1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KIẾN TRÚC ĐÌNH THÔNG TÂY HỘI

21 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Ngôi đình làng Việt nam gắn liền với làng xã Việt Nam. Mỗi làng có một ngôi đình. Ngôi đình làng Việt là nơi được toàn thể cư dân trong làng thời cúng, tham gia tế tự và sinh hoạt văn hóa cộng đồng địa phương. Với thời gian, nhiều ngôi đình đã trở thành những di tích lịch sử quốc gia, những bảo tàng chứa đựng biết bao công trình tuyệt tác của các thế hệ nghệ nhân; nhiều ngôi đình gắn liền với bao huyền tích; lại có những ngôi đình mà lịch sử không tách rời những vị tổ khai sáng. Người ta tìm thấy ở ngôi đình sự bình yên, thanh tịnh, cảm thấy có niềm tin và hạnh phúc, quên đi những khổ đau bon chen của đời. Ngôi đình đã làm sống dậy trong tiềm thức con người về sự ấm ấp và tình thương. Vì vậy, qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm, tín ngưỡng thờ cúng ở làng xã cùng những công trình kiến trúc đình vẫn luôn tồn tại và phát triển mạnh mẽ theo thời gian và không gian trong cuộc sống. Mỗi ngôi đình đều giữ một dấu ấn nghệ thuật đặc trưng theo một thời kỳ lịch sử, được thể hiện qua kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc v.v... Như thế, đình không chỉ là nơi cư dân trong làng thời cúng, tham gia tế tự và sinh hoạt văn hóa cộng đồng địa phương mà còn phản ánh các giá trị nghệ thuật kiến trúc và mỹ thuật từng giai đoạn, trải qua hàng trăm năm từ khi ngôi đình đó được xây dựng. Tất cả những yếu tố này đã tạo nên một không gian đặc biệt của ngôi đình. Ngôi đình cổ nhất phương Nam – Đình Thông Tây Hội là một trong những ngôi đình có kiến trúc độc đáo tiêu biểu nhất. Nơi đây còn lưu giữ nhiều phong cách kiến trúc của một ngôi đình cổ kính. Vì vậy, đình Thông Tây Hội không chỉ mang một giá trị độc đáo trong lịch sử văn hóa vùng đồng bằng Nam Bộ mà còn được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích Kiến trúc nghệ thuật, văn hóa lịch sử Quốc gia năm 1998. Đây là ngôi đình lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, nghệ thuật và lịch sử, cho đến nay. Đình Thông Tây Hội đã để lại nhiều tư liệu quí về lịch sử vùng đất Nam Bộ, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có những công trình đề tài nghiên cứu nào tiếp cận kiến trúc, mỹ thuật của đình, chỉ mới xuất hiện rải rác, chưa đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống từ hướng văn hóa và mỹ thuật học. Là người đang theo học ngành Văn hóa học, tôi nhận thấy, về đình Thông Tây Hội là một di tích độc đáo, có sức hấp dẫn riêng. Việc nghiên cứu chuyên sâu về di tích này sẽ góp thêm tư liệu và làm giàu thêm kho tàng văn hóa kiến trúc Việt Nam. Tìm hiểu về ngôi đình Thông Tây Hội, nhờ đó giúp chúng ta hiểu thêm về giá trị nghệ thuật cũng như mỹ thuật bên trong ngôi đình, giúp ta thêm yêu mến và góp phần bảo vệ ngôi đình, giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Với thực tiễn nêu trên, tôi đã chọn “Kiến trúc đình Thông Tây Hội” làm đề tài tiểu luận kết thúc môn Văn hóa kiến trúc.

Trang 1

TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI:

KIẾN TRÚC ĐÌNH THÔNG TÂY HỘI

TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận 5

3.2 Các loại đồ án trang trí tại đình Thông Tây Hội 12

Trang 3

4.2 Về xây dựng và bài trí tại đình làng 17

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Ngôi đình làng Việt nam gắn liền với làng xã Việt Nam Mỗi làng có một ngôi đình Ngôi đình làng Việt là nơi được toàn thể cư dân trong làng thời cúng, tham gia tế tự và sinh hoạt văn hóa cộng đồng địa phương Với thời gian, nhiều ngôi đình đã trở thành những di tích lịch sử quốc gia, những bảo tàng chứa đựng biết bao công trình tuyệt tác của các thế hệ nghệ nhân; nhiều ngôi đình gắn liền với bao huyền tích; lại có những ngôi đình mà lịch sử không tách rời những vị tổ khai sáng Người ta tìm thấy ở ngôi đình sự bình yên, thanh tịnh, cảm thấy có niềm tin và hạnh phúc, quên đi những khổ đau bon chen của đời Ngôi đình đã làm sống dậy trong tiềm thức con người về sự ấm ấp và tình thương Vì vậy, qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm, tín ngưỡng thờ cúng ở làng xã cùng những công trình kiến trúc đình vẫn luôn tồn tại và phát triển mạnh mẽ theo thời gian và không gian trong cuộc sống Mỗi ngôi đình đều giữ một dấu ấn nghệ thuật đặc trưng theo một thời kỳ lịch sử, được thể hiện qua kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc v.v Như thế, đình không chỉ là nơi cư dân trong làng thời cúng, tham gia tế tự và sinh hoạt văn hóa cộng đồng địa phương mà còn phản ánh các giá trị nghệ thuật kiến trúc và mỹ thuật từng giai đoạn, trải qua hàng trăm năm từ khi ngôi đình đó được xây dựng Tất cả những yếu tố này đã tạo nên một không gian đặc biệt của ngôi đình

Ngôi đình cổ nhất phương Nam – Đình Thông Tây Hội là một trong những ngôi đình có kiến trúc độc đáo tiêu biểu nhất Nơi đây còn lưu giữ nhiều phong cách kiến trúc của một ngôi đình cổ kính Vì vậy, đình Thông Tây Hội không chỉ mang một giá trị độc đáo trong lịch sử văn hóa vùng đồng bằng Nam Bộ mà

Quốc gia năm 1998 Đây là ngôi đình lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, nghệ thuật và lịch sử, cho đến nay Đình Thông Tây Hội đã để lại nhiều tư liệu quí về lịch sử vùng đất Nam Bộ, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có những công trình đề tài nghiên cứu nào tiếp cận kiến trúc, mỹ thuật của đình, chỉ mới xuất hiện rải rác, chưa đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống từ hướng văn hóa và mỹ thuật học Là người đang theo học ngành Văn hóa học, tôi nhận thấy, về đình Thông Tây Hội là một di tích độc đáo, có sức hấp dẫn riêng Việc nghiên cứu chuyên sâu về di tích này sẽ góp thêm tư liệu và làm giàu thêm kho tàng văn hóa kiến trúc Việt Nam Tìm hiểu về ngôi đình Thông Tây Hội, nhờ đó giúp chúng ta hiểu thêm về giá trị nghệ thuật cũng như mỹ thuật bên trong ngôi đình, giúp ta thêm yêu mến và góp phần bảo vệ ngôi đình, giữ gìn giá trị văn hóa truyền

thống tốt đẹp của dân tộc Với thực tiễn nêu trên, tôi đã chọn “Kiến trúc đình

Thông Tây Hội” làm đề tài tiểu luận kết thúc môn Văn hóa kiến trúc

Trang 5

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở các nguồn tư liệu về kiến trúc và các nguồn tư liệu khác, tiểu luận tập trung giới thiệu một cách có hệ thống về kiến trúc của Đình Thông Tây Hội Gò Vấp

Tìm hiểu, nghiên cứu những đặc điểm về văn hóa kiến trúc của ngôi đình, qua đó khẳng định những giá trị văn hoá của đình Thông Tây Hội cần chú trọng lưu giữ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của tiểu luận là kiến trúc đình Thông Tây Hội quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh Khảo sát chi tiết tương đối tiêu biểu của đình làng tại Nam Bộ, từ lịch sử hình thành làng thôn, sự ra đời của ngôi đình đến cách chọn đất dựng đình, bố trí mặt bằng xây dựng đình,

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Ngôi đình Thông Tây Hội Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4.1 Phương pháp nghiên cứu

tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, đài, tivi, tạp chí, mạng internet, , từ đó chọn lọc để có cái nhìn khái quát, những nhận xét và đánh giá ban đầu về vấn đề nghiên cứu, mà cụ thể ở đây là đình Thông Tây Hội

quan đến đề tài

4.2 Nguồn tài liệu

- Các tài liệu sử học về Nam Bộ, địa lý thiên nhiên, kinh tế và cơ cấu dân cư Nam Bộ

- Các nguồn tài liệu về văn hóa truyền thống dân gian Nam Bộ - Các tài liệu về kiến trúc đình làng Việt Nam

PHẦN NỘI DUNG

Trang 6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm “văn hóa”

Trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, thầy Trần Ngọc

Thêm đã định nghĩa như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị

vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”

1.1.2 Khái niệm “Kiến trúc”

Về thuật ngữ khoa học thì kiến trúc là một ngành nghệ thuật và khoa học về tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình xây dựng Kiến trúc thường liên quan đến một số lĩnh vực ngành nghề khác như: quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, thiết kế cảnh quan, quản lý đô thị, quản lý giám sát dự án…

1.1.3 Khái niệm “văn hóa kiến trúc”

Theo PGS TS Phạm Đức Nguyên, văn hóa kiến trúc là “ cách thực

hành kiến trúc/ứng xử kiến trúc (đề ra các chiến lược, giải pháp thiết kế, các lựa chọn vật liệu, cấu tạo, ) một cách khôn ngoan, có kiến thức thông minh, sáng tạo thích hợp với khí hậu, thiên nhiên, công nghệ hiện đại và con người bản xứ”

1.1.4 Khái niệm “đình”

Đình là nơi thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc của dân làng Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân và mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước Việt Nam

1.2 Cơ sở thực tiễn

Từ thuở những người dân đầu tiên đến vùng Sài Gòn - Gia Định mở đất hơn 3 thế kỷ qua, ngôi đình cổ Thông Tây Hội đã hình thành và đến hôm nay, đây vẫn là nơi duy trì nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc bên cạnh những giá trị nghệ thuật kiến trúc truyền thống độc đáo

Đình thần Thông Tây Hội (phường 11, quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh) từ lâu đã nổi tiếng là ngôi đình lâu đời nhất không chỉ ở Sài thành mà cả vùng đất phương Nam Ban đầu ngôi đình chỉ dựng bằng tre, vách lá, đến năm 1883, Đình thần Thông Tây Hội mới xây dựng theo kiến trúc như hiện nay Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, ngôi đình vẫn tồn tại sau nhiều lần trùng tu, sửa chữa và chính thức được công nhận là Di tích Kiến trúc nghệ thuật, văn hóa lịch sử Quốc gia năm 1998

Đình thần Thông Tây Hội là nơi thờ Thành Hoàng, người bảo vệ cư dân khỏi thiên tai, địch họa, tránh thú dữ…, cụ thể ở đây là thờ hai vị thần Đông Chinh

Trang 7

Vương và Dực Thánh Vương, hai hoàng tử con vua Lý Thái Tổ (974-1028) Nhờ hai vị thần này mà đời đời cư dân trên vùng đất mới khẩn hoang được sống trong an yên, mùa màng tươi tốt, con cháu được hưởng phước lành Do vậy, việc duy trì thờ cúng diễn ra quanh năm, lễ vật cúng thường cũng đơn giản, mùa nào thức nấy, theo sản vật địa phương, chủ yếu bởi tấm lòng thành, thật thà chất phác đúng như bản chất lương thiện của những người dân Nam Bộ

Kiến trúc Đình Thông Tây Hội độc đáo và mang nét đẹp văn hóa truyền thống của cư dân vùng đất Nam bộ Do đó, kiến trúc của đình và tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng của đình cần được bảo tồn và phát huy trong bối cảnh văn hóa hội nhập như ngày nay

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC ĐÌNH THÔNG TÂY HỘI GÒ VẤP 2.1 Đất dựng đình

Trang 8

Xã Thông Tây Hội có một thị trấn nhỏ là chợ búa phố xá chung quanh ngã tư Hạnh Thông Tây Trước đây là hai con đường làng, nay là đường Quang Trung và đường Nguyễn Văn Lượng

Đình Thông Tây Hội – vốn là đình Hạnh Thông Tây – là vùng đất gò triền rẫy bái có nhiều địa điểm tốt cho việc xây dựng đình

Đã có hai nơi được chọn để xây dưng đình:

Ngôi đình nguyên thủy bằng gỗ lá, được xây dựng phía nam chợ Hạnh Thông Tây, nhìn ra đường làng phía đông, tức đường Nguyễn Văn Lượng ngày nay Địa điểm này nay đã trở thành khu dân cư đông đúc không còn dấu vết của ngôi đình nguyên thủy

Ngôi đình hiện nay được xây dựng phía Bắc chợ Hạnh Thông Tây, cũng nhìn ra đường làng tức đường Nguyễn Văn Lượng ngày nay, cách chợ Hạnh Thông Tây 700m

2.2 Bố trí mặt bằng tổng thể và không gian kiến trúc 2.2.1 Khu vực sân vườn

Đây là khu vực không có xây dựng hoặc có xây dựng vài hạng mục nhỏ không đáng kể

Khu vực sân đình bao quanh khu vực xây dựng công trình bao gồm: ● Sân trước

Vì niềm tin tưởng này, người ta cho rằng, các cây cổ thụ ở đình miếu là chỗ tiên cảnh ở, nên không ai được phép chặt cây Nếu muốn chặt cây phải được sự chấp thuận của thần Sự chấp thuận này căn cứ trên việc xin keo được hay không

Trang 9

Hình 1: Cây cổ thụ tại đình Thông Tây Hội

Chánh điện gồm hai nếp nhà dựng ngang ghép trùng nhau theo kiểu “trùng thềm điệp ốc” Mái trước nếp sau sát cạnh với mái sau nếp trước Nóc nếp sau cao hơn nóc nếp trước đồng thời cũng là điểm cao nhất của toàn bộ công trình xây dựng Nơi đó đồng thời là nơi tế lễ trước đặt bàn thờ chính bên dưới Kiến trúc Chánh điện không theo kiểu nhà vuông thông thường mà là hình chữ nhật phân bố làm 8 dãy cột Mỗi dãy cột có 6 cây cột, hai cột giữa cách nhau 3m, các cột kế đó cách cột giữa 2,45m Các cột ngoài cùng cách cột kế 1,7m

Toàn bộ cột kèo đều bằng gỗ sao là loại danh mộc trải qua trăm năm nay vẫn còn chống đỡ tốt Đặc điểm hệ thống các mống chốt của cột kèo chính còn chịu lực rất tốt Đó là hệ thống chịu lực chính của công trình Dưới các chân cột là chân tảng bằng đá xanh loại A và B cao 0,5m có ý nghĩa nghệ thuật và gánh một phần lực đè từ trên xuống, hoàn toàn không phải chịu một lực ngang nào Trong trường hợp này, tường vây chỉ là vách che mưa nắng, không phải tham gia và bộ phận chịu lực của công trình

Mái đình lợp bằng ngói âm dương, trên nóc chính, có tượng lưỡng long tranh châu bằng sứ xanh

Trang 10

Hình 2: Trang trí lưỡng long tranh châu bằng sành nung tại nóc nhà chánh điện đình Thông Tây Hội

Kiến trúc nhà Hội Sở cơ bản giống Chánh điện, chỉ khác mấy điểm: Có 3 nếp nhà trùng thềm điệp ốc thay vì 2 nếp như Chánh điện; vách nhà hai mặt hông và mặt sau bằng ván đóng dọc thay vì tường xây như Chánh điện; Nhà Hội sở có vách ngăn phòng làm việc với nhà kho bằng ván ngang; Chân tảng chân cột cũng bằng đá xanh nhưng là loại C không là loại A và B như Chánh điện

Tổng số cột nhà Hội sở là 56 cột Diện tích xây dựng 228m2

Trang 11

Hình 3: Nhà Hội sở - nơi hội họp của Ban Trị Sự đình

2.2.2.3 Nhà Võ Ca

Là nơi diễn tuồng phục vụ hội hè hội lễ của đình Nhà võ ca nằm ngay trước mặt nhà Chánh điện, tiếp giáp với nhà ông Thần nông với mặt trước Chánh điện Nhà Võ ca có qui mô nhỏ hơn nhà Chánh điện và nhà Hội sở, chiều cao cũng thấp hơn Tổng qui mô nhà Võ ca có chiều ngang 14m, chiều sâu 17,5m, chiều cao 4m

Nhà Võ ca bao gồm 7 nếp nhà:

ba mặt Có một cửa hông dùng cho diễn viên ra vào Buồng hát ngang 2,8m – rộng 8m – cao 2,5m Có 4 cột cao 2,1m

ăn thông với buồng hát, còn ba mặt để trống cho khán giả xem hát Có 12 cột 2,7m – 4 cột cao 4,1m

4,1m hoàn toàn để trống Có 4 cột cao 4,1m – 4 cột cao 2,7m Ba nếp nhà trên có đòn giông ngang

2,8m – dài 12m – cao 2,5m hoàn toàn để trống Có 8 cột cao 3m – 8 cột cao 2,7m

2,8m – dài 4,8m – cao 2,5m hoàn toàn để trống Có 8 cột cao 3m

Trang 12

Bảy nếp nhà này được xây dựng trên một mặt bằng 13,6m x 17,5m = 238m2 Nhà Võ ca nằm ngay trước Chánh điện, được xây dựng làm 7 nếp nhà, qui mô nhỏ để cho thấp hơn Chánh điện mà kiểu dáng vẫn đẹp

Hệ thống kèo cột nhà Võ ca cũng bằng danh mộc có kết cấu chịu lực giống như Chánh điện và nhà Hội sở nhưng đơn gỉản hơn, chân tảng đá xanh thuộc loại D

2.2.2.4 Kiến trúc các hạng mục công trình khác

Miếu Bà Chúa Xứ: là nơi thờ Bà Chúa Xứ, nằm bên hông phải của

Chánh điện Miếu Bà Chúa xứ có qui mô nhỏ hơn cả, chiều ngang 9,3m, chiều dài 9,6m, chiều cao 4,2m

Được xây dựng bằng vật liệu ciment, gạch, tường vây kín chung quanh, kèo gỗ đơn giản (mái lợp ngói âm dương)

Miếu Bà có chiều ngang 9,3m – dọc 9,6m – cao 4,2m Diện tích xây dựng 98,28m2

● Miếu Bạch hổ và miếu Ngũ hành: nằm đối xứng hai bên bia Ông Hổ,

miếu nhỏ có kích thước 2m x 2m – cao 2,2m, được xây dựng bằng gạch vôi, mái ngói âm dương

● Cổng và tường vây 4 mặt của đình cũng được xây dựng bằng gạch thẻ

và vôi

Trang 13

CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐÌNH THÔNG TÂY HỘI GÒ VẤP

3.1 Sự bài trí thờ cúng tại đình Thông Tây Hội – Gò Vấp 3.1.1 Tại chánh điện

Là nơi thờ cúng chính của đình Tại vị trí trang trọng nhất đặt khám thờ thần Thành hoàng làng Miếu này đặt bài vị thần Thành hoàng với ống bút đựng đồ văn phòng tứ bửu Hai bên khám thần Thành hoàng có hai khám thờ nhỏ hơn, một bên là hữu ban, một bên là tả ban Trước 3 miếu thờ có 3 hương án bày đồ thờ tam sự, một lư đồng, hai chầu đèn, phía trước đều có bát nhang, một bình hoa, một dĩa quả Trước hương án thần Thành hoàng có kê sẵn một bàn trơn là nơi bày các thức cúng thần vào các dịp lễ Hai bên hương án thần Thành hoàng còn bày lọng lỗ bộ và hai con hạc đứng trên lưng hai con rùa Các thứ nhu dụng cần thiết của một viên quan thời xưa thưở sanh tiền như thế nào thì đều được

trưng bày tại đây Đó là quan niệm “sự vong như sự tồn” cổ xưa của người Á

Đông, lúc sống như thế nào thì lúc chết cũng như vậy Vả lại việc tượng trưng các thứ nghi trượng như mười tám món võ khí thời xưa cùng với quạt, lọng còn nhằm thể hiện ưu quyền của vị thần

Ngoài 3 khám thờ nêu trên, nơi chánh điện còn 6 bệ thờ xây dựng dọc 2 vách hông, mỗi bên 3 bệ đối diện với nhau và cùng hướng về phía gian thừo thần Thành hoàng Đó là các bệ thờ: Phúc thần, Tiên sư, Tiền hiền, Hậu hiền, Liệt sĩ và Bạch mã Tại đình Thông Tây Hội Gò Vấp, nơi chánh điện còn có một hương án đặt tại góc hậu cung thờ ảnh tượng Quan Thánh đế quân

Phía trước khám thờ thần Thành hoàng là khoảng đình rộng để trống không bài trí vật gì Đây là chỗ hành lễ của Ban quí tế và các ngày cúng đình Ngoài cùng chánh điện còn bày cái mõ lớn dài 2 thước sơn đỏ, đặt trên giá gỗ cũng màu đỏ

3.1.2 Tại Hội sở

Hội sở là nơi làm việc làng, gian trước là nhà khách, gian sau là kho Nhà khách có bàn thờ Tiên sư, Tiền hiền và Hậu hiền

3.2 Các loại đồ án trang trí tại đình Thông Tây Hội

Trang trí tại đình Thông Tây Hội Gò Vấp khá đa dạng, nổi bật là đồ án trang trí tự dạng (dùng chữ Hán viết lên vải và khắc lên gỗ) Ngoài ra các đồ án sử dụng hình ảnh các con vật tượng trưng, đồ án sử dụng hình ảnh hoa, lá

3.2.1 Đồ án trang trí sử dụng các con vật

Trang 14

Các con vật tượng trưng bao gồm 4 con vật linh thiêng (tứ linh) là rồng, lân, rùa, chim phượng hoàng Ngoài ra còn có các con vật khác như hổ, dơi, cá, hạc Mỗi con vật tượng trưng nêu trên vừa có giá trị về mĩ thuật, vừa có chủ đề tư tưởng truyền thống của người Á Đông

Rồng: là con vật tối linh trong thần thoại Trung Hoa tượng trưng cho sự

phát triển thịnh vượng Đối với người Việt, rồng còn là biểu tượng của nòi giống Lạc Long Quân thủy tổ người Việt, vốn là rồng biến thành người lấy bà Âu Cơ sinh ra cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Hình tượng rồng xuất hiện nhiều chỗ tại đình làng dưới các hình thức tượng sành nung, bức thêu trên vải, gỗ cấn xà cừ hoặc chạm khắc Từ cổng đình Thông Tây Hội người ta đã bắt gặp tượng sành nung lưỡng long tranh châu trên nóc cổng và trên bờ nóc chánh điện Vào bên trong người ta lại thấy các bức tường thêu hình rồng, các hương án khảm hình rồng, các liễn đối, hoành phi gỗ khắc hình rồng làm viền trang trí

Lân: là con vật thần thoại Trung Hoa tượng trưng cho sự bền vữung thịnh

trị Có điển tích: “Kỳ lân xuất thế, thiên hạ thái bình”, Lễ hội dân gian Việt

Nam không bao giờ thiếu tiết mục múa lân, vừa hấp dẫn, vừa sôi động cũng tạo cảm giác sống cuộc sống thái bình thịnh trị

Tại đình Thông Tây Hội, hình ảnh kỳ lân xuất hiện trong các hình ảnh múa lân, lại ít thấy trong trang trí đình Một vài hình thêu nơi các bức vải và vài tượng sành nung nơi miếu Bà chúa xứ

Qui: tức con rùa, biểu tượng của công trạng và sự trường tồn sống lâu Ở

Trung Quốc, con rùa bị xem là hèn hạ dâm ô (ô qui, rùa đen có nghĩa là hèn hạ), nhưng ở Việt Nam, thần kim qui giúp An Dương Vương xây dựng thành Cổ Loa và làm nên nỏ thần để chống xâm lược, Lê Lợi được thần Kim qui giao cho kiếm thần để đánh đuổi giặc Minh Vì vậy, đối với người Việt, rùa có công trạng rất lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước nên thường được đem làm biểu tượng của

sự trường tồn Vả lại tục ngữ có câu: “Tóc hạc, tuổi rùa” chỉ sự sống lâu trường

thọ

Tại đình thông tây Hội, hình ảnh rùa ngậm cuốn thư thêu bằng chỉ vàng trên bức trướng gấm, nơi bàn thờ thần Thành hoàng, hình ảnh rùa khắc trên riềm gỗ trang trí nơi các khám thờ, liễn đối, hoành phi và đặc biệt là hình ảnh rùa bằng gỗ tạc chở hạc (hạc đứng trên lưng rùa) cao 1,6m bày trước khám thờ thần Thành hoàng và 2 khám thờ tả ban Hữu ban

Phượng: là chim phượng hoàng, chúa tể của loài chim, biểu tượng của sự

sang trọng quí phái thường để chỉ các bà hoàng nơi cung đình Chim phượng là

Ngày đăng: 20/07/2024, 14:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w