1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận hướng nghiệp 2 đề tài tình yêu tuổi học trò

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Điều này hầu như xuất phát từ tâm lí chung của cha mẹ chúng ta về những đứa con “chẳng còn nhỏ nhưng lớn cũng chưaphải” của mình, nhất là tâm lí của học sinh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂNKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP 2

HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ SINH VIÊN SĐT1 Nguyến Duy Phương 28214352586 03322914102 Lê Thị Tường Vi 28204300797 08674990743 Lê Thị Mỹ Hiền 28204902804 09282813524 Trần Thị Ngọc Duyên 28214648794 07684222055 Nguyễn Quốc Tuấn 28214324174 07025892486 Đặng Trần Vĩnh Hào 28214336814 09054904677 Đàm Nguyên Khánh 28214354452 09354322348 Nguyễn Ngọc Khánh Nhân 28207454304 0796547662

Đà Nẵng, ngày 23 tháng 6 năm 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành để tài “ Tình yêu tuổi học trò”

 Các thành viên nhóm xin chân thành cảm ơn đặc biệt đến cô Sái Thị Lệ Thủy người đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn môn học Hướng nghiệp 2. Xin chân thành cảm ơn bạn bè đã tận tình giúp đỡ và khích lệ nhóm trong

quá trình học tập và hoàn thành đề tài này

Trang 3

MÔN: HƯỚNG NGHIỆP 2

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là kết quả của quá trình làm việc của chúng tôi Các tài liệu, nội dung, kết quả trong bài báo cáo là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bài báo cáo nào khác!

Đà Nẵng, ngày 23 tháng 6 năm 2023 Nhóm cam đoan

Nhóm 6

Trang 4

MỤC LỤCMỤC LỤC

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Ý nghĩa nghiên cứu 6

PHẦN 2 7

CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8

1.1 Cơ sở lí luận về tình yêu tuổi học trò 8

1.1.1 Khái niệm về tình yêu 8

1.1.2 Khái niệm về tình yêu tuổi học trò 8

1.2 Vai trò của tình yêu học trò đối với lứa tuổi học sinh 8

1.2.1 Những tác động tích cực của tình yêu học trò đối với lứa tuổi 9

1.2.2 Những tác động tiêu cực của tình yêu học trò đối với lứa tuổi học sinh 11

1.2.3 Nhìn nhận của bản thân về mối quan hệ tình yêu tuổi học trò 12

PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM 142.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 142.2 Đánh giá thành công của dự án 14BẢNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀM VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 15

Trang 6

TÓM TẮT

Tình yêu tuổi học trò có ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của lứa tuổi học sinh Thông qua chủ đề này sẽ giúp chúng ta có thái độ tích cực hơn về tình yêu tuổi học trò.

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Tình yêu từ lâu đã không còn là một đề tài mới mẻ, nhất là trong xã hội ngàynay, thậm chí người ta còn cho rằng tình yêu là một đè tài muôn thưở của nhân loại Và thực tế cho thấy, trong thời điểm hiện tại, cụm từ “tình yêu” đãđược người ta nhắc đến rất nhiều lần trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo đài, mạng xã hội Trong hầu hết các cuộc khảo sát về tình yêu của tuổi teen, các bậc phụ huynh luôn chho rằng yêu sớm là hư và khó lòng chấp nhận được Điều này hầu như xuất phát từ tâm lí chung của cha mẹ chúng ta về những đứa con “chẳng còn nhỏ nhưng lớn cũng chưaphải” của mình, nhất là tâm lí của học sinh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố xã hội trong thời đại đang có sự phát triển mạnh mẽ về thông tin, và sự giao thoa giữa các nền văn hóa đó phải chăng cũng là nhận định chung của xã hộiđối với tình yêu tuổi học trò?

Chính vì lí do trên nên chúng tôi quyết định chọn đề tài : nghiên cứu về tình yêu tuổi học trò.

Trang 7

dựng thái độ, cái nhìn đúng đắn hơn của phụ huynh đối với tình yêu của học sinh.

MÔN: HƯỚNG NGHIỆP

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

 Nghiên cứu cơ sở lí luận chung về tình yêu tuổi học trò.

 Tìm hiểu thực trạng và các ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của tình yêu tuổi học sinh.

 Trên cơ sở đó đề xuất một số biện phát để nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và điều chỉnh hành vi của học sinh về tình yêu tuổi học trò đồng thời xây dựng thái độ, cái nhìn đúng đắn hơn của phụ huynh đối với tình yêu của học sinh.

4 Ý nghĩa nghiên cứu

 Thắt chặt tình cảm của các thành viên trong nhóm. Khẳng định tầm quan trọng của làm việc nhóm. Tạo thói quen chia sẻ và hỗ trợ lần nhau.

 Học được các cư xử chuẩn mực và tạo thiện cảm hơn của từng cá nhân đối với các thành viên trong nhóm.

Trang 8

Tình yêu tuổi học trò chính là tình cảm được nảy sinh và nó xuất phát giữa những trái tim khi lần đầu cảm nhận được sự rung động trước người mà mình thầm thương trộm nhớ, tình yêu tuổi học trò là thứ tình cảm quáđổi trong sáng trong thời gian cấp sách tới trường.

1.2. Vai trò của tình yêu học trò đối với lứa tuổi học sinh

Ai cũng biết tuổi học trò là tuổi đẹp nhất Đẹp bởi sự trong sáng, hồn nhiên,cái đẹp xuất phát từ sự non nớt mới lớn Đối với những cô cậu học trò cái trong sáng thể hiện qua những cử chỉ yêu thương,những giây phút giận hờn và cả sự ngại ngùng khi thổ lộ tình cảm.Tất cả gói gọn trong 5 chữ “ ty tuổi học trò”.

Trong chúng ta ai cũng đã từng trải qua lứa tuổi học trò đầy thú vị, cái tuổi hồn nhiên với bao nhiêu mộng ước,bao nhiêu buồn vui, hờn giận và ở đó không thể thiếu những mối tình học trò Chính tình yêu học trò đã cho chúng ta những phút giây vô cùng đẹp đẽ, đáng nhớ trong cuộc đời mỗi người học sinh.

Trong đời học sinh, có lẽ đã hơn 1 lần bạn cảm thấy “rung động” trước 1 ai đó, trc những cử chỉ quan tâm, một ánh mắt nhìn đầy trìu mến hay đơn giản chỉ là 1 nụ cười thân thiện của người bạn khác giới cũng có

Trang 9

thể khiến trái tim bạn rung lên những cảm xúc của ty.Bạn có thể đã mến người ấy, đã thích người ấy nhưng chưa hẳn là bạn đã yêu Người ấy luôn

MÔN: HƯỚNG NGHIỆP

hiện hữu trong tâm trí bạn mỗi lúc vui buồn,bạn luôn quan tâm đến ngườiấy từng li từng tí Bạn buồn vì người ấy tỏ ra lạnh lùng với bạn hay thờ ơ trước những cử chỉ quan tâm của bạn Lo lắng vì sao hôm nay người ấy không đi học,khi người ấy bị bệnh hay khi người ấy buồn…Đó là những biểu hiện của tình yêu tuổi học trò.

Yêu tuổi học trò được gì?

Được những cảm giác rung động đầu đời, trong trẻo như sương mai Đôi lúc chỉ nắm tay người ấy dù chỉ là những phút nắm trộm lúc ra chơi cũng đủ thấy hạnh phúc biết bao.

Yêu tuổi học trò không vụ lợi, không ích kỉ, không có chữ tiền hiện hữu.Đơn giản tuổi học trò không có quá nhiều vấn đề để lo nghĩ Nên họ dành toàn tâm để học để chơi và để yêu…

Yêu tuổi học trò, chỉ 1 cây kem người ấy tặng cho cũng đủ vui cả ngày,cười suốt buổi vì thích thú.Một cái móc khóa mấy ngàn bạc cũnggiữ khư khư mấy năm liền.

Yêu tuổi học trò, nếu gặp đúng người hợp thời điểm thì đó sẽ là mối tình đẹp đi theo năm tháng của bạn Sau này dù chia tay hay không thì cũng đều trở thành kỉ niệm đẹp.

1.2.1 Những tác động tích cực của tình yêu học trò đối với lứa tuổi học sinh

-Trong tiến trình phát triển của lứa tuổi học sinh, tình cảm cuả thanh thiếu niên đang dừng lại ở “đẳng cấp” mang tên “tình bạn”, nhưng tình yêu tuổi học trò là một dạng tình cảm cấp cao, đưa tâm tầm hồn của bạn lên một cung bậc mới, sâu sắc và tinh tế hơn.

-Bạn trẻ xuất hiện những rung động và sự nhạy cảm mà trước giờ chưa từng bắt đầu chú ý đến ý nghĩa của mỗi ánh mắt mỗi nụ cười mỗi cái

Trang 10

chớp mi mỗi hành động dù là nhỏ nhất của đối phương Bạn trẻ bắt đầu tinh tế hơn.

Bạn trẻ rèn giũa tính ăn to nói lớn Bỏ thói quen ăn mặc xộc xệ tập cách cưxử và học hành đường hoàng để ghi điểm trong mắt đối phương Chúng ta biết học cách gọt mình từ đó.

 Tình yêu học trò còn có tác dụng:

-Tăng cường lòng tự tin được bạn thế giới cùng lứa tuổi yêu mến giúp đỡ và kết bạn có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh nhất là người bạn khác giới đó lại cũng được các bạn khác quý trọng giúp khẳng định lòng tin về bản thân từ đó các em cũng tin và sự thành công của mình trong đời sống xã hội.

-Tình yêu sẽ đủ lớn sẽ biến thành động lực để giúp đỡ nhau trong học tập, trao đổi và cố gắng học tập để không thua kém người kia Điều này thường thấy ở những bạn trai, khi họ cố gắng để trở nên hoàn thiện bản thân hơn để làm cho bạn gái tự hào hơn.

-Phát triển những kĩ năng hòa hợp: hình thành sự hòa hợp trong các mối quan hệ từ tình bạn, tình yêu, tình vợ chồng, con cái- cha mẹ Thiếu sự hòa hợp sẽ dẫn đến tâm lí tiêu cực (cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, giảm đi sự tự tin) Sự tin cậy quan tâm đến bạn và chia sẻ với bạn là những kĩ năng quan trọng cần được giáo dục, được thực hành để có sự hòa hợp.

-Hiểu biết được các đặc điểm tâm lí và nhu cầu riêng: Trong tình yêu học trò vị thành niên học được cách khám phá được những đặc điểm tâm lí và cách thức để đáp ứng nhu cầu của nhau Ví dụ đối phương muốn gì đó thường sẽ không bộc lộ ra quá nhiều mục đích để chúng ta quan sát và hiểu được tâm lí của nhau hơn

-Làm phong phú tâm hồn và để lại những kỉ niệm đẹp đẽ Những giây phút đi học cùng nhau rồi chờ nhau về nhà cũng đã đủ để cho chúng ta cười dù là những hành động đơn giản nhất, hay thậm chí là những cử chỉ quan tâm, hỏi han nhau cũng để cho chúng ta hạnh phúc dù chỉ là những điểu nhỏ bé, đó có thể là những kí ức đẹp đẽ nhất thời học sinh.

-Trong mối quan hệ khác giới ở tuổi học trò, có nhiều phẩm chất cần bộc lộ sớm, như sự chân thành, sự kiềm chế và tôn trọng sự kiềm chế của đối phương, ý tưởng hướng về một cuộc sống lý tưởng

Trang 11

MÔN: HƯỚNG NGHIỆP 2

1.2.2 Những tác động tiêu cực của tình yêu học trò đối với lứa tuổi học sinh

-Có tình yêu sớm không kiểm soát được tình cảm Các bạn còn nhỏ tuổi bồng bột, thiếu suy nghĩ, thiếu tri thức và kinh nghiệm, thiếu năng lưc thích ứng với xã hội cũng như năng lực để tổ chức một gia đình, lại chưa biết xây dựng cho mình quan niệm về tình bạn, tình yêu trong sáng Như vậy chỉ có thể coi đó là những rung động nhất thời của lứa tuổi học sinh chứ chưa phải là tình yêu đúng nghĩa.- Tính không ổn định của tình yêu học trò Tình cảm tuổi mới lớn nhiểu cảm tính nhưng ít lí trí và mơ hồ, chưa có ý thức tự giác; các bạn chưa ý thức được việc xây dựng một gia đình tiêu chuẩn Vì thế tình yêu tuổi học trò không ổn định, không chính chắn, đó là thứ tìnhcảm chưa định hình, khác về bản chất với tình yêu sâu sắc và giàu nội dung xã hội ở người trưởng thành.

- Nhiều học sinh bỏ bê việc học hành Thời kì nhi đồng đến thanh thiếu niên là thời kì mấu chốt quan trọng của sự phát triển tri lực và trau dồi nhân cách Trong thời kì này, nhiệm vụ chính của cácem là học tập thật tốt, tích lũy kiến thức, bồi dưỡng sức lực và trau dồi bảnlĩnh phục vụ xã hội Nếu các em sa đà vào yêu đương sẽ bỏ bê việc học hành, sự nghiệp trong tương lai đều bị ánh hưởng không nhỏ.- Lòng tin bị giảm sút Nếu bị thất bại ở những qua hệ đầu đời có thểlàm cho lòng tin bị suy giảm Bị ảnh hưởng xấu tù bạn bè, làm biến đổi vai trò giới đã hình thành trong quá trình giáo dục của mình.- Mặc dù vậy tình yêu học trò vẫn được xem là có tác dụng tích cực đến lứa tuổi của học sinh.

Trang 12

1.2.3 Nhìn nhận của bản thân về mối quan hệ tình yêu tuổi học trò

-Một quan hệ được coi là lành mạnh khi có biểu hiện chính sau: biết đối xử với nhau một cách tôn trọng, cảm thấy an tâm, thoải mái khi ở bên nhau; biết giải quyết xung đột một cách êm ấm, biết giúp đỡ và quan tâm đến cuộc sống của đối phương (sức khỏe, công việc, ); tin tưởng nhau và thấu hiểu cho nhau, thẳng thắn và độ lượng; mỗi người đều biết tôn trọng quyền riêng tư của nhau; không mắc phải những tệ nạn xã hội ( nghiện rượu, nghiện ma túy: biết cùng nhau đặt ra những giới hạn trong tình cảm, thực hành sự kiềm chế Dấu hiệu đáng tin cậy của mối quan hệ lành mạnh là hai người cảm thấy tự tin và tin cậy khi ở cùng nhau và từ niềm tin đó để họ tiến đến một mối quan hệ hòa hợp, bình đẳng và hạnh phúc trong tương lai.

-Mối quan hệ không lành mạnh, khi một trong hai người có những biểu hiện: lấn át, xúc phạm nhau bằng lời nói;gây phiền nhiễu cho nhau; khôngtôn trọng nhau trong lời nói và hành động; không lắng nghe nhau; quá ích kỉ; quan tâm từ những chuyện vụn vặt dần trở thành kiểm soát đối phương; có những quan điểm hẹp hòi về tín ngưỡng, tôn giáo; không biết kiềm chế cảm xúc khi có bất đồng; có xu hướng dễ dãi về tình dục; khôngyêu quý bản thân, liều lĩnh với sinh mạng của mình (từ đó dễ hình thanh những thói quen xấu, tệ nạn xã hội).

 Kết luận

Tình cảm trong sáng giữa nam và nữ tuổi vị thành niên có tác dụng động viên nhau gợi ý cho nhau, kích thích tinh thần đi lên và giúp bảo vệ lẫn nhau Đó là động lực để hoàn thành bản thân của từng bạn Cácbạn muốn xây dựng mình thành một biểu tượng đẹp, có khả năng gây chú ý với những người bạn khác giới Điều là một trong những cơ sở phát triển toàn diện nhân cách của tuổi vị thành niên.

Khát khao khám phá bản thân và những người xung quanh dễ làm nảysinh mối tình cảm sâu sắc và sự say mê giữa nam- nữ vị thành niên

Trang 13

Lứa tuổi này bắt đầu thể nghiệm một cách sâu sắc những tính cảm dịu dàn, ấm áp hoàn toàn bị “cô ấy”,” anh ấy” chinh phục, thích chinh

MÔN: HƯỚNG NGHIỆP 2

phục, thích chiêm ngưỡng vẻ đẹp thể xác cũng như tinh thần của đối tượng; đồng thời quan tâm tới tất cả những gì liên quan đến đối tượng tình cảm của mình Tình cả này xâm chiếm toàn bộ con người những bạn dó, với quan niệm về một cuộc sống tươi đẹp, ước mơ cao đẹp, những biẻu tượng, lí tưởng về nhân cách Các em thường tưởng tượng lí tưởng của cuộc sống, tình yêu đẹp đẽ, lãng mạn và mong muốn vươn tới đạt được lí tưởng đó Chính điều này tạo ra con đương cho vị thành niên hoàn thiện nhân cách của mình.

PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Thị Mỹ Lộc- Đinh Thị Kim Thoa- Trần Văn Tính- Vũ Phương Liên,2010 Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

2 Nguyễn Thị Mỹ Lộc- Đinh Thị Kim Thoa- Trần Văn Tính, 2009, Tâm lý họcphát triển, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

3 Đinh Thị Kim Thoa, Tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

4 Tuổi trẻ online, thứ 4-30/3/2011, Những vệt hồng tươi sáng trong tình yêu học trò, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu- Giảng viên ĐH Sư phạm TP.HCM

5 Báo trí trẻ em, 3/2/2011, Tác động của nhóm đề tài tình bạn, tình yêu trên báo in đối với sự phát triển nhân cách của tuổi vị thành niên

6 Việt báo, thứ 2-4/8/2008, Tình yêu có thể là địa ngục khi trẻ yêu sớm7 Sức khỏe và đời sống, Thứ 7- 20/9/2008, Cha mẹ cần hiểu biết về tình yêu

tuổi học trò

Trang 14

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Tài liệu, mạng, sách 2.2 Đánh giá thành công của dự án

Bảng 7: Bảng đánh giá thành công dự án

Trang 15

MÔN: HƯỚNG NGHIỆP 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ

HIỆU QUẢ LÀM VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Tiêu chí đánh

giá Tỉ lệ % Mức độ % đóng góp từng thành viênNguyễn

Lê ThịTườngVi

Lê Thị Mỹ Hiền

Trần Thị Ngọc Duyên

Nguyễn QuốcTuấn

Nguyễn NgọcKhánh Nhân

Đàm Nguyên Khánh

Đặng Trần Vĩnh Hào

1 Mức độ tham gia làm việc nhóm

Tối đa 20%

20% 20% 20% 20% 20% 15% 15% 15%2 Hoàn thành

công việc đượcgiao theo đúng thời hạn

Tối đa 20%

20% 20% 20% 20% 20% 20% 20% 20%

3 Hoàn thành công việc đượcgiao đảm bảo chất lượng

Tối đa 20%

20% 20% 20% 20% 20% 20% 20% 20%

4 Có ý tưởng mới, sáng tạo đóng góp cho nhóm

Tối đa 20%

20% 20% 20% 20% 20% 15% 15% 15%

5 Tinh thần hợp tác, hỗ trợ giữa các thành viên trong nhóm

Tối đa 20%

20% 20% 20% 15% 15% 15% 15% 15%

Tổng % đóng

góp cho nhóm 100% 100% 100% 100% 95% 95% 85% 85% 85%

Trang 16

MÔN: HƯỚNG NGHIỆP 2Đà Nẵng, ngày 23 tháng 6 năm 2023

Nhóm trưởng

Nguyễn Duy Phương

Ngày đăng: 19/07/2024, 16:31

w