1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hãy Vận Dụng Kiến Thức Kinh Tế Học Vi Mô Và Ví Dụ Thực Tế Để Làm Sáng Tỏ Nguyên Lý “Con Người Đối Mặt Với Sự Đánh Đổi”. Ý Nghĩa Nguyên Lý Này Đối Với Bản Thân Em Và Với Việc Điều Hành Một Nền Kinh Tế.pdf

17 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hãy vận dụng kiến thức Kinh tế học Vi mô và ví dụ thực tế để làm sáng tỏ nguyên lý: “Con người đối mặt với sự đánh đổi”. Ý nghĩa Nguyên lý này đối với bản thân em và với việc điều hành một nền kinh tế.
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế Vi Mô
Thể loại Tiểu Luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 3,02 MB

Nội dung

Quá trình ra quyết định cá nhân bị chi phối bởi bốn nguyên lý kinh tế học:  Nguyên lý 1: Con người phải đối mặt với sự đánh đổi.. Trong đó em sẽ đi sâu tìm hiểu về nguyên lý thứ nhất: “

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

- -

TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ

Chủ đề 1:

Hãy vận dụng kiến thức Kinh tế học Vi mô và ví dụ thực tế để làm sáng tỏ nguyên lý:

“Con người đối mặt với sự đánh đổi” Ý nghĩa Nguyên lý này đối với bản thân em và

với việc điều hành một nền kinh tế

Giáo viên hướng dẫn :

Sinh viên thực hiện :

Lớp :

Hà Nội

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

1 Đối tượng nghiên cứu 2

2 Phạm vi nghiên cứu thu thập số liệu 2

3 Phương pháp thu thập số liệu 2

4 Phương pháp phân tích 2

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - THẢO LUẬN 3

1 Cơ sở lý luận 3

1.1 “Sự đánh đổi” là gì? 3

1.2 Tại sao “Con người đối mặt với sự đánh đổi”? 3

1.3 Nguyên nhân về mặt kinh tế “Con người đối mặt với sự đánh đổi” 4

1.4 Đối tượng của sự đánh đổi 5

2 Ví dụ thực tiễn làm rõ nguyên lý “Con ngời đối mặt với sự đánh đổi” 6

2.1 Với bản thân: 6

2.2 Với gia đình: 6

2.3 Sự đánh đổi giữa việc bảo vệ thiên nhiên và phát triển kinh tế - xã hội 7

3 Biện pháp tránh sai lầm khi quyết định đánh đổi một vấn đề kinh tế 8

4 Ý nghĩa nguyên lý “Con người đối mặt với sự đánh đổi” 9

Trang 3

4.1 Đối với bản thân 9

4.2 Đối với việc điều hành một nền kinh tế 10

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

LỜI CAM ĐOAN - LỜI CẢM ƠN 14

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Mặc dù nền kinh tế học nghiên cứu nền kinh tế dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng kinh tế học vẫn thống nhất với nhau ở một số ý tưởng cơ bản Trong đề tài này, em xem xét các vấn đề dựa trên một trong Mười nguyên lý của kinh tế học

Mở đầu hành trình em muốn đề cập đến vấn đề “CON NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?”

Quá trình ra quyết định cá nhân bị chi phối bởi bốn nguyên lý kinh tế học:

 Nguyên lý 1: Con người phải đối mặt với sự đánh đổi

 Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó

 Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên

 Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các kích thích

Trong đó em sẽ đi sâu tìm hiểu về nguyên lý thứ nhất: “Con người phải đối mặt với

sự đánh đổi” Nguyên lý thứ nhất có thể được tóm tắt qua câu ngạn ngữ: “Mọi thứ đều có giá” hay “Chẳng có gì là cho không cả” – để có được một thứ ưa thích, người ta phải bỏ ra một thứ khác mà mình thích Vì vậy con người có thể ra quyết định tốt khi họ hiểu rõ những phương thức mà họ đang có Và đây cũng là lý do em chọn đề tài: “Hãy vận dụng kiến thức Kinh tế học Vi mô và ví dụ thực tế để làm sáng tỏ nguyên lý: Con người đối mặt với sự đánh đổi Ý nghĩa nguyên lý này đối với bản thân em và với việc điều hành một nền kinh tế” để nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nắm được nội dung Nguyên lý “Con người phải đối mặt với sự đánh đổi”.

- Rút ra được ý nghĩa của Nguyên lý này đối với bản thân và với việc điều hành một nền kinh tế

1

Trang 5

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về nội dung Nguyên lý: “Con người đối mặt với sự đánh đổi” và rút ra ý nghĩa.

2 Phạm vi nghiên cứu thu thập số liệu.

Các hộ gia đình, các doanh nghiệp ở Việt Nam và thế giới

3 Phương pháp thu thập số liệu

- Sách, báo

- Các trang mạng Internet

4 Phương pháp phân tích

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp quy nạp, diễn giải

- Phương pháp so sánh tổng hợp

- Phương pháp thống kê kinh tế

2

Trang 6

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - THẢO LUẬN

1 Cơ sở lý luận

Phân tích Nguyên lý: “Con người đối mặt với sự đánh đổi” dưới góc độ Kinh tế học Vi mô

1.1 “Sự đánh đổi” là gì?

Sự đánh đổi (Trade-off) là một khái niệm dùng để nói lên sự lựa chọn cho một quyết định nào đó, đó là việc các doanh nghiệp, hộ gia đình, chính phủ, tổ chức xã hội hoặc bất cứ một cá nhân nào trong xã hội cân nhắc việc bỏ ra một nguồn lực nào đó (tiền, chi phí, tài sản, thời gian hay bất cứ thứ gì mà mình có) để thu được một nguồn lực khác mà mình mong muốn

Nói cách khác, quá trình ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi một mục tiêu nào đó

để đạt được mục tiêu khác Sự lựa chọn quyết định đó được đưa ra dựa trên sự nhận thức rõ ích lợi và cái mà phải mất giữa các phương án lựa chọn

1.2 Tại sao “Con người đối mặt với sự đánh đổi”?

Để có được một thứ ưa thích, chúng ta thường phải từ bỏ một thứ khác mà mình thích Nói cách khác “mọi thứ đều có giá của nó”

Trong cuộc sống “sự đánh đổi” rất hay được sử dụng như một cách để tồn tại do cái ta có thì ít mà cái ta cần thì nhiều Để nâng cao chất lượng cuộc sống, chúng ta luôn phải cân nhắc đánh đổi giữa cái ta đang có với cái muốn có và cần phải có

Do mọi thứ khan hiếm (nguồn lực, thời gian, cơ hội) vậy nên luôn tồn tại sự đánh đổi khi thực hiện các lựa chọn

Sự khan hiếm nảy sinh khi nhu cầu của con người lớn hơn các nguồn lực hữu hạn

mà một cộng đồng hay địa phương vốn có, lớn hơn khả năng sẵn có về tài nguyên

để thỏa mãn nhu cầu đó Sự khan hiếm còn hàm ý rằng không thể theo đuổi cùng

3

Trang 7

lúc nhiều mục tiêu xã hội trên một số hạn chế các nguồn lực sẵn có, do đó dẫn đến việc đánh đổi Đánh đổi khiến mục tiêu phát triển trên cùng một loại tài nguyên, hạn chế tạo ra các xung đột môi trường mà nhiệm vụ của nhà quản lí là phải hóa giải được các xung đột đó càng sớm càng tốt

Các nhà kinh tế học đã nói: “Chẳng có gì là cho không cả” Để có được một thứ

ưa thích, chúng ta thường phải từ bỏ một thứ khác mà mình thích Ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi mục tiêu này để đạt được một mục tiêu khác

1.3 Nguyên nhân về mặt kinh tế “Con người đối mặt với sự đánh đổi”.

 Nguyên nhân 1:

"Mọi thứ đều có giá" - Để có được một thứ ưa thích, người ta phải bỏ ra một thứ khác mà mình thích Nói cách khác, quá trình ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi một mục tiêu nào đó để đạt được mục tiêu khác

Hình ảnh minh họa

 Nguyên nhân 2:

Cái ta có thì ít,cái ta cần thì nhiều Để nâng

cao chất lượng cuộc sống, luôn phải cân nhắc

đánh đổi giữa cái ta đang có và cái ta muốn có,

cần phải có

Hình ảnh minh họa

4

Trang 8

 Nguyên nhân 3:

Hình ảnh minh họa

Do quy luật của sự khan hiến nên luôn tồn tại những sự thay đổi khi thực hiện các sự lựa chọn

1.4 Đối tượng của sự đánh đổi.

 Đánh đồi xảy ra với bản thân là sinh viên

 Đánh đổi xảy ra với hộ gia đình: hộ gia đình phải đối mặt với nhiều quyết định như phải quyết định mỗi thành viên trong gia đình làm được gì, nhận được gì?

Cụ thể: Ai nấu cơm, rửa bát? Ai lau nhà? Ai giặt giữ? Ai phải đi làm kiếm tiền? Ai phải quản lí chi tiêu trong gia đình?

 Đối với doanh nghiệp : mục đích của họ là tối đa hóa lợi nhuận, vì vậy họ luôn luôn phải đối mặt với sự đánh đổi, phải lựa chọn quyết định sản xuất cái gì? Cho ai? Để làm gì? Để có được hàng hóa chất lượng tốt giá cao thì doanh nghiệp phải trả giá cho chi phí nhân công, máy móc, khi quyết định chi tiêu thêm cho một trong những hàng hóa trên, nên cuối cùng các doanh nghiệp này kiếm được ít lợi nhuận hơn Để đưa ra được quyết định tốt nhất, doanh nghiệp phải đối mặt với sự đánh đổi để đạt được những lợi nhuận cao

 Đối với xã hội kinh tế hiện đại, con người phải đối mặt với nhiều sự đánh đổi Ví dụ kinh điển là sự đánh đổi giữa súng và bơ Khi chi tiêu cho quốc phòng càng nhiều nhằm tăng khả năng phòng thủ đất nước (súng), chúng ta phải hi sinh nhiều hàng tiêu dùng nhằm nâng cao mức sống (bơ) Trong xã hội hiện nay thì ta đang đánh đổi sự phát triển kinh tế với sự suy thoái môi trường

 Với một nền kinh tế: sự đánh đổi quan trọng mà các chính phủ phải đối mặt

là sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả Hiệu quả có nghĩa là xã hội nhận được

5

Trang 9

hiệu quả cao nhất từ các nguồn lực khan hiếm Công bằng hàm ý nói là lợi ích nhận được từ các nguồn lực đó được phân phối công bằng giữa các thành viên trong xã hội Nhưng trong thực tế thì hai mục tiêu này thường xung đột với nhau

2 Ví dụ thực tiễn làm rõ nguyên lý “Con ngời đối mặt với sự đánh đổi”.

2.1 Với bản thân:

Đại bàng có thể sống đến 90 tuổi nếu nó dám vượt qua thử thách về sự đánh đổi mà cuộc sống dành cho nó Vào độ tuổi 40, khi chiếc mỏ, móng vuốt và lông kiêu hãnh của nó trở thành vật cản nặng nề từ lâu nó đã mang bên mình, ngăn nó thách thức với bầu trời Lúc này nó có hai sự lựa chọn: chịu chết hoặc chịu đau đớn nhổ từng chiếc lông, từng chiếc vuốt ra khỏi cơ thể để những cái mới thay thế thì

nó sẽ sống thêm được 40 năm nữa Nó vẫn nhanh nhẹn không kém gì những chú chim diều hâu mới trưởng thành Đây là một sự đánh đổi đáng giá

Chúng ta cũng vậy, chúng ta có thể lựa chọn: ngồi hàng giờ bên máy tính chơi trò chơi, lướt facebook, tik tok… khiến chúng ta mất đi quá nhiều thời gian, tiền bạc và sức khỏe thay vì chăm lo học hành để có một tương lai tươi sáng, một công việc ổn định Bởi chúng ta dành thời gian đó để thực hiện ước mơ lý tưởng của cuộc đời hay đơn giản chỉ là dành thời gian cho gia đình giúp đỡ cha mẹ những công việc dù là nhỏ nhặt nhưng đầy ý nghĩa có thể đổi lấy một cuộc sống ổn định

và hạnh phúc

 Thông điệp: hãy đừng ngại thay đổi bản thân, đừng cuốn theo những thú vui tầm thường, những sai lầm, tại sao không đánh đổi nó để đổi lấy một cuộc sống tốt đẹp, thành công và hạnh phúc

2.2 Với gia đình:

Hộ gia đình phải đối mặt với nhiều quyết định Phải quyết định mỗi thành viên trong gia đình làm việc gì và nhận được cái gì Nói ngắn gọn, hộ gia đình phải

6

Trang 10

phân bổ nguồn lực khan hiếm của mình giữa các thành viên khác nhau sao cho phù hợp với khả năng, nỗ lực và mong muốn của mỗi người

Ví dụ:

 Trong gia đình, bố mẹ phải đánh đổi hoặc cả hai cùng đi làm để có thêm thu nhập hay phải có người ở nhà để chăm lo cho gia đình, quan tâm chăm sóc đến con cái

 Về chi tiêu của một gia đình, không phải lúc nào thu nhập cũng đủ để chi tiêu cho mọi hoạt động sinh hoạt mong muốn, vì thế người ta phải đánh đổi, phải lựa chọn thứ gì là cần thiết hơn: dành tiền để lo cho con cái, mua các đồ dùng trong gia đình hay đi du lịch

2.3 Sự đánh đổi giữa việc bảo vệ thiên nhiên và phát triển kinh tế - xã hội

 Việc đường Hồ Chí Minh cắt qua khá nhiều khu BTTN Trong đó, tranh luận gay gắt tốn nhiều thời gian và hội thảo khoa học về việc có hay không mở đường

Hồ Chí Minh qua vùng đệm phía Tây vườn Quốc gia Cúc Phương là một trường hợp khá điển hình Vườn Quốc gia Cúc Phương không nằm trong địa giới dãy Trường Sơn, nhưng bài học mà nó mang lại gần như có tính giáo khoa về sự đánh đổi trong công tác bảo tồn thiên nhiên

Sau 3 lần xem xét, ngày 18/10/2001, Hội đồng Thẩm định cấp Nhà nước đã nhất trí với phương án xây dựng đường Hồ Chí Minh cắt qua vùng đệm vườn Quốc gia Cúc Phương đi theo tỉnh lộ 437 chỉ với 12/17 phiếu tán thành Phương án này có các ưu điểm tuyến ngắn nhất (27,4 km), bám sát hướng bắc - nam, bình diện đẹp, địa chất ổn định, chỉ có 80 hộ dân trong diện phải di dời giải phóng mặt bằng Tuyến đường này có 8 km đi qua vùng đệm phía tây vườn quốc gia, thường bị ngập do lũ sông Bưởi Vì thế ngoài những đoạn làm cầu cạn cho thú đi qua, phần đường còn lại phải đắp cao trung bình 5-6 m Ngày nay tuyến đường Hồ Chí Minh

7

Trang 11

cắt qua vùng đệm vườn Quốc gia Cúc Phương đã lưu thông, thế độc đạo của Quốc

lộ 1A đã được giải tỏa, để lại cho chúng ta về sự đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển

Hình ảnh minh hoạ

 Bình quân mỗi năm mất 65.600 ha rừng Trong đó có đến 43% diện tích rừng bị suy giảm là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp hoặc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội như chuyển đổi từng nghèo, xây dựng thủy điện, thủy lợi, giao thông, khai thác khoáng sản 44% do khai thác lấy gỗ theo

kế hoạch; 8% do chặt phá rừng, khai thác gỗ trái phép và 5% do cháy rừng

Hình ảnh minh hoạ

Qua 2 ví dụ trên cho thấy sự đánh đổi giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế

- xã hội là một loạt sự lựa chọn khó khăn do mối quan hệ phức tạp giữa con người với thiên nhiên Vì vậy chúng ta cần phải biết cân bằng giữa việc phát triển và bảo tồn, tuy nhiên để cân bằng được cán cân này thì đó là việc mà mọi người cần phải chung tay góp sức

3 Biện pháp tránh sai lầm khi quyết định đánh đổi một vấn đề kinh tế.

8

Trang 12

Con người luôn phải đối mặt với sự đánh đổi vì vậy nên ra quyết định đòi hỏi phải so sánh giữa chi phí và lợi ích của các đường lối hành động khác nhau Phải

có mục tiêu, tránh cảm tính Phải so sánh với cơ hội cao nhất

Nếu phải sử dụng một nguồn lực khan hiếm để thảo mãn nhu cầu này là sẽ mất

đi cơ hội để có được sự thỏa mãn do một trong các cơ hội khác bị bỏ qua mang lại Đây chính là cơ sở để xác định một loại chi phí được gọi là chi phí cơ hội VD: Một người có vốn 1tỷ và người đó có những phương án đầu tư sau:

1, Gửi ngân hàng lãi suất 12%/năm

2, Đầu tư vào nhà đất

3, Mở một doanh nghiệp

4, Để đấy ăn tiêu dần

Có thể thấy gửi lãi suất ngân hàng sẽ được 120 triệu Nếu đầu tư vào nhà đất có thể lãi 110 triệu nhưng có thể sẽ lỗ Còn nếu đầu tư mở một doanh nghiệp thì sẽ lãi hoặc sẽ lỗ Còn phương án cuối cùng thì sẽ chẳng được gì và còn mất Vậy người đầu tư sẽ phải tính toán và so sánh với phương án được lợi ở đây nhất là phương án 1

4 Ý nghĩa nguyên lý “Con người đối mặt với sự đánh đổi”

4.1 Đối với bản thân.

Chúng ta cần phải ý thức được rằng riêng việc con người phải đối mặt với sự đánh đổi sẽ cho chúng ta biết họ sẽ hoặc cần đưa ra những quyết định nào Một sinh viên không nên từ bỏ môn tâm lý học chỉ để tăng thời gian nghiên cứu môn kinh tế học Xã hội không nên ngừng bảo vệ môi trường chỉ vì những quy định về môi trường làm giảm mức sống vật chất của chúng ta Mặc dù vậy, việc nhận thức được sự đánh đổi trong cuộc sống có ý nghĩa quan trọng bởi vì con người có thể ra

9

Trang 13

quyết định tốt khi họ hiểu rõ những phương án lựa chọn mà họ đang có Có thể thấy điều này rất quan trọng đối với mỗi cá nhân nói riêng và quốc gia nói chung Đứng trước bất kỳ sự lựa chọn nào con người phải xem xét lợi ích và chi phí để đưa ra quyết định đúng đắn

Vậy bạn đã thực sự sẵn sàng để “Đánh đổi” thời gian, vật chất, sự thoải mái, công việc hay thậm chí là sức khỏe (ở một khía cạnh nào đó) để có được cái mà mình tìm kiếm trong cuộc sống này

Hãy ra quyết định ngay từ hôm nay nhé!

4.2 Đối với việc điều hành một nền kinh tế.

Các nhà kinh tế học đã nói: “Chẳng có gì là cho không cả” Để có được một thứ ưa thích, chúng ta phải bỏ một thứ khác mà mình thích Ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi một mục tiêu này để đạt được một mục tiêu khác Nói cách khác, quá trình phát triển đòi hỏi phải đánh đổi một mục tiêu nào đó để đạt được mục tiêu khác có lợi ích hơn với chủ sở hữu, trong phạm vi pháp luật cho phép

Như chúng ta đã biết, đối với doanh nghiệp thì mục đích của họ là tối đa hóa lợi nhuận, vì vậy họ luôn đối mặt với sự đánh đổi, phải quyết định lựa chọn sản xuất cái gì, cho ai, để làm gì Để có được hàng hóa chất lượng tốt giá cao thì doanh nghiệp phải trả giá cho chi phí nhân công, máy móc, khi quyết định chi tiêu thêm cho một trong những hàng hóa trên, nên cuối cùng các doanh nghiệp này nhận được ít lợi nhuận hơn Để đưa ra được quyết định tốt nhất, doanh nghiệp phải đối mặt với sự đánh đổi để đạt được những lợi nhuân cao

Và sự đánh đổi quan trọng nhất trong xã hội hiện đại là môi trường trong sạch và mức thu nhập cao Ngày nay đất nước đang trên đà phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa đang đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, nâng cao mức sống của người dân Song đó cũng đồng thời với việc không khí đang ngày càng ô nhiễm

10

Ngày đăng: 17/07/2024, 18:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w