KHOA MARKETING - KINH DOANH QUOC TE TIEU LUAN: MARKETING QUOC TE HK 2A NĂM HỌC 2022 - 2023 ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP GẠO ST25 CỦA VIỆT NAM VÀO
Trang 1KHOA MARKETING - KINH DOANH QUOC TE
TIEU LUAN: MARKETING QUOC TE
HK 2A NĂM HỌC 2022 - 2023
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ SẢN
PHẨM NÔNG NGHIỆP GẠO ST25 CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ
TRƯỜNG PHILIPPINES
Giảng viên hướng dẫn: Võ Ngọc Tùng Sinh viên thực hiện: Nhóm 16 Lớp: 21DMAC3
Trang 2
Lé Tran Quynh Nhu
2182309072 Tran Phú Hao
Trang 3
CONG HOA XA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Tén dé tai : Phân tích chiến lược Marketing quốc tế sản
phẩm nông nghiệp Gạo ST25 của Việt Nam vào thị trường
Philippines
Nhận xét chung
Giảng viên
Trang 4LOI CAM ON
Xã hội chúng ta có rất nhiều nghề, nhưng không phải nghề nào cũng được nhắc đến với tất cả sự kính trọng và yêu quý như nghề giáo Người ta còn ví những người làm nghề giáo như những người nha, người mẹ hiền thứ hai của mỗi người không quá khi nói họ chính là người dụa chúng ra tập đi những bước đầu tiền vào đời Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học phần “ Marketing Quốc Tế”, nhóm em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và những sự giúp
đỡ của quý thầy cô, gia đình, bạn bè
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Võ Ngọc Tùng và các thầy cô ở Khoa Marketing - KDQT của Trường Đại học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt
thời gian qua để nhóm chúng em có thể làm tốt được bài tiểu luận này
Trong quá trình làm bài không khỏi thiếu sót, hạn chế Nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô để nhóm chúng
em hoàn thiện hơn trong tương lai
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước có nền văn minh lúa nước từ lâu đời Từ xa xưa, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp để phát
triển, trong đó gạo là lương thực chính và khó có thể thay thế Lúa
gạo là thức ăn căn bản của người dân Việt Nam Công việc trồng lúa
đã tạo ra tiền của cho dân chúng để trang trải cho các chỉ tiêu của cuộc sống Ngành sản xuất lúa gạo là ngành sản xuất căn bản của nông nghiệp Việt Nam từ xưa cho tới ngày nay Ngành sản xuất này trong 30 năm qua đã đạt nhiều kết quả và thành công quan trọng và
chuyển Việt Nam từ một nước nhập khẩu qua xuất khẩu lúa gạo Qua
đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của gạo trong nền kinh tế quốc dân cũng như việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu Dạo gần đây, thị trường gạo Việt Nam đang rất được quan tâm do giá cả biến động cũng nhữ những tin đồn xung quanh chủ đề đủ, thiếu gạo Những tác động này ảnh hưởng nhiều đến lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Xuất phát từ vai trò thiết thực và những ảnh hưởng của gạo đối với
đời sống con người cũng như với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, nhóm 16 chúng em quyết định chọn đề tài thị trường gạo cho bài tiểu luận của mình Với đề tài náy chúng em đã cùng nhau thảo
luận để có thêm những hiểu biết về các đặc điểm cũng như những biến động về giá cả, về diễn biến của thị trường xuất khẩu gạo ở một
số giai đoạn nhất định
Trang 62.1.3 Quan h đinh têâ - Q0 LH TT TH TH TH TH KT TH TE ngà KT KT Thy 14
2.1.4 M § sôâ têu chuẩn áp dụng cho hàng nhâp khẩu vào Philippines - 14
2.1.5 M ộôsôâ thuận lợi, khó khăn của thị trường Philippines .- 5ì ì c eenrserrre 15
2.2.1 TỔng quah - - 2S + S1 S vn TT TT TT cv HH HT TT HT tr 17
2.2.3 Quan h đinh têâ - Q 2Q HH TH TH HT HH TH TH TH KT TH KT ng KT KT Thy 18
2.2.4.M 64 téuchu ẩ áp d gg cho hàng nh kh ổ vào Trung Quôâc
2.3 Thị trường Liên minh Châu Âu ({EU) -. - 55 221222 nnnnererrei 19
2.3.1 Tổng quan c0 22th HH Hàn ưeg 19
P1 CHE SG KG 0 xAT HẬH,Hà 21 2.3.3 Quan hệ kinh tế Q.0 HH2 11022121 rrre 21
2.3.4 Một số tiêu chuẩn áp dụng cho hàng nhập khẩu vào EU 22
2.3.5 Một số thuận lợi, khó khăn của thị trường EU 24
2.4 Tiêân hành phân tch, đánh gid ch ail Ww quôâc gia thị tRYờ ng nụ c têu - à cà 25 2.4.1 Tính toán m ậ sôâ cHỈ têu so sánh - - Q 23H Tnhh TH TH ng ngàng tre 25
2.4.1.2 CH têu thu nhập (khả năng mua) - 0 0 n1 vn n HH HH riy 25 2.4.1.3 Ch itéu thu mua g @ và phân trăm vê khôâi lượng (nhu cầu) - c 7c 26 2.4.1.4 Ch Ïtêu tr gid g ạ và phân trăm vê tr giá (tr biá xuâât khẩu) - 26 2.4.2 Lập bảng so sánh, đánh giá thị trường (2022) - n nnnnnHnn nhờn 26
3 XÁC Ð NH CHIÊÔN LƯỢC THÂM NHẠP SH +22 T151 511111111115151171E11111111115111171E11111111 xe rke 27
Trang 73.2Cácph ưwth cứhâmnh pậh tị ườy thêâ gi ớt ừ ä xuâât trong nước 32
.HO_ @H Ð NH CHIÊÔN LƯỢC STP - - S S323 5 5E515151111E1251311711515111111151555 11111 TT rờt 34
4.1.1 Xác đ nh các têu thức phân khÚc SnS vn HH HH TH HH kệ 34 4.1.2 Vẽ sơ đô lập bảng phân khúc thị trường - n 1S n HT HH in 36
Trang 81 TONG QUAN THI TRUONG
1.1 Giới thiệu sản phẩm
Hàng nghìn năm qua, gạo là lương thực chủ yếu ở Đông Nam Á
do khí hậu nóng, ẩm của khu vực này là điều kiện tối ưu để trồng cây trên những cánh đồng lúa Ở Việt Nam, gạo là trung tâm của bản sắc
ẩm thực dân tộc, được phục vụ bên cạnh tất cả các món ăn, cũng như để làm bún, bánh đa và bánh bao Nông dân và người tiêu dùng Việt Nam đã vô cùng tự hào về loại gạo tên ST25, mà đôi khi người dân địa phương gọi là Gạo Ông Cua Năm 2019, ST25 là loại gạo đầu tiên của Việt Nam đạt danh hiệu Gạo ngon nhất thế giới Kể từ đó đến nay, Gạo ST25 đã thu hút sự chú ý tại Việt Nam, đặc biệt là khi
cuộc chiến giành thương hiệu quốc tế nóng lên
ST25 được phát triển trong khoảng thời gian 25 năm, bắt đầu từ
năm 1991, bởi kỹ sư nông nghiệp Hồ Quang Cua, theo ông Cua, sự phát triển của gạo ST25 dựa trên một số yếu tố như thị hiếu, dinh dưỡng và niềm tự hào dân tộc, nhằm mang lại cho Việt Nam một thương hiệu gạo nổi tiếng quốc tế để cạnh tranh với gạo thơm Thái Lan và gạo Basmati Ấn Độ,
Gạo ST25 được lai tạo từ một loại gạo nổi tiếng ở Sóc Trăng - Việt Nam, thành phẩm nhận được cuối cùng sau quá trình lai tạo đó chính
là những “ hạt gạo dài, trắng trong, không bạc bụng Gạo ngọt, thơm thoảng mùi dứa và hấp thụ ít nước “ hơn các loại gạo khác có trên thị trường Ngoài ra, gạo ST25 còn có khả năng kháng bệnh, chịu mặn và quan trọng nhất là có thể trồng quanh năm, thu hoạch 02 -
03 vu/nam
Trang 9
Kỹ sư Hồ Quang Cua (đứng giữa) tại một điểm bán gạo ST25 ở TP Hồ
Chí Minh
1.2 Thương hiệu gạo ST25
Gạo ST25 là đặc sản của tỉnh Sóc Trăng và được người tiêu dùng rất ưa chuộng Năm 2019, gạo ST25 được công nhận là loại gạo ngon nhất thế giới sau khi vượt qua các loại gạo của Thái Lan, Campuchia tại cuộc thi World's Best Rice do The Rice Trader tổ chức Đến năm
2020, gạo ST25 giành giải nhì tại cuộc thi "Gạo ngon nhất thế giới
2020" được tổ chức tại Mỹ Giờ đây thương hiệu gạo ST25 đã không
còn xa lạ gì với người dân Việt và cũng đã có danh tiếng trên thị trường gạo thế giới
1.3 Khả năng cung cấp gạo ST25 trên thị trường
Sóc Trăng là một vùng đất phì nhiêu màu mỡ với nhiều đặc sản nổi tiếng như: bánh bía, lạp xưởng, hành tím Vĩnh Châu, Thế
nhưng, khi nhắc đến Sóc Trăng thứ gắn bó mà dù có đi đâu khi nhắc tới chắc hẳn ai cũng biết chính là gạo thơm ST25 ông Cua
Tại Sóc Trăng, diện tích lúa toàn tỉnh khoảng 333.000 ha, trong đó lúa ST các loại khoảng 45.000 ha Riêng ST25 đã được nông dân và các doanh nghiệp phát triển được khoảng 15.000 ha
Chắc có lẽ, với những đặc điểm thổ nhưỡng trời phú, những cánh
đồng lúa mênh mông thẳng cánh cò bay, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt bao bọc xung quanh Tất cả đã cùng nhau phối hợp
Trang 10thật ăn ý để sản sinh ra loại gạo ST đặc biệt với hương thơm, mùi vị không lẫn vào đâu được và không một nơi nào có thể sánh bằng Sóc Trăng xứng đáng với danh hiệu “thủ phủ của các loại gạo ngon” Tuy nhiên, với những lợi ích kinh tế mà giống gạo này mang lại,
nhiều tỉnh ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long như: Bạc Liêu, Cần Thơ, Cà Mau, cũng đã bắt đầu tham gia sản xuất Giờ đây, những cánh đồng lúa Sóc Trăng 25 trỉu bông thơm ngát đã phủ khắp mọi nơi
Là một giống lúa được chọn tạo kỹ lưỡng, ST25 cho thấy được
nhiều ưu điểm vượt trội trong điều kiện thổ nhưỡng thường xuyên bị
nhiễm phèn, ngập mặn Đây là giống lúa thơm, nhưng ST24 và ST25
lại khá ngắn ngày (trung bình từ 95 - 100 ngày), phù hợp để canh
tác 2-3 vụ/ năm Lúa ST25 cứng và cây cao, chắc khỏe nên ít bị ngã
đỗ, lá xanh bền lâu tàn nên nuôi dưỡng hạt rất tốt Giống lúa thơm
Sóc Trăng có khả năng chống chịu với những tác động của ngoại cảnh khá tốt và cho năng suất cao, không bị nhiễm bệnh sọc trong, khoan cổ bông hoặc bị đạo ôn Đặc biệt, ở những vùng đất nuôi tôm
“kén” cây trồng thì giống lúa vẫn sinh trưởng và phát triển tốt, kháng
bệnh, không cần bón nhiều phân vẫn cho năng suất cao
Đặc biệt đối với quá trình trồng lúa ST25 hữu cơ, hoàn toàn không
sử dụng phân bón hoá học cũng như các loại hoá chất, phân bón vô cơ Từ đó các sản phẩm gạo thơm ST25 ông Cua luôn đảm bảo chất lượng gạo không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng Ngoài ra trong quá trình đóng gói sản phẩm cũng không sử dụng các
hoá chất, chất hoá học để bảo quản gạo nên quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng
1.4 Tình hình thị trường gạo
Tình hình chung
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trong khu vực và thế giới Trong đó, gạo là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong thời gian qua
Khối lượng gạo xuất khẩu năm 2021 đạt 6,2 triệu tấn với giá trị
đạt 3,2 tỷ USD, giá xuất khẩu bình quân là 526 USD/tấn Xuất khẩu
gạo của Việt Nam chiếm khoảng 12,5 % thị phần xuất khẩu gạo thế giới, đứng sau Ấn Độ và Thái Lan Mặt hàng gạo của Việt Nam đã xuất khẩu sang 28 thị trường các nước (năm 2021), trong đó châu Á
10
Trang 11vẫn là khu vực thị trường trọng điểm, chiếm trên 60% tổng kim
ngạch xuất khẩu gạo; tiếp theo là châu Phi 19%; châu Âu 2% Thị trường gạo xuất khẩu những năm qua do ảnh hưởng của đại
dịch Covid nên có nhiều biến động, cùng với diễn biến thời tiết không
thuận lợi nhưng giá gạo xuất khẩu tăng do những năm gần đây xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao và giảm dần tỷ trọng các loại gạo chất lượng trung bình và thấp
2 LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG QUỐC GIA MỤC TIÊU
2.1 Thị trường Philippines
2.1.1 Tổng quan
Philippines là một đảo quốc có chủ quyền tại khu vực Đông Nam
Á Philippines có diện tích 300.000 km? ( 115.831 dặm vuông Anh), là
quốc gia rộng lớn thứ 71 trên thế giới, bao gồm 7.641 hòn đảo được
phân loại phổ biến thành ba vùng địa lý lớn : Luzon, Visayas và Mindanao Thủ đô của Philippines là Manila, còn thành phố đông dân
và lớn nhất là Quezon, cả hai thành phố đều thuộc Vùng đô thị Manila
Với dân số ít nhất là 106,7 triệu, Philippines là quốc gia đông dân
thứ bảy tại châu Á, thứ hai Đông Nam Á và đứng thứ 12 trên thế giới
Philippines có sự đa dạng về chủng tộc và văn hóa Thương mại với Trung Quốc cũng khiến cho văn hóa Trung Quốc được truyền
bá đến Philippines, đồng thời xuất hiện nhiều hơn các khu vực buôn bán của người Hán; dần dần, cộng đồng này định cư lâu dai va chuyển thành người Philippines gốc Hoa
Thể chế chính trị của Philippines ngày nay Cộng hòa Tổng thống
chế Kinh tế Philippines là một nền kinh tế thị trường, tổng GDP xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á sau Indonesia và Thái Lan và đứng hạng 32 toàn cầu theo GDP danh nghĩa năm 2020 Philippines được
với Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan
HSBC dự đoán kinh tế của Philippines có thể trở thành nền kinh tế
lớn thứ 16 trên thế giới, lớn thứ 5 châu Á và lớn thứ 2 Đông Nam Á
vào năm 2050, đồng thời, quy mô dân số rất lớn (hơn 105 triệu người) cùng chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao giúp cho Philippines có triển vọng để được công nhận là một cường quốc khu vực cũng như cường quốc bậc trung Tuy nhiên, triển vọng có thể trở thành hiện thực được hay không thì còn tùy thuộc vào hiệu quả hoạt
11
Trang 12động của chính phủ nước này, vốn luôn bị ảnh hưởng bởi nạn tham nhũng
Nền kinh tế quốc gia của Philippines lớn thứ 36 thế giới, đứng thứ
13 châu Á và đứng thứ năm của khu vực Đông Nam Á, theo ước tính, GDP (danh nghĩa) vào năm 2019 là 356.814 triệu USD (2012 đạt 250.182 triệu USD và 2009 đạt 161.196 triệu USD)
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Philipines giảm 9,6% vào năm
2020 - thành tích kinh tế tồi tệ nhất trong thời kỳ hậu chiến và là mức suy giảm lớn nhất trong ASEAN Trước cuộc khủng hoảng COVID-19, nền kinh tế Philipines là một trong những nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất thế giới, với tộc độ tăng trưởng trung bình 6,6% từ năm 2012-1019 Trong bối cảnh suy thoái kinh tế , GDP bình quân đầu người của Philipines giảm xuống còn 3.430 USD vào năm 2020
từ 3.850 USD trong năm 2019
Nền kinh tế Philippines tăng trưởng 11,8% trong quý 2 năm 2021, thoát khỏi cuộc suy thoái kéo dài 5 quý do đại dịch gây ra Các nhà phân tích cho rằng tăng trưởng hàng quý là do “ tác động cơ bản ”,
do GDP giảm 17% trong giai đoạn phòng, chống COVID-19 nghiêm ngặt nhất năm ngoái Triển vọng phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2021 sẽ được điều chỉnh bằng với việc Vùng Thủ Đô Manila đưa trở lại mức kiểm dịch cao nhất vào tháng 8 để ngăn chặn sự lây lan
của biến thể COVID-19 Delta Mặc dù vậy, họ đồng ý rằng Philippines vẫn có các nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc, được đặc trưng bởi nợ
nước ngoài có thể quản lí được, bảng cân đối công lành mạnh và dự trữ ngoại tệ khổng lồ, có thể đủ hỗ trợ cho sự phục hồi kinh tế sau đại dịch của đất nước
Về xây dựng nền kinh tế xanh, bảo vệ môi trường, ứng phó với
biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững Lạm phát
giá tiêu dùng trung bình là 2,6% vào năm 2020, cao hơn một chút so với 2,5% vào năm 2019 nhưng vẫn nằm trong biên độ mục tiêu 2% đến 4% của chính phủ cho giai đoạn 2020-2021
Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2021, tỷ lệ lạm phát tăng vọt lên 4,4% từ 2,5% trong cùng kỳ năm 2020 Tỷ lệ lạm phát lương thực cao hơn, nguyên nhân là giá thịt lợn tăng do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi (ASF) đang diễn ra, dấy lên lo ngại về khả năng chỉ trả dành cho thực phẩm của người dân trong cuộc khủng hoảng kinh tế
và sức khỏe, đặc biệt là đối với các cộng đồng nghèo bị ảnh hưởng bởi đại dịch và phải chịu đựng nạn đói Để tăng nguồn cung thịt lợn
12
Trang 13trong nước, chính phủ đã tăng lượng tiếp cận tối thiểu và cắt giảm thuế suất đối với các sản phẩm thịt lợn nhập khẩu trong 1 năm Nó cũng cắt giảm thuế suất trong hạn ngạch tối huệ quốc đối với gạo từ
40% xuống 35%, một phần để giảm thiểu bất kỳ áp lực gia tăng tiềm
ẩn nào đối với lạm phát Kể từ khi tự do hóa thị trường gạo vào năm
2019( Luật thuế quan), Philippines đã đạt được thành công đáng kể
trong việc giữ giá gạo ở mức thấp và ổn định Bất chấp kỳ vọng lạm
phát cao hơn, Ngân hàng Trung ương cho rằng giá cả vẫn có thể
kiểm soát được và đang ở gần mức cao trong phạm vi mục tiêu 2%
đến 4% của họ Ngân hàng Trung ương kể từ đó nới lỏng tiền tệ
nhưng đã bày tỏ quyết tâm duy trì lập trường chính sách tiền tệ phù hợp, với lãi suất ở mức âm, cho đến khi phục hồi kinh tế từ cuộc khủng hoảng COVID-19 có động lực
Chính phủ Philippines đang gặp thách thức bởi thiếu quy trình, kiểm tra và cân đối hợp lý, tham những có hệ thống, cơ chế giảm giát và quản lý yếu kém, và một hệ thống tư pháp hình sự quá tải được biết đến với các thủ tục tòa án chậm chạp
2.1.2 Chỉ số kinh tế
Về thị trường, 11 tháng qua năm 2021 Philipines vẫn đứng đầu về
tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 44,9% trong tổng lượng và chiếm 42,9% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước, đạt gần 3 triệu tấn, tương đương 1,39 tỷ USD, giá trung bình 463 USD/tấn, tăng
30% về lượng, tăng 18% về kim ngạch so với cùng kỳ
Gạo của Việt Nam xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo
xuất khẩu toàn thế giới Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là châu Á, trong đó Philipines luôn đứng ở vị trí thứ nhất, chiếm tới 38,11% thị trường năm 2021
13
Trang 14Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, năm 2021 lượng gạo Việt Nam xuất sang Philipines đạt 2,45 triệu tấn, với kim ngạch trên 1,25 tỷ USD, tăng 10,7% về lượng, tăng 18,5% về kim ngạch và tăng 7,1% về giá so với năm 2020, chiếm 39,4% trong tổng lượng và
chiếm 38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước
Quý 1/2022, Philipines tiếp tục đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt
Nam, chiếm 44,7% trong tổng lượng và chiếm 42,6% trong tổng kim
ngạch gạo xuất khẩu của cả nước, đạt 672.136 tấn, tương đương 311,08 triệu USD, giá trung bình 462,8 USD/tấn, tăng mạnh 63,3%
về lượng, tăng 41,4% về kim ngạch
Gạo xuất khẩu sang Philipines chủ yếu là gạo trắng phẩm cấp thường, độ tấm từ 20-25%, cạnh tranh chủ yếu về giá Năm 2021, Philipines nhập khẩu 3 mặt hàng gạo chính của Việt Nam là HS
100630, 100640 và 100610 Trong đó mã HS 100630 đứng đầu về
kim ngạch, đạt 931,23 triệu USD chiếm 86% tổng nhập khẩu gạo của
Philipines
Bên cạnh đó, sản lượng gạo sản xuất của Philipines được dự báo
đi ngang ( tăng 2% so với cùng kỳ ) đã thúc đẩy hoạt động nhập khẩu Do đó, với tỷ lệ chiếm hơn 80% tổng thị phần xuất khẩu gạo vào Philipines trong giai đoạn 2021-2022, gạo Việt Nam sẽ được hưởng lợi
Còn theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong niên vụ 2022-2023, Philipines sẽ tiêu thụ 15,35 triệu tấn, tăng so với ước tính 15,2 triệu tấn trong niên vụ 2021-2022
Philippines hiện là quốc gia đứng đầu nhập khẩu gạo Việt Nam 8 tháng năm 2022, Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines
gần 2,4 triệu tấn (chiếm gần 50% số lượng gạo xuất khẩu của Việt
Nam), với giá trị hơn 1 tỷ USD, tăng hơn 47% so với cùng kỳ năm trước
Sau khi Ấn Độ áp thuế xuất khẩu gạo trắng và cấm xuất khẩu gạo tấm, Philippines lo ngại nguồn cung toàn cầu bị ảnh hưởng trong khi lại là quốc gia không thể ngừng nhập gạo Vì thế, gạo thơm (Đài thơm 8, OM5451, OM18)-vốn là lợi thế của Việt Nam, là chủng loại được ưa chuộng tại Philippines
[Giá [2017 [2018 ¡2019 ¡2020 [2021
14
Trang 15Xuất 126.846.4 | 145.499.54 | 152.458.63 khau at 30.788 | 0.286 7.281 119.257.48 1.193 22.321 Các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Philippines giai đoạn 2017-2020
BQ2017-
Tổng <NNK 278.712 | 736.649 | 1.009.6 862.013 |721.765.3 s) trọn l1ogoo |100,00 |100,00 |100,00 | 100,00
Viet Nam | 136-71 | 280.72 |705.13 |6B1.41 „ ooagg
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam-Philippines
Việt
nhập khẩu Nam 1.578,1
1.754,5 2.405,4
Trang 16
Để tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Philippines trong thời gian tới, tận dụng các cơ hội mới sau đại dịch COVID, Thứ trưởng Trần Duy Đông gợi mở một số định hướng trong thời gian tới
Một là, đẩy mạnh cơ chế hợp tác giữa Chính phủ với Chính phủ (G2G); Hiệp hội với Hiệp hội và Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B) và nâng cao vai trò của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Philippines
để thúc đẩy, khơi thông các dòng chảy đầu tư, thương mại, đặc biệt
trong các lĩnh vực hai bên có lợi thế và tiềm năng hợp tác như: nông nghiệp chất lượng cao, năng lượng tái tạo, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, y tế,
Hai là, Chính phủ hai bên tạo điều kiện tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại để mở ra những cơ hội mới, hợp tác mới hướng đến những thành công mới, đưa quan hệ đầu tư thương mại Việt Nam và Philippines lên tầm cao mới
Ba là, với nỗ lực chuyển đổi nền kinh tế hướng tới phát thải bằng không, thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, Việt Nam mong muốn được
hợp tác với Chính phủ và các doanh nghiệp Philippines trong tiếp cận các nguồn tài chính xanh và trong hoạt động đối thoại song phương, chia sẻ kinh nghiệm nhằm tiếp tục thực hiện các công ước, cam kết quốc tế
2.1.4 Một số tiêu chuẩn áp dụng cho hàng nhâp khẩu vào
Philippines
Những chứng từ nhập khẩu cần chuẩn bị:
- Hóa đơn thương mại
- Vận đơn chuyên chở (đường biển hoặc máy bay)
- Giấy chứng nhận xuất xứ
- Phiếu đóng gói Ngoài ra còn có một số giấy chứng nhận đặc biệt khác do tính chất của hàng hóa yêu cầu và/hoặc do nhà nhập khẩu/ ngân hàng/ hoặc các điều khoản trong thư tín dụng yêu cầu, ví dụ
như Giấy phép của Cục Thực phẩm và Dược phẩm
16
Trang 17Đạt chuẩn về các quy định về truy xuất nguồn gốc: kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong khâu sản xuất, chế biến; kiểm soát tốt vấn đề về kiểm dịch thực vật, đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm trong toàn bộ chuỗi bảo quản, chế biến để
có gạo hàng hóa chất lượng cao
Tất cả hàng hóa nhập khẩu phải được kiểm định trước khi chuyên chở Việc kiểm định được thực hiện bởi một công ty kiểm định được
phép hoạt động tại nước xuất khẩu Hàng hóa nhập khẩu có giấy
chứng nhận đáp ứng yêu cầu (Clean Report of Findings - CRF) và phải được nộp kèm với tờ khai nhập khẩu
Tất cả thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu vào Philippines đều phải tuân thủ luật về thực phẩm và kiểm dịch thực
vật của Philippines Tất cả các sản phẩm thực phẩm và nông sản,
bao gồm các sản phẩm thực vật nhập vào Philippines, đều phải trải
qua các quy trình được thiết kế để kiểm tra xem chúng không bị nhiễm sâu bệnh và chúng phù hợp với mục đích sử dụng của chúng hay không
Hai cơ quan chính được giao nhiệm vụ xây dựng và thực thi các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ở Phi-líp-pin là Cục Thực phẩm và Thuốc (BFAD) thuộc Bộ Y tế (DOH) và Cục Tiêu chuẩn sản phẩm nông nghiệp và thủy sản (BAFPS) của Bộ Nông nghiệp (DA)
2.1.5 Một số thuận lợi, khó khăn của thị trường Philippines
a Thuận lợi
Thứ nhất Philippines là thị trường quy mô lớn với hơn 100 triệu dân, kim ngạch nhập khẩu trên 90 tỷ USD/năm Cùng với khoảng cách về địa lý và nét tương đồng về văn hóa và tiêu dùng (đặc biệt là
sử dụng lúa gạo, các loại thực phẩm, hoa quả tươi sống trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, ) làm cho Philippines trở thành một thị
trường tiềm năng cho các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam đặc biệt là lúa gạo cả ở hiện tại và trong tương lai
Đông dân và kim ngạch xuất khẩu trên 90 tủ USD/năm
Thứ hai Philippines là thị trường “dễ tính”, có thể "tiêu hóa" được
nhiều loại sản phẩm hàng hóa khác nhau (từ thấp cấp đến cao cấp,
chất lượng, mẫu mã) Ngoài ra, thông tin thị trường minh bạch, tiếng Anh được sử dụng rộng rãi, dân số nói tiếng Anh lớn nên thuận tiện cho giao thương
17
Trang 18Trước đây, Việt Nam cạnh tranh cùng với Thái Lan trở thành hai
đối tác xuất khẩu gạo lớn cho Philippines Nhưng kể từ năm 2019,
sau khi Philippines thực hiện chính sách mở cửa, tự do hóa xuất nhập khẩu và thương mại gạo thì Việt Nam trở thành nhà cung ứng quan trọng, chiếm vị thế số 1 xuất khẩu gạo vào Philippines
Thứ ba là đặc biệt, mới đây, chính quyền Philippines đã quyết định giảm thuế nhập khẩu gạo xuống còn 35% (trước đây là 40% đối với gạo nhập khẩu theo hạn ngạch và 50% đối với gạo nhập khẩu ngoài hạn ngạch) trong vòng 1 năm để tăng nguồn cung gạo, duy trì giá gạo phải chăng và giảm sức ép lạm phát Mặt khác, hàng hóa của Việt Nam được hưởng mức thuế ưu đãi trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN
Bên cạnh đó Việt Nam đã mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thông qua các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được ký gần
đây như Hiệp định EVFTA; RCEP; UKVFTA và Liên minh Kinh tế Á-
Âu (EAEU) đã và đang giúp gạo Việt Nam được biết đến nhiều hơn, thị trường xuất khẩu gạo dân mở rộng sang các thị trường tiêu dùng gạo cao cấp, gạo đặc sản, góp phần gia tăng giá trị cho gạo Việt
chế nhập khẩu
Thứ hai hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng cũng gặp không ít khó khăn do các tác động của dịch Covid-19
đã làm hạn chế, gián đoạn quá trình xuất khẩu
Thứ ba là gạo của Việt Nam còn phải cạnh tranh với nhiều nước
khác như Thái Lan, Ấn Độ để có chỗ đứng vững chắc trên thị trường
Philippines nói riêng và thế giới nói chung Bên cạnh đó, một số nước còn áp dụng công nghệ, khoa học vào sản xuất gạo để nâng cao năng suất, điều này khiến thị trường lúa gạo bị cạnh tranh rất gay gat
18
Trang 19Thứ tư là số lượng doanh nghiệp tham gia vào các hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ít về số lượng, quy mô nhỏ, năng lực hạn chế, do đó các hợp đồng liên kết hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng Cơ sở hạ tầng, công nghệ phục vụ bảo quản, chế biến nông sản thiếu, làm tăng tổn thất và giảm chất lượng trong quá trình bảo quản Công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm từ gạo chưa phát triển đồng đều, nhất là các sản phẩm phụ chưa được chế biến để nâng cao giá trị gia tăng
Bên cạnh đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thời gian gần đây tuy đã có xu hướng tăng lên, nhưng mức giá chung của loại gạo trung cấp mà doanh nghiệp tập trung xuất cho thị trường Philippines vẫn còn thấp nhất trong 4 năm qua
Cuối cùng là về truy xuất nguồn gốc, kiểm dịch thực vật trong
khâu sản xuất và chế biến an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như
thương hiệu gạo còn gặp nhiều hạn chế
2.2 Thị trường Trung Quốc
nước trong đó bao gồm cả Việt Nam và Lào Với dân số vào năm
2022 là 1.450.314.565 người Năm 2022, Trung Quốc đạt GDP hơn 135.000 tỷ NDT Mức GDP tình theo USD là 19.605 tỷ USD, xếp hạng
thứ hai thế giới, đứng sau Hoa Kỳ Mức GDP tính theo Đô la quốc tế là
29.648 tỷ Đô la quốc tế, xếp hạng nhất thế giới Độ phát triển của từng khu vực, từng vùng ở Trung Quốc chênh lệch nhau rất rõ bởi vì ở
đó có nhiều tầng lớp khác nhau nên các mức thu nhập cũng khác
nhau do đó nhu cầu thi trường Trung Quốc được xem là thị trường dễ tính Điểm mạnh của thị trường này là chấp nhận sự tồn tại của hàng hóa theo nhiều quy cách và đồng thời chất lượng cũng không như nhau với mức giá rất khác biệt, có thể cách nhau hàng chục hoặc thậm chí hành trăm lần Trung Quốc là thị trường có tổng kim ngạch xuất và nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam Như vậy, xét cả
ở đầu vào (nhập nguyên, nhiên, vật liệu ) và đầu ra (xuất khẩu), thì Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất, tác động lớn đến quy mô
và tốc độ tăng xuất, nhập khẩu của Việt Nam
19
Trang 20
1991 lên tới 58,6 tỷ USD năm 2014 Vào năm 2021, đây là khoảng thời gian biến động với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, cũng trong bối cảnh đó thì quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục duy trì xu thế phát triển, hợp tác xong phương được triển khai toàn diện
2.2.4 Một số tiêu chuẩn áp dụng cho hàng nhập khẩu vào Trung Quốc
Đối với doanh nghiệp nhập khẩu:
Toàn bộ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thực phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc đều phải đăng ký với Hải quan Trung Quốc Hải
quan Trung Quốc yêu cầu đánh giá sự phù hợp, đưa ra nguyên tắc
quản lý nhập khẩu với thực phẩm chưa có tiêu chuẩn quốc gia, đưa
ra nguyên tắc quản lý nhập khẩu với thực phẩm sử dụng nguyên liệu
20
Trang 21mới, thay đổi về yêu cầu ghi nhãn, cơ sở sản xuất phải tự chịu trách
nhiệm về an toàn thực phẩm với thực phẩm mình sản xuất
Đối với hàng nhập khẩu:
Trung Quốc phân hàng nhập khẩu làm ba loại: bị cấm, bị hạn chế,
và được phép nhập khẩu Một số loại hàng hóa nhất định (ví dụ: chất độc, rác thải) bị cấm nhập khẩu, còn những hàng hóa trong danh
mục hạn chế nhập khẩu thì yêu cầu hạn ngạch hoặc giấy phép
Trung Quốc có hàng loạt quy định về nhãn và đóng gói phù hợp Những quy định này đặc biệt quan trọng với hàng tiêu dùng Trong một số trường hợp, hàng hóa không thỏa mãn các quy định trên sẽ bị
từ chối nhập cảnh vào Trung Quốc
2.2.5 Một số thuận lợi, khó khăn của thị trường Trung Quốc
Thuận lợi:
Trung quốc là một đất nước giống Việt Nam khi dùng gạo là nguồn lương thực chính việc này thuận lợi cho việc tiêu thụ gạo của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là một đất nước đông dân với dân số gần 1,5 tỷ người
với lượng dân số như vậy nhu cầu cho lương thực, thực phẩm là rất lớn, được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là mong ước của rất nhiều doanh nghiệp của nhiều quốc gia
Việt Nam là một nước nằm sát Trung Quốc, nước ta có 4 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên giáp với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển và xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc
thường gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu
Gần đây Trung Quốc đưa ra các chính sách siết chặt quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu mới của Trung Quốc, sự thay đổi các điều kiện về an toàn thực phẩm cũng như đăng ký doanh nghiệp xuất
khẩu vào thị trường Trung Quốc theo Lệnh 248, 249 bắt đầu thực
hiện từ ngày 1/1/2022, trong đó có các yêu cầu doanh nghiệp xuất
21
Trang 22khẩu thực phẩm của Việt Nam sang Trung Quốc phải đăng ký với Hải quan Trung Quốc, tăng cường truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kiểm tra đánh giá sự phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
2.3 Thị trường Liên minh Châu Âu (EU)
2.3.1 Tổng quan
Vài nét về quá trình phát triển Liên minh Châu Âu (EU)
Liên minh châu Âu (the European Union, gọi tắt là EU) hiện bao gồm 27 nước thành viên: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Anh, Ai Len, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy Điển, Phần Lan, Séc, Hung-ga-ri, Ba Lan, Slô-va-kia, Slô-ve-nia, Lít-va, Lát-vi-a, Exờ-tô-nia, Man-ta, Síp, Bun-ga-ri và Ru-ma-ni
Trụ Sở: Brussels (Bi)
Số ngôn ngữ chính _
4.422.773 km? (nước có diện tích lớn nhất là Pháp với 554.000 km2 và nhỏ nhất là
Ý tưởng về một Châu Âu thống nhất đã xuất hiện từ rất sớm Năm
1923 Bá tước người áo sáng lập ra "Phong trào liên Âu" nhằm đi tới
thiết lập " Hợp chủng quốc Châu Âu" để làm đối trọng với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Năm 1929, Ngoại trưởng Pháp đưa ra đề án thành lập:
Liên minh Châu Âu nhưng đều không thành Mốc lịch sử đánh đấu sự
hình thành EU lúc đó là bản: "Tuyên bố Schuman" của bộ trưởng
Ngoại giao Pháp vào ngày 9/5/1950 với đề nghị đặt toàn bộ nền sản
xuất than, thép của Cộng hoà liên bang Đức và Pháp dưới một cơ
quan quyền lực chung trong một tổ chức mở cửa để các nước Châu
Âu khác cùng tham gia Do đó Hiệp ước thành lập cộng đồng than
thép Châu Âu đã được ký kết ngày 18/4/1951 Và đây là tổ chức tiền thân của EU ngày nay Ban đầu liên minh Châu Âu gồm 15 quốc gia
độc lập về chính trị Năm 2004 Liên minh Châu Âu đã trở thành khu
22
Trang 23vực kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ với 25 thành viên sau khi đã kết nạp thêm 10 thành viên mới ngày 1/5/2004 Với thị trường trên 455 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên tới khoảng 10 nghìn
tỷ Euro Hàng năm EU chiếm 20% thị phần thương mại thế giới và đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo số liệu thống kê của IMF, khối kinh
tế này thu hút trên 53% hàng nhập khẩu của thế giới trong đó 72,5%
là hàng nông sản xuất khẩu của các nước đang phát triển
Đặc điểm của thị trường EU
Thị trường chung EU là một không gian lớn gồm 25 nước thành viên mà ở đó hàng hoá, sức lao động, vốn và dịch vụ được lưu chuyển hoàn toàn tự do giống như khi chúng ta ở trong một thị trường quốc gia Thị trường chung gắn với chính sách thương mại chung Nó điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hoá, dịch vụ trong nội khối
Kênh phân phối:
Hình thức tổ chức phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị
trường EU là theo tập đoàn và không theo tập đoàn
Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa là các nhà sản xuất và
nhà nhập khẩu của tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống cửa hàng và siêu thị của tập đoàn mà không cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ của hệ thống khác
Kênh phân phối không theo tập đoàn thì ngược lại, các nhà sản xuất và nhập khẩu của tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn mình còn cung cấp hàng hoá cho
hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác và các công ty bán lẻ độc lập Việt Nam tham gia thị truờng EU thường theo kênh phân phối không theo tập đoàn Vì các doanh nghiệp Việt Nam thường là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có đủ tiềm lực để điều chỉnh cả hệ thống các
doanh nghiệp nhập khẩu cà phê của EU
Chính sách ngoại thương:
Chính sách ngoại thương được xây dựng trên nguyên tắc: Không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kỹ thuật , chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu Hiện nay Việt Nam chưa gia nhập WTO nên chưa
được hưởng ưu đãi từ tổ chức này Vì vậy EU vẫn cò những quy định
23
Trang 24riêng cho Việt Nam, như quy định hạn ngạch, thuế nhập khẩu cao nên khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam Đặc biệt các hàng rào
về kỹ thuật, như độ an toàn thực phẩm, vệ sinh thực phẩm Đó lá khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần vượt qua
Tình hình nhập khẩu của EU trong những năm gần đây
Liên minh EU có nền ngoại thương lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới Hàng năm EU nhập khẩu một khối lượng từ khắp các nước trên thế giới Kim ngạch nhập khẩu không ngừng gia tăng: từ 622,48 tỷ
USD năm 1994 lên tới 757,85 tỷ USD năm 1997 và gần 900 tỷ USD
năm 2004 Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của EU là nông sản chiếm 11,79% trong đó có chè, cà phê, gạo, khoáng sản 17,33%, máy móc 24,27%, thiết bị vận tải chiếm trên 8,9%, hoá chất 7,59%,
các sản phẩm chế tạo khác 27,11% trong tổng kim ngạch nhập khẩu
Năm 2004 quan hệ kinh tế Việt Nam- EU tiếp tục phát triển cả về bề rộng và chiều sâu Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều đạt gần 11 tỷ
USD trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang EU chiếm trên 4,5 tỷ USD
trong đó cà phê chiếm 10% trong tổng kim ngạch Dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- EU năm 2005 đạt 14 tỷ USD tăng 27% so với năm 2004 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU
dự báo đạt 6 tỷ USD
Trang 25
(EVFTA) là động lực quan trọng giúp thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU liên tục tăng, năm 2022, kim ngạch thương mại đạt 62,4
tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2021
Các đại biểu tham dự cuộc gặp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
EU cũng vươn lên trở thành nhà đầu tư lớn thứ 5 của Việt Nam Hai bên tin tưởng rằng, hợp tác thương mại-đầu tư giữa hai bên có nhiều dư địa để khai thác sau khi Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) có hiệu lực, hiện có 12/27 nước thành viên EU phê chuẩn Hiệp định
An toàn thực phẩm là một vấn dé quan trọng trong Luật Thực
phẩm châu Âu và được điều chỉnh bởi Luật Thực phẩm chung Quy
định EC số 178/2002, ngày 28/01/2002 - Luật chung về an toàn thực
phẩm đối với tất cả các giai đoạn sản xuất và phân phối Quy định
25
Trang 26EC số 852/2004 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày 29/4/2004
về vệ sinh thực phẩm
Tuân thủ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như ISO 9001, ISO
22000 và các nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) HACCP thường là bước đầu tiên hướng tới các chương
trình an toàn thực phẩm nghiêm ngặt hơn như FSSC22000 hoặc BRC + Kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật:
EU đã thiết lập mức độ dư lượng tối đa (MRL) cho thuốc bảo vệ
thực vật và các hóa chất khác đối với các sản phẩm thực phẩm Quy
định EC số 396/2005, ngày 23/02/2005 thiết lập mức dư lượng tối đa
của thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm thực phẩm Tất cả các
sản phẩm thực phẩm sẽ bị trục xuất khỏi thị trường EU nếu có chứa thuốc bảo vệ thực vật bất hợp pháp hoặc lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư cao hơn so với giới hạn mà Quy định đặt ra Quy định EU
số 540/2011, ngày 25/5/2011 xác định các hoạt chất đã được phê duyệt Quy định EU số 2019/1793, ngày 22/10/2019 xác định một số biện pháp tạm thời về kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu từ nước thứ ba Tiêu chuẩn MRL của các loại thuốc bảo vệ thực vật được xem xét sửa đổi liên tục
+ Kiểm soát chất gây ô nhiễm trong sản phẩm:
Quy định EC số 1881/2006, ngày 19/12/2006 về thiết lập nồng độ
tối đa cho các chất gây ô nhiễm nhất định trong thực phẩm để được phép nhập khẩu vào thị trường châu Âu Các quy định về nồng độ độc tố, kim loại nặng, PCBs, PAH, 3-MCPD, melamine, erucic acid, và nitrates được xác định theo từng mặt hàng và mùa vụ Quy định EEC
số 315/93, ngày 08/02/1993 đặt ra các thủ tục cộng đồng cho các chất gây ô nhiễm trong thực phẩm
+ Kiểm soát thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc phi động vật: Quy định EC số 1883/2005, ngày 12/01/2005 đưa ra các yêu cầu chung về vệ sinh thức ăn chăn nuôi và các thủ tục dựa trên tiêu chuẩn HACCP, đồng thời đưa ra danh sách các nguyên liệu và thành phần bị cấm trong thức ăn chăn nuôi
Quy định EC số 767/2009, ngày 13/7/2009 đưa ra các quy tắc về
việc tiếp thị, đóng gói các sản phẩm thức ăn chăn nuôi Quy định EC
số 2002/32, ngày 07/5/2002 nghiêm cấm sử dụng và nhập khẩu các
26
Trang 27sản phẩm phụ gia thức ăn chăn nuôi có chứa các chất vượt quá mức tối đa cho phép
+ Hạt nảy mầm:
Quy định EC số 211/2013, ngày 08/11/2013 quy định liên quan
đến hạt giống nảy mầm Quy định kiểm dịch thực vật EU có các quy
định về kiểm dịch thực vật và sản phẩm từ thực vật từ bên ngoài EU nhằm mục đích bảo vệ cây trồng khỏi các sinh vật gây hại như sâu bệnh Chỉ thị số 2000/29/EC, ngày 08/5/2000 của Ủy ban châu Âu về các biện pháp bảo vệ ngăn sự xâm nhập vào quần thể sinh vật gây hại cho thực vật và sản phẩm thực vật và chống lại sự lây lan của chúng trong quần thể sinh vật, có hiệu lực ngày 30/07/2000 thiết lập một bộ quy định thống nhất về điều kiện kiểm dịch thực vật và được
áp dụng cho tất cả các đối tác thương mại của EU
Quy định số 2005/15/EC, ngày 28/02/2005 có quy định về bao bì
và vật liệu lót bằng gỗ dựa trên ISPM15 (Tiêu chuẩn Quốc tế về các
biện pháp kiểm dịch thực vật số 15 năm 2009 quy định về vật liệu
đóng gói bằng gỗ trong thương mại quốc tế) yêu cầu vật liệu đóng
gói thực vật hoặc sản phẩm thực vật được làm từ gỗ cũng không được chứa sâu bệnh
Đạo luật mới về Sức khỏe thực vật 2016 của EU, được ban hành
để thay thế Chỉ thị 2000/29/EC và có hiệu lực từ ngày 14/12/2019
thiết lập nhiều biện pháp kiểm soát hơn với việc nhập khẩu thực vật
và sản phẩm từ thực vật Theo đó, tất cả các sản phẩm thực vật
sống cần phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và tuân theo các quy định về dịch hại nghiêm ngặt hơn Quy định EU số 2019/2072, ngày 28/11/2019 cung cấp chỉ tiết về thực hiện các biện pháp bảo vệ chống lại sâu bệnh
+ Kiểm soát đối với thực phẩm biến đổi gen (GMO):
EU rất thận trọng đối với GMO; chỉ có một số giống biến đổi gen
đã được cho phép đối với đậu nành, hạt cải dầu và ngô, được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi Đối với mục đích tiêu dùng, hầu hết các doanh nghiệp thực phẩm chọn không bán thực phẩm biến đổi gen Quy định EC số 1829/2003, ngày 22/9/2003 xác
định rằng không được đưa ra thị trường các sản phẩm chứa GMO trừ
khi được ủy quyền và tuân thủ các quy định về gắn nhãn Quy định
EU số 503/2013, ngày 03/4/2013 của EU cung cấp một quy trình nộp
27
Trang 28đơn phê duyệt có hiệu lực trên toàn EU để các doanh nghiệp có thể
đưa vào thị trường các sản phẩm GMO
+ Ghi nhãn thực phẩm:
Các thực phẩm đến tay người tiêu dùng cần phải đáp ứng các
thông tin bắt buộc về tên sản phẩm, danh sách thành phần, khối lượng ròng, ngày hết hạn, điều kiện bảo quản, nước xuất xứ, hướng dẫn sử dụng, đánh dấu lô và bảng tuyên bố dinh dưỡng Quy định EU
số 1169/2011 được Ủy ban châu Âu ban hành vào ngày 22/11/2011
quy định những quy tắc chung cho ghi nhãn áp dụng với tất cả các sản phẩm thực phẩm Truy xuất nguồn gốc, tuân thủ và trách nhiệm trong thực phẩm Tuân thủ các nghĩa vụ trong tất cả các giai đoạn của sản xuất và phân phối Các nhà kinh doanh thực phẩm cần phải xác định được nhà cung cấp và người nhận hàng gần nhất theo Quy
xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm Đối với sản
phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm Điều này đã
mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác khi xuất khẩu vào EU
Với tấm vé thông hành từ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu gạo của
Việt Nam sang thị trường này đã có kết quả khởi sắc Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng gạo của Việt Nam
xuất khẩu sang EU đạt 60.000 tấn, trị giá 41 triệu USD, tăng gần 1%
về lượng, nhưng tăng hơn 20% về trị giá so với năm 2020 Trong đó,
một số giống gạo đặc sản của Việt Nam như ST24, ST25 lần đầu tiên được xuất khẩu vào các thị trường này Đây là dòng gạo thơm hiện
nay Việt Nam đang có thế mạnh để phát triển
Khó khăn:
Khó khăn chung hiện nay của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo là tình trạng thiếu container rỗng để đóng hàng và cước phí vận tải tàu
28
Trang 29biển quốc tế tăng rất cao, tùy theo quốc gia đến mà giá cước tăng từ 2-5 lần so với thông thường
Đa phần các doanh nghiệp bán hàng giá CIF (điều kiện giao hàng tại cảng xếp dỡ hàng) nên bị ảnh hưởng rất lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán kỹ hơn
Do giá xuất khẩu chưa thực sự tốt nên doanh nghiệp không vội ký kết đơn hàng mới mà chỉ tập trung cho thị trường trong nước và thu mua dự trữ
2.4 Tiến hành phân tích, đánh giá chọn lựa quốc gia thị
trường mục tiêu
2.4.1 Tính toán một số chỉ tiêu so sánh
2.4.1.1 Chỉ tiêu dân số (khách hàng tiềm năng)
Dân số năm 2020, 2021, 2022 (Khách hàng tiểm năng)
2.4.1.2 Chỉ tiêu thu nhập (khả năng mua)
Don vi: USD
Trang 30Trung Quốc 0,735 (12,1%) 0,852 (12,7%) 0,752 (10,2%)
Don vị: USD
Khách - hàng |Khả nang Nhu cầu Trị gia
Theo như các bảng chỉ tiêu, so sánh và đánh giá ta thấy về khách
hàng tiểm năng thị trường Trung Quốc đứng đầu khi có dân số cao
nhất chiếm gấp nhiều lần so với các thị trường khác Khả năng mua
thì thị trường Liên minh Châu Âu đứng đầu khi có thu nhập gấp gần 3
lần Trung Quốc, gấp 10 lần Philippines Nhưng xét về nhu cầu và trị
giá xuất khẩu thì Philippines đứng đầu tổng sản lượng và trị giá xuất khẩu gạo của Việt Nam Luôn chiếm từ 35%-45% tổng sản lượng và trị giá xuất khẩu gạo
Xét về các yếu tố khác Philippines nằm gần Việt Nam thuận lợi
cho việc xuất khẩu qua đường biển.Có nhiều nét tương đồng về văn
hóa và tiêu dùng (đặc biệt là sử dụng lúa gạo) làm cho Philippines trở thành một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đặc biệt là lúa gạo cả ở hiện tại và trong tương lai Việt Nam và Philippines đều là các quốc gia thành viên ASEAN
30
Trang 31nên được hưởng nhiều ưu đãi trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại
Tự do ASEAN Hơn nữa gần đây Philippines đã giảm thuế nhập khẩu gạo xuống còn 35% tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất
khẩu gạo của Việt Nam
Như vậy thị trường quốc gia mục tiêu được chọn là
Philippines
3 XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP
3.1 Một số chiến lược thâm nhập phù hợp
Khi các công ty muốn thâm nhập thị trường gạo nước ngoài, các chiến lược thâm nhập thị trường là cốt lõi của thành công Để có mặt đầu tiên, các công ty cần phải có một phân tích thật kỹ lưỡng về thị
trường Những thông tin này giúp các công ty thấy được các nhu cầu
của khách hàng và các cơ hội của họ Để nằm trong top các nhà cung cấp, các công ty cũng cần phải lập ra những chiến lược thâm nhập mạnh mẽ Việc cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và cung cấp những sản phẩm chất lượng cao là rất quan trọng
3.1.1 Chiến lược có mặt đầu tiên trên thị trường ( First - In
Strategy )
Có mặt đầu tiên trên thị trường là chiến lược xâm nhập thị trường trước tất cả các đối thủ khác Việc có mặt đầu tiên trên thị trường cho phép công ty thu được nhiều lợi ích mà các đối thủ khác khó có thể đạt được Mục tiêu của chiến lược này là tự tạo ra vị thế dẫn đầu trên thị trường mà các đối thủ cạnh tranh khó có thể theo kịp
Theo đuổi chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải hội tụ rất nhiều yêu cầu gắt gao như:
s Sẵn sàng và có khả năng chấp nhận rủi ro bằng mọi cách giữ vị trí dẫn đầu thị trường
e Mở rộng các chiến dịch xúc tiến quảng cáo
sTạo ra được những nhu cầu cơ bản, đánh giá các điểm mạnh một cách kỹ lưỡng
e Có đủ trình độ công nghệ kỹ thuất cần thiết để giữ được khoảng cách với các đối thủ đến sau
Chính những yêu cầu gắt gao đòi hỏi khi theo đuổi chiến lược này
mà chỉ có một số ít các tập đoàn có thể đạt được thành công rực rỡ
Chiến lược có mặt đầu tiên trên thị trường có thể giúp doanh nghiệp
giảm thiểu chỉ phí thông qua kinh nghiệm, không ngừng gia tăng sức tăng trưởng, thị phần và lợi nhuận
31