Nhân sinh khối nấm bằng phƣơng pháp cấy truyền qua các môi trƣờng nhân giống cấp 1, cấp 2, cấp 3.. Hình thức sinh sản của nấm Bào ngƣ Nấm Bào ngƣ khi trƣởng thành sẽ phát tán bào tử, gặp
Trang 1Mã số sinh viên Niên khóa
: CÔNG NGHỆ SINH HỌC : D420201
: CÔNG NGHỆ SINH HỌC : NGUYỄN THỊ LAN ANH : 21126014
: 2021 – 2025
TP Thủ Đức, 3/2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
BÁO CÁO THỰC HÀNH
TP Thủ Đức, 3/2024
Trang 3i
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC i
DANH SÁCH CÁC HÌNH iii
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Mục tiêu môn học 1
1.2 Nội dung thực hiện 1
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
2.1 Tổng quan về nấm ăn và nấm dược liệu 2
2.2 Tổng quan về nấm Bào ngư 2
2.2.1 Vị trí phân loại 2
2.2.2 Đặc điểm hình thái và đặc tính sinh học của nấm Bào ngư 3
2.2.3 Hình thức sinh sản của nấm Bào ngư 3
2.3 Tổng quan về nấm Linh chi Đài Loan 3
2.3.1 Vị trí phân loại 3
2.3.2 Đặc điểm hình thái và đặc tính sinh học của nấm Linh chi 4
2.3.3 Hình thức sinh sản của nấm Linh chi 4
2.3.4 Hoạt chất thứ cấp trong nấm Linh chi 4
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 5
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 5
3.2 Vật liệu 5
3.2.1 Chủng nấm ăn 5
3.2.2 Nguyên liệu sử dụng 5
3.2.3 Thiết bị và dụng cụ 6
3.3 Phương pháp nghiên cứu 6
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 14
4.1 Kết quả 14
4.2 Thảo luận 16
4.2.1 Nhân sinh khối nấm cấp 1 16
4.1.2 Nhân sinh khối nấm cấp 2 16
4.1.3 Nhân sinh khối nấm cấp 3 16
Chương 5 KẾT LUẬN 17
Trang 45.1 Kết luận 17
5.1.1 Nhân sinh khối nấm cấp 1 17
5.1.2 Nhân sinh khối nấm cấp 2 17
5.1.3 Nhân sinh khối nấm cấp 3 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 5iii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Nấm Bào ngư 2
Hình 2.2 Nấm Linh chi 3
Hình 3.1 Nguyên liệu làm môi trường giống nấm cấp 1 5
Hình 3.2 Nguyên liệu làm môi trường nhân sinh khối cấp 2 5
Hình 3.3 Nguyên liệu làm môi trường nhân sinh khối cấp 3 6
Hình 3.4 Sơ đồ quy trình trồng nấm 6
Hình 3.5 Thành phần môi trường nhân giống sau cân 7
Hình 3.6 Đun các thành phần môi trường với nước khoai tây 7
Hình 3.7 Chuẩn bị ống thạch nghiêng 8
Hình 3.8 Ống nghiệm chứa môi trường PDA sau khi hấp tiệt trùng và nghiêng ống 8
Hình 3.9 Cấy truyền giống nấm Bào ngư trắng 9
Hình 3.10 Nấm Bào ngư trắng sau khi cấy 9
Hình 3.11 Trộn cám bắp vào lúa 10
Hình 3.12 Meo lúa 10
Hình 3.13 Cấy truyền giống nấm Bào ngư xám 10
Hình 3.14 Tưới nước vôi vào mùn cưa 11
Hình 3.15 Trộn cám bắp vào mùn cưa 11
Hình 3.16 Phân phối hỗn hợp mùn cưa vào bịch 12
Hình 3.17 Cân hỗn hợp mùn cưa 12
Hình 3.18 Thành phẩm phôi nấm 13
Hình 3.19 Tiệt trùng phôi nấm 13
Hình 3.20 Cấy truyền giống nấm Linh chi Đài Loan 13
Hình 4.1 Nấm Bào ngư trắng trên môi trường PDA 7 ngày sau khi cấy 14
Hình 4.2 Nấm Bào ngư xám trên môi trường hạt 7 ngày sau khi cấy 15
Hình 4.3 Nấm Linh chi Đài Loan trên môi trường rắn 7 ngày sau khi cấy 15
Hình 4.4 Vết nhiễm khuẩn trong ống giống nấm Bào ngư trắng cấp 1 16
Trang 6Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Mục tiêu môn học
Xác định được quy trình sản xuất nấm ăn Nhân sinh khối nấm bằng phương pháp cấy truyền qua các môi trường nhân giống cấp 1, cấp 2, cấp 3
1.2 Nội dung thực hiện
Nội dung 1: Nhân sinh khối giống nấm cấp 1 trên môi trường bán rắn
Nội dung 2: Nhân sinh khối giống nấm cấp 2 trên môi trường hạt
Nội dung 3: Nhân sinh khối giống nấm cấp 3 trên môi trường rắn
Trang 72
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về nấm ăn và nấm dược liệu
Nấm ăn là loại thực phẩm sạch được xem như là một loại rau cao cấp giàu dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng, thị trường nấm ăn trên thế giới rất lớn Nấm thường trồng trên cơ chất giàu cellulose, lignin, có nhiều trong phế phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp (Tân, 2015)
Ở Việt Nam đang nuôi trồng 6 loại nấm phổ biến là: Nấm rơm, mộc nhĩ, nấm hương, nấm mỡ, nấm sò (bào ngư), nấm dược liệu (linh chi, vân chi, đầu khỉ) Với lợi thế là một nước nông nghiệp nên nguồn nguyên liệu trồng nấm nhiều và phong phú cùng với khí hậu nóng, ẩm rất thuận lợi cho việc nuôi trồng nấm đây là lí do nghề trồng nấm ở nước ta đang phát triển nhưng trong quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình Tổng sản lượng các loại nấm ăn và nấm dược liệu của Việt Nam là trên 150.000 triệu tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu khoảng 60 triệu USD/năm (Tân, 2015)
Nấm nói chung và các loại nấm ăn nói riêng chủ yếu sống dị dưỡng nhờ có hệ men phân giải tương đối mạnh, giúp chúng có thể sử dụng các dạng thức ăn phức tạp như chất xơ, chất đường, bột, chất mộc, Với cấu trúc dạng sợi, tơ nấm len lỏi sâu vào trong cơ chất (rơm rạ, mùn cưa, gỗ…) hấp thụ thức ăn để nuôi toàn bộ cơ thể nấm Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, nấm cần nguồn cacbon chủ yếu là đường, bột rất lớn (thường là dưới dạng bột bắp, cám gạo)
: Pleurotus
Hình 2.1 Nấm Bào ngư.
Trang 82.2.2 Đặc điểm hình thái và đặc tính sinh học của nấm Bào ngư
Hình thái đại thể của nấm Bào ngư xám là quả thể có kích thước trung bình tới lớn, dạng thịt, thường mọc thành dạng ngói lợp, có dạng sò, dạng quạt Mũ nấm có bề mặt khô, mượt; có màu xám nhạt hoặc xám nâu; phần rìa mũ ban đầu cuộn vào trong khi còn non, gợn sóng, đôi khi rìa bị rách khi về già Cuống đính lệch tâm hoặc đính bên, thon, đều hoặc có khi nhỏ dần từ đỉnh đến gốc cuống; các mẫu già có nhiều lông mao Phiến nấm nối dài đến cuống, dày đặc, khoảng cách giữa các phiến hẹp, thường
có dạng bảng, màu nhạt, phần rìa phiến mịn; có cùng màu với cuống Phần thịt mềm,
có màu trắng khi tươi và ngả màu kem nhợt khi khô; màu sắc không thay đổi khi bị cắt (Lộc và ctv, 2023)
Hình thái hiển vi của nấm Bào ngư xám là bào tử có bề mặt mịn, hình trụ, thành mỏng, màu kem nhạt Đảm hình chùy, có bốn bào tử, hoặc đôi khi có hai bào tử Có nhiều dạng tương tự đảm, hình trụ Vùng cận bào tầng mỏng, có vách Thể nền rời rạc, cấu thành từ các sợi mỏng hoặc dày, trong suốt, có vách ngăn và mấu Thịt nấm có kết cấu dạng monomitic hoặc dimitic, các sợi nguyên thủy có thành mỏng, mịn, có vách ngăn, phân nhánh; sợi cứng thành dày, không phân nhánh (Lộc và ctv, 2023)
2.2.3 Hình thức sinh sản của nấm Bào ngư
Nấm Bào ngư khi trưởng thành sẽ phát tán bào tử, gặp điều kiện môi trường thích hợp bào tử sẽ nảy mầm hình thành hệ sợi sơ cấp Hệ sợi sơ cấp phát triển đầy đủ tạo nên hệ sợi thứ cấp, sau đó xảy ra sự kết hợp của hệ sợi nấm thứ cấp và hình thành quả thể nấm hoàn chỉnh (Dũng, 2009)
2.3 Tổng quan về nấm Linh chi Đài Loan
2.3.1 Vị trí phân loại
Theo hệ thống phân loại, nấm Linh chi Đài Loan thuộc chi Ganoderma và được
phân loại như sau:
: Ganoderma
Hình 2.2 Nấm Linh chi
Trang 94
2.3.2 Đặc điểm hình thái và đặc tính sinh học của nấm Linh chi
Trên môi trường thạch đĩa (PDA) sau một khoảng thời gian nuôi cấy, tơ nấm phát triển hình rễ với tốc độ tương đối nhanh Tơ nấm bắt đầu phân nhánh từ điểm cấy ban đầu, từ từ lan đều ra bên ngoài theo các hướng của đĩa thạch (Phúc, 2020) Quan sát hình thái sợi nấm trên môi trường cho thấy tơ nấm lan đồng đều mọi phía Màu sắc tơ nấm có sự thay đổi và mật độtơ nấm cũng tăng dần theo thời gian, lúc đầu
tơ nấm thưa và có màu trắng trong, dần vềsau mật độtơ nấm tăng lên tơ nấm có màu trắng đục
2.3.3 Hình thức sinh sản của nấm Linh chi
Nấm Linh chi sinh sản bằng bào tử Khi quả thể có màu nâu phủ kín rìa tán nấm, bào tử phủ kín tán nấm và bắt đầu phát tán ra môi trường xung quanh (bào tử được quan sát bằng mắt thường, bào tử có màu nâu, bám ra bề mặt quả thể và môi trường xung quanh) (Cúc, 2021)
2.3.4 Hoạt chất thứ cấp trong nấm Linh chi
Nấm Linh chi là một thảo dược quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng khác nhau như: chống ung thư, điều hòa sự nhiễm độc của tế bào, chống viêm nhiễm, bảo vệ gan, tăng miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển của virus trong tế bào
Qua phân tích các hoạt chất về mặt dược lý và sử dụng nấm linh chi, người ta thấy linh chi có tác dụng với một số bệnh: có vai trò trong điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch, chống ung thư, khả năng kháng HIV, khả năng chống oxy hóa (Thám, 2005) Các hợp chất kháng khuẩn được phân lập từ môi trường nuôi cấy lỏng nấm (Lentinula edodes) bao gồm lentinamicin, lentinamicin, $-ethyl phenyl alcohol và lentin, một loại protein chống nấm (Imtiaj, 2007)
Trang 10Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ ngày 04/3/2024 đến ngày 01/4/2024
Địa điểm được thực hiện tại phòng Nấm ăn và dược liệu, Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
3.2 Vật liệu
3.2.1 Chủng nấm ăn
Nấm bào ngư trắng, bào ngư xám và Linh chi Đài Loan được cung cấp bởi phòng Nấm ăn và dược liệu, viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.2 Nguyên liệu sử dụng
Khoai tây, agar, dextrose, yeast, lúa, cám bắp, mùn cưa, trấu
Hình 3.1 Nguyên liệu làm môi trường giống nấm cấp 1 a) khoai tây; b) dextrose; c) yeast
Hình 3.2 Nguyên liệu làm môi trường nhân sinh khối cấp 2 a) lúa; b) cám bắp
a) b)
Trang 116
Hình 3.3 Nguyên liệu làm môi trường nhân sinh khối cấp 3 a) mùn cưa; b) cám bắp
3.2.3 Thiết bị và dụng cụ
Thiết bị: cân phân tích, nồi hấp tiệt trùng, lò hấp hơi nước, tủ cấy vi sinh
Dụng cụ: ống nghiệm, ống đong 500 mL, que cấy móc,
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Hình 3.4 Sơ đồ quy trình trồng nấm
3.3.1 Nhân sinh khối nấm cấp 1
Môi trường PDA: 10g dextrose, 10g agar pha nấu trong 500 mL nước đun từ 100g khoai tây
Môi trường PDAY: 10g dextrose, 10g agar, 1g yeast nấu trong 500 mL nước đun
từ 100g khoai tây
a) b)
Trang 12Hình 3.5 Thành phần môi trường nhân giống sau cân
Hình 3.6 Đun các thành phần môi trường với nước khoai tây
Trang 138
Phân phối môi trường PDA đã được đun trên bếp vào các ống nghiệm, bịt nút bông và đem hấp khử trùng ở 121 C Nghiêng ống nghiệm góc 10 để tạo môi trường thạch nghiêng
Hình 3.7 Chuẩn bị ống thạch nghiêng a) Phân phối môi trường vào ống nghiệm; b) bịt nút
bông; c) ống nghiệm chứa môi trường PDA
Hình 3.8 Ống nghiệm chứa môi trường
PDA sau khi hấp tiệt trùng và nghiêng ống
Trang 14Cấy truyền giống nấm Bào ngƣ trắng từ ống giống gốc sang ống thạch nghiêng bằng que cấy móc, ủ trong 7 ngày ở nhiệt độ phòng
Hình 3.9 Cấy truyền giống nấm Bào ngƣ trắng.
Hình 3.10 Nấm Bào ngƣ trắng sau khi cấy
Trang 1510
3.3.2 Nhân sinh khối nấm cấp 2
Rửa sạch, ngâm lúa và loại bỏ hạt lúa nổi trên mặt nước Đun lúa trên bếp đến khi hạt lúa nứt ra để lộ 1
3 hạt gạo Vớt lúa để ráo ráo nước, trộn 15 g cám bắp vào 500 g lúa, phân phối vào từng bịch, đậy kín bằng cổ chai, bông và giấy báo Hấp tiệt trùng các meo lúa ở 121 C, để nguội Tiến hành nhân giống bằng phương pháp cấy truyền
từ ống giống cấp 1, ủ trong 7 ngày ở nhiệt độ phòng
Hình 3.11 Trộn cám bắp vào lúa
Hình 3.12 Meo lúa
Hình 3.13 Cấy truyền giống nấm Bào ngư xám
Trang 163.3.3 Nhân sinh khối nấm cấp 3
Trộn 100 kg mùn cưa với nước vôi 1%, ủ trong 7 ngày Thêm 3 kg cám bắp (với
tỉ lệ 3%) và trộn đều Phân phối vào bịch với khối lượng 1 – 1,2 kg hỗn hợp, ép chặt, đậy bằng nút cổ chai và hấp tiệt trùng lò hơi trong 8 giờ Tiến hành cấy truyền từ meo lúa giống cấp 2, ủ trong 2 – 3 tháng ở nhiệt độ phòng, sau đó tiến hành thu hoạch quả thể
Hình 3.14 Tưới nước vôi vào mùn cưa
Hình 3.15 Trộn cám bắp vào mùn cưa
Trang 1712
Hình 3.16 Phân phối hỗn hợp mùn cƣa vào bịch
Hình 3.17 Cân hỗn hợp mùn cƣa
Trang 18Hình 3.18 Thành phẩm phôi nấm
Hình 3.19 Tiệt trùng phôi nấm
Hình 3.20 Cấy truyền giống nấm Linh chi Đài Loan.
Trang 19môi trường PDA 7 ngày sau khi cấy
Từ hình 4.1 cho thấy tơ nấm lan rộng trên bề mặt môi trường PDA sau 7 ngày cấy
Trang 204.1.2 Nhân sinh khối nấm cấp 2
Hình 4.2 Nấm Bào ngư xám trên môi trường hạt 7 ngày sau khi cấy
Từ hình 4.2 cho thấy có xuất hiện tơ nấm trên môi trường hạt sau 7 ngày cấy
4.1.3 Nhân sinh khối nấm cấp 3
Hình 4.3 Nấm Linh chi Đài Loan trên môi trường rắn 7 ngày sau khi cấy
Từ hình 4.3 cho thấy có xuất hiện tơ nấm trên môi trường rắn sau 7 ngày cấy
Trang 2116
4.2 Thảo luận
4.2.1 Nhân sinh khối nấm cấp 1
Từ hình 4.1 cho thấy nấm Bào ngư trắng phát triển tốt, tơ nấm lan tròn từ điểm
đã cấy Tuy nhiên, ống nấm đã nhiễm khuẩn do thao tác không chuẩn hoặc đã nhiễm trước từ môi trường
Hình 4.4 Vết nhiễm khuẩn trong ống giống
nấm Bào ngư trắng cấp 1
4.1.2 Nhân sinh khối nấm cấp 2
Từ hình 4.2 cho thấy nấm Bào ngư xám có phát triển trên môi trường hạt Tuy nhiên số lượng sinh khối nấm phát triển chưa nhiều vì trong quá trình thao tác cấy truyền nấm Bào ngư xám, số lượng sinh khối lấy đi còn ít và thời gian nhân sinh khối chưa đủ
4.1.3 Nhân sinh khối nấm cấp 3
Từ hình 4.3 cho thấy tơ nấm phát triển tốt Tuy nhiên, lượng tơ nấm còn ít vì thời gian nuôi cấy ngắn Cần bảo quản và theo dõi phôi trong 2 tháng để thu hoạch quả thể nấm Linh chi Đài Loan
Trang 22Chương 5 KẾT LUẬN
5.1 Kết luận
5.1.1 Nhân sinh khối nấm cấp 1
Nhân sinh khối giống nấm Bào ngư trắng cấp 1 trên môi trường PDA không thành công do sự xuất hiện của vi sinh vật khác
5.1.2 Nhân sinh khối nấm cấp 2
Nhân sinh khối giống nấm Bào ngư xám cấp 2 trên môi trường hạt thành công
5.1.3 Nhân sinh khối nấm cấp 3
Nhân sinh khối giống nấm Linh chi Đài Loan cấp 3 trên môi trường rắn thành công
Trang 2318
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1 Cúc, N T K., Diem, N T., Oanh, N T., Van Phu, N., & Tuan, N M (2021) Tối
ưu hóa một số điều kiện để nuôi trồng nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) sừng hươu trên mùn Hue University Journal of Science: Agriculture and Rural Development, 130(3B), 93-103
2 Hoàng, P N Đ., Dũng, N H., & Quyên, H B T (2023) Định danh các chủng
nấm bào ngư (Pleurotus spp.) thu nhận tại khu vực phía nam dựa trên phân tích
đặc điểm hình thái và trình tự ITS Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
5 Phan Thị Thu Tân (2015) Nghiên cứu sử dụng thân, bẹ chuối để nuôi trồng nấm
bào ngư (Pleurotus ostreatus) Khóa luận tốt nghiệp Khoa Lý – Hóa – Sinh, Đại
học Quảng Nam
6 Phúc, M T H., Hải, P T H., Ân, N T., Phương, N P T., & Vân, P T H (2020) Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của 3 chủng nấm linh chi được phân lập
từ tự nhiên Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ, 56(5), 110-117
Tài liệu tiếng nước ngoài
7 Imtiaj, A., & Lee, T S (2007) Screening of antibacterial and antifungal
activities from Korean wild mushrooms World journal of agricultural sciences, 3(3), 316-321