Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KHOA HỌC SINH HỌC BÁO CÁO THỰC HÀNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM SINH HỌC SẢN XUẤT GIỐNG NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆ
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện từ ngày 08/03/2024 đến ngày 25/03/2024 tại phòng Nấm ăn và Nấm dược liệu thuộc Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Vật liệu
Mẫu nấm bào ngư xám trong phòng Nấm ăn và Nấm dược liệu, Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.2 Thiết bị và dụng cụ
Thiết bị: cân phân tích, nồi hấp
Hóa chất: Dextrose, Agar, Yeast
Cám bắp hoặc cám gạo
Phương pháp thực hành
Bước 1:chuẩn bị nguyên vật liệu
Bước 2: bỏ hóa chất đã cân vào hộp chú thích rõ hộp nào đựng hóa chất làm môi trường PDA và môi trường PDAY Trong đó môi trường PDAY bổ sung thêm 1g Yeast
Bước 3: cân 200g khoai tây, rửa và cắt khoai tây Cho khoai tây đã cắt vào trong 1 lít nước và tiến hành đun sôi
Hình 3.1 Cân hóa chất.(a) Cân 1g Yeast; (b) Cân 10g Agar; (c) Cân 10g Dextrose. a) b) c)
Hình 3.2 Hóa chất của môi trường PDA và PDAY.
Bước 4: chia đôi nước khoai tây đã nấu sau đó định mức đủ 500ml cho mỗi môi trường PDA và PDAY
Bước 5: cho tất cả dịch khoai tây và hóa chất làm môi trường PDA và môi trường PDAY vào nồi đun Tiến hành đun cho đến khi nào agar tan hoàn toàn thì dừng lại
Bước 1: chuẩn bị ống nghiệm và nút bông
Hình 3.4 Đong đủ thể tích (a) Nước khoai tây và nước cất; (b) Định mức đủ
500ml cho mỗi môi trường PDA và PDAY. a)
Hình 3.5 Nấu môi trường (a) Nấu môi trường PDA; (b) Nấu môi trường PDAY. b) a) b)
Bước thứ hai là đổ môi trường PDA và PDAY vào ống nghiệm Nên đổ khoảng 1/3 ống để môi trường không bị dính vào thành ống Nếu cần, bạn có thể sử dụng ống hút để đảm bảo môi trường được đổ chính xác.
Bước 3: Sử dụng bông không thấm làm nút bông và đậy nút bông vào ống nghiệm
Hình 3.6 Chuẩn bị ống nghiệm.
Hình 3.7 Đổ ống thạch (a) Sử dụng ống hút để đổ môi trường;
(b) Đỗ trực tiếp vàoo ống. a) b)
Bước 4: cho tất cả các ống môi trường vào nồi hấp tiệt trùng ở 121 o C
Bước 5: sau khi hấp xong, tắt máy và lấy môi trường ra và để nghiêng 1 góc 30 độ (làm tăng diện tích bề mặt môi trường) Chọn nơi thoáng mát và sạch sẽ để làm địa điểm đặt các ống môi trường
3.3.1.3 Chọn mẫu nấm làm giống cấy chuyền
Bước 1: lau sạch tay và ống nghiệm và ống chứa mẫu nấm đã chọn (giống nấm bào ngư xám) bằng cồn, và đặt vào trong tủ cấy để bắt đầu thao tác
Hình 3.9 Thao tác chuẩn bị (a) Ống nghiệm môi trường PDA; (b) Chuẩn bị cấy. a) b)
Bước 2: Cầm que cấy nghiêng 1 góc 45 o , hơ nóng que cấy đến khi que cấy thật đỏ
Sau đó để cho que cấy nguội (khoảng 15 - 20 giây, lưu ý là không để phần đã khử trùng của que cấy bị chạm vào bất cứ vật gì) Sử dụng que cấy cắt mẫu nấm thành mẫu nhỏ (2 mm x 2 mm) tại vị trí bên trong mô nấm (giống bào ngư xám)
Bước 3: Hơ lửa vòng quanh ống nghiệm chứa môi trường PDA Sử dụng ngón út, rút nút bông ra khỏi miệng ống nghiệm ra hướng phía trước ngọn lửa Thao tác phải nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh bị nhiễm
Hình 3.10 Cắt mẫu nấm.(a) Hơ que cấy; (b) Cắt mẫu nấm.
Hình 3.11 Hơ ống (a) Hơ nóng miệng ống; (b) Rút nút bông. a) b)
Bước 4: nhẹ nhàng đưa đầu que cấy có chứa 1 mẫu nấm vào bên trong ống môi trường PDA Trong quá trình thao tác cần lưu ý: khi đưa mẫu nấm vào bên trong ống nghiệm cẩn thận không để mẫu nấm chạm vào bất kỳ vật gì
Bước 5: ghi chú thông tin lên ống đã cấy Sau một tuần quan sát và ghi nhận kết quả
Hình 3.12 Cấy mẫu nấm sang ống nghiệm mới.(a) Mẫu nấm được đưa vào môi trường mới; (b)Đậy nút bông. a) b)
Hình 3.13 Ống nghiệm đã cấy mẫu nấm.
3.3.2 Nội dung 2: Cấy chuyền giống sang môi trường hạt
Bước 1: chuẩn bị vật liệu
Bước 2: chuẩn bị nguyên liệu Lúa là môi trường meo giống cấp 2, luộc lúa trong 25 - 30 phút cho tới bóp hạt thấy vừa mềm tới thì tắt Vớt các hạt lúa đã hé miệng ra rổ, để cho nguội và ráo nước
Bước 3 : lúa trộn thêm 3 - 5% cám bắp Trộn thật đều hỗn hợp lại với nhau
Hình 3.14 Chuẩn bị vật liệu.(a) Nút bông; (b) Cổ nhựa. a) b)
Hình 3.15 Chuẩn bị nguyên liệu.(a) Hạt lúa đã luộc; (b) Hạt lúa để ráo; (c) Cám bắp. a) b) c)
Bước 4: phân phối hỗn hợp vào các bịch nilong, đậy bằng nút bông và quấn báo rồi đi hấp khử trùng ( 121 o C, 1 atm )
3.3.2.2 Cấy truyền giống vào môi trường hạt lúa
Bước 1: chuyển các ống môi trường chứa giống nấm đã cấy lần trước và môi trường hạt, thun, giấy vảo tủ cấy Tháo lớp báo ở ngoài bịch môi trường sau đó lấy que cấy hơ dưới ngọn lửa đèn cồn đến khi que cấy đỏ
Hình 3.16 Hỗn hợp lúa và cám bắp.(a) Cho cám bắp vào lúa; (b) Trộn đều hỗn hợp. a) b)
Hình 3.17 Túi môi trường hạt.(a) Cho hỗn hợp vào bịch; (b) Túi môi trường hạt lúa. a) b)
Bước 2: đợi que cấy nguội, dùng que cấy cắt 1 mẫu tơ nấm trắng (5mm x 5mm) (giống bào ngư xám) trên môi trường PDA Hơ lửa vòng quanh miệng ống nghiệm và đóng nút bông lại Thao tác luôn gần ngọn lửa đèn cồn Sử dụng tay khác, cầm bịch môi trường hạt lên và tháo nút bông ra
Bước 3: tháo nút bông sau đó hơ lửa quanh miệng cổ bịch môi trường hạt, thao tác cẩn thận và tránh bị nhiễm Đặt mẫu nấm vào bên trong bịch môi trường hạt (sợi nấm phải không chạm vào bất cứ vật gì trước khi đưa vào trong miệng bịch môi trường hạt)
Hình 3.18 Thao tác chuẩn bị.(a) Tháo lớp báo; (b) Hơ nóng que cấy. a) b)
Hình 3.19 Cắt mẫu nấm.(a) Hơ ống và cắt mẫu; (b) Đóng nút bông sau khi hơ nóng. a) b)
Bước 4: hơ đều miệng bịch và đậy kín miệng chai bằng gòn Dùng giấy phủ lên lớp gòn trên miệng chai và dùng thun buột chặt lại Que cấy hơ nóng đỏ rồi bỏ vào ống đựng cồn
Bước 5: ghi chú thông tin lên ống đã cấy Sau một tuần quan sát và ghi nhận kết quả
Hình 3.20 Cấy nấm sang môi trường hạt.(a) Hơ miệng bịch; (b) Đặt mẫu nấm vào môi trường. a) b)
Hình 3.21 Thao tác hoàn thành.(a) Hơ nóng que cấy; (b) Đóng nút bông và giấy báo. a) b)
3.3.3 Nội dung 3: Cấy chuyền giống sang môi trường mùn cưa
Bước 1: chuẩn bị nguyên liệu
Bước 2: Tưới nước vôi 1% (pha 1kg vôi với 100 lít nước) cho ẩm mùn cưa rồi trộn đều Sau đó, phủ mùn cưa đã trộn bằng tấm bạc và ủ trong 7 ngày Trong thời gian ủ, đảo trộn mùn cưa từ trong ra ngoài 1 lần/3 ngày.
Hình 3.22 Túi môi trường chứa mẫu nấm. a) b)
Hình 3.23 Chuẩn bị nguyên liệu (a) Mùn cưa; (b) Cám bắp.
Bước 3: trộn mùn cưa sau khi ủ 7 ngày với cám bắp Tỷ lệ cơ chất khô 100kg mùn cưa với 3kg cám bắp(3%) Cám bắp càng nhiều càng dễ nhiễm tỷ lệ (3-5%)