Theo đó, thông qua chính sách tiền tệ, ngân hàng Trung ương có thểkiểm soát hệ thống tiền tệ, từ đó kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định sức muacủa đồng tiền nhằm thúc đẩy tăng trưởng k
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ
CÔNG NGHỆ HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TIỂU LUẬN Môn: Kinh tế vĩ mô
CHỦ ĐỀ:
Đề 2 Trình bày chính sách tiền tệ và phân tích sự vận dụng điều hành nền kinh tế vĩ mô của chính phủ Việt Nam thời gian qua
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thục hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:
Hà Nội 2022
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2
1.1 Khái niệm chính sách tiền tệ 2
1.2 Phân loại chính sách tiền tệ 2
1.3 Các công cụ của chính sách tiền tệ 3
1.4 Vai trò của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế 3
CHƯƠNG 3 VẬN DỤNG ĐIỀU HÀNH NỀN KINH TẾ VĨ MÔ CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 5
3.1 Thực trạng toàn cảnh nền kinh tế vĩ mô giai đoạn 2016-2020 5
3.2 Thuận lợi 6
3.3 Khó khăn 7
CHƯƠNG 3 CÁC NHÓM GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 7
3.1 Phối hợp nhịp nhàng các công cụ CSTT trong kiểm soát tiền tệ 7
3.2 Từng bước đổi mới khung khổ CSTT 7
3.3 Điều hành tín dụng theo hướng tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế 7
3.4 Phát triển thị trường tiền tệ ổn định, tăng cường sự minh bạch trong công bố thông tin nhằm thúc đẩy hiệu quả cơ chế truyền tải CSTT 8
3.5 Thúc đẩy sự phối hợp giữa CSTT với các chính sách vĩ mô khác của Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô 8
KẾT LUẬN 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách tiền tệ hay chính sách lưu thông tiền tệ là một trong những chính sách có tác động đến sự phát triển của nền kinh tế Những thay đổi của chính sách tiền tệ có thể gián tiếp hoặc trực tiếp dẫn đến những thay đổi của một
số yếu tố trong nền kinh tế Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ có vai trò
vô cùng quan trọng trong việc điều tiết khối lượng tiền lưu thông trong toàn bộ nền kinh tế Theo đó, thông qua chính sách tiền tệ, ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát hệ thống tiền tệ, từ đó kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Ngoài ra, chính sách tiền tệ còn là công cụ để kiểm soát toàn bộ hệ thống các ngân hàng thương mại và các
tổ chức tín dụng Nhận thấy vai trò quan trọng của chính sách tiền tệ, và nhằm
tìm hiểu sâu hơn về chính sách tiền tệ, em quyết định chọn đề tài: “ Trình bày chính sách tiền tệ và phân tích sự vận dụng điều hành nền kinh tế vĩ mô của chính phủ Việt Nam thời gian qua” làm chủ đề tiểu luận môn Kinh tế vĩ mô.
Trang 4NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.1 Khái niệm chính sách tiền tệ.
Chính sách tiền tệ (tiếng Anh là monetary policy) là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ Từ đó, ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển
Hiểu đơn giản, chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mô do ngân hàng trung ương (hoặc cơ quan hữu trách về tiền tệ) thực hiện Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô của chính phủ như ổn định giá cả, tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế
1.2 Phân loại chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ được chia làm 2 loại: Chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt
Chính sách tiền tệ mở rộng
Chính sách tiền tệ mở rộng còn được gọi là chính sách tiền tệ nới lỏng, là chính sách mà Ngân hàng Trung ương mở rộng mức cung tiền lớn hơn mức bình thường cho nền kinh tế, làm cho lãi suất giảm xuống, qua đó làm tăng tổng cầu, sẽ tạo được công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh Từ đó khiến quy mô của nền kinh tế được mở rộng, thu nhập tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm
Chính sách tiền tệ thắt chặt
Chính sách tiền tệ thắt chặt hay còn gọi là chính sách tiền tệ thu hẹp, là chính sách mà Ngân hàng Trung ương tác động nhằm giảm bớt mức cung tiền trong nền kinh tế, qua đó làm cho lãi suất trên thị trường tăng lên Từ đó thu hẹp tổng cầu, làm mức giá chung giảm xuống
1.3 Các công cụ của chính sách tiền tệ
Trang 5Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Đây là tỉ lệ lượng tiền cần phải dự trữ so với tổng số tiền gửi huy động Đây là tỉ lệ mà Ngân hàng trung ương yêu cầu các ngân hàng thương mại phải bảo đảm Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc thay đổi thì cung tiền sẽ thay đổi Nếu tỷ lệ
dự trữ bắt buộc tăng, cung tiền sẽ giảm Cho nên bằng cách thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Ngân hàng trung ương có thể điều tiết được cung tiền
Nghiệp vụ thị trường mở
Trong nền kinh tế vĩ mô, nghiệp vụ thị trường mở hoạt động khi Ngân hàng trung ương mua vào hoặc bán ra các chứng khoán tài chính trên thị trường
mở Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ
Lãi suất chiết khấu
Đây là lãi suất mà Ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay để đáp ứng những nhu cầu tiền mặt bất thường Cơ quan hữu trách về tiền tệ
có thể thay đổi lãi suất mà mình cho các ngân hàng vay, thông qua đó điều chỉnh lượng tiền cơ sở Khi lượng tiền cơ sở thay đổi, thì lượng cung tiền cũng thay đổi theo Khi lãi suất tái chiết khấu cao, các ngân hàng thương mại sẽ thấy việc
dự trữ tiền mặt quá ít để đáp ứng nhu cầu rút tiền bất thường của khách hàng sẽ khiến những ngân hàng này phải trả lãi suất cao khi phải vay Ngân hàng trung ương trong trường hợp thiếu dự trữ Điều ấy sẽ khiến ngân hàng thương mại phải dè chừng, tự nguyện dự trữ nhiều hơn Và nó cũng sẽ giúp làm giảm cung tiền trên thị trường
1.4 Vai trò của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế
Khống chế tỷ lệ thất nghiệp - Tạo ra công ăn việc làm
Chính sách tiền tệ dù mở rộng hay thu hẹp cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh, từ
Trang 6đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp Theo đó, để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì nền kinh tế phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên
Tăng trưởng kinh tế
Đối với chính sách tiền tệ, tăng trưởng kinh tế chính là mục tiêu hàng đầu
và quan trọng nhất Sự tăng trưởng kinh tế được thể hiện thông qua hai yếu tố: Lãi suất và số cầu tổng quát Theo đó, khối tiền tệ tăng hay giảm đều có tác động mạnh đến lãi suất và số cầu tổng quát, từ đó tác động đến sự gia tăng đầu
tư sản xuất, tác động lên tổng sản lượng quốc gia, nghĩa là tác động lên sự tăng trưởng của nền kinh tế Do đó, chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông qua tăng hay giảm khối tiền tệ thích hợp trong nền kinh tế
Ổn định giá cả trên thị trường
Trong nền kinh tế vĩ mô cũng như vi mô, ổn định giá cả có ý nghĩa quan trọng giúp cho Nhà nước hoạch định phương hướng phát triển kinh tế hiệu quả
vì đã loại trừ được sự biến động của giá cả Việc ổn định giá cả sẽ giúp cho môi trường đầu tư ổn định từ đó góp phần thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy các doanh nghiệp, các cá nhân sản xuất đem lại nguồn lợi cho mình cũng như xã hội
Ổn định lãi suất
Việc ổn định lãi suất chính là thực hiện lãi suất tín dụng cung ứng phương tiện thanh toán, cho nền kinh tế quốc dân thông qua nghiệp vụ tín dụng ngân hàng Theo đó, dựa trên các quỹ cho vay được tạo lập từ các nguồn tiền gửi của
xã hội và với một hệ thống lãi suất linh hoạt, phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường
Ổn định thị trường tài chính và ngoại hối
Chính sách tài chính tiền tệ làm ổn định thị trường tài chính để điều hành nền kinh tế của mỗi chính phủ Ổn định thị trường tài chính cũng được thúc đẩy bởi sự ổn định lãi suất, biến động trong lãi suất có thể gây nên sự mất ổn định cho các tổ chức tài chính
Trang 7CHƯƠNG 3 VẬN DỤNG ĐIỀU HÀNH NỀN KINH TẾ VĨ MÔ CỦA
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
3.1 Thực trạng toàn cảnh nền kinh tế vĩ mô giai đoạn 2016-2020.
Sự thay đổi mạnh và nhanh của kinh tế thế giới đưa Việt Nam vào những
cơ hội và thách thức đan xen Chủ nghĩa bảo hộ là rào cản lớn đối với các nước tăng trưởng dựa trên xuất khẩu như Việt Nam; nhưng mang lại cơ hội khi dòng đầu tư dịch chuyển theo hướng giảm sự phụ thuộc quá lớn vào một quốc gia Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) là cơ hội tăng năng suất, đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa kinh tế, đi tắt đón đầu; song, cũng gây nguy cơ tụt hậu kinh tế nếu tốc độ số hóa nền kinh tế không đủ nhanh, tạo áp lực lên thị trường lao động, đối với ngành tài chính - ngân hàng là thách thức ổn định tài chính và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng trước sự phát triển nhanh của tài chính công nghệ (Fintech, tiền kỹ thuật số, tiền ảo, cho vay ngang hàng…) Đại dịch Covid-19 khiến kinh tế thế giới suy thoái sâu, nhưng lại là phép thử về sức chống chịu của nền kinh tế nói chung và sức khỏe ngành Ngân hàng nói riêng Trong bối cảnh đó, chúng ta đã chủ động củng cố nội lực trong nước, tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức Nền kinh tế khó lòng chống chịu trước tác động của đại dịch Covid-19 nếu không nhờ những thành quả tích cực của toàn
hệ thống chính trị trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó có đẩy nhanh việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng sáng tạo của khu vực kinh tế tư nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp trên nền tảng tinh thần “Chính phủ kiến tạo”, duy trì bền vững sự ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động hội nhập với việc ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại, đầu tư song phương, đa phương (KVFTA, CPTPP, EVFTA, EVIPA, RCEP,
…)
Giai đoạn 2016 - 2019, ngay trước khi xảy ra đại dịch, kinh tế Việt Nam đã chứng tỏ sự năng động với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình là 6,8%/năm, chất lượng tăng trưởng cải thiện nhờ nâng cao năng suất1; lạm phát được kiểm soát dưới 4%2, tạo môi trường vĩ mô ổn định, thu hút FDI, từ đó thúc đẩy xuất khẩu
Trang 8và xuất siêu liên tiếp trong bối cảnh thương mại quốc tế sụt giảm IMF đánh giá năm 2020 quy mô GDP của Việt Nam có thể đứng thứ 4 ASEAN; hệ số tín nhiệm quốc gia liên tục tăng3 Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch, với chủ trương đúng đắn của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đạt 2,91% -thuộc nhóm nước tăng trưởng cao nhất thế giới và đứng đầu các nước ASEAN; trong khi môi trường vĩ mô tiếp tục ổn định, trong đó lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 ở mức 2,31%, góp phần kiểm soát lạm phát bình quân chung ở mức 3,23%
3.2 Thuận lợi.
Ở trong nước, chúng ta có lợi thế đi tắt đón đầu các cơ hội trên cơ sở những thành công trong khống chế đại dịch, duy trì nền tảng kinh tế tích cực, Việt Nam hiện là điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu và khu vực Chính phủ kiên định chủ trương xây dựng và vận hành “Chính phủ kiến tạo”, đảm bảo
ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy nhanh hơn quá trình hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh kinh tế tư nhân, thu hút có chọn lọc đầu tư nước ngoài, tăng tốc quá trình
số hóa nền kinh tế, phát triển các loại hình dịch vụ thế mạnh và hiện đại Các hiệp định tự do đã ký kết giai đoạn vừa qua dự kiến sẽ phát huy tác dụng mạnh hơn trong giai đoạn 2021 - 2025 Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng với
sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu, thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, trong đó có các tiện ích và dịch vụ ngân hàng hiện đại Giai đoạn 2021
-2025, Chính phủ định hướng tiếp tục kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân từ 6,5 - 7,0%/năm để
có thể vượt ra khỏi nhóm nước đang phát triển thu nhập trung bình thấp vào năm 2025
3.3 Khó khăn.
Đại dịch Covid-19, những biến chuyển phức tạp, khó lường của kinh tế, chính trị quốc tế, xu thế CMCN 4.0, biến đổi khí hậu… đòi hỏi chúng ta phải
Trang 9khôn khéo, linh hoạt tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức, phấn đấu đạt được mục tiêu nêu trên Điều này cũng có nghĩa là cần tiếp tục khắc phục những tồn tại, hạn chế trong giai đoạn 2016 - 2020 về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và tính tự chủ của nền kinh tế, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế
và ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
CHƯƠNG 3 CÁC NHÓM GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN
TỆ TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
3.1 Phối hợp nhịp nhàng các công cụ CSTT trong kiểm soát tiền tệ
Phối hợp nhịp nhàng các công cụ CSTT trong kiểm soát tiền tệ; điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ; điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, các cân đối kinh tế vĩ
mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT
3.2 Từng bước đổi mới khung khổ CSTT
Từng bước đổi mới khung khổ CSTT, chuyển dần từ điều hành theo khối lượng tiền sang chủ yếu điều hành theo giá, trong đó nghiệp vụ thị trường mở tiếp tục là công cụ chủ yếu điều tiết vốn khả dụng của các TCTD Nâng cao năng lực phân tích, dự báo phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành
3.3 Điều hành tín dụng theo hướng tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Điều hành tín dụng theo hướng tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế; tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn; chỉ đạo TCTD tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất, ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; hạn chế tín dụng ngoại tệ, tiến tới ngừng cho vay ngoại tệ nhằm góp phần đẩy lùi tình trạng đô-la hóa nền kinh tế
Trang 103.4 Phát triển thị trường tiền tệ ổn định, tăng cường sự minh bạch trong công bố thông tin nhằm thúc đẩy hiệu quả cơ chế truyền tải CSTT.
Phát triển thị trường tiền tệ ổn định, tăng cường sự minh bạch trong công
bố thông tin nhằm thúc đẩy hiệu quả cơ chế truyền tải CSTT; xây dựng hệ thống thông tin quản lý hoạt động thị trường tiền tệ liên ngân hàng để hỗ trợ điều hành của NHNN và nhu cầu của các TCTD
3.5 Thúc đẩy sự phối hợp giữa CSTT với các chính sách vĩ mô khác của Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô
Năm là, thúc đẩy sự phối hợp giữa CSTT với các chính sách vĩ mô khác của Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô theo hướng đồng bộ, nhất quán nhằm đạt được mục tiêu chung về phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững
Trang 11KẾT LUẬN
Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách quan trọng góp phần ổn định tăng trưởng kinh tế Trên đây là thông tin chi tiết về chính sách tiền tệ, công
cụ của chính sách tiền tệ, vai trò của chính sách này trong nền kinh tế cũng như các chính sách tiền tệ mà Việt Nam đang áp dụng
Trên đây là phần phân tích, tìm hiểu của em về chủ đề: “Trình bày chính sách tiền tệ và phân tích sự vận dụng điều hành nền kinh tế vĩ mô của chính phủ Việt Nam thời gian qua” Bài tiểu luận của em trong quá trình phân tích và trình bày còn nhiều thiếu soát, rất mong nhận được những đánh giá, nhận xét từ thầy
cô giảng viên chuyên ngành, để bài tiểu luận của em hoàn thành tốt nhất có thể
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 12TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình Kinh tế Vĩ mô, trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
2 Giáo trình Kinh tế Công cộng, 2012, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
3 Một số tài liệu tham khảo trên Internet:
https://vietnambiz.vn/chinh-sach-tien-te-monetary-policy-la-gi-cong-cu-cua-chinh-sach-tien-te-201908231736159.htm
https://tapchinganhang.gov.vn/buc-tranh-kinh-te-vi-mo-dieu-hanh- chinh-sach-tien-te-tai-viet-nam-dau-an-giai-doan-2016-2020-va-trie.htm