Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sự sinh trưởng của cây cải ngọt 9.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến chiều cao của cây cải ngọt 9.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến ch
Trang 1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ -BÁN CÔNG TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
-o0o -
ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG MỘT SỐ CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG
CANH TÁC CẢI NGỌT (Brassica chinensis L.)
TRÊN GIÁ THỂ HỮU CƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC
Trang 2BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ -BÁN CÔNG TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
-o0o -
ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG MỘT SỐ CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG
CANH TÁC CẢI NGỌT (Brassica chinensis L.)
TRÊN GIÁ THỂ HỮU CƠ
Giảng viên hướng dẫn : T.S NGUYỄN ĐÌNH LÂM
Sinh viên thực hiện:NGUYỄN NGỌC PHONG
MSSV : 39800378
Khoá học :1998 - 2004
Tp Hồ Chí Minh - 2004
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn thầy NGUYỄN ĐÌNH LÂM đã tận tình hướng dẫn Em trong suốt thời gian làm luận văn này Cùng các anh KHƯƠNG
NHƯ THÉP, NGÔ MINH DŨNG đang công tác tại phòng Nghiên Cứu Cây
Thực Phẩm – Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Em hoàn thành luận văn này
Kính gửi đến quí thầy cô giảng dạy tại Khoa Công Nghệ Sinh Học trường Đại Học mở Bán Công thành phố Hồ Chí Minh lời cảm ơn chân thành và sâu sắc , người đã truyền đạt và trang bị cho Em khối kiến thức vô cùng quí báu
Cho con xin được gửi đến Ba, Mẹ đã khổ công dạy dỗ,nâng đỡ,tạo điều kiện thuận lợi cho con được học tập và hoàn thành tâm nguyện này
Xin chân thành cảm ơn các anh chị đi trước và bạn bè đã hết lòng giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận văn này
T.p Hồ Chí Minh, Ngày 09 tháng 10 năm 2004
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN NGỌC PHONG
Trang 4MỤC LỤC
Phần thứ nhất MỞ ĐẦU
a Thực trạng lạm dụng thuốc BVTV ở nước ta
b Định hướng phát triển nơng nghiệp của Việt Nam
c Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
d Tình hình sản xuất rau an tồn tại Tp HCM
2 Mục tiêu của đề tài 9
3 Nội dung nghiên cứu 9
Phần thứ hai TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trang 53 Canh tác trên giá thể 16
3.1 Các loại giá thể trồng rau 16
3.2 Vài hướng sản xuất rau an toàn 17
4 Các hoạt chất sinh trưởng dùng trong trồng trọt 18
4.3 Các chế phẩm humat trên thị trường 20
5 Thực trạng lạm dụng các chế phẩm sinh học trong nông nghiệp ở nước
6 Định hướng phát triển ngành trồng rau của việt nam 23
Phần thứ ba VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
7.1 Thời gian thực hiện và địa điểm thí nghiệm 30
7.3 Các nghiêm thức thí nghiệm 31
7.5 Chuẩn bị cây con và chăm sóc 32
8.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 32
8.2 Liều lượng phun phân bón lá 33
8.4 Phương pháp xử lý số liệu 34
Trang 6Phần thứ bốn KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
9 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sự sinh trưởng của cây cải ngọt
9.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến chiều cao của cây cải ngọt
9.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến chiều dài lá của cây cải
9.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tốc độ tăng trưởng của lá cây cải ngọt trồng trên giá thể 39
10 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến trọng lượng chất khô của cây
11 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất của cây cải ngọt
Phần thứ năm KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Trang 7Phần thứ nhất
MỞ ĐẦU
Trang 81 Đặt vấn đề
Rau xanh là loại thực phẩm cần thiết trong mỗi bữa ăn vì làm cho bữa ăn thêm ngon, giàu các chất dinh dưỡng và cung cấp thêm các vitamin… mà cơ thể chúng ta không tổng hợp được, giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể, tiêu hoá nhanh, và là loại thực phẩm giúp làm giảm các nguy cơ về bệnh tật
Cơ thể cần đầy đủ các loại dinh dưỡng, trong đó nhu cầu rau xanh ngày càng tăng trong khẩu phần ăn hàng ngày Việc gia tăng này giúp cơ thể hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng khác và kéo dài tuổi thọ của con người Trước nhu cầu tiêu thụ rau xanh tăng từng ngày, Nhà nước ta đã mạnh dạng đầu tư vào các công trình khoa học có khả năng ứng dụng cho nông nghiệp Những công trình này làm tăng sản lượng cũng nhưng chất lượng rau
Trong sản xuất rau xanh, nhằm mục đích tăng năng suất và tăng lợi nhuậm, người ta thường sử dụng các loại chế phẩm sinh học khác nhau trong đó có các loại phân bón lá Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm phân bón lá khác nhau với nhiều công dụng khác nhau Việc nghiên cứu xác định
được loại phân bón lá thích hợp cho rau cải ngọt (Brassica chinensis L.) trồng
trên nền giá thể hữu cơ là một yêu cầu cấp thiết của sản xuất nông nghiệp vùng chuyên canh rau vùng ven thành phố Hồ Chí Minh
Được sự giúp đỡ của các cán bộ Phòng Nghiên cứu Cây thực phẩm Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, chúng tôi triển khai đề tài khoa học:” Ứng dụng một số chế phẩm sinh học trong canh tác cải ngọt
(Brassica chinensis L.) trên giá thể hữu cơ”
Trang 9Đề tài chọn đối tượng rau cải ngọt vì đây là loại rau được nhiều hộ nông dân thích trồng do thời gian sinh trưởng ngắn, lại cho năng suất cao, sản phẩm tiêu thụ nhanh
2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu:
- Xác định được loại phân bón lá thích hợp cho cây cải ngọt trồng trên nền giá thể hỗn hợp trộn cát, than bùn và phân chuồng
- Đề ra một hướng sản xuất rau ăn lá sạch, an toàn và có năng suất cao cho người tiêu dùng
3 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của rau cải
- Đánh giá năng suất thực thu của rau cải
Đề tài của chúng tôi được tiến hành tại Trại thực nghiệm của Phòng Nghiên cứu Cây thực phẩm (xã Tân Thới Nhì, huyện Hốc Môn, thành phố Hồ Chí Minh)
Trang 10
Phần thứ hai
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trang 111 SƠ LƯỢC VỀ CÂY RAU CẢI NGỌT
Tên khoa học: Brassica chinensis L
Họ Thập Tự: Cruciferae
1.1 Nguồn gốc thực vật
Cây cải ngọt có nguồn gốc từ Trung Quốc (Phạm Hoàng Hộ, 1968), được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó vùng châu Á là phổ biến nhất Cải ngọt là cây hàng niên, có rễ phát triển mạnh, cây cao từ 0,5 – 1,5 m; lá màu xanh, phiến lá hình xoan có răng hay không có răng cưa, cuống lá dài
1.2 Đặc điểm thực vật
Rễ cải ngọt có hệ rễ chùm rất phát triển với sự phân nhánh mạnh Khi
các lá phát triển thì rễå chính tiếp tục phát triển sâu xuống đất và bất đầu hình thành rễ ngang Rể phát triển theo cây lan rộng và sâu
Thân trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, không dài quá 20 cm Trong thời gian này thân tiếp tục phát triển, đường kính gốc rộng từ 4 – 7 cm Cây phát triển có khi đạt 60 – 100 cm Lá mầm phiến hình xoan nguyên hay có răng, cuốn dài có màu xanh, mọc đối diện nhau
Lượng dinh dưỡng trong lá mầm cung cấp cho cây giai đoạn đầu và nẩy mầm, lá mầm từ từ rồi chết Lá góc mọc đối diện nhau dài, lá 8 – 15 cm, sau vài tuần rồi già chết Lá mọc quanh thân chính của cây Những lá vòng trong nhỏ hơn lá vòng ngoài cùng sự sinh trưởng của cây Các lá là bộ phận quang hợp của cây
Hoa lưỡng tính 6 ống phấn 4 ngắn, 2 dài có cánh màu vàng Các hoa riêng biệt được giữ trên thân chính của cành hoa
Trang 12Quả giác dài khoảng 7 cm, rộng 3 – 5 cm Quả chín hoàn toàn, khô, vỏ quả nứt và hạt rơi ra ngoài
1.3 Yêu cầu ngoại cảnh:
Các yếu tố sau đây có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cải ngọt:
a Nhiệt độ
Là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sinh trưởng của cải ngọt Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự nẩy mầm, ra hoa, thụ phấn, tạo hạt, quan trọng nhất là ảnh hưởng đến sự chín Cải ngọt trồng ở Việt Nam là giống cây chịu nhiệt, rất thích hợp với điều kiện nhiệt đới Nhiệt độ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự quang hợp và quá trình quang hợp Cải ngọt là loại rau ưa thích ấm áp, nhiệt độ thích hợp cho loại rau này đồng hoá là 30oC ban ngày, ban đêm 20oC Khi nhiệt độ vượt quá giới hạn, khí khổng sẽ đóng lại ảnh hưởng tới quá trình trao đổi khí
CO2, quá trình quang hợp dẫn đến cây sinh trưởng kém, làm giảm năng suất và chất lượng
Nhiệt độ thích hợp cho loại rau này là có chênh lệch nhiệt độ ngày đêm, điều này thuận lợi cho cây phát triển Khi nhiệt độ cao thì lá bị nhỏ đi và đỉnh lá bị cháy còn có quan hệ thiếu canxi kích thích bệânh phát triển Nhiệt độ thấp
10 - 15oC cây sinh trưởng, phát triển kém, nếu thấp nữa cây ngưng sinh trưởng và có thể chết
b Độ ẩm:
Độ ẩm không khí và độ ẩm trong đất có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sinh trưởng như sự nẩy mầm, sự sinh trưởng, sự dinh dưỡng Trong môi trường khô và nóng rất thích hợp với việc sản xuất hạt cải Độ ẩm cao làm tăng tỉ lệ hoa cái
Trang 13Cải ngọt được xếp vào loại cây tiêu thụ nhiều nước do có nguồn gốc ở nơi ẩm ướt, có diện tích lá lớn, mặt lá không có lông Do đó, cải ngọt cần độ ẩm không khí và độ ẩm đất tương đối cao
c Ánh sáng:
Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của lá Cường độ ánh sáng lớn kích thích sự tăng kích thước của lá Cường độ ánh sáng yếu gây ra lá nhỏ hẹp làm cho các lá phía ngoài ngã xuống và thời gian thiếu ánh sáng ảnh hưởng rất lớn trọng lượng và kích thước lá Quang hợp là quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hoá học dưới dạng các hợp chất hữu cơ Nói một các khác, quang hợp là quá trình biến đổi các chất vô cơ đơn giản thành các chất hữu cơ phức tạp có hoạt tính cao trong
cơ thể thực vật dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời và sự tham gia của hệ sắc tố thực vật
Cường độ ánh sáng thấp liên tục vào mùa mưa thì cây trở nên gầy, có màu xanh nhạt Quá nhiều ánh sáng mặt trời trong thời gian dài có thể gây tổn thương sắc tố diệp lục, không hoạt hoá được enzym, làm rối loạn quá trình sản xuất các hợp chất cao năng Rau ăn lá có chất lượng tốt khi được trồng trong điều kiện che bớt nắng
d Đất canh tác:
Cải sinh trưởng tốt trên nền đất thịt nhẹ hoặc thịt pha cát có độ màu mở cao Đạm là yếu tốt cần thiết sự sinh trưởng của lá ,hình thành phát triển tốt cho cải ngọt Canxi là yếu tốt thứ hai quan trọng sau đạm, ở giai đoạn hình thành và phát triển thiếu canxi đỉnh lá bị cháy N - P được hấp thụ nhiều ở giai đoạn sinh trưởng đầu, N - K được hấp thụ nhiều ở giai đoạn sinh trưởng cuối Lượng đạm tập trung vào lá ở thời gian đầu Cuối thu hoạch hạn chế đạm nếu đạm nhiền tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển lượng nitrat tích luỹ cao giảm
Trang 14vitamin C không đảm bảo chất lượng
2 SÂU BỆNH CHÍNH HẠI CẢI NGỌT
2.1 Sâu tơ
Tên tiếng Anh: Diamond back moth, Cabbage moth
Tên khoa học: Plutella xylostella L (Plutella maculipenis)
a Gây hại:
Trứng đẻ ở phần lõm của lá non hoặc lá bánh tẻ Một ngài cái trung bình đẻ được khoảng 50 - 300 trứng Sâu tơ gây hại khác nhau tùy theo ngày tuổi Sâu tơ có khả năng thích ứng rộng, nhưng nhiệt độ thích hợp lá 20 - 30oC Ngài cái sâu tơ thường đẻ trứng rất ít ở độ ẩm nhỏ hơn 76 % Mùa khô, sâu tơ phát sinh gây hại nặng hơn mùa mưa Vòng đời 21 - 25 ngày Thời gian của trứng là 3 - 4 ngày, của sâu non là 11 - 12 ngày, của nhộng là 5 - 6 ngày và của trưởng thành là 2 - 3 ngày
b Biện pháp quản lý và phòng trừ
Gieo trồng cây con khỏe, xen canh cây khác họ Thập Tự, vệ sinh đồng ruộng, dùng bẫy feramoon bắt ngài sâu tơ, nuôi thả ong kí sinh…
Phòng trừ bằng thuốc nông dược: Các loại thuốc hiện nay thường sử dụng để phòng trừ sâu tơ là Dipel 3.2, Xentary 35 WDG, Tập kỳ 1.8 EC, Proclaim 1.9 EC, Vertimec 1.8 EC, Success 25 EC, Pegasus 500 DD,ø Padan 90
SP, Polytrin P 440 EC, Karate 2.5 EC, Dipel 3.2WP, NPV…
2.2 Rệp mềm
Những loài rệp mềm (rệp muội) Têân tiếng Anh: Aphids
Tên khoa học: Rệp xám - Brevicoryne brassicae L
Rệp xanh - Rhopasoliphum pseudobrassicae D
Trong hai loại rệp ở trên thì rệp xám Brevicoryne brassicae L là loại
rệp mềm gây hại phổ biến trên các loại rau cải họ Thập Tự
Trang 15a Triệu chứng và mức độ gây hại:
Rệp bám ở tất cả các bộ phận của cây cải nhiều là ở các phần non Các bộ phận của cây bị rệp gây hại nhẹ, bị hại thường có những vết thâm đen Khi
bị rệp gây hại nặng thì cây còi cọc, lá quăn queo chuyển dần sang màu vàng, ngọn cây không thể phát triển chiều cao
b Biện pháp phòng trừ
Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, diệt các cỏ dại xen canh các cây cải với cà
rốt hoặc các cây trong họ Hoa Tán (Umbelliterae)
Bón phân N P K cân đối
Các loại thuốc hóa học có thể sử dụng là Mospilan 3 EC, Trebon 10 EC, Vibaba 50 EC, thuốc thảo mộc HDC 25BHN…
2.3 Bọ nhảy sọc vỏ lạc
Tên tiếng Anh: Striped flea beetle
Tên khoa học: Phyllotreta striolata F (Phyllotreta vittata F.)
a Mức độ gây hại:
Bọ nhảy sọc vỏ ăn khuyết lá tạo thành những lỗ tròn nhỏ ở trên lá Nếu gây hại ở mật độ cao chúng thường ăn hết phần mềm của lá chỉ để lại các gân cứng làm, cây có thể chết vì thiếu quang hợp Sâu non bọ nhảy sọc vỏ lạc ăn phá rễ chính và phần thân ngầm của cây tạo thành các đường đục ngoằn ngoèo làm cho cây rất dễ bị héo và chết Một ngài cái thường đẻ được 200 trứng
b Biện pháp phòng trừ
Luân canh với các cây trồng khác, cây khác họ Thập Tự
Vệ sinh đồng ruộng
Phòng trừ bằng thuốc hoá học hiệu quả không cao Các loại thuốc hóa học có thể sử dụng để phòng trừ bọ nhảy sọc vỏ lạc trưởng thành là Supracide
40 EC, Hopssan 50 EC…
Trang 163 CANH TÁC RAU TRÊN GIÁ THỂ
3.1 Các loại giá thể trồng rau
Các giá thể hữu cơ có vai trò giữ nước và cung cấp chất dưỡng cho cây, ngoài ra giá thể giúp giữ và hạn chế sự rửa trôi dinh dưỡng Các thành phần có thể tạo nên giá thể hữu cơ trong sản xuất rau an toàn có:
- Than bùn: Được tạo thành do sự phân giải thực vật trong điều kiện yếu khí trong tự nhiên Theo Nguyễn Đình Ngộ và cộng tác viên trong than bùn có chứa một số chất dinh dưỡngcần thiết cho cây trồng như: đạm hàm lượng khoảng 0,7 - 0,9 %; lân khoảng 0,035 - 0,170 %; kali khoảng 0,14 – 1,00 % Vì vậy khi sử dụng than bùn trong nông nghiệp không phải dựa vào các chất dinh dưỡng chứa trong đó, mà cơ bản là dựa vào đặc tính khác của than bùn Đó là thành phần axít humic và cấu trúc xốp đặc thù của than bùn Trong nông nghiệp người ta không dựa vào các giá trị dinh dưỡng có trong than bùn mà dựa vào đặc tính xốp của nó
Than bùn có một tính chất vật lý quan trọng là có cấu trúc rỗng xốp rất phát triển Đó là quá trình phân huỷ các thành phần dễ bị phân huỷ của xác thực vật để lại trong điều kiện sự lắng đọng ở đầm lầy nhưng bị vùi sâu trong lòng đất Trong quá trình sử dụng than bùn làm phân bón, vì than bùn không chứa nhiều chất dinh dưỡng đa lượng (N, P, K) hoặc vi lượng (Mo, Zn, Mn, Fe, Bo )
Việc bổ sung này thực hiện bằng cách cho phối trộn và ủ chúng với than bùn Chính nhờ cấu trúc xốp của than bùn đã “nhốt” giữ các thành phần dinh dưỡng bổ sung vào trong các lỗ xốp của than bùn, tạo một “kho” tồn trữ các chất dinh dưỡng, giúp cho các chất dinh dưỡng không bị hoà tan quá nhanh, làm trôi rửa theo nước gây mất mát chất dinh dưỡng hoặc thấm xuống các tầng
Trang 17đất sâu, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm Nhờ bị “nhốt” giữ trong hệ thống lỗ xốp của than bùn, các chất dinh dưỡng sẽ được hoà tan chậm và tiết ra từ từ, nhờ vậy cây trồng có thời gian để sử dụng hết toàn bộ chất dinh dưỡng đưa vào trong phân bón trong suốt cả quá trình sinh trưởng và phát triển cây trồng So với việc đưa dinh dưỡng vào đất bằng cách bón trực tiếp phân urê, DAP, lân, kali dạng bột, việc đưa các chất dinh dưỡng nói trên vào cấu trúc xốp của than bùn cho phép tiết kiệm lượng phân bón sử dụng, đồng thời hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm
- Phân chuồng: Là nguyên liệu rẻ tiền, có tác dụng tăng độ màu mỡ cho đất nhưng cũng là nguồn lây nhiễm các loại vi khuẩn, ấu trùng, trứng giun sán gây bệnh đường ruột cho người, và là nguồn phát tán cỏ dại trong tự nhiên
- Cát mịn: Lá một dạng giá thể "trơ" vì bản thân loại giá thể này không cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, mà nó chỉ làm giá thể cho cây đứng và sinh trưởng nhờ dinh dưỡng được cung cấp thêm
- Mụn xơ dừa, tro trấu, mùn cưa… là những loại giá thể tốt và cũng có nhiều ứng dụng trong canh tác rau
3.2 Vài hướng sản xuất rau an toàn
3.2.1 Thủy canh (trồng rau trong dung dịch)
Ưu điểm: Có thể sản xuất rau sạch ở những nơi thiếu đất, nơi đất nhiễm độc, nhiễm mặn Ít phải chăm sóc, ít bị sâu bệnh Năng suất thu hoạch cao
Khuyết điểm: Đầu tư cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao, do đó khó mở rộng quy mô
3.2.2 Trồng rau trong điều kiện có thiết bị che chắn (nhà lưới, nhà nilon, nhà màng…)
Ưu điểm: Hạn chế sâu, bệnh hại, cỏ dại, sương giá Ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Năng suất thu hoạch cao
Trang 18Khuyết điểm: Các vật liệu để xây dựng nhà có điều kiện che chắn hiện nay giá thành vẫn cao, người nông dân chưa đủ vốn đầu tư sản xuất lớn
4 CÁC HOẠT CHẤT SINH TRƯỞNG DÙNG TRONG TRỒNG TRỌT
4.1 Phân bón lá
Được thừa nhận là một dạng phân hữu ích tác dụng nhanh chóng đến cây trồng đặc biệt khi cây gặp điều kiện như úng, ngập hạn, sâu bệnh… làm tăng năng suất cây đáng kể Trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại phân bón lá; trong đề tài này chọn ra 5 loại phân bón điều có N - P - K và có các nguyên tố đa, trung và vi lượng; mỗâi chế phẩm có các tỉ lệ N - P - K khác nhau
Với dưỡng chất là hàm lượng hữu cơ cao hơn nhiều so với nhiều loại phân khác, phân bón lá được nhiều cơ quan nghiên cứu, các Trung tâm khuyến nông… đánh giá là một dạng phân rất tốt Khi sử dụng phân bón lá sẽ đạtđược một số mong đợi: giảm phân hoá học, tăng năng suất, giảm sâu bệnh, giảm ô
nhiễm môi trường
4.2 Axít Humic
Than bùn là vật chất hữu cơ được tạo thành từ xác thực vật (rong rêu, cây cỏ ) lắng đọng lâu ngày trong các đầm lầy ngập nước Trong môi trường ngập nước, thiếu oxy, vi khuẩn yếm khí trong đất đã biến đổi hoá học các xác thực vật thành các chất mùn (humic) – thành phần gồm có những phần không bền với tác dụng của vi khuẩn bị phân huỷ tạo thành các chất khí Những còn lại (phần bền vững) sẽ tham gia quá trình tạo thành humic với các phản ứng ngưng tụ nối tiếp, tạo chất trọng lượng phân tử lớn, chủ yếu là cacbon, trong đó các dị nguyên tố dưới dạng nhóm chức hoạt động như nhóm cacboxil, hydroxil, metoxil, quinone, hydroxil dạng phenol Hoạt tính sinh học của than bùn phụ thuộc vào hàm lượng những nhóm chức này trong chất humic của than bùn,
Trang 19đồng thời phụ thuộc vào nồng độ các trung tâm thuận từ của các nối liên kết đôi trong vòng cacbon thơm ngưng tụ cao
Ngoài sự có mặt của nhóm chức hoạt động, chủ yếu là các nhóm của cacboxil, hydroxil, dễ dàng tham gia vào các quá trình trao đổi cation làm cho than bùn trở thành vật liệu có khả năng trao đổi cation khá mạnh Trong các hợp chất humic của than bùn, người ta phân biệt 2 loại: loại có trọng lượng phân tử không cao lắm, tan được trong nước có màu nâu, được gọi chung là axít
fulvic và loại có trọng lượng phân tử cao hơn, không tan trong nước, được gọi
chung là axít humic Tuy nhiên, chỉ có các muối kim loại kiềm hoá trị 1 (Na, K) hoặc muối amôn của các axít humic (humat natri, humat kali, humat amon) mới tan tốt trong nước, cây trồng có thể hấp thụ được Do đó, để sử dụng axít
humic của than bùn, ta chỉ sử dụng các muối hoà tan được mà thôi
Các muối humat hoà tan không phải là nguồn dinh dưỡng cho cây trồng, vai trò một chất có hoạt tính sinh học, chức năng điều hoà, kích thích tăng trưởng Muối humat hoà tan khi tham gia vào các quá trình oxy hoá khử trong các tế bào sẽ góp phần hoạt hoá những hệ tổng hợp protein Điều này thúc đẩy các quá trình phân bào, đồng thời hỗ trợ sự hình thành các chất men, chất điều hoà chủ yếu các quá trình trao đổi các chất humat hoà tan có hai tác dụng: một là giúp cho sự tăng trưởng xảy ra nhanh hơn, hai là hoạt hoá các quá trình quang hợp và giúp chuyển hoá triệt để các chất khoáng dinh dưỡng, nhờ vậy góp phần tăng năng suất cây trồng
Ở điều kiện môi trường không thuận lợi, các chất humat này có khả năng giúp nâng cao tính đề kháng, chống chịu của cây, Sỡ dĩ có tính chất này vì khi môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng (khô hạn, giá rét, sâu bệnh) các thông tin di truyền bị kìm hãm, dưới ảnh hưởng của các muối hoà tan, các quá trình sửa chửa và phục hồi chúng sẽ được thực hiện nhanh
Trang 20hơn Chính vì vậy, khi xử lý hạt giống bằng dung dịch các muối humat hoà tan hoặc phun lên lá, hoặc khi bón phân có chứa các muối humat hoà tan, cây trồng sẽ có khả năng chịu hạn, chịu rét, chịu nhiễm mặn tốt hơn và rõ ràng hơn Ngoài ra, các muối humat hoà tan giúp cho quả và hạt chóng chín ngay cả khi thời tiết không thuận lợi Trong khi đó, hàm lượng protêin cũng tăng lên, chất lượng quả và hạt cải thiện nhiều
Ảnh hưởng muối humat hoà tan đến cây trồng tác dụng rõ rệt với vùng đất mới điều kiện canh tác khó khăn, đặc biệt trong trường hợp phải dùng các loại phân bón hoá học liều lượng cao nhưng không mang lại hiệu quả mong muốn Các muối humat hoà tan còn ảnh hưởng tốt đến sự phân huỷ các thuốc trừ sâu đối với môi trường đất và nước
Than bùøn nông nghiệp chủ yếu là dựa vào thành phần axít humic chứa trong đó chứ không phải dựa vào thành phần các chất dinh dưỡng N, P, K có trong bản thân nó Do đó, những loại than bùn nào chứa hàm lượng axít humic càng cao, càng có giá trị đối với sản xuất nông nghiệp Khi than bùn có hàm lượng axít humic thấp (dưới 10 %), sử dụng vào nông nghiệp sẽ không hiệu quả
4.3 Các chế phẩm humat trên thị trường
Muối humat có nhiều thương hiệu trên thị trường vật tư nông nghiệp như super humat, k-humat… bên cạnh có thể kèm thêm các nguyên tố đa vi lượng khác để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho vcây trồng nói chung, mỗi loại theo sự hướng dẫn riêng để sử dụng
Nhưng nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió nóng ẩm, nên các sản phẩm rau khi thu hoạch gặp rất nhiều sâu bệnh Trước hoàn cảnh đó, để bảo vệ sản phẩm làm ra người nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có độ độc ngày càng cao, nhiều lúc không hiệu quả mà còn mất cân băng sinh thái và tính
Trang 21trạng ngộ độc rau có tăng ở những năm gần đây Tuy nhiên, có những nghiên cứu về môi trường trồng rau và công thức thích hợp làm cho tình hình bị ngộ
độc về rau đã giảm nhiều so với thời gian trước Thế nhưng, nguy cơ tiềm tàng
vẫn còn đó, do việc sử dụng hóa chất độc hại, không có thời gian cách ly an toàn và sử dụng đất, nước nhiễm bẩn
Xu hướng trên thế giới hiện nay là hướng tới nông nghiệp hữu cơ, không gây ô nhiễm môi trường và an toàn cho sức khoẻ của con người trong quá trình tiêu thụ Sản phẩm rau hữu cơ được bán rất chạy và giá thành cao hơn sản xuất rau theo lối thông thường Việt Nam là quốc gia có tiềm năng rất lớn trong sản xuất rau hữu cơ, có nhiều tro trấu, xơ dừa, mùn cưa, rơm rạ… và nhiệt độ cao giúp cho quá trình phân huỷ chất hữu cơ thuận lợi và nhanh hơn, có nhiều mỏ than bùn phân bố nhiều nơi trong cả nước Nền nông nghiệp rau Việt Nam muốn hướng tới mục tiêu xuất khẩu thì nên sử dụng phương pháp canh tác hữu
cơ Việt Nam đã sản xuất được nhiều loại phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón lá
vi sinh, thuốc trừ sâu vi sinh… phục vụ cho sản xuất rau hữu cơ
Nhu cầu được sử dụng rau an toàn của người tiêu dùng hiện nay cho thấy, xu hướng sử dụng giá thể hữu cơ sẽ là phương thức canh tác chủ đạo trong tương lai, mặc dù phương pháp này hiện nay ở Việt Nam chưa được sử dụng rộng rãi Do còn nhiều vấn đề, chi phí đầu tư cơ sở vật chất, tập quán canh tác, kỹ thuật bón phân chăm sóc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nguồn ra cho sản phẩm… vấn đề kỹ thuật thì người sản xuất rau được hỗ từ các cơ quan khoa học, cơ quan khuyến nông, nhưng không phải tất cả người trồng rau đều có điều kiện thực hiện như hướng dẫn Vấn đề vốn và tiêu thụ là vấn đề khó khăn cần được các cơ quan nhà nước, các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, người sản xuất rau … cùng hợp tác giải quyết
Trang 225 THỰC TRẠNG LẠM DỤNG CÁC CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA
Việc lựa chọn phương thức canh tác nào là phụ thuộc vào nhu cầu thị trường, hiệu quả kinh tế, khả năng của người sản xuất Ngành trồng rau ở nước
ta tuy chưa đánh giá chi tiết mức độ ô nhiễm tại các vùng trồng rau nhưng hậu quả xấu cho người tiêu dùng và môi trường do lạm dụng bảo vệ thực vật trên thực tế vẫn còn đang xảy ra
Những ứng dụng ồ ạt, thiếu chọn lọc và quy định chặt chẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật càng làm gia tăng những tác nhân ô nhiễm từ thuốc bảo vệ thực vật và các loại phân bón khác nhau Khi phun thuốc trừ sâu, bệnh, cỏ dại… thuốc sẽ phủ thành 1 lớp mỏng trên bề mặt được phun và 1 lớp chất lắng gọi là
dư lượng ban đầu của thuốc Theo Danh mục thuốc bảo vệ thực vật của Nhà xuất bản Nông Nghiệp, đến năm 2002, có 123 danh mục thuốc trừ sâu với 394 loại thuốc bảo vệ thực vật, 290 loại thuốc trừ bệnh, 205 loại thuốc trừ cỏ, 16 loại thuốc trừ chuột, 35 loại thuốc kích thích… Có thêm 20 danh mục thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật, 6 danh mục trừ bệnh, 1 danh mục trừ cỏ và trừ chuột bị cấm sử dụng ở Việt Nam, 12 loại trừ sâu, 1 trừ bệnh, hạn chế sử dụng
Tuy chủng loại nhiều, song do thói quen sử dụng và sợ rủi ro do không hiểu biết và thiếu thông tin rộng rãi nên nông dân có thói quen chỉ sử dụng 1 loại thuốc quen thuộc, đó thường là những loại thuốc bảo vệ thực vật có độ độc cao, phổ diệt sâu rộng, giá rẻ, hiệu quả tức thời; đặc biệt thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc lân hữu cơ và carbamate là những hợp chất rất khó bị phân giải, được sử dụng sử rất nhiều ở Việt Nam Có cả trường hợp người ta sử dụng nhớt
Trang 23cặn để diệt bọ nhảy ở ao rau muống vì thấy hiệu lực tức thì… Nhiều năm trước, Furadan 3 G không được phép sử dụng cho rau và cây dược liệu nhưng vẫn được nông dân sử dụng rộng rãi
6 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG RAU CỦA VIỆT NAM
Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2010 tiếp tục xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sinh thái bền vững với mục tiêu tăng nhanh số lượng và nâng cao chất lượng năng suất đáp ứng nhu cầu trong nước Từ khi có định hướng phát triển, chất lượng rau được nâng cao biểu hiện qua ngày càng nhiều những cá nhân, đơn vị, xí nghiệp tham gia mô hình trồng rau sạch, những vụ ngộ độc rau đã giảm rất nhiều nhưng dư luận xã hội vẫn còn e ngại do dư lượng trong rau ở những chợ khác vẫn còn vượt ngưỡng cho phép, do tập quán canh tác khó lòng thay đổi hoàn toàn triệt để của người trồng rau
Để thực hiện định hướng trồng rau an toàn, công tác bảo vệ thực vật đóng vai trò quan trọng và phương pháp sử dụng phổ biến hiện nay là biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp theo định hướng sinh học, thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường Có nhiều cách sử dụng biện pháp sinh học gồm có:
- Sử dụng ký sinh thiên địch chuyên tính, nấm, côn trùng ký sinh
- Ký sinh thiên địch không chuyên tính, các loài ăn thịt sâu
- Biện pháp sử dụng hormoon giới tính dẫn dụ sâu hại
- Sử dụng vi sinh vật có ích
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, được chia thành 7 vùng sinh thái nông nghiệp là: Vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long Các vùng này đều có tiềm năng cho
Trang 24nông nghiệp nói chung và cải ngọt nói riêng Do những đặc điểm về tự nhiên và kinh tế xã hội khác nhau giữa các vùng đã tạo nên sự đa dạng trong sản xuất nông nghiệp Ở phía Bắc có bốn mùa trong năm, cải ngọt được trồng vào vụ đông-xuân Ở phía Nam có hai mùa là mùa mưa và mùa khô, nên cải ngọt được trồng quanh năm, nhưng do vụ hè-thu sâu bệnh nhiều và cuối mùa thu mưa rất nhiều, rau cải dễ chết do tổn thương và ngập úng
Ngoài những lợi thế tự nhiên còn phải kể đến những tiềm năng nhất định về kinh tế xã hội như: hệ thống vùng chuyên canh rau của vùng ven Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều cơ quan và Viện nghiện cứu khoa học phục vụ cho ngành rau, nhiều công ty sản xuất và kinh doanh giống rau, có nông dân cần cù, giàu kinh nghiệm, có khả năng đầu tư, nắm bắt và ứng dụng phương pháp sản xuất hiện đại để đạt năng suất và chất lượng cao hơn, có hệ thồng giao thông thuận lợi để vận chuyển rau từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, tuy nhiên có những vùng rất thuận lợi cho san xuất nhưng khó khăn trong khâu tiêu thụ Đà Lạt có khả năng sản xuất những sản phẩm rau cao cấp phục vụ cho xuất khẩu như bông cải, cải bắp, cải thảo, cà chua, khoai tây, ớt ngọt… Nhưng với phương pháp canh tác như hiện nay của nông dân thì sản phẩm rất khó có điều kiện để tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu Việc lạm dụng phân chuồng và thuốc bảo vệ thực vật của nông dân trong sản xuất… nên nông sản làm ra khó có hợp đồng bao tiêu sản phẩm trong xu hướng yêu cầu chất lượng ngày càng cao của người tiêu dùng
Dẫn đến tình trạng rau có giá rất thấp do sử dụng phân chuồng và thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều, khi đến thời kì thu hoạch và người trồng rau bỏ rau tự hỏng trên ruộng mà không thu hoạch… Chỉ có những công ty liên doanh hay
100 % vốn nước ngoài mới có đầy đủ khả năng và kinh nghiệm sản xuất sản phẩm rau phục vụ xuất khẩu Công tác phát hiện sâu bệnh sớm là phương pháp
Trang 25để chọn ra cách tối ưu nhất an toàn nhất và ít tốn kém mà có hiệu quả cao: nắm rõ thời điểm sâu nở, dấu hiệu bệnh sớm, giúp cho việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật rất hiệu quả và hạn chế được số lần phun thuốc không cần thiết Họ tuân thủ tốt thời gian cách ly và kiểm tra dư lượng trước khi xuất sản phẩm
Khu vực đông Nam Bộ là khu dân cư tập trung rất đông đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh Rau của khu vực được gieo trồng và thu hoạch quanh năm chủ yếu là các giống rau có nguồn gốc nhiệt đới, năng suất cao nhất là vụ đông-xuân Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiêu thụ chính, với nhiều cơ quan, xí nghiệp, siêu thị, nhà hàng khách sạn, quán ăn… Sản lượng rau của thành phố Hồ Chí Minh có thể đáp ứng 30 – 40 % nhu cầu, phần còn lại được bổ sung từ các tỉnh Lâm Đồng, Long An, Tây Ninh… Mức tiêu thụ rau bình quân đầu người của thành phố Hồ Chí Minh đạt khoảng 90 kg/người/năm Rau quả được chuyển qua các mạng lưới trung gian cung cấp cho các chợ bán buôn, từ đây rau được phân phối đến các chợ nhỏ hơn rồi phân phối đến người tiêu dùng
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long với thế mạnh là cây lương thực và cây ăn trái, rau có vai trò xen canh với cây lương thực Cũng có những đơn vị chuyên canh, để cung cấp rau cho các khu công nghiệp và khu vực đô thị của vùng Nhu cầu rau của nông dân thường là tự cung tự cấp từ những vườu rau quanh nhà Nơi đây có nguồn nước dồi dào và đất phù sa màu mỡ, rất thuận lợi cho sản xuất rau Theo thống kê năm 2001, diện tích trồng rau cả nước là 377.000ha, trong đó các tỉnh phía Bắc là 213.500 ha (chiếm 56,63 %), các tỉnh phía Nam có diện tích 163.500 ha (chiếm 43,37 %)
Năng suất cải ngọt ở Việt Nam còn thấp so với năng suất rau trung bình của thế giới (17,8 tấn/ha) Năng suất khác biệt giữa các khu vực: Thành phố Hố Chí Minh 16,5 tấn/ha, An Giang 14,34 tấn/ha, Tiền Giang và Lâm Đồng 13,88 tấn/ha Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng làm năng suất thấp yếu tố ảnh
Trang 26hưởng quang trọng nhất thiếu đầu tư, thời giang phát hiện sâu bệnh muộn (phần lớn là lúc sâu bệnh phát triển, rất ít trường hợp phát hiện lúc có mần bệnh) và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật (lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường làm mất cân bằng sinh thái), giống, thuỷ lợi… hệ thống nhân và sản xuất cải ngọt chưa được hình thành trong cả nước, tập trung gần thành phố lớn, nơi có công ty trong nước và ngoài nước hoạt động cung cấp hạt giống chất lượng cao Vùng rau chuyên canh ven thành phố, khu công nghiệp chủ yếu đáp ứng yêu cầu của dân cư tập trung, chủng loại rau ở vùng này phong phú và năng suất cao
Đầu 1996 thành phố Hồ Chí Minh đã có chủ chương sản xuất rau sạch, bước đầu đã đạt được nhiền thuận lợi nông dân các quận huyện ngoại thành nhiệt tình thực hiện, cụ thể:
Nông dân trồng rau an toàn ngày càng tăng theo thời gian: năm 1998 có
82 hộ (Củ Chi 50 hộ, Hóc Môn 32 hộ), năm 1999 có 110 hộ (Củ Chi 70 hộ, Hóc Môn 40 hộ) Nông dân đã tự nguyện đăng ký tham gia chương trình và tự tổ chức thành 3 tổ sản xuất để có thể học được những tiến bộ khoa học trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Thành phố xây dựng được quy trình sản suất rau an toàn công nghệ cao, tổ chức tập huấn, phổ biến, hướng dẫn cho nông dân nghiên cứu và thực hiện công nghệ sản xuất giống rau sạch bệnh trong vườn ươm Tạo được mối quan hệ liên kết các đơn vị kinh doanh với người sản xuất rau an toàn
Trang 27Bảng 2.1 Dự kiến cơ cấu sử dụng đất (ha) gieo trồng rau an toàn của
thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010
Quận,
huyện
1999 2000 2005 2010 Tổng
diện tích rau
Diện tích rau an toàn
Tổng diện tích rau
Diện tích rau
an toàn
Tổng diện tích rau
Diện tích rau an toàn
Tổng diện tích rau
Diện tích rau an toàn Củ Chi 3.167 13 3.500 60 3.800 240 4.000 4.000 Hóc Môn 1.311 18 1.700 60 1.520 800 1.300 1.000 Binh Chánh 2.379 2.300 2.000 60 1.500 1.000 Gò Vấp 963 900 800 20 400 400 Quận huyện
khác 2.367 2.500 2.000 1.000 1.000 800 Tổng cộng 10.187 31 10.900 120 10.120 2.120 8.200 7.200
(Nguồn: Định hướng phát triển nông nghiệp đến năm 2010 của TP.HCM)
Bảng 2.2 Dự kiến gieo trồng nhóm rau của thành phố Hồ Chí Minh
Rau ăn bắp
Rau ăn lá
Rau ăn củ quả
(Nguồn: Định hướng phát triển nông nghiệp đến năm 2010 của TP.HCM)
Trang 28Bảng 2.3 Dự kiến cơ cấu chủng loại một số cơ cấu quận huyện của thành phố
Rau ăn lá
Rau ăn củ quả
Rau ăn lá
Rau ăn củ quả Củ chi 8,6 91,4 8,3 91,7 8,5 91,5 Hóc môn 12,5 87,5 17,3 82,7 20,8 79,2 Gò vấp 100 100 100
(Nguồn: Định hướng phát triển nông nghiệp đến năm 2010 của TP.HCM)
Trang 29Phần thứ ba
VẬT LIỆU &
PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
Trang 307 VẬT LIỆU VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM
7.1 Thời gian thực hiện và địa điểm thí nghiệm
Thời gian thí nghiệm: từ tháng 1/2004 đến tháng 6/2004
- Bắt đầu từ ngày gieo 16/05/2004
- Ngày cấy:01/06/2004
- Ngày thu hoạch: 27/06/2004
Địa điểm thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành tại Trại Thực nghiệm thuộc Phòng Nghiên cứu Cây thực phẩm (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) đóng tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, Tp Hồ Chí Minh
Các ô thí nghiệm được trồng trong nhà lưới, được bao quanh bằng lưới có mắt lưới trung bình Trên mái được che bằng lưới có mắt lưới lớn hơn
7.2 Vật liệu thí nghiệm
b Giá thể trồng:
- Than bùn: được lấy tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai Thành phần sinh hoá của than bùn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai như sau:
pH (H2O) = 4,98 (theo tỉ lệ 1 : 5); C % = 17,52 %; Fe % = 3,16 %; Al % = 3,65
%; Hàm lượng tro = 15,8 %
Trang 31- Cát: Mua từ các Đại lý bán Vật liệu xây dựng
- Chất độn: Phân bò hoai mục
c Phân bón lá: Một số phân bón lá đang được giới thiệu trên thị trường của Công ty Đạt Nông, Công ty An Hưng Tường
Vật liệu xây ô thí nghiệm gồm có xi măng, gạch, đồ nghề thợ hồ… Hệ thống tưới nước: Các ống tưới bằng nhựa có đường kính 21 mm, trên ống được khoan 2 hàng lỗ dọc theo ống, đường kính các lỗ khoan là 1mm, khoảng cách giữa chúng là 10 cm; sau đó đặt vào lỗ bên trong ô thí nghiệm Các ống nước được kiên kết với nhau bằng các nối nhựa
d Nhà lưới Diện tích: 600 m2; nhà lưới dài 30 m, rộng 20 m; chiều cao đỉnh nóc 5,5 m, chiều cao bên hông 4,7 m Xung quanh bao lưới mịn (32 mesh), trên mái lưới lỗ lớn (4 mm x 4 mm)
7.3 Các nghiêm thức thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 5 công thức sau:
CT1: Roaplex CT2: 5-0-2
CT3: Fish Emelsion CT4: K-Humat (đối chứng)
CT5: Agrostim
7.4 Chuẩn bị giá thể trồng
- Dùng cát sạch, không lẫn tạp chất, đường kính hạt cát từ 0,3 – 0,8 mm
trộn với than bùn theo các tỉ lệ nêu trên
- Giá thể: Cát 80 %, phân bò hoai mục 10 %, than bùn 10 % Cho vào thùng 1 lớp cát dày 20 cm Lót tiếp lớp màng nhựa, trên nền cát đã được cho vào trước đó, tác dụng của lớp màng này làn ngăn cách cát với môi trường canh tác bên trên Dùng băng keo 2 mặt cố định lớp màng vào thành thùng, sau đó tạo 6 lỗ trên màng nhựa với khoảng cách 15 x 20 cm Tác dụng của lớp cát là cung cấp nước cho nền giá thể bên trên
Trang 32- Xử lý Trichoderma: 150 g/thùng, xử lý cho tất cả các công thức Cách xử lý: trải đều Trichoderma trên mặt đất, sau đó tưới giữ ẩm thường xuyên
7.5 Chuẩn bị cây con và chăm sóc
- Cải ngọt sau khi gieo được 3 lá thật thì nhổ và cấy cải vào các thùng thí nghiệm Trước khi cấy cần xử lý rễ cây con trong dung dịch thuốc Vivadamy 3
DD để diệt trừ nấm rễ gây bệnh cho cải
- Khoảng cách cấy: cây cách cây 10 cm, hàng cách hàng 20 cm
- Tưới nước: Dùng hệ thống tưới ngầm, nhằm cung cấp đủ ẩm cho cây trồng mà không bị dập nát cây
- Sau cấy khoảng 28 - 30 ngày thì thu hoạch
8 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
8.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm với 5 công thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại
Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm Lần
lặp lại
Công thức Roaplex 5-0-2 Fish Emelsion K-Humat Agrostim
Trang 338.2 Liều lượng phun phân bón lá
Bảng 8.2 Định lượng phun phân bón lá
(theo khuyến cáo của đơn vị sản xuất)
Roaplex 5-0-2 Fish Emelsion K-Humat Agrostim Lượng phun 10 ml 12 ml 10 ml 15 ml 12 ml Cho bình 8 lít nước bao gồm tất cả 5 công thức phân
Thời gian phun: 7 ngày sau cấy bắt đầu phun, phun 3 lần cách nhau 7 ngày vào buổi chiều mát, phun ướt đều trên mặt lá
- Ngày phun lần 1: 7/6/2004
- Ngày phun lần 2: 14/6/2004
- Ngày phun lần 3: 21/6/2004
8.3 Các chỉ tiêu theo dõi
a Chỉ tiêu về sinh trưởng
- Chiều cao cây (cm/cây) và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/5ngày) Trên mỗi công thức chọn cố định 5 cây (ở 5 ô khác nhau), theo dõi 5 ngày/lần Chiều cao cây được đo vào lúc thu hoạch, được đo từ phần trên mặt đất đến hết chóp lá dài nhất
- Số lá (lá/thân) và tốc độ ra lá (cm/lá/5ngày) Trên mỗi công thức chọn
5 cây để đếm số lá Theo dõi tốc độ ra lá từ khi cây con xuất hiện lá thật đầu tiên và lá đã thể hiện được đặc tính của giống, bằng cách dùng sơn đánh dâu trên lá
- Chiều dài lá (cm) Được đo khi thu hoạch, mỗi công thức chọn ngẫu nhiên 5 cây để đo Cách đo: đo từ cuống đến đầu của lá