Hãy vận dụng kiến thức kinh tế học vi mô và ví dụ thực tế để làm sáng tỏ nguyên lý: “Con người đối mặt với sự đánh đổi”. Ý nghĩa nguyên lý này đối với bản thân em và với việc điều hành một nền kinh tế.

7 151 0
Hãy vận dụng kiến thức kinh tế học vi mô và ví dụ thực tế để làm sáng tỏ nguyên lý: “Con người đối mặt với sự đánh đổi”. Ý nghĩa nguyên lý này đối với bản thân em và với việc điều hành một nền kinh tế.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiểu luận môn Kinh tế vi mô. Hãy vận dụng kiến thức kinh tế học vi mô và ví dụ thực tế để làm sáng tỏ nguyên lý: “Con người đối mặt với sự đánh đổi”. Ý nghĩa nguyên lý này đối với bản thân em và với việc điều hành một nền kinh tế.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI KHOA KINH TẾ  BÀI TIỂU LUẬN Môn: Kinh tế vi mô Họ và tên : Lớp: Mã sinh viên: Chủ đề: Hãy vận dụng kiến thức kinh tế học vi mô và ví dụ thực tế để làm sáng tỏ nguyên lý: “Con người đối mặt với sự đánh đổi” Ý nghĩa nguyên lý này đối với bản thân em và với việc điều hành một nền kinh tế 1 Lời mở đầu Nền kinh tế thế giới đã và đang chứng kiến sự phát triển vô cung mạnh mẽ trong suốt thời gian qua Giá trị của cải và sự phong phú của hàng hóa dịch vụ đã tăng lên rất nhiều Có rất nhiều quốc gia trở nên giàu có và có những quốc gia vẫn đang còn tình trạng lạc hậu, đói nghèo Tuy nhiên, một thực tại của nền kinh tế luôn luôn tồn tại ở mọi lúc và mọi nơi đó là sự khan hiếm Sự khan hiếm là việc mà xã hội đối với các nguồn lực hữu hạn là không thể thỏa mãn tất cả nhu cầu ngày càng tăng của con người Tất cả mọi nền kinh tế đều tìm cách sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm một cách có hiệu quả nhất để thỏa mãn nhu cầu của con người Do đó, các nhà kinh tế học đã nghiên cứu cách thức con người ra quyết định cũng như giải quyết vấn đề khan hiếm đó trong các nền kinh tế khác nhau và khái quát lại qua mười nguyên lý của kinh tế học Trong mười nguyên lý này, mỗi nguyên lý là độc lập nhưng giữa chung có mối quan hệ qua lại tương tác lẫn nhau Theo đó, để có thể làm rõ hơn được nguyên lý con người: “Con người đối mặt với sự đánh đổi” em xin trình bày hiểu biết của mình thông qua những kiến thức và ví dụ thực tiễn tìm hiểu, đồng thời phân tích ý nghĩa của nguyên lý này đối với bản thân em và đối với việc điều hành một nền kinh tế Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, vì vậy bài viết không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy/cô xem xét góp ý để bài viết của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn 2 NỘI DUNG 1 Cơ sở nguyên lý: “Con người đối mặt với sự đánh đổi” 1.1 Khái niệm và nguyên nhân của nguyên lý: “Con người đối mặt với sự đánh đổi” - Khái niệm: “Sự đánh đổi” là việc từ bỏ cái này để lấy cái kia hay muốn có cái này thì phải từ bỏ cái khác Theo đó, nguyên lý “Con người đối mặt với sự đánh đổi” nghĩa là sự đánh đổi luôn xuất hiện trong mọi hoạt động của cuộc sống và con người luôn phải đối mặt với nó - Nguyên nhân của nguyên lý “Con người đối mặt với sự đánh đổi” o Nguyên nhân về mặt kinh tế: “Mọi thứ đều có giá”, tức là để có được một thứ ưa thích, người ta phải bỏ ra một thứ khác mà mình thích Nói cách khác, quá trình ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi một mục tiêu nào đó để đạt được mục tiêu khác o Nguyên nhân xuất phát nhu cầu trao đổi hàng hóa dịch vụ của thị trường: tức là nhu cầu của con người là vô hạn, để nâng cao chất lượng cuộc sống, con người luôn phải cân nhắc đánh đổi giữa cái đang có và cái muốn có và cái cần có o Nguyên nhân xuất phát từ sự khan hiếm: Do các nguồn lực trong nền kinh tế là khan hiếm, vì vậy luôn tồn tại những sự đánh đổi khi thực hiện các sự lựa chọn 1.2 Giải thích nguyên lý “Con người đối mặt với sự đánh đổi” thông qua mô hình Đường giới hạn khả năng sản xuất và ví dụ minh họa - Đường giới hạn khả năng sẩn xuất cho biết các mức độ phối hợp tối đa của sản lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có - Đường giới hạn khả năng sản xuất biểu hiện quan hệ đánh đổi giữa các mặt hàng Sản xuất mặt hàng này nhiều hơn thì sản xuất mặt hàng khác ít hơn  Thể hiện nguyên lý “Con người đối mặt với sự đánh đổi” - Ví dụ minh họa: Một doanh nghiệp có khả năng phân phối về sản lượng lương thực và quần áo với giả định có thể sản xuất được khi thuê tất cả 4 công nhân như sau: Các khả năng sản xuất: 3 Bằng cách chuyển nhân công từ ngành này sang ngành khác nền kinh tế có thể sản xuất được một mặt hàng nhiều hơn những phải chấp nhận để sản xuất mặt hàng khác ít hơn Đó là mối quan hệ đánh đổi giữa sản xuất giày dép và sản xuất quần áo: Trên đồ thị, đường cong nối các điểm từ A tới E được gọi là đường “giới hạn khả năng sản xuất” Theo đồ thị trên, đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết những điểm mà tại đó xã hội sản xuất một cách có hiệu quả Để tăng thêm sản lượng của một mặt hàng chỉ có thể đạt được bằng cách hy sinh, đánh đổi sản lượng của mặt hàng khác Từ đó, ý nghĩa của đường giới hạn khả năng sản xuất cho thấy rằng sự khan hiếm nguồn lực buộc xã hội và các doanh nghiệp phải lựa chọn các điểm nằm trong hoặc trên đường giới hạn khả năng sản xuất, từ đó chấp nhận thực tế về sự khan hiếm của các nguồn lực và phải chọn các phương án phân bổ nguồn lực một cách tối ưu 2 Ý nghĩa nguyên lý “Con ngừi đối mặt với sự đánh đổi” đối với bản thân và đối với việc điều hành một nền kinh tế 2.1 Ý nghĩa đối với bản thân Đối với bản thân em đang là một sinh viên đại học, việc nghiên cứu nguyên lý “Con người đối mặt với sự đánh đổi” đã đem đến cho em rất nhiều ý nghĩa như: - Việc đánh đổi giữa quyết định đi học đại học và quyết định đi làm thay cho đi học Theo đó, với việc quyết định đi học đại học như hôm nay, em phải cố gắng nỗ lực học tập, trong quá trình học có thể vừa làm vừa học để sau này tốt nghiệp đại học có thể có công việc đúng như mong muốn và nguyện vọng thu 4 nhập cao để thấy rằng quyết định học đại học được lựa chọn hôm nay là hoàn toàn đúng đắn - Trong quá trình học đại học, bản thân em đứng trước phân bổ nguồn lực quý báu của mình là thời gian Thời gian của em có thể dành toàn bộ để nghiên cứu môn Kinh tế học, hoặc dành để nghiên cứu môn học khác, hoặc phân chia thời gian giữa hai môn học đó Hoặc là cùng thời gian đó, em có thể đi làm thêm kiếm thu nhập hoặc đi chơi Do vậy, khi quyết định làm công việc gì em đều phải xem xét việc làm nào đem lại lợi ích lớn hơn cho mình và từ đó ra quyết định đánh đổi - Đối với bản thân em, việc lựa chọn mục tiêu và hành động để thực hiện mục tiêu luôn là sự đánh đổi, khi ra quyết định lựa chọn mục tiêu này, em phải từ bỏ mục tiêu khác, vì vậy, theo đuổi mục tiêu mà bản thân lựa chọn là ý nghĩa mà em rút ra được sau khi nghiên cứu nguyên lý này 2.2 Ý nghĩa của nền nguyên lý đối với việc điều hành nền kinh tế Trong việc điều hành nền kinh tế, một số ý nghĩa rút ra khi nghiên cứu nguyên lý “Con người đối mặt với sự đánh đổi” được thể hiện như sau: - Nền kinh tế được kết hợp với nhau bởi nhiều cá thể Mỗi các cá thể tập hợp nhau lại thành xã hội và họ đối mặt với nhiều loại đánh đổi, khi nền kinh tế chi tiêu càng nhiều cho hoạt động này thì việc chi tiêu cho hoạt động khác sẽ bị giảm xuống Ví dụ chi tiêu cho quốc phòng càng nhiều để bảo vệ đất nước thì có thể chi tiêu càng ít cho hàng tiêu dùng để nâng cao phúc lợi vật chất cho người dân, do đó, cần phải xem xét đánh đổi mức lợi ích khi lựa chọn mức chi tiêu phù hợp để đem lại hiệu quả tối ưu nhất - Hiện nay sự đánh đổi quan trọng trong xã hội hiện đại là giữa môi trường trong sạch và mức thu nhập cao Các đạo luật yêu cầu doanh nghiệp phải cắt giảm lượng chất thải gây ô nhiễm sẽ đẩy chi phí sản xuất lên cao Do chi phí cao hơn, nên cuối cùng các doanh nghiệp này kiếm được ít lợi nhuận hơn, trả lương thấp hơn, định giá cao hơn hoặc tạo ra một kết hợp nào đó của cả 3 yếu tố này Như vậy, mặc dù các quy định về chống ô nhiễm đem lại lợi ích cho chúng ta ở chỗ làm cho môi trường trong sạch hơn và nhờ đó sức khỏe của chúng ta tốt hơn, nhưng chúng ta phải chấp nhận tổn thất là giảm thu nhập của chủ doanh nghiệp, công nhân hoặc phúc lợi của người tiêu dùng Do đó, doanh nghiệp và nhà nước cần phải khắc phục hạn chế này bằng cách tìm ra giải pháp hợp lý cân đối giữa các yếu tố môi trường và phúc lợi - Một sự đánh đổi khác mà xã hội đối mặt là giữa công bằng và hiệu quả Hiệu quả có nghĩa là xã hội thu được kết quả cao nhất từ các nguồn lực khan hiếm của mình Công bằng hàm ý ích lợi thu được từ các nguồn lực khan hiếm đó được phân phối công bằng giữa các thành viên của xã hội Trong các chính sách 5 của chính phủ, hai mục tiêu thường xung đột với nhau Ví dụ các chính sách nhằm đạt được sự phân phối phúc lợi kinh tế một cách công bằng hơn như hệ thống phúc lợi xã hội hoặc bảo hiểm thất nghiệp tìm cách trợ giúp cho những thành viên của xã hội còn các chính sách khác như thuế thu nhập cá nhân, yêu cầu những người thành công về mặt tài chính phải đóng góp nhiều hơn người khác trong việc hỗ trợ cho hoạt động của chính phủ Vì vậy, việc thực hiện các chính sách trong nền kinh tế mà chính phủ đề ra cần được thực hiện theo hướng đảm bảo cân bằng nhất giữa vấn đề hiệu quả và công bằng Từ những phân tích trên, ta thấy rằng việc nhận thức được những sự đánh đổi trong cuộc sống có ý nghĩa quan trọng, bởi vì con người có thể ra quyết định tốt khi họ hiểu rõ những phương án lựa chọn mà họ đang có 6 KẾT LUẬN Thông qua nguyên lý “Con người đối mặt với sự đánh đổi”, chúng ta đã phần nào hiểu được nguyên lý vận hành của nền kinh tế Nguyên lý này là cơ sở cho những ý tưởng cơ bản để áp dụng cho các tình huống khác nhau của nền kinh tế và góp phần phân tích, giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành các hoạt động kinh tế Trong giai đoạn phát triển tiếp theo của nền kinh tế đất nước, việc nghiên cứu nguyên lý này cùng với những nguyên lý cơ bản khác của kinh tế học sẽ đem lại những lợi ích giá trị trong việc phân tích và ra quyết định đối với hành vi của cá nhân, của doanh nghiệp và của nhà nước, từ đó góp phần nâng cao giá trị của các hoạt động mà con người thực hiện, thúc đẩy phát triển nền kinh tế của quốc gia 7

Ngày đăng: 15/03/2024, 02:17

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan