Kiếnthức của môn này là sự tiếp nối kiến thức của các môn học cơ sở củangành quản trị kinh doanh và kiến thức chuyên ngành du lịch, đãđược trang bị trước đó và trong tương lai.Mục tiêu c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH
KHOA: KINH TẾ QUẢN TRỊ
-
-MÔN: Quản trị kinh doanh khách sạn.
ĐỀ TÀI Những nhiệm vụ cơ bản trong quản trị kinh doanh khách sạn Nội dung cơ bản của những nhiệm vụ đó.
Giảng viên hướng dẫn : ThS NGUYỄN VĂN VĨNH Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG BẢO TRANG Lớp : K14DCKS02
MSSV : 2011110045
Số điện thoại liên lạc : 0857109448
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3A MỞ ĐẦU
1 Lời mở đầu
Quản trị kinh doanh trong khách sạn là một môn học cốt lỗi trong chuyên ngành “Quản trị khách sạn” Môn học đã trang bị những kỹ năng quản trị kinh doanh khách sạn trong tương lai Kiến thức của môn này là sự tiếp nối kiến thức của các môn học cơ sở của ngành quản trị kinh doanh và kiến thức chuyên ngành du lịch, đã được trang bị trước đó và trong tương lai
Mục tiêu của các cơ sở trong ngành khách sạn là đáp ứng đầy đủ nhất những nhu cầu đa dạng của khách hàng và thu được hiệu quả kinh tế xã hội cao Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi lãnh đạo, quản
lý và tập thể những người lao động trong cơ sở phải phối hợp hoạt động nhịp nhàng với đồng bộ theo những nhiệm vụ đặt ra
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn và yêu cầu của công tác đào tạo trường Đại họa Gia Định, đây là bài tiểu luận cuối kì của chúng
em với đề tài “Những nhiệm vụ cơ bản trong quản trị kinh doanh khách sạn Nội dung cơ bản của những nhiệm vụ đó”.
Trang 42 Phương pháp nghiên cứu học phần.
Học phần Quản trị kinh doanh khách sạn với tính chất đặc thù riêng đòi hỏi người học phải tiếp cận các vấn đề lý thuyết cơ bản thông qua việc nghe giảng trên lớp, kết họp với việc dọc giáo trình và các tài liệu tham khảo, các văn bản pháp quy của ngành và của Nhà nước có liên quan Trên cơ sờ đó, vận dụng vào việc so sánh, phân tích và lý giải các vấn đề của thực tế kinh doanh khách sạn ở Việt Nam và trên thế giới đang đặt ra Trong quá trình nghiên cứu và học tập học phần quản trị kinh doanh khách sạn người học được bổ sung kiến thức thực tế qua việc xem băng hình video, tham quan một số khách sạn tại địa phương Mục tiêu của học phần quản trị kinh doanh khách sạn là giúp người học có được các kỹ năng và phương pháp giải quyết các vấn đề thực tế phát sinh trong hoạt động kinh doanh của khách sạn
Học phần nhằm giúp sinh viên nhận thức tốt về hoạt động kinh doanh
khách sạn và rèn luyện các kỹ năng điều hành quản lý cho người học Thông qua các giờ thực hành, các buổi báo cáo ngoại khoá và
kỳ thực tập tốt nghiệp sẽ giúp bổ sung thêm kinh nghiệm thực tế cho sinh viên
Trang 53 Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn giảng viên Nguyễn Văn Vĩnh, đã giúp các bạn trong lớp cũng như là em đã có thêm được nhiều kiến thức về môn học Qua môn học, em có thể hiểu rõ hơn về mà ngành
em đã định hướng cho công việc ở tương lai Đây là bài tiểu luận đầu tiên về môn học, nên sẽ không tránh được nhiều thiếu sót, mong thầy
có những góp ý để em có thể rút kinh nghiệm và cũng như để hoàn thành tốt những bài tiểu luận trong những môn học tới
Em xin chân thành cảm ơn thầy!
Trang 6B NỘI DUNG
1 Khái niệm quản trị kinh doanh trong khách sạn
Từ "khách sạn" (hotel) có nguồn gốc từ tiếng Pháp Nó đến khách sạn người ta thường hiểu đó là cơ sở cho thuê ở trọ (lưu trú), nhưng không chỉ có khách sạn mới có dịch vụ lưu trú mà còn các cơ sở khác như: nhà trọ, nhà khách, nhà nghỉ, biệt thự, làng du lịch, bãi cắm trại, bungalows, đều có dịch vụ này Tập hợp những cơ sở cùng cung cấp cho khách du lịch và lưu trú gọi là ngành khách sạn
Quản trị kinh doanh khách sạn được xem là một trong những ngành
“công nghiệp không khói” rất giàu tiềm năng Cơ hội nghề nghiệp của ngành này trong tương lai là rất nhiều tương ứng với tiềm năng phát triển của ngành
Ngành Quản trị kinh doanh khách sạn là một ngành khá đặc thù vì
nó đòi hỏi sự năng động của người làm Ngành quản trị kinh doanh khách sạn bao gồm rất nhiều các công tác quản lý và điều hành liên quan như:
Chịu trách nhiệm phân công, đôn đốc cho các hướng dẫn viên
du lịch; nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết những phát sinh;
Quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý: Từ việc lập kế hoạch một cách cụ thể, khoa học cho từng bộ phận cho đến việc phân công, đôn đốc nhân viên thực hiện đúng kế hoạch;
Lập các báo cáo kết quả tài chính, báo cáo quản trị từ đó có các phương án điều chỉnh sao cho công việc đạt hiệu quả nhất
Đặt ra các quy định trong việc quản lý nhân sự, quản lý buồng phòng, bar, bếp…
Trang 72 Những nhiệm vụ cơ bản trong quản trị kinh doanh khách sạn.
2.1 Tổ chức nghiên cứu thị trường.
Dịch vụ là một trong những ngành trọng điểm của một số quốc gia trên Thế giới, được lấy làm ngành mũi nhọn, là kinh tế chính của một quốc gia như Xin- ga- po, Nhật Bản, Hàn Quốc,…việc ngành dịch vụ có những cạnh tranh khóc liệt là điều không thể nào không xảy ra, mà đặt biệt là ngành khách sạn Vậy làm sao thu hút được nguồn khách đến nghỉ tại khách sạn của mình với số lượng đông và ngày nghỉ dài, đó là một bài toán khó cho các quản lý điều cần thiết phải nghiên cứu được quan hệ cung - cầu của khách sạn trên bàn, các khả năng cạnh tranh thu hút nguồn khách, cơ cấu dịch vụ, giá cả Tất cả những vấn đề này là cơ sở để tổ chức hoạt động kinh doanh có hiệu quả
Ví dụ: Nghiên cứu ở đâu? Là một câu hỏi được đặt ra đầu tiên, chúng ta với tư cách của một nhà quản trị thì phải có tầm nhìn chiến lược, nghiên cứu thị trường nới có mức cầu cao, để có thể nghiên cứu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng Nếu bạn muốn mở khách sạn thì Vũng Tàu là nơi không làm bạn thất vọng thu hút nhiều lược khách du lịch không chỉ vào màu hè, mà có khách du lịch nước ngoài đến nghỉ dưỡng, nhu cầu đi chơi dài hạn càng cao dịch vụ ngủ nghỉ thì càng được phát triển tốt
2.2 Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Để thực hiện được những mục tiêu đặt ra, khách sạn xây dựng kế hoạch kinh doanh cho từng tháng, từng quý và cả năm nhằm tạo ra tính chủ động, sáng tạo cho từng bộ phận (bàn, buồng, ba, bếp, lễ tân, bảo dưỡng, bán hàng, tổ chức dịch vụ bổ sung ), sử dụng triệt
Trang 8để cơ sở vật chất - kỹ thuật, tiền vốn, hàng hóa, vật tư là lực lượng lao động hiện có để phục vụ khách hàng, nâng cao nguồn thu nhập
Ví dụ: Xây dựng kinh doanh khách sạn: bán các dịch vụ (hội nghị, hội thảo), trong các khách sạn hay resort các mô hình hội thảo hay hội nghị cũng là một cách bán dịch vụ tốt, có thể dịch vụ đi kèm
là tiệc party, buffet,…
2.3 Xây dựng cơ cấu “sản phẩm” hợp lý
Đây là một nhiệm vụ quản lý đặc biệt quan trọng trong khách sạn Trên cơ sở việc nghiên cứu thị trường, khách sạn phải tổ chức cung cấp cho khách một cơ cấu dịch vụ và hàng hóa hợp lý với chất lượng cao Điều này không những đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao, vì phần lớn các
"sản phẩm" của khách sạn có đặc điểm là thời điểm sản xuất gắn liền với thời điểm và nơi tiêu thụ Không thể "sản xuất" Xong để
lưu kho hoặc đem đi nơi khác tiêu thụ được
Ví dụ: Xây dựng cơ cấu "sản phẩm": dịch vụ buồng phòng, thức ăn, thức uống, spa, … khi khách đến đặt phòn ở thì chúng ta có thể tư vấn cho khách về các gói dịch vụ bên khách sạn, spa, làm đẹp, hoặc
là các gói ăn ở quầy trong khách sạn, đa dạng sản phẩm như có thể
có thêm buffet trong khách sạn kể khách không phải đi xa để ăn uống
2.4 Hoàn thiện các hình thức phục vụ khách hàng
Một trong những yêu cầu cơ bản của nhiệm vụ này là phải đạt được ba yếu tố cần thiết trong quá trình phục vụ khách: phục vụ đầy
đủ, nhanh chóng với chất lượng phục vụ cao Ba yếu tố này quyết định đến việc đáp ứng hoặc không đáp ứng nhu cầu của khách, đồng thới dẫn đến việc gia tăng hoặc giảm số lượng khách tới khách sạn Hoàn thiện các hình thức phục vụ không chỉ được thực hiện thông
Trang 9qua biện pháp cải tiến tổ chức mà còn thông qua việc ứng dụng vào các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào quá trình phục vụ
Ví dụ: khi bạn đến một nhà hàng hay khách sạn, một nhân viên
mà các cung cách phụ vụ tốt, nhanh nhẹn, tự giác thì sẽ được nhiều thiện cảm cho khách hàng, mà để có được những thứ đó thì cần phải
có sự chuẩn bị trước, rèn luyện, có nhiều các lớp khóa đào tạo chuyên nghiệp để có thể làm được tốt
2.5 Kiểm tra chất lượng các dịch vụ và hàng hóa trước khi cung cấp cho khách
Chất lượng dịch vụ và hàng hóa của khách sạn bán cho khách không những quyết định tới danh tiếng và uy tín của khách sạn mà còn quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở Chỉ một
sơ suất nhỏ trong khâu chất lượng nhưng thái độ của nhân viên đối với khách hàng, hoặc về vấn đề vệ sinh Sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và việc tiêu thụ dịch vụ hàng hóa của khách
Ví dụ: để không sảy ra những rủi ro hay sai sót về những món ăn
mà nhà hàng cung cấp thì cần có những cái chứng minh sản phẩm của cơ sở kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm chứng sản phẩm trước khi đem ra tiêu thụ bày bán,…
2.6 Bồi dưỡng trình độ cho cán bộ nhân viên trong khách sạn
Bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ cho cán
bộ, công nhân viên trong khách sạn là việc làm hết sức cần thiết Nhu cầu của khách càng cao thì việc áp dụng vào các thành tựu khoa học kỹ thuật thì càng phải nhiều
Việc thường xuyên bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ, chuyên môn
và ngoại ngữ cho cán bộ, công nhân viên là điều rất cần thiết cho khách quan Các nhà kinh doanh khách sạn đã khẳng định kinh doanh khách sạn là một chu kỳ không bao giờ chấm dứt của quá
Trang 10Chính vì vậy khách sạn thường xuyên tổ chức các hình thức bồi dưỡng thông qua việc tổ chức các lớp kèm cặp, gửi đi học học cung cấp sách nghiệp vụ chuyên môn
Ví dụ: cần có nhiều lớp học tập về nghiệp vụ nhà hàng trong nhà hàng, hoặc buồn phòng trong khách sạn, trao dồi học hỏi với nhau, động viên giúp đỡ nhau, hoặc có thể áp dụng “cầm tay học việc”, có nhiều sách đào tạo nhân viên lao động
2.7 Tổ chức, bố trí hợp lý nguồn nhân lực khách sạn
Một trong những đặc điểm của khách sạn lực lượng lao động đông với những nghiệp vụ đa dạng Do đó, tổ chức lao động một cách tối ưu và khoa học là yếu tố quyết định tới việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng phục vụ khách và hiệu quả của quá trình kinh doanh
Ví dụ: phân chia công việc cho các nhân viên một cách hợp lý, đúng người đúng việc, đúng chuyên ngành, có tổ chức không thể dùng một người đang làm bộ phận kế toán mà thay vao lễ tân hoặc quan hệ khách hàng hoặc vào buồng phòng, tranh thủ tuyển nhân viên, dùng để đào tạo,
2.8 Quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh của khách sạn
Cũng như giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động của khách sạn, của từng bộ phận là nhiệm vụ thường xuyên của nhà quản lý
Ví dụ: nhà quản trị phải có những biện pháp phương án để có thể thường xuyên tham gia vào công tác quản lý cơ sở kinh doanh của mình một cách hiệu quả Điển hình là vụ cháy quán karaoke ở Bình Dương, chưa ctrang bị kỹ càng cũng như chư trang bị kỹ năng ứng biến với tình huống cho nhân viên
2.9 Tổ chức công tác hành chính, lưu trữ thông tin, dữ liệu
Những nhiệm vụ này cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý
và điều hành các hoạt động kinh doanh của khách sạn Nếu chị có
Trang 11sai sót nhỏ sẽ gây ra những khó khăn, phức tạp trong việc chỉ đạo các hoạt động cụ thể
Ví dụ: việc bảo vệ mạng là đề rất cần trong khi hacker đang có nguy cơ đoe dọa đến mạng cũng như thông tin quan trọng của công
ty và thông tin cá nhân của nhân việc, duy trì bảo mật
3 Liên hệ bản thân
Với mong muốn là một nhà quản trị khách sạn trong tương lai, thì chính nhiệm vụ trên là những yếu tố cần và đủ để trở thành một nhà lãnh đạo tốt, có thể biết thêm nhiều kiến thức về định hướng mà chúng ta đang theo đuổi, có thể hình dung rõ hơn về ngành nghề xác định được những mục tiêu trước mắt và những gì cần đạt được, cần phải có chiến lược cho tương lai để có thể hoàn thành mục đích của bản thân một cách sớm nhất Đúc kết các kiến thức từ môn học để
có thể từ ghiền giũa bản thân trở thành một viên ngọc sáng là một phiên bản chính của bản thân mình
Trang 12C TỒNG KẾT
Với đề tài thảo luận trên, đã cho ta thấy mặt cần thiết về những nhiệm vụ của quản trị kinh doanh khách sạn Và đó cũng chính là tiền đề yếu tố khách quan để tổ chức của các hoạt động kinh doanh, xây dựng và sử dụng tối ưu các nguồn đầu tư nâng cấp cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật và cũng như nguồn lao động chất lượng nhằm thu lại được hiệu quả kinh tế cao
Ngoài ra mua hộp để cung cấp cho ta hiểu thêm nhiều về kiến thức của quản trị kinh doanh trong khách sạn, là những hành trang của chúng ta cần có trong tương lai, đó là những bài học quý giá của những người đi trước để lại cho những thế hệ sau tiếp nối những cái
tư tưởng và kế thừa phát huy một cách tốt nhất
Trang 13D TÀI LIỆU THAM KHẢO
ent/606/giao-trinh-quan-tri-kinh-doanh-khach-san-nxb-dai-hoc-quoc-gia-phan-1-3409.pdf
https://tailieutuoi.com/tai-lieu/giao-trinh-quan-tri-kinh-doanh-khach-san-phan-1
https://vieclamvui.com/viec-lam-nha-hang-khach- san/giao-trinh-quan-tri-kinh-doanh-khach-san-2378.html