L ỜI CẢM ƠN Được sự phân công của nhà trường, sự giúp đỡ của Ban Giám đốc, Trưởng khoa, cán bộ trong khoa dược bệnh viện cùng với sự giúp đỡ tận tình của gia đình trong thời gian thực tậ
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HÀ NỘI
BẮC GIANG, THÁNG 10 NĂM 2020
Trang 2L ỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của nhà trường, sự giúp đỡ của Ban Giám đốc, Trưởng khoa, cán bộ trong khoa dược bệnh viện cùng với sự giúp đỡ tận tình của gia đình trong thời gian thực tập tại bệnh viện đa khoa Bắc Giang từ ngày 28/9/2020 – 28/10/2020, em đã học hỏi và hiểu biết thêm những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ của người dược sỹ, nắm vững công tác quản lý dược, cung ứng thuốc,
vật tư y tế trong bệnh viện; chế độ quản lý chuyên môn về dược Được tìm hiểu, được hướng dẫn sâu sát về hoạt động cụ thể của khoa dược trong từng bộ phận,
việc sắp xếp bảo quản thuốc trong kho cũng như tính năng tác dụng của một số
loại thuốc
Qua đây em xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu, các thầy cô trong
bộ môn dược trường trung cấp y tế Bắc Giang Ban giám đốc, cán bộ nhân viên khoa dược bệnh viện đa khoa Bắc Giang và gia đình đã luôn chỉ dẫn, giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
B ắc Giang, ngày 8 tháng 10 năm 2020
Nguy ễn Đỗ Giáng Ngọc
Trang 3M ỤC LỤC
1.1 Cơ cấu tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
2.3 Chức năng và nhiệm vụ của dược sĩ tại quầy thuốc 18
3.1 Danh mục các loại thuốc, dụng cụ y tế tại nhà thuốc 28
3.2 Một số danh mục thuốc tại các kho dược 33
4.1 Một số phiếu lĩnh thuốc của khoa dược 51
Trang 5Sức khỏe là tài sản vô giá của mỗi người và con người là vốn quý nhất
của xã hội, là nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia Việc
giữ gìn và đầu tư cho sức khỏe chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế
xã hội của đất nước Thế nên việc chăm sóc sức khỏe con người là rất
cần thiết, luôn cần được quan tâm, đặt lên hàng đầu và chỉ có y tế mới
có thể đảm bảo được sức khỏe của con người, làm cho cuộc sống chúng
ta trở nên an toàn và chất lượng hơn
Nghề Y là một nghề rất đặc biệt và cao quí trong xã hội Đất nước càng phát triển, cuộc sống ngày càng được nâng cao người ta càng nói nhiều đến vấn đề y đức Y đức là phẩm chất tốt đẹp, là giá trị cốt lõi của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận
tụy phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh như chăm lo cho
những người thân yêu trong gia đình của mình Đây là nghề liên quan trực tiếp đến sinh mệnh con người nên người thầy thuốc không chỉ phải
giỏi về chuyên môn mà còn phải có tâm, có đức Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông đã từng nói: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người Phải lo cái lo của người, vui cái vui của người
Chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình, không nên
cầu lợi, kể công” Và Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn nhấn mạnh và
tặng 5 chữ vàng cho những người làm nghề y dược: “Lương y phải như
từ mẫu” nghĩa là người thầy thuốc đồng thời phải như một người mẹ
hiền “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật
mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu” (Thư gửi Hội nghị Quân y, Tháng 3/1948) Thấm nhuần những đạo lý ấy, em đã chọn ngành Dược là ngành theo học của mình
Hơn bao giờ hết, thuốc là một trong những yêu cầu quan trọng trong
sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nên việc cung cấp đầy đủ về
số lượng, đảm bảo về chất lượng là trách nhiệm của ngành y tế nói chung trong đó bệnh viện đóng vai trò quan trọng Hiện nay thị trường thuốc rất
đa dạng đòi hỏi việc cung ứng và phân phối phải hợp lý, đảm bảo an toàn,
Trang 6Do vậy việc đi thực tập tại các cơ sở về dược là vô cùng cần thiết, điều
đó sẽ giúp chúng em nắm vững, củng cố thêm những kiến thức, kỹ năng
đã được học trên lớp, đồng thời trau dồi kinh nghiệm thực tiễn, tiếp cận
với thực tế để chuẩn bị cho nghề nghiệp sau này mở rộng hiểu biết và đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu về chăm sóc sức khỏe nhân dân Nhận biết được tầm quan trọng đó, nhà trường đã tổ chức cho em thực tập ở khoa dược bệnh viện đa khoa Bắc Giang
Trong quá trình thực tập nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn, các cán bộ tại các cơ sở thực tập, em đã hoàn thành tốt đợt
thực tập tốt nghiệp này, đảm bảo các mục tiêu yêu cầu đã đặt ra của nhà trường như: hoàn thiện kĩ năng thực hành nghề nghiệp, trình bày được
mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của khoa dược bệnh viện đa khoa Bắc Giang…
Trong bài báo cáo thực tập còn có nhiều thiếu sót, rất mong sự góp ý
của cơ sở thực tập và thầy cô giáo hướng dẫn để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn cũng như giúp e trau dồi, học hỏi thêm nhiều kiến
thức và kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp để phục vụ cho
mình sau này
Trang 7PH ẦN I
TÌM HI ỂU CHUNG
1.1 C ơ cấu tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của khoa Dược trong bệnh viện
a Cơ cấu tổ chức bệnh viện
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang hôm nay, tiền thân là “Nhà thương Bản
sứ (L hôpital Indigène de Phu-Lang-Thuong)” được thành lập tháng 6 năm
1907 đến nay đã qua nhiều giai đoạn lịch sử của dân tộc và của tỉnh, bệnh viện vẫn ở trên mảnh đất này, trải dài theo thời gian bao năm tháng Qua hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và đến hôm nay, bệnh viện đã có những bước trưởng thành vượt bậc cả về quy mô giường bệnh cũng như trình độ
chuyên môn và chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật
Trước năm 1945, Nhà thương bản xứ với quy mô nhỏ bé (50 giường
bệnh), các thầy thuốc đều là người Pháp, chỉ có một ít làm nhân viên, lao công,
hộ lý người Việt Nam Việc khám chữa bệnh lúc này chủ yếu dành cho binh lính và nhân viên phục vụ người Pháp và người Việt làm việc cho Pháp tại Bắc Giang Người dân ít được tiếp nhận vào khám và chữa bệnh
Từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, bệnh viện mới thực sự là nơi khám
chữa bệnh cho nhân dân Một vinh dự rất lớn cho bệnh viện là vào ngày 06 tháng 05 năm 1946 được Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và động viên Trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và chống chiến tranh phá hoại
bằng không quân của đế quốc Mỹ, bệnh viện đã phải chia nhỏ làm nhiều phân
viện và sơ tán đến nhiều nơi, vừa chiến đấu vừa phục vụ chiến đấu mà vẫn đảm
bảo công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; địa điểm
bệnh viện ở thị xã Bắc Giang cũng bị bom đạn Mỹ tàn phá nặng nề trong
những ngày tháng cuối năm 1972 Có thể nói đây là một trong những thời kỳ oanh liệt, hào hùng nhất của bệnh viện Các thế hệ cán bộ và thầy thuốc bệnh
viện hôm nay và mai sau sẽ mãi mãi tự hào về truyền thống và sự đóng góp to
lớn của đồng nghiệp các thế hệ đi trước
Giờ đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang với quy mô 1000 giường
bệnh đã và đang từng bước phấn đấu và trưởng thành, bắt đầu từ công tác đào
tạo nâng cao trình độ chuyên môn, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết
bị, máy móc, y dụng cụ; để chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện ngày
một nâng lên Quá trình xây dựng và trưởng thành của bệnh viện luôn được
sự quan tâm của Bộ Y tế, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Sở Y tế và các ban
Trang 8ngành trong tỉnh Tập thể bệnh viện và nhiều cá nhân đã được nhận các phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể Đặc biệt, đã có
40 y, bác sĩ, dược sĩ qua các thời kỳ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu:
“Thầy thuốc ưu tú”
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Lương y như từ mẫu” lãnh đạo và nhân viên bệnh viện đã không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng và trau dồi kiến thức nghề nghiệp, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn góp phần phục
vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được tốt nhất
b Cơ cấu tổ chức khoa dược bệnh viện
Khoa Dược được bố trí ở địa điểm thuận tiện, có đủ điều kiện, trang thiết bị
phục vụ làm việc cho cán bộ, nhân viên khoa Dược như được trang bị hệ thống máy vi tính có kết nối internet; máy in, điện thoại, máy fax; phần mềm quản lý
sử dụng thuốc, hóa chất pha chế, tài liệu liên quan về thuốc, về nghiệp vụ dược
và hỗ trợ đầy đủ công tác thông tin, tư vấn và quản lý sử dụng thuốc
Khoa dược bệnh viện đa khoa Bắc Giang gồm 27 cán bộ, nhân viên, trong
đó có 6 dược sỹ đại học, 16 dược sỹ trung học và 5 dược sĩ cao đẳng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc bệnh viện và sự quản lý chuyên môn của hội đồng thuốc và điều trị, nhiệm vụ phân công cụ thể đối với từng cán bộ, nhân viên như sau:
1 Trần Thị Hòe Trưởng khoa dược Dược sỹ chuyên khoa 1
2 Thần Thị Hiền Phó khoa dược Dược sỹ chuyên khoa 1
3 Đặng Mạnh Cường Công nghệ thông tin Thạc sĩ dược
4 Trần Thị Hồng Nhung Thủ kho nghiện, hướng
Dược sỹ chuyên khoa 1
7 Trần Hoàng Oanh Phụ trách nhà thuốc bệnh
viện số 2
Dược sĩ cao đẳng
Trang 98 Phùng Văn Thắng Duyệt phiếu cấp phát thuốc Dược sĩ cao đẳng
9 Nguyễn Công Dương
Thủ kho bảo hiểm y tế
Thủ kho Đông y và hóa chất, nguyên liệu
Dược sỹ trung học Dược sỹ trung học
Dược sĩ trung học
Dược sĩ trung học
Dược sĩ trung học Dược sĩ trung học Dược sĩ trung học Dược sĩ trung học Dược sĩ trung học Dược sĩ trung học Dược sĩ cao đẳng Dược sĩ trung học
Dược sĩ trung học Dược sĩ trung học Dược sĩ trung học Dược sĩ trung học
Trang 10Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức khoa dược bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc
Giang
1.2 Ch ức năng của khoa dược bệnh viện
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lĩnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện, có chức năng quản lý và tham mưu cho giám đốc bệnh viện
về toàn bộ công tác Dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc
an toàn, hợp lý
Trưởng khoa dược
thông tin thu ốc
Trang 11Quản lí nhà thuốc nằm trong khuôn bệnh viện đảm bảo danh mục thuốc phục vụ cho điều trị, kiểm tra về giá cả, chất lượng và thực hiện quy
chế chuyên môn
1.3 Nhi ệm vụ của khoa dược bệnh viện
- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc đảm bảo đủ số lượng, chất lượng thuốc cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa)
- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị
và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu
- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “thực hành tốt bảo quản thuốc”
- Thực hành công tác Dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác
dụng không mong muốn của thuốc ADR
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo, là cơ sở thực hành của các trường Đại
học, Cao đẳng và trung cấp về Dược
- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng sinh trong bệnh viện
- Tham gia chỉ đạo tuyến
- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu
- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc
- Quản lý hoạt động của nhà thuốc bệnh viện theo đúng yêu cầu quy định
- Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc)
- Cấp phát và đưa thuốc đến tận tay bệnh nhân nội trú và bảo hiểm ngoại trú và bảo hiểm ngoại trú hàng ngày, cấp phát hoá chất và y cụ cho khoa lâm sàng, cận lâm sàng hàng tuần, hàng tháng
Trang 12- Kiểm tra, theo dõi định kỳ điều kiện bảo quản, số lượng chất lượng, hạn dùng các loại hoá chất, y cụ và thuốc tại các tủ thuốc trực của khoa lâm sàng để
có biện pháp xử lý kịp thời
- Bảo quản thuốc, hoá chất, dụng cụ y tế đúng yêu cầu của nhà sản xuất cũng như các quy chế chuyên môn
- Thực hiện pha chế thuốc cần thiết cho các khoa điều trị theo yêu cầu
- Kiểm tra và tham gia kiểm tra việc sử dụng thuốc, hoá chất, y cụ hợp lý,
an toàn, hiệu quả, kinh tế trong bệnh viện
- Đảm bảo nhu cầu sử dụng thuốc và cứu chữa người bệnh
- Dự trữ các cơ sở thuốc phòng trừ thiên tai
- Cam kết về chất lượng phục vụ cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh trong lĩnh vực dược
- Hoạt động thông tin thuốc và dược lâm sàng nhằm kiểm tra, giám sát và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
- Nhiệm vụ quản lý kinh tế: Thực hiện tốt công tác đấu thầu thuốc, tiết
kiệm nhưng đạt hiệu quả cao trong điều trị
1.4 Các ho ạt động khoa dược
1.4.1 Công tác l ập kế hoạch
- Xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện hàng năm theo yêu
cầu điều trị hợp lý của các khoa lâm sàng khi xây dựng danh mục thuốc cần căn cứ vào:
+ Mô hình bệnh tật của địa phương, cơ cấu bệnh tật do bệnh viện thống
kê hàng năm
+ Trình độ cán bộ và theo danh mục kỹ thuật mà bệnh viện được thực hiện + Điều kiện cụ thể của bệnh viện, quy mô và trang thiết bị phục vụ chuẩn đoán và điều trị hiện có của bệnh viện
+ Khả năng kinh phí: Ngân sách nhà nước cấp, ngân sách BHYT khả năng kinh tế của địa phương
+ Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh do Bộ
Y Tế ban hành
+ Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện phải được rà soát, bổ sung, hiệu
Trang 13- Tham gia xây dựng danh mục thuốc và cơ sở tủ trực tại khoa lâm sàng Danh mục này do bác sỹ, trưởng khoa dược đề nghị căn cứ vào yêu cầu nhiệm
vụ điều trị của khoa và trình giám đốc phê duyệt
- Lập kế hoạch về cung ứng thuốc để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
nhằm đảm bảo cung ứng đủ thuốc và có chất lượng cho nhu cầu chẩn đoán và có điều trị nội trú, ngoại trú BHYT và phù hợp với kinh phí của bệnh viện làm dự trù khi nhu cầu thuốc vượt, thuốc không có nhà thầu tham gia, không có trong danh mục thuốc nhưng có nhu cầu đột xuất
- Tuỳ thuộc vào điều kiện vụ thể của đơn vị, khoa dược hoặc khoa phòng khác lập kế hoạch về cung ứng trang thiết bị y tế
1.4.2 T ổ chức cung ứng thuốc
- Đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu điều trị vào nhu cầu đột xuất khác
- Đầu mối tổ chức đấu thầu mua thuốc theo luật đấu thầu và các quy định hiện hành liên quan
- Cung ứng thuốc thuộc diện kiểm soát đặc biệt, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ theo đúng quy định hiện hành
1.4.3 Công tác th ống kê
- Do dược sỹ trung học đảm nhiệm
- Ghi vào sổ toàn bộ chứng từ, chứng từ xuất và quản lý lưu trữ theo quy định cần thiết kho sẽ đối chiếu và xuất trình
- Dự các buổi nhập hàng vào kho chính (có sổ theo dõi)
- Phải mở sổ ghi chép báo cáo theo dõi, xuất nhập tồn kho đơn vị, nồng
độ và hàm lượng quy định thuốc nội thuốc ngoại, phải mở sổ mục riêng để cập
nhật kịp thời, chính xác
- Tham gia kiểm định kỳ: Kho chính 1 tháng 1 lần vào ngày cuối tháng
kiểm tra kho và kiểm tra đột xuất khi cần thiết, phải có số lượng khi kiểm tra
thực tế sau khi kiểm tra đột xuất Sau khi kiểm tra có đối chiếu xác nhận thừa thiếu, báo cáo kịp thời với trưởng khoa để có biện pháp xử lý kịp thời
- Làm báo cáo kịp thời quyết toán tổng hợp số lượng xuất nhập của kho cho từng kho phòng để kế toán được tính giá tiền
Trang 14- Thống kê số lượng xuất nhập từng mặt hàng vào sổ sách chính thức và đối chiếu với thủ kho
1.4.4 Các hình th ức cung ứng thuốc trong bệnh viện
- Hình thức đấu thầu
- Chào hành cạnh tranh
- Cấp phát thuốc đến các khoa lâm sàng
1.5 Ho ạt động thông tin thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn -
h ợp lý - hiệu quả
1.5.1 Công tác thông tin thu ốc và tư vấn sử dụng thuốc
- Tổ chức đơn vị thông tin thuốc để phổ biến, theo dõi, tuyên truyền sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả
- Thông tin về thuốc: Tên thuốc, hoạt chất, liều dùng, liều độc, quá liều,
hiệu chỉnh liều cho các đối tượng người bệnh đặc biệt, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng không mong muốn của thuốc, tương tác thuốc, tương hợp, tương kỵ của thuốc, lựa chọn thuốc trong điều trị, các lưu ý khi sử dụng thuốc
- Thông tin về thuốc mới: Tên thuốc, thành phần, tác dụng dược lý, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng đến các khoa lâm sàng
- Tư vấn cho hội đồng thuốc và điều trị trong việc lựa chọn thuốc đưa vào danh mục thuốc dùng trong bệnh viện, trong việc xây dựng tiêu chí lựa chọn thuốc trong đấu thầu
- Tư vấn sử dụng thuốc cho các bác sĩ kê đơn trong điều trị
- Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bác sĩ, người bệnh nhằm tăng cường sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý
- Tham gia phổ biến, cập nhập các kiến thức chuyên môn liên quan đến thuốc về sử dụng thuốc cho cán bộ y tế
- Tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, tổng hợp các báo cáo về tác
dụng không mong muốn của thuốc
- Tham gia nghiên cứu khoa học về sử dụng thuốc, về thử nghiệm thuốc trên lâm sàng
Trang 151.5.2 S ử dụng thuốc
- Xây dựng hướng dẫn sử dụng danh mục thuốc bệnh viện
- Xây dựng các tiêu chí sử dụng thuốc, hóa chất cung cấp cho hội đồng thuốc và điều trị, hội đồng đấu thầu để lựa chọn thuốc, hóa chất sử dụng trong
bệnh viện
- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn trong bệnh viện
- Đánh giá sử dụng thuốc hợp lý, an toàn trong bệnh viện về chỉ định,
chống chỉ định, liều dùng, tương tác thuốc thông qua việc duyệt thuốc cho các khoa lâm sàng và tham gia phân tích sử dụng thuốc trong các trường
hợp lâm sàng
- Kiểm soát việc sử dụng hóa chất trong các khoa, phòng
Trang 16- Hàng tháng, hàng quý căn cứ vào danh mục thuốc của bệnh viện theo dõi số lượng tình hình bệnh tật để dự trù thuốc, hóa chất, y cụ nhập kho
- Sau khi thông qua Ban giám đốc tiến hành gửi dự trù cho đơn vị cung ứng
- Dược sĩ xem đơn tư vấn thuốc, tư vấn sử dụng thuốc
- Bán lẻ thuốc thành phẩm, biệt dược được phép lưu hành
- Bán lẻ một số thuốc kê đơn theo yêu cầu của khoa điều trị, thuốc không
nằm trong danh mục đấu thầu, thuốc ngoài thầu
- Nhân viên kế toán vào sổ sách, thu tiền, đóng dấu
- Nhân viên bán hàng lấy thuốc, giao thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc
- Tất cả nhân viên nhà thuốc làm việc nhiệt tình, hướng dẫn sử dụng thuốc chu đáo, chi tiết
- Công tác bảo quản: đạt chuẩn GPP thực hành tốt nhà thuốc có đầy đủ trang thiết bị, điều hòa, nhiệt kế, ẩm kế, giá kệ, tủ quầy đảm bảo,sắp xếp thuốc theo nhóm,theo cách phù hợp của nhà thuốc để đạt chuẩn GPP theo quy định
2.2 Nhi ệm vụ và quy mô của tổ chức:
Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP)
Thực hiện công tác tư vấn sử dụng thuốc, tham gia cảnh giác dược
Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc
Quản lý hoạt động của Nhà thuốc theo đúng quy định
Trách nhi ệm của chủ nhà thuốc:
Là nhà thuốc bệnh viện, nên mọi hoạt động của nhà thuốc đều do dược sĩ đại học điều hành, chỉ dẫn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về :
Chất lượng thuốc
Phương pháp kinh doanh
Trang 17 Thực hiện chế độ quản lý thuốc theo chế độ thuốc bán theo đơn và không bán theo đơn
Lập kế hoạch sử dụng thuốc
Bảo đảm các loại thuốc thiết yếu
Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật
2.2.2 Quy mô t ổ chức
Nhà thuốc khang trang, sáng sủa trang trí đẹp mắt và vệ sinh sạch sẽ
Có quầy tủ chắc chắn để trình bầy bảo quản thuốc, cần sức khỏe, phục vụ khách hàng
Các thuốc được sắp xếp trong tủ, ngăn kéo, theo nhóm thuốc kê đơn và không kê đơn, theo nguồn ngoại nhập Để đảm bảo 3 dễ: “Dễ lấy, dễ thấy,
dễ kiểm tra” và theo nguyên tắc thuốc hết hạn trước xuất trước
Nội quy nhà thuốc và bảng giá theo quy định
Từ điển tra cứu các loại thuốc tân dược
Báo cáo định kỳ các loại sổ sách hàng tháng,quý,năm,
2.2.3 Ch ế độ sổ sách, báo cáo, kiểm tra:
Tình hình kinh doanh nhà thuốc được thể hiện rõ ràng trên sổ sách và được
cập nhật thường xuyên :
Sổ theo dõi lượng thuốc nhập vào
Sổ theo dõi hàng ngày
Sổ theo dõi những mặt hàng nào khách hàng mua không có đơn tiện cho
việc nhập hàng
Sổ theo dõi xuất nhập kho để theo dõi số lượng hàng
2.2.4 Cách trưng bày và phân loại thuốc trong nhà thuốc:
Để thuận lợi cho việc bán thuốc và giao tiếp với khách hàng, nhà thuốc đặt phía ngoài một quầy bàn hình chữ L có chiều cao khoảng 1,2m để giao dịch, phía bên trong quầy là từng hộc sắp xếp thuốc theo từng nhóm rất dễ dàng cho việc bán thuốc Phía ngoài là 2 tủ kính lớn để đặt những thuốc dùng ngoài và
Trang 18 Chất lượng thuốc tốt hay xấu điều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, tính mạng và tiền của xã hội Vì vậy, việc bảo quản nhằm giữ vũng
chất lượng thuốc đây là một nhiệm vụ không thể thiếu được của những người làm công tác dược
Các loại thuốc được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng và đảm bảo 3 dễ:
2.3 Ch ức năng và nhiệm vụ của dược sĩ tại quầy thuốc:
Thực hiện quy trình bán thuốc theo sự hướng dẫn của dược sĩ phụ trách,
tư vấn cho khách hàng về cách sử dụng thuốc và cách phòng ngừa bệnh,
giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng, theo dõi và phản hồi tình hình sử dụng thuốc của khách hàng
Xắp xếp, bảo quản theo yêu cầu của Nhà Thuốc
Tham gia dọn vệ sinh Nhà Thuốc
2.4 Báo cáo k ết quả thực tập thực tế
2.4.1 Điều kiện kinh doanh thuốc
Các loại giấy phép cần thiết để đủ điều kiện kinh doanh hình thức Nhà thuốc,
Quầy thuốc
Ch ứng chỉ hành nghề dược:
Được cấp cho cá nhân đăng ký hành nghề dược, do Giám đốc Sở Y tế cấp
và có hiệu lực 5 năm kể từ ngày ký
Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải có các điều kiện sau đây:
Trang 19 Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của từng hình
thức kinh doanh thuốc
Đã qua thực hành nghề nghiệp ít nhất từ 2 năm đến 5 năm tại cơ sở dược
hợp pháp đối với từng hình thức kinh doanh
Có đạo đức nghề nghiệp
o Có đầy đủ sức khỏe
Gi ấy đăng ký kinh doanh
Nhà thuốc Bệnh Viện phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dược phẩm (do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh cấp) và đã được
Sở Y tế, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bán lẻ thuốc
Gi ấy chứng nhận đạt GPP
Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế về GPP, từ 2/2011, các Nhà thuốc không đạt chuẩn GPP chỉ được bán lẻ thuốc thuộc danh mục thuốc không kê đơn và chỉ
hoạt động đến hết 31/12/2011
Giấy chứng nhận đạt chuẩn GPP có thời hạn 3 năm
Để đạt chuẩn GPP, Dược Sỹ bệnh viện Nhà thuốc phải có chứng chỉ hành nghề dược và có mặt tại cửa hàng thuốc trong thời gian hoạt động; Nhà thuốc phải có
diện tích tối thiểu từ 10m2, được đặt ở địa điểm cố định; có đủ thiết bị để bảo
quản thuốc…
Gi ấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
Được cấp cho cơ sở kinh doanh thuốc, do Giám đốc Sở Y tế và có hiệu lực 5 năm kể từ ngày ký
Cơ sở kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc phải
có đủ các điều kiện sau đây:
Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự có trình độ chuyên môn cần thiết cho
từng hình thức kinh doanh thuốc
Người quản lý chuyên môn về dược đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với hình thức kinh doanh
2.4.2 So sánh điều kiện của cơ sở thực tập với nội dung quy định của GPP
Trang 20Nhà thuốc là cơ sở thực tập đã đạt chuẩn GPP Như vậy điều kiện của cơ sở thực
tập tương đương với nội dung quy định của GPP Dưới đây là điều kiện của cơ
sở thực tập và cũng là nội dung quy định của GPP
2.4.3 V ề nhân sự:
Người phụ trách hoặc chủ Nhà thuốc phải có chứng chỉ hành nghề dược (Dược sĩ Đại học)
Nhân lực thích hợp và đáp ứng quy mô hoạt động
Nhân viên có văn bằng chuyên môn về dược và thời gian thực hành nghề nghiệp phù hợp, đủ sức khỏe, không bị bệnh truyền nhiễm, không bị kỷ
luật từ cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn y dược
2.4.4 V ề diện tích xây dựng và thiết kế, bố trí các vị trí trong Nhà thuốc:
Diện tích tối thiểu 10 m2 (Diện tích cơ sở thực tập – Nhà thuốc là 12m2, phù hợp với quy mô kinh doanh), có khu vực trưng bày bảo quản, giao
tiếp khách hàng, có nơi rửa tay dành cho người bán thuốc, khu vực dành riêng cho tư vấn khách hàng và ghế ngồi chờ, có khu vực dành riêng cho
những sản phẩm không phải là thuốc
Địa điểm cố định riêng biệt, cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn
ô nhiễm, xây dựng chắc chắn có trần ngăn bụi, nền dễ làm vệ sinh và đủ ánh sáng
2.4.5 Thi ết bị bảo quản thuốc
Nhà thuốc có đủ thiết bị bảo quản thuốc, tránh được những ảnh hưởng bất
lợi đối với thuốc
Nhà thuốc có tủ, quầy, giá, kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo quản và đảm bảo thẩm mỹ, có nhiệt ẩm kế, có hệ thống thông gió và chiếu sáng
2.4.6 H ồ sơ, sổ sách, tài liệu chuyên môn
Nhà thuốc có đủ tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc và các quy chế được hiện hành
Có hồ sơ, sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc, gồm sổ sách
và máy tính, có phần mềm quản lý thuốc tồn trữ, hồ sơ, sổ sách lưu dữ liệu
về bệnh nhân, về hoạt động mua bán thuốc, pha chế thuốc
Trang 21 Các hồ sơ sổ sách phải lưu trữ ít nhất là 1 năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng
Xây dựng và thực hiện các quy trình thao tác chuẩn cho tất cả quy trình chuyên môn
Các hoạt động chủ yếu của một cơ sở bán lẻ thuốc
2.4.7 Mua thu ốc
Nguồn thuốc được mua tại cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp
Có hồ sơ theo dõi, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình kinh doanh
Chỉ mua các thuốc được phép lưu hành Thuốc mua còn nguyên vẹn và có đầy đủ bao gói của nhà sản xuất, nhãn đúng quy định theo quy chế hiện hành Có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ của thuốc mua về
Khi nhập thuốc, người bán lẻ kiểm tra hạn dùng, kiểm tra các thông tin trên nhãn thuốc theo quy chế ghi nhãn, kiểm tra chất lượng và có kiểm soát trong quá trình bảo quản
Nhà thuốc phải có đủ thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu dùng cho tuyến C trong Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam do Sở Y tế địa phương quy định
2.4.8 Bán thu ốc
Các bước cơ bản trong hoạt động bán thuốc, bao gồm:
Người bán lẻ hỏi người mua những câu hỏi có liên quan đến bệnh, đến thuốc mà người mua yêu cầu
Người bán lẻ thuốc tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc, hướng dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói Trường hợp không có đơn thuốc kèm theo, người bán lẻ phải hướng dẫn sử dụng thuốc thêm
bằng cách viết tay hoặc đánh máy, in gắn lên đồ bao gói
Người bán lẻ thuốc cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra đối chiếu thuốc bán ra về nhãn thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc
2.4.9 Các quy định về tư vấn cho người mua
Người mua thuốc cần nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả điều trị và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng
Trang 22 Người bán lẻ phải xác định rõ trường hợp nào cần có tư vấn của người có chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông tin về thuốc, giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê đơn
Đối với người bệnh cần phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng thuốc, người bán lẻ cần phải tư vấn để bệnh nhân tới khám thầy thuốc chuyên môn thích hợp hoặc bác sĩ điều trị
Đối với người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, nhân viên bán thuốc cần giải thích rõ cho họ hiểu và tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng
bệnh
Đối với bệnh nhân nghèo, không đủ khả năng chi trả thì người bán lẻ cần
tư vấn lựa chọn loại thuốc có giá cả hợp lý, đảm bảo điều trị bệnh và giảm tới mức thấp nhất khả năng chi phí
Không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc, không khuyến khích người mua coi thuốc là hàng hóa thông thường và không khuyến khích người mua mua thuốc nhiều hơn cần thiết
2.4.10 Bán thu ốc theo đơn
Khi bán các thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp của người bán lẻ
có trình độ chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế
hiện hành của Bộ Y tế về bán thuốc theo đơn
Người bán lẻ phải bán theo đúng đơn thuốc Trường hợp phát hiện đơn thuốc không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng hoặc có sai phạm về pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe người
bệnh, người bán lẻ phải thông báo lại cho người kê đơn biết
Người bán lẻ giải thích giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc theo đơn trong các trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hoặc nghi vấn, đơn thuốc kê không nhằm mục đích chữa bệnh
Người bán lẻ là người Dược sĩ đại học có quyền thay thế thuốc bằng môt thuốc khác có cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng liều lượng khi có sự đồng ý của người mua
Trang 23 Người bán lẻ hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc, nhắc nhở thực
hiện đúng đơn thuốc
Sau khi bán thuốc gây nghiện, nhân viên nhà thuốc phải vào sổ, lưu đơn thuốc bản chính
2.4.11 B ảo quản thuốc
Thuốc được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc
Thuốc được sắp xếp theo tác dụng dược lý
Các thuốc kê đơn nếu được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi
rõ “Thuốc kê đơn” hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các thuốc bán theo đơn Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận tiện, tránh nhầm lẫn
2.4.12 Yêu c ầu đối với người bán lẻ thuốc
2.4.13 Đối với người làm việc trong cơ sở bán lẻ thuốc
Có thái độ hòa nhã, lịch sự khi tiếp xúc với người mua thuốc
Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin và lời khuyên đúng đắn về cách dùng thuốc cho người mua hoặc bệnh nhân và có các tư vấn cần thiết nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả
Giữ bí mật các thông tin về người bệnh trong quá trình hành nghề như
bệnh tật, các thông tin người bệnh yêu cầu
Trang phục áo Blouse trắng, sạch sẽ, gọn gàng và phải đeo bản tên
Thực hiện đúng các quy chế dược, tự nguyện tuân thủ đạo đức hành nghề dược
Thường xuyên tham gia các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn
và pháp luật Y tế
2.4.14 Đối với người quản lý chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán thuốc:
Phải thường xuyên có mặt trong lúc hoạt động
Trực tiếp tham gia việc bán các thuốc kê đơn, tư vấn cho người mua thuốc
Đào tạo hướng dẫn các nhân viên tại cơ sở bán lẻ
Theo dõi và thông tin cho cơ quan Y tế về tác dụng có hại của thuốc
2.5 B ộ phận kho
2.5.1 V ị trí, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức nhân sự của kho dược
- Vị trí:
Trang 24+ Chịu trách nhiệm dự trữ cấp phát thuốc trong toàn bệnh viện, cung cấp nhiều thuốc trong danh mục và ngoài danh mục
+ Là mô hình cung ứng thuốc trong bệnh viện
+ Các kho được bố trí ở vị trí riêng biệt, từng kho độc lập đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo quy định
- Chức năng:
+ Lập dự trù và cung ứng thuốc cho toàn bệnh viện, cung cấp vật tư tiêu hao, hóa chất xét nghiệm, thuốc thử cho các khoa lâm sàng và cận lâm sàng
+ Nhập, xuất thuốc, vật tư y tế tiêu hao theo đúng quy định
+ Lập dự trù bổ sung khi cần thiết
+ Theo dõi, kiểm tra việc bảo quản thuốc trong kho
+ Báo cáo thống kê theo đúng quy định xuất, nhập
- Nhiệm vụ:
+ Cấp phát thuốc cho các khoa lâm sàng và cận lâm sàng
+ Giám sát theo dõi hạn dùng của thuốc, vật tư y tế tiêu hao theo nguyên
tắc FEFO và FIFO
+ Sắp xếp, bảo quản thuốc theo nhóm thuốc, phác đồ điều trị
+ Kiểm tra chặt chẽ, nhập theo quy chế công tác khoa dược, đảm bảo kho
an toàn tuyệt đối
+ Nắm vững số lượng, hàm lượng, hạn dùng của thuốc, giới thiệu thuốc
mới, biệt dược, hóa chất và vật tư y tế tiêu hao có trong kho để phục vụ cho công tác điều trị
+ Thường xuyên báo cáo về công tác kho và cấp phát với Trưởng khoa + Hàng ngày cấp phát thuốc hoá chất, dụng cụ cho khoa phòng lâm sàng
và khu vực phòng khám
+ Sắp xếp bảo quản, thuốc men, dụng cụ hoá chất
+ Tổ kho phải nắm rõ tình hình xuất nhập thuốc dụng cụ trong từng tháng từng quý để đối chiếu với tổ hành chính
2.5.2Nhân s ự
Kho dược bệnh viện đa khoa Bắc Giang gồm có 09 kho:
- Phụ trách kho cấp phát BHYT: Dược sỹ TH: Bùi Thị Lan
Trang 25- Phụ trách kho dịch truyền: Dược sĩ TH Lưu Thị Linh
- Phụ trách kho chính: Dược sỹ ĐH Nguyễn Thị Yến
- Phụ trách kho đông y và kho hóa chất, nguyên liệu: Dược sĩ TH Nguyễn
Thị Hạnh
- Phụ trách kho ngoại trú: Dược sĩ TH Nguyễn Thị Hiền
- Phụ trách kho nghiện, hướng thần: Dược sỹ ĐH Trần Thị Hồng Nhung
- Phụ trách kho nội trú 1: Dược sĩ TH Hoàng Thị Ngần
- Phụ trách kho nội trú 2: Dược sĩ TH: Nguyễn Thị Mai Phương
2.5.3 Cơ sở vật chất thiết bị
- Mỗi kho rộng 30m2, tường sơn nền trắng, chống ẩm mốc
- Tủ kính để chứa thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần tiền chất dùng làm thuốc
- Ở kho chính có giá kệ bằng sắt để thuốc, dụng cụ y tế
- Máy điều hoà để giữ nhiệt trong kho thuốc luôn ổn định và tủ lạnh để
bảo quản thuốc
- Nền gạch men, trần tường quét sơn trắng chống ẩm mối
- Kho chính được bố trí trên tầng 2 của kho để tránh ẩm mốc
- Kho lẻ được bố trí ở tầng 1 của kho để thuận tiện cho việc cấp phát
- Trong kho có dụng cụ đo độ ẩm, đo nhiệt độ, thuận tiện theo dõi nhiệt
độ phòng để bảo quản thuốc rất kịp thời xử lý các tình huống xấu
Trang 26+ Lập biên bản khi hàng bị hư hỏng, thừa, thiết và thông báo cho cơ sở cung cấp để bổ sung giải quyết
+ Khi nhập hàng kiểm tra điều kiện bảo quản đối với các thuốc có yêu cầu
bảo quản đặc biệt theo yêu cầu trên nhãn hàng hóa
+ Thuốc có yêu cầu kiểm soát đặc biệt làm biên bản kiểm nhập hàng riêng + Biên bản kiểm nhập có chữ ký của các thành viên trong hội đồng kiểm nhập + Kiểm soát chất lượng thuốc sử dụng tại cơ sở
+ Kiểm soát 100% chất lượng thuốc bằng cảm quan nhập vào kho
+ Kiểm soát chất lượng cảm quan thuốc định kỳ và đột xuất tại kho nơi pha chế và nơi cấp phát
- C ấp phát thuốc
+ Khoa dược duyệt thuốc trước khi cấp phát
+ Cấp phát thuốc cho các khoa lâm sàng
+ Khoa dược bảo đảm việc cấp phát thuốc, hóa chất đầy đủ và kịp thời theo phiếu lĩnh thuốc, vật tư y tế tiêu hao của khoa lâm sàng
+ Phát thuốc theo đơn cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế + Từ chối phát thuốc nếu phát hiện sai sót trong đơn thuốc hoặc phiếu lĩnh thuốc
2.5.5 Công tác b ảo quản thuốc
- Tủ thuốc độc A-B
+ Được bảo qản trong tủ kín, ngăn tủ để thuốc độc A gồm một cánh cửa,
một lần khóa chắc chắn Mặt ngoài cánh cửa có chữ (Độc A) màu đen nền trắng
+ Chìa khóa của tủ thuốc độc A-B do cán bộ giữ thuốc giữ
+ Các thuốc giảm độc A-B để ở khu vực riêng không nhầm lẫn với các thuốc khác
+ Thành phẩm giảm độc A khu vực để lấy thuốc giảm độc A có chữ “giảm độc A” màu đen nền trắng
+ Thành phẩm giảm độc B khu vực để lấy thuốc giảm độc B có chữ “Giảm độc B” màu đỏ nền trắng
+ Các thuốc thường không để lẫn với thuốc độc
- Các dụng cụ mới được lĩnh về kiểm nhập và giữ nguyên hòm, đồ bao gói
để vào kho ở khu vực mát, nhiệt độ thích hợp
Trang 27- Các loại thuốc khi xuất nhập phải được theo dõi hàng đầu
- Thủ kho phải thường xuyên kiểm tra chất lượng thực hiện tốt chế độ 3
kiểm tra 3 đối tượng, 5 chống
- Phải theo dõi nhiệt độ, độ ẩm trong kho và có biện pháp phòng chống
kịp thời áp dụng phương pháp thông gió
- Tuỳ từng loại thuốc và chế độ quản lý riêng thích hợp
- Từng loại thuốc phải được đựng trong chai, lọ, màu thích hợp
- Thuốc cần được bảo quản ở nhiệt độ thấp, phải bảo quản riêng ở nhiệt
độ thích hợp
- Các loại thuốc có hạn dùng có bảng theo dõi trong kho
- Các loại thuốc để hút ẩm để chảy nước phải bảo quản trong giá đồ bao gói kín và có kèm theo chất hút ẩm
- Tránh ẩm cho các loại thuốc viên tránh chảy dính cho các loại viêm nang, viên bọc đường
- Thường xuyên theo dõi các hiện tượng biến chất, đổi màu, ẩm ướt huỳnh quang đối với thuốc tiêm
- Những thuốc có hạn dùng gần thì xuất kho trước phải thường xuyên
kiểm tra chất lượng thuốc, hạn dùng thuốc
- Bông băng gạc, chỉ khâu, đồ băng vải, phải bảo quản trong kho khô ráo các loại đồ tiệt trùng phải giữ nguyên đồ bao gói, chống chuột, gián định kỳ phun thuốc sát trùng
- Dụng cụ cao su phải chống dính, chống gẫy rộp, các loại ống cao su không để chung vào acid, hiểm, dầu
- Dụng cụ cao kim loại phải có biện pháp chống gỉ sắt bảo quản trong dầu
mỡ, dụng cụ vệ sinh tránh va chạm, gãy
- Phim ảnh chống nấm mốc ánh sáng hoá chất làm hỏng
- Dụng cụ trong men tránh gây xây sát va chạm làm hỏng men
- Các chế độ vệ sinh kho và khu vực trong kho được bảo quản
* Kho chính
- Hàng tháng thủ kho chính phải nhập tất cả các loại thuốc thành phần hoá
chất độc và dược chất xét nghiệm hoá chất các chuyên khoa thông qua hội đồng
kiểm nhập
- Khi kiểm nhập phải đối chiếu giữa hoá đơn và số lượng nhập hàng
Trang 28- Kế toán được viết phiếu kiểm nghiệm, vào kho chính phải có đầy đủ chữ
ký
- Thủ kho phải mở kho theo dõi từng loại thuốc nhập vào kho
- Thủ kho chính bảng tháng phải có phiếu xuất thuốc do kế toán dược viết
- Xuất thuốc cho các kho lẻ của khoa dược
- Xuất hoá chất cho các khoa và cho tổ pha chế
* Kho l ẻ
- Kho lẻ được chia thành 2 kho:
- Kho cấp phát bao cấp: Cấp thuốc cho các khoa điều trị các đối tượng bao cấp
- Kho cấp phát bảo hiểm y tế: Cấp thuốc hoá chất dụng cụ y tế cho các kho điều trị đối tượng BHYT
PHẦN 3 THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI DANH MỤC THUỐC:
3.1 Danh mục các loại thuốc, dụng cụ y tế tại nhà thuốc (quy cách, hàm lượng, nhóm, tên nước sản xuất, giá bán)
Trang 29Tên thuốc Hàm
lượng Quy cách Tên nước SX Giá bán Biseptol 480 mg 20 viên/ hộp BaLan (sx tại VN) 16.000 Opizoic
Ampelop 120mg 90 viên/ hộp Cty Traphacô 75.000
Trumo 120mg 90 viên/ hộp India (ấn) 168.000
Trang 30nhóm: giảm đau - chống viêm
(bao phim) 500 mg 200 viên/ hộp XNDPSH
y tế HCM
50.000
Diclofenac
(viên bao tan) 50 mg 10 viên x 5 vỉ Đức - Việt 40.000
GI ẢM ĐAU CƠ TRƠN:
Trang 31Tên thuốc Hàm
lượng Quy cách Tên nước SX Giá bán
(loriratađin) 10 mg 3 vỉ x 10 viên Hàn Quốc 90.000
Clopheniramin 4mg 10 vỉ x 10 viên XN liên hợp