1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Skkn “Sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở”.

31 50 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở
Tác giả Trần Thị Mỹ Hạnh
Trường học Trường THCS Mỹ Đình 2
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2023 - 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 3,85 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ (4)
    • 1. Lí do chọn đề tài (4)
    • 2. Mục đích nghiên cứu (4)
    • 3. Đối tượng nghiên cứu (5)
    • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu (5)
    • 5. Phương pháp nghiên cứu (5)
    • 6. Phạm vi nghiên cứu (6)
  • PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (7)
    • 1. Cơ sở lý luận (7)
      • 1.1. Về phần mềm Canva (7)
        • 1.1.1. Giới thiệu chung (7)
        • 1.1.2. Ưu thế của phầm mềm Canva so với các phần mềm thiết kế khác (8)
      • 1.2. Về Infographic (8)
        • 1.2.1. Khái niệm (8)
        • 1.2.2. Ưu thế khi sử dụng infographic trong dạy học lịch sử (8)
        • 1.2.3. Phân loại infographic (9)
      • 1.3. Một số lưu ý khi sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học lịch sử ở trường THCS (9)
      • 1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học lịch sử ở trường THCS (10)
    • 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu (10)
      • 2.1. Đặc điểm chung của học sinh trong môi trường nghiên cứu (10)
      • 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu (11)
        • 2.2.1. Thực trạng (11)
        • 2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng (13)
    • 3. Một số biện pháp sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học lịch sử ở trường THCS (13)
      • 3.1. Sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic đối với hoạt động khởi động (13)
      • 3.2. Sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic đối với hoạt động hình thành kiến thức mới (14)
      • 3.3. Sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic đối với hoạt động luyện tập, củng cố.12 3.4. Sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic đối với hoạt động kiểm tra đánh giá. .13 4. Hiệu quả của SKKN (15)
  • PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (18)
    • 1. Kết luận (18)
    • 2. Khuyến nghị (18)

Nội dung

Trong bối cảnh phải thích ứng với thời đại, giáo dục, đặc biệt là giáo dục lịch sử không chỉ nhằm cung cấp kiến thức mà còn phải tập trung phát huy được các năng lực của HS. Tuy nhiên, với lượng thông tin quá lớn yêu cầu HS cần ghi nhớ, vận dụng trong các môn học như hiện nay, rõ ràng việc cần có những phương tiện dạy học mới nhằm đơn giản hóa cách thức thể hiện thông tin để hỗ trợ đắc lực cho việc tiếp nhận của người học là một yêu cầu cấp thiết và infographic là một giải pháp hợp lý cho yêu cầu đó. Hơn nữa, hiện nay, nhiều PPDH dựa trên nền tảng CNTT đã được khai thác và ứng dụng có hiệu quả nhằm đảm bảo kiến thức và phát triển năng lực cho HS. Việc sử dụng infographic trong dạy học lịch sử là một giải pháp giúp HS học nhanh, nhớ lâu, tổng hợp kiến thức tốt và phát huy cá tính sáng tạo của mình, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH lịch sử theo hướng hiện đại, khơi dậy được hứng thú học tập, tư duy sáng tạo của HS. Mặc dù có nhiều ưu thế nổi trội trong việc truyền tải thông tin, có tiềm năng trong việc cải thiện hứng thú học tập của HS nhưng trên thực tế, nghiên cứu và ứng dụng infographic trong dạy học lịch sử vẫn còn là một vấn đề mới mẻ, chưa được khai thác hiệu quả. Xuất phát từ những vấn đề trên, việc sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic bước đầu tôi đã đạt được những kết quả nhất định. Với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm nhỏ của mình, tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm với nội dung: “Sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở”.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Cơ sở lý luận

Phần mềm thiết kế trực tuyến Canva ra mắt năm 2013 do Melanie Perkins sáng lập Công cụ hỗ trợ thiết kế đồ họa hình ảnh và video đơn giản cho người dùng không chuyên nghiệp, cung cấp nhiều mẫu có sẵn và bố cục cụ thể Người dùng dễ dàng lựa chọn mẫu phù hợp, chỉnh sửa theo mục đích sử dụng Canva cung cấp nhiều tính năng thiết kế, cho phép tạo đa dạng nội dung đồ họa đáp ứng nhu cầu người dùng, chẳng hạn như bài thuyết trình, áp phích, bài đăng Facebook, logo, sơ đồ tư duy, infographic

Hiện nay phần mềm Canva có 3 phiên bản:

- Canva miễn phí (Canva thường): là phiên bản dùng không tốn phí của Canva cho mọi người trải nghiệm dùng thử Người dùng sẽ được trải nghiệm đầy đủ mọi tính năng của Canva nhưng có phần hạn chế về các mẫu có sẵn hay đồ họa để thiết kế

- Canva Pro: là tài khoản tốt nhất mà Canva đem lại, phiên bản trả phí (119, 99 US$/ năm) không giới hạn trên mọi mặt trận miễn là bạn đang sử dụng trong Canva Tuy nhiên với điều kiện thực tế tại ngôi trường đang giảng dạy tôi chỉ dừng lại ở việc giới thiệu phiên bản Canva Pro trả phí

- Canva for Education (Canva cho giáo dục): gọi tắt là Canva Edu là tài khoản thiết kế online miễn phí nâng cấp hỗ trợ tối ưu cho GV, HS và sinh viên.

Chỉ cần bạn có tài khoản giáo dục có đuôi edu là tự động khi đăng kí bạn sẽ được nâng cấp dùng ngay phiên bản Canva Pro hoàn toàn không tốn phí Canva Edu cấp quyền sử dụng miễn phí tài khoản Canva Pro trong suốt thời gian học tập cho tới khi tài khoản gmail của bạn hết hạn

Cách đăng ký tài khoản Canva:

- Bước 1: Đầu tiên vào Canva và chọn Đăng ký (phía trên cùng bên trái trình duyệt)

- Bước 2: Có thể đăng ký tài khoản bằng 3 cách Nếu chọn đăng ký bằng

Facebook và Google, Canva sẽ tự động chuyển tới trang chủ với tài khoản đăng ký là tài khoản liên kết 2 ứng dụng này Nếu không muốn liên kết 2 tài khoản này, hãy chọn Đăng ký bằng email

- Bước 3: Nhập tên, email cùng mật khẩu đăng nhập (nên sử dụng chữ và số để nâng cao độ bảo mật cho tài khoản) Sau đó nhấn Enter hoặc nhấn Hoàn toàn miễn phí, hãy thử ngay để hoàn thành thủ tục đăng ký

- Bước 4: Sau khi hoàn thành xong thủ tục đăng ký, tải lại trang và chọn Đăng nhập

- Bước 5: Lúc này có thể dùng tài khoản vừa tạo để đăng nhập hoặc có thể liên kết với các tài khoản liên quan như: Google, Facebook, ID Apple để bắt đầu truy cập và sử dụng Canva

Lưu ý: Đối với việc đăng ký tài khoản Canva for Education (Canva cho giáo dục) chỉ cần có email đuôi edu Các bước còn lại giống với cách đăng ký tài khoản Canva thường

1.1.2 Ưu thế của phầm mềm Canva so với các phần mềm thiết kế khác

Hiện nay có rất nhiều phần mềm được dùng để thiết kế infographic như:

BeFunky, Visme, Google Charts, Piktochart… nhưng Canva vẫn là một phần mềm được sử dụng phổ biến bởi những lí do sau:

- Phần mềm có kho đồ họa phong phú, đa dạng, bao gồm cả ảnh tĩnh và ảnh động, tất cả những hình ảnh đều sắc nét, phối hợp với nhau một cách hài hòa Đặc biệt người dùng có thể tải ảnh trực tiếp trên phần mềm nhờ chức năng tích hợp của phần mềm với bên thứ ba

- Người dùng Canva không cần phải trả phí với tài khoản Canva thường, người hoạt động trong ngành giáo dục được sử dụng Cava Pro bằng phiên bản Canva for Education không mất phí Canva for Education có nhiều thiết kế đa dạng, phù hợp với GV, HS và áp dụng cho tất cả các môn học

- Canva không cần tải app xuống, có thể thực hiện trực tiếp trên web Canva Giao diện Canva dễ sử dụng, đặc biệt có những thiết kế theo từng loại như: thiết kế bài thuyết trình, thiết kế logo, thiết kế video, infographic… tất cả những sản phẩm sau khi thiết kế đều có thể tải xuống dễ dàng dưới các định dạng PNG, video MP4, …

- Các sản phẩm thao tác trên Canva được tạo ra nhanh chóng và đẹp mắt, phần mềm còn giúp người học thỏa sức sáng tạo với chức năng chỉnh sửa và tạo ra các mẫu thiết kế mới Người dùng có thể sử dụng mẫu sẵn, hoặc chèn/xóa bất cứ hình ảnh nào theo yêu cầu, tùy chỉnh font chữ, cỡ chữ, màu sắc, …

Đồ họa thông tin (infographic) đơn giản là thiết kế đồ họa thông tin, cụ thể là dạng biểu diễn các thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức phức tạp thông qua hình ảnh trực quan và sống động.

Infographic lịch sử được hiểu là các sản phẩm thiết kế bằng các phần mềm đồ họa, có chứa các nội dung lịch sử đã được tổng hợp, sắp xếp theo trật tự nhất định và thể hiện dưới dạng hình ảnh trực quan, sinh động.

1.2.2 Ưu thế khi sử dụng infographic trong dạy học lịch sử:

Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

2.1 Đặc điểm chung của học sinh trong môi trường nghiên cứu

Tại trường THCS mà tôi đang công tác, bên cạnh những HS có ý thức và tự giác học tập vẫn còn nhiều HS chưa được bố mẹ quan tâm đến việc học tập, phát triển toàn diện Đa số phụ huynh chỉ coi trọng học kiến thức mà chưa chú ý đến việc phát triển các kĩ năng, năng lực cho con Vì vậy, còn những học sinh chưa tốt nhiều kĩ năng như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề…

Nhiều HS với tâm lý tập trung học tốt các môn Toán, Văn, Anh cho nên môn Lịch sử cũng như những môn học khác đang chưa được các em chú ý. Đồng thời, có nhiều HS không thích thú với môn Lịch sử do quan niệm đây là môn học khó, khô khan, nhiều sự kiện Điều này đã ảnh đến chất lượng bộ môn.

Trước tình hình đó, vấn đề đặt ra là phải làm thế nào vừa làm cho HS yêu thích học bộ môn Lịch sử, vừa trang bị kiến thức cơ bản về môn học và góp phần tích cực vào rèn luyện kĩ năng và phát triển năng lực cho các em Vì vậy, tôi đã đi sâu nghiên cứu và thấy rằng việc sử dụng phần mềm Canva thiết kế infographic là một trong những biện pháp hiệu quả và cần thiết trong dạy học bộ môn nhằm đáp ứng các yêu cầu dạy học hiện nay

2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 2.2.1 Thực trạng Để có thể hiểu được thực tiễn của việc sử dụng phần mềm Canva thiết kế infographic trong dạy học lịch sử ở trường THCS hiện nay, tôi đã tiến hành trao đổi và khảo sát 10 GV trên địa bàn 5 trường và 80 HS ở trường mà tôi đang công tác theo mẫu đối với GV và HS (theo dõi phụ lục I) Từ những kết quả thu được, tôi tiến hành phân tích, nhận xét kết quả đạt được như sau:

Các giáo viên đều biết đến phần mềm Canva và infographic, đồng thời nhận thức đúng bản chất của infographic là truyền tải thông tin bằng hình ảnh.

Tuy nhiên, khi được hỏi về mức độ sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học Lịch sử: mức độ thường xuyên sử dụng chiếm tỉ lệ thấp chỉ có 20%, mức độ thỉnh thoảng với 30% và không bao giờ sử dụng chiếm đến 50% Như vậy, mặc dù đã biết đến phần mềm Canva và infographic nhưng việc sử dụng của GV vẫn chưa phổ biến.

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Bảng 2.1.1: Mức độ sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học Lịch sử ở trường THCS của GV

Tuy chưa thực sự được phổ biến, nhưng 100% số thầy cô tham gia khảo sát đều đã có nhận thức đúng về ưu thế nổi trội của việc sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học lịch sử: giúp HS có khả năng tổng hợp kiến thức tốt hơn; tăng tính hình ảnh trong dạy học lịch sử, tăng tư duy sáng tạo cho HS,… từ đó, giúp HS tăng hứng thú học tập bộ môn. Ưu thế của việc sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học lịch sử ở trường THCS

Giúp học sinh ghi nhớ kiến thức nhanh hơn 7 70 % Giúp học sinh có khả năng tổng hợp kiến thức tốt hơn 6 60 %

Tăng tính hình ảnh trong dạy học lịch sử 7 70%

Rèn các kĩ năng tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá 6 60%

Tăng tư duy sáng tạo cho học sinh 7 70%

Giúp học sinh tăng hứng thú học tập bộ môn 10 100%

Phát triển năng thực hành lịch sử và CNTT 8 80% Ý kiến khác (xin ghi rõ nếu có) 0 0 %

Bảng 2.1.2: Ý kiến của GV về ưu thế của việc sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học Lịch sử

Qua thăm dò thái độ, hứng thú của các em đối với môn Lịch sử: có 40% trong tổng số 80 HS yêu thích môn Lịch sử còn lại 60% các em không yêu thích;

Trao đổi, thu thập ý kiến của HS về sử dụng phần Canva để thiết kế infographic: có đến 65% HS chưa từng sử dụng, chỉ có 35% HS biết đến phần mềm này và sử dụng nó để thiết kế infographic.

Em có yêu thích môn Lịch sử không?

Nhận thức của HS về sử dụng Canva để thiết kế infographic Đã từng Chưa từng

Biểu đồ 2.1.3: Mức độ yêu thích của HS đối với môn Lịch sử Biểu đồ 2.1.4: Nhận thức của HS về sử dụng Canva để thiết kế infographic

Qua kết quả khảo sát cho thấy rất ít HS sử dụng phần mềm Canva và infographic, chủ yếu các em biết đến các công cụ như: Powerpoint, Mindmap, Phiếu học tập… Ý kiến khác Thẻ nhớ Infographic Mindmap Phiếu học tập Powerpoint

Mức độ sử dụng các công cụ

Biểu đồ 2.1.5: Mức độ sử dụng các công cụ trong học tập môn Lịch sử của HS

Như vậy, qua khảo sát có thể thấy những mong muốn của HS về biện pháp này đặt ra cho chúng ta thấy cần phải có những đổi mới về PPDH Lịch sử nhằm lấy lại giá trị thực sự của bộ môn Lịch sử ở trường và góp phần vào phát triển năng lực và phẩm chất cho HS.

2.2.2 Nguyên nhân của thực trạng Thứ nhất, mặc dù đã có những nhận thức nhất định về phần mềm Canva và infographic, tuy nhiên các GV đặc biệt là các GV lớn tuổi thường có những tâm lý ngại thay đổi, chậm thích ứng với những đổi mới nhất là sự kết hợp phương pháp mới với CNTT

Thứ hai, tài liệu tham khảo liên quan đến phần mềm Canva và infographic còn hạn chế khiến cho GV và HS chưa có hiểu biết đối với phần mềm này nên việc áp dụng chưa cao.

Thứ ba, trang thiết bị lạc hậu tại trường, học sinh chưa được trang bị đầy đủ các công cụ học tập hiện đại như điện thoại thông minh hay máy tính Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy nói chung và sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học lịch sử nói riêng.

Thứ tư, thời lượng chương trình dành cho môn Lịch sử không có nhiều.

Bên cạnh đó một số HS cũng cho rằng Lịch sử là môn học thuộc, đọc chép, chỉ cần ghi lại những gì thầy cô giảng, đọc sách giáo khoa để đối phó với các kì kiểm tra, thi cử là đủ nên có thái độ thờ ơ với những phương pháp dạy học mới.

Một số biện pháp sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học lịch sử ở trường THCS

3.1 Sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic đối với hoạt động khởi động

Hoạt động khởi động bài học thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực và phát triển năng lực cho người học

Ví dụ: Vận dụng dạy học nêu vấn đề trong phần khởi động khi dạy học bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt (Lịch sử 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống) Trước khi giới thiệu bài học, GV thông qua một trò chơi với infographic để HS nhớ được về đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta từ đó dẫn dắt vào bài mới.

Bước 1: GV đưa ra hình ảnh về infographic trống được thiết kế dưới dạng phiếu học tập, sau đó yêu cầu HS nhớ lại những kiến thức đã học, điền từ khóa chính cho mỗi phần được để dấu (…), hoàn thiện sản phẩm.

Bước 2: GV lựa chọn bài của 2 HS hoàn thành nhanh nhất để chữa, HS theo dõi và nhận xét.

Bước sang thời Bắc thuộc, người Việt đã làm mọi cách để bảo vệ những giá trị truyền thống của mình trước những chính sách cai trị hà khắc của các triều đại phong kiến phương Bắc Chính lòng yêu nước kiên cường, ý chí đấu tranh bất khuất và sự sáng tạo của người Việt đã giúp chúng ta bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa bản địa, tạo nên một nền văn hóa độc đáo và đặc sắc.

Bước 4: GV ghi nhận các câu trả lời của HS, sau đó tiến hành bài học,định hướng HS sử dụng kiến thức bài học để kiểm chứng các câu trả lời.

Hình 1 Infographic về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc

3.2 Sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic đối với hoạt động hình thành kiến thức mới

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh kiến thức đến với con người trong học tập là 1% qua vị giác, 2% qua xúc giác, 3% qua khứu giác, 10% qua thính giác và 85% qua thị giác Sử dụng infographic sẽ huy động tới 85% khả năng của thị giác HS trong học tập Do đó, việc thiết kế các infographic hỗ trợ HS chiếm lĩnh kiến thức mới có thể là một cách tác động trực quan, khiến học sinh tập trung và hứng thú hơn với nội dung bài học.

Ví dụ: Khi dạy học về nội dung cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077), thay vì hướng dẫn HS nghiên cứu tiến trình của một cuộc kháng chiến theo logic: hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm một cách thông thường, GV có thể sử dụng một infographic dạng tổng hợp để hướng dẫn HS khái quát những nét chính nhất về cuộc kháng chiến này như sau:

Hình 2 Infographic về kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077)

GV có thể định hướng HS ghi nhớ những nét cơ bản về cuộc kháng chiến này với hệ thống câu hỏi:

- Ai là người tiến hành cuộc chiến? Thời gian diễn cuộc chiến như thế nào? Kết quả?

- Những nghệ thuật quân sự tiêu biểu được sử dụng trong cuộc kháng chiến này là gì? Theo em, nghệ thuật nào là tiêu biểu nhất? Vì sao?

Điểm đặc biệt của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai so với cuộc kháng chiến lần thứ nhất và các cuộc kháng chiến khác nằm ở việc chủ động tấn công vào phòng tuyến địch, chủ động đánh chặn quân Tống từ xa và áp dụng lối đánh tập kích, phục kích, phá hoại hậu cần, cô lập địch Chiến lược này thể hiện tư duy quân sự sáng tạo, linh hoạt, tận dụng địa hình hiểm trở và phát huy truyền thống chiến đấu của dân tộc.

- Đánh giá vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến.

Nhìn vào infographic trên, HS ấn tượng và ghi nhớ kiến thức nhanh hơn qua hệ thống hình ảnh trực quan, sinh động và những cụm từ khóa ngắn gọn HS sẽ dễ dàng lượng hóa được những điểm quan trọng cần lưu ý về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai (1075 – 1077) và trả lời được các câu hỏi đơn giản về thời gian, người chỉ huy (của 2 bên), diễn biến chính, nghệ thuật quân sự đặc sắc,…

3.3 Sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic đối với hoạt động luyện tập, củng cố

Hoạt động củng cố kiến thức là hoạt động thường xuyên cần được tiến hành cuối mỗi bài học, yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó GV có thể đánh giá sơ bộ xem HS đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm được ở mức độ nào

Ví dụ: Thay vì yêu cầu học sinh lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển, giáo viên có thể giao nhiệm vụ thiết kế infographic Infographic này sẽ liệt kê các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945, đồng thời nêu ra một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn.

Hình 3 Infographic về quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ 1945 đến nay

Sản phẩm mà HS hoàn thành sẽ phản ánh nội dung kiến thức được thu nhận và sự sáng tạo của các em trong việc trình bày nội dung đó Toàn bộ những thông tin nói trên được cô đọng lại trong 1 trang infographic giúp HS tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả học tập bộ môn.

3.4 Sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic đối với hoạt động kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng nhưng cũng là khâu quan trọng nhất bởi lẽ nó không chỉ cho ta biết quá trình giáo dục có đạt được mục tiêu hay không mà còn cung cấp thông tin hữu ích để điều chỉnh toàn bộ các hoạt động, các khâu trước đó Sử dụng infographic trong kiểm tra là biện pháp hữu hiệu giảm bớt sự căng thẳng, nặng nề của HS khi đối diện với việc kiểm tra, đồng thời là một cách thức kiểm tra mới, có thể phát huy các năng lực tiềm ẩn của các em Thay đổi cách thức kiểm tra đánh giá với infographic có thể được tiến hành dưới dạng GV đưa ra hình ảnh trong infographic, yêu cầu HS điền các nội dung hiểu biết của mình về hình ảnh đó.

Ví dụ: Ở chương trình lịch sử 7 sau khi học xong chương II và chương III về nước Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ, GV có thể thiết kế một infographic trống để yêu cầu HS hoàn thiện như sau:

Hình 4 Infographic về thành tựu văn hóa thời Lý, Trần, Hồ (thế kỉ X – XV)

Kết quả làm việc của HS sẽ phản ánh hiệu quả hoạt động nhận thức của các em một cách nhanh chóng, đồng thời giúp HS có cái nhìn trực quan, chi tiết về những thành tựu văn hóa mà cha ông đã đạt được, từ đó hiểu một cách sâu sắc rằng những thành tựu đó đã góp phần xây dựng đặc trưng văn hóa dân tộc và đặt nền móng vững chãi cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc nói chung Trên cơ sở những nhận thức đó, HS sẽ cảm thấy tự hào về những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc, bồi dưỡng ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đó trong thời đại mới.

Ngày đăng: 18/07/2024, 20:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1.1: Mức độ sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học Lịch sử ở trường THCS của GV - Skkn “Sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở”.
Bảng 2.1.1 Mức độ sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học Lịch sử ở trường THCS của GV (Trang 11)
Bảng 2.1.2: Ý kiến của GV về ưu thế của việc sử dụng phần mềm Canva để  thiết kế infographic trong dạy học Lịch sử - Skkn “Sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở”.
Bảng 2.1.2 Ý kiến của GV về ưu thế của việc sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học Lịch sử (Trang 12)
Hình 1. Infographic về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc - Skkn “Sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở”.
Hình 1. Infographic về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc (Trang 14)
Hình 2. Infographic về kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077) - Skkn “Sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở”.
Hình 2. Infographic về kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077) (Trang 14)
Bảng thống kê các giai đoạn phát triển GV giao nhiệm vụ cho HS thiết kế một infographic như sau: liệt kê được các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945 và một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn. - Skkn “Sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở”.
Bảng th ống kê các giai đoạn phát triển GV giao nhiệm vụ cho HS thiết kế một infographic như sau: liệt kê được các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945 và một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn (Trang 15)
Hình 4. Infographic về thành tựu văn hóa thời Lý, Trần, Hồ (thế kỉ X – XV) - Skkn “Sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở”.
Hình 4. Infographic về thành tựu văn hóa thời Lý, Trần, Hồ (thế kỉ X – XV) (Trang 16)
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM - Skkn “Sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở”.
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM (Trang 17)
2. HÌNH THỨC 3 - Skkn “Sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở”.
2. HÌNH THỨC 3 (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w