1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kinh tế số đề tài tình hình chuyển đổi số cấp độ quốc gia của việt nam

15 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình hình chuyển đổi số cấp độ quốc gia của Việt Nam
Tác giả Lê Công Ý Nhi, Lê Hoàng Ý Nhi, Đặng Hoàng Sơn, Huỳnh Quang Khải, Hoàng Nguyễn Bảo Minh
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh tế số
Thể loại Tiểu luận
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Một số ngành công nghiệp tại Việt Namđang được số hoá nhanh chóng, bao gồm: thương mại điện tử, du lịch, nội dung số vàfin-tech.Ngành công nghiệp thông tin và truyền thông chính là nhân

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG



KINH TẾ SỐ

Đề tài:

TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CẤP ĐỘ QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thu Hà

Nhóm thực hiện : Nhóm 10

Sinh viên thực hiện : Lê Công Ý Nhi

Lê Hoàng Ý Nhi Đặng Hoàng Sơn Huỳnh Quang Khải Hoàng Nguyễn Bảo Minh

Trang 2

Kinh tế số

MỤC LỤC

I Tình hình chuyển đổi số cấp độ quốc gia tại Việt Nam 3

II So sánh việc chuyển đổi số giữa Hàn Quốc và Việt Nam 7

1 Điểm tương đồng giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong việc chuyển đổi số 7

2 Điểm khác biệt giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong việc chuyển đổi số 8

III Những lĩnh vực thành công trong việc chuyển đổi số tại Việt Nam 10

1 Tài chính và ngân hàng số 10

2 Thương mại điện tử 10

3 Giáo dục trực tuyến 10

4 Y tế điện tử 11

5 Công nghiệp 4.0 11

2

Trang 3

I Tình hình chuyển đổi số cấp độ quốc gia tại Việt Nam

Chuyển đổi số được áp dụng trong nhiều lĩnh vực ở Việt Nam, từ nông nghiệp, giáo dục, y tế, vận tải, thương mại, thanh toán và tài chính Việt Nam là một trong những nước trong khu vực Đông Nam Á có nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất với tốc độ 38%/năm Kinh tế số Việt Nam năm 2019 đạt được 12 tỷ đô la Mỹ, đóng góp vào 5% GDP của đất nước, cao gấp 4 lần năm 2015 Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển nhờ việc áp dụng công nghệ số Một số ngành công nghiệp tại Việt Nam đang được số hoá nhanh chóng, bao gồm: thương mại điện tử, du lịch, nội dung số và fin-tech

Ngành công nghiệp thông tin và truyền thông chính là nhân tố chính trong việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam Các ngành công nghiệp bao gồm công nghệ tài chính (fintech), viễn thông, sản xuất linh kiện điện tử và máy tính, và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là cơ sở cho sự bùng nổ của nền kinh tế số của Việt Nam Theo báo cáo tổng kết năm 2019 và định hướng 2020 của Bộ Thông tin

và Truyền thông, tổng doanh thu ngành CNTT-TT năm 2019 ước tính đạt 112.350 tỷ USD, bao gồm 81,5% cho xuất khẩu CNTT-TT Bộ Thông tin và Truyền thông công

bố doanh thu ngành phần mềm đạt 5 tỷ USD, tăng 500 triệu USD, tăng 500 triệu so với năm 2018 Tổng giá trị ngành CNTT-TT nộp ngân sách Nhà nước năm 2019 là 54.000 tỷ đồng, tăng 2000 tỷ đồng so với năm 2018 Tuy nhiên, doanh thu của ngành công nghệ số chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh thu ngành CNTT (chiếm 0,76% doanh thu của ngành CNTT) Ngành viễn thông tăng trưởng gần 19% với sự đóng góp của 50.000 doanh nghiệp công nghệ Ngành CNTT duy trì tốc độ tăng trưởng 10% Ngành thương mại điện tử là một trong những ngành phát triển nhanh nhất của nền kinh tế số Việt Nam Thương mại điện tử là xu hướng kinh doanh và tiêu dùng tất yếu gắn liền với sự phát triển dịch vụ và công nghệ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Theo Cơ quan Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin Việt Nam (VECITA), thị trường thương mại điện tử của Việt Nam đang 3

Trang 4

Kinh tế số

tăng trưởng 35% mỗi năm - nhanh hơn 2,5 lần so với Nhật Bản Doanh thu bán lẻ trực tuyến của Việt Nam đạt 6,2 tỷ đô la Mỹ vào năm 2017 Hiện số lượng người tham gia mua sắm trực tuyến tại Việt Nam tăng đều và đạt mốc 40 triệu người Điều này có nghĩa là cứ 2 người thì có 1 người tham gia mua hàng qua mạng Tuy nhiên, tỷ trọng doanh thu từ lĩnh vực này so với mặt bằng bán lẻ cả nước chỉ đạt 4,2%

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 03/06/2020 phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu đưa Việt Nam vào nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI) Theo đó, chuyển đổi số ở Việt Nam hướng tới 3 trụ cột là: Hạ tầng số; Chính phủ số; Kinh tế số và xã hội số, với những bước đi cụ thể:

Đối với hạ tầng số định hướng phát triển nhanh, tạo nền tảng cho phát triển kinh

tế - xã hội, đặc biệt trong thời đại số Theo đó, hạ tầng viễn thông đã phủ rộng khắp toàn quốc hơn 600.000 km cáp quang, với tốc độ truy nhập cao (> 27 MBps) Số thuê bao băng rộng cố định hơn 13 triệu (trong đó hơn 12 triệu thuê bao sử dụng cáp quang FTTx, tốc độ truy nhập hơn 10 MBps) Tổng băng thông quốc tế đạt hơn 8,1 TBps Mạng di động phát triển, tỷ lệ phủ sóng đạt 99,7% [2] Mạng di động 5G đã được cấp phép thử nghiệm, khi triển khai sẽ là bước đột phá về tốc độ kết nối, là nền tảng quan trọng kết nối hạ tầng IoT trong chuyển đổi số Tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh và có đường internet cáp quang băng thông rộng chiếm tỷ trọng lớn và gia tăng trong tương lai (Bảng) Như vậy, có thể nói mạng viễn thông đã đi trước một bước trong chuẩn bị hạ tầng cho chuyển đổi số

Đối với Chính phủ số Trong thời gian qua, công nghệ thông tin đã được ứng dụng trong cơ quan quản lý nhà nước để phát triển Chính phủ điện tử, góp phần cải cách hành chính Cổng dịch vụ công quốc gia đã cung cấp 3.699 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (nộp hồ sơ trực tuyến và nhận kết quả tại nhà); hơn 2,1 triệu tài khoản đăng ký (tăng hơn 2,8 lần so với cùng kỳ); hơn 122,7 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái (tăng hơn 2 lần) 41/63 tỉnh, thành phố triển khai 36.300 tổ công nghệ số cộng đồng đến tận thôn, xóm với gần 200.000 thành viên tham gia

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Đối với kinh tế số và xã hội số Theo số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, quy

mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ (B2C) của Việt Nam có sự tăng trưởng đáng

kể, năm 2015, doanh thu B2C đạt 5 tỷ USD, đến năm 2022, doanh thu đã tăng trưởng

5

Trang 6

Kinh tế số

lên 16,4 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2021 và chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước Lượng người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đạt mốc 60 triệu người trong năm 2022, giá trị mua sắm trực tuyến của một người dùng đạt từ 260-285 USD/người Tỷ trọng đóng góp của kinh tế số trong GDP tiếp tục tăng

Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, theo Bộ Thông tin và Truyền thông - cơ quan thường trực của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, năm 2022, tỷ trọng kinh tế số của Việt Nam đạt 14,26% GDP cao hơn năm 2021 (11,91%) và mục tiêu đặt ra đến năm 2025 là 20% Số lượng doanh nghiệp công nghệ số đạt 67.300 doanh nghiệp, tăng gần 3.500 doanh nghiệp so với năm 2021, đạt tỷ lệ 0,69 doanh nghiệp trên 1.000 dân Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử là 100% (Bảng) Bên cạnh đó, công nghệ thông tin đã được ứng dụng khá rộng rãi trong xã hội góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, giảm khoảng cách xã hội, đặc biệt là trong các lĩnh vực giáo dục và y tế Nhiều ứng dụng công nghệ được triển khai trong công tác đào tạo (các bài giảng điện tử; học trực tuyến…), trong quản lý giáo dục (hệ thống thông tin quản lý tuyển sinh, quản lý kết quả học tập học sinh…)

6

Trang 7

Trong lĩnh vực y tế cũng vậy, gần 100% bệnh viện các tuyến trên cả nước triển khai ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện trong hoạt động của mình

Đối với các ngành như Tài chính, Du lịch, Giao thông, các xu hướng chuyển đổi số đã và đang diễn ra mạnh mẽ Điển hình như trong ngành Ngân hàng, các doanh nghiệp đã nghiên cứu và triển khai chiến lược chuyển đổi số bước đầu với ứng dụng IoT cho phép khách hàng truy cập sử dụng dịch vụ ngân hàng, kết nối với các hệ sinh thái số khác trên nền tảng Internet (dịch vụ ngân hàng số Timo của VPBank, Live Bank của TPBank, E-Zone của BIDV,…), hoặc cung ứng các dịch vụ ngân hàng thông qua ứng dụng được cài đặt ngay trên điện thoại di động (Mobile Banking,…) Trong lĩnh vực giao thông, sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ gọi xe công nghệ của nước ngoài như Grab hay Uber chính là đòn bẩy thúc đẩysự phát triển mạnh

mẽ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ gọi xe trong nước như Be hay FastGo - là

7

Trang 8

Kinh tế số

những doanh nghiệp có mô hình hoạt động mới dựa hoàn toàn trên nền tảng công nghệ

Ngoài ra, hơn 30 thành phố cũng đã được đầu tư xây dựng những yếu tố trong Smart City (thành phố thông minh), được tích hợp nhiều công nghệ mới bên trong, để phục vụ hoạt động và lợi ích của con người

Chính phủ và chính quyền cũng đã và đang nỗ lực trong việc xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới tương lai là Chính phủ số Việt Nam chú trọng xây dựng Chính phủ điện tử nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi nền kinh tế số hóa Những nỗ lực đầu tiên trong xây dựng Chính phủ điện tử được thực hiện bằng việc thành lập Ủy ban Chính phủ điện tử (năm 2018) với nhiệm vụ đề xuất chiến lược, chính sách tạo môi trường pháp lý xúc tiến thành lập Chính phủ điện tử Việt Nam nằm trong Top 10 quốc gia có bước nhảy vọt chỉ số phát triển Chính phủ điện tử mức cao3và đặt mục tiêu trở thành top 4 quốc gia hàng đầu ASEAN về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử trước năm 2025, trong nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử thế giới năm 2030

Với hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin ở Việt Nam khá tốt, phủ sóng rộng, mật độ người dùng cao (khoảng 70% dân số sử dụng Internet) - xếp thứ 13/20 quốc gia có số dân sử dụng mạng Internet nhiều nhất thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển công nghệ số cao nhất thế giới Hiện có khoảng 72% dân số đang sử dụng điện thoại thông minh, 70% số thuê bao di động đang sử dụng 3G - 4G Việt Nam đang đẩy nhanh các phương án triển khai dịch vụ 5G cho phép kết nối Internet nhanh hơn 4G gấp nhiều lần để theo kịp xu hướng thế giới và bắt đầu thử nghiệm dịch vụ 5G Công nghệ 5G sẽ tạo cơ sở hạ tầng tốt cho kết nối theo xu hướng IoT, mở ra cơ hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam

8

Trang 9

II So sánh việc chuyển đổi số giữa Hàn Quốc và Việt Nam

1 Điểm tương đồng giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong việc chuyển đổi số Việt Nam và Hàn Quốc đều đang trong quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ Tuy nhiên, có một số điểm tương đồng và khác biệt giữa hai quốc gia Về điểm tương đồng, cả hai đều coi chuyển đổi số là ưu tiên hàng đầu và đặt mục tiêu phát triển nền kinh tế số, chính phủ số Chính phủ ở cả hai nước đều có chiến lược, kế hoạch chuyển đổi số quốc gia Cả hai đều đầu tư vào cơ sở hạ tầng số, phát triển mạng 5G, tăng cường kết nối internet

2 Điểm khác biệt giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong việc chuyển đổi số

Về điểm khác biệt, Hàn Quốc đi trước Việt Nam gần 20 năm về chuyển đổi số, nên đã có nhiều thành quả và kinh nghiệm hơn Hàn Quốc đứng thứ nhất thế giới về Chính phủ điện tử theo đánh giá Liên Hợp Quốc Người Hàn Quốc sẵn sàng tiếp nhận công nghệ mới hơn, trong khi người Việt vẫn còn e ngại Hàn Quốc có nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn như Samsung, LG, còn Việt Nam phải nhập khẩu công nghệ

từ nước ngoài Dưới đây là bảng so sánh việc chuyển đổi số giữa Việt Nam và Hàn Quốc theo các tiêu chí cụ thể:

Mức độ ưu tiên chuyển

đổi số

Ưu tiên cao, có chiến lược

và kế hoạch

Rất ưu tiên, đặt làm trọng tâm phát triển

Cơ sở hạ tầng số Đang phát triển mạnh mẽ Rất phát triển, hàng đầu

thế giới

Mức độ sẵn sàng cho

chuyển đổi số Trung bình Rất cao

Doanh nghiệp công nghệ Ít doanh nghiệp lớn, phải

nhập khẩu công nghệ

Nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như

9

Trang 10

Kinh tế số

Samsung, LG

Thành quả đạt được Mới bắt đầu, chưa nhiều Rất nhiều thành quả và

kinh nghiệm quý báu

Vị trí xếp hạng chính phủ

điện tử Thứ 86 năm 2020

Đứng đầu thế giới 3 năm liên tiếp

Như vậy, có thể thấy Hàn Quốc đi trước Việt Nam khá xa trong lĩnh vực chuyển đổi số Việt Nam cần học hỏi nhiều kinh nghiệm từ Hàn Quốc để thu hẹp khoảng cách

Bảng so sánh việc chuyển đổi số giữa Việt Nam và Hàn Quốc (2021 – 2022)

10

Trang 11

Như vậy, với các số liệu kinh tế số gần nhất, có thể thấy Hàn Quốc nhìn chung vượt trội hơn Việt Nam ở hầu hết các chỉ số Điều này cho thấy Việt Nam cần chú trọng hơn nữa để rút ngắn khoảng cách về chuyển đổi số so với Hàn Quốc trong thời gian tới

III Những lĩnh vực thành công trong việc chuyển đổi số tại Việt Nam

Chuyển đổi số ở Việt Nam đã đạt được thành công đáng kể trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

11

Tốc độ internet băng thông rộng

(Mbps)

78,50 (2022) 121,53 (2022)

Tỷ lệ dân sở hữu điện thoại thông minh 67% (2021) 95% (2021)

Tỷ lệ dân số sử dụng internet 70,3%

(2021) 96,2% (2021)

Thương mại điện tử (Giao dịch B2C) 13 tỷ USD

(2021)

177 tỷ USD (2021)

Đầu tư cho chuyển đổi số ~2 tỷ USD

(2021)

~33 tỷ USD (2021)

Tỷ trọng kinh tế số trong GDP 10% 20%

Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử

(EGDI)

0,6779 (2020) 0,9010 (2020)

Trang 12

Kinh tế số

1 Tài chính và ngân hàng số

Ngành ngân hàng và tài chính đã chuyển đổi số thông qua việc phát triển các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, ví điện tử và thanh toán điện tử Các ứng dụng như MoMo, ZaloPay, và các dịch vụ Internet banking đang trở nên phổ biến và giúp người dùng tiện lợi hơn trong việc quản lý tài chính

Ngân hàng trực tuyến: Các ngân hàng như Vietcombank, VietinBank, và Techcombank đã phát triển các ứng dụng di động và dịch vụ ngân hàng trực tuyến, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch từ xa một cách dễ dàng và tiện lợi

Ví điện tử: Các ứng dụng như MoMo, ZaloPay, và AirPay cho phép người dùng thực hiện thanh toán di động, chuyển tiền và nhận tiền một cách nhanh chóng và tiện lợi

2 Thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, với sự xuất hiện của nhiều nền tảng mua sắm trực tuyến như Shopee, Lazada, Tiki, và Sendo Người tiêu dùng ngày càng chuyển sang mua sắm trực tuyến để tiết kiệm thời gian và tận hưởng các ưu đãi

Shopee và Lazada là hai nền tảng thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, cung cấp hàng nghìn sản phẩm từ nhiều ngành hàng khác nhau, từ thời trang đến công nghệ và

đồ gia dụng Hai nền tảng thương mại điện tử Tiki và Sendo cũng rất phổ biến, cung cấp dịch vụ mua sắm trực tuyến đa dạng và phong phú

3 Giáo dục trực tuyến

Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, giáo dục trực tuyến đang trở thành một phần quan trọng trong hệ thống giáo dục của Việt Nam Nhiều trường học

và tổ chức giáo dục đã chuyển sang các hình thức học trực tuyến và cung cấp các khóa học trực tuyến cho sinh viên và học sinh

12

Trang 13

Nhiều trường Đại học và Trường phổ thông đã triển khai các hệ thống học trực tuyến và cung cấp các khóa học trực tuyến cho sinh viên và học sinh Các nền tảng như Edumall và Topica Edumall cung cấp hàng trăm khóa học trực tuyến từ nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kỹ năng mềm đến kiến thức chuyên ngành

4 Y tế điện tử

Việt Nam cũng đang phát triển các dịch vụ y tế điện tử, bao gồm hồ sơ y tế điện

tử, tư vấn y tế trực tuyến và các ứng dụng di động để quản lý sức khỏe cá nhân Điều này giúp cải thiện quản lý bệnh nhân, tăng cường tiện ích và giảm thời gian chờ đợi tại các cơ sở y tế Một số bệnh viện và cơ sở y tế lớn đã triển khai hệ thống hồ sơ y tế điện tử, cho phép bệnh nhân và bác sĩ truy cập thông tin y tế một cách dễ dàng và tiện lợi Các ứng dụng di động như Med247 và Hello Bacsi cung cấp các dịch vụ tư vấn y

tế trực tuyến, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin y tế và lịch hẹn với bác sĩ

5 Công nghiệp 4.0

Các doanh nghiệp sản xuất và công nghiệp đang chuyển đổi số để tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí và tăng cường năng suất Sử dụng tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và Internet của mọi vật, nhiều doanh nghiệp đã tạo ra sự đột phá trong quản

lý và sản xuất Các doanh nghiệp sản xuất và công nghiệp đang áp dụng các công nghệ tự động hóa và Internet của mọi vật để tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm chi phí Các công ty sử dụng trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu để tăng cường năng suất,

dự báo nhu cầu và tối ưu hóa quy trình kinh doanh

Tóm lại, chuyển đổi số ở Việt Nam đã đạt được thành công trong nhiều lĩnh vực,

từ tài chính và thương mại điện tử đến giáo dục, y tế và công nghiệp, mang lại lợi ích lớn cho người dùng và doanh nghiệp

TỶ LỆ ĐÓNG GÓP CỦA THÀNH VIÊN NHÓM 10

13

Ngày đăng: 30/05/2024, 16:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w