1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Bệnh Cây 2 - đề tài - Bệnh Greening

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, cây ăn trái đã trở thành một trong những loại cây thế mạnh trong việc pháttriển kinh tế của Việt Nam Sản phẩm từ cây ăn quả ngoài việc cung cấp cho thị trườngtrong nước, đồng thời là nguồn xuất khẩu sang các nước trong khu vực cũng như một sốthị trường trên thế giới như Châu Âu và sắp tới là Hoa Kỳ Cùng với sự phát triển của cácngành công nghiệp khác sản phẩm cây ăn quả ở Việt Nam ngoài việc sử dụng ăn tươi cònlà nguyên liệu cho các nhà máy chế biến hoa quả khô và đồ uống Do đó ta thấy được vaitrò quan trọng của cây ăn quả đối sự phát triển kinh tế của nước ta.

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, rất phù hợp để phát triển cây ăn quả.Tuy nhiên, với điều kiện khí hậu thuận lợi như vậy, kéo theo đó sẽ là sự phát triển mạnhmẽ của sâu bệnh Một trong số đó là bệnh do vi khuẩn hại cây ăn quả Bệnh vàng lá cam

(Greening) là bệnh do vi khuẩn gây hại nghiêm trọng nhất ở nước ta Chúng gây thiệt hại

nặng nề cho người nông dân.

Trên cơ sở đó, chúng tôi đi đến nghiên cứu về đặc điểm, nguyên nhân phátsinh và cách phòng trị bệnh nhằm giảm đến mức tối thiểu thiệt hại do bệnh Greening gâyra Từ đó góp phần tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành cây ăn tráinói riêng ở nước ta, thu được các sản phẩm đạt năng suất cao và phẩm chất tốt.

Trang 2

B NỘI DUNG

I Lịch sử nghiên cứu, phân bố địa lý và tác hại của bệnh Greening.

1 Lịch sử nghiên cứu.

Bệnh vàng lá Greening có tên gọi quốc tế là Huanglongbin (HLB)

Bệnh Huanglongbin xuất hiện từ năm 1894 tại Trung Quốc, được công bố tạiTrung Quốc năm 1943, và được báo cáo tại Nam Phi vào năm 1947 mặc dù người tađã biết được bệnh này từ năm 1929 Đài Loan bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bện nàynăm 1951 Châu Phi công bố trường hợp đầu tiên năm 1947 tại Nam Phi, nơi mà dịchbênh vẫn còn lan rộng

Bệnh này được gọi bằng những tên gọi khác nhau ở nhưng quốc gia khác nhau nhưHuanglungbin hay còn gọi là vàng đọt ở Trung Quốc, likubin ở Đài Loan, vàng đốmlá ở Philipine, vàng lá chết nhanh ở Ấn Độ.

Ở Việt Nam, từ lâu bệnh vàng lá Greening, vàng lá gân xanh, vàng bạc, bệnh bạclạt, bệnh vàng lá chè… hiện được các nhà khoa học gọi là bệnh Huanglongbin Bệnhxuất hiện ở Việt Nam đã từ rất lâu nhưng mãi đến giai đoạn cuối những năm 1960đầu 1970 tốc độ lây lan bệnh mới lên cao do việc nhân giống không thận trọng và mãiđến năm 1975 nguyên nhân dịch bệnh HLB mới được xác định rõ ràng.

Bệnh lần đầu tiên xuất hiện được ghi nhận ở Đông Nam giáp biển của Trung Quốc.Sự lan rộng sang hướng đông của bệnh và của trung gian truyền bệnh sang vùngĐông và Đông Nam Châu Á xảy ra từ 100 đến 200 nam trước phần lớn do các hoạtđộng của con người Sự lây lan này tiếp tục lan rộng đến Indonesia hướng về ChâuÚc và qua đại dương.

Bệnh đã có lịch sử nghiên cứu từ năm 1919 khi Reniking nghiên cứu một số thiệthại kinh tế cao ở Nam Trung Quốc và Philipines Năm 1984 M Garnier và J Bovesđã coi bệnh này như một bệnh Mycoplasma, nhưng sau đó họ đã đề nghị xếp lại bệnhGreening.

2 Phân bố.

Bệnh này phổ biến chủ yếu tại khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á Hầu hếtcác vùng trồng các loài cây cam chanh tại Châu Á đều dính phải, trừ Nhật Bản Bệnhnày gây hại ở các nước như Trung Quốc , Đài Loan, Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia,Inonesia, Myanma, Philipines, Pakistan, Thái Lan, quần đảo Ryukyu, Nepal,….Cáckhu vực ngoài Châu Á cũng đã từng công bố dịch bệnh: Ả rập, Brasil và Floria ( Hoakỳ) kể từ năm 1998.

3 Thiệt hại do bệnh Greening gây ra.

Theo thống kê của FAO, từ những năm 1995 bệnh HLB đã lan rộng trên 50 quốcgia và đe dọa nghiêm trọng đến nguồn gen cây có múi ở Châu phi và Châu á Ngườita ước tính bệnh đã tàn phá hơn 60 triệu cây trên cả 2 lục địa này

Bệnh vàng lá Greening là một bệnh gây thiệt hại nặng đến nền sản xuất cây cómúi thế giới Tuy chưa có một báo cáo chính thức thiệt hại của bệnh, nhưng ởPhilipin người ta đánh giá mức độ nhiễm bệnh lên đến 7 triệu cây có múi Thái Lancó khoảng 95% cây bị nhiễm bệnh ở các tỉnh Phía Bắc và Đông, nhiều nước kháccũng cho thấy kết quả thiệt hại của Greening

Ở Việt Nam, bệnh đã làm chết hàng loạt vườn cây có múi từ Bắc vào Nam.Vàonhững thập niên 1970-1980 các vườn cam ở miền Bắc bị tàn phá nặng nề, các khu

Trang 3

cam Sành Bố Hạ, quýt Hanh Phú Bình không còn nữa Ở Phía Nam, bệnh bùng phátvà lây lan mạnh từ những năm 1994 và theo ước tính chỉ riêng huyện Châu Thành,Cần Thơ, thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng vào năm 1994 Và dựa vào diện tích cây có múicủa Đồng Bằng sông Cửu Long cùng với giá trị hiện tại của cây có múi, ước tính thiệthại của Đồng Bằng sông Cửu Long mỗi năm khoảng 180 tỷ đồng.

II Triệu chứng gây hại.

Cây bệnh nhiễm từ cây giống có triệu chứng ban đầu là lốm đốm trên lá, đây làtriệu chứng điển hình (dù bệnh không có triệu chứng đặc thù), trong khi cây bệnh dotái nhiễm (do rầy chổng cánh mang nguồn bệnh đến chích hút làm lây nhiễm), triệuchứng bệnh có thể xuất phát trước tiên từ phía nhánh cây rầy tấn công trước, sau đómới lan cả cây hoặc các cây ở ngoài bìa mé xuất hiện trước sau đó mới lây cả vườn Bệnh này khó phân biệt với bệnh sinh lí như là bệnh thiếu kẽm thuần túy Bệnhthiếu kẽm thường vùng xanh tạo thành đường thẳng, và triệu chứng thể hiện đồng loạttrên diện tích lớn Bệnh thường gây hại những cây ngoài bìa hoặc đầu bờ, thường ởhướng Đông và hướng Tây.

Triệu chứng bệnh trên lá: Biểu hiện đặc trưng của bệnh là phiến lá hẹp, khoảngcách giữa các lá ngắn lại, có màu vàng, nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn màuxanh và nhỏ, mọc thẳng đứng như tai thỏ, nên có tên gọi bệnh vàng lá gân xanh Triệuchứng đầu tiên trên lá già có những đốm vàng (mottle) loang lỗ Sau đó các lá đọt nhỏlại, phiến lá ngã sang màu vàng, gân lá còn giữ màu xanh đầu tiên chỉ một vài nhánhtrên cây bị bệnh Bệnh nặng các lá nhỏ lại, mọc thẳng đứng (lá tai thỏ), và chỉ cònmột ít gân còn xanh (chủ yếu lá gân chính) Bệnh nặng cả cây đều thể hiện triệuchứng, và có một vài cành bị chết khô (dieback) và cuối cùng cây chết luôn

Trang 4

Triệu chứng bệnh trên lá

(Nguồn: Trần Văn Hai) Cần lưu ý nếu lá vàng mà gân cũng vàng thì lại là triệu chứng do nấm Phytophthorahoặc bệnh vàng lá thối rễ Các triệu chứng vừa kể thường chỉ thể hiện rõ sau 4- 6 thángkể từ lúc bị nhiễm, do vậy mà bệnh không thể phát hiện được ngay trên cây con ở cácvườn ươm không an toàn (tức là vườn ươm không đảm bảo sạch bệnh).

Các triệu chứng như thiếu kẽm (vàng lá gân xanh), thiếu Mangan (vàng lốm đốm cânđối 2 bên gân, diện tích lá không bị giảm), thiếu Mangiê (vàng từ ngoài bìa lá vào,thường còn sót lại màu xanh dạng chữ V ở đáy lá) là các dạng triệu chứng do bệnh làmcây không hấp thu được vi lượng gây ra Triệu chứng thiếu kẽm do bệnh HLB rất trội vàphổ biến trong các giống cây có múi

Trên quả: Cây bệnh ra hoa nhiều đợt, có thể trên cùng một nhánh vừa mang trái vừa cóhoa Trái nhỏ hơn bình thường và hay bị méo mó Khi bổ dọc trái, thấy tâm trái lệch hẳnsang một bên Trái nhỏ, màu sắc xấu, chua nhiều hơn ngọt, đôi khi có vị đắng có lẽ dohàm lượng acid cao và hàm lượng đường giảm thấp Trái thường rụng sớm Hạt bị thui,có màu nâu đen Cây bị nặng thường thấy xuất hiện hiện tượng ra hoa trái vụ Các cành lávàng và khô dần cả cành, rồi khô đi.

Các triệu chứng của bệnh vàng lá Greening trên quả

(Nguồn: Trần Văn Hai)

Triệu chứng trên rễ: Khi dính bệnh hệ thống rễ cây bị thối nhiều, đa phần rễ tơ bị mấtchỉ còn hệ thống rễ chính, thậm chí rễ chính cũng thối.

Trang 5

III Nguyên nhân gây bệnh.

Đặc tính của dòng vi khuẩn được xác định thông qua việc định chuỗi gene 16Sribosom DNA and protein trong ribosom Họ xác định nó thuộc genusalphaproteobacteria (Vi khuẩn gram-âm) và có tên là “Candidatus liberibacter” Có 2 loại vi khuẩn gây bệnh HLB là vi khuẩn dòng Châu á Candidatus Liberibacterasiaticus và vi khuẩn dòng Châu phi Candidatus Liberibacter africanus Ở Việt Namdo Candidatus Liberibacter asiaticus gây ra.

Vi khuẩn này có bề dày vỏ khoảng 25 mm với 3 lớp của vi khuẩn gram âm Vikhuẩn này có 2 dạng: dạng dài và dạng hình cầu, dạng dài có chiều dài từ 1-4 mm,đường kính 0,15-0,3mm và dạng hình cầu có đường kính 0,1mm

Ngoài ra vi khuẩn có hình gậy, kích thước 350 - 550 x 600 - 1.500 nm với vỏ hailớp, dày 20 - 25 nm Tuy nhiên vi khuẩn mang tính đa hình nên có thể gặp dưới dạngque dài hoặc tròn với đường kính 700 - 800 nm Vi khuẩn sống trong mạch libe củacây

Vi khuẩn này không thể nuôi cấy trên môi trường nhân tạo.

Do vi khuẩn gây bệnh nằm trong mô libe của cây cho nên khi nhân giống từ câymẹ đã mang mầm bệnh thì cây con sẽ bị bệnh Mầm bệnh nằm trong mắt ghép haynằm trong cành chiết sẽ thể hiện triệu chứng từ 8 đến 15 tháng sau khi trồng Trongtrường hợp này, triệu chứng bệnh sẽ thể hiện tương đối đều trên 4 phía của cây

IV Đặc điểm phát sinh, phát triển

1 Môi giới truyền bệnh.

Côn trùng truyền bệnh HLB là rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuwayama vàTrioza erytrea Del Guercio Ở Việt nam đó là rầy chổng cánh Châu á Diaphorina citriKuwayama

Trang 6

Rầy chổng cánh thuộc nhóm côn trùng chích hút, biến thái không hoàn toàn.Thành trùng có kích thước 3,2 - 3,5 mm, màu nâu xám, có 9 đến 10 đốt râu màu nâuđỏ, đầu có 2 mảnh nhọn nhô ra phía trước Cánh xếp thành hình mái nhà, đầu trútxuống, cánh chổng lên, khi đậu thân nghiêng tạo thành một góc 30 – 450 so với mặt lá(vì vậy mới có tên gọi là rầy chổng cánh) Thành trùng cái sau khi vũ hóa 7- 8 ngàythì bắt cặp Khả năng đẻ trứng của mỗi con rầy cái là 800-900 trứng Vòng đời củaRCC với điều kiện nhiệt độ và ẩm độ của Việt Nam (30,90C, ẩm độ 73,7%) có thờigian trung bình là 28 ngày Ký chủ của rầy chổng cánh là tất cả các cây trong họ camquýt và đặc biệt là các cây cảnh nguyệt quế, cần thăng, quýt là cây mà rầy chổng cánhưa thích nhất

Vecto truyền bệnh Greening

(Nguồn: Trần Văn Hai)

2 Nguồn bệnh.

Vào năm 1943, Chen cho rằng bệnh này có thể truyền qua chiết, ghép Garnier vàBove cho rằng vi khuẩn có thể truyền nhiễm qua dây tơ hồng (Cuscuta campestris)

Trang 7

lên cây dừa cạn periwinkle (Catharanthus roseus) gây ra triệu chứng vàng trên lá Vi khuẩn gây bệnh Greening được truyền qua hai loài rầy chổng cánh tuỳ theo vị tríđịa lý:

+ Loài Trioza erytreae (Del Guercio), xảy ra ở Châu Phi như Yeman, Madagascar, vàđảo Reunion, Mauritius, loài này truyền vi khuẩn Candidatus Liberibacter africanus.Loài này không thể sống trên vùng nóng và khô

+ Loài thứ hai là Diaphorina citri (Kuwayana), loài này xuất hiện nhiều ở Châu á vàtruyền vi khuẩn C Liberibacter asiaticu

Nguồn gây bệnh còn là nguồn vi khuẩn mà cơ thể RCC đã mang mầm bệnh saukhi đã chích hút đọt non của cây đã nhiễm bệnh Ấu trùng tuổi 4, 5 và thành trùngRCC có khả năng truyền bệnh cho cây Sau khi tiếp xúc với cây bệnh từ 15 đến 30phút đủ để cho vi khuẩn đi vào cơ thể của rầy, vi khuẩn sẽ nhân lên ở bên trong cơ thểcủa rầy (thời gian ủ bệnh từ 1-2 ngày) và tồn tại suốt đời sống của côn trùng nhưngkhông truyền qua thế hệ sau Và khi rầy có mang vi khuẩn gây bệnh HLB chỉ cần tiếpxúc với cây 1 giờ thì đã truyền được bệnh cho cây

Nguồn bệnh: là cây trên vườn cây nhiễm bệnh trong vùng không được cách ly và lànguồn thức ăn cho rầy chổng cánh Tất cả các cây có múi đều có thể bị nhiễm bệnh.Các giống cam ngọt và quýt bị nhiễm bệnh nặng nhất so với cam chua và quất.

Khả năng lây lan và mức độ nhiễm bệnh phụ thuộc vào mật độ rầy chổng cánhnhiều hay ít phân bố trong năm và trong các vùng địa lý khác nhau.

Các yếu tố trồng trọt như chăm sóc kém, đất trũng, dễ ngập úng, mạch nước ngầmcao, cây sinh trưởng kém, là những điều kiện thuận lợi thúc đẩy bệnh phát triển mạnh,cây chóng tàn.

3 Giám định bệnh

Schwarz đã sử dụng chất phản quang (fluorescent substance) gentisoyl(Glucoside đểgiám định bệnh, sự phản quang chỉ xuất hiện ở những mẫu bệnh Phương pháp này cũngđược áp dụng ở Trung Quốc, hoặc có thể nhuộm mẫu cắt ngang với safranin sẽ thấynhững mảng màu đỏ trong mô libe bị nhiễm bệnh Tuy nhiên phương pháp này khôngmang lại độ chính xác cao.

Sử dụng huyết thanh học (kháng thể) để giám định bệnh Garnier và cộng tác viên,lần đầu tịên sản xuất kháng thể đơn dòng để giám định bệnh.

Gần đây theo đà phát triển của công nghệ sinh học, hai loài Liberibacter được giámđịnh dễ dàng trên những mẫu cây và rầy chổng cánh, như sử dụng lai phân tử DNA Mộtphương pháp mới để giám định bệnh là PCR (phản ứng chuỗi), phương pháp này tỏ ra rấthiệu quả để giám định loài vi khuẩn.

Hiện nay, có một phương pháp giám định mới đó là LAMP (Loop mediatedIsothermal Amplification) Phương pháp này không cần những máy móc đắt tiền nhưPCR, nhiệt độ thực hiện cũng thấp hơn (650C), thời gian ngắn bằng 1/3 so với chạy PCRvà hiệu quả có thể xem như ngang nhau Tuy nhiên, phương pháp này tương đối mới vàbộ Primers phức tạp hơn.

Viện Nghiên cứu Cây Ăn Quả Miền Nam cũng đã phát hiện một phương pháp giámđịnh mới sử dụng chất iốt để nhuộm tế bào bị bệnh, khi cây bị nhiễm bệnh vàng láGreening thì trong cây sẽ tích lũy nhiều tinh bột hơn cây khoẻ, nên khi nhuộm thì chophản ứng nâu đạm hơn so với mẫu đối chứng không bệnh, phương pháp này với bộ kítcủa Viện NC CAQ Miền Nam sẽ giúp bà con nông dân giám định nhanh bệnh vàng láGreening trên vườn của mình.

Trang 8

2 Biện pháp dự báo và môi trường:

- Sử dụng bẫy màu vàng: Bẫy màu có khả năng thu hút rầy trưởng thành vào bẫy,mùa nắng màu vàng có hiệu lực cao, màu vàng nâu có hiệu lực khi trời nhiều mây vàmưa; song mưa nhiều có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vào bẫy của rầy Thường xuyênkiểm tra vườn theo các đợt lá non để xác định sự xuất hiện của rầy và có biện pháp xử lýkịp thời.

- Trồng cây Nguyệt quế, ký chủ ưa thích của rầy để nắm được sự xuất hiện của rầy - Không trồng cây sạch bệnh trong ổ dịch không được cách ly

- Chặt bỏ cây bệnh trong vườn/trong vùng là biện pháp làm "sạch" môi trường và antoàn cho việc phòng chống tái nhiễm Lưu ý trước khi chặt bỏ cây bệnh, cần phun thuốctrừ rầy để tránh rầy bay qua cây khác và tiếp tục lây lan bệnh

3 Biện pháp cơ học

- Tỉa cành có triệu chứng nghi ngờ bệnh Đốn bỏ cây bệnh để loại bỏ mầm bệnhtrong vườn triệt để hơn Nên khử trùng dụng cụ cắt tỉa bằng nước Javel khi chuyển từ câynày sang cây khác để tránh sự lây nhiễm

- Đối với gốc ghép mạnh như giống chanh Volkameriana, đọt non có thể ra nhiều,cần tỉa bớt đọt non, chỉ chừa lại 2 - 3 chồi mà thôi

4 Biện pháp canh tác

- Kỹ thuật canh tác trong vườn CCM hợp lý sẽ làm cho cây khỏe mạnh, tăng tínhchống chịu, do đó cần chú ý bón phân hợp lý, mật độ gieo trồng thích hợp, xen canh,quản lý nước, chăm sóc cỏ dại, thời điểm và cách thu hoạch thích hợp

- Tỉa cắt cành điều khiển các đợt ra đọt non tập trung từ 3 - 4 đợt/năm để có thểquản lý sự xuất hiện của rầy trong vườn

- Trồng cây chắn gió: vườn cần trồng cây chắn gió sử dụng các loại như: bạchđàn, so đũa tùy địa phương nhằm tránh được các cơn gió bão mạnh làm mang đếnnguồn RCC lây lan bệnh

5 Biện pháp hóa học

- Thời điểm phun thuốc: Cần phải phun thuốc trừ RCC tập trung vào các đợt câyra đọt non từ 1-5 cm vì RCC rất thích chích hút đọt non của cây, và phải phun thuốc saunhững cơn giông mạnh vì gió mạnh có thể đưa rầy từ nơi khác đến

- Loại thuốc, liều lượng sử dụng: (Quy ra hàm lượng thuốc trên 1 đơn vị diệntích) Nên sử dụng luân phiên, để tránh lờn thuốc, các loại thuốc sau: Applaud 10 WP8g / bình 8 lít, Applaud mipc 12 g/ bình 8 lít, Trebon 10 EC 8 cc / bình 8 lít, Bassa 50 EC16 cc/ bình 8 lít, Actara 25 WG 1 g/ bình 8 lít, Confidor 10EC 4 cc/ bình 8 lít, Mospilan 3EC phun 8-12 cc/ bình 8 lít Hoặc sử dụng dầu DC Tron Plus nồng độ 0,5 - 1 %, phunphủ đều khắp tán cây

- Số lần phun: Phải phun thuốc trừ rầy từ 6-7 đợt trong 1 năm, thường nhất làtrong mùa mưa, đọt non ra nhiều, rầy sinh sản nhiều

Trang 9

6 Biện pháp sinh học

- Bảo vệ và phát triển thiên địch của rầy chổng cánh: các loài ong kí sinh, kiếnvàng, bọ rùa cần được bảo vệ Khi mật số thiên địch trong vườn cao sẽ làm giảm mật sốcủa rầy chổng cánh Kiến vàng trong vườn cũng làm trứng rầy chổng cánh và các loài sâuhại khác cũng được phòng trừ tốt Luôn sử dụng thuốc hóa học, phun thuốc đúng cách đểbảo vệ thiên địch Nếu có điều kiện, nuôi và phóng thích các loài thiên địch trong vườn - Trồng cây "bẫy": rầy chổng cánh có ký chủ ưa thích nhất là cây Nguyệt quế(Murraya paniculata), do đó có thể trồng cây này ở các góc vườn để làm bẫy cây thu hútrầy và dùng thuốc xịt trên cây để phòng trị rầy Ngoài ra, do rầy không truyền bệnh chotrứng nên đây cũng là biện pháp “sạch hóa” quần thể rầy Tuy nhiên, nếu không nắm kỹthuật tốt thì biện pháp sử dụng cây Nguyệt quế sẽ không có kết quả tốt.

- Khuyến khích trồng xen ổi Xá lị trong vườn cam sành, sẽ hạn chế được rầychổng cánh, rầy mềm gây bệnh vàng lá gân xanh và trái chín ngược (trái chín ngược từđáy lên) Theo đó, ổi được trồng xen với cây cam giống sạch bệnh theo phương thức cứtrồng một cây ổi rồi trồng cây cam kế đó, khoảng cách là 1,5 mét Với mật độ trồng 60cây cam và 60 cây ổi trên diện tích 1.000 m2, trong 16 tháng, cam quýt ra lá non 6 lần,không có rầy chổng cánh, rầy mềm xuất hiện trong vườn, cam tươi tốt, không bị bệnh.Các nhà khoa học phân tích và thấy trong lá ổi có “chất đặc biệt” xua đuổi rầy Chúnghầu như không xuất hiện trong vườn cam có trồng xen ổi Cách trồng xen này, ngoài tácdụng xua đuổi hai loại rầy nói trên, còn giúp tăng độ che phủ cho đất, hạn chế được cỏdại Ngoài ra, cây ổi trồng xen, sau 8 tháng thì cho trái, nhà vườn có thể hái bán, lấy ngắnnuôi dài.

Trang 10

C KẾT LUẬN

Bệnh hại cây trồng có bệnh vi khuẩn hại cây ăn quả gây thiệt hại nghiêm trọng đến thu nhập của người dân Việt thông qua việc làm giảm năng suất chất lượng cây trồng Chi phí phòng trừ bệnh hại lại làm giảm hơn nửa thu nhập của nông dân

Chính vì vây mà chúng ta cần nhận thức, hiểu biết rõ về bệnh cây nông nghiệp Đặc biệt là bệnh vi khuẩn hại cây ăn quả Cần đưa ra những giải pháp mới để ngăn chặn bệnh hại cây trồng Cụ thể là để ngừa bệnh cho cây có múi (bệnh vàng lá gân xanh) thì người ta dùng kỹ thuật PRC, trồng xen ổi với cam, quýt,dùng chế phẩm sinh học Trico Mục đích chính là tăng năng suất, chất lượng các loại quả đến mức tối đa giúp hộ nông dân có thu nhập cao hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ngày đăng: 13/07/2024, 19:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w