1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích tài chính và định giá tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát sài gòn sabeco

39 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP 🙡🕮🙣

BÀI TẬP LỚN MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

CHỦ ĐỀ:

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ ĐỊNH GIÁ

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO)

LỚP L01 – NHÓM 5 – HK232 GVHD: Hàng Lê Cẩm Phương

Sinh viên thực hiện MSSV Phần trăm đóng góp

Trang 2

2 PHÂN TÍCH LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY 6

2.1 Sơ lược về hoạt động kinh doanh 6

2.1.1 Lĩnh vực kinh doanh: 6

2.1.2 Sản phẩm chính: 7

2.2 Mục tiêu hoạt động 7

2.3 Tóm tắt về thị trường công ty đang hoạt động 7

2.3.1 Thực trạng tình hình thị trường công ty đang hoạt động 7

2.3.2 Quy mô thị trường công ty đang hoạt động tại Việt Nam 8

2.3.3 Địa bàn hoạt động của công ty 8

3 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY 9

3.1 Phân tích và đánh giá hoạt động của Tổng Công ty Sabeco 9

3.2 Phân tích tiềm năng tăng trưởng của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn 12

4 PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ BÌNH LUẬN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY 14

4.1 Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 14

Trang 3

4.2 Phân tích Bảng cân đối kế toán 18

4.3 Phân tích xu hướng hoạt động 19

4.4 Phân tích so sánh với ngành (chỉ số ngành) 22

5 ƯỚC TÍNH CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TRUNG BÌNH WACC 26

5.1 Cơ sở lý thuyết 26

5.2 Ước tính chi phí sử dụng vốn trung bình WACC 27

5.2.1 Cơ cấu nguồn vốn của Sabeco năm 2023 27

5.2.2 Chi phí sử dụng vốn vay và chi phí vốn cổ đông thường 28

5.2.3 Chi phí sử dụng vốn trung bình có trọng số WACC 29

6 ĐỊNH GIÁ CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 29

6.1 Phương pháp định giá 30

6.2 Định giá cổ phiếu theo phương pháp định giá P/E 31

6.2.1 Phương pháp định giá P/E 31

6.2.2 Định giá cổ phiếu của Tập đoàn Sabeco qua các năm bằng phương pháp định giá P/E 31

PHẦN KẾT LUẬN 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ và Việt Nam đang tích cực tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, môi trường kinh doanh đã trở nên cạnh tranh và đầy thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước Để tồn tại và phát triển trong tình hình này, các doanh nghiệp cần phải xây dựng một vị thế vững chắc trên thị trường Điều này đòi hỏi họ phải có cái nhìn rõ ràng về tình hình tài chính của mình thông qua việc định giá và phân tích tài chính một cách cụ thể

Cùng với sự phát triển của thị trường, nhu cầu hiểu biết về hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tăng, nhằm hỗ trợ quyết định đầu tư và làm cho những quyết định đó trở nên chính xác Đồng thời, việc nghiên cứu thông tin về các doanh nghiệp và các vấn đề liên quan là rất cần thiết

Trong quá trình học môn Tài chính Doanh nghiệp, chúng em đã tiếp cận nhiều kiến thức và công cụ tài chính, từ việc làm quen với các quyết định tài chính như đầu tư, huy động vốn đến các khái niệm về cổ phiếu, trái phiếu, và nắm vững vai trò quan trọng của chức năng tài chính trong doanh nghiệp

Với chủ đề bài tập lớn “Phân tích tài chính và định giá Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn” dưới sự hướng dẫn của cô Hàng Lê Cẩm Phương, nhóm chúng em đã học được cách phân tích báo cáo tài chính thực tế của một doanh nghiệp, hiểu cách đánh giá một doanh nghiệp thông qua việc dự đoán xu hướng phát triển, phân tích tiềm năng và định giá cổ phiếu của công ty

Trang 5

2

PHẦN NỘI DUNG

1 TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN

1.1 Thông tin chung về tổng công ty

Tên công ty: Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn Tên tiếng Anh: SAIGON BEER ALCOHOL BEVERAGE CORPORATION Tên viết tắt: SABECO

Mã số thuế: 0300583659 Mã chứng khoán: SAB Năm thành lập: 01/06/1977

Website: http://www.sabeco.com.vn

Trụ sở chính: Số 187 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP Hồ Chí Minh

Tổng Công ty Cổ phần - Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) có tiền thân là Nhà máy bia Sài Gòn được thành lập năm 1977 Năm 2004, công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con và chính thức cổ phần hóa, đổi tên thành Tổng Công ty Cổ phần - Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vào đầu năm 2008 Ngày 06/12/2016, cổ phiếu của Tổng Công ty với mã chứng khoán SAB được niêm yết trên sàn giao dịch của Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh – HOSE với giá khởi điểm 110,000 đồng

Ngày 18/12/2017, sau khi Nhà nước thoái vốn khỏi Sabeco, công ty Vietnam Beverage sẽ trở thành cổ đông lớn nhất nắm giữ 53.59% cổ phần của Sabeco Vietnam Beverage được thành lập tháng 10/2017 với vốn điều lệ 681.66 tỷ đồng Hãng bia Thái Lan ThaiBev của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi gián tiếp sở hữu 49% cổ phần của F&B Alliance Việt Nam, công ty mẹ sở hữu 100% vốn của Vietnam

Trang 6

Beverage Trong suốt quá trình hoạt động, Sabeco luôn được đánh giá là đơn vị dẫn đầu ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của ngành, địa phương và đất nước.1

1.2 Lịch sử hình thành

Tiền thân của công ty là một xưởng bia nhỏ do ông Victor Larue, một người Pháp tại Đông Dương, lập ra tại Sài Gòn vào năm 1875 Ba mươi lăm năm sau, năm 1910, xưởng phát triển thành một nhà máy hoàn chỉnh, sản xuất bia, nước ngọt và nước đá Tháng 9 năm 1927, nhà máy được chính thức sáp nhập vào hệ thống hãng BGI của Pháp, và 50 năm sau (năm 1977), được công ty Rượu Bia Miền Nam quản lý Từ đó, Nhà máy được đổi tên thành Nhà máy Bia Sài Gòn, chuyển sang thời kỳ mới – thời kỳ là đơn vị quốc doanh hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung của nền kinh tế XHCN

• Giai đoạn trước năm 1975: Là một nhà máy bia của Pháp được xây dựng từ năm

1875

• Giai đoạn 1977 – 1988: Ngày 01/06/1977, Công ty Rượu Bia Miền Nam chính thức

tiếp nhận và quản lý Nhà máy Bia Chợ Lớn từ hãng BGI và hình thành nên Nhà máy Bia Sài Gòn

• Giai đoạn 1988 – 1993: Hệ thống tiêu thụ với 20 chi nhánh trên cả nước Sản phẩm

của Công ty Bia Sài Gòn đã có mặt tại Nhật, Úc, Mỹ, EU, Singapore, Hongkong

• Giai đoạn 1994 – 1998: Hệ thống tiêu thụ đạt 31 chi nhánh trên cả nước

• Giai đoạn 1999 – 2002: Năm 2000, Hệ thống Quản lý Chất lượng của BVQI - ISO

9002:1994 Năm 2001, Hệ thống Quản lý Chất lượng của BVQI - ISO 9001:2000 Đặc biệt, năm 2000, Công ty Bia Sài Gòn là doanh nghiệp sản xuất bia đầu tiên của Việt Nam đạt và vượt mốc sản lượng 200 triệu lít/năm

1 Vũ Đăng Vinh (2019, October 16) Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn Vietnam Report JSC Retrieved April 11, 2024, from https://vnr500.com.vn/Thong-tin-doanh-nghiep/TONG-CONG-TY-CP-BIA-RUOU-NUOC-GIAI-KHAT-SAI-GON Chart 255-

2015.html

Trang 7

4

• Giai đoạn 2002 - hiện nay: Tháng 7/2003 Thành lập Tổng công ty Bia - Rượu –

Nước giải khát Sài Gòn trên cơ sở Công ty Bia Sài Gòn và tiếp nhận các thành viên mới: Công ty Nước giải khát Chương Dương, Công ty Thương mại Dịch vụ Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn, Năm 2007, Tổng công ty Sabeco liên tục phát triển lớn mạnh với chủ đạo là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Bia Sài Gòn và đầu tư mới trên nhiều lĩnh vực, sản phẩm khác Năm 2008, Tổng Công ty Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn chính thức đưa vào hoạt động Nhà máy bia Sài Gòn Củ Chi, đây là nhà máy bia lớn nhất Đông Nam Á Hiện nay Tổng công ty Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn có tổng cộng 28 thành viên

1.3 Cơ cấu tổ chức

Hình 1 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): Là cơ quan quyền lực cao nhất của Sabeco,

được tổ chức và hoạt động theo quy định của luật doanh nghiệp và điều lệ Sabeco

Hội đồng quản trị (HĐQT): Hội đồng quản trị do ĐHĐCĐ bầu, là cơ quan

quản trị Sabeco, được quyền nhân danh Sabeco để quyết định mọi vấn đề liên quan

Trang 8

đến mục đích, quyền lợi của Sabeco, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ

Ban Kiểm soát: Ban Kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông,

do Đại hội đồng cổ đông bầu ra Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản trị và điều hành sản xuất của Sabeco

Ban Tổng giám đốc (Ban điều hành): Ban Tổng giám đốc do Hội đồng quản

trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị trong việc thực thi các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông

Văn phòng Tổng Công ty: Là cơ quan giúp việc trực tiếp cho lãnh đạo Tổng

Công ty, có chức năng tổng hợp, điều phối hoạt động các Ban chức năng và đơn vị trực thuộc Tổng Công ty

Ban Mua hàng: Kiểm tra, giám sát, thống kê, báo cáo việc sử dụng hàng hóa,

dịch vụ trong toàn hệ thống

Ban Tiêu thụ: Triển khai và kiểm soát chi phí các hoạt động hỗ trợ thương

mại tại thị trường và tính hiệu quả hoạt động của các kênh bán hàng theo định hướng chiến lược kinh doanh tổng thể của Tổng công ty và Ban Marketing

Ban Nguồn lực nhân sự: Tổ chức thực hiện công tác tổ chức bộ máy, biên

chế, cán bộ, đào tạo, tuyển dụng và chế độ chính sách lao động, tiền lương đối với cán bộ, nhân viên của Tổng công ty

Ban Marketing: Hoạch định, xây dựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch

marketing cho Tổng Công ty nhằm đạt được hiệu quả mong muốn

Ban Kỹ thuật: Chủ trì nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thử nghiệm, đổi mới,

phát triển sản phẩm hiện hữu và sản phẩm mới theo nhu cầu thị trường

Ban Kiểm soát chất lượng: Tổ chức kiểm tra, đánh giá, xác nhận chất lượng

nguyên liệu, bao bì, nhãn mác đầu vào và thành phần bia theo tiêu chuẩn của Tổng Công ty

Trang 9

6

Ban Đầu tư: Quản lý, kiểm soát việc thực hiện công tác quy hoạch, chiến lược

phát triển, kế hoạch đầu tư hàng năm và dài hạn, hệ thống kho bãi; kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư với các dự án thuộc thẩm quyền của Tổng công ty trong hệ thống Sabeco

Ban Kế hoạch – Tổng hợp: Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Ban Tổng

giám đốc thực hiện quản lý tài chính; kiểm tra và giám sát tài chính của các đơn vị trong hệ thống

Ban Pháp chế và Kiểm soát nội bộ: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

Tổng Công ty và người lao động, tổ chức thanh tra, kiểm soát các hoạt động của Tổng Công ty và các đơn vị trong hệ thống

2 PHÂN TÍCH LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY 2.1 Sơ lược về hoạt động kinh doanh

2.1.1 Lĩnh vực kinh doanh:

Một số lĩnh vực kinh doanh nổi bật mà hiện nay Sabeco đang hoạt động: § Sản xuất và kinh doanh đồ uống ( bia, rượu, nước giải khát ) và các sản phẩm liên

quan bao gồm vật liệu, bao bì

§ Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh § Chế biến, sản xuất và buôn bán thực phẩm § Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng

§ Nghiên cứu thị trường, thực hiện các khảo sát ý kiến và triển khai chiến lược quảng cáo, thương mại

Trang 10

§ Tư vấn đầu tư, kinh doanh bất động sản, môi giới, đấu giá bất động sản, quyền sử dụng đất

2.1.2 Sản phẩm chính:

Bia: Sabeco nổi tiếng với các thương hiệu bia hàng đầu tại Việt Nam Điểm

mạnh của Sabeco không chỉ là ở số lượng mà còn ở sự đa dạng của 10 dòng sản phẩm khác nhau Điều này không chỉ thể hiện sự nhạy bén với thị trường mà còn đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng

Rượu: Sabeco không chỉ nổi tiếng với danh tiếng vững mạnh trong sản xuất

và phân phối bia mà còn là doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực rượu chất lượng cao

Nước giải khát: Sabeco mở rộng tham gia cả lĩnh vực nước giải khát với các

sản phẩm như nước ngọt và nước suối mang đến sự lựa chọn đa dạng và thỏa mãn nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng

2.2 Mục tiêu hoạt động

Sabeco luôn cố gắng phát triển trở thành Tập đoàn công nghiệp đồ uống hàng đầu của Việt Nam, có vị thế trong khu vực và quốc tế; đưa ngành Đồ uống Việt Nam ngang tầm thế giới; đề cao văn hóa ẩm thực của người Việt Nam Đáp ứng và đảm bảo nhu cầu về đồ uống theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm quốc tế, đồng thời cam kết vào “An toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường” Chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước thông qua việc kinh doanh minh bạch và trung thực Đồng thời, tham gia và đóng góp tích cực vào các hoạt động cộng đồng Đảm bảo phát triển theo hướng hội nhập quốc tế

2.3 Tóm tắt về thị trường công ty đang hoạt động

2.3.1 Thực trạng tình hình thị trường công ty đang hoạt động

Trang 11

8 Tại đại hội cổ đông gần nhất trong năm 2023, đại diện phía Ban Điều hành Sabeco cho biết thị trường vốn đang rất cạnh tranh Vì vậy, công ty sẽ đầu tư thêm nữa để mang lại giá trị ngắn hạn, trung và dài hạn Đây sẽ là nền tảng để Sabeco tiếp tục hành trình phát triển thành tập đoàn công nghiệp đồ uống hàng đầu của Việt Nam, có vị thế trong và ngoài nước

2.3.2 Quy mô thị trường công ty đang hoạt động tại Việt Nam

Năm 2021, Heineken, Sabeco, Carlsberg và Habeco chiếm hơn 90% thị phần ngành bia Việt Nam Trong đó, riêng Heineken và Sabeco có tổng thị phần là 78,3% Trong quá khứ Sabeco có thị phần lớn nhất trong ngành bia ở Việt Nam, tuy nhiên đến năm 2021, do tác động kép của Nghị định 100 và dịch Covid-19, vị trí đó đã thuộc về Heineken2

Hình 1 Thị phần ngành Bia ở Việt Nam năm 2021

2.3.3 Địa bàn hoạt động của công ty

2 Cleverads (n.d.) Nghiên cứu thị trường bia 2023: Cơ hội nào cho các ông lớn CleverAds Retrieved from https://cleverads.vn/blog/nghien-cuu-thi-truong-bia-2023/

Trang 12

Trải qua gần 150 năm hình thành và phát triển trong ngành sản xuất đồ uống, Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn đã xác lập vị thế là một trong các tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam

Với 26 nhà máy, 11 công ty thương mại thành viên và mạng lưới hàng trăm ngàn điểm bán trải dài khắp cả nước, Sabeco tự hào mang đến một danh mục các thương hiệu bia được người tiêu dùng Việt Nam yêu thích như Bia Lạc Việt, Bia Saigon Chill, Bia 333, Bia Saigon Special, Bia Saigon Export, Bia Saigon Lager và Bia Saigon Gold

Ngoài ra, Bia Sài Gòn đã được xuất khẩu sang 38 quốc gia:

- Châu Âu: Pháp, Hà Lan, Anh, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Tây Ban

Nha, Cộng hòa Séc, Áo, Ý, Đức, Romania

- Châu Á: Lào, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc,

Thái Lan, Singapore, Bahrain, Israel

- Châu Mỹ: Hoa Kỳ, Canada, Panama

- Châu Đại Dương: Úc, New Zealand, Kiribati

- Châu Phi: Equatorial Guinea, Gabon, Cameroon, Ghana, Cộng hòa Congo,

Benin, Liberia và Sierra Leone

3 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY 3.1 Phân tích và đánh giá hoạt động của Tổng Công ty Sabeco

Trang 13

10

Chỉ tiêu

Năm 2021 Năm 2022

Năm 2023 (Kỳ 12 tháng kết thúc ngày 31/12)

Chênh lệch

2021 - 2022 2022 - 2023

Số tiền (VND) Số tiền (VND) Số tiền (VND) Số tiền (VND) Tỷ lệ (%) Số tiền (VND) Tỷ lệ (%) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 26,578,007,393,513 35,235,899,123,781 30,706,760,090,689 8,657,891,730,268 32.6 −4,529,139,033,092 -12.8 Các khoản giảm trừ doanh thu 204,261,099,655 256,815,129,946 245,392,808,474 52,554,030,291 26 −11,422,321,472 -4.7 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 26,373,746,293,858 34,979,083,993,835 30,461,367,282,215 8,605,337,699,977 32.6 −4,517,716,711,620 -12.9 Giá vốn hàng bán 18,765,181,482,365 24,208,377,066,751 21,370,004,777,980 5,443,195,584,386 29 −2,838,372,288,771 -11.7 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 7,608,564,811,493 10,770,706,927,084 9,091,362,504,235 3,162,142,115,591 41.6 −1,679,344,422,849 -15.6 Doanh thu hoạt động tài chính 1,119,597,121,857 1,090,560,762,647 1,432,568,520,354 −29,036,359,210 -2,56 341,007,757,707 31.3 Chi phí tài chính 22,784,167,607 81,993,117,030 73,433,682,681 59,208,949,423 25.65 −8,559,434,349 -12.3

Trong đó: Chi phí lãi vay 48,739,800,374 45,517,297,000 50,214,725,919 −3,222,503,374 -6.1 4,697,428,919 8.7 Chi phí bán hàng 3,500,368,629,369 4,532,068,273,139 4,479,227,839,581 1,031,699,643,770 29.5 −52,840,433,558 -1.2 Chi phí quản lý doanh nghiệp 597,716,255,412 740,665,660,468 800,691,619,935 142,949,405,056 23.9 60,025,959,467 8.1 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4,780,232,844,524 6,829,660,000,370 5,402,631,777,049 2,049,427,155,846 45 −1,427,028,223,321 -22 Thu nhập khác 95,929,356,826 20,990,166,318 17,484,692,469 −74,939,190,508 -78.1 −3,505,473,849 -19 Chi phí khác 19,267,951,607 37,232,847,726 49,706,065,223 17,964,896,119 94.7 12,473,217,497 35.1 Lợi nhuận khác 76,661,405,219 16,242,681,408 32,221,372,754 −60,418,723,811 -79.2 15,978,691,346 100 Lợi nhuận kế toán trước thuế 4,856,894,249,743 6,813,417,318,962 5,370,410,404,295 1,956,523,069,219 40.2 −1,443,006,914,672 -21.2 Chi phí thuế TNDN hiện hành 954,964,248,596 1,323,982,218,726 1,099,082,811,973 369,017,970,130 38.6 −224,899,406,753 -17 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 27,375,546,091 10,362,877,048 16,274,596,613 −17,012,669,043 -63 5,911,719,565 60 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 3,929,305,547,238 5,499,797,977,284 4,255,052,995,709 1,570,492,430,046 40 −1,244,744,981,575 -22.6 Lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ 3,677,252,341,304 5,223,851,427,095 4,117,605,068,688 1,546,599,085,791 42.1 −1,106,246,358,407 -21.2 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát 252,053,205,934 275,946,550,189 137,447,927,021 23,893,344,255 9.5 −138,498,623,168 -50.4

Bảng 1 So sánh các chỉ tiêu trong bảng Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD) năm 2021 – 2023

Trang 14

§ Tình hình doanh thu

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Sabeco đã trải qua những biến động đáng chú ý trong giai đoạn 2021 - 2023 Năm 2021, công ty ghi nhận doanh thu đáng kể lên tới 26,578 tỷ VNĐ, một con số ấn tượng Sự tăng trưởng mạnh mẽ này tiếp tục gia tăng trong năm 2022, khi doanh thu đạt 35,236 tỷ VNĐ, tăng đến 32.6% Tuy nhiên, năm 2023 lại chứng kiến một sự giảm đột ngột xuống còn 30,707 tỷ VNĐ, giảm 12.8% Có vẻ như công ty đang phải đối mặt với những thách thức đặc biệt vào năm này, dẫn đến sự suy giảm đáng kể trong doanh thu

Trong Giải trình biến động trên BCTC hợp nhất kiểm toán 2022 (29/3/2023) đã nêu: “Trong năm 2022, kết quả kinh doanh đã được cải thiện và cao hơn năm ngoái khi cả nước đã thoát khỏi tình trạng ngừng hoạt động Nhiều chương trình hỗ trợ bán hàng cũng như các chương trình tiếp thị cũng giúp thúc đẩy các hoạt động bán hàng cho các nhãn hàng Công ty đã nâng cao hiệu quả sản xuất và thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí, giúp giảm thiểu tác động của chi phí đầu vào cao hơn.’’

Trong Giải trình biến động trên BCTC hợp nhất Quý 4/20233 (30/01/2024) đã nêu: “Doanh thu thuần thấp hơn so với năm ngoái do sự cạnh tranh gay gắt, nhu cầu tiêu dùng giảm bởi kinh tế trong nước suy thoái cùng với việc thực hiện chặt chẽ Nghị định 100 Lợi nhuận cũng bị ảnh hưởng bởi chi phí đầu vào và chi phí quản lý cao hơn, phần lãi trong liên doanh, liên kết thấp hơn, mặc dù được bù đắp một phần bởi doanh thu tài chính cao hơn’’ Ta đánh giá được doanh thu năm 2022 tăng 32% so với năm 2021, năm 2023 doanh thu thấp hơn 13% so với năm 2022 điều này cho thấy doanh thu của năm 2023 có xu hướng sụt giảm

Trang 15

https://www.sabeco.com.vn/Data/Sites/1/media/co%20dong/bao%20cao%20tai%20chinh/2023/30-01-mẽ này tiếp tục vào năm 2022, khi lợi nhuận lên đến 5,224 tỷ VNĐ, tăng 42.1% Tuy nhiên, năm 2023 lại ghi nhận sự giảm mạnh với chỉ 4,118 tỷ VNĐ, giảm 21.2% Điều này có thể là dấu hiệu của áp lực từ môi trường kinh doanh và chiến lược quản lý tài chính

Tương tự như doanh thu thì lợi nhuận gộp cũng có kết quả gần tương tự, lợi nhuận năm 2022 tăng 41.6% so với năm 2021 tuy nhiên lợi nhuận gộp 2023 thấp hơn 15.6% so với năm 2022 Đối với giá vốn hàng bán năm 2022 tăng 29% so với năm 2021, năm 2023 lại giảm 11.7% so với năm 2022

§ Tình hình chi phí

Xét về chi phí bán hàng năm 2022 tăng 29.5% so với năm 2021 từ khoảng 3,500 tỷ đồng lên 4,532 tỷ đồng, sang tới năm 2023 chi phí bán hàng thấp hơn năm 2022 khoảng 53 tỷ đồng tương đương với 1.2% chi phí của năm 2022 Ta có thể nhận thấy sức mua đã bị suy giảm vào năm 2023 Ở chiều ngược lại chí phí quản lý doanh nghiệp qua 3 năm đều tăng, năm 2022 tăng 23.9% so với 2021 và năm 2023 tăng 8% so với 2022

Khi xem xét về thu nhập khác và chi phí khác, chúng ta thấy rằng năm 2021 có một con số khả quan với thu nhập khác đạt 96 tỷ VNĐ Tuy nhiên, năm 2022 lại chứng kiến một sụp đổ với chỉ 21 tỷ VNĐ, giảm đến 78.1% Đồng thời, chi phí khác trong năm 2022 tăng mạnh lên 37 tỷ VNĐ, và tiếp tục tăng đến 50 tỷ VNĐ trong năm 2023, với tỷ lệ tăng 35.1% Các biến động này có thể là kết quả của sự đổi mới trong chiến lược kinh doanh và chiến lược quản lý chi phí của công ty

3.2 Phân tích tiềm năng tăng trưởng của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn

Các năm 2021 - 2022 là giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp cho thấy được sự hồi phục mạnh mẽ tuy nhiên trong năm 2023 sự phát triển của Sabeco đã có sự sụt giảm do sự cạnh tranh của thị trường cũng như sự suy giảm

Trang 16

về tiêu dùng trong nước và đặc biệt là thực hiện chặt chẽ Nghị định 100 về kiểm soát nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Biên lợi nhuận có thể sử dụng để đánh giá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp với công thức như sau: Biên lợi nhuận gộp = !ợ# %&'ậ% )ộ+,-.%& /&' × 100

Năm 2021: 62.707.0820.234.525 × 100 = 28.85% • Năm 2022: 93.003.03078.:0:.348 × 100 = 30.79%

• Năm 2023: :.3:9.727

73.829.720 × 100 = 29.85%

Trong 3 năm thì biên lợi nhuận của Sabeco có xu hướng tăng dần, cho thấy doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục phát triển Một công ty càng nhiều có biên lợi nhuận chứng tỏ doanh nghiệp phát triển mạnh Từ năm 2021 đến năm 2022 cho thấy Sabeco có bước tăng trưởng tuy nhiên đến năm 2023 bước tiến này đã có dấu hiệu chững lại nhẹ Thị trường bia tại Việt Nam đang có sự tăng trưởng ổn định nhờ các yếu tố như thu nhập khả dụng ngày càng tăng, quá trình đô thị hóa và dân số trẻ Những xu hướng này nhìn chung có lợi cho công ty Sabeco

Sabeco có tiềm năng tăng trưởng thuận lợi và được thúc đẩy bởi xu hướng thị trường cùng với vị thế là công ty chủ chốt trong ngành bia Việt Nam Tuy nhiên, kết quả tăng trưởng cụ thể sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài khác nhau ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả thị trường của công ty Mặc dù Sabeco có thể có triển vọng tăng trưởng đầy hứa hẹn trong thời gian tới nhưng cũng có những thách thức và rủi ro tiềm ẩn cần cân nhắc:

• Thay đổi quy định: Việc tăng cường giám sát hoặc đánh thuế theo quy định

có thể ảnh hưởng đến giá cả và nhu cầu đối với các sản phẩm của công ty Ví dụ Nghị định 100 về kiểm soát nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Trang 17

• Cạnh tranh: Sabeco phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các hãng bia trong

nước và quốc tế Cạnh tranh ngày càng gay gắt có thể làm xói mòn thị phần và gây áp lực lên biên lợi nhuận

• Điều kiện kinh tế: Bất ổn kinh tế, lạm phát hoặc thay đổi trong mô hình chi

tiêu của người tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến mức tiêu thụ bia và sức mua Tiềm năng tăng trưởng của Sabeco gắn chặt với môi trường kinh tế chung tại Việt Nam

• Mối quan tâm về sức khỏe: Việc nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe

liên quan đến việc tiêu thụ rượu có thể dẫn đến sự thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng đối với các lựa chọn thay thế lành mạnh hơn hoặc giảm mức tiêu thụ rượu nói chung

Nhìn chung, mặc dù Sabeco có thể có triển vọng tăng trưởng đầy hứa hẹn nhưng vẫn cần phải thận trọng trước những rủi ro và thách thức tiềm ẩn trong thời gian tới Các chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả, liên tục đổi mới và sự linh hoạt trong việc ứng phó với các động lực của thị trường sẽ rất quan trọng để duy trì tăng trưởng và giảm thiểu các mối đe dọa tiềm ẩn

4 PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ BÌNH LUẬN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY

4.1 Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Doanh thu thuần đạt 26,374 tỷ VNĐ năm 2021 và 34,979 tỷ VNĐ năm 2022 tăng 8,605 tỷ VNĐ tương đương tăng 32.6% so với năm 2021, chủ yếu do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 35.3% so với 2021, đạt 34,476 tỷ VNĐ Nếu cộng doanh thu thuần với doanh thu thuần được ghi nhận trong thu nhập tài chính (503 tỷ VNĐ), doanh thu thuần điều chỉnh Sabeco đạt 35,482 tỷ VNĐ

Lợi nhuận trước thuế của Sabeco là 5,484 tỷ VNĐ trong năm 2022 Đây là mức lợi nhuận kỷ lục của Sabeco từ trước đến nay, tăng 40% so với năm 2021 Sự tăng trưởng mạnh mẽ của lợi nhuận Sabeco trong năm 2022 là do doanh thu thuần

Trang 18

tăng 32.6% so với năm 2021, đạt 34,797 tỷ VNĐ; Giá vốn hàng bán tăng 28.5% so với năm 2021, đạt 26,047 tỷ đồng; Lợi nhuận gộp tăng 36.7% so với năm 2021, đạt 8,932 tỷ đồng; Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 27.9% so với năm 2021, đạt 4,442 tỷ đồng; Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 40.2% so với năm 2021, đạt 4,490 tỷ đồng; Ngoài ra, Sabeco còn có khoản lợi nhuận khác từ hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư đạt 994 tỷ đồng

“Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 4 năm 2023, tại Đại hội đồng Cổ Đông thường niên (ĐHCĐ) năm 2023, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã công bố các kết quả kinh doanh vượt trội trong năm 2022, ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng 40%, đạt 5,500 tỷ đồng”4

4 Lợi nhuận sau thuế năm 2022 của Sabeco tăng 40%, đạt 5,500 tỷ đồng (2023, April 27)

SABECO Retrieved from sau-thue-nam-2022-cua-sabeco-tang-40-dat-5500-ty-dong

Trang 19

https://www.sabeco.com.vn/truyen-thong/tin-tuc-su-kien/loi-nhuan-Hình 3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất 2022

Nguồn: finance.vietstock.vn

Tuy nhiên, báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 cho ta thấy doanh thu thuần chỉ còn 30,461 tỷ VNĐ tức giảm 12.9% so với cùng thời điểm năm 2022 Sabeco ghi nhận lãi sau thuế là 4,255 tỷ đồng, giảm 23% so với nền cao kỷ lục năm 2022

Lợi nhuận giảm là do có nhiều yếu tố tác động như:

• Nhu cầu tiêu dùng bia sụt giảm - Tác động từ đại dịch covid-19 phải thực hiện giãn cách nên các hàng quán giảm sút lượng khách và việc tiêu thụ rượu bia cũng theo đà giảm theo Sự thay đổi thói quen tiêu dùng cũng là lý do khiến lượng tiêu thụ bia tụt giảm do giới trẻ có nhiều sự lựa chọn nước giải khát khác như trà sữa, cà phê,…

Ngày đăng: 13/07/2024, 17:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w