Một trong những công cụ quản lý phát triển đô thị hiệu quả đó là công tác quản lý trật tự xây dựng.Nếu các quy định, chế tài để quản lý trật tự xây dựng có tính khoa học và chặt chẽ, sát
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN KHOA MOI TRUONG BIEN DOI KHÍ HẬU VA ĐÔ THỊ
Dé tai:
Thuc Trang Quan Ly Trat Tu Xay Dung Trén Dia
Ban Quan Nam Từ Liêm
Sinh viên thực hiện : Phạm Nguyệt Hà
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của bản thân, có sự
giúp đỡ của Giảng viên hướng dẫn là TS Bùi Thị Hoàng Lan- Bộ môn Kinh tế
và quản lý đô thị- Khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị -Trường Đại họcKinh tế quốc dân và sự hướng dẫn trực tiếp tại đơn vị thực tập là anh Nguyễn
Xuân Lam — chuyên viên phòng Quản lý đô thị, UBND quận Nam Từ Liêm Nội
dung bài nghiên cứu và kết quả trong chuyên đề là trung thực và chưa từng đượccông bố công khai trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đó Các số liệuthống kê trong các bảng, biểu để phục vụ cho công việc phân tích hay đánh giá,nhận xét được nêu trong chuyên đề là trung thực và có trích dẫn nguồn Nếu phát
hiện có bất cứ gian lận nào, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Hội đồngcũng như kết quả Chuyên đề tốt nghiệp của mình
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tìm hiểu và hoàn thiện luận văn này Em đã nhận được sự
hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, gia đình, bạn bè vì vậy em xin được
gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu của trường Đại học Kinh tế quốc dân và các thầy cô củakhoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị đã tạo điều kiện thuận lợi cho emtìm hiểu và nghiên cứu, hướng dẫn chỉ tiết và truyền đạt nhiều thông tin có ích
giúp em hoàn thiện luận văn này Đặc biệt là cô Bùi Thị Hoàng Lan đã giúp đỡ
nhiệt tình trong việc chỉnh sửa và hoàn thiện luận văn Cùng với đó là nguồnđộng viên rất lớn từ phía gia đình và bạn bè xung quanh giúp em có động lực
không nhỏ trong khi hoàn thành bài luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4LOT CAM DOAN oossssssssssssesscsssssesscssssscssssssssosssssssecssssssseosscssnsessssssssessssssnsesesees 2
LOT CAM ON wiscsssssssssssssssssssssssssessssssssessssssssssssssssssssssssessssssssesssssssssssssssssesesses 3
MỤC IUỤC o G55 G G5 9 9 9 9 9 0 000.0 0000000000060 8096 4
DANH MỤC KÝ HIỆU, VIET TẮTT 2s se sss©sssesssesssesse 6 DANH MỤC HÌNH ÁNH << s£ se ©s££ss£ssessersersersersscse 7
DANH MỤC BANG BIÊU - 5-2-2 5° se se ssEssessesserserssrserssess 8
LOT MO DAU wsesssssssssssssesscsssesscssssessnscesssnecesssnssessssssessssessssnsesssssesssssnseesssneesees 1
CHUONG 1: CƠ SỞ LI LUẬN VE QUAN LY TRẬT TU XÂY DUNG 4
1.1 Một số khái niệm 22°°°©EEEEE2V222224999222222222222dddd9902229022222aarsssse 4
LLL Khai mi6m 6 na 4
1.1.2 Khái niệm đô thị hóa oo cc eeeeeeeeeceecesesseesecsecseesecseceeseeeeeeseeaeeseeaeens 4 1.1.3 Khái niệm trật tự xây dựng «cà LH HH ng, 5 1.1.4 Khái niệm quan lý trật tự xây dựng . -Sc Sen ssiseireesreree 5 1.2 Sự cần thiết và yêu cầu của quản lý trật tự xây dựng -. - -.‹‹s- 5 1.2.1 Sự cần thiết của quản lý trật tự xây dựng -¿- cecsscsscrrsrreee 5 1.2.2 Yêu cầu của quản lý trật tự xây dựng -. ¿ -¿©-c+cx++cxccrerrseees 6 1.3 Nội dung quản lý trật tự xây dựng - 5-5 < sư nenn.nensmse 6 1.3.1 Quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thỊ - - 5< +-<<xssssesee 6 1.3.2 Cấp giấy phépxây dựng - + 252222 2E EEEE211271 11211212 7 1.3.3 Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng 6
1.4 Kinh nghiệm quan lý trật tự xây dựng của một số quận tại Hà Nội 6
1.4.1 Kinh nghiệm quan lý trật tự xây dựng của quận Tay Hồ 12
1.4.2 Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng của quận Đống Đa 15
1.4.3 Bài học rút ra cho quận Nam Từ Liêm - ¿- 5+ 25+ ++<<++£+sexsxx 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN LY TRAT TU XAY DUNG
TREN DIA BAN QUAN NAM TU LIÊM -5- 5c se se cs<cs«e 17
2.1 Khái quát về quận Nam Từ Liêm - 2° EEE2ssssssserrocee 17
Trang 52.2.1 Đặc điểm tự nhiên ¿+ St k+E+EEEESESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErErrrrkrkrrrrrree 182.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội -¿ cc+c+vttrEktrrrtrkrrrrtrirrrtrirrrrrirriie 192.2.3 Tác động của đặc điểm tự nhiên - đặc điểm kinh tế xã hội của quận
Nam Từ Liêm đên quản lý trật tự xây dựng - - 555 S<s*S+csseersseerss 20 2.2 Tình hình trật tự xây dựng tại quận Nam Từ Liêm -° «<2 21 2.3 Thực trang quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm 24
2.3.1 Quản lý việc xây dựng theo quy hoạch đô thị - - -<<<x++ 24
2.3.2 Cấp giấy phép xây dựng -. - ¿©2222 2222x222 2E crrrcrkv 27
2.3.3 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trật
000.6À 0901512211777 29
CHUONG 3: PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIỂU VÀ GIẢI PHÁP QUAN
LY TRAT TỰ XÂY DUNG DIA BAN QUAN NAM TỪ LIÊM 343.1.Phương hướng, mục tiêu quản lý trật tự xây dựng của quận Nam Từ Liêm 34 3.2 Giải pháp quản lý trật tự xây dựng của quận Nam Từ Liêm 35
3.2.1.Tăng cường quản lý xây dựng theo quy hoạch -. -«<<<<<++ 35
3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác cấp giấy phép xây dựng - 35
3.2.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự xây
Trang 6DANH MỤC KÝ HIỆU, VIET TAT
UBND Ủy ban nhân dân
TTXD Trật tự xây dung
Trang 7DANH MỤC HÌNH ÁNH
Hình 2.1: Ban đồ hành chính quận Nam Từ Liênm - - 5- scs©ss=sscseHình 2.2: Sai phạm xảy ra trong khu dau giá 21 lô Xuân Đỉnh - 2Hình 2.3: Hai 6 đất công do UBND phường Xuân Dinh quản lý (số 749 và 767Nguyễn Hoàng TÔI)) 2-2 se e€SeES#ES# + +tkEEEEEEEEEeEreteetkrrerrerrerrerreree
Trang 8DANH MỤC BANG BIEU
Bang 2.1: Danh sách xử lý một số vi phạm trật tự xây dựng điển hình 222
ii MOAN 2 () Ï⁄Á~ 2) ÏỔ 4 5< << << << HH TT ngờ 22
Bảng 2.2: Tình hình triển khai cắm mốc giới quy hoạch ngoài thực địa giai
GOAN 2015-2018 0000058585808 26
Bảng 2.3: Báo cáo số liệu cấp phép giai đoạn 2015-2019 quận Nam Từ Liém 277
Bảng 2.4: Báo cáo kết quả giải quyết hỗ sơ giai đoạn 2015-2018 - 28
Bảng 2.5: Kết quả thanh tra xây dự Pgg 5-5 csccsceEeseesreerererrrrrsrrsresree 30
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tàiTrong những năm gần đây, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, tốc độ đô thị hóa ở nước ta ngày càng cao Đây là xu hướng phát triển
tất yếu của các nước trên thế giới.Trong công cuộc phát triển của mỗi quốc gia,
đô thị có chức năng như những trung tâm hạt nhân chính, là nhân tố kích thích sựchuyên dịch cơ cấu kinh tế Vì vậy, phát triển đô thị một cách ổn định vabền vững góp phan giúp tăng trưởng các ngành kinh tế, phát triển kết câu hạtầng kinh tế xã hội
Một trong những công cụ quản lý phát triển đô thị hiệu quả đó là công tác
quản lý trật tự xây dựng.Nếu các quy định, chế tài để quản lý trật tự xây dựng có
tính khoa học và chặt chẽ, sát với thực tiễn, lại được tuân thủ nghiêm minh thì công tác quản lý đô thị sẽ đễ dàng hơn, có hiệu quả hơn.
Tốc độ đô thị hóa nhanh đã kéo theo hàng loạt các hạng mục công trình
được xây dựng ồ ạt dé đáp ứng được kip thời các nhu cầu của cư dân đô thị vềnhà ở, thương mại dịch vụ, sản xuất và phát triển Tuy nhiên, hiện nay, khôngphải tất cả các công trình được xây dựng cũng đảm bảo đúng theo quy hoạch
được duyệt, đúng tiêu chuẩn cho phép ở mỗi khu vực Việc vi phạm trật tự xây
dựng xảy ra khá phổ biến và phức tạp ở hầu hết mọi đô thị Đây được coi là mặt
tiêu cực của quá trình đô thị hóa khi công tác quản lý chưa đáp ứng được kip thời.
Quận Nam Từ Liêm mới được thành lập vào năm 2014 sau khi tách ra từ
huyện Từ Liêm cũ, hiện nay dang phát trién nhiều mặt Nam Từ Liêm cũng pháttriển theoxu hướng chung của toàn xã hội Quá trình đô thị hóa đang diễn ra khámạnh mẽ trên địa bàn quận gây nhiều khó khăn, thách thức cho quản lý phát triểnbền vững đô thị, đặc biệt về lĩnh vực xây dựng Các công trình hạ tầng, nhà ở,các cơ sở chế biến sản xuất công nghiệp, cơ sở thương mai dịch vụ, ngày càngđược đầu tư xây dựng với nhiều quy mô, tính chất khác nhau, kéo theo đó là tìnhtrạng vi phạm trật tự xây dựng cũng ngày càng phô biến Do vậy, công tác quản
lý cần được chú trọng hơn bao giờ hết
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của nhiệm vụ quản lý trật tự
xây dựng trên địa bàn quận Nam từ Liêm và qua thực tiễn thực tập tại Phòng
Quản lý đô thị, tôi chọn dé tài “ Thực trạng quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn
quận Nam Từ Liêm” cho luận văn tôt nghiệp của mình.
Trang 102 Mục đíchvà nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích rõ cơ sở lí luận về quản lý trật tự
xây dựng từ các luận cứ khoa học Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng công tác quản
lý về trật tự xây dựng hiện nay tại quận Nam Từ Liêm, từ đó đề xuất các giải pháp
thích hợp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính
quyền
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ là:
- Xây dựng khung lý thuyết quản lý trật tự xây dựng ở cấp quận
- Phân tích, nhận xét, đánh giá thực trang quản lý về trật tự xây dựng hiện
nay tại địa bàn quận Nam Từ Liêm.
- Đưa ra một số giải pháp hợp lý, kiến nghị cụ thể giúp hoàn thiện, nângcao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng tại quận Nam Từ
Liêm.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn trình bày những vấn đề lý luận về quản lý trật tự xây dựng và
tình hình quản lý trật tự xây dựng tại địa bàn quận Nam Từ Liêm.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Luận văn chủ yếu đi sâu nghiên cứu 03 vấn đề của
công tác quản lý trật tự xây dựng hiện nay tại quận Nam Từ Liêm
Phạm vi về không gian: Chủ yếu tại quận Nam Từ Liêm Ngoài ra, có tìmhiểu và học tập kinh nghiệm quản lý của một số quận khác trong nội thành Hà
Nội.
Phạm vi về thời gian: Các thông tin, số liệu được thu thập chủ yếu tronggiai đoạn từ năm 2015 đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin:
o Phương pháp thu thập các thông tin thứ cấp: Được thu thập qua quátrình phân tích, tổng hợp từ các tài liệu, văn bản, các công trình nghiên cứu đãcông bố như sách, giáo trình, báo cáo nghiên cứu, số liệu thống kê của phòng
Quản lý đô thi qua Nam Từ Liêm,
o Phuong pháp thu thập các thông tin sơ cấp: Được tham khảo từ các luận
văn, luận án, các văn bản quy phạm pháp luật, các nghị định, thông tư liên quan
đến vấn đề quản lý xây dựng
Trang 11- Phương pháp xử lý thông tin: Thông tin được xử lý thông qua quá trình
phân tích, so sánh, đối chiếu và suy luận một cách hệ thống và khoa học
- Phương pháp phân tích: Phân tích những điểm khác nhau của thông tin,
số liệu, từ đó chọn ra những thông tin cần thiết cho luận văn
5 Kết cấu chuyên đềChương 1: Cơ sở lí luận về quản lý trật tự xây dựng
Chương 2: Thực trạng quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận Nam Từ
Liêm
Chương 3: Phương hướng mục tiêu và giải pháp quản lý trật tự xây dựng địa bàn quận Nam Từ Liêm
Trang 12CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VE QUAN LY
TRAT TỰ XÂY DUNG
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm đô thị
Theo quan điểm quản lý, đô thị là nơi có mật độ dân số ở mức cao, phầnlớn là lao động thuộc khu vực phi nông nghiệp, có ha tầng cơ sởhợp lý, là trungtâm tong hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò kích thích sự phát trién kinh
tế - xã hội của đất nước, của một vùng lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hoặc một
vùng trong tỉnh hoặc trong huyện.
Khái niệm đô thị mang tính tương đối do có sự khác nhau về trình độ pháttriển kinh tế - xã hội và hệ thống dân cư Mỗi quốc gia trên thế giới có những quyđịnh riêng phụ thuộc vào yêu cầu và khả năng quản lý của mình, song hầu hếtđều thống nhất chọn hai tiêu chuẩn cơ bản:
Quy mô dân số: Trên 4000 người sống tập trung
Cơ cấu lao dộng: Trên 60% lao động phi nông nghiệp
Như vậy, đô thị là các thành phó, thị xã, thị tran có số dân từ 4000 ngườitrở lên và trong đó trên 60% số dân phi nông nghiệp Hiện nay, người ta bổ sungthêm một tiêu chuẩn nữa là cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị: là đô thị, cơ sở hạ tầng
có thé hoàn chỉnh, đồng bộ hoặc chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ nhưng bắt buộc
phải có một quy hoạch chung cho tương lai.
1.1.2 Khái niệm đô thị hóa
Theo quan điểm một vùng, đô thị hóa là một quá trình hình thành, pháttriển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thi
Theo quan điểm kinh tế quốc dân, đô thị hóa là một quá trình biến đổi về
phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư những
vùng không phải đô thị thành đô thị đồng thời phát triển các đô thị hiện có theochiều sâu
Đô thị hóa là sự quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống đô
thị của các nhóm dân cư Khi kết thúc thời kỳ quá độ thì điều kiện tác động đến
đô thị hóa cũng thay đổi và xã hội sẽ phát triển trong các điều kiện mới đặc biệt
là thay đôi cơ cau dân cư
Tiền đề cơ bản của đô thị hóa là sự phát triển công nghiệp hay côngnghiệp hóa là cơ sở phát triển của đô thị hóa Ngày nay, với cuộc cách mạng
Trang 13khoa học kỹ thuật mà tượng trưng cho nó là điện thoại di động, là những cỗ máy
vi tính, những siêu sa lộ thông tin, thì đô thị hóa có tiền đề vững chắc hơn vàtốc độ đô thị hóa đã và sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết
Nói một cách tổng quát, đô thị hóa là quá trình thay đổi về phân bố tổchức các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bồ trí dân cư, hình thành,
phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đôthị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăngquy mô dân số
1.1.3 Khái niệm trật tự xây dựng
Trật tự là việc phát triển theo trình tự được sắp xếp của các bộ phận để tạothành thé thống nhất và các bộ phận phải vận động theo cùng một quy tắc chung Déxây dựng có trật tự, mọi người phải tuân thủ theo những quy tắc, quy phạm nhất
định.
Từ đó có thể hiểu trật tự xây dựng là trạng thái được tạo nên từ việc thi
hành pháp luật về xây dựng trong thực tiễn của chủ thé dé duy trì sự 6n định bền
vững của xã hội Khi xây dựng các công trình, nhà ở phải tuân thủ chính xác quy
hoạch đã được các cấp có thâm quyền xem xét phê duyệt và công bố
1.1.4 Khát niệm quản lý trật tự xây dựng
Quản lý trật tự xây dựng là công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, từ đó
đưa ra các kiến nghị, đề xuất, và xử lý các hoạt động vi phạm theo đúng thâmquyền và đúng pháp luật, giúp duy trì, đảm bảo quản lý đô thị phù hợp với quyhoạch chung đã được duyệt, kích thích sự phát triển về kinh tế - xã hội Mọingười dân được bảo vệ quyền lợi hợp pháp, được tạo điều kiện thuận lợi dé xây
dựng, cải tạo các công trình, nhà ở.
1.2 Sự cần thiết và yêu cầu của quản lý trật tự xây dựng
1.2.1 Sự cần thiết của quản lý trật tự xây dựng
Trong giai đoạn hiện nay, công tác quản lý trật tự đô thị ở nước ta vẫn
chưa thực sự hiệu quả, còn nhiều vấn đề cấp bách cần nhanh chóng khắc phụcnhư tắc nghẽn giao thông, lan chiếm via hè, lòng đường, xây dựng bừabãi, có tác động tiêu cực tới kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của người
dân Nguyên nhân cơ bản bắt nguồn từ khâu quản lý điều hành chưa sát sao,
kip thời, chưa hết trách nhiệm của một bộ phận cán bộ và các cấp có thâm
quyền, từ đó vẫn dé xảy ra những vi phạm liên quan đến xây dựng như xây
Trang 14dựng sai quy hoạch, không có giấy phép xây dựng, sai giấy phép xây dựng
( tự ý tăng thêm số tầng, tum, số căn hộ).
Chính quyền các cấp cần tổ chức quản lý xây dựng theo trật tự thống
nhất trên cơ sở pháp luật về quy hoạch và xây dựng để tránh tình trạng các
công trình xây dựng tự phát, không theo định hướng quy hoạch, kế hoạchchung Có thê nói, việc quản lý trật tự xây dựng có vai trò quyết định đảm bảophát triển đô thị đạt hiệu quả cao
1.2.2 Yêu cầu của quản lý trật tự xây dựng
Mỗi năm trung bình Hà Nội tăng thêm khoảng 200 nghìn người gần bằngdân số của một huyện, trong đó có khoảng hơn 120 nghìn trẻ em Cùng với cácvan đề về di cư, nhập cư, tỷ số giới tính khi sinh diễn biến khá phức tap, tìnhtrang già hóa dân số đang đặt sức ép lên cơ sở hạ tang và sự phát triển chung
của Thủ đô Cũng chịu áp lực lớn từ dân nhập cư, quận Nam Từ Liêm là một
trong những quận mở rộng có nhiều phường mới nên dân nhập cư tại quận này
tăng rất nhanh khi quận có tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ với nhiều dự án nhà ở mọclên như nắm, gây sức ép lớn cho quản lý cơ sở hạ tầng, trật tự xây dựng Nhữngthách thức trên đã đặt ra những yêu cầu cấp bách cho các cấp chính quyền dé
đảm bảo giữ ồn định trật tự xây dựng như sau:
Thứ nhất, phải thường xuyên điều tra, khảo sát, năm rõ hiện trạng sử dụngđất đô thị, chủ động lập quy hoạch chi tiết và định hướng phát triển không gian
đô thị để công bố rộng rãi cho người dân, tránh tình trạng sử dụng sai quy hoạch,
phá vỡ quy hoạch của đô thị.
Thứ hai, cần xác định rõ quy mô, phạm vi phát triển của các đô thị vệ tinh, đôthị trung tâm, hạn chế tình trạng kéo dài nối các đô thị vệ tinh với đô thi trung
tâm.
Thứ ba, tích cực xây dựng và phát triển các công cụ chính sách và bộ máyquản lý trật tự xây dựng ở các cấp từ Trung ương đến các địa phương
Quản lý trật tự xây dựng là một trong những nhiệm vụ cấp bách, cần được
ưu tiên hàng đầu trong quá trình quản lý đô thị Đề phát triển đô thị một cách bềnvững, cần phát triển theo đúng quy hoạch tông thé đã được phê duyệt, các hoạtđộng xây dựng cần có tính đồng bộ, thống nhất theo quy hoạch
1.3 Noi dung quản lý trật tự xây dung
1.3.1 Quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị
Trang 15Quy hoạch xây dựng là hình thức t6 chức không gian đô thị, nông thôn vàcác khu chức năng: tổ chức hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã
hội; hình thành môi trường sống thích hợp cho người dân, đảm bảo kết
hợp hài hòa giữa lợi ích cộng đồng với lợi ích quốc gia, đáp ứng được mụctiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường,ứng phó với biến đổi khí hậu Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua các
đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh quy
hoạch.
Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch gồm những nội dung sau:
+ Công bố quy hoạch xây dựng : Sau khi quy hoạch xây dựng được các cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt, UBND có trách nhiệm công bố quy hoạch cho
người dân biết và thuận tiện theo dõi, giúp các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầunắm bắt thông tin kịp thời Quy hoạch xây dựng có thê được công bố rộng rãi quanhiều cách như tô chức các hội nghị, phổ biến qua các phương tiện thông tin đại
chúng, trưng bày các mô hình ở nơi công cộng,
+ Cam mốc giới ngoài thực dia: Mốc giới là một điểm mốc được các bênliên quan trong dự án thỏa thuận sao cho sau điểm mốc này mọi thay đổi đềuphải được thông báo tới những người có liên quan Cam mốc giới theo quy hoạchxây dựng được duyệt bao gồm chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xâydựng, ranh giới vùng cam xây dựng theo hồ sơ mốc giới được phê duyệt Ủyban nhân dân quận thực hiện cắm mốc giới xây dựng đối với đồ án quy hoạch
xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý trong thời hạn 45
ngày kế từ ngày phê duyệt hồ sơ mốc giới
+ Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng: Có các hình thức cung cấp
thông tin như công khai hồ sơ đồ án quy hoạch, cung cấp bằng văn bản, giải thíchquy hoạch xây dựng Ủy ban nhân dân quận có nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý vàcung cấp các thông tin trong vòng 15 ngày kể từ các cá nhân, tô chức có yêu cầu
và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thời gian cung cấp thông tin và độ
chính xác tin cậy của các số liệu, tài liệu đã cung cấp.
1.3.2 Cấp giấy phápxây dựng
Giấy phép xây dựng là một loại văn bản quy phạm pháp luật của Nhànước xác nhận cho phép cá nhân hay tổ chức nào đó được phép xây dựng côngtrình, nhà cửa theo nhu cầu trong phạm vi nội dung đã được cấp phép Đây làcông cụ dé các nhà quan lý xác định chủ đầu tư có xây theo đúng quy hoạch hay
Trang 16không Xây dựng theo đúng giấy phép được cấp có ý nghĩa quan trọng trong việcduy trì sự ồn định bền vững trật tự xây dựng ở đô thị.
Nội dung của giấy phép xây dựng bao gồm : địa điểm, vị trí xây dựngcông trình; loại và cấp công trình; cốt xây dựng công trình; chỉ giới đường đỏ,
chỉ giới xây dựng; bảo vệ môi trường cảnh quan và an toàn công trình; hiệu lực
của giấy phép; những nội dung khác như chiều cao tối đa toàn công trình, chiềucao các tầng, diện tích, màu sắc, `
Công tác cấp phép cần các yêu cầu sau:
- Bảo đảm các yêu cầu về chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ; các yêu cầu
về độ an toàn đối với các công trình lân cận; đảm bảo hành lang bảo vệ các công
trình giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, các khu di tích lịch sử - văn hóa, khu
di sản văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo như quy định của pháp
luật.
- Các công trình, nhà ở riêng lẻ trong các khu bảo tồn di sản văn hóa, di
tích lịch sử - văn hóa phải đảm bảo mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi décác loại xe, không làm anh hưởng đến môi trường, cảnh quan xung quanh
- Công trình cải tạo, sửa chữa không được ảnh hưởng đến các công trìnhlân cận về kết cau, khoảng cách đến các công trình xung quanh, cấp thoát nước,thông gió, ánh sáng, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nỗ
- Đảm bảo giữ khoảng cách theo quy định đối với kho có chứa hóa chất
gây mùi, độc hại, công trình vệ sinh, các công trình khác có khả năng làm ô
nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến người sử dụng ở các công trình lân cận
- Khi xây dựng, cải tạo, sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật phải tuân
theo cốt xây dựng của quy hoạch xây dựng
Quy trình cấp giấy phép xây dựng:
Bước 1: Chủ đầu tư nộp 2 bộ hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, điềuchỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thâm quyền Cơ quan có thâm quyềncấp giấy phép xây dựng tiếp nhận hồ sơ của cá nhân tổ chức, cá nhân có nhu cầu;kiêm tra hồ sơ; viết giấy biên nhận đối với những hồ sơ đã đáp ứng đủ yêu cầutheo quy định hoặc hướng dẫn chủ dau tư bổ sung hoàn thiện hồ sơ đối với
trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định
Bước 2: Cơ quan có thâm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tô chức
thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa trong thời hạn 7 ngày làm việc kế từ ngàynhận hồ sơ Khi thâm định hồ sơ, cơ quan có thâm quyền phải xác định những tàiliệu còn thiếu, tài liệu không hợp lệ hoặc không đúng với thực tế để gửi thôngbáo bang văn bản cho chủ đầu tư hoàn thiện day đủ hồ sơ
Trang 17Bước 3: Căn cứ vào tính chất, quy mô, loại công trình và địa điểm thicông công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thâmquyên có trách nhiệm so sánh, đối chiếu các điều kiện theo quy định dé gửi văn
ban lay ý kiến của các cơ quan quản lý về các lĩnh vực liên quan đến công trình
xây dựng theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 03 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ ké từ ngày
tiếp nhận hồ sơ, các cơ quan quản lý được hỏi ý kiến phải trả lời bằng văn bản về
những nội dung trong phạm vi quản lý của mình Khi đến hạn, nếu các cơ quannày không có ý kiến thì được coi như đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm vềnhững nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xâydựng căn cứ vào các quy định hiện hành dé quyết định việc cấp phép xây dựng
Bước 4: Ké từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thâm quyền cấp
giấy phép xây dựng có trách nhiệm xem xét hồ sơ dé tiến hành cấp phép trongthời hạn 10 ngày đối với công trình nhà ở riêng lẻ Nếu đến thời hạn cấp giấyphép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giây phép xây dựng phải gửithông báo văn bản cho chủ dau tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩmquyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10ngày ké từ ngày hết hạn theo quy định
Bước 5: Chủ đầu tư nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của
Ủy ban nhân dân quận theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận
1.3.3 Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng
Các biện pháp xử lý vi phạm về trật tự xây dựng (theo Nghị định số
180/2007/NĐ-CP):
1 Ngtng thi công xây dựng công trình.
2 Đình chỉ việc thi công công trình, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp điện,nước: thông báochocơquancóthâm quyền không cung cấp các dịch vụ điện nước, các hoạtđộng kinh doanh và các dịch vụ khác đối với công trình xây dựng vi phạm
3 Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm
4 Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra
5 Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng Trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thê bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.
6 Bên cạnh các hình thức xử lý quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 thì đối vớichủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư van thiết kế, nhà thầu tu van
giám sát thi công xây dựng công trình có hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị còn
Trang 18bị nêu tên trên website chính thức của Bộ Xây dựng và thông báo trên các phương
tiện thông tin đại chúng.
Các loại công trình vi phạm trật tự xây dựng phải bị xử lý bao gồm:
+ Công trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có giấy phép xây
dựng nhưng lại không có.
+ Công trình xây không đúng theo nội dung trong giấy phép xây dựng đãđược các cơ quan có thâm quyền cấp
+ Công trình được miễn giấy phép xây dựng nhưng lại xây không đúng theothiết kế, sai quy hoạch chỉ tiết xây dựng đã được các cấp có thầm quyền phê duyệt
+ Công trình xây dựng gây ảnh hưởng đến các công trình xung quanh, ảnh
hưởng đên môi trường và cộng đông dân cư.
Tráchnhiệm củangười đứng đầu cơ quan có thâm quyền quản lý trậttự xây dựng:
1 Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường:
a) Đôn đốc, theo dõi giám sát tình hình trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn,ban hành kịp thời quyết định đình chỉ thi công xây dựng, quyết định cưỡng chế phá
dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị theo thẩm quyền;
b) Có biện pháp xử lý những cán bộ đưới quyền được giao nhiệm vụ quản lýtrật tự xây dựng đô thị để xảy ra sai phạm;
c) Chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn.
2 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận:
a) Đôn đốc, kiểm tra Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường trong việc triển
khai quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc địa bàn; ban hành kỊp thời quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị theo thâm quyền;
b) Xử lý Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường, các cán bộ dưới quyền được
giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm;
c) Chịu trách nhiệm vẻ tình hình vi phạm trậttự xây dựng đô thị trên địa bàn;
d) Kiến nghị Chủ tịch Uy ban nhân dân thành phó ban hành biện pháp cầnthiết, sát với thực tế nhăm mục tiêu quản lý trật tự xây dựng có hiệu quả
3 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp thành phó:
a) Ban hành các quy định, biện pháp nhằm xử lý, khắc phục tình hình viphạm trật tự xây dựng đô thị Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vithâm quyên;
b) Xử lý Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận và các cán bộ dưới quyền đượcgiao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm;
Trang 19c) Chịu trách nhiệm về tình hình trật tự xây dựng đô thị trên dia bàn
4 Người có thâm quyền quản lý trật tự xây dựng đô thịa) Chánh thanh tra Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, theo dõitình hình trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn, kiến nghị Giám đốc Sở Xây dựng báocáo và đề xuất Ủy ban nhân dân cấp thành phố những biện pháp khắc phục;
b) Giám đốc Sở Xây dựng, Chánh thanh tra Sở Xây dựng, Chánh thanh tra
xây dựng cấp quận và cấp phường (nếu có), Phòng quản lý đô thị cấp quận và thủ
trưởng các cơ quan khác được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô thị chiu
trách nhiệm về tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị trong phạm vi quản lý; xử
lý các cán bộ dưới quyền được phân công quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi
phạm.
Trách nhiệm của công chức, cán bộ, thanh tra viên được giao nhiệm vụ quản
lý trật tự xây dựng :
+ Kiểm tra, phát hiện và báo cáo kịp thời những vi phạm trật tự xây dựng đô
thị thuộc dia bàn được giao nhiệm vụ quan lý hoặc có biện pháp xử lý vi phạm trật
tự xây dựng đô thị thuộc thâm quyên.
+ Chịu trách nhiệm về những sai phạm trực tiếp và gián tiếp trong quản lýtrật tự xây dựng đô thị Trường hợp cấp Giấy phép xây dựng sai, cấp Giây phép xâydựng chậm thời hạn do pháp luật quy định; quyết định sai, quyết định không đúngthầm quyền, không ra quyết định hoặc ra quyết định chậm so với thời gian quy địnhđối với công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải bồi thường thiệt hại, nếu gây
hậu quả nghiêm trọng còn bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.
Trinh tự xử lý vi phạm trật tự xây dựng:
- Lập biên bản ngừng thi công công trình:
+ Thanh tra viên hoặc cán bộ quản lý xây dựng có trách nhiệm phát hiện kip
thời các trường hợp có dấu hiệu vi phạm trên địa bàn ; lập biên bản ngừng thi công
và yêu cầu chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện các yêu cầu trong biên bản
+ Biên bản cần ghi rõ nội dung vi phạm và biện pháp xử lý; trình cho Chủtịch UBND để báo cáo
+ Nếu chủ đầu tư không có mặt hoặc cố ý vắng mặt thì biên bản vẫn có hiệu lực
- Đình chỉ thi công công trình:
+ Trong 24h kê từ thời điểm lập biên bản yêu cầu ngừng thi công mà chủ đầu
tư không thực hiện đúng nội dung ghi trong biên bản thì chủ tịch UBND ban hành
quyết định đình chỉ thi công
Trang 20+ Các cơ quan liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện trong thời hạn 24h
từ khi UBNDban hành quyết định đình chỉ thi công
+ Chủ tịch UBND bồ trí lực lượng cam các phương tiện vận chuyên vật tư,vật liệu, cắm các công nhân vào xây dựng công trình đang vi phạm
+ Trường hợp chủ đầu tư vắng mặt hoặc cô ý vắng mặt thì quyết định đình
chỉ thi công vẫn có hiệu lực.
- Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm:
+ Sau thời gian 10 ngày (tính cả ngày nghỉ), ké từ thời điểm ban hành quyết
định đình chỉ thi công, UBND lập phương án phá dỡ
+ Chi phí lập phương án phá dỡ và chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ do chủđầu tư chỉ trả toàn bộ
+ Nếu chủ đầu tư vắng mặt hoặc có ý vắng mặt thì quyết định cưỡng chế phá
+ Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng đề vi phạm hành chính
- Các biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc phá dỡ công trình vi phạm, khôi phục lại như hiện trạng ban đầu
+ Buộc thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường do vi phạm gây ra.
+ Bồi thường các thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra theo quy định của
pháp luật.
Đối với những hành vi vi phạm trật tự xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theoquy định tại Nghị định 121/2013/NĐ-CP còn bị xử lý theo quy định tại Nghị định sỐ180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thihành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng
1.4 Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng của một số quậntại Hà Nội
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng của quận Tây Hồ
Trong những năm gần đây, dat đai, xây dựng luôn là van đề nhạy cảm ở Hà
Nội, đặc biệt là các quận nằm ở vị trí đắc địa, thuận lợi cho kinh tế phát triển như
Trang 21quận Tây Hồ Chính quyền quận đã quan tâm đây mạnh công tác quản lý đất đai,xây dựng nhưng vẫn còn nhiều tồn đọng Tình hình vi phạm trật tự xây dựng vẫndiễn ra khá phổ biến trên địa bàn Sai phạm điền hình nhất là người dân xây nhà tạmtrái phép trên khu đất nông nghiệp dé ở hoặc cho người lao động và sinh viên thuêlại với mục đích kinh doanh kiếm lời
Đứng trước thực trạng đó, quận Tây Hồ đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý
kịp thời:
+ Đối với UBND quận: Chỉ đạo UBND các phường thường xuyên kiểm tra,kiểm soát, xử lý kịp thời, triệt để theo quy định các trường hợp xây dựng khôngphép trên đất công, đất nông nghiệp, dat lan chiếm, xây dựng trái phép trên cácđiểm đất sau thu hồi; rà soát củng cố hồ sơ đảm bảo tính pháp lý, có cơ sở dé xử lýcác vi phạm Đồng thời rút kinh nghiệm công tác quản lý trật tự xây dựng của Đội
thanh tra xây dựng và UBND các phường; kịp thời kiểm điểm, phê bình, kỷ luật các
tập thể, cá nhân chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong công tác quản lý trật
tự xây dựng.
+ Đối với Đội thanh tra xây dựng quận: Thường xuyên rà soát và quán triệt cácvăn bản chỉ đạo của Thành phố và Sở xây dựng, các kết luận chỉ đạo của Ban thường vụQuận ủy và UBND quận để thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo đúng quy định Thực hiệnnghiêm Quy chế dân chủ trong công tác xây dung, công khai giấy phép xây dựng và kếtquả xử lý vi phạm Tăng cường thanh tra, kiểm tra địa bàn, chỉ dao các tô công tác tạicác phường thường xuyên thanh tra các công trình từ khi bắt đầu khởi công đến khihoàn thành việc xây dựng, kịp thời phát hiện, lập hồ sơ, đề xuất xử lý các trường hợp viphạm về trật tự xây dựng Chủ động tích cực tham mưu, đề xuất với UBND quận xử lýcác công trình xây dựng vi phạm theo thâm quyền
+ Đối với phòng Tài nguyên và Môi trường quận: Đây nhanh tiến độ cấpgiấy chứng nhận quyền sử dung dat và nhà ở lần đầu đối với các hồ sơ hợp lệ trênđịa bàn quận, bảo đảm hoàn thành theo đúng tiến độ yêu cầu của UBND Thành phó.Day mạnh việc kiểm tra, hướng dẫn cán bộ địa chính các phường lập hồ sơ vi phạm
về đất, đảm bảo đúng trình tự theo quy định Hướng dẫn UBND các phường triểnkhai thực hiện công tác quản lý đất đai, đấu giá quyền thuê đất theo Quyết định04/2017/QĐ-UBND ngày 24/2/2017 của UBND Thành phó Hà Nội về lập hồ sơ đođạc, cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở tôn giáo
+ Đối với UBND các phường: Lập kế hoạch quản lý, sử dụng các điểm đất
công trình HĐND phường phê duyệt và báo cáo, đề xuất với UBND quận phương
án tổ chức triển khai đối với các điểm đất công trên địa bàn phường Chi đạo Tổthanh tra xây dựng và các cán bộ địa chính thường xuyên kiêm tra, phát hiện kịp
Trang 22thời các vi phạm, có biện pháp xử lý nghiêm minh ngay từ ban đầu, ngăn chặn các
vi phạm tiếp diễn; lập hồ sơ vi phạm về xây dựng theo quy định Xây dựng kế hoạch
cụ thể xử lý triệt để các trường hợp xây dựng vi phạm còn tồn đọng theo Thông báo
của Thường trực HĐND quận Thường xuyên nâng cao chất lượng, hiệu quả làm
việc của Tổ giúp việc UBND trong công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng Tăng
cường công tác quản lý theo quy hoạch, ngăn chặn, xử lý tình trạng xây dựng không
phép, sai phép.
Kết quả thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựngTính đến ngày 30/11/2018, UBND quận Tây Hồ đã thụ lý 789 hồ sơ xinphép xây dung, trong đó: đã cap 753 giấy phép với tổng diện tích sàn cấp được là217.015,44m2, đang thụ lý 45 hồ sơ Tiếp nhận và phê duyệt 72/72 dự án; UBNDquận thâm định điều chỉnh 48 dự án trong đó đã phê duyệt 45 dự án, đang thâm định
03 dự án.
Năm 2018, tổng số công trình xây dựng trên đất thô cư là 632 trường hợptrong đó có 612 trường hợp xây dựng đúng phép, chiếm 97,76%; xây dựng sai
phép: 14 trường hợp, chiếm 22,4% (Quảng An 05, Xuân La 02, Nhật Tân 01, Yên
Phụ 05, Tứ Liên 01); xây dựng không phép: 06 trường hợp (Xuân La 02, Quảng An
01, Yên Phụ 02, Thụy Khuê 01) Kết quả xử lý vi phạm: Đối với 14 trường hợp xâydựng sai phép trong đó có 01 trường hợp dự án “Nhà ở thấp tầng thuộc Khu nhà ởtái định cư và kinh doanh” do công ty Đầu tư và xây lắp H36 làm chủ đầu tư, địađiểm tại ngõ 603 đường Lạc Long Quân, Phường Xuân La Hiện nay đã có giấyphép xây dựng bồ sung; 13 trường hợp sai phép UBND quận đã xử phat vi phạmhành chính với tổng số tiền phạt là 205.000.000 đồng Các chủ đầu tư đã tự nộpphạt Đối với 06 trường hợp xây dựng không phép: UBND quận ban hành quyếtđịnh xử phạt vi phạm hành chính đối với 03 trường hợp với tổng số tiền xử phạt là
75.000.000 đồng (Thụy Khuê 01, Quảng An 01, Yên Phụ 01); UBND quận đã ban
hành 01 Quyết định cưỡng chế hiện nay đang được thực hiện (Quảng An 01, Thụy
Khuê 01); 03 trường hợp cải tạo không phép (Xuân La 02, Yên Phụ 01) đang yêu
cầu chủ đầu tư tự khắc phục
Tổng số 31 dự án đang trong quá trình thi công, được kiểm tra, kiểm soát và
mở hồ sơ quản lý Đã kiểm tra 15 dự án, 14/15 dự án đúng phép, còn 01 dự án đangtrình cơ quan có thâm quyền cấp giấy phép xây dựng bồ sung; lập biên bản xử lý vi
phạm hành chính đối với 38 trường hợp tập kết vật liệu xây dựng không đúng quy
định UBND các phường đã ban hành 38 quyết định xử phạt vi phạm hành chínhvới tong mức xử phạt là 31.750.000 đồng, chủ đầu tư đã nộp phạt và tự khắc phục
sai phạm.
Trang 231.4.2 Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng của quận Đồng Da
Lãnh đạo quận đã ban hành các giải pháp thiết thực, thê hiện sự cương quyết,nghiêm minh đồng thời cũng phân công nhiệm vụ cụ thé cho từng phòng ban chứcnăng liên quan Phòng Quan lý đô thị quận phụ trách việc kiểm tra và công bố các
quy định về vấn đề quản lý đô thị, trật tự xây dựng Phòng Tài nguyên môi trườngquận có trách nhiệm tham mưu, đề xuất UBND quận chỉ đạo các phường và các đơn vị
liên quan tăng cường quản lý lĩnh vực dat dai dé hạn ché tình trang lan chiếm, mua bán,chuyền đổi mục dich sử dụng đất trái pháp luật Đồng thời, UBND các phường cầnnhanh chóng hoàn thiện hồ sơ day đủ về đất đai theo quy định dé đảm bảo tat cả các khuđất đều có hồ sơ quản lý Các phường có đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng, phái cóbiện pháp ngăn chặn việc lắn chiếm, sử dụng đất trái pháp luật
Ngày 16/8/2018, UBND quận Đống Đa đã tổ chức Lễ công bố Quyết địnhthành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng (TTXD) đô thi quận Đống Đa, trên cơ sở tôchức, sắp xếp lại Đội Thanh tra xây dựng quận Đống Đa thuộc Thanh tra Sở Xây
dựng Thành phô Hà Nội Đội Quản ly TTXD đô thị quận Đống Da là đơn vị hành
chính trực thuộc UBND quận Đống Đa, với nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND quậnĐống Đa thực thi các quy định của pháp luật trong lĩnh vực trật tự xây dựng ở đô thị
Đội quản lý TTXD đô thị được trang bi các phương tiện làm việc theo quy định cua
pháp luật; chịu sự giám sát, chỉ đạo của UBND quận và sự chỉ đạo, kiểm tra, hướngdẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Xây dựng Do đó, tình hình trật tự xây dựngtrên địa bàn quận đã có nhiều chuyền biến tích cực Số lượng các công trình vi phạmgiảm, công trình được cấp giấy phép xây dựng đạt trên 95% đã giúp cảnh quan đô
thị của quận ngày một khang trang, sạch đẹp hơn.
1.4.3 Bài học rút ra cho quận Nam Từ Liêm
Từ thực tế quản lý của một sỐ quận trong nội thành Hà Nội như đã nêu trên,
có thê rút ra những bài học kinh nghiệm về quản lý trật tự xây dựng như sau:
+ Cần có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất của tất cả các sở ban ngành
chuyên môn các cấp từ Trung ương đến địa phương, hoàn thiện quy chế phối hợp
giữa các đơn vị thanh tra, quản lý nhưng vẫn phải quy định rõ trách nhiệm cho từng
cá nhân tổ chức đề cùng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý
+ Các đơn vị làm nhiệm vụ cưỡng chế hành chính đối với các đối tượng viphạm cần có sự kiên quyết, nghiêm minh dé ngăn chặn việc tái diễn
+ Tăng cường công tác xử lý dứt điểm các vi phạm còn tồn đọng, tránh để
tình trạng chây ì dẫn đến thực hiện chậm trễ các chỉ đạo xử lý của Thành phô.
Trang 25CHUONG 2: THỰC TRANG QUAN LÝ TRAT TỰ XÂY
DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM
2.1 Khái quát về quận Nam Từ Liêm
Quận Nam Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số CPngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh toàn bộ diệntích tự nhiên và dân số của 5 xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ;536,34 ha diện tích tự nhiên và 34.052 nhân khẩu của xã Xuân Phương (phíaNam quốc lộ 32); 137,75 ha diện tích tự nhiên và 23.279 nhân khâu của thị trấn
132/NQ-Cau Diễn (phía Nam quốc lộ 32 và phía Đông sông Nhuệ) thuộc huyện TừLiêm cũ Đồng thời, thành lập 10 phường: Đại Mỗ, Tây Mỗ, Trung Văn, Mễ Trì,
Mỹ Dinh 1, Mỹ Đình 2, Phú Đô, Cầu Diễn, Xuân Phương, Phương Canh QuậnNam Từ Liêm có diện tích 3.227,36 ha (32,27 km?), dân số là 236.700 người
(12/2017)
Phía bắc giáp quận Bắc Từ Liêm
Phía tây giáp huyện Hoài Đức Phía nam giáp quận Hà Đông
Phía đông giáp các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân
Nam Từ Liêm là một quận năm ở phía tây trung tâm thành phố Hà Nội.Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050, quận Nam
Từ Liêm là một trong những đô thị trọng tâm, là trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ của Thủ đô Hà Nội.