Ứng dụng phần mềm Canva trong thiết kế infographic hỗ trợ dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở

MỤC LỤC

Một số biện pháp sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học lịch sử ở trường THCS

    Hoạt động khởi động bài học thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực và phát triển năng lực cho người học. Ví dụ: Vận dụng dạy học nêu vấn đề trong phần khởi động khi dạy học bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt (Lịch sử 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống). Trước khi giới thiệu bài học, GV thông qua một trò chơi với infographic để HS nhớ được về đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta từ đó dẫn dắt vào bài mới.

    Bước 1: GV đưa ra hình ảnh về infographic trống được thiết kế dưới dạng phiếu học tập, sau đó yêu cầu HS nhớ lại những kiến thức đã học, điền từ khóa chính cho mỗi phần được để dấu (…), hoàn thiện sản phẩm. Bước 3: Sau phần chơi, GV có cơ sở để kết nối kiến thức cũ với kiến thức mới và bắt đầu bài học: Đời sống vật chất và tinh thần thời kì Văn Lang, Âu Lạc đã in sâu vào tiềm thức của người Việt, tạo nên những giá trị văn hóa bản địa của dân tộc ta. Vậy trong thời kì Bắc thuộc, với những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc người Việt đã làm gì để bảo vệ những giá trị truyền thống của mình.

    Do đó, việc thiết kế các infographic hỗ trợ HS chiếm lĩnh kiến thức mới có thể là một cách tác động trực quan, khiến học sinh tập trung và hứng thú hơn với nội dung bài học. HS sẽ dễ dàng lượng hóa được những điểm quan trọng cần lưu ý về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai (1075 – 1077) và trả lời được các câu hỏi đơn giản về thời gian, người chỉ huy (của 2 bên), diễn biến chính, nghệ thuật quân sự đặc sắc,…. Hoạt động củng cố kiến thức là hoạt động thường xuyên cần được tiến hành cuối mỗi bài học, yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó GV có thể đánh giá sơ bộ xem HS đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm được ở mức độ nào.

    Ví dụ: Sau khi học xong bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa (Lịch sử 9) thay vì yêu cầu HS lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển GV giao nhiệm vụ cho HS thiết kế một infographic như sau: liệt kê được các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945 và một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn. Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng nhưng cũng là khâu quan trọng nhất bởi lẽ nó không chỉ cho ta biết quá trình giáo dục có đạt được mục tiêu hay không mà còn cung cấp thông tin hữu ích để điều chỉnh toàn bộ các hoạt động, các khâu trước đó. Sử dụng infographic trong kiểm tra là biện pháp hữu hiệu giảm bớt sự căng thẳng, nặng nề của HS khi đối diện với việc kiểm tra, đồng thời là một cách thức kiểm tra mới, có thể phát huy các năng lực tiềm ẩn của các em.

    Thay đổi cách thức kiểm tra đánh giá với infographic có thể được tiến hành dưới dạng GV đưa ra hình ảnh trong infographic, yêu cầu HS điền các nội dung hiểu biết của mình về hình ảnh đó. Infographic về thành tựu văn hóa thời Lý, Trần, Hồ (thế kỉ X – XV) Kết quả làm việc của HS sẽ phản ánh hiệu quả hoạt động nhận thức của các em một cách nhanh chóng, đồng thời giúp HS có cái nhìn trực quan, chi tiết về những thành tựu văn hóa mà cha ông đã đạt được, từ đó hiểu một cách sâu sắc rằng những thành tựu đó đã góp phần xây dựng đặc trưng văn hóa dân tộc và đặt nền móng vững chãi cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc nói chung. Trên cơ sở những nhận thức đó, HS sẽ cảm thấy tự hào về những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc, bồi dưỡng ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đó trong thời đại mới.

    Hình 1. Infographic về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc
    Hình 1. Infographic về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc

    Hiệu quả của SKKN

    Sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic đối với hoạt động kiểm tra đánh giá. Tỉ lệ GV thường xuyên sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học Lịch sử đã tăng so với trước (chiếm đến 60%). Cùng với đó tỉ lệ HS sử dụng infographic đã tăng lên (chiếm 60%) thậm chí HS còn tự thiết kế infographic để phục vụ việc học tập của mình.

    Vì vậy, giờ học Lịch sử đã trở nên hấp dẫn, thu hút với các em, số HS yêu thích môn Lịch sử đã tăng so với trước. Như vậy, có thể thấy rằng việc sử dụng phần mềm Canva để thiết kế infographic trong dạy học lịch sử đã phát huy được tính tích cực, tự giác, sáng tạo, hứng thú học tập của HS trong giờ học, tư duy, kĩ năng của các em được phát triển hơn. Điều đó, chứng tỏ tính khả thi của các biện pháp trong dạy học lịch.

    BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
    BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM