LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan Luận văn “Kết hợp ý tưởng kinh doanh với thương mại hóa sản phẩm R&D dé nâng khả năng thành công của doanh nghiệp khởinghiệp Nghiên cứu trường hợp Công ty VN
Trang 1ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHÙNG VIỆT THẮNG
KÉT HỢP Ý TƯỞNG KINH DOANH VỚI THƯƠNG MẠI HÓA
SAN PHAM R&D DE NÂNG KHẢ NĂNG THÀNH CÔNG
CUA DOANH NGHIỆP KHOI NGHIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨQUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Hà Nội, 2023
Trang 2PHÙNG VIỆT THẮNG
KET HỢP Ý TƯỞNG KINH DOANH VỚI THƯƠNG MẠI HOA SAN
PHAM R&D DE NÂNG KHẢ NĂNG THÀNH CONG
CUA DOANH NGHIỆP KHOI NGHIỆP
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÔNG TY VNLIFE)
Chuyên ngành: Quản lý khoa học và Công nghệ
Mã số: 8340412.01
T LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUAN LY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Hà Nội, 2023
Trang 3Ý nghĩa lý thuyết của nghiÊH CỨM -2-©5c©52+E£+E+EE£EEEEeEEerEerrrreerser 8
Y nghĩa thực tiễn của nghiÊH Cletheseeccccecsscesesssvesveseessessssessessssessessessesesvenes 8
2 Tổng quan tình hình nghiên Ctr cceccecceccccsessessessessessessessessessessessesseeeeeess 9
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài -. - se: 10 2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở IroHg NUCC -5¿ 12
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên CỨU - 5555333 ‡‡++‡+*evx+eexeexessz 14
3.1, Muc ti 1ghi€n CUU nốốốốỐốỐốỐốỐốỐốỐỒỐỐốẦ.ồ.ồ 14 3.2 Nhi€m Vue NQhieN CUUL cccccecccecccesecesceesseeeseceeesseeeeaeceseceeeeeeeeseeeaeseaeens 14
4 Phạm vi nghién CỨU - <6 1118911891113 11 91 911 91 ng ng ng rưy 14
4.1 Phạm vi nghiên cứu vé thời gỉ4H + 2 2St+ceectecEectsresrseei 14
4.2 Phạm vi nghiên cứu về không gian - 2 2©5e+cececsrzrereered 15
5 Mẫu khảo sát 2+: ©+t ngưng 15
6 Cau hoi nghiSn CUU no 15
6.1 Câu hoi nghiên cứu CHU QO vececcccscccscccesscesecesseesseesseceeceseesseessseesseeas 156.2 Các câu hỏi nghiên cứu 8.8081 110118Ẻ8eaaa 15
7 Giả thuyết nghiên cứu - 2 2-52 SESE‡2EEE2E2221221E171 212121 crkd 15
7.1 Giá thuyết nghiên cứu Chit AGO +52 5s+cccctectectertesrrreered 157.2 Các giả thuyết nghiên cứu bổ tYỢ -+ ecs+ckcckerterterrerrrrerred 16
8 Phương pháp nghién CỨU 5 6 + 1E +*E*kE+vEEeeEeekEeereekreereereere 16
9 Kết cấu của Luận văn -¿:- tk EEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEkrkrrkrkrrreree 17
Trang 4CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE KET HỢP Ý TƯỞNG KINH DOANHVỚI THƯƠNG MẠI HÓA SẢN PHẨM R&D CỦA DOANH NGHIỆP KHOI NGHIEP 00000Đ5 18
1.1 Các khái niệm cơ bảïn - c2 E2 22311E1 2311 1 25311 kg key 18
1.1.1 Khải niệm sản phẩm R&kD - -©52©5< cscceckerterkerrrrrrrerkee 18 1.1.2 Khải niệm thương mại hóa sản phẩm R@&D 5-5-5: 19
1.1.3 Khải niệm y tưởng kinh dodnh IHỞI 55555 +sk+se+s 19 1.1.4 Khái niệm doanh nghiệp khởi nghi€p cccccccccceseescesseesseeeeeeseeens 231.2 Hai yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp khởi nghiệp 24
1.2.1 Hoạt động thương mại hóa sản phẩm R&D trong doanh nghiệp[7128/14/1122 00n00n0n087858 Ầ 24 1.2.2 Sở hữu ý tưởng kinh doanh mới trong doanh nghiệp khởi nghiệp 25
1.2.3 Khi doanh nghiệp khởi nghiệp kết hop được hai yếu tô khả năng thương mại hóa sản phẩm R&D và ý tưởng kinh doanh mới - 26
1.3 Tiêu chí đánh gia khả năng thành công của DNKN - 27
1.3.1 Có năng lực sảng tạo sản phẩm R@&D -©5c©5e5cscccccsec 29
1.3.2 Tinh mới của sản phẩm R&D 22 5s cs+ckerterkerkerrrreerxee 321.3.3 Có ý tưởng kinh doanh sản phẩm R€&D - -©c2©cs+cs+csec: 341.3.4 Nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm R&D - 37Tiểu kết chương L 2+ ¿+5£+SE+EE+EE£EE£EEEEEEEE12212717171 712111 tre 41CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ KÉT HỢP Ý TƯỞNG KINH DOANHVỚI THƯƠNG MẠI HOA SAN PHAM R&D CUA CÔNG TY VNLIFE 42
2.1 Giới thiệu Công ty VNLIFE 6 6 St *sEEEEEEerekrrkrrkrrkrek 42
2.2 Thực trạng sản phẩm R&D của VNLIFE - 25+ 22s 2+: 45
2.2.1 Kết quả nghiên cứu ứng dụng của VNLIFE scccccsa 45
2.2.2 Phân tích các kết quả nghiên cứu sản phẩm R&D đã được thương
mại hóa Của W[NL IÌEE -c cv 1K vn ng vết 48
Trang 52.3 Nhận xét về kết quả thành công của VNLIFE dựa trên các tiêu chí đánh
giá khả năng thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp 53
2.3.1 Năng lực sáng tao san phẩm R&D của VNLIFE - 53
2.3.2 Về tinh mới của san phẩm R&D do VNLIFE sáng tạo nên 56
2.3.3 Ý tưởng kinh doanh sản phẩm R&D của VNLIFE - 58
2.3.4 Nhu cau của thị trường đổi với sản phẩm R&D của VNLIFE 62
2.4 Đánh giá các yếu tố dẫn đến kết qua thành công của VNLIFE 64
Tiểu kết chương 2 - 2-2-2 +Sẻ+EE+EE£EE£EEEEEEEEEEEE211211271717171.211 1x1 cre 66 CHUONG 3 GIAI PHAP KET HOP Y TUONG KINH DOANH VOI THUONG MAI HOA SAN PHAM R&D CUA DOANH NGHIEP KHOI ) 600177 68
3.1 Các điều kiện thúc đây thương mại hóa sản phẩm R&D của doanh Nghiép Khoi NGhiSp 000PnPẼ.7®a nã 68
3.1.1 Chính sách thương mại hóa sản phẩm R@&D 5:-: 68 3.1.2 Yếu tố nội tại của doanh nghiệp khởi nghiệp - -: 69
3.1.3 Yếu tổ môi trường dé thương mại hóa sản phẩm R@&D 70
3.2 Các điều kiện phát triển ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp khởi 031111 0Ẽ000Ẽ7 72
3.2.1 Yếu tố vĩ mô và chính sách - se ©cs+cxc+ccecxcsrxerkrsrxerrcee 72 3.2.2 Yếu tố nhu câu thị trường, người dùng -ce+ccscsccee: 73 3.2.3 Yếu t6 khả năng sáng tạo ý tưởng kinh doanh, -:-: 74
3.3 Các giải pháp kết hợp ý tưởng kinh doanh với thương mại hóa sản pham R&D của doanh nghiệp khởi nghiệp - + 2522522522 s22 75 3.3.1 Nâng cao năng lực sáng tạo sản phẩm R€&D 2©5z55¿ 75 3.3.2 Thỏa mãn yêu cau về tinh mới của sản phẩm R&D 76
3.3.3 Ý twong kinh doanh kết hợp tương hỗ với kết quả thương mại hóa sản phẩm 72 — -: 78
Trang 63.3.4 Sự phù hop với nhu cẩu thị trường của sản phẩm R&D và ý tưởng
KINH (ÍOGH G0111 E11 1918911119111 793.4 Kết hợp các giải pháp để nâng khả năng thành công của doanh nghiệp[0085110110007 ea 81Tiểu kết chương 3 occceceeccssessesssessessessecsessusssessessessecsessessuesssssessessecsecssseseseess 82
KET LUAN ueecceccccccsscscscsscsesecscsscsesesscassecsesecarsucarsecansucarsecansassesassesavsnsasseeaeeees 84 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO -.2 2: 22 sz25++cxz2z+zcxzz 85
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Kết hợp ý tưởng kinh doanh với thương
mại hóa sản phẩm R&D dé nâng khả năng thành công của doanh nghiệp khởinghiệp (Nghiên cứu trường hợp Công ty VNLIFE)” là công trình nghiên cứucủa tôi, tất cả các kết quả quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực và
là của bản thân tôi.
Trân trọng,
Học viên
Phùng Việt Thắng
Trang 8DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
Khoa học Xã hội và Nhân văn
Nghiên cứu và Triển khai
Sở hữu trí tuệ
Trang 9DNKN trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp đã có sự kết hợp thành công
giữa ý tưởng kinh doanh với việc thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu và triển khai (R&D) của minh.
Một yếu tố tác động đến xu hướng phát triển của nền kinh tế ngày hômnay chính là các đòi hỏi, nhu cầu mới ngày càng phát sinh của thị trường vàngười dùng dẫn đến sự thách thức phải chuyên đổi của các mô hình tăngtrưởng đã và đang đáp ứng tốt trong hiện tại
Với những sức ép nhưng cũng chính là động lực mạnh mẽ đó, việc đổi mới đề trở nên phù hợp hơn có thể trở nên không đủ và chính vì thế đó là cơ
hội vô cùng lớn cho những thay đổi đột phá bằng các ý tưởng kinh doanh mới
và khác biệt.
Việc biến những ý tưởng kinh doanh mới thành hiện thực, đưa vào
cuộc sống cần được xây dựng trên những nền tảng và phương tiện khả thi.Day chính là vai trò cốt lõi của khoa học và công nghệ (KH&CN) thông quaquá trình hiện thực hóa những kết qua của quá trình R&D thành những cơ hội
Trang 10thành công, đặc biệt là trong bối cảnh sự phát triển vượt bậc dẫn dắt bởi sự phát triển của KH&CN thông qua cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4
(4rd Industry Revolution — 4IR).
Y nghia ly thuyét của nghiên cứu
Có một thách thức rất lớn hiện nay đó là tồn tại một khoảng cách đáng
kế giữa việc phát hiện và xây dựng ý tưởng kinh doanh mới với khả năngthương mại hóa những sản phâm của quá trình R&D dé có thé hiện thực hóa ýtưởng đó Nếu bằng cách nào đó có thể thu hẹp khoảng cách nảy thì có thể
dẫn đến khả năng thành công cao hơn nữa của các DNKN để đóng góp gia tăng giá trị trong nên kinh tế của mỗi quốc gia cũng như trên quy mô toản cầu.
Việt Nam là một nền kinh tế đang chuyền đổi, dang có những thay đổi
và thành công trong việc hội nhập cũng như tận dụng được sự phát triển chung của kinh tế thế giới Tuy nhiên để có thê có những phát triển với tốc độ
nhanh hơn nữa, bắt nhịp vào cuộc cạnh tranh vi thế quốc gia trên phương diệntoàn cầu thì chúng ta cần có những đột phá, tận dụng các thành tựu của Cuộccách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đồng thời triển khai hiệu quả những ýtưởng kinh doanh mới phù hợp với môi trường kinh doanh trong nước.
Với chiến lược phát triển của Việt Nam trong thời kỳ mới, khả năngthành công cao hơn của các DNKN là đặc biệt quan trọng, kỳ vọng đóng góp
vào sự phát triển đột phá của nền kinh tế đồng thời tăng cao năng lực cạnh tranh và năng lực đổi mới của quốc gia, chuyền đổi sang nền kinh tế tri thức
và vượt qua bẫy thu nhập trung bình, đưa Việt Nam nằm trong danh sách
những nước phát triển vào năm 2045.
Y nghĩa thực tiễn của nghiên cứuKết quả của nghiên cứu này đóng góp vào việc khăng định khả năngthành công cao hơn của các DNKN khi có sự kết hợp phù hợp giữa ý tưởng
Trang 11kinh doanh với thương mại hóa sản phẩm R&D, giúp cho các nhà sáng lập và
quản lý DNKN có thêm góc nhìn, giúp cho các DNKN có khả năng thànhcông cao hơn về số lượng cũng như quy mô thị trường, qua đó đóng góp vào
sự phát triển chung của một ngành hay toàn bộ nền kinh tế
Kết quả nghiên cứu cũng sẽ đóng góp vào việc giúp cho các nhà quản
lý và xây dựng chính sách định hướng, khuyến khích và thúc đây các DNKNtrong nước đưa các ý tưởng kinh doanh mới đồng thời tăng cường đầu tư
năng lực thương mại hóa sản phẩm R&D.
Hơn nữa, với điều kiện kinh tế cũng như năng lực đầu tư vào R&D trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ còn nhiều hạn hẹp, việc kết hợp và ứng dụng hiệu quả các sản pham R&D phù hợp với ý tưởng kinh doanh mới
sẽ đem lại giá trị thực tế cao cho DNKN cũng như nên kinh tế nói chung, tránh lãng phí các nguồn lực và lãng phí cơ hội nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, cơ hội chiếm lĩnh thị trường.
Từ những lý do và ý nghĩa nói trên, tác giả Luận văn chọn đề tài Kết
hợp ý tưởng kinh doanh với thương mại hóa sản phẩm R&D để nâng khảnăng thành công cua doanh nghiệp khởi nghiệp (Nghiên cứu trường hop Công ty VNLIFE) làm Luan văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Quan lý
KH&CN.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu
về chủ đề này, với nhiều lý thuyết và các câu chuyện thực tế quốc tế và trong
nước.
Các công trình nghiên cứu cũng đã chỉ rõ nguyên tắc chung, các yếu tố
quan trọng, các động lực thúc day đưa ra các ý tưởng kinh doanh mới cũngnhư nhiều bai học thành công và thất bại của các DNKN điền hình
Trang 12Đồng thời cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu những nguyên nhân
quan trọng giúp cho khả năng thành công của các doanh nghiệp hay các nhóm
doanh nghiệp trong một quốc gia.
Về kết hợp ý tưởng kinh doanh với thương mại hóa sản phẩm R&D dénâng khả năng thành công của DNKN đã được các nhà khoa học quan tâmnghiên cứu, có thé dan:
2.1 T ong quan tinh hình nghiên cứu ở nước ngoài
Về thương mại hóa sản phẩm R&D của DNKN đã có nghiên cứu của Vikas A Aggarwal, David H Hsu (2009), nghiên cứu này đề cập đến các
phương thức hợp tác để thương mại hóa sản phẩm R&D của các DNKN,
thông qua việc kiểm tra thực nghiệm các yếu tố có tác động đến quyết định thương mại hóa R&D Nghiên cứu này đã phát triển một mô hình liên quan
đến các yếu tố quyết định lựa chọn cách thức danh mục hóa danh mục đầu tư
dé thương mại hóa sản phẩm R&D của các tô chức Những yếu tổ này baogồm môi trường trao đổi nội bộ một doanh nghiệp, trong đó các lựa chọn theo
cơ sở của các mức độ đồng thuận dẫn đến tác động tốt cho đanh mục đầu tư,cũng như khả năng quan tri của t6 chức theo tiến trình phát triển sản phẩm
R&D Nghiên cứu này đã sử dụng một mẫu ngẫu nhiên các DNKN công nghệ
sinh học có năng lực đôi mới cao, tổng hợp được bộ dữ liệu được thu thập chitiết theo từng giao dịch và thu thập cho cả năm Kết quả chỉ ra những yếu tố
hỗ trợ thực nghiệm áp dụng cho mô hình này, cho thấy rằng môi trường phát triển sản phẩm và khả năng quản trị của công ty ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lựa chọn đồng thuận danh mục đầu tư Từ đó có thé kết luận về một số yếu tố quan trọng như ý nghĩa của việc phát triển năng lực quản trị, tìm ra các chính
sách và quy định thực tế, định lượng những sai lệch so với năng lực hiện có tác động đến khả năng thành công của DNKN
10
Trang 13Nghiên cứu của Chinho Lin, JyunLin Jiang, Ya-Jung Wu, Chia Chi
Chang (2011), Assessment of commercialization strategy using R&D
capability, đã trình bay một mô hình hợp tác xác định năng luc R&D là độnglực trung tâm của chiến lược thương mại hóa của các DNKN, qua đó các cácDNKN mới có thê đánh giá năng lực R&D tương đối của mình và từ đó chọnchiến lược thương mại hóa phù hợp Điểm mới của nghiên cứu này là đã phântích và cho thấy sự tương tác - cạnh tranh giữa các DNKN phụ thuộc vào khả
năng thương mại hóa sản phẩm R&D của mình, khả năng này có thể được đánh giá thông qua dữ liệu các bằng độc quyền sáng chế (patent) mà DNKN
đoạn sau chính là một phần đã được xác định bởi tổng thể các nguồn lực ban
dau của họ Nghiên cứu nay đề xuất rằng cấu trúc tai chính, nền tảng tri thức
và đào tạo trong nội bộ (trong đó bao gồm cả các doanh nhân) và tài sản trítuệ của các doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động R&D Nghiên
cứu nay cũng xem xét hiệu quả hoạt động của một loạt các mẫu ngẫu nhiên
gồm các công ty được thành lập có dữ liệu từ khảo sát của Kauffman Kết quảcho thấy rang trí tuệ và trình độ của những người sáng lập và quyên sở hữu tàisản trí tuệ có tác động tích cực và lâu dài, trong khi nguôn vôn tải chính là
II
Trang 14nguồn lực quan trọng nhất trong ngắn han Hơn nữa, nghiên cứu cũng chi ra rằng khả năng phát triển trong các giai đoạn sau phụ thuộc rất nhiều vào tổng thé các nguồn lực ban dau.
Trong khi đó, nghiên cứu của Jens Laage-Hellman, Maria Landqvist, Frida Lind (2017), 5 R&D Collaboration and Start Ups thì lại đưa ra quanđiểm là sự hợp tác trong các hoạt động R&D rất quan trọng đối với su pháttriển công nghệ của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong thị trường kinh doanh
doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) Điều này thể hiện trong các nghiên cứu thực nghiệm của Tiếp thị và Mua hàng Công nghiệp (IMP) tập trung một cách truyền thống vào vai trò và tầm quan trọng của sự tương tác giữa các doanh nghiệp, các mỗi quan hệ kinh doanh va mạng lưới kinh doanh trong cùng ngảnh nghề Do đó, hoạt động R&D có xu hướng được coi là kết quả
của các quá trình tương tác giữa các bên khác nhau có vai trò liên quan, từ đó
dẫn tới những khả năng hợp tác sâu sắc hơn chăng hạn như khả năng mua bán
các doanh nghiệp (M&A) Đây cũng là một chủ đề có nghiên cứu riêngchuyên sâu hơn, giúp cho có những cái nhìn mới mẻ và linh hoạt về định
hướng cho hoạt động R&D phát triển.
2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước
Nguyễn Thị Hạnh (2018), Nâng cao hiệu quả R&D trong các doanh
nghiệp dược Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế, Đại học Da Nẵng Về
lý luận, luận án đã cung cấp một hệ thống lý luận về R&D, quản tri R&D và đánh giá hiệu quả R&D trong các doanh nghiệp được, đề xuất công cụ có giá
trị, phù hợp cho việc đánh giá hiệu quả R&D của các doanh nghiệp dược
trong bối cảnh Việt Nam Về mặt thực tiễn, luận án đã phân tích thực trạng
các doanh nghiệp dược ở Việt Nam, phân tích và đánh giá chuyên sâu hiệuqua R&D của các doanh nghiệp sản xuất thuốc cho người ở Việt Nam, dé
12
Trang 15xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả R&D của các doanh nghiệp
dược Việt Nam.
Lê Thị Ái Lâm, Nguyễn Thị Hồng Nga (2018), Chính sách thươngmại hóa sản phẩm KH&CN ở các trường đại học Hàn Quốc, bài viết đã xâydựng cơ sở lý luận về thương mại hóa các sản pham R&D, tìm hiểu thực trangcác thương mại hóa sản phẩm KH&CN ở các trường đại học Hàn Quốc, việcthương mại hóa sản phẩm R&D của các doanh nghiệp này và những chính
sách có liên quan Xác định những nhân tố tác động tới thương mại hóa sản phẩm KH&CN tại các trường đại học, qua đó thúc đây thương mại hóa sản phẩm R&D của các cơ sở này Đề xuất một số chính sách tác động tới những nhân tố thúc đây sự phát triển thương mại hóa san phim KH&CN của các tô
chức này.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Mai (2023), Chính sách phát triểncác tô chức vệ tinh (spin-off) thành DNKN trong các trường dai học ở ViệtNam (Nghiên cứu trường hợp DHOGHN), Luan án tiến si Quan ly Khoa hoc
va Công nghệ, Truong Dai học KHXH&NV, DHQGHN, luận án đã phân tích
tổng quan và phân tích các nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới liên quanđến tổ chức vệ tinh, quá trình chuyên đổi tô chức vệ tinh thành doanh nghiệpkhoa học công nghệ trên thế giới và ở Việt Nam, phân tích cơ sở lý luận về
chính sách phát triển các tổ chức vệ tinh (spin-off) thành DNKN trong trường
đại học ở Việt Nam, phân tích, đánh giá các chính sách hình thành và phát
triển tổ chức vệ tinh (spin-off) trong trường đại học va phân tích, đưa ra những điều kiện cần và đủ dé phát triển spin-off thành DNKN Trên cơ sơ đó, phân tích, đánh giá chính sách phát triển doanh nghiệp spin-off tại Dai học
Quốc gia Hà Nội và thực tiễn triển khai, đề xuất giải pháp chính sách phát
triển tổ chức vệ tỉnh (spin-off) thành DNKN tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Luận án này đã có đóng góp mới về mặt lý luận, đặc biệt là vê môi quan hệ
13
Trang 16giữa tô chức vệ tỉnh (spin-off) và DNKN đồng thời về vai trò của tô chức vệ tinh (spin-off) khi trở thành DNKN, đây là điểm thành công của luận án Tuy nhiên, có một góc độ cần phân biệt và phân tích thêm về tính sở hữu của tô
chức vệ tinh thé nào và vai trò của tính sở hữu liên quan đến hoạt động R&D
Trong các nghiên cứu có giá trị nói trên chưa thấy có nghiên cứu nàođặt vẫn đề về việc kết hợp ý tưởng kinh doanh với thương mại hóa sản phẩm
R&D để nâng khả năng thành công của DNKN Như vậy, có thê thấy chủ đề
mà Luận văn đề cập có tính mới cả về lý luận và thực tiễn.
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu: chứng minh việc kết hợp ý tưởng kinh doanh với thương mại hóa sản phẩm R&D có thể nâng cao khả năng
thành công của DNKN.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, Luận văn có các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
- Phân tích cơ sở lý luận về kết hợp ý tưởng kinh doanh với thương mạihóa sản phẩm R&D của DNKN;
- Khảo sát và phân tích thực trạng về kết hợp ý tưởng kinh doanh với
thương mại hóa sản phẩm R&D của Công ty VNLIFE;
- Đề xuất giải pháp kết hợp ý tưởng kinh doanh với thương mại hóa sản pham R&D của DNKN.
4 Phạm vi nghiên cứu
4.1 Phạm vi nghiên cứu về thời gian
Luận văn nghiên cứu việc kết hợp ý tưởng kinh doanh với thương mạihoa sản phẩm R&D tại Công ty Cô phan Tập đoàn Cuộc sống Việt (VNLIFE)trong khoảng thời gian 2007-2022.
14
Trang 174.2 Phạm vi nghiên cứu về không gian
Luận văn nghiên cứu việc kết hợp ý tưởng kinh doanh với thương mại hoa sản phẩm R&D tại Công ty Cô phan Tập đoàn Cuộc sống Việt (VNLIFE)
và các công ty thành viên, công ty liên kết, công ty có vốn đầu tư
5 Mẫu khảo sát
Luận văn lấy mẫu khảo sát là Công ty Cổ phần Tập đoàn Cuộc sốngViệt (VNLIFE).
Nội dung khảo sát bao gồm:
- Hệ sinh thái công nghệ như Big data, AI, DevOps, Blockchain, IOT
- Hệ sinh thái sản phẩm, thương mại, dịch vụ trên bốn lĩnh vực cốt lõi:
các giải pháp ngân hàng số, giải pháp thanh toán điện tử, các dịch vụ tiện ích
trực tuyến, bán lẻ đa kênh.
6 Câu hỏi nghiên cứu
6.1 Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo
Cần thực hiện những giải pháp nào để kết hợp ý tưởng kinh doanh với
thương mại hóa sản phẩm R&D của doanh nghiệp khởi nghiệp?
6.2 Các câu hỏi nghiên cứu bố trợ
- Những tiêu chí nào tác động đến sự thành công của việc kết hợp ýtưởng kinh doanh với thương mại hóa sản phẩm R&D của DNKN?
- Thực trạng việc kết hợp ý tưởng kinh doanh với thương mại hóa sản
pham R&D của Công ty VNLIFE đang diễn ra như thé nào?
7 Giả thuyết nghiên cứu
7.1 Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo
Đề kết hợp ý tưởng kinh doanh với thương mại hóa sản phẩm R&D,
doanh nghiệp khởi nghiệp cần: nâng cao năng lực sáng tạo sản phim R&D có
tính mới và phù hợp với ý tưởng kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thị trường.
15
Trang 187.2 Các giả thuyết nghiên cứu bồ trợ
- Sự thành công trong việc kết hợp ý tưởng kinh doanh với thương mại hóa sản phẩm R&D của DNKN bị tác động bởi mức độ mà DNKN đó đạt
được các tiêu chí: năng lực sáng tạo sản phẩm R&D, tính mới của sản phẩmR&D, ý tưởng kinh doanh sản phẩm R&D, nhu cầu của thị trường đối với sảnpham R&D;
- Về co bản, việc kết hợp ý tưởng kinh doanh với thương mại hóa sản
pham R&D của Công ty VNLIFE đã thỏa mãn các tiêu chí: năng lực sáng tao sản phâm R&D, tinh mới của sản phẩm R&D, ý tưởng kinh doanh sản pham
R&D, nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm R&D
8 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp nghiên cứu tai liệu:
Luận văn nghiên cứu các tài liệu đã công bố ở nước ngoài và trongnước có có liên quan đến:
- Cơ sở lý luận về doanh nghiệp khởi nghiệp, thương mại hóa sản phẩmR&D, ý tưởng kinh doanh;
- Tài liệu về hoạt động R&D và quá trình thương mại hóa sản phẩm
R&D của Công ty VNLIFE.
b Phương pháp phỏng vấn sâu
Tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng van sâu các đối tượng:
- Lãnh đạo và quản lý của Công ty VNLIFE;
- Nhà sáng tạo các sản pham R&D.
Cách phỏng vấn: tác giả Luận văn gửi câu hỏi qua thư điện tử, gặp trựctiếp dé trao đổi các van đề cần thảo luận, tong hợp ý kiến phỏng van
c Các phương pháp nghiên cứu khác:
16
Trang 19Phương pháp luận: sử dụng phương pháp phân tích khoa học, trên cơ sởcác dữ liệu thực tế, tổng hợp các kết quả phân tích để đưa ra những đánh giáchung:
- Tiếp cận phân tích hệ thống:
- Phương pháp thu thập thông tin;
- Xử lý, phân tích thông tin;
- Quan sát.
9 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn được chia thành 3 chương:
- Chương 1 Cơ sở lý luận về kết hợp ý tưởng kinh doanh với thương
mại hóa sản phẩm R&D của DNKN;
- Chương 2 Thực trang về kết hợp ý tưởng kinh doanh với thương mạihóa sản phẩm R&D của Công ty VNLIFE;
- Chương 3 Giải pháp kết hợp ý tưởng kinh doanh với thương mại hóa
sản phẩm R&D của DNKN.
17
Trang 20CHUONG 1.
CO SO LY LUAN VE KET HOP Y TUONG KINH DOANH
VOI THUONG MAI HOA SAN PHAM R&D
CUA DOANH NGHIEP KHOI NGHIEP
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm sản phẩm R&D
Theo Vũ Cao Đàm (2017), sản phẩm R&D là kết quả nghiên cứu ứng
dụng (applied research), đó là sự vận dụng các quy luật từ trong nghiên cứu
cơ bản (thường là nghiên cứu cơ bản định hướng) dé đưa ra những mô tả, giải
thích, dự báo hoặc những nguyên lý về các giải pháp, có thé bao gồm công
nghệ, sản phẩm, vật liệu, thiết bị; nghiên cứu áp dụng các kết quả nghiên cứu
ứng dụng vào trong một môi trường mới của sự vật và hiện tượng.
Sản phẩm của nghiên cứu ứng dụng có thé là một giải pháp mới về tô
chức, quản lý, xã hội hoặc công nghệ, vật liệu, sản phẩm, v.v Giải pháp hữu
ích, sáng chế cũng là sản phẩm thuộc loại hình này
Hoạt động triển khai (development) còn được gọi là triển khai thực
nghiệm (experimental development) hoặc triển khai thực nghiệm kỹ thuật Đặc trưng của triển khai là sự vận dụng các quy luật (thu được từ trong
nghiên cứu cơ bản) và các nguyên lý (thu được từ trong nghiên cứu ứng dụng)
dé đưa ra các hình mẫu với những tham số đủ mang tính khả thi về kỹ thuật
Hoạt động triển khai gồm 3 giai đoạn:
- Tạo mau (prototype): là giai đoạn thực nghiệm nhằm tạo ra được sản
phẩm mẫu, chưa quan tâm đến quy trình hình thành mẫu đó, chưa quan tâm
đến quy mô áp dụng:
18
Trang 21- Tạo quy trình: còn gọi là giai đoạn “làm pilot”, là giai đoạn tìm kiếm
va thử nghiệm công nghệ dé sản xuất ra sản phẩm theo mẫu vừa thành công trong giai đoạn thứ nhất (giai đoạn tạo mẫu);
- Làm thí điểm loạt nhỏ: còn gọi là làm “Série 0” (Loạt 0) Đây là giai
đoạn kiêm chứng độ tin cậy của quy trình trên quy mô nhỏ.
Tổng hợp từ những nghiên cứu trên, trong Luận văn này, thuật ngữ sảnphẩm R&D được hiểu là: két qua nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa
học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, có thể thương mại hóa.
1.1.2 Khái niệm thương mại hóa sản phẩm R&D
Theo Trần Văn Hải (2011), trong hoạt động nghiên cứu khoa học có thé có nhiều dạng sản phẩm nghiên cứu, trong đó có sản pham có giá trị thương mại và cũng có sản phâm nghiên cứu không có/không thể có giá trị thương mại Khi phân loại các kết quả nghiên cứu, nhận thấy:
- Các kết quả nghiên cứu cơ bản là không thể thương mại hóa cho dùchúng thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội;
- Các kết quả nghiên cứu ứng dụng thuộc lĩnh vực khoa học xã hội
không có giá trị thương mại và bởi vậy không thê thương mại hóa, quá trình
chuyền giao các kết quả nghiên cứu ứng dụng thuộc lĩnh vực khoa học xã hộivào thực tiễn không phải là quá trình thương mại hóa các kết quả nghiên cứu;
- Kết quả nghiên cứu ứng dụng trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên,
khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học y/dược, khoa học nông nghiệp là
có thê thương mại hóa
1.1.3 Khái niệm ý tưởng kinh doanh mới
Y tưởng kinh doanh là một khái niệm chỉ việc cung cấp sản pham hoặcdich vụ cho khách hang dé thu được lợi ích tài chính Là bước dau tiên trong
việc thành lập doanh nghiệp, một ý tưởng kinh doanh có thé thúc đây doanh
nghiệp đó đạt được mục tiêu của mình Với một ý tưởng kinh doanh phù hợp
19
Trang 22và được xác định rõ rang, doanh nghiệp đang tiễn một bước gan hơn đến việc bat đầu kinh doanh hoặc hỗ trợ tô chức hiện tại của minh phát triển các ý tưởng mới có thể thu hút một nhóm người tiêu dùng.
Theo Business.gov.au (2015), ý tưởng kinh doanh (business idea) làmột thuật ngữ dùng để chỉ ý tưởng trong hoạt động kinh doanh nhằm mụcđích đạt được lợi ich tài chính, thường tập trung vào một sản phẩm hoặc dịch
vụ mới có thể được cung cấp ra thị trường dé tạo ra lợi nhuận khác biệt
Trước khi doanh nghiệp tiếp tục với ý tưởng kinh doanh của mình, một bước quan trọng là phải thực hiện đánh giá dé giúp cho doanh nghiệp xem xét tính khả thi của ý tưởng Việc đánh giá ý tưởng kinh doanh có thể giúp tìm hiểu thêm về thị trường, sự cạnh tranh trên thị trường và nhu cầu của khách hang Đây đều là những yếu tố quan trọng dé quyết định xem đó có phải là
một ý tưởng đáng dé tiếp tục theo đuổi và phát triển hay không Việc đánh giá
kỹ lưỡng có thể giúp cho doanh nghiệp thực hiện các bước tiếp theo như lập
kế hoạch kinh doanh, giải thích cho các nhà đầu tư hoặc chia xẻ trước với khách hàng tiềm năng.
Khi xem xét các yếu tố chính để khởi nghiệp thành công, một trongnhững yếu tố quan trọng nhất là có một ý tưởng khác biệt Mặc dù có mộtnguồn nhân lực tốt và đủ nguồn lực tài chính là điều cần thiết để thành công,nhưng ý tưởng là động lực đăng sau sự thành công của bat kỳ hoạt động kinhdoanh nào Nó là thứ định hình và định hướng cho doanh nghiệp phát triển —
nhất là với DNKN và xác định tiềm năng thị trường mà doanh nghiệp có thê
có được trong tương lai.
Với DNKN, ý tưởng đó phải có những đặc điểm quan trọng đổi mới vàphù hợp với sự đón nhận của thị trường Đó phải là một ý tưởng giải quyếtđược vấn đề đang được đáp ứng nhưng không thỏa mãn hoặc đáp ứng nhu cầuchưa được đáp ứng trên thị trường Mặc dù trên thực tế không có công thức
20
Trang 23thành công chung cho tat cả các DNKN, nhưng đặc điểm rất quan trọng nay đảm bảo tính duy nhất tại thời điểm đó và đảm bảo tiềm năng phát triển trong
tương lai Ý tưởng này cũng cần có khả năng trình bày được một cách dé hiểu
và thuyết phục với các nhà đầu tư có quan tâm và các khách tiềm năng để cóđược sự phản ứng tích cực từ họ.
Như vừa nói ở trên, ý tưởng rất cần được nghiên cứu cân trọn trước khitrình bày với các nhà đầu tư Nó cần được kiểm tra kỹ lưỡng, đảm bảo rằng
nó có thé đứng vững trước những phản biện hoặc thách thức Việc triển khai ý
tưởng như một dự án cũng cần có các mốc thời gian rõ ràng dé có thé theo dõi
và đánh giá tiến độ Bat kỳ van đề tiềm ấn nào cũng phải được xác định trước khi chúng trở thành van dé, giúp DNKN tránh được những sai lầm hoặc chậm trễ gây tốn kém và mắt cơ hội đưa ra thị trường.
Khi quyết định xem một ý tưởng có tiềm năng hay không, điều quan trọng là phải xem xét liệu có thị trường tiềm năng vững chắc cho ý tưởng đó
được đón nhận hay không Nếu đã có sự cạnh tranh đáng kế trong lĩnh vựcnày, ý tưởng sẽ cần phải đặc biệt sáng tạo hoặc đột phá dé trở nên nồi bật — đóchính là tính mới của ý tưởng Nếu không có thị trường hiện tại, thì cần chỉ rõ
thị trường tương lai của phẩm hoặc dịch vụ sẽ ở đâu.
Cuối cùng, ý tưởng cũng cần nằm trong một mô hình kinh doanh rõràng Điều này liên quan đến việc quyết định sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ đượcbán như thế nào và kết quả kinh doanh sẽ đến từ đâu, lợi ích tài chính và ph
tài chính sẽ được tạo ra như thế nào, hỗ trợ cho một kế hoạch kinh doanh khả
thi và đảm bao một tiềm năng phát trién mạnh mẽ
Tóm lại, có một ý tưởng kinh doanh mới là một trong những yếu tố
quan trọng nhất dé khởi nghiệp thành công Y tưởng này phải có tính sángtạo, phù hợp, được nghiên cứu kỹ lưỡng và có các khả năng kinh doanh trong một mô hình kinh doanh rõ ràng Kém theo đó cũng cân có được tâm nhìn vê
21
Trang 24tiềm năng phát triển trong một thị trường hiện có hoặc tạo ra một thị trường
mới Với sự kết hợp các yếu tố này của một ý tưởng kinh doanh mới, các
DNKN có thé tang cơ hội thành công va dat được mục tiêu khởi nghiệp cua
mình.
Như đã nói ở trên, ý tưởng kinh doanh là một khái niệm chỉ việc đạtđược lợi ích (tài chính) khi đưa sản phẩm, dịch vụ ra thương mại (bán) Ytưởng là khởi đầu cho một quá trình xây dựng một DNKN thành công Đặc
điểm của một ý tưởng kinh doanh mới có tiềm năng thành công là:
- Sáng tao (innovation);
- Giải quyết một (hoặc nhiều) vấn đề;
- Tạo ra lợi nhuận vượt trội.
Y tưởng kinh doanh mới thường được liên hệ với việc định vi gia trikinh doanh đề đưa ra thị trường và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Các ý tưởng kinh doanh mới thường được xuất phát từ:
- Các khó khăn, thách thức chính doanh nghiệp, cá nhân gặp phải;
- Các khó khăn, thách thức được biết từ các doanh nghiệp, cá nhân
khác;
- Nhận diện những sản phẩm, dịch vụ đã có nhưng chưa đáp ứng đầy
đủ nhu cầu của thị trường;
- Nhận diện những sản phẩm, dịch vụ còn thiếu trong thị trường;
- Nhận diện những sản phẩm, dịch vụ có khả năng đáp ứng nhu cầu
tiềm năng trong tương lai;
- Nhận diện những sản phẩm, dịch vụ có kha năng đáp ứng một (hoặc nhiều) nhóm đối tượng sẽ xuất hiện trong tương lai.
Khái niệm ý tưởng kinh doanh như vậy là cầu nối kết dính giữa sảnpham và dich vụ với thị trường và khách hàng, ý tưởng kinh doanh mới là cầu
22
Trang 25nối những thứ được nhận diện là chưa được kết nối với nhau và sẽ đem lại sự phát triển đột biến cho DNKN.
1.1.4 Khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp
DNKN (tiếng Anh: start-up) là thuật ngữ chỉ những doanh nghiệp(công ty, tô chức) đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh ở đó việc kinhdoanh nay dựa vào ý tưởng kinh doanh mới, mô hình kinh doanh mới hay
công nghệ mới có khả năng phát triển rất nhanh hoặc mở rộng nhanh dé đưa
ra những sản phẩm, dịch vụ vượt trội đáp ứng nhu cầu và tạo ra một thị
trường khách hàng mới.
Có thêm một một lưu ý về khái niệm Khởi nghiệp (start-up) và Lập nghiệp (entrepreneurship) trong đó Khởi nghiệp là bắt đầu kinh doanh bằng việc đổi mới và làm khác với những gì đã có (đa số bằng yếu tố công nghệ được áp dụng triển khai) Trong Luận văn này, khi nói đến DNKN chúng ta
sẽ tập trung vào các DNKN đổi mới bằng công nghệ
Khởi nghiệp: khi một cá nhân hay một tô chức nào đó ấp ủ và hiện thực
hóa công việc kinh doanh mới, thường thì sẽ thành lập một doanh nghiệp vàchính người đó làm người quản lý, là người sáng lập hoặc đồng sáng lập Việccung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm chí kinh doanh nhữngmặt hàng đã có trên thị trường nhưng theo ý tưởng mới của riêng mình đềuđược gọi là khởi nghiệp.
Theo từ điển tiếng Việt, khởi nghiệp được giải nghĩa là bắt đầu sự nghiệp, được diễn đạt là quá trình tạo dựng một tô chức kinh doanh và người khởi nghiệp là người sáng lập nên doanh nghiệp đó Một đặc điểm khác biệt
của các DNKN là thường được tự cấp vốn ban đầu bởi những người sáng lập
(founders) để phát triển sản phẩm, dịch vụ ban đầu của DNKN Khi đó mọi
thứ thường bắt đầu bang quy mô nhỏ và chưa Ổn định
23
Trang 26Hơn nữa, các loại khởi nghiệp còn phân biệt bởi yếu tổ đổi mới Vi vậy, ở Việt Nam thường dùng khái niệm “khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” (start-up) dé phân biệt với khởi nghiệp, lập nghiệp cũng như các loại hình
kinh doanh thông thường khác.
Theo Stevenson, Jarillo-Mossi (1990), DNKN có đặc điểm chính: luôngắn với những ý tưởng sáng tạo, đột phá, hoạt động kinh doanh mang tính
chỊu rủi ro cao.
Theo Steve Blank, Bob Dorf (2012) “start up” là doanh nghiệp hoặc
một tổ chức tạm thời, được thiết kế dé tìm ra một mô hình hoạt động có thể
lặp lại hoặc mở rộng nhanh chóng.
1.2 Hai yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp khởi nghiệp
1.2.1 Hoạt động thương mại hóa sản phẩm R&D trong doanh nghiệp khỏinghiệp
Theo như khái niệm chung ở trên, thông thường một DNKN được sinh
ra và có được định hướng phát triển ban đầu dựa là vào khả năng sáng tạo sản
phẩm R&D và quá trình thương mại hóa sản phẩm đó Nói một cách khác đó
chính là lý do ra đời của một DNKN.
Ngay từ khi khởi đầu, DNKN đã gan chặt sản phẩm R&D có khả năngsáng tao trong tương lai với việc làm sao dé sản phẩm đó có thé thương mạihóa Các đặc điểm của sản phẩm R&D cũng chính là yêu cầu đầu vào cho quátrình thương mại hóa được hình thành trên ý tưởng Ngược lại, trong quá trình
thương mại hóa, các thuận lợi và khó khăn khi gặp phải cũng chính là yêu cầu thay đối, điều chỉnh thậm chí thay thé hướng phát triển của sản pham R&D.
Kết quả của cả quá trình thương mại hóa sản phẩm R&D cuối cùng sẽ
là thước đo khả năng thành công của DNKN, cho thấy quá trình này có đápứng chiến lược, kế hoạch ban đầu và ky vọng thành công của DNKN hay
không.
24
Trang 27Mặc dù khả năng thành công của DNKN còn phụ thuộc vao nhiều yếu
tố, ví dụ như ý tưởng kinh doanh và nhu cầu thị trường nhưng khả năng thương mại hóa sản phẩm R&D đóng vai trò quan trọng Đây chính là đặc
điểm dé một DNKN khác với các loại hình doanh nghiệp khác và cũng là đặcđiểm dẫn đến khả thành công vượt trội của DNKN đó so với không chỉ cácloại hình doanh nghiệp khác mà còn so với các DNKN cạnh tranh trên thị trường.
1.2.2 Sở hữu ý trởng kinh doanh mới trong doanh nghiệp khởi nghiệp
Trong trường hợp một DNKN có được kết quả từ quá trình thương mại hóa sản pham R&D nói trên, tiếp theo là làm thé nao dé được thị trường chap nhận kết quả này như là một sản phâm đáp ứng đúng nhu cầu Ở đây sẽ cần vai trò một cầu nối đó là một ý tưởng kinh doanh phù hợp.
Trở lại khái niệm ý tưởng kinh doanh Một DNKN cũng có thể khởi sự bằng một ý tưởng kinh doanh độc đáo, trên thực tế số lượng các DNKN ra đời
khi dựa vào một ý tưởng kinh doanh không ít hơn số lượng các DNKN ra đờidựa vào khả năng thương mại hóa sản phẩm R&D Một DNKN hoàn toàn cókhả năng thành công rất cao khi ra đời từ một ý tưởng kinh doanh mới màchưa cần có sản phẩm R&D cụ thé
Tất nhiên, để có được thành công thì DNKN còn phải có kết quả từ quátrình thương mại hóa sản phẩm R&D dé hiện thực hóa chứ không chi cần có ý
tưởng kinh doanh như là một chiếc chìa khóa để mở cửa thị trường Nhưng chúng ta có thé thấy khi một ý tưởng kinh doanh ra đời trước, DNKN hoan
toàn có thé lựa chọn hướng đầu tư vào nghiên cứu sáng tạo sản phẩm R&D
sao cho thê hiện tốt nhất ý tưởng kinh doanh đã có Chính đặc điểm này của
DNKN cho phép khả năng đáp ứng tốt hơn những nhu cầu biến động từ thịtrường Với sự linh hoạt và năng động, khả năng điều chỉnh và hoàn thiện ý
25
Trang 28tưởng trong một khung tư duy linh hoạt (agile), DNKN có thé tiết kiệm được
thời gian và chi phí mà van đạt được mục tiêu của minh.
Trên thực tế đã có nhiều DNKN thành công nhanh hơn, vượt lên sự
cạnh tranh của đối thủ băng sự linh hoạt này Đặc điểm này cũng một lần nữakhẳng định ưu thé của DNKN so với các loại hình doanh nghiệp khác
1.2.3 Khi doanh nghiệp khởi nghiệp kết hợp được hai yếu tố khả năngthương mại hóa sản phẩm R&D và ý tưởng kinh doanh moi
Theo như đã phân tích ở trên, hai yếu tố đều là điều kiện cơ bản và chỉ
cần có một yếu tô thôi cũng đủ là lý do cho sự ra đời của một DNKN:
- Có khả năng thương mại hóa sản phẩm R&D;
- Có ý tưởng kinh doanh độc đáo đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Như vậy có thé thấy là nếu cả hai yếu tô này hội tụ ở cùng một DNKN thì chắc chắn khả năng thành công của DNKN sẽ cao hơn rất nhiều Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là DNKN sẽ không còn thách thức nào khác,
mà trên thực tế van tồn tại một điểm mau chốt đó là kết hợp hai yếu tố nàyvới nhau thé nào dé vượt qua đi đến thành công
Quy trình kết hợp ý tưởng kinh doanh với việc thương mại hóa sảnphẩm R&D bao gồm các bước sau:
- Xác định sản phẩm R&D, tính mới cia sản phẩm R&D dé đầu tư pháttriển và hoàn thiện hoặc nhận chuyên giao sản phẩm R&D từ bên khác;
- Xác định ý tưởng kinh doanh khác biệt;
- Nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, xác định đối tượng khách hàng tiềm năng, nhu cầu của khách hàng;
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh sơ bộ, hoàn thiện dần trên tầm nhìn
kết hợp sản phẩm R&D và ý tưởng kinh doanh Kế hoạch kinh doanh nàycũng bao gồm các hoạt động marketing hỗ trợ;
- Hoàn thiện các yêu tô pháp lý cần thiết;
26
Trang 29- Chuan bị các nguồn lực ban đầu (trong đó có nguồn lực tài chính tối thiểu), xây dựng kế hoạch tài chính liên quan đến tìm kiếm các nguồn đầu tư
đa dạng như quỹ khởi nghiệp, vốn đầu tư thiên thần (angel investment), đầu
tư mạo hiểm (venture capital) hoặc từ cộng đồng:
- Đưa san phim R&D ra thị trường càng sớm càng tốt, không cần hoànthiện tuyệt đối, đánh giá mức độ phù hợp của ý tưởng kinh doanh;
- Thay đổi (đặc tính) sản phẩm phù hợp hơn với ý tưởng kinh doanh,
thay đôi ý tưởng kinh doanh phù hợp hơn với sản phẩm R&D;
- Thu thập phản hồi và đánh giá thường xuyên các rủi ro để nhanh chóng thay đổi khi thấy cần thiết;
- Xây dựng mô hình tăng trưởng và mô hình phát trién.
Có một đặc thù của DNKN liên quan đến quy trình kết hợp nói trên đó
là các bước có thé thực hiện song song, có thé thay đổi thứ tự và cũng có thé
lặp đi lặp lại ở một số bước.
Chúng ta sẽ phân tích rõ hơn về sự kết hợp phù hợp này trong nhữngphan sau bằng việc đưa ra các tiêu chí đánh giá cụ thể có thể thé hiện đượcnăng lực kết hợp đó, dẫn đến khả năng thành công của DNKN
1.3 Tiêu chí đánh giá khả năng thành công của DNKN
Trước hết chúng ta cần xem xét các tiêu chí đánh giá thành công của
DNKN.
Khi đánh giá sự thành công của DNKN hay các loại hình doanh nghiệp
nói chung khác, cần dựa vào các tiêu chí phổ biến và cụ thể Với DNKN, vì những đặc thù của loại hình doanh nghiệp này nên những tiêu chí cũng cần
bám sát với những đặc thù đó, có thé đưa ra một số tiêu chí quan trọng như
sau:
27
Trang 30- Ý tưởng kinh doanh mới (trong một số trường hợp là mô hình kinh
doanh mới) đã dẫn đến sự phát triển hoặc mở rộng rất nhanh đối tượng khách
hàng/người dùng tạo ra một thị trường mới có tiềm năng to lớn;
- Sử dụng công nghệ mới có nhiều ưu điểm và lợi ích vượt trội;
- Đã đưa ra những sản phẩm, dịch vụ vượt trội đáp ứng nhu cầu của thị trường và tận dụng lợi thế từ sự khác biệt của sản phẩm, dịch vụ.
Những tiêu chí thành công này là định hướng để đưa ra những đánh giá
theo hướng định lượng hơn băng kết quả phân tích qua các dữ liệu hoạt động của doanh nghiệp, qua đó thé hiện được những vấn dé quan trọng nhất của DNKN đồng thời có thé dẫn đến các hành động dé DNKN hoạt động tốt hơn.
Vì thế nên những tiêu chí nói trên có những đặc điểm như sau:
- Có khả năng so sánh, đối chứng, có thé tính thành tỷ suat/ty trong;
- Dễ hiểu, có thê hiện tính liên quan giữa các yếu tố tác động đầu vào;
- Có khả năng đánh giá được từ việc thu thập thông tin từ nhiều nguồnkhác nhau đảm bảo khách quan và đầy đủ
Đề một đánh giá khả năng thành công của một doanh nghiệp thì có rất
nhiều phương pháp đánh giá và có các tiêu chí đánh giá kèm theo, đây là mộtchủ đề phức tạp và lại càng trở nên phức tạp hơn đối với DNKN
Có thé liệt kê sơ bộ một số tiêu chí phổ biến để đánh giá khả năngthành công một DNKN như sau:
- Năng lực và sự đa dạng của nhóm người sáng lập;
- Có chiến lược và lộ trình phát triển sản phẩm;
- Có chiến lược thị trường mục tiêu hoặc hệ sinh thái rõ ràng;
- Năng lực đội ngũ thực hiện các mục tiêu đề ra;
- Năng lực tải chính, các nguồn lực khác;
- Khả năng triển khai kế hoạch phát triển sản phẩm R&D, kinh doanh
và tiếp thị
28
Trang 31- Thời gian và thời điểm đáp ứng nhu cầu của thị trường;
- Khả năng thích ứng với những sự thay đổi bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp;
- Quyét tâm tăng trưởng;
Các tiêu chí đánh giá khả năng thành công nói trên đã có trong nhiều
nghiên cứu khác, khi được nói đến trong Luận văn này chỉ mang tính chất bổ xung Dưới đây là những tiêu chí có liên quan trực tiếp đến đề tài của Luận
văn.
1.3.1 Có năng lực sáng tạo sản phẩm R&D
Khi một DNKN bắt đầu hình thành thì việc có khả năng đưa ra một sản phẩm được cho là yếu tố quan trọng nhất, bởi vì dé đến được thành công thi
điều cuối cùng là DNKN phải có được một sản phẩm Sản phẩm nay sẽ đóng
góp giá trị cho sự hình thành và phát triển cũng như tương lai của doanh nghiệp, sẽ đem lại lợi ích tài chính và vị thế của doanh nghiệp ở trên thị
trường Hon nữa, sản phẩm là gốc cho mọi hoạt động khác của một DNKNnhư tiếp thị, phát triển thị trường, dịch vụ khách hàng, gọi vốn, đáp ứng tuânthủ phát triển bền vững
Trong nội dung của bài luận này, sản phẩm của một DNKN được hiểu
là sản phẩm R&D dé gắn với vấn đề thương mại hóa sản phẩm R&D trongcác phân tích sau đây.
Chính vi là yếu tố quan trong hang đầu nên sản pham R&D ở một
DNKN cần có các đặc điểm phù hợp dé tạo nên sự thành công của DNKN:
- Chất lượng: yếu tố chất lượng của sản phẩm được đặt lên hàng đầu,
sản phẩm cần phải đảm bảo răng nó đáp ứng mong đợi của thị trường với mụctiêu là cung cấp các tính năng cần có Điều này càng trở nên quan trọng đốivới sản pham R&D, trong đó việc kiểm nghiệm va khang định chất lượng
29
Trang 32chưa được day đủ trong quá trình sáng tạo ra mà vẫn phải khang định được
ngay từ lúc đầu tiên khi DNKN đưa sản phẩm ra thị trường, vẫn phải đáp ứng
các kỳ vọng của thị trường cũng như cam kết của DNKN;
- Sự khác biệt: sản phẩm của một DNKN cần phải tức chứng tỏ ngay từban đầu sự nổi bật so với các sản phẩm khác hiện có hoặc sắp có trên thịtrường Việc nhắn mạnh sự khác biệt này có thé đến từ nhiều đặc tính của sảnphẩm và cũng đã phải đặt ra yêu cầu sẵn trong quá trình nghiên cứu và phát
triển sản phẩm R&D Sự nổi bật, khác biệt hay độc đáo của sản phẩm R&D sẽ
được phân tích như là một tiêu chí đánh giá khả năng thành công của một DNKN sẽ được phân tích kỹ hơn trong mục sau;
- Khả năng phát triển tiếp tục của sản phẩm R&D: đối với một DNKN thì việc ban đầu thương mại hóa thành công sản phẩm R&D mới chi là một
khởi đầu tốt, trong khi dé thành công lâu dai hơn và bền vững hơn thì cần ở
DNKN nhiều hon thé nhiều, đó chính là năng lực tiếp tục phát triển và thương
mại hóa sản phẩm R&D tiếp sau, có khả năng cho ra đời những sản phẩmR&D có sự hoàn thiện và bổ xung cho nhu cầu của thị trường Trong điềukiện kinh doanh với nhu cầu của thị trường, kỳ vọng của khách hàng và sựcạnh tranh của các đối thủ đầy thách thức thì sản phâm R&D sau thành côngban dau can có sự thay đổi thích ứng Sự thích ứng này có thé được thé hiện ởnhiều góc độ của sản phẩm R&D như có thé mở rộng tính năng theo nhu cầumới, có thé đáp ứng ở mức độ phù hợp hon, thiết yêu hơn hay là cung cấp giá
trị ở chất lượng cao hơn nữa Đặc điểm này của (các) sản phẩm R&D chỉ có
được khi DNKN đó có năng lực R&D theo một quá trình dài và liên tục.
Ngoài ra còn có một yếu tố quan trọng nữa mang tính sống còn đó là chính
DNKN đó ý thức được rõ rang đây là một giá tri quan trọng cua quá trình
R&D dé luôn luôn quan tâm dành nguồn lực tiếp tục đầu tư;
30
Trang 33- Thiết kế: Thiết kế là một khía cạnh thường bị bỏ qua khi một DNKN
bắt đầu đưa ra một sản phẩm R&D, đặc điểm này nhìn chung cũng phù hợp
với tính chất chưa định hình rõ nét của cả doanh nghiệp cũng như chính sản
phẩm đó Tuy nhiên DNKN cần thực sự quan tâm đến khía cạnh thiết kế ngay
từ đầu, là một phần không thé tách rời trong quá trình R&D va gan chặt vớisản pham R&D tại mọi thoi điểm Giá trị của một sản phẩm R&D khi có đượcthiết kế phù hợp và hấp dẫn ngay từ ban đầu đóng góp một giá trị hữu hình
cho chính sản phâm đó đồng thời khả năng thành công của DNKN;
- Thay đồi phù hợp với phản hồi của người dùng: khi một sản phâm của một doanh nghiệp mới đưa ra thị trường, nhất là đối với sản phẩm R&D của một DNKN thì việc luôn hoàn thiện là điều vô cùng quan trọng Như đã phân tích ở đặc điểm cần có thứ 3 của sản phẩm R&D nói trên (Khả năng phát triển
tiếp tục của sản phẩm R&D) thì đây chính là công cụ thu thập thông tin yêucầu đầu vào dé dan đến việc tiếp tục đưa ra sản phẩm R&D có giá trị cao hơnvới người dùng và được thị trường chấp nhận tốt hơn Một cách tự nhiên, nhucầu của người dùng và thị trường cũng thường xuyên thay đổi, nếu mộtDNKN có thể có được phản hồi để trả lời câu hỏi thay đổi sản phẩm R&D thếnào, nêu một DNKN chứng minh năng lực R&D thông qua các đáp ứng mớiphù hợp hơn thé nào, nếu một DNKN thé hiện rõ sự đáng tin cậy qua việc đặt
khách hàng và thị trường làm trung tâm của các sản phẩm R&D của mình, thì DNKN đó có khả năng thành công cao hơn Điều cần lưu ý ở đây là sự phản hồi cần có được thông qua khảo sát thông tin, thu thập hành vi người dùng, sử
dụng công cụ phân tích dữ liệu hiện đại, các thuật toán thông minh (nhờ váo
sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin) và đặc biệt là phải nhắm vào
đúng đối tượng thị trường
Việc phân tích các tiêu chí đánh giá khả năng thành công của một DNKN với tiêu chi đâu tiên là có sản phâm R&D với các đặc diém của sản
31
Trang 34phẩm R&D như trên cho thay DNKN có cơ hội thành công cao hơn với nền
móng vững chắc ban đầu khi đạt được tiêu chí đó
1.3.2 Tính mới của sản phẩm R&D
Trong thế giới kinh doanh ngày nay, với rất nhiều sự cạnh tranh trên thịtrường từ các đối thủ bao gồm cả những doanh nghiệp truyền thống đã thànhcông và các DNKN khác, một DNKN không chỉ cần có sản phẩm R&D màsản phẩm đó phải có tính mới nỗi trội so với những sản phẩm khác Đây là
một trong những cách tốt nhất để đảm bảo khả năng thành công cho một DNKN ngay từ đầu trong hoạt động R&D của mình.
Bản thân trong nội ham của sản phẩm R&D cũng đã có tính mới, nhưng đối với một DNKN thì tính mới cần phải là một đặc điểm nỗi trội của sản phẩm R&D Mục này sẽ phân tích tính mới của sản phẩm R&D thé hiện
qua một số đặc điểm dẫn đến sự khác biệt giữa sản phẩm R&D của DNKNvới các sản phâm khác dang có trên thị trường
Tính mới của sản phim R&D được thể hiện ở giá trị mới mà sản phẩm
đó sẽ đem lại, ngắn gọn là phải thỏa mãn các chỉ tiết sau:
- Sản phẩm có đặc điểm chức năng, tính năng, công dụng mới;
- Sự khác biệt và nồi trội của những chi tiết mới trong sản phẩm;
- Giá trị thương mại do tính mới của sản pham mang lại;
- Những giá trị khác do tính mới của sản phẩm mang lại.
Sản pham R&D ở đây có thé hiểu là một sản phẩm hoàn toàn mới hoặc
là một sản phẩm mới được phát triển lên từ sản phẩm đã có Với DNKN thì
đây là một cách dé nâng cao khả năng thành công nên DNKN có thé lựa chọn
cách nào phù hợp và nhanh nhất, có thể không cần phải sáng tạo mới hoàn
toàn một sản phâm R&D mà chỉ cần làm cho nó tốt hơn trước
Các khía cạnh giá trị và mức độ tác động của tính mới:
32
Trang 35- Cung cấp giá trị mới của sản pham R&D, được thị trường và người
dùng đón nhận, vượt trội so với các sản phẩm cạnh tranh Như đã nói ở trên,
những giá trị mới này có thê là tính mới trong sự so sánh với những sản phẩm
mà DNKN đó hiện đã có;
- Đáp ứng trải nghiệm mới của người dùng hiện tại;
- Tiếp cận đối tượng người dùng mới, tiếp cận thị trường ngách mới;
- Dem lại nguồn lợi mới qua các thước đo tài chính: lợi nhuận, doanh
số, ty lệ đóng góp vào tăng trưởng, chi phí tiết kiệm được;
- Tăng cường khả năng thương mại hóa sản phẩm R&D của DNKN;
- Giúp DNKN có năng lực đưa ra thêm các sản phâm phụ trợ, bổ xung
dé cung cô vị tri trên thi trường.
Nếu đi vào chi tiết hơn, tính mới của sản phẩm R&D cần được do
lường theo các phương pháp khác nhau và nếu làm được như vậy thì ngoài
việc có thé khang định tinh mới của một sản phẩm R&D thì còn có thể đánh
giá tương đối khả năng thành công của DNKN sở hữu sản phẩm R&D đó
Khái niệm mức độ tính mới của sản phẩm R&D, các phương pháp đánh giá tính mới của một sản phẩm, các phép so sánh tính mới của sản phẩm so
với các sản phẩm khác, mức độ mới lạ hay đổi mới của tính mới khôngnăm trong nội dung bài viết này
Mặc dù cần chú trọng vào phat triển một sản phẩm R&D va đặt tính
mới lên hàng đầu, DNKN cũng cần nhìn nhận công việc nay có tính liên kết
với các góc độ khác như:
- Tính mới đó phù hợp với chiến lược và hình ảnh của DNKN;
- Những khó khăn thách thức cần vượt qua để thành công trong quá
trình R&D ở DNKN;
- Cân đối các nguồn lực cần thiết dé đầu tư cho quá trình tạo ra tínhmới của sản phâm R&D
33
Trang 36Tính mới của sản phẩm R&D sẽ gặp phải thách thức về yếu tố thời gian, trong việc thương mại hóa sản phẩm R&D cần nhanh, đúng thời điểm
và nhắm đúng đối tượng có nhu cầu cao nhất.
Tính mới này sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho những yếu tố thành côngkhác mà một DNKN cần có (sẽ phân tích trong các phần sau) như đáp ứng tốtnhất nhu cầu của thị trường, có khả năng kết hợp chặt chẽ với không chỉ một
mà nhiều ý tưởng kinh doanh mới Đặc biệt khi tính mới của một sản phẩm R&D có khả năng đột phá rất cao (thậm chí phá hủy — disruptive) thì đó chính
là động lực tác động mạnh mẽ dẫn đến sự biến đôi của nhu cầu thị trường và thay đổi môi trường kinh doanh truyền thống theo hướng thuận lợi cho DNKN có sản pham R&D này.
1.3.3 Có ý trồng kinh doanh sản phẩm R&D
Trong hoạt động của một DNKN thì ý tưởng kinh doanh có vai trò
trung tâm giữa sản phẩm R&D của DNKN và thị trường mục tiêu mà DNKN hướng tới, kết nối những gì một DNKN có với những gì thị trường cần để
đem lại thành công cho DNKN.
Vì thé vai trò của ý tưởng kinh doanh có ý nghĩa chi phối toàn bộ cáchoạt động khác của DNKN, đây là một tiêu chí quan trọng đánh giá khả năngthành công của DNKN Ngoài ra, ý tưởng kinh doanh — với đặc điểm mới,độc đáo, khác biệt - là yếu tố cốt lõi dé phân biệt DNKN với những hình thứcdoanh nghiệp khác.
Việc phân tích tiêu chí có ý tưởng kinh doanh sản phẩm R&D của một DNKN sẽ liên quan nhiều đến việc phân tích tiêu chí khác như có sản pham R&D, tính mới của sản phẩm R&D và nhu cầu của thị trường đối với sản
phẩm R&D
Ý tưởng kinh doanh như vậy chính là phương thức hiện thực hóa chiến
lược phát triển, có thê được hình thành từ nhiều hướng khác nhau:
34
Trang 37- Từ năng lực cốt lõi của DNKN là sản phẩm R&D;
- Từ một đặc điểm có tính mới của san phẩm R&D;
- Từ một công nghệ mới có thể thúc đây chất lượng hay tiến độ của quá
trình R&D của một DNKN;
- Từ tầm nhìn về một xu hướng thị trường:
- Từ nhu cau thị trường, thị trường ngách hoặc của một nhóm khách
hàng
- Từ nhu cầu thực tiễn tình cờ được phát hiện;
- Từ sự biến đôi khách quan của môi trường sống
Sau khi ý tưởng kinh doanh được hình thành thì tiếp theo là việc xây dựng ý tưởng kinh doanh sơ bộ bằng việc tìm hiểu và khảo sát đưới các góc
độ sau:
- Ý tưởng kinh doanh tiếp cận trực tiếp đến cơ hội và tiềm năng thị
trường mục tiêu;
- Ý tưởng kinh doanh hiện thực hóa tính năng của sản phẩm R&D đáp
ứng nhu cau của thị trường, kết hợp với việc nghiên cứu thị trường dé có thélượng hóa quy mô thị trường;
- Ý tưởng kinh doanh nhắn mạnh giá trị của sản phẩm R&D, tận dụngđược sự khác biệt và tính mới của sản phẩm R&D;
- Tim hiểu các ý tưởng kinh doanh tương tự trên thị trường, trong
Đặc điểm của ý tưởng kinh doanh sơ bộ là DNKN có thê đưa vào trong
đó nhiêu giả định và sáng kiên không rõ ràng, các ý tưởng độc đáo thậm chí
35
Trang 38không tưởng Đây cũng là đặc điểm gắn liền với bản chất của DNKN và là lợithế đột phá của DNKN để có thành công vượt trội Chính vì thế trước khi cóđược một ý tưởng kinh doanh hoan thiện thì DNKN còn phải trải qua việcđánh giá khả thi trên cơ sở gắn kết chặt chẽ ý tưởng kinh doanh sơ bộ với sảnpham R&D của mình.
Đề tiếp tục, ý tưởng kinh doanh được xem xét lại đưới nhiều góc độ,với nhiều thông tin, được đánh giá sâu hơn và tong thé hơn dựa vào nhiều yếu
tố kết hợp Tuy nhiên giá trị lớn nhất của giai đoạn này chính là khăng định lại với cái nhìn hai chiều mối quan hệ giữa ý tưởng kinh doanh và sản pham R&D của DNKN Mối quan hệ này sẽ quyết định hướng phát triển của DNKN, phù hợp với nhu cầu thị trường đã được đánh giá.
Đến lúc này DNKN đã có một ý tưởng kinh doanh hoàn thiện cho sản
phẩm R&D đáp ứng nhu cầu thị trường, hơn nữa có tính đột pha có khả năng
tạo ra thị trường mới và khách hàng mới đáp ứng nhu cầu mới bằng những
sản phẩm R&D có tính mới
Từ những phân tích ở trên, Luận văn sử dụng thuật ngữ ý tưởng kinh
doanh theo quan niệm của Peter F Drucker (2006) thể hiện trong tác pham
Innovation and Entrepreneurship, bao gồm những chi tiết chính:
- Tìm kiếm sự đổi mới từ sản phâm chưa có trên thị trường, khai thác
nó như một cơ hội cho một doanh nghiệp;
- Dựa trên phương pháp sản xuất chưa được thử nghiệm, một sản phẩm
mà người tiêu dùng chưa quen thuộc, một nguồn nguyên liệu mới hoặc thị
trường mới;
- Đối mặt với sự không chắc chắn về các điều kiện trong tương lai,
chap nhận rủi ro tài chính với hy vọng kiêm được lợi nhuận vượt trội.
36
Trang 391.3.4 Nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm R&D
Với một DNKN, trong quá trình sáng tạo ra sản phâm R&D và các tính mới của sản phẩm thì yếu tố nhu cau thị trường cũng đã được quan tâm ngay
từ những bước đầu tiên Một DNKN muốn thành công bang sản phẩm R&Dthì đã phải có hình dung ban đầu, ý tưởng kinh doanh về thị trường, ngườidùng có nhu cầu sử dung sản phẩm R&D đó
Du vậy các hình dung ban đầu đều chưa đủ và kèm theo trong đó nhiều
giả định mà sẽ cần phải làm rõ thêm Vì thế DNKN muốn thành công thì cần
đạt được tiêu chí đáp ứng nhu cầu của thị trường dành cho sản phim R&D
của mình và khi khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường càng cao thì khả
năng thành công của DNKN càng cao.
Trong mục nay sẽ đưa ra tiêu chí đánh giá khả năng thành công củaDNKN liên quan đến nhu cầu của thị trường bằng việc xác định, đánh giá
tiềm năng của những nhu cầu đó, đồng thời thu nhận phản hồi mức độ đáp
ứng nhu cầu của sản phẩm R&D
Trước hết một DNKN ngay từ khi bắt đầu đã cần có sự nhìn nhận xu
hướng thị trường Dù DNKN có thé có một sản phim R&D có tính mới, có
một ý tưởng thương mại hóa độc đáo thì cũng không thé bỏ qua việc nắm bắtthị trường theo xu hướng phát triển của nó Nếu một DNKN có thể dựa vàotầm nhìn theo xu hướng thị trường thì có thể tăng khả năng thành công và
giảm thiểu được rủi ro tiềm ân, trong đó phan lớn là do các giả định chưa
được chứng minh Xu hướng thị trường được coi như là một định hướng chu
đạo đảm bảo hướng đi tới khả năng thành công cho DNKN khi mới bắt đầu
Nghiên cứu thị trường và chọn ra những thị trường có nhu cầu phù hợp
chính là việc tìm ra hướng đi cụ thể để một DNKN được đón nhận và pháttriển trên thị trường Hoạt động nghiên cứu thị trường bao gồm tìm hiểu, đánhgiá và xác định rõ khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và đánh giá toàn
37
Trang 40ngành Kết quả của hoạt động nghiên cứu này đem lại những hiểu biết có giá
- Xác định giá trị thị trường của tính mới của sản phẩm R&D;
- Lựa chọn khách hàng mục tiêu và thị trường ngách, ước tính quy mô
tiềm năng của thị trường mà DNKN nhắm tới.
Nghiên cứu ngành: hiểu biết về hiện trạng của ngành, các thách thức cũng như xu hướng phát triển dé từ có định hướng phát triển ma DNKN đặt
mục tiêu đem lại cho thị trường Từ đó cũng có thể xác định khoảng trống nhucầu mà thị trường kỳ vọng, gan với khả năng đáp ứng của sản phẩm R&D khiđược thương mại hóa Như vậy có thê xác định được vị thế của DNKN khi có
sản pham R&D không chi đáp ứng nhu cầu thị trường hiện tại mà còn cả nhu
cầu trong tương lai
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: thực chat là hiểu những sản phẩm đang
có trên thị trường phục vụ những khách hàng nào và chất lượng đáp ứng nhucầu thế nào Từ đó DNKN đưa ra chiến lược cạnh tranh phù hợp trong đó lấy
sản phẩm R&D độc đáo của mình làm yếu tố chủ đạo Hơn thế nữa, khi đối
thủ cạnh tranh của DNKN là những DNKN khác thì việc nghiên cứu này phải
phải đặt đối tượng là những sản phẩm sẽ có trong tương lai, đang có kế hoach phát triển, đang chuẩn bị chiếm lĩnh thị trường.
Nghiên cứu người dùng: câu hỏi khách hàng mục tiêu của một DNKN
là ai là câu hỏi quan trọng nhất mà một DNKN phải trả lời để có khả năngthành công, ngay từ ngày đầu ra đời hay đi suốt quá trình phát triển Khi xác
38