1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo chủ đề 1 phân tích tư tưởng quan điểm chính cùng phong cách kỹ năng của nhà lãnh đạo võ nguyên giáp

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,32 MB

Nội dung

Tư tưởng, quan điểm chính của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến Tư tưởng quân sự nhưng mang đậm chất nhân văn, nhân đạo và hòa bình84.. Kĩ năng156.1.Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một vị

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược

Học phần Quản lý học đại cương

BÁO CÁO CHỦ ĐỀ 1 Phân tích tư tưởng, quan điểm chính cùng phong cách,

kỹ năng của nhà lãnh đạo Võ Nguyên Giáp

Tổ 6 – Nhóm 2 – Lớp A1K73

Nhóm sinh viên thực hiện:

1 Lê Yến Nhi – 1801520

2 Lê Xuân Hiệp – 1801226

3 Nguyễn Thị Hoàng Ơn – 1801540

4 Đới Thị Minh Tâm – 1801614

5 Nguyễn Thị Kim Thanh – 1801634

6 Đoàn Hoàng Việt – 1801766

7 Vũ Nhật Tân – 1801617HÀ NỘI – 2021

Trang 2

MỤC LỤC

3 Tư tưởng, quan điểm chính của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến

tranh-Tư tưởng quân sự nhưng mang đậm chất nhân văn, nhân đạo và hòa bình 8

4 Phong cách lãnh đạo của đại tướng võ nguyên giáp - Phong cách lãnh đạo dân

4.1 Tính dân chủ trong các quyết định, tôn trọng tập thể, lắng nghe ý kiến tập

4.2 Thực tiễn chiến trường ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược 11

5.1 Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người có ý chí, có khả năng duy trì công việc trong điều kiện bất định, dưới áp lực nặng nề 13 5.2 Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người có nguyên tắc trong công việc, đặt lợi ích xã hội, lợi ích của tổ chức lên trên lợi ích cá nhân 13 5.3 Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người có văn hóa: với kiến thức, thái độ đúng mực, tạo được ấn tượng tốt, được mọi người kính trọng; tự tin, sáng tạo, hành động theo đúng pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội 14 5.4 Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người có tư duy phục thiện: tiếp thu phê bình, tự phê bình, thừa nhận sai của mình và đúng của người khác 15

6.1 Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một vị lãnh đạo có tư duy sâu sắc, lập luận sắc bén; luôn suy nghĩ thấu đáo trước mọi vấn đề - kĩ năng nhận thức / tư duy 15 6.1.1 Đầu tiên là khả năng nhận định, phân tích và giải quyết vấn đề - tư duy

Trang 3

6.1.2 Vị tướng tài ba với khả năng đưa ra kế hoạch phù hợp với thực tiễn -

6.1.3 Trên cương vị là người lãnh đạo, đại tướng xây dựng một tổ chức hoạt động có hiệu quả - Tư duy xây dựng lực lượng quân sự 16 6.1.4 Đại tướng với khả năng tư duy sâu rộng biết tận dụng thời cơ và luôn có

6.1.5 Đứng trước một cuộc đối đầu, đại tướng luôn nhận định chính xác về tổ

6.2.1 Võ Nguyên Giáp là vị tướng có khả năng xây dựng và lãnh đạo nhóm 17 6.2.2 Võ Nguyên Giáp có kỹ năng đàm phán, thuyết phục vô cùng tài giỏi 18 6.2.3 Võ Nguyên Giáp là nhà lãnh đạo có khả năng quản trị cảm xúc bản thân, không để các vấn đề cá nhân ảnh hưởng đến việc chung 18 6.2.4 Võ Nguyên Giáp còn là nhà lãnh đạo biết thấu hiểu, cảm thông với cấp dưới (các chiến sĩ của mình), luôn kịp thời khen thưởng, động viên các chiến sĩ

6.3 Võ Nguyên Giáp có kỹ năng thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn 19

7.1.1 Một con người tâm huyết với dân tộc, đất nước với cách mạng 19 7.1.2 Một con người nghị lực, khí phách, bản lĩnh kiên cường, theo đến cùng

Trang 4

8.2 Sự sáng tạo, tinh thần dũng cảm, vận dụng đúng phương châm “lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều” và biết tận dụng cơ hội đồng thời tạo ra cơ hội để

8.3 Biết đánh giá đúng lực lượng, chuyển từ “đánh nhanh - thắng nhanh” chuyển sang “đánh nhỏ - thắng nhỏ và đánh chắc - thắng chắc” đồng thời khi có thời cơ thì luôn sẵn sàng “thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa”, để thể hiện tinh thần linh hoạt, không khuôn mẫu, giáo điều 21

8.5 Đề cao nguyên tắc dân chủ trong tổ chức 22

Trang 5

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà lãnh đạo chính trị - quân sự tài ba, làngười đã hoàn thiện chiến lược, chiến thuật chiến tranh du kích và chiến tranhquy ước, lãnh đạo Việt Minh đánh thắng Pháp (chấm dứt nền thống trị ở ĐôngNam Á) và sau đó đã đưa đến thắng lợi của Bắc Việt Nam đánh thắng Mỹ.Đại tướng là người trực tiếp tham gia các cuộc chiến chống lại hai đế quốclớn xâm lược Việt Nam, đó là Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ; là người lãnh đạoquân đội ta từ các nhóm du kích nhỏ đến lực lượng lớn hơn có tổ chức, vũ trang,

và lãnh đạo đội quân này đánh bại hai đế quốc có nền quân sự rất hiện đại vàhùng mạnh Trận chiến tưởng chừng như không cân sức ấy nhờ sự lãnh đạo tàitình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã làm nên lịch sử và giành lại hòa bìnhđộc lập cho đất nước Việt Nam

Đại tướng trở thành người được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạoquân sự lỗi lạc nhất trong lịch sử Việt Nam và là một trong những vị tướng tàigiỏi nhất trên thế giới Đại tướng là anh hùng của nhân dân Việt Nam

Với tài năng và những thành tựu to lớn ở trên đã thể hiện rõ vai trò lãnhđạo hết sức to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, qua đó càng khẳng định Đạitướng là một nhà lãnh đạo giỏi, thành công

Nhằm hiểu rõ hơn về tố chất và kỹ năng lãnh đạo của Đại tướng Võ

Nguyên Giáp, nhóm quyết định chọn đề tài "Phân tích tư tưởng, quan điểm chính cùng phong cách, kỹ năng của nhà lãnh đạo Võ Nguyên Giáp" để làm

đề tài báo cáo trong nội dung môn "Quản lý học đại cương"

Trang 6

II NỘI DUNG

1 Vài nét về tiểu sử và xuất thân

Võ Nguyên Giáp (25 tháng 8 năm 1911 – 4 tháng 10 năm 2013), tên khaisinh là Võ Giáp, còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn

Võ Nguyên Giáp sinh ra trong một gia đình nhà nho ở làng An Xá, xã LộcThủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, con của ông Võ Quang Nghiêm (VõNguyên Thân), một nhà nho đức độ và mẹ là bà Nguyễn Thị Kiên

Về họ ngoại, ông ngoại Võ Nguyên Giáp quê ở thôn Mỹ Đức, xã SơnThủy, huyện Lệ Thủy, đầu nguồn sông Cẩm Ly, một vùng sơn cước, dưới dãyTrường Sơn; từng tham gia Phong trào Văn Thân và Phong trào Cần Vương, làmđến chức Đề đốc coi đại đồn tiền vệ, sau bị quân Pháp bắt, tra tấn dã man,nhưng một mực trung thành, không một lời khai báo

Về họ nội, Võ Nguyên Giáp sinh trưởng trong một dòng họ lớn, có tiếngtăm tại làng An Xá Ông nội ông cũng từng tham gia phò tá vua Hàm Nghi trongPhong trào Cần Vương Cha ông, Võ Quang Nghiêm, là một nho sinh thi cử bấtthành về nhà làm hương sư và thầy thuốc Đông y trong làng Khi Chiến tranhĐông Dương bùng nổ, cụ Võ Quang Nghiêm bị người Pháp bắt, đưa về giam ởHuế và mất trong tù

Xuất thân là một giáo viên dạy lịch sử, ông trở thành người được đánh giá

là một trong những nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam Ông làĐại tướng đầu tiên, Tổng Tư lệnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, cũng làngười chỉ huy đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, một trong nhữngngười thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chính phủ Việt Nam đánhgiá là "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh"

2 Sự nghiệp quân sự

Trang 7

Tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùngPhạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ ChíMinh Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương trong năm này và bắt đầu cáchoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chốngphát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam Ông tham gia xây dựng cơ sởcách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng.

Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, ông thànhlập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạovới 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường,

14 súng kíp và 1 súng máy Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân ViệtNam

Ngày 25 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy đội quân này lậpchiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần.Tháng 8 năm 1945, Võ Nguyên Giáp trở thành uỷ viên Ban chấp hànhTrung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trungương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc

Sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng BộNội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chínhphủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quânđội Quốc gia và Dân quân tự vệ

Trong Chính phủ Liên hiệp, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (cho đếntháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi)

Tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ Dưới

sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấutranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954)trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng

tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ

Ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của QuânĐội Quốc gia Việt Nam khi 37 tuổi

Trang 8

Từ tháng 8 năm 1945 Võ Nguyên Giáp là một trong 5 ủy viên Ban Thường

vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành ủy viên Bộ Chính trị(thay thế Ban Thường vụ Trung ương) Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951

• Các chiến dịch đã từng tham gia:

Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)

Chiến dịch Biên giới (tháng 9 – 10, năm 1950)

Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950)

Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951)

Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951)

Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951)

Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952)

Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953)

Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954)

Chiến dịch Tổng tiến công tết mậu thân năm 1968

Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975

3 Tư tưởng, quan điểm chính của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến tranh- Tư tưởng quân sự nhưng mang đậm chất nhân văn, nhân đạo và hòa bình

Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn kiên trì với tư tưởng quân sự đậm tínhnhân văn Đó chính là cách “cầm quân” của Võ Nguyên Giáp

Là một học trò xuất sắc và gần gũi của lãnh tụ Hồ Chí Minh, lại xuất thân

từ một nhà giáo dạy sử, Võ Nguyên Giáp là một vị tướng hiểu rõ và thấm nhuầnsâu sắc tư tưởng “trọng dân,” “nước lấy dân làm gốc” của các bậc tiền nhân.Yếu

tố nhân dân luôn bám rễ sâu trong tư duy quân sự của ông Trong hai cuộckháng chiến, trên cương vị Tổng Tư lệnh, Võ Nguyên Giáp thường nhắc nhở cácmặt trận, địa phương “thà mất đất chứ nhất quyết không để mất dân”.Với Ông,yếu tố chính trị quần chúng là chỗ dựa không thể thiếu trong bất kỳ hoạt độngquân sự nào Dưới “trướng” Ông, quan hệ quân - dân như cá - nước đã trở thành

Trang 9

nét đẹp truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam kể cả trong thời chiếnlẫn thời bình.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn ghi nhớ, noi gương và thực hiện lời căndặn của lãnh tụ Hồ Chí Minh: làm cách mạng là phải “dĩ công vi thượng,” tức làphải đặt lợi ích chung lên trên hết; đồng thời, ông luôn đề cao vai trò của tậpthể, phục tùng tổ chức Điển hình, tại Mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954, tuy làngười chỉ huy cao nhất được Bác Hồ và Bộ Chính trị trao toàn quyền quyết địnhcác vấn đề, nhưng trước khi quyết định những vấn đề hệ trọng, bao giờ Đạitướng cũng đưa ra thảo luận ở tập thể Đảng ủy, Bộ chỉ huy chiến dịch, thamkhảo ý kiến của Đoàn cố vấn, nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao.Và quyếtđịnh thay đổi phương châm tác chiến, từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang

“đánh chắc, tiến chắc” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ thể hiện tưduy quân sự sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, mà còn thể hiện việc quántriệt sâu sắc, chấp hành tuyệt đối ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về

“đánh chắc thắng.”

Chiến thắng là cái đích của người cầm quân, song với Đại tướng VõNguyên Giáp, không phải lúc nào cũng giành chiến thắng bằng mọi giá, màchiến thắng đó phải luôn đi kèm với việc giảm đến mức thấp nhất hy sinh xươngmáu của bộ đội.Trong tư tưởng của vị Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, bảo vệ lựclượng, bảo vệ sinh mạng người lính của mình là mối quan tâm thường trực nhất,

vì rằng “một chiến thắng lớn nhất là chiến thắng có được với số người phải hysinh nhỏ nhất.” Trong 60 ngày đêm khói lửa ở Thủ đô cuối năm 1946, chứngkiến những chiến sỹ quả cảm ôm bom ba càng lao vào xe thiết giáp của địch,lòng vị Tổng chỉ huy day dứt khôn nguôi.Ông đã chỉ thị và tạo mọi điều kiệncho ngành quân giới, dưới sự chỉ huy của Trần Đại Nghĩa, nhanh chóng sản xuấtBazoka để hạn chế thương vong cho bộ đội

Đối với kẻ địch, thấu triệt tinh thần “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chínhân thay cường bạo” của các bậc tiền nhân, Võ Nguyên Giáp không chỉ là một

Trang 10

vị tướng biết đánh thắng địch bằng quân sự, mà còn biết thắng địch bằng nhânnghĩa, “biết khoan dung đối với kẻ địch đã đầu hàng”.Trong Chiến dịch ĐiệnBiên Phủ, sau trận mở màn chiến dịch, tiến công cụm cứ điểm Him Lam củaĐại đoàn 312, thương vong của địch rất lớn.Theo đề nghị của Đại đoàn trưởng

Lê Trọng Tấn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ thị cho ông Mạc Ninh thảongay một bức thư chuyển cho Bộ chỉ huy quân Pháp ở Điện Biên Phủ đề nghịcho người ra Him Lam nhận tử thương Ngay sau ngày chiến thắng, trên cánhđồng Mường Thanh và dọc theo bờ sông Nậm Rốm, Đại tướng cùng Bộ chỉ huychiến dịch đã cho dựng hàng chục chiếc lều từ vải dù để cứu chữa cho tù binh,hàng binh bị thương…

Tư tưởng nhân nghĩa được kết tinh từ truyền thống nhân văn trong chốnggiặc ngoại xâm của cha ông trên tinh thần “không vì tư thù, tư oán” được VõNguyên Giáp kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới trong cuộc chiến tranhgiải phóng dân tộc.Đây vừa là chiến lược, vừa là sách lược, nhằm “phá đượcđịch mà không phải đánh”, giành được thắng lợi mà không phải tiêu diệt đến tênđịch cuối cùng Chính điều đó đã đưa Võ Nguyên Giáp trở thành “cây đại thụrợp bóng nhân văn” như nhận xét của một nhà quân sự nổi tiếng thế giới

4 Phong cách lãnh đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Phong cách lãnh đạo dân chủ, thực tiễn, sáng tạo

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với nghệ thuật lãnh đạo của mình đã biến mộtđội quân gần như không có gì để đánh thắng hai đế quốc hùng hậu, được cả thếgiới công nhận là một trong những vị tướng kiệt xuất của thế kỉ XX Phong cáchlãnh đạo dân chủ, thực tiễn và sáng tạo của Đại tướng được thể hiện rất rõ trongchiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã góp phần taọ nên chiến thắng “lừng lẫynăm châu, chấn động địa cầu”

Trang 11

4.1 Tính dân chủ trong các quyết định, tôn trọng tập thể, lắng nghe ý kiến tập thể

Ngày 14-1-1954, mệnh lệnh chiến đấu cho chiến dịch Điện Biên Phủ đượcphổ biến trên một sa bàn lớn ở hang Thẩm Púa ở cây số 15 trên đường TuầnGiáo đi Điện Biên Ngay sau khi lên Điện Biên, nắm hình thái bố trí và dự trùphương án đối phó của địch, bằng tư duy quân sự sắc sảo và cảm nhận của một

vị tướng đã trải qua trận mạc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận thấy nhữngđiểm “không ổn” trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” do bộ phận thammưu xây dựng Tuy nhiên, với phong cách dân chủ, tôn trọng tập thể, Đại tướng

đã từng bước nghiên cứu kỹ tình hình để xác định cách đánh thực sự phù hợp,bảo đảm chắc thắng

4.2 Thực tiễn chiến trường ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược

Thực tiễn chiến trường đã cho thấy nhận định của Tướng Giáp hoàn toànđúng đắn trong chiến dịch Điện Biên Phủ Trong quá trình ta chuẩn bị kế hoạchchiến đấu theo phương án “đánh nhanh, thắng nhanh”, địch đã tiếp tục tăngcường lực lượng xây dựng và củng cố vững chắc hệ thống phòng ngự ở ĐiệnBiên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm với 49 cứ điểm liên hoàn cùng trên16.200 quân Còn ta, tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong tập trung lực lượng,chiếm lĩnh trận địa… Dù đã điều chỉnh lại thời gian đưa pháo vào trận địanhưng chưa thể hoàn thành theo kế hoạch; nhiều vấn đề về cách đánh của bộbinh và pháo binh chưa được giải quyết

Những vấn đề trên đã khiến Đại tướng hết sức trăn trở Với trách nhiệmtrước Đảng, trước lời căn dặn của Bác Hồ và nhất là trách nhiệm trước máuxương của chiến sĩ cùng với sự bám sát mọi diễn biến trên chiến trường, pháthuy tư duy sáng tạo quân sự, sau 11 ngày đêm trăn trở, cân nhắc kỹ lưỡng, Đạitướng Võ Nguyên Giáp đã đi đến một “quyết định khó nhất trong cuộc đời chỉ

Trang 12

huy”, đó là thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang

“đánh chắc, tiến chắc”, còn gọi là “đánh bóc vỏ”

Sáng 26-01-1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chủ động trao đổi nhữngtrăn trở của mình với Tướng Vi Quốc Thanh, Trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc,đặc biệt tập trung vào những khó khăn sẽ gặp phải khi dốc toàn lực để đánhnhanh: “Ý định của tôi là hoãn cuộc tấn công ngay buổi chiều hôm nay, thuquân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm “đánh chắc, tiến chắc”.Sau khi thống nhất với đồng chí Trưởng đoàn cố vấn, Đại tướng đã triệu tập Hộinghị Đảng ủy mặt trận, trình bày và phân tích những những vấn đề trăn trở củabản thân Đại tướng cho rằng, phải xây dựng phương án tác chiến bảo đảmgiành chiến thắng chứ không thể đánh liều Nếu không chuyển phương án tácchiến thì chúng ta chắc chắn là đánh không thắng mà có thể gặp tổn thất lớn.Với tinh thần thực sự cầu thị, hội nghị đã thảo luận sôi nổi, ban đầu đa số đềucho rằng bộ đội đã quyết tâm cao, mọi mặt đã chuẩn bị, cần đánh nhanh nếukhông sẽ khó khăn, mất thời cơ Song bằng phong cách dân chủ, thực tiễn, sángtạo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phân tích từng khó khăn, làm rõ những cơ sởcủa phương châm “đánh chắc, tiến chắc” Theo Đại tướng, chuyển sang “đánhchắc, tiến chắc” tức là ta sẽ bao vây, đánh dần từng bước, tiêu diệt từng bộ phận,

từ ngoại vi vào trung tâm; đánh theo cách này ta có điều kiện tập trung binh hỏalực ưu thế tuyệt đối trong từng trận giải quyết dứt điểm từng mục tiêu, tạo nênsức mạnh áp đảo để đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ Phát huy tinh thần dânchủ, Đảng ủy mặt trận sau đó đã thẳng thắn thảo luận và đi đến thống nhất100% nhất trí với quyết định thay đổi phương châm tác chiến “đánh chắc, tiếnchắc” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Dù đã được Bác Hồ tin tưởng trao toàn quyền quyết định với tư cách

“tướng quân tại ngoại” nhưng khi thấy thực tế ở chiến trường không đúng với

dự tính, thay vì áp đặt quyền quyết định tối cao của một vị Chỉ huy trưởng kiêm

Bí thư Đảng ủy mặt trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thực sự tôn trọng và đề

Trang 13

cao tập thể, phát huy dân chủ, kiên trì thuyết phục mọi người cùng đồng thuậnchuyển sang hướng chiến lược khác Và vì thế, quyết định thay đổi phươngchâm tác chiến thành “đánh chắc, tiến chắc” của Đại tướng không chỉ thể hiệnbản lĩnh của một nhà cầm quân thiên tài mà còn thể hiện khả năng thu phụcnhân tâm và thuyết phục người khác của Đại tướng.

Không phải chỉ trong “ba đêm hai ngày” như kế hoạch ban đầu mà phải trảiqua 56 ngày đêm chiến đấu ác liệt, qua 3 đợt tiến công, bộ đội ta mới giànhđược thắng lợi Chính nhờ thực hiện phương châm “đánh chắc, tiến chắc”, ta đã

có điều kiện tập trung ưu thế binh lực tiêu diệt địch từng bộ phận, từ ngoại viđánh vào trung tâm, tiêu diệt từng cụm cứ điểm của địch, siết chặt vòng vây, vậndụng chiến thuật “vây, lấn, tấn, diệt” để từng bước tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứđiểm Điện Biên Phủ

5 Phẩm chất của Đại tướng.

5.1 Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người có ý chí, có khả năng duy trì công việc trong điều kiện bất định, dưới áp lực nặng nề

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, với tư cách là Tổng Tư lệnh kiêmChỉ huy trưởng Chiến dịch, Đại tướng gánh trên vai trọng trách nặng nề: “Phảichắc thắng” Sau 12 ngày đêm không ngủ, Võ Nguyên Giáp với phương án

“đánh chắc, tiến chắc” đã chỉ huy trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ,giành được toàn thắng cao nhất với sự hy sinh xương máu thấp nhất

5.2 Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người có nguyên tắc trong công việc, đặt lợi ích xã hội, lợi ích của tổ chức lên trên lợi ích cá nhân

Khi đất nước hòa bình, thống nhất, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữnhững cương vị quan trọng của đất nước, tiếp tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tiến hành công cuộc đổi mới đất nước Khi

đã nghỉ hưu, Đại tướng tiếp tục có những đóng góp ý kiến có giá trị thực tiễnvào những vấn đề lớn của đất nước trong một số lĩnh vực như: khoa học - kỹthuật, quân sự - quốc phòng, giáo dục, đối nội - đối ngoại, …

Ngày đăng: 13/07/2024, 21:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w