1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận tư tưởng hồ chí minh đề tài phân tích tư tưởng hồ chí minh về văn hoá

26 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Văn Hóa
Tác giả Nhóm 04
Người hướng dẫn Ngô Thị Minh Nguyệt
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,73 MB

Nội dung

Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.- Theo Chủ tịch Hồ C

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI THẢO LUẬN MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

PHẦN NỘI DUNG 4

1 Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác 4

a Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa 4

Văn hóa là gì? 4

Quan điểm văn hóa phương Tây (hay văn hóa Tây phương, đôi khi được đánh đồng với văn minh phương Tây, thế giới phương Tây, xã hội phương Tây và văn minh châu Âu) 5

Quan điểm văn hoá phương Đông 6

Quan điểm văn hoá Việt Nam 8

Quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa 8

b Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ với các lĩnh vực khác 8

Quan hệ giữa văn hóa với chính trị 11

Quan hệ giữa văn hóa với kinh tế 13

Quan hệ giữa văn hoá với xã hội 14

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại 14

2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa 17

a Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng 17

b Văn hóa là một mặt trận 19

c Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân 21

3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới 22

KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng Chủ tịch HồChí Minh đã đặt văn hóa ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành bốn vấn đềchủ yếu của xã hội và các vấn đề này có quan hệ với nhau rất mật thiết Cho nên trongcông cuộc xây dựng đất nước, cả bốn vấn đề này được coi trọng như nhau Văn hoákhông thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụchính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế

Văn hoá giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước Văn hóa là đờisống tinh thần của xã hội, văn hoá có phát triển thì xã hội đó mới phát triển và vữngmạnh Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá là một điều rất cần thiết,cần được quan tâm và chú trọng Nắm được tầm quan trọng ấy, nhóm 4 chúng em đã lựachọn đề tài “Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá” để nghiên cứu và hiểu sâuhơn về những vấn đề trong văn hoá theo tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh

Vì lượng kiến thức và trình độ chuyên môn có hạn nên trong việc nghiên cứu vàphân tích đề tài khó tránh khỏi những sự sai sót, nhóm chúng em rất mong nhận được sựgóp ý của cô và các bạn đề bài thảo luận được bổ sung và hoàn thiện hơn

Nhóm 4 chúng em xin chân thành cảm ơn!

3

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

1 Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác

a Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa

- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh

Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phátminh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộnhững sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa

- Theo Wiki

Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa baogồm cả hai khía cạnh: Khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị

và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện…

- Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - BộGiáo dục và đào tạo xuất bản năm 1998

Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.Như vậy, có thể thấy, văn hoá được coi là toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống xãhội như ngôn ngữ, tiếng nói, tôn giáo, tư tưởng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh…của dân tộc, đất nước Nó mang đến giá trị về mặt tinh thần nhằm phục vụ cho nhu cầu vàlợi ích của cộng đồng người dân

4

Trang 5

Quan điểm văn hóa phương Tây (hay văn hóa Tây phương, đôi khi được đánh đồng với văn minh phương Tây, thế giới phương Tây, xã hội phương Tây và văn minh châu Âu)

Là một thuật ngữ được sử dụng rất rộng rãi để chỉ di sản của chuẩn mực xã hội, cácgiá trị đạo đức, truyền thống, phong tục, hệ thống niềm tin, chế độ chính trị và tạo tác cụthể và công nghệ có nguồn gốc hoặc liên kết với châu Âu Thuật ngữ này cũng được ápdụng ngoài châu Âu cho các quốc gia và nền văn hóa có lịch sử được kết nối mạnh mẽvới châu Âu bằng cách nhập cư, thuộc địa hoặc ảnh hưởng Ví dụ, văn hóa phương Tâybao gồm các quốc gia ở châu Mỹ và châu Úc, có ngôn ngữ và dân tộc thiểu số là ngườichâu Âu Văn hóa phương Tây chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các văn hóa Hy-La và Kitôgiáo

Văn hóa phương Tây được đặc trưng bởi một loạt các chủ đề và truyền thống nghệthuật, triết học, văn học và pháp lý; di sản của nhiều dân tộc châu Âu Kitô giáo, bao gồmGiáo hội Công giáo, Tin lành là Chính thống giáo, cũng đã đóng một vai trò nổi bật trongviệc hình thành nền văn minh phương Tây kể từ ít nhất thế kỷ thứ 4 cũng như Do Tháigiáo (đặc biệt là Do Thái giáo Hy Lạp và Kitô giáo Do Thái).Ý niệm về "phương Tây" có

từ thời Đế quốc La Mã khi hình thành sự khác biệt Đông phương Hy Lạp và Tây phươngLatinh

Một nền tảng của tư tưởng phương Tây, bắt đầu từ Hy Lạp cổ đại và tiếp tục quathời Trung cổ và Phục Hưng, là ý tưởng của chủ nghĩa duy lý trong các lĩnh vực khácnhau của cuộc sống, đặc biệt là tôn giáo, được phát triển bởi triết học Hy Lạp, chủ nghĩakinh viện và chủ nghĩa nhân văn Giáo hội Công giáo trong nhiều thế kỷ là trung tâm của

sự phát triển các giá trị, ý tưởng, khoa học, luật pháp và thể chế cấu thành nền văn minhphương Tây Chủ nghĩa kinh nghiệm sau đó đã đưa ra phương pháp khoa học trong cuộccách mạng khoa học và Khai sáng

Hy Lạp cổ đại được coi là nơi sản sinh ra nhiều yếu tố của văn hóa phương Tây, với

hệ thống chính phủ dân chủ đầu tiên trên thế giới và những tiến bộ lớn trong triết học,khoa học và toán học Hy Lạp được theo sau bởi Rome, nơi có những đóng góp quantrọng trong luật pháp, chính phủ, kỹ thuật và tổ chức chính trị Văn hóa phương Tây tiếptục phát triển với sự Kitô giáo hóa châu Âu trong thời trung cổ và cải cách và hiện đại hóa

5

Trang 6

được kích hoạt bởi thời Phục hưng Giáo hội bảo tồn sự phát triển trí tuệ của thời cổ đại

và là lý do nhiều người trong số họ vẫn còn được biết đến ngày nay

Kitô giáo thời trung cổ đã tạo ra trường đại học hiện đại, hệ thống bệnh viện, kinh tếkhoa học, luật tự nhiên (sau này sẽ ảnh hưởng đến việc tạo ra luật quốc tế) và nhiều sángkiến khác trên khắp tất cả các lĩnh vực trí tuệ Kitô giáo đã đóng một vai trò trong việcchấm dứt các tập quán phổ biến giữa các xã hội ngoại giáo, như sự hiến tế con người, chế

độ nô lệ, tục giết trẻ em và đa phu thê

Toàn cầu hóa bởi các đế chế thực dân châu Âu kế tiếp đã truyền bá lối sống châu Âu

và phương pháp giáo dục châu Âu trên khắp thế giới giữa thế kỷ 16 và 20 văn hóa châu

Âu phát triển với một phạm vi phức tạp của triết học, chủ nghĩa kinh viện thời trung cổ vàchủ nghĩa huyền bí Tư duy hợp lý được phát triển qua một thời gian dài thay đổi và hìnhthành, với các thí nghiệm về Khai sáng và đột phá trong khoa học Các khuynh hướng đãđịnh nghĩa các xã hội phương Tây hiện đại bao gồm khái niệm đa nguyên chính trị, chủnghĩa cá nhân, văn hóa nổi bật hoặc phản văn hóa (như các phong trào Thời đại mới) vàgia tăng chủ nghĩa đồng bộ văn hóa do toàn cầu hóa và di cư của con người

Nguyễn Ái Quốc tiếp xúc với nền văn hóa phương Tây và tiếp thu tinh hoa văn hóacủa nó Đặc biệt, Người đánh giá cao những thành tựu to lớn mà cách mạng tư sản đemlại cho nhân loại trên con đường của tự do dân chủ và văn hóa Người quan tâm tìm hiểunhững khẩu hiệu nổi tiếng đó trong các cuộc cách mạng tư sản ở Anh, Pháp, Mỹ Người

đã có dịp tìm hiểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ với bản Tuyên ngôn độclập nổi tiếng năm 1776 Người đánh giá đây là cuộc cách mạng không triệt để và khẳngđịnh không đi theo hình mẫu của cách mạng đó Nghiên cứu cách mạng tư sản Pháp năm

1789, Người rút ra 5 bài học mà cách mạng Pháp dạy cho chúng ta: Dân chúng công nông

là gốc cách mệnh; Cách mệnh thì phải có tổ chức rất vững bền mới thành công; Đàn bàtrẻ con cũng giúp làm việc cách mệnh được nhiều; Dân khí mạnh thì quân lính nào, súngống nào cũng không chống lại; Cách mệnh Pháp hy sinh rất nhiều người mà không sợ; tamuốn làm cách mệnh thì cũng không nên sợ phải hy sinh

Quan điểm văn hoá phương Đông

6

Trang 7

Thế giới phương Đông bao gồm các nền văn minh, rất nhiều các tục tập quán, vănhóa, tín ngưỡng của những người chỉ chung con người châu Á Chủ yếu có nền văn minhTrung Hoa, Ấn Độ, Ba Tư…Tên gọi các nước Phương đông thường dùng chỉ chung chocác nền văn minh, văn hóa, đang ở hiện tại cũng như quá khứ Đặc trưng về tư tưởng vàtập quán, vật chất, nhạc họa, kiến trúc, tôn giáo Đã hội tụ được nhiều nguồn tạo thànhmột thế giới các nước Phương đông Chủ yếu những nét cổ xưa con người truyền lại đờisau hay đã mất trong dòng lịch sử dài của Á châu.

Nền văn minh Phương Đông tồn tại lâu đời

Từ khi xã hội loài người nguyên thủy xuất hiện trên trái đất, các phát kiến để tự đấutranh sinh tồn của con người đã tự hình thành Xã hội xuất hiện, các bộ tộc, bộ lạc, thị tộc

cứ lớn mạnh lên Với sự xuất hiện nhà nước với nhiều lo toan quản lý đời sống nhân dân,các niềm tin Quy luật cung cầu tự nhiên xuất hiện, việc trao đổi hàng hóa xuất hiện ngàycàng nhiều, tạo ra các phong tục cần được trao đổi và bổ sung cho mình

Con đường Tơ lụa hướng từ Đông sang Tây, đi bằng ngựa, lạc đà Mở rộng các dịch

vụ buôn bán bằng đường thủy qua nước láng giềng Những cuộc chiến tranh đất nướcgiành lãnh thổ, gây nên sự mất đi và xuất hiện một nhà nước hiện đại mới Các điều kiện

đó đã đủ điều kiện chứng minh cho nền văn hóa của Phương đông phong phú

Văn hóa huyền bí của người phương Đông

Người phương đông chủ yếu chú trọng phía trong bản thân, thầm kín chịu đựng mọichuyện Những nét này đều mang đậm tính cách của các vùng, địa hình được trải dài nhưkhắp các ngọn núi non hiểm trở, khiến những người xưa khó gần nhau về việc giao tiếp.Tôn giáo chủ yếu: Ấn Độ giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Nho giáo, Lão giáov.v pha trộn lẫn nhau đưa ra những nền văn minh tinh túy nhất cho nhân loại

Các nhà khoa học phương Tây vẫn còn chưa thể khám phá những bí ẩn trên như cácnhà sư ngồi thiền để lại nhục thân nguyên vẹn, hay xá-lị, khi viên tịch hàng trăm năm màvẫn chưa có thay đổi bất cứ điều gì về thân thể quả là một điều kì diệu, các bậc chân nhânsống hàng trăm năm trong các hang núi vùng Himalaya (được mệnh danh là nơi ở củatuyết)

Kinh dịch

7

Trang 8

Kinh dịch được xem là tổng hòa của các nhà khoa học, mọi thứ trong vật chất tinhthần đều được vận hành theo quy luật ngũ hành, bát quái Quan điểm sống của ngườiTrung Hoa trước Công nguyên, vẫn còn tồn tại cho tới hiện nay.

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển hiện đại, con người cởi mở hơn Phát triểnhơn về mọi mặt nền mặt hóa lại có điểm giống và đi theo các nước phương tây tiên tiếnhơn Từ con người thay đổi cách ăn mặc, ăn bằng dao, dĩa, quần tây Đến nơi ở nội thấttreo tranh, nền lót giặt thảm, ghế sofa… toàn bộ đều đi theo kiến trúc, văn hóa phươngtây

Quan điểm văn hoá Việt Nam

Văn hoá Việt Nam là văn hoá của riêng Việt Nam, trong đó bao gồm toàn bộ các giátrị vật chất và tinh thần được tạo ra trong quá trình lao động, sinh sống… theo bề dài lịch

sử dân tộc của Việt Nam

Trong đó, có thể kể đến một số ví dụ như:

- Văn hoá Văn Lang - Âu Lạc: Tại thời đại này, cư dân Việt có tập quán ở nhà sàn,nhuộm răng đen, ăn trầu, dùng đồ trang sức; nữ mặc áo và váy; nam đóng khố Người dânthời kì này thờ thần Mặt Trời, thần Núi… và sùng kính người có công với làng nước, các

vị anh hùng…

- Áo dài Việt Nam: Trang phục này khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xãhội, là đặc điểm nổi bật, riêng biệt của người Việt Nam; áo dài có lịch sử hình thành lâudài, được xem là trang phục truyền thống của Việt Nam thể hiện sự kín đáo, dịu dàng,duyên dáng, thanh lịch của phụ nữ Việt Nam…

Quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa

Đại hội đồng UNESCO Khóa họp lần thứ 24 tại Pari từ ngày 20/10 đến ngày20/11/1987 đã thông qua Nghị quyết 24C/18.6.5 về Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủtịch Hồ Chí Minh với tư cách là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuấtViệt Nam”

Theo Nghị quyết của UNESCO, “Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng của tinh thầndân tộc, Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng nhân dân Việt

8

Trang 9

Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới vì hòa bình, độclập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Hồ Chí Minh là một con người hội tụ nhiều tưtưởng thể hiện khát vọng của các dân tộc trên thế giới trong việc khẳng định bản sắc vănhóa và trong những nỗ lực nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau”.

Hầu hết các loại từ điển ghi nhận rằng văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất vàtinh thần do loài người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử và tiêu biểu cho trình độ mà xãhội đã đạt được trong từng giai đoạn về các mặt học vấn, khoa học, kỹ thuật, văn học,nghệ thuật, triết học, đạo đức, sản xuất…

+ Khái niệm văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Khái niệm văn hóa có nội hàm phong phú và ngoại diên rất rộng, vì vậy có rất nhiềuđịnh nghĩa khác nhau về văn hóa Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hóa đượchiểu theo cả ba nghĩa rộng, hẹp và rất hẹp

+ Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hoá.

Hồ Chí Minh có bốn cách tiếp cận chủ yếu về văn hóa:

1- Tiếp cận theo nghĩa rộng, tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt của con người

Hồ Chí Minh nêu văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loàingười sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời

đó cũng là mục đích của cuộc sống loài người

Theo nghĩa rộng, Hồ Chí Minh nêu văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinhthần do loài người sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn,đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống loài người

Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sángtạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sửdụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là tổng hợp củamọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằmthích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”

Định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh đã khắc phục được những quan niệm phiếndiện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại

9

Trang 10

2- Tiếp cận theo nghĩa hẹp là đời sống tinh thần của xã hội thuộc kiến trúc thượngtầng.

Theo nghĩa hẹp, Người viết: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đềcần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa.Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng”

3- Tiếp cận theo nghĩa hẹp hơn là bàn đến các trường học, số người đi học, xóa nạn

mù chữ, biết đọc, biết viết (thường xuất hiện trong các bài nói với đồng bào miền núi).Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con người, thể hiện ởviệc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải đi học “văn hóa”, xóa mù chữ…

Người chỉ rõ “Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dândùng để cai trị chúng ta… Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu Vì vậy tôi đề nghị mở mộtchiến dịch để chống nạn mù chữ”

“Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàntoàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũngđược học hành

Đó là lời thể hiện hoài bão lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh và người đã dànhtrọn cả cuộc đời cho việc thực hiện hoài bão ấy Ngay sau khi tuyên bố nước nhà đượcđộc lập, một trong những nhiệm vụ cấp bách mà Người chỉ ra là ‘diệt giặc dốt” và Người

đã phát động phong trào Bình dân học vụ

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc hiếu học Nhưng hơn 80 năm Pháp thuộc, thực dânPháp đã cấu kết với bè lũ phong kiến, địa chủ kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt đểđàn áp và bóc lột Nạn mù chữ và thất học trầm trọng 95% dân số không biết đọc, khôngbiết viết

Bình dân học vụ không chỉ dạy cho tôi biết đọc, biết viết mà còn phải dạy cho đồngbào kiến thức khoa học thường thức, nâng cao trình độ dân trí

4- Tiếp cận theo “phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt”

Tháng 8/1943 khi còn ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh và đưa raquan điểm nhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa Người biết “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đíchcủa cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, phápluật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về

10

Trang 11

ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức làvăn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của

nó mà loài người được sản sinh nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống đòi hỏi sựsinh tồn”

Quan niệm về văn hóa trên của Hồ Chí Minh xuất hiện trong bối cảnh thời gian vàkhông gian đặc biệt, khi UNESCO chưa thành lập, cả nước đang tập trung cho nhiệm vụgiải phóng dân tộc Đây là quan niệm văn hóa duy nhất theo nghĩa rộng

+ Ý nghĩa:

Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.Như vậy, có thể thấy, văn hoá được coi là toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống xã hội nhưngôn ngữ, tiếng nói, tôn giáo, tư tưởng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… của dântộc, đất nước Nó mang đến giá trị về mặt tinh thần nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi íchcủa cộng đồng người dân

Trước cách mạng tháng 8, Hồ Chí Minh sử dụng văn hóa theo nghĩa rộng là toàn

bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra với phương thức sửdụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộcsống loài người

Từ sau cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh và nền văn hóa nhưng theo nghĩa hẹpvới ý nghĩa kiến trúc thượng tầng, là toàn bộ đời sống tinh thần và xã hội

b Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ với các lĩnh vực khác

Quan hệ giữa văn hóa với chính trị

Hồ Chí Minh cho rằng, trong đời sống có bốn vấn đề phải được coi là quan trọngngang nhau và có sự tác động qua lại lẫn nhau, đó là chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.Tuy nhiên, ở nước Việt Nam thuộc địa, trước hết phải tiến hành cách mạng giải phóngdân tộc, giành độc lập dân tộc, xóa ách nô lệ, thiết lập nhà nước của dân, do dân, vì dân

Đó chính là sự giải phóng chính trị để mở đường cho văn hóa phát triển

Dưới chế độ thực dân và phong kiến nhân dân ta bị nô lệ, bị đàn áp, thì văn nghệcũng bị nô lệ, không thể phát triển Tuy nhiên, theo chủ tịch Hồ Chí Minh, để văn hoáphát triển tự do thì phải làm cách mạng chính trị trước Ở Việt Nam, tiến hành cách mạng

11

Trang 12

chính trị, thực chất là tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền,giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn hoá, mở đường cho văn hoáphát triển Quan điểm của Hồ Chí Minh đã được thực tiễn Cách mạng Tháng Tám năm

1945 chứng minh là hoàn toàn đúng đắn Để văn hoá phát triển tự do thì phải làm cáchmạng chính trị trước Ở Việt Nam, tiến hành cách mạng chính trị, thực chất là tiến hànhcuộc cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, giải phóng chính trị, giải phóng

xã hội, từ đó giải phóng văn hoá, mở đường cho văn hoá phát triển

Ví dụ 1: Việt Nam là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa Hệ thống chính trị đã

thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng chính trị (là Đảng Cộng sản Việt Nam)lãnh đạo, với tôn chỉ là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thông qua

cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam Trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đã khẳngđịnh, Nhà nước Việt Nam chính là nhà nước của dân, do dân và vì dân, chính vì lẽ đó mà

ở nước ta văn hóa bầu cử diễn ra rất thường xuyên, bỏ phiếu kín, công bằng và minhbạch, và hoạt động này luôn nhận được sự quan tâm và hưởng ứng của đông đảo ngườidân

Ví dụ 2: Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, bị các thế lực bên ngoài

nhòm ngó, xâm chiếm, áp bức, bóc lột, đời sống người dân vô cùng khổ cực, người dânViệt Nam ta đã sớm hình thành nên một truyền thống văn hóa xuyên suốt bao thế hệ Đó

là truyền thống yêu nước, đoàn kết, kiên quyết chống giặc ngoại xâm Đối với người ViệtNam, yêu nước là tình cảm thiêng liêng, là cái chi phối và là thước đo đạo lý làm người.Giá trị đó được hình thành và phát triển trong suốt chiều sâu lịch sử dựng nước và giữnước, được kết tinh, lưu truyền từ thế hệ này qua bao thế hệ khác

Tuy nhiên, văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong chính trị, tức là văn hóaphải phục vụ nhiệm vụ chính trị; đồng thời mọi hoạt động của tổ chức và nhà chính trịphải có hàm lượng văn hóa Văn hóa ở trong chính trị tức văn hóa phải tham gia vàonhiệm vụ chính trị, tham gia cách mạng, kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội HồChí Minh nêu rõ: Văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa hoặc đường lốikháng chiến toàn diện, thi đua trên mọi lĩnh vực là với ý nghĩa như vậy Theo đó, mộtphong trào văn hóa cách mạng, văn hóa kháng chiến đã diễn ra rất sôi động, góp phần đắclực vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến kiến quốc

12

Ngày đăng: 13/04/2024, 22:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w