Trang 3 5.1.2.2 Lập biểu đồ UC tổng quát Từ phân tích trên, có thể nhận ra các UC chính liên quan đến tác nhân Khách hàng gồm: Đăng ký, Tìm hàng, Đăng nhập và Lập đơn hàng; tác nhân NV
Trang 1PHẦN 2 THỰC HÀNH XÂY DỰNG ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 2CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ BÁN
HÀNG ONLINE
5.1 Phân tích các yêu cầu nghiệp vụ
Từ chương này đến chương 8 sẽ trình bày đầy đủ việc xây dựng ứng dụng quản lý bán hàng online như một dự án nhỏ, qua đó giúp sinh viên thuận tiện hơn khi làm các bài tập lớn hoặc khi tiếp cận các dự án triển khai trong thực tế
Các nội dung về phát biểu bài toán và mô hình hóa quy trình nghiệp vụ, đề xuất giải pháp phát triển ứng dụng đã trình bày trong chương 4 nên không trình bày lại trong phần này nữa mà chỉ tập trung vào các nội dung phân tích, thiết kế và xây dựng phần
5.1.1.2 Mô hình hóa môi trường hệ thống
Hình 5.1: Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống
5.1.2 Xác định các yêu cầu nghiệp vụ chính và lập biểu đồ UC tổng quát
5.1.2.1 Xác định các yêu cầu nghiệp vụ chính
a) Đối với khách hàng:
Tìm hàng hóa có trên hệ thống
Đăng ký là khách hàng của doanh nghiệp
Lập đơn hàng để đặt mua hàng
b) Đối với nhân viên bán hàng (viết tắt là NV bán hàng):
Cập nhật hàng hóa (Loại hàng, Tên hàng, nhập thêm hàng, sửa thông tin về hàng hóa)
Tìm các đơn hàng (đang xử lý, đã xong) trên hệ thống
Xử lý đơn hàng: Xác nhận khách hàng, Ghi nhận trạng thái đơn hàng (đang thực hiện, đã xong); Hủy đơn hàng khi không xác nhận được khách hàng, hoặc không giao được hàng (thiết lập trạng thái của đơn hàng là Hủy)
Thống kê doanh thu bán hàng
Thêm nhân viên
Đăng nhập trước khi thực hiện các công việc trên hệ thống
Trang 35.1.2.2 Lập biểu đồ UC tổng quát
Từ phân tích trên, có thể nhận ra các UC chính liên quan đến tác nhân Khách hàng gồm: Đăng ký, Tìm hàng, Đăng nhập và Lập đơn hàng; tác nhân NV bán hàng gồm: Đăng nhập, Tìm đơn hàng, Xử lý đơn hàng, Cập nhật hàng hóa, Thêm nhân viên và Thống kê
Tuy nhiên, để có thể Đặt mua hàng hay Cập nhật thông tin hàng hóa đòi hỏi cần phải tìm được hàng hóa, do vậy cần có UC Tìm hàng Tương tự cho UC Xử lý đơn hàng cũng cần có UC Tìm đơn hàng Quan hệ giữa các UC trên sẽ là <<Include>>
Ta lập biểu đồ UC tổng quát như sau:
Hình 5.2: Biểu đồ UC tổng quát
5.1.3 Phân tích và xây dựng kịch bản của các UC
5.1.3.1 UC Đăng ký khách hàng mới
Mô tả chung Để thực hiện việc mua hàng trên hệ thống thì khách hàng cần phải
có tài khoản khách hàng khi Lập đơn hàng, đồng thời cũng giúp cho doanh nghiệp quản lý và chăm sóc khách hàng
Tiền điều kiện HT đã được khởi động và ở trạng thái sẵn sàng
Trang 4Điều kiện bảo
đảm thành công
Tác nhân nhập thông tin đăng ký đầy đủ và đúng theo yêu cầu
Kích hoạt Tác nhân chọn chức năng Đăng ký
Hành động của tác nhân Phản ứng của Hệ thống Chuỗi sự kiện
chính
1 Chọn chức năng Đăng ký
3 Nhập thông tin đăng nhập
4 Click OK để gửi thông tin đă nhập tới hệ thống
2 Hiển thị giao diện Đăng ký
5 Kiểm tra thông tin đăng ký, tạo Mã khách hàng và lưu thông tin khách hàng mới vào CSDL khách hàng
6 Gửi cho khách hàng Mã khách hàng
Hành động của tác nhân Phản ứng của Hệ thống Ngoại lệ 1 Nhập thông tin sai 2 Kiểm tra thông tin nhập và
thông báo lỗi, yêu cầu nhập lại
Mục đích Đảm bảo xác thực người sử dụng và các yêu cầu về bảo mật của hệ thống
Tác nhân Nhân viên bán hàng; Khách hàng
Mô tả chung Để thực hiện các công việc nghiệp vụ trên hệ thống thì Nhân viên bán
hàng phải đăng nhập vào hệ thống
Tiền điều kiện HT đã được khởi động và ở trạng thái sẵn sàng
Điều kiện bảo
đảm thành công
Tác nhân nhập thông tin đăng nhập đúng
Trang 5Kích hoạt Tác nhân chọn chức năng Đăng nhập
Hành động của tác nhân Phản ứng của Hệ thống Chuỗi sự kiện
chính
1 Chọn chức năng Đăng nhập
3 Nhập thông tin đăng nhập
4 Click OK để gửi thông tin đă nhập tới hệ thống
2 Hiển thị giao diện Đăng nhập
5 Kiểm tra thông tin đăng nhập và so khớp với thông tin trong CSDL
Mô tả chung Khách hàng thực hiện chức năng Tìm hàng và điền thông tin hàng
hóa cần xem Hệ thống sẽ tìm hàng hóa trong CSDL và hiển thị kết quả lên màn hình
Tiền điều kiện Khách hàng đã chọn chức năng Tìm hàng
Điều kiện bảo
đảm thành công
Tác nhân đã nhập đầy đủ thông tin về hàng hóa cần tìm trên giao diện Tìm hàng
Kích hoạt Tác nhân chọn chức năng Tìm hàng
Hành động của tác nhân Phản ứng của Hệ thống
Trang 66 Hiển thị kết quả tìm kiếm
Hành động của tác nhân Phản ứng của Hệ thống Ngoại lệ 1 Nhập thông tin về hàng hóa
5 Thông báo không tìm thấy
<<Include>> với UC Tìm hàng như đã phân tích trong Biểu đồ UC tổng quát nêu trên
Biểu đồ UC như sau:
Hình 5.6: Biểu đồ UC Lập đơn hàng
b) Xây dựng kịch bản
Tên UC Lập đơn hàng
Mục đích Lập đơn hàng cho khách hàng đặt mua hàng hóa trên hệ thống
Tác nhân Khách hàng
Mô tả chung Khách hàng chọn chức năng Lập đơn hàng để nhập thông tin về
hàng hóa chọn mua Hệ thống sẽ kiểm tra và lưu đơn hàng vào CSDL
Trang 7Tiền điều kiện Khách hàng đã Đăng nhập tài khoản trên hệ thống và chọn chức
Kích hoạt Tác nhân chọn chức năng Lập đơn hàng
Hành động của tác nhân Phản ứng của Hệ thống Chuỗi sự kiện
chính
1 Chọn chức năng Lập đơn hàng
3 Thêm (hoặc sửa, xóa) các hàng cần mua trên giao diện Lập đơn hàng, sau đó Click Đặt mua để gửi đơn hàng vào hệ thống
2 Hiển thị giao diện Lập đơn hàng
4 Kiểm tra các thông tin, sau đó lưu đơn hàng vào CSDL
Hành động của tác nhân Phản ứng của Hệ thống Ngoại lệ 1 Nhập thông tin về hàng hóa không
đầy đủ
2 Kiểm tra các thông tin nhập vào và thông báo lỗi, yêu cầu nhập lại
số lượng hàng tương ứng trên hệ thống Ngược lại, nếu không xác nhận được đơn hàng (tức là đơn hàng giả mạo) thì nhân viên bán hàng thực hiện việc Hủy đơn hàng bằng cách xóa Đơn hàng trên hệ thống
Nếu là đơn hàng đang xử lý và bộ phận giao hàng thông báo đã hoàn thành, thì nhân viên bán hàng xác nhận trạng thái đơn hàng “Đã xong” Trường hợp bộ phận giao hàng thông báo không giao được hàng thì nhân viên bán hàng thực hiện Hủy đơn hàng bằng cách bằng cách xóa Đơn hàng trên hệ thống và tự động nhập lại số lượng hàng tương ứng trên hệ thống
Như vậy, UC Xử lý đơn hàng được phân rã thành các UC: Cập nhật trạng thái đơn hàng (trong các trường hợp xác nhận được đơn hàng và giao được hàng) và Hủy đơn hàng (trong các trường hợp không xác nhận được đơn hàng và không giao được hàng); đồng thời Nhân viên bán hàng thực hiện việc xuất hàng hoặc nhập hàng Các UC này có quan hệ <<Include>> với UC Tìm đơn hàng như đã phân tích trong Biểu đồ UC tổng quát nêu trên
Trang 8Quan hệ giữa UC Xử lý đơn hàng với UC Đăng nhập là <<Include>> do trước khi làm việc với hệ thống, Nhân viên bán hàng phải thực hiện Đăng nhập
Các trạng thái Đơn hàng gồm: “Đang xử lý”, “Đã xong”
Biểu đồ phân rã UC Xử lý đơn hàng như sau:
Hình 5.7: Biểu đồ phân rã UC Xử lý đơn hàng
b) Xây dựng kịbản UC Tìm đơn hàng
Tương tự UC Tìm hàng
c) Xây dựng kịch bản UC Cập nhật trạng thái đơn hàng
Tên UC Cập nhật trạng thái đơn hàng
Mục đích Xác định trạng thái đơn hàng để theo dõi quá trình bán hàng trên
hệ thống
Tác nhân Nhân viên bán hàng
Mô tả chung Nhân viên bán hàng chọn chức năng Cập nhật trạng thái đơn hàng
để cập nhật thông tin về bán hàng của đơn hàng đó Đơn hàng có thể ở một trong 2 trạng thái: “Đang xử lý” hoặc “Đã xong”
Tiền điều kiện Khách hàng đã đăng nhập vào hệ thống và và chọn chức năng Cập
nhật trạng thái đơn hàng
Điều kiện bảo
đảm thành công
Khách hàng đã nhập đúng trạng thái của đơn hàng
Kích hoạt Tác nhân chọn chức năng Cập nhật trạng thái đơn hàng
Hành động của tác nhân Phản ứng của Hệ thống Chuỗi sự kiện
chính
1 Chọn chức năng Cập nhật trạng thái đơn hàng
Trang 95 Nhập trạng thái đơn Click
d) Xây dựng kịch bản UC Hủy đơn hàng
Tên UC Hủy đơn hàng
Mục đích Hủy đơn hàng không thực hiện (xóa đơn hàng trong hệ thống)
Tác nhân Nhân viên bán hàng
Mô tả chung Nhân viên bán hàng chọn chức năng Hủy đơn hàng để xóa khỏi
3 Nhập Mã đơn hàng
5 Click OK để xác nhận
2 Hiển thị yêu cầu nhập Mã đơn hàng cần hủy
4 Hiển thị giao diện Hủy đơn hàng
6 Xóa Đơn hàng trong hệ thống, đồng thời tự động nhập lại số lượng hàng tương ứng trên hệ thống
Trang 105.1.3.6 UC Cập nhật hàng hóa
a) Xây dựng UC
Từ mô tả nghiệp vụ cập nhật hàng hóa của nhân viên bán hàng cho ta thấy, Nhân viên bán hàng phải thực hiện việc Nhập hàng vào hệ thống để quản lý khi có hàng mới được nhập về và Sửa thông tin hàng hóa khi có sai sót thông tin của các hàng hóa đã cập nhật vào hệ thống
Như vậy, UC Cập nhật hàng hóa được phân rã thành UC Nhập hàng và UC Sửa thông tin hàng
Quan hệ giữa 3 UC này với UC Cập nhật hàng hóa là <<Extend>>; đồng thời cũng
có quan hệ <<Include>> với UC Tìm hàng như đã phân tích trong Biểu đồ UC tổng quát nêu trên
Quan hệ giữa UC Cập nhật hàng hóa với UC Đăng nhập là <<Include>> do trước khi làm việc với hệ thống, Nhân viên bán hàng phải thực hiện Đăng nhập
Biểu đồ phân rã UC Cập nhật hàng hóa như sau:
Hình 5.8: Biểu đồ phân rã UC Cập nhật hàng hóa
b) Xây dựng kịch bản UC Nhập hàng
Tên UC Nhập hàng
Mục đích Nhập hàng vào hệ thống khi có hàng mới nhập về để kinh
doanh
Tác nhân Nhân viên bán hàng
Mô tả chung Nhân viên bán hàng chọn chức năng Nhập hàng để nhập dữ liệu
vào hệ thống phục vụ công tác quản lý và kinh doanh
Tiền điều kiện Nhân viên bán hàng đã Đăng nhập thành công vào hệ thống và
chọn được chức năng Cập nhật hàng hóa
Điều kiện bảo
đảm thành công
Nhân viên bán hàng đã nhập đầy đủ thông tin về hàng hóa trên giao diện Nhập hàng
Kích hoạt Nhân viên bán hàng chọn chức năng Nhập hàng
Hành động của tác nhân Phản ứng của Hệ thống
Trang 11Chuỗi sự kiện
chính
1 Chọn chức năng Nhập hàng
3 Nhập thông tin về hàng hóa trên giao diện Nhập hàng (Mã hàng hóa, số lượng)
2 Hiển thị giao diện Nhập hàng
4 Kiểm tra các thông tin nhập vào, sau đó tăng số lượng hàng tương ứng trong hệ thống
Hành động của tác nhân Phản ứng của Hệ thống Ngoại lệ 1 Nhập thông tin về mặt
hàng mới không đầy đủ
2 Kiểm tra các thông tin nhập vào và thông báo lỗi, yêu cầu nhập lại
Mức độ sử dụng Thường xuyên
c) Xây dựng kịch bản UC Sửa thông tin hàng
Tên UC Sửa thông tin hàng
Mục đích Sửa các thông tin về hàng hóa có trong hệ thống
Tác nhân Nhân viên bán hàng
Mô tả chung Nhân viên bán hàng chọn chức năng Sửa thông tin hàng để nhập
dữ liệu
Tiền điều kiện Nhân viên bán hàng đã Đăng nhập thành công vào hệ thống và
chọn được chức năng Sửa thông tin hàng
Điều kiện bảo
đảm thành công
Nhân viên bán hàng đã chọn được mặt hàng cần sửa trong CSDL
Kích hoạt Nhân viên bán hàng chọn chức năng Sửa thông tin hàng
Hành động của tác nhân Phản ứng của Hệ thống Chuỗi sự kiện
chính
1 Chọn chức năng Sửa thông tin hàng
3 Nhập Mã mặt hàng
5 Nhập các thông tin cần sửa
2 Hiển thị yêu cầu nhập Mã hàng hóa
4 Hiển thị thông tin của hàng hóa giao diện Sửa thông tin hàng
6 Kiểm tra các thông tin đã nhập, sau đó lưu vào hệ thống
Hành động của tác nhân Phản ứng của Hệ thống Ngoại lệ 1 Nhập sai Mã mặt hàng 2 Kiểm tra và thông báo lỗi, yêu
cầu nhập lại
Mức độ sử dụng Thường xuyên
Trang 12Biểu đồ UC Thống kê như sau:
Hình 5.9: Biểu đồ phân rã UC Thống kê
b) Xây dựng kịch bản UC Thống kê
Tên UC Thống kê
Mục đích Thống kê doanh thu bán hàng phục vụ công tác quản lý kinh
doanh của doanh nghiệp
Tác nhân Nhân viên bán hàng
Mô tả chung Nhân viên bán hàng chọn chức năng Thống kê, sau đó nhập
khoảng thời gian cần thống kê (từ ngày đến ngày)
Tiền điều kiện Nhân viên bán hàng đã Đăng nhập thành công vào hệ thống và
chọn được chức năng Thống kê
Điều kiện bảo
đảm thành công
Nhân viên bán hàng đã nhập đầy đủ thông tin về khoảng thời gian cần thống kê trên giao diện Thống kê doanh thu
Kích hoạt Nhân viên bán hàng chọn chức năng Thống kê
Hành động của tác nhân Phản ứng của Hệ thống Chuỗi sự kiện
chính
1 Chọn chức năng Thống kê
3 Nhập khoảng thời gian cần thống kê rồi Click OK để xác nhận
2 Hiển thị giao diện TK doanh thu
4 Kiểm tra các thông tin đã nhập, sau đó thực hiện thống kê doanh thu bán hàng trong khoảng thời gian đã nhập vào
Trang 135 Hiển thị kết quả lên màn hình hoặc cho phép in thành báo cáo
Hành động của tác nhân Phản ứng của Hệ thống Ngoại lệ 1 Nhập khoảng thời gian cần
5.1.43.2 Xây dựng biểu đồ lớp phân tích
Dựa trên bản mô tả yêu cầu hệ thống, ta xác định một số thuộc tính của các lớp đối tượng cũng như mối quan hệ giữa các lớp đối tượng như biểu đồ sau; trong đó lớp đối tượng Đơn hàng có quan hệ với cả 3 lớp đối tượng còn lại, vì đối tượng đơn hàng thuộc một dối tượng khách hàng, mua một số hàng hóa nhất định và do một Nhân viên bán hàng xử lý đơn hàng
Hình 5.10: Biểu đồ lớp phân tích của hệ thống
5.1.5 Phân tích sự tương tác giữa các đối tượng tham gia một UC
5.1.5.1 Phân tích sự tương tác giữa các đối tượng tham gia UC Đăng ký
a) Xác định các đối tượng và sự tương tác giữa các đối tượng
Trang 14Từ kịch bản của UC Đăng ký, ta nhận thấy các đối tượng tham gia có tác nhân Khách hàng, khi đăng ký tài khoản thì thông tin được lưu vào CSDL khách hàng Vậy có 2 đối tượng thực thể là tác nhân Khách hàng (<<Actor>> Khách hàng) và CSDL khách hàng (<<Entity>> Khách hàng); ngoài ra còn có lớp đối tượng giao diện Đăng ký (<<Interface>> Đăng ký) và
có lớp đối tượng kiểm soát Đăng ký (<<Control>> Đăng ký)
b) Mô hình hóa sự tương tác
Từ kết quả xác định các đối tượng nêu trên và các chuỗi sự kiện trong kịch bản, ta lập Biểu đồ trình tự thể hiện sự tương tác của các lớp đối tượng như sau:
Hình 5.11: Biểu đồ tuần tự UC Đăng ký
5.1.5.2 Phân tích sự tương tác giữa các đối tượng tham gia UC Đăng nhập
a) Xác định các đối tượng và sự tương tác giữa các đối tượng
Từ kịch bản của UC Đăng nhập, ta nhận thấy các đối tượng tham gia có tác nhân Nhân viên bán hàng (hoặc Khách hàng) Khi đăng nhập vào hệ thống thì thông tin đăng nhập phải được kiểm tra, so khớp với thông tin trong CSDL Nhân viên bán hàng (hoặc CSDL Khách hàng) Vậy có 2 đối tượng thực thể là tác nhân Nhân viên bán hàng (<<Actor>> NV bán hàng) và CSDL Nhân viên bán hàng (<<Entity>> NV bán hàng); ngoài ra còn có lớp đối tượng giao diện Đăng nhập (<<Interface>> Đăng nhập) và có lớp đối tượng kiểm soát Đăng nhập (<<Control>> Đăng nhập)
b) Mô hình hóa sự tương tác
Từ kết quả xác định các đối tượng nêu trên và các chuỗi sự kiện trong kịch bản, ta lập Biểu đồ trình tự thể hiện sự tương tác của các lớp đối tượng như sau:
Trang 15Hình 5.12: Biểu đồ tuần tự UC Đăng nhập
5.1.5.3 Phân tích sự tương tác giữa các đối tượng tham gia UC Tìm hàng
a) Xác định các đối tượng và sự tương tác giữa các đối tượng
Từ kịch bản của UC Tìm hàng, ta nhận thấy các đối tượng tham gia có tác nhân Khách hàng, khi muốn tìm hàng hóa thì cần truy cập vào CSDL hàng hóa Vậy có 2 đối tượng thực thể là tác nhân Khách hàng (<<Actor>> Khách hàng) và CSDL hàng hóa (<<Entity>> Hàng hóa); ngoài ra còn có lớp đối tượng giao diện Tìm hàng (<<Interface>> Tìm hàng) và có lớp đối tượng kiểm soát hàng hóa (<<Control>> Tìm hàng)
b) Mô hình hóa sự tương tác
Từ kết quả xác định các đối tượng nêu trên và các chuỗi sự kiện trong kịch bản, ta lập Biểu đồ trình tự thể hiện sự tương tác của các lớp đối tượng như sau:
Trang 16Hình 5.13: Biểu đồ tuần tự UC Tìm hàng
5.1.5.4 Phân tích sự tương tác giữa các đối tượng tham gia UC Lập đơn hàng
a) Xác định các đối tượng và sự tương tác giữa các đối tượng
Từ kịch bản của UC Lập đơn hàng, ta nhận thấy các đối tượng tham gia có tác nhân Khách hàng, khi muốn đặt mua hàng thì phải Lập đơn hàng, rồi chọn hàng cần mua có trong CSDL hàng hóa điền vào đơn hàng Vậy có 3 đối tượng thực thể là tác nhân Khách hàng (<<Actor>> Khách hàng), CSDL đơn hàng (<<Entity>> Đơn hàng)
và CSDL hàng hóa (<<Entity>> Hàng hóa); ngoài ra còn có lớp đối tượng giao diện Lập đơn hàng (<<Interface>> Lập đơn hàng) và có lớp đối tượng kiểm soát lập đơn hàng (<<Control>> Lập đơn hàng)
b) Mô hình hóa sự tương tác
Từ kết quả xác định các đối tượng nêu trên và các chuỗi sự kiện trong kịch bản, ta lập Biểu đồ trình tự thể hiện sự tương tác của các lớp đối tượng như sau:
Trang 17Hình 5.14: Biểu đồ tuần tự UC Lập đơn hàng
5.1.5.5 Phân tích sự tương tác giữa các đối tượng tham gia UC Cập nhật trạng thái đơn hàng
a) Xác định các đối tượng và sự tương tác giữa các đối tượng
Từ kịch bản của UC Cập nhật trạng thái đơn hàng, ta nhận thấy các đối tượng tham gia có tác nhân Nhân viên bán hàng, khi muốn cập nhật trạng thái đơn hàng (Đang xử
lý hay Đã xong) thì phải chọn chức năng Cập nhật trạng thái đơn hàng, rồi cập nhật trạng thái của đơn hàng và lưu vào CSDL đơn hàng Vậy có 2 đối tượng thực thể là tác nhân Nhân viên bán hàng (<<Actor>> NV bán hàng), CSDL đơn hàng (<<Entity>> Đơn hàng); ngoài ra còn có lớp đối tượng giao diện Cập nhật trạng thái đơn hàng (<<Interface>> Cập nhật trạng thái đơn hàng) và có lớp đối tượng kiểm soát trạng thái đơn hàng (<<Control>> Trạng thái đơn hàng)
b) Mô hình hóa sự tương tác
Từ kết quả xác định các đối tượng nêu trên và các chuỗi sự kiện trong kịch bản, ta lập Biểu đồ trình tự thể hiện sự tương tác của các lớp đối tượng như sau:
Trang 18Hình 5.15: Biểu đồ tuần tự UC Cập nhật trạng thái đơn hàng
5.1.5.6 Phân tích sự tương tác giữa các đối tượng tham gia UC Hủy đơn hàng
a) Xác định các đối tượng và sự tương tác giữa các đối tượng
Từ kịch bản của UC Hủy đơn hàng, ta nhận thấy các đối tượng tham gia có tác nhân Nhân viên bán hàng, khi muốn hủy đơn hàng (không xác nhận được khách hàng hoặc hàng bị trả lại) thì phải chọn chức năng Hủy đơn hàng, sau đó tìm đơn hàng cần hủy rồi thực hiện xóa đơn hàng trong CSDL Đơn hàng Vậy có 2 đối tượng thực thể là tác nhân Nhân viên bán hàng (<<Actor>> NV bán hàng), CSDL đơn hàng (<<Entity>> Đơn hàng); ngoài ra còn có lớp đối tượng giao diện Hủy đơn hàng (<<Interface>> Hủy đơn hàng) và có lớp đối tượng kiểm soát hàng hóa (<<Control>> Hủy đơn hàng) b) Mô hình hóa sự tương tác
Từ kết quả xác định các đối tượng nêu trên và các chuỗi sự kiện trong kịch bản, ta lập Biểu đồ trình tự thể hiện sự tương tác của các lớp đối tượng như sau:
Trang 19Hình 5.16: Biểu đồ tuần tự UC Hủy đơn hàng
5.1.54.7 Phân tích sự tương tác giữa các đối tượng tham gia UC Nhập hàng
a) Xác định các đối tượng và sự tương tác giữa các đối tượng
Từ kịch bản của UC Nhập hàng, ta nhận thấy các đối tượng tham gia có tác nhân Nhân viên bán hàng, khi muốn nhập hàng vào hệ thống thì phải chọn chức năng Nhập hàng, rồi nhập vào CSDL hàng hóa Vậy có 2 đối tượng thực thể là tác nhân Nhân viên bán hàng (<<Actor>> NV bán hàng), CSDL hàng hóa (<<Entity>> Hàng hóa); ngoài ra còn có lớp đối tượng giao diện Nhập hàng (<<Interface>> Nhập hàng) và có lớp đối tượng kiểm soát thêm mặt hàng mới (<<Control>> Nhập hàng)
b) Mô hình hóa sự tương tác
Từ kết quả xác định các đối tượng nêu trên và các chuỗi sự kiện trong kịch bản, ta lập Biểu đồ trình tự thể hiện sự tương tác của các lớp đối tượng như sau:
Trang 20Hình 5.17: Biểu đồ tuần tự UC Nhập hàng
Lưu ý: Biểu đồ tuần tự Thêm loại hàng mới cũng tương tự biểu đồ trên
5.1.5.8 Phân tích sự tương tác giữa các đối tượng tham gia UC Sửa thông tin hàng
a) Xác định các đối tượng và sự tương tác giữa các đối tượng
Từ kịch bản của UC Sửa thông tin hàng, ta nhận thấy các đối tượng tham gia có tác nhân Nhân viên bán hàng, khi muốn sửa thông tin hàng (do nhập bị sai hoặc có sự điều chỉnh) thì phải chọn chức năng Sửa thông tin hàng để sửa, rồi lại nhập vào CSDL hàng hóa Vậy có 2 đối tượng thực thể là tác nhân Nhân viên bán hàng (<<Actor>> NV bán hàng), CSDL hàng hóa (<<Entity>> Hàng hóa); ngoài ra còn có lớp đối tượng giao diện Sửa thông tin hàng (<<Interface>> Sửa thông tin hàng) và có lớp đối tượng kiểm soát hàng hóa (<<Control>> Sửa thông tin hàng)
b) Mô hình hóa sự tương tác
Từ kết quả xác định các đối tượng nêu trên và các chuỗi sự kiện trong kịch bản, ta lập Biểu đồ trình tự thể hiện sự tương tác của các lớp đối tượng như sau:
Trang 21Hình 5.18: Biểu đồ tuần tự UC Sửa thông tin hàng hóa
5.1.5.9 Phân tích sự tương tác giữa các đối tượng tham gia UC Thống kê
a) Xác định các đối tượng và sự tương tác giữa các đối tượng
Từ kịch bản của UC Thống kê, ta nhận thấy các đối tượng tham gia có tác nhân Nhân viên bán hàng, khi muốn thống kê doanh thu bán hàng thì phải chọn chức năng Thống kê trong CSDL đơn hàng Vậy có 2 đối tượng thực thể là tác nhân Nhân viên bán hàng (<<Actor>> NV bán hàng), CSDL đơn hàng (<<Entity>> Đơn hàng); ngoài ra còn
có lớp đối tượng giao diện Thống kê (<<Interface>> Thống kê) và có lớp đối tượng kiểm soát thống kê (<<Control>> Thống kê)
b) Mô hình hóa sự tương tác
Từ kết quả xác định các đối tượng nêu trên và các chuỗi sự kiện trong kịch bản, ta lập Biểu đồ trình tự thể hiện sự tương tác của các lớp đối tượng như sau:
Trang 22Hình 5.19: Biểu đồ tuần tự UC Thống kê
5.2 Thiết kế chi tiết lớp
5.2.1 Tối ưu hóa các lớp từ biểu đồ lớp phân tích
Biểu đồ lớp phân tích hiện có 4 lớp đối tượng là: Khách hàng, NV bán hành, Đơn hàng và Hàng hóa
Đối với lớp Hàng hóa, ta nhận thấy, mỗi hàng hóa đều thuộc một loại hàng nào đó, chẳng hạn máy tính PC, máy tính xác tay (Note book), … do vậy sẽ tách lớp hàng hóa thành 2 lớp là Loại hàng và Hàng hóa
Tương tự với lớp Đơn hàng, ta nhận thấy trong mỗi Đơn hàng có thể có nhiều mặt hàng được chọn, chẳng hạn khách hàng chọn mua 01 máy tính PC Dell, 01 quạt điện treo tường Toshiba, 01 TV Samsung 32 inch Do vậy, có thể tách lớp Đơn hàng thành 2 lớp là Đơn hàng và Chi tiết đơn hàng
Ta có biểu đồ tối ưu hóa các lớp như sau:
Trang 23Hình 5.20: Biểu đồ lớp tối ưu hóa
5.2.2 Thiết kế bổ sung, hoàn thiện các thuộc tính
Sau khi tối ưu hóa các lớp đối tượng, ta bổ sung hoàn thiện các thuộc tính, theo đó, các lớp mới tạo lập sẽ được bổ sung thuộc tính và loại bỏ các thuộc tính bị trùng lặp ở các lớp cũ Kết quả ta nhận được biểu đồ lớp như sau:
Trang 24Hình 5.21: Biểu đồ lớp đã bổ sung các thuộc tính
5.2.3 Bổ sung, hoàn thiện các phương thức
Tiếp theo, cần bổ sung, hoàn thiện các phương thức (operation) cho các lớp Ngoài những phương thức có bản đề thực hiện cập nhật dữ liệu cho các thuộc tính (get, set), cần xem xét bổ sung các phương thức cho các lớp dựa trên yêu cầu nghiệp vụ và kết quả của quá trình phân tích các UC nêu trên
Ta có Biểu đồ lớp thiết kế cụ thể như sau:
Trang 25Hình 5.22: Biểu đồ lớp thiết kế của hệ thống
5.2.4 Thiết kế chi tiết một số phương thức mô tả bằng biểu đồ hoạt động
5.2.4.1 Phương thức Đăng ký
Biểu đồ hoạt động của phương thức Đăng ký được mô tả như sau:
Trang 26Hình 5.23: Biểu đồ hoạt động của phương thức Đăng ký 5.2.4.2 Phương thức Đăng nhập
Biểu đồ hoạt động của phương thức Đăng nhập được mô tả như sau:
Hình 5.24: Biểu đồ hoạt động của phương thức Đăng nhập
Trang 275.2.4.3 Phương thức Tìm hàng
Biểu đồ hoạt động của phương thức Tìm hàng được mô tả như sau:
Hình 5.25: Biểu đồ hoạt động của phương thức Tìm hàng hóa
5.2.4.4 Phương thức Lập đơn hàng
Biểu đồ hoạt động của phương thức Lập đơn hàng được mô tả như sau:
Hình 5.26: Biểu đồ hoạt động của phương thức Lập đơn hàng
Trang 285.2.4.5 Phương thức Cập nhật trạng thái đơn hàng
Biểu đồ hoạt động của phương thức Cập nhật trạng thái đơn hàng được mô tả như sau:
Hình 5.27: Biểu đồ hoạt động của phương thức Cập nhật trạng thái đơn hàng
5.2.4.6 Phương thức Hủy đơn hàng
Biểu đồ hoạt động của phương thức Hủy đơn hàng được mô tả như sau:
Trang 29Hình 5.28: Biểu đồ hoạt động của phương thức Hủy đơn hàng
5.2.4.7 Phương thức Nhập thêm hàng
Biểu đồ hoạt động của phương thức Nhập thêm hàng được mô tả như sau:
Trang 30Hình 5.29: Biểu đồ hoạt động của phương thức Nhập hàng
5.2.4.8 Phương thức Sửa thông tin hàng
Biểu đồ hoạt động của phương thức Sửa thông tin hàng được mô tả như sau:
Trang 31Hình 5.30: Biểu đồ hoạt động của phương thức Sửa thông tin hàng
5.2.4.9 Phương thức Thống kê
Biểu đồ hoạt động của phương thức Thống kê doanh thu được mô tả như sau:
Trang 32Hình 5.31: Biểu đồ hoạt động của phương thức Thống kê
5.3 Thiết kế lưu trũ
Để tổ chức lưu trữ các đối tượng của hệ thống quản lý bán hàng Online bằng hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, ta dựa vào biểu đồ lớp thiết kế chi tiết của hệ thống rồi tiến hành biến đổi các lớp sang các bảng và biến đổi các liên kế thành các quan hệ Cụ thể như sau:
Các lớp: Khách hàng, NV bán hàng, Đơn hàng, Chi tiết ĐH, Hàng hóa, Loại hàng được biến đổi thành các bảng có tên tương ứng là: Khách hàng, NV bán hàng, Đơn hàng, Chi tiết ĐH, Hàng hóa, Loại hàng
Các thuộc tính của các lớp cũng được chuyển sang các bảng tương ứng
Các liên kết được biến đỏi thành các quan hệ 1-n tương ứng, trong đó phía mũi tên của liên kết sẽ chuyển sang quan hệ và có bội số 1, phía gốc liên kết sẽ chuyển sang quan hệ và có bội số n
Kết quả được mô tả bằng lược đồ quan hệ sau:
Trang 33Hình 5.32: Biểu đồ quan hệ được chuyển từ biểu đồ lớp của hệ thống
5.4 Thiết kế giao diện
- Các thuật ngữ trên giao diện cần phải tương đồng với thuật ngữ của người sử dụng Từ cách dùng từ, cách thông báo đều phải dễ hiểu với đối tượng người dùng ứng dụng
- Giao diện phải có tính thẩm mĩ, đẹp và thân thiện với người dùng; những yếu tố
có tính năng tương tự nhau cần phải thống nhất với nhau về màu sắc, vị trí, cách hiển thị, chữ viết
5.4.2 Thiết kế các giao diện chính
5.4.2.1 Thiết kế giao diện chính (Homepage)
Trang 345.4.2.2 Thiết kế giao diện Tìm hàng
5.4.2.3 Thiết kế giao diện Lập đơn hàng
5.4.2.4 Thiết kế giao diện Đăng ký khách hàng
Trang 355.4.2.5 Thiết kế giao diện Đăng nhập
5.4.2.6 Thiết kế giao diện chính của Nhân viên bán hàng (Dashboard)
5.4.2.7 Thiết kế giao diện Tìm đơn hàng
HỆ THỐNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG ONLINE
Tìm kiếm TÌM ĐƠN HÀNG
Mã Đơn hàng:
Trang 365.4.2.8 Thiết kế giao diện Nhập hàng
5.4.2.9 Thiết kế giao diện Cập nhật trạng thái đơn hàng
Trang 375.5 Thiết kế triển khai
5.5.1 Thiết kế mô hình thành phần
Hình 5.33: Biểu đồ thành phần của hệ thống
5.5.2 Thiết kế mô hình vật lý – biểu đồ triển khai
Hình 5.34: Biểu đồ triển khai của hệ thống
5.6 Tổ chức hệ thống thư mục quản lý ứng dụng
Từ kết quả phân tích thiết kế ứng dụng cho thấy, ứng dụng được thiết kế theo kiến trúc Web-based, do vậy ta sẽ tổ chức hệ thống thư mục quản lý ứng dụng tách biệt dữ
Trang 38liệu và mã nguồn, đồng thời mã nguồn cũng tách biệt giữa phần backend với frontend
Dữ liệu của ứng dụng được quản lý trên vùng database server, trong một thư mục riêng và ta sẽ đặt tên là Proj_QLBHonline, còn các thành phần chương trình ứng dụng
sẽ lưu trữ trong thư mục được đặt tên là là Project_QLBHonline
Các thành phần chương trình về nguyên tắc sẽ phục vụ cho 2 nhóm đối tượng khác nhau là nhân viên bán hàng và các khách hàng, những người sẽ sử dụng trình duyệt để khai thác ứng dụng Do vậy, ta sẽ tổ chức lưu trữ mã nguồn của các thành phần chương trình này trong 2 thư mục con được đặt tên tương ứng là BackEnd, FrontEnd Trong mỗi thư mục con này cũng sẽ tạo một thư mục con Partials để lưu các file phi chức năng phục vụ cho ứng dụng
Mặt khác, các thành phần chương trình để thiết lập cơ sở dữ liệu của ứng dụng cũng được lưu trữ trong thư mục riêng, được đặt tên là Database
Ngoài ra, sẽ có một số dữ liệu khác cần thiết cho ứng dụng như các file CSS, các file ảnh của hàng hóa, cũng sẽ được lưu trong thư mục riêng với tên là Assets Trong thư mục này sẽ tổ chức các thư mục con cho mỗi loại dữ liệu, tương ứng là CSS và Images Trong Images, sẽ tạo thư mục con Uploads để lưu ảnh đại diện của mỗi loại hàng
Cấu trúc thư mục được minh họa trong hình dưới đây Trong quá trình xây dựng ứng dụng, có thể điều chỉnh, bổ sung các thư mục cho phù hợp
Hình 5.35: Hệ thống thư mục quản lý ứng dụng
Trang 39CHƯƠNG 6 KHỞI TẠO CƠ SỞ DỮ LIỆU
6.1 Xây dựng lớp các phương thức xử lý dữ liệu cơ bản
6.1.1 Khái quát
Trên cơ sở biểu đồ lớp thiết kế của hệ thống, ta sẽ thiết lập các lớp tương ứng và
sử dụng các phương thức được cung cấp bởi MySQLi để thực thi các tác vụ của chúng Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc xây dựng các lớp dữ liệu nghiệp vụ, ta sẽ xây dựng một lớp để định nghĩa các phương thức cơ bản với tên là BasicDBFunctionClass, gồm các phương thức kết nối đến cơ sở dữ liệu, phương thức truy vấn để lấy dữ liệu, phương thức Insert dữ liệu, phương thức update dữ liệu, và đặt tên file là DBFunctionClass.php
Cấu trúc của lớp này như sau:
<?php
// Thư viện xử lý Database
class BasicDBFunctionsClass
{
// Khai báo các biến
// Định nghĩa phương thức kết nối CSDL
public function connect()
// Phương thức Insert dữ liệu, return boolean
public function insert($table, $data)
{
// Nội dung của phương thức }
// Phương thức Update sửa dữ liệu
public function update($table, $data, $where)
{
// Nội dung của phương thức }
// Phương thức Xóa dữ liệu
public function delete($table, $dk)
{
Trang 40// Nội dung của phương thức }
// Phương thức lấy một dòng dữ liệu trong bảng
public function getRowArray($table, $dk)
{
// Nội dung của phương thức }
// Phương thức lấy tất cả dữ liệu trong bảng
public function getArray($table)
6.1.2.1 Xây dựng phương thức kết nối connect
Để xây dựng phương thức kết nối cơ sở dữ liệu, ta sử dụng phương thức do MySQLi hỗ trợ, có dạng như sau:
mysqli(‘$hostname’, ‘$username’, ‘$password’, ‘$dbname’)
Trong lớp BasicDBFunctionClass ta định nghĩa các biến tương ứng với phương thức trên và xây dựng phương thức kết nối connect như sau:
{ // Khai báo các biến
private $host = 'localhost'; // $host Chứa thông tin host
private $username = 'root'; // Tài khoản truy cập MySQL
private $dbName = "Proj_QLBHonline"; // Tên DB muốn kết nối private $charset = 'UTF8'; // Dạng ký tự tiếng Việt
// Phương thức connect để kết nối với CSDL
public function connect()
{
if (!$this->conn) {
// Nếu chưa kết nói thì kết nối
$this->conn = new mysqli($this->host, $this->username,
$this->password, $this->dbName) or die('Lỗi kết nối.');
b) Xây dựng phương thức ngắt kết nối
Ta sử dụng phương thức mysqli_close($conn) do MySQLi hỗ trợ để xây dựng