văn để rồi thẩm thấu vào cuộc sống đời thường, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh về giao lưu, làm cho đời sống có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn Ngoài ra, lễ hội cúng đình Tân Lân là nơi giúp cho người dân hưởng thụ và giải trí sau những tháng ngày làm việc căng thẳng, mệt nhọc Đến với lễ hội cúng đình ngoài sự “hòa nhập” hết mình trong các hoạt động của lễ hội, được “hóa thân” đóng một vai trong hội hay thưởng thức các trích đoạn trong các vở tuồng cổ, tất cả mọi người đều được hưởng những lễ vật mà mình dâng cúng, đều được tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí trong quá trình tổ chức

3.2 Giá trị kiến trúc – nghệ thuật:

Đầu tiên phải nói đến hình tượng Long Mã Phụ Hà Đồ của đình, đây là con Long

Mã nó mang trên lưng một bức đồ sông Hoàng Hà Theo quan niệm người xưa: Long

là rồng, mạch nước, chỉ vua; Mã là ngựa Long Mã là con thú linh, đầu rồng mình ngựa, mình có vẩy rồng cao 8 thước 5 tấc, xương cổ dài, mình không thấm nước Phụ nghĩa là mang, đeo; Hà là sông Hoàng Hà; Đồ là bức vẽ Hà Đồ là bức vẽ có nguồn gốc là sông Hoàng Hà bên Tàu

Theo quan niệm của phương Đông thì rồng là một trong bốn con vật linh thiêng của tứ linh gồm: long, lân, quy, phượng Rồng tượng trưng cho không gian, vì rồng vùng vẫy trong không trung, mã tượng trưng cho thời gian vì ngựa chạy trên mặt đất lúc mau lúc chậm, chính vì vậy Long Mã tượng trưng không gian và thời gian, tức là

tượng trưng Càn khôn Vũ trụ, luôn luôn xoay chuyển không bao giờ ngừng nghỉ Ta

thường thấy đình chùa, điện thờ, miếu mạo thường khắc họa hay đức tượng đề tài Long

Mã trên các vật thể như bình phong, hoành phi để vừa trang trí chốn tôn nghiêm, vừa

có công dụng phong thủy trừ tà Đặc biệt, ở các nước chịu nhiều ảnh hưởng của văn

hóa Trung Quốc như Việt Nam tranh, tượng Long Mã thường được thực hiện trong tư thế đứng rất uy nghi, phong thái hùng dũng đang tiến về phía trước

Ở di tích đình Tân Lân, nghệ thuật chạm khắc các đề tài mang tính truyền thống như tứ linh, tứ quý và đề tài mang tính dân gian như dây hoa lá, chim thú… được các nghệ nhân xưa khắc họa rất tinh xảo và cực kỳ sống động, thể hiện nhiều nội dung

Ngày đăng: 20/07/2024, 14:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w