Đặc trưng thể loại Yêu cầu cần đạt: Nhận biết được một số yếu tố của truyện truyền thuyết: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.. Cốt truyện: đơn giản, ít tình tiết,
NỘI DUNG
Một thể loại truyện dân gian mà chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải các nhân vật và sự kiện lịch sử có ảnh hưởng quan trọng đối với một thời kì, một bộ tộc, một quốc gia hay một địa phương
(Trần Đình Sử, 2007, Từ điển thuật ngữ Văn học, tr.367)
Căn cứ vào sự phân kì lịch sử xã hội và căn cứ vào đặc điểm nội dung nghệ thuật truyền thuyết có thể chia thành bốn loại: Truyền thuyết về “họ Hồng Bàng” và thời kì Văn Lang, Truyền thuyết về thời kì Âu Lạc và Bắc thuộc, Truyền thuyết về thời kì phong kiến tự chủ, Truyền thuyết về thời kì Pháp thuộc
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết được một số yếu tố của truyện truyền thuyết: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật
Cốt truyện: đơn giản, ít tình tiết, gồm 3 phần: phần mở đầu: hoàn cảnh xuất thân và thân thể của nhân vật chính (các motif phổ biển như sự thụ thai kì lạ, tướng mạo hoặc tài năng khác thường (Thánh Gióng), gia đình nghèo khổ hoặc mang mối thù với giặc ngoại xâm hoặc truyền thống học hành ); phần nội dung chính: Cuộc đời, sự nghiệp cùng những chiến công, những đóng góp của những anh hùng, các
ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI Ở CẤP THCS
Lớp 6
Một thể loại truyện dân gian mà chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải các nhân vật và sự kiện lịch sử có ảnh hưởng quan trọng đối với một thời kì, một bộ tộc, một quốc gia hay một địa phương
(Trần Đình Sử, 2007, Từ điển thuật ngữ Văn học, tr.367)
Căn cứ vào sự phân kì lịch sử xã hội và căn cứ vào đặc điểm nội dung nghệ thuật truyền thuyết có thể chia thành bốn loại: Truyền thuyết về “họ Hồng Bàng” và thời kì Văn Lang, Truyền thuyết về thời kì Âu Lạc và Bắc thuộc, Truyền thuyết về thời kì phong kiến tự chủ, Truyền thuyết về thời kì Pháp thuộc
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết được một số yếu tố của truyện truyền thuyết: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật
Cốt truyện: đơn giản, ít tình tiết, gồm 3 phần: phần mở đầu: hoàn cảnh xuất thân và thân thể của nhân vật chính (các motif phổ biển như sự thụ thai kì lạ, tướng mạo hoặc tài năng khác thường (Thánh Gióng), gia đình nghèo khổ hoặc mang mối thù với giặc ngoại xâm hoặc truyền thống học hành ); phần nội dung chính: Cuộc đời, sự nghiệp cùng những chiến công, những đóng góp của những anh hùng, các
Trang 8 danh nhân cho quê hương, đất nước; phần kết: Chung cục thân thế của nhân vật (một số motif thường gặp: Ví như sự hiển linh, sự hóa thân)
Lời kể: là lời kể miệng, ngắn gọn, cô đọng, chủ yếu là trần thuật hành động của nhân vật, ít miêu tả, thường sử dụng một số thủ pháp nhằm tô đậm tính chất xác thực của chuyện kể (ngắn gọn về hình thức và súc tích về nội dung)
Nhân vật: là nhân vật hành động có số phận không thể đảo ngược so với lịch sử (lý tưởng hóa những sự kiện, con người mà họ ca ngợi) có vai trò nhất định trong lịch sử đất nước
Thánh Gióng, Bánh chưng Bánh dày, Mị Châu – Trọng Thủy,…
1.1.2 TRUYỆN CỔ TÍCH 1.1.2.1 Định nghĩa
Một loại truyện kể dân gian, nảy sinh từ xã hội nguyên thuỷ nhưng chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với chức năng chính là phản ánh, lý giải những vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống muôn màu, muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng, có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt
(Trần Đình Sử, 2007, Từ điển thuật ngữ văn học, tr.452)
Có thể chia thành ba loại: Cổ tích về loài vật; Cổ tích thần kì; Cổ tích sinh hoạt
1.1.2.3 Đặc trưng thể loại Yêu cầu cần đạt: Nhận biết được một số yếu tố của truyện cổ tích: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật
Cốt truyện: đơn giản, được xây dựng dựa trên những motif (vật báu mang lại hạnh phúc, mẹ ghẻ con chồng,…) gồm 3 phần: phần mở đầu: nhân vật chính xuất hiện (xuất thân thấp hèn – loại nhân vật bất hạnh; sự ra đời thần kì – nhân vật kì tài); phần nội dung chính: cuộc phiêu lưu của nhân vật chính trong thế giới cổ tích (bước vào tình huống, hoàn cảnh khác thường – gặp thử thách, lực lượng thù địch – chiến thắng thử thách) Kết thúc có hậu, cái thiện chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiêu trừ hoặc bị chế giễu
Thường có nhiều dị bản
Nhân vật chính: Mang đặc điểm tâm lí và khắc họa chân dung ngắn gọn, được xây dựng chủ yếu qua con đường đối thoại và hành động
+ Loại có nguồn gốc thần kì (được gọi là nhân vật “cao quý”): được trời phú cho sức mạnh thần kì từ lúc ra đời
+ Loại có nguồn gốc tầm thường (được gọi là nhân vật “thấp hèn”) thường là nông dân, người nghèo khổ được nhân sự trợ giúp từ yếu tố thần kỳ để vượt qua thử thách → ít nhiều có tính chất thụ động
Lực lượng thần kỳ: chia làm 2 loại: lực lượng thần kì trợ thủ của nhân vật chính ( phía thiện chính nghĩa, ban cho sức mạnh thần kì, vật hỗ trợ cho nhân vật chính khi gặp khó khăn thử thách khác thường) và lực lượng thần kì đối thủ của nhân vật chính hay đối thủ thần kì (phía ác, phi nghĩa))
Tấm Cám, Sọ dừa, Ăn khế trả vàng, Cậu bé thông minh,…
Trang 10 Đồng thoại: thể truyện cho trẻ em, trong đó loài vật và các vật vô tri được nhân cách hóa, tạo nên một thế giới thần kì thích hợp với trí tưởng tượng của các em
(Viện Ngôn ngữ học, 2001, Từ điển tiếng Việt, tr.344)
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại: Cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật
Nhân vật: truyện đồng thoại có hệ thống nhân vật phong phú và đa dạng Loại nhân vật phổ biến là muông thú, cỏ cây, hoa lá, đồ vật Con người ít xuất hiện, nếu có cũng không giữ vai trò chính Nhân vật trong thể loại truyện này mang tính biểu trưng về con người
Cốt truyện : các kiểu cốt truyện chính thường được sử dụng là cốt truyện tuyến tính - hành động, cốt truyện phiêu lưu, cốt truyện đối thoại
+ Ngôn ngữ đối thoại được sử dụng phổ biến, còn ngôn ngữ độc thoại góp phần tạo nên ngôn ngữ nhân vật
+ Ngôn ngữ người trần thuật: Sử dụng lớp ngôn ngữ miêu tả, lớp ngôn ngữ kể
1.1.3.3 Tác phẩm tiêu biểu Đám cưới Chuột (Tô Hoài), Dế mèn phiêu lưu ký (Tô Hoài),…
1.1.4 THƠ LỤC BÁT 1.1.4.1 Định nghĩa
Thơ lục bát là một thể thơ Việt Nam gồm một câu 6 âm tiết và 1 câu 8 âm tiết phối vần với nhau Một bài lục bát gồm nhiều câu tạo thành không hạn chế số câu
(Nguyễn Xuân Nam, 2004, Từ điển văn học (bộ mới), tr.1686)
1.1.4.2 Đặc trưng thể loại Yêu cầu cần đạt: Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát
Tiếng: Câu thơ lục bát hoàn chỉnh gồm có 2 câu: câu lục và câu bát
Số dòng: trong một bài thơ lục bát không bi hạn định về số dòng Có bài thơ chỉ dài có 2 câu, nhưng cũng có những bài thơ kéo dài hàng ngàn câu
Lớp 7
1.2.1 TRUYỆN NGỤ NGÔN 1.2.1.1 Định nghĩa
Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống
(Nguyễn Khắc Phi, 2011, Ngữ văn 6 tập 1, tr.100)
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn như: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian
Cốt truyện ngụ ngôn ngắn, hàm xúc, giàu sức biểu hiện, bộc lộ bản chất của đối tượng
Nhân vật trong truyện ngụ ngôn thường là loài vật, hoặc các loài vô tri vô giác Nhân vật chính trong truyện ngụ ngôn đại đa số là các con vật, loài vật; ngoài ra cũng có cây cỏ hoa quả
+ Các nhận vật chính xung đột nhau, xoay quanh vấn đề là cái đúng cái sai, cái chân lý - cái ngụy biện,… Từ đó, phản ánh được những xung đột xã hội giữa người bị áp bức – kẻ áp bức, kẻ thống trị - người bị trị
Xung đột trong truyện ngụ ngôn thường từ hai hoặc hơn hai con vật trở lên, giữa chúng có mối thù địch gì đó với nhau, như sư tử và muôn thú, sói và cừu,…
Kết cấu của truyện ngụ ngôn: Tình huống, hoàn cảnh được chỉ dẫn cụ thể ;
Nhân vật được miêu tả sắc nét; Đối thoại hoặc độc thoại hàm súc, hành động diễn ra mau lẹ
1.2.1.3 Tác phẩm tiêu biểu Ếch ngồi đáy giếng, Khi chúa sơn lâm ngọa bệnh, Mèo ăn chay, Đẽo cày giữa đường, Chị bán nồi đất,…
1.2.2 TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG
Truyện khoa học viễn tưởng là một chi của dòng “speculative fiction” (giả tưởng tự biện), bao gồm những tác phẩm văn học, phim, tranh ảnh,… chứa các motif giả tưởng dựa trên khoa học như công nghệ tương lai, du hành vũ trụ, du hành thời gian, các vũ trụ song song, người ngoài hành tinh,
(https://bookism.com.vn/blogs/scifi/khoa-hoc-vien-tuong-la-gi-dinh-nghia- dac-diem-va-vi-du)
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết được một số yếu tố của truyện khoa học viễn tưởng: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian
Các tác phẩm khoa học viễn tưởng chủ yếu vận dụng lối viết lô-gic để mô tả các viễn cảnh tương lai hoặc các bối cảnh thế giới có thể xảy ra
Khung thời gian tương lai, dòng thời gian đã bị biến đổi, hoặc một thời gian quá khứ khác hẳn những gì viết trong sách sử và các tư liệu khảo cổ Không gian ngoài vũ trụ, các hành tinh khác, hoặc không gian ngầm dưới bề mặt Trái Đất Các vũ trụ hoặc chiều không gian khác và việc du hành giữa các vũ trụ, chiều không gian đó
Các nhân vật như người ngoài hành tinh, người đột biến, máy móc, rô-bốt mang nhân dạng, các dạng nhân vật đại diện cho hướng tiến hoá tương lai của con người
Trang 16 Các khả năng phi thường như điều khiển trí não, thần giao cách cảm, dịch chuyển đồ vật bằng trí óc
Khám phá đáy đại dương sâu thẳm huyền bí (Jules Verne), Người về từ sao hỏa (Andy Weir), Người truyền ký ức (Lois Lowry), Cô gái vượt thời gian (Yasutaka Tsutsui), Trạm tín hiệu số 23 (Hugh Howey),…
Tục ngữ là một trong những thể loại sáng tác dân gian truyền miệng, là những câu nói ngắn gọn, có nhịp điệu, có hình thức bền vững, được dùng trong lời nói hằng ngày, thường có nhiều nghĩa, hình thành bằng cách liên tưởng loại suy
(Chu Xuân Diên, 2004, Từ điển văn học (bộ mới), tr.1880)
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần
Tục ngữ thường ngắn gọn , thường có vần, nhất là vần lưng
Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức, cả về nội dung Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh Diễn đạt bằng so sánh, bằng cách dùng hỉnh ảnh ẩn dụ
Từ và câu có nhiều nghĩa
Tục ngữ nói về các hiện tượng khí tượng, tục ngữ về kinh nghiệm lao động nông nghiệp, tục ngữ về sinh hoạt vật chất, tục ngữ về mối quan hệ gia đình và xã hội,…
Thể thơ 4 tiếng có nguồn gốc Việt Nam, xuất hiện từ xa xưa và được sử dụng nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè, do thích hợp với lối kể chuyện và dễ làm
Thơ bốn chữ là hình thức thơ lấy câu thơ bốn chữ (tiếng) làm đơn vị nhịp điệu
(Nguyễn Khắc Phi, 2011, Ngữ văn 6 tập 2, tr.77)
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ
Bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có 4 chữ Thường ngắt nhịp 2/2
Lớp 8
Truyện cười là tác phẩm tự sự dân gian cỡ ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán
(Phan Trọng Luận, 2010, Ngữ văn 10 tập 1, tr.18)
Trang 20 Truyện cười hài hước (khôi hài), Truyện cười trào phúng (đả kích)
1.3.1.3 Đặc trưng thể loại (bám sát yêu cầu cần đạt)
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười: kết cấu, nhân vật, tình huống gây cười
Kết cấu : đơn giản, cốt truyện ngắn, nhân vật ít, tình tiết ít và rõ ràng (Gồm 3 phần: Phần đầu: giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật; Phần thân: tình huống gây cười;
Phần cuối: bản chất đáng cười được bộc lộ)
+ Ít, thường chỉ có hai nhân vật, đôi khi cũng có tới ba nhân vật
+ Không hoàn chỉnh, không có số phận, chỉ bộc lộ một nét tính cách, một hành động nào đó có tác dụng gây cười (sau tiếng cười màn kịch về nhân vật được khép lại)
Tình huống gây cười: Thường mỗi loại nhân vật được đặt vào một loại tình huống đặc biệt để gây cười (Ví dụ: anh tham ăn thì được đặt vào tình huống đi ăn cỗ; thầy đồ thì được đặt vào tình huống đứng trước học trò,…)
Quan ba thôi, Làm phúc phải tội, Lấy chồng Dê, Con ruồi và quan huyện,…
Một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng, tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ
(Lại Nguyên Ân, 2004, Từ điển văn học (bộ mới), tr.1846)
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết và phân tích được cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến
Cốt truyện đơn tuyến: Cốt truyện chỉ có một nhân vật chính, đặt trong mối quan hệ với tất cả các nhân vật khác, thường hướng về một chủ đề, dễ đọc và dễ theo dõi mạch nội dung, tư tưởng (thế kỉ XIX trở về trước), khó nắm bắt hết các tầng bậc ý nghĩa của văn bản (từ thế kỉ XX)
Cốt truyện đa tuyến : Cốt truyện có từ hai nhân vật chính (hoặc nhân vật trung tâm) trở lên Những nhân vật này đảm đương một tuyến cốt truyện nhằm thể hiện một hay nhiều chủ đề nào đó, ra đời từ thời Phục hưng
1.3.2.3 Tác phẩm tiêu biểu Đôi mắt (Nam Cao), Làng (Kim Lân), Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư),…
1.3.3 TRUYỆN LỊCH SỬ 1.3.3.1 Định nghĩa
Truyện lịch sử là một tác phẩm tự sự hư cấu lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính
(Đỗ Đức Hiểu, 2004, Từ điển văn học (bộ mới), tr.1725) 1.3.3.2 Đặc trưng thể loại
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết được một số đặc trưng riêng biệt của truyện lịch sử so với các loại hình tự sự khác
Trang 22 Lấy đối tượng lịch sử làm nội dung và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật Bối cảnh, các sự kiện, nhân vật hoặc các giai đoạn phải là có thật, được chính sử ghi chép lại
Nhân vật vừa là nhân vật lịch sử vừa là nhân vật văn học; đảm nhận vai trò nhân vật trung tâm, nhân vật chính của câu chuyện; được các nhà văn làm sống dậy từ quá khứ nên nhân vật trong tác phẩm có tính cách, có số phận, có tâm hồn
Hư cấu – phương thức tồn tại của truyện lịch sử Người viết không được sao chép lịch sử một cách giản đơn, xơ cứng, một chiều mà cần dựng lại bức tranh hiện thực quá khứ một cách sinh động, đủ sức chinh phục tâm hồn, trí tuệ người đọc
Dùng quá khứ làm phương tiện để đối thoại với hiện tại, từ lịch sử đặt ra những vấn đề cho hiện tại và tương lai
Ngô Vương (Phùng Văn Khai), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Hội thề (Nguyễn Quang Thân), Đội gạo lên chùa, Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), Bắn rụng mặt trời (Vũ Ngọc Đĩnh), Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Lượng Giác), Cờ lau dựng nước (Ngô Văn Phú),…
1.3.4 THƠ TRÀO PHÚNG 1.3.4.1 Định nghĩa
Thơ trào phúng là thơ phủ nhận những điều xấu mỉa mai, khôi hài
(Phan Trọng Luận, 2010, Ngữ văn 11 tập 1, tr.134)
1.3.4.2 Đặc trưng thể loại Yêu cầu cần đạt: Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật chính của thơ trào phúng
Trang 23 Đặc trưng cơ bản của thơ trào phúng là yếu tố gây cười và yếu tố hài hước, sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như: Phản ngữ trào phúng (hay còn gọi là đối ngẫu, đối ngữ: Nhằm nêu bật bản chất của đối tượng được miêu tả), trào phúng tục (còn gọi là yếu tố tục, vấn đề ngôn ngữ tục gợi ra những liên tưởng tục), cách chơi chữ (có nhiều cách chơi như: Dùng các từ thuộc cùng một trường từ vựng, đánh tráo quan hệ cú pháp để tạo chất hài,…), cách nói lái (nhằm gây tiếng cười hài hước, châm biếm, đả kích một cách kín đáo đối tượng nào đó),…
Bánh trôi nước, Mời trầu, Lấy chồng chung (Hồ Xuân Hương), Thói đời (Nguyễn Bỉnh Khiêm),
1.3.5 THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ 1.3.5.1 Định nghĩa
Thất ngôn bát cú là thơ có tám câu, mỗi câu bảy chữ
(Nguyễn Khắc Phi, 2004, Từ điển văn học (bộ mới), tr.1690)
Thất ngôn bát cú theo Cổ phong, thất ngôn bát cú theo Hàn luật
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường như: Bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối
Một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú: Bố cục: Gồm 4 phần: Đề, thực, luận, kết; Niêm: là sự giống nhau về B – T theo nguyên tắc: “Nhất, tam, ngũ bất luận;
Nhị, tứ, lục phân minh”; Luật: luật B – T; Vần: được làm theo vần bằng ở cuối các
Trang 24 câu 1, 2, 4, 6, 8; Nhịp: ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tuỳ theo mỗi bài; Đối: phép đối chỉnh và rõ, kể cả về mặt chữ và ngữ âm
Qua đèo Ngang (Bà huyện Thanh Quan), Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu), Sư hổ mang (Hồ Xuân Hương), Thu ẩm (Nguyễn Khuyến),…
1.3.6 THƠ TỨ TUYỆT ĐƯỜNG LUẬT
Thơ tứ tuyệt Đường luật là thể thơ cách luật ngũ ngôn hoặc thất ngôn được đặt ra từ đời Đường ở Trung Quốc, mỗi bài gồm bốn câu
(Đỗ Đức Hiểu, 2004, Từ điển văn học (bộ mới), tr.1690)
Thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt
Lớp 9
Truyền kì: là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần, ma quỷ có sự tương giao Đó chính là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của thể loại Tuy nhiên, đằng sau những tình tiết phi hiện thực, người
Trang 27 đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như những quan niệm và thái độ của tác giả
(Phan Trọng Luận, 2010, Ngữ văn 10 tập 2, tr.55)
Cuối thế kỉ XIV trở về trước: Truyện truyền kì trung đại chịu ảnh hưởng thụ động từ văn học dân gian
Từ thế kỉ XV trở về sau: Truyện truyền kì trung đại tiếp thu một cách có ý thức văn học dân gian
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết được một số yếu tố của truyện truyền kì: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện
* Truyện truyền kì từ thế kỉ XV trở về sau
Cốt truyện: Mượn cốt truyện từ văn học dân gian nhưng được viết với một tư tưởng và mục đích khác, có nội dung rất thực tế, gắn liền với hiện thực cuộc sống đương thời (trong xã hội phong kiến nhiều lễ nghi trói buộc, các tác giả mượn hình tượng văn học bày tỏ tâm tư, quan điểm (tư tưởng về tự do các nhân, cái nhìn về hiện thực xã hội đương thời, quan điểm phê phán tầng lớp thống trị….))
Ngôn ngữ: chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại Lối kể chuyện: đa tuyến Từ ngôn ngữ đối thoại sẽ kéo theo hệ quả ngôn ngữ mang tính cá thể Mỗi nhân vật gắn liền với ngôn ngữ của riêng mình
Nhân vật: chủ yếu đề cập đến con người đời thường, đặc biệt là những con người dưới đáy xã hội Con người có đủ sức mạnh và trí tuệ để làm chủ hoàn cảnh, cuộc sống
Trang 28 Nhân vật người kể chuyện: có sự tham gia của nhà văn như một nhân vật trong tác phẩm, mang tính cá thể hoá (nhà văn đồng nhất với nhân vật) → nhân vật không đơn giản chỉ được miêu tả ở bên ngoài mà đã được khai thác đời sống nội tâm, khắc hoạ tính cách
Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Lĩnh Nam chích quái, Thánh tông di thảo (Lê Thánh Tông), Thiên Nam vân lục liệt truyện (Nguyễn Hãng),…
Truyện trinh thám là một thể loại văn chương tự sự, viết về quá trình điều tra của nhân vật thám tử; dựa trên tư duy logic để làm sáng tỏ vụ án
(Nguyễn Thành Khánh, 2016, Truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu XX từ đặc trưng thể loại, tr.25) 1.4.2.2 Đặc trưng thể loại
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết được một số yếu tố của truyện trinh thám: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện
Cốt truyện: kể về quá trình điều tra vụ án và tội phạm, bao gồm cả những câu chuyện về tình yêu, kết hợp hành động, võ hiệp Quá trình điều tra vụ án luôn được tiến hành dựa trên tính duy lí và tư duy logic và kết thúc truyện là việc giải mã những bí mật để tìm ra thủ phạm
Không gian: có 2 loại không gian phổ biến
+ Không gian phố thị: Nhà văn thường miêu tả các sự kiện mấu chốt diễn ra trong một không gian nhỏ hẹp; môi trường quen thuộc của những người làm thuê làm mướn, đi ở cho bọn nhà giàu…
+ Không gian đường rừng: đầy vẻ huyền bí, hứa hẹn những thứ bất ngờ, li kì, rùng rợn, gợi không khí chết chóc, hoang lạnh với những âm thanh ma mị
Thời gian tuyến tính: Mọi sự kiện, biến cố tiếp nối nhau theo mạch vận động của thời gian Tính chính xác của thời gian nghệ thuật trong truyện là một dụng ý của nhà văn, sự sắp xếp có chủ ý, dựa trên mô thức thời gian hiện thực, thời gian lịch sử
Thời gian phi tuyến tính: Để “cứu” một cuộc điều tra vụ án sắp rơi vào bế tắc, tác giả buộc phải ghép nối, liên kết với những tình tiết, diễn biến thuộc những thời khắc, địa điểm khác nhau (đan xen hiện tại – quá khứ)
Nhân vật trung tâm : là thám tử hoặc một nhân vật giữ vai trò quyết định trong câu chuyện, có đủ tư chất và năng lực tiến hành các hoạt động điều tra vụ án một cách độc lập trên cơ sở tư duy logic, có thể xử lý tốt các tình huống căng thẳng và nguy hiểm
Sherlock Holmes (A Doyle), Vàng và máu (Thế Lữ),Sự im lặng của bầy cừu (Thomas Harris),…
Truyện thơ Nôm là thể loại dùng các thể thơ tiếng Việt viết bằng chữ Nôm (thường là thơ lục bát) để kể chuyện (trần thuật) Ðây là một loại hình tự sự có khả
ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI Ở CẤP THPT
Lớp 10
Truyện thần thoại là tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và của đời sống con người
(Chu Xuân Diên, 2004, Từ điển văn học (bộ mới), tr.1646)
Gồm 2 loại: nhóm thần thoại suy nguyên gồm những truyện kể nhân cách hóa và giải thích nguồn gốc của vũ trụ, của các quá trình diễn ra trong giới tự nhiên và cuộc sống muôn loài; nhóm thần thoại lịch sử gồm những truyện kể về nguồn gốc dân tộc, về sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật
Không gian vũ trụ, khó xác định cụ thể kích cỡ, nơi chốn, vị trí
Thời gian không xác định rõ (vĩnh hằng, trường tồn)
Cốt truyện không hoàn chỉnh và ổn định mà chỉ gồm những mẩu chuyện hoặc tình tiết mà người kể hoặc người biên soạn có thể tùy ý sắp xếp theo những hệ thống
Trang 37 ít nhiều khác nhau Phần lớn ở cốt truyện này thường có kết cấu: một thần – một nhân vật – một hành động
Nhân vật trung tâm thường xuất hiện đột ngột trong cõi hỗn mang - hình tượng các vị thần hoặc những con người, những loài vật mang tính chất kỳ bí, siêu nhiên, có tính cách đơn giản một chiều
Lời người kể chuyện khoan thai và tường tận mang sắc thái ngợi ca, phong cách cường điệu cao cả
Lời nhân vật hoàn toàn không được chú trọng hoặc lượt bỏ (do bị chi phối bởi phương thức diễn xướng của thần thoại chủ yếu là dùng để kể)
2.1.1.4 Điểm đặc sắc (phát triển thể loại)
Hiện thực và hư cấu trong thần thoại : nghệ thuật phóng đại đã làm cho những hình tượng nhân vật mang tầm cỡ lớn lao với sức mạnh siêu nhiên mà người đời sau không bắt chước được Hiện thực trong truyện thần thoại là hiện thực của các hiện tượng và hoạt động của tự nhiên
Herakles đi tìm táo vàng (Thần thoại Hy Lạp), Thần Trụ trời, Nữ thần Mặt Trăng, Quả bầu mẹ,…
Truyện thơ là những sáng tác tự sự dưới hình thức thơ ca trường thiên, tồn tại bằng chữ viết hoặc không có chữ viết, là hiện tượng trung gian giữa văn học dân gian và văn học thành văn
Trang 38 (Ngô Thị Phượng, 2013, Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt
Nam có cùng đề tài với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh, tr.22)
Một thể loại văn học viết dưới hình thức văn vần, có cốt truyện, của dân tộc (Mường, Thái, Tày Nùng,…) ở Việt Nam
(Trần Gia Linh, 2004, Từ điển văn học (bộ mới), tr.1849 – 1850)
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện như: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật
Nhân vật được miêu tả đầy đủ, khắc họa rõ nét, phảng phất bóng dáng sử thi
Có hai loại nhân vật: một là con người phàm trần, hai là con người có xuất thân thần kì
Lời người kể chuyện đứng tách bạch, tự phân chia ranh giới rõ ràng với nhân vật và luôn ý thức mình đang trong vai người kể chuyện, không đứng ở nhiều điểm nhìn khác nhau Chia làm 3 loại: lời kể khách quan, lời miêu tả, lời bình luận
Lời nhân vật chủ yếu xuất hiện ở dạng đối thoại gồm có đối thoại thông thường, đối thoại xung đột, đối thoại lược lời đáp
2.1.2.3 Điểm đặc sắc (phát triển thể loại) Đề tài: có ba đề tài chính là tình yêu, gia đình, xã hội
Cốt truyện theo trật tự tuyến tính, dạng thức phổ biến của cốt truyện bao gồm ba sự kiện chính: gặp gỡ - tai biến - đoàn tụ, tiếp thu từ 2 nguồn: một là từ dân gian, hai là tiếp thu, kế thừa có chọn lọc từ các nền văn học khác
Hình thức diễn đạt : mộc mạc, dân dã, phù hợp với dân gian
Xống chụ xon xao (Truyện thơ dân tộc Thái), Út Lót Hồ Liêu (Truyện thơ dân tộc Mường), Khảm Hải (Truyện thơ dân tộc Tày – Nùng),…
Một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng, tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ
(Lại Nguyên Ân, 2004, Từ điển văn học (bộ mới), tr.1846)
Theo phương thức phản ánh đời sống và kĩ thuật thể loại : truyện ngắn – kịch hóa, truyện ngắn - trữ tình hóa, truyện ngắn – tiểu thuyết hóa,…
Theo nội dung cảm hứng : truyện tình lãng mạn, truyện ngắn hiện thực, truyện ngắn trào phúng, truyện ngắn tự truyện, truyện ngắn kì ảo, truyện ngắn kinh dị,…
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện như: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật
Nhân vật thường là “con người tâm lí” (kết quả của cái nhìn đa chiều)
Câu chuyện chủ yếu lấy chất liệu từ đời sống đương đại
Người trần thuật có thể hàm ẩn (trở nên không trọng lượng, không hình thù và có mặt khắp nơi) hoặc hiện (được “cô đặc” lại thành 1 vai cụ thể xưng là “tôi) Nhưng xu hướng ở ngôi thứ 3 là chủ yếu
Nhiều điểm nhìn khác nhau từ điểm nhìn tác giả, điểm nhìn của những nhân vật khác và có cả điểm nhìn của chính nhân vật tự nhìn nhận
Lời người kể chuyện và lời nhân vật gồm có lời nói khách quan và lời nói chủ quan Mỗi câu văn không chỉ có kể, tả khách quan mà còn bao hàm sự nhận xét, đánh giá, mang đậm chất chủ quan
2.1.3.4 Điểm đặc sắc (phát triển thể loại)
Lớp 11
Sử thi là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại
(Phan Trọng Luận, 2010, Ngữ Văn 10 tập 1, tr.17)
Sử thi thần thoại và Sử thi anh hùng
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học
Sử thi là những câu chuyện kể văn xuôi xen lẫn văn vần, có sử dụng các yếu tố thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ, hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian
2.2.1.4 Điểm đặc sắc (phát triển thể loại)
Trang 48 Sử thi tồn tại song song hai loại ngôn ngữ: ngôn ngữ người trần thuật và ngôn ngữ của nhân vật Hai loại ngôn ngữ này đặc biệt đan xen với nhau trong việc thể hiện nội dung sử thi và tính cách, đặc điểm nhân vật
2.2.1.5 Tác phẩm tiêu biểu Đăm Săn (Sử thi Tây Nguyên), Cây nêu thần (Sử thi Mnông), Đẻ đất đẻ nước (Mường), Mahabharata, Ramayana (Ấn độ),…
Một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng, tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ
(Lại Nguyên Ân, 2004, Từ điển văn học (bộ mới), tr.1846)
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ 3 và người kể chuyện ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự kết nối giữa lời người kể chuyện, lời nhân vật
Truyện ngắn có thời gian và không gian của câu chuyện phụ thuộc vào người kể, môi trường, hoàn cảnh câu chuyện Yếu tố không gian, thời gian trong truyện ngắn khá linh hoạt Thời gian có thể đảo ngược từ quá khứ, vượt tương lai; không gian tập trung khắc họa nhân vật trong môi trường nhất định Hai yếu tố này là phông nền cho các nhân vật hoạt động, bộc lộ tính cách và còn là ý nghĩa tượng trưng đầy hàm ý của tác giả
Trang 49 Khi miêu tả, trần thuật, nhà văn buộc phải xác định, lựa chọn cho tác phẩm điểm nhìn trần thuật hợp lý Điểm nhìn nghệ thuật có thể chia ra thành nhiều điểm nhìn
Có thể chủ yếu là khách quan; có thể đan xen chủ quan và khách quan (trần thuật phối hợp lời gián tiếp, lời nửa trực tiếp, lời trực tiếp) để phát huy ý đồ nghệ thuật của tác giả
2.2.2.3 Điểm đặc sắc (phát triển thể loại) Ở truyện ngắn mỗi chi tiết tiêu biểu đều có một vị trí quan trọng Các chi tiết tổ chức thành cụm có sự kết nối về ý nghĩa, chi phối cả nội dung lẫn nghệ thuật của tác phẩm
Chí Phèo (Nam Cao), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Hai đứa trẻ (Thạch Lam),
Thuật ngữ chỉ thể loại tác phẩm tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó; sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đủ để truyền đạt “cơ cấu” của nhân cách Bielinxki gọi tiểu thuyết là “sử thi của đời tư”, do đó nó “miêu tả những tình cảm, dục vọng và những biến cố thuộc đời sống riêng tư và đời sống nội tâm của con người”
(Lại Nguyên Ân, 2004, Từ điển văn học (bộ mới), tr.1716)
2.2.3.2 Đặc trưng thể loại Yêu cầu cần đạt: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ 3 và người kể chuyện
Trang 50 ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự kết nối giữa lời người kể chuyện, lời nhân vật (chủ yếu sẽ đề cập tới đặc trưng không – thới gian trong tiểu thuyết, các đặc trưng khác xem ở lớp học dưới)
Tiểu thuyết hiện đại tái hiện trực tiếp câu chuyện qua không - thời gian tâm lý , hồi tưởng của nhân vật, chứ không đơn thuần kể theo trật tự tuyến tính như trước
2.2.3.3 Điểm đặc sắc (phát triển thể loại) Cốt truyện có thể đơn tuyến hay đa tuyến, đan bện nhiều quãng thời gian
Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Paris 13 tháng 8 (Thuận), Tội ác và hình phạt (Dostoevsky),…
Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống với những cảm xúc chất chứa, cô đọng, những tâm trạng dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ, trong ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh, và nhất là có nhịp điệu
(Đỗ Đức Hiếu, 2004, Từ điển văn học (bộ mới), tr.1685)
Căn cứ theo nội dung biểu biện: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng
Căn cứ theo cách thức tổ chức bài thơ: thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi
Lớp 12
Truyền kì: là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần, ma quỷ có sự tương giao Đó chính là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của thể loại Tuy nhiên, đằng sau những tình tiết phi hiện thực, người
Trang 57 đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như những quan niệm và thái độ của tác giả
(Phan Trọng Luận, 2010, Ngữ văn 10 tập 2, tr.55)
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện truyền kì như: đề tài, nhân vật, ngôn ngữ, thủ pháp nghệ thuật, ; đánh giá vai trò của yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì, liên hệ với vai trò của yếu tố này trong truyện dân gian Đề tài: khai thác đề tài từ văn học dân gian (Truyện cổ tích, truyền thuyết và truyện ngụ ngôn)
Nhân vật: Thế giới nhân vật trong truyện truyền kì rất đa dạng Đó có thể là hàn nho, nông dân nhưng không sợ gian tà, ma quái mà giúp dân trừ hại (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên); nhân vật người phụ nữ tài sắc có phẩm hạnh tốt đẹp (Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện tình ở Thanh Trì, )
Ngôn ngữ: phong phú, đa dạng
+ Trong những sáng tác truyền kì những câu chuyện mang cốt truyện dân gian hoặc dã sử, các mô típ quen thuộc trong truyện dân gian (Chồng dê – Thánh Tông di thảo; Ngọc nữ về tay chân chủ, ) Và có không ít những truyện truyền kì vốn là những truyện dân gian được sáng tác lại, sâu sắc (Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, Chuyện người con gái Nam Xương, )
Sự hòa quyện giữa yếu tố hiện thực và những yếu tố hoang đường, kì ảo Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới siêu nhiên có sự tương giao
Trang 58 + Nhân vật trong truyền kì thường được xây dựng khá đơn giản, tính cách nhân vật thể hiện qua hành động, ngôn ngữ, ít khi các tác giả đi sâu vào phân tích tâm lí, miêu tả sâu sác diễn biến tâm trạng nhân vật, nội tâm nhân vật thường ít có sự xung đột, mẫu thuẫn
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Chuyện cây gạo,…
Truyện ngắn là một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ
(Lại Nguyên Ân, 2004, Từ điển văn học (bộ mới), tr.1846)
Yêu cầu cần đạt: Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong chỉnh thể của tác phẩm; đánh giá được vai trò của những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản
Yêu cầu cần đạt : Phân tích và đánh giá được sự phù hợp của người kể chuyện, điểm nhìn trong việc thể hiện chủ đề văn bản
Những đặc trưng của truyện ngắn như: chi tiết tiêu biểu, đề tài, sự kiện, nhân vật, điểm nhìn,… đã được tìm hiểu ở những lớp dưới
2.3.2.3 Điểm đặc sắc (phát triển thể loại)
Kết cấu: Thường gồm nhiều tầng, nhiều tuyến, được dựng theo kiểu tương phản hoặc liên tưởng Hai bình diện quan trọng trong kết cấu tác phẩm truyện là tổ chức hệ thống nhân vật và tổ chức không gian, thời gian
Thuốc (Lỗ Tấn), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn Minh Châu), Dưới bóng hoang lan (Thạch Lam),…
2.3.3 TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI 2.3.3.1 Định nghĩa
Thuật ngữ chỉ thể loại tác phẩm tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó; sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đủ để truyền đạt “cơ cấu” của nhân cách Bielinxki gọi tiểu thuyết là “sử thi của đời tư”, do đó nó “miêu tả những tình cảm, dục vọng và những biến cố thuộc đời sống riêng tư và đời sống nội tâm của con người’
(Lại Nguyên Ân, 2004, Từ điển văn học (bộ mới), tr.1716)
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của tiểu thuyết như: ngôn ngữ, diễn biến tâm lí, hành động nhân vật,…
Ngôn ngữ: Ngôn ngữ của tiểu thuyết không còn là mặt phẳng đơn nghĩa, ngôn ngữ hóa thân thành những tín hiệu thẩm mĩ được mã hóa mà người đọc phải kì công giải mã mới có thể chiếm lĩnh được những tầng nội hàm thú vị Ở đó, có ngôn ngữ sắc lạnh phơi bày hiện thực, mạnh bạo rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật với dòng chảy xô bồ của cuộc sống Bù lại, cũng có những khoảng trống đầy nội lực, thấm đẫm chất thơ thể hiện chiều sâu, mạch ngầm bí ẩn và nuôi dưỡng tâm hồn con người Hai
Trang 60 xu hướng này cùng đồng hành trong sự thống nhất mà đa dạng khiến ngôn từ có thể tự tạo một thế giới riêng và nảy sinh ý nghĩa không ngừng bằng vẻ đẹp của nó
(Nguyễn Thị Ninh, 2019, Vài nét đổi mới ngôn ngữ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (qua một số trường hợp tiêu biểu), tập 16)
Diễn biến tâm lí: Nhân vật chính trong tiểu thuyết không còn là những con người hành động (hay “hành động” không còn là bình diện chủ yếu của nhân vật)
Cụ thể hơn, các tác giả không chú tâm mô tả và tường thuật lại đời sống xã hội của một con người (tồn tại trong xã hội, quan hệ xã hội với những nhân vật khác, xung đột và giải quyết xung đột…) mà tập trung tái hiện một thế giới tâm lý – tâm linh đầy những hồi ức, dằn vặt, ám ảnh (trong đó có cả những ẩn ức tình dục, những khắc khoải bản năng…) Trong mỗi con người đều tồn tại nhiều “con người” khác nhau, thậm chí đối lập nhau, của ý thức (consciousness) với tiềm thức (subconsciousness) và vô thức (unconsciousness)
Hành động nhân vật: Nếu nhìn từ góc độ tính chất hành động, chúng ta lại có thể có một cách phân loại khác: 1 Kiểu nhân vật chủ động truy tìm ý nghĩa của bản thể và tồn tại; 2 Kiểu nhân vật lạnh lùng đứng ngoài quan sát đời sống ; 3 Kiểu nhân vật lạc lõng và bất lực trong quá trình “nhập cuộc”; 4 Kiểu nhân vật bị tha hóa và tự biến mất
2.3.3.3 Điểm đặc sắc (phát triển thể loại)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đỗ Đức Hiểu (2004) Từ điển văn học (bộ mới) Hà Nội: Nxb Thế giới
2 Đinh Gia Khánh (2009) Văn học dân gian Việt Nam Hà Nội: Nxb Giáo dục
3 Hà Minh Đức (1971) Thơ ca Việt Nam (hình thức và thể loại) Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội
4 Hegel (1979) Mĩ học, Tập 1 Thượng Hải: Nxb Thương vụ ấn thư quán
5 Kiều Thu Hoạch (2007) Truyện Nôm – lịch sử hình thành và thi pháp thể loại Hà Nội: Nxb Giáo dục
6 Mã Giang Lân (2000) Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam 1900 – 1945 Hà Nội: Nxb Văn hóa – thông tin
7 Nguyễn Khắc Phi (2011) Ngữ văn 6, tập 1 Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam
8 Nguyễn Khắc Phi (2011) Ngữ văn 6, tập 2 Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam
9 Nguyễn Khắc Phi (2011) Ngữ văn 7, tập 1 Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam
10 Nguyễn Khắc Phi (2011) Ngữ văn 7, tập 2 Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt
11 Nguyễn Khắc Phi (2011) Ngữ văn 8, tập 1 Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt
12 Nguyễn Khắc Phi (2011) Ngữ văn 9, tập 1 Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt
13 Nguyễn Thành Thi (2018) Văn học – Thế giới mở TP Hồ Chí Minh: Nxb Trẻ
Trang 69 14 Phan Diễm Phương (1998) Lục bát và Song thất lục bát: lịch sử phát triển, đặc trưng thể loại (chương I) Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội
15 Phan Trọng Luận (2010) Ngữ văn 10, tập 1 Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam
16 Phan Trọng Luận (2010) Ngữ văn 10, tập 2 Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam
17 Phan Trọng Luận (2010) Ngữ văn 11, tập 1 Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam
18 Phan Văn Tiến (2015) Giáo trình lý luận văn học 2 Cần Thơ: Đại học Tây Đô
19 Phương Lựu (1997) Lí luận văn học Hà Nội: Nxb Giáo dục
20 Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi (2007) Từ điển thuật ngữ văn học Hà Nội: Nxb Giáo dục
21 Viện Ngôn ngữ học (2001) Từ điển tiếng Việt Hà Nội: Nxb Văn hóa – thông tin
22 Ya NiYaer (1985) Lí luận về kịch Tây Âu Bắc Kinh: Nxb Sân khấu Trung Quốc
23 Bùi Hà Thùy Dung (2010) Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thi pháp thể loại Luận văn tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội 2
24 Đỗ Thị Ngọc Quyên (2016) Chất tự sự trong thơ trào phúng Trần Tế Xương Luận văn Thạc sĩ Khoa học ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội
Trang 70 25 Đỗ Thị Nguyệt (2010) Dạy chèo theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp
10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông Luận văn Thạc sĩ phương pháp và lý luận dạy học bộ môn Ngữ văn Đại học Giáo dục
26 Đồng Hoàng Hưng (2017) Đặc điểm ngôn ngữ thơ bảy chữ hiện đại Luận án Tiến sĩ ngôn ngữ học Học viện Khoa học xã hội
27 Hà Thị Thanh Xuân (2017) Nghệ thuật tuồng Đào Tấn trong hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trường đại học Quy Nhơn Luận văn Thạc sĩ lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
28 La Thị Minh Thùy (2016) Dạy học trích đoạn tiểu thuyết “Ông già và biển cả” trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 theo đặc trưng thể loại Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
29 Lê Nhật Ký (2011) Thể loại truyện đồng thoại trong văn học Việt Nam hiện đại Luận án Tiến sĩ văn học Việt Nam Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
30 Lê Thị Hồng Minh (2002) Ngôn ngữ nhân vật trong truyện thơ Nôm bác học Luận án Tiến sĩ Ngữ văn Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
31 Lê Thị Thu Trang (2017) Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thập niên đầu thế kỉ XXI Luận án Tiến sĩ Khoa học văn học Việt Nam Đại học Huế
32 Lê Viết Thắng (1997) Sự phát triển về hình thức của thơ thất ngôn bát cú trong thơ Nôm qua Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến Luận văn Thạc sĩ Khoa học ngữ văn Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
33 Ngô Thị Phượng (2013) Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở
Việt Nam có cùng đề tài với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh Luận văn Tiến sĩ văn học
Việt Nam Đại học Sư phạm Hà Nội
Trang 71 34 Nguyễn Hoàng Thịnh (2012) Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình
Việt Nam thế kỷ XVIII – XIX Luận văn Thạc sĩ văn học Việt Nam Đại học Sư Phạm
35 Nguyễn Hữu Lễ (2015) Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX Luận án Tiến sĩ ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam Đại học Huế
36 Nguyễn Kim Châu (2000) Thơ tứ tuyệt trong văn học Việt Nam từ thế kỷ
X đến thế kỷ XIX Luận án Tiến sĩ ngữ văn Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
37 Nguyễn Quang Hưng (2016) Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010 Luận án Tiến sĩ văn học Việt Nam Đại học Huế
38 Nguyễn Thanh Sơn (2001) Truyện ngắn Việt Nam từ đầu thế kỷ XXX đến
1932 Luận án Tiến sĩ Khoa học ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội
39 Nguyễn Thành Khánh (2016) Truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu XX – từ đặc trưng thể loại Luận án Tiến sĩ ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam Trường Đại học Khoa học Huế
40 Nguyễn Thị Thanh Tâm (2007) Dạy – học truyện cười trong sách giáo khoa 10 theo hướng tích hợp và tích cực Luận văn hạc sĩ Khoa học giáo dục Đại học
41 Nguyễn Thụy Thiên Hương (2009) Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 11 theo đặc trưng loại thể Luận văn Thạc sĩ lý luận và phương pháp dạy học môn Văn Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
42 Phan Thanh Hòa (2013) Đặc điểm ngôn ngữ truyện đồng thoại tiếng việt
Luận văn Thạc sĩ ngôn ngữ học Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
Trang 72 43 Bùi Thanh Thảo (2016) “Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn yêu nước ở đô thị miền Nam 1965 – 1975”, Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ
44 Lê Văn Hùng (2011) “Lời thơ trào phúng – một biện pháp nghệ thuật xây dựng nên thơ nôm Đường luật Hồ Xuân Hương”, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP Hồ
45 Nguyễn Thị Ninh (2019) “Vài nét đổi mới ngôn ngữ trong tiểu thuyết Việt
Nam đương đại (qua một số trường hợp)”, Tạp chí khoa khoa ĐHSP TP Hồ Chí Minh
46 Trần Văn Minh (2007) “Khảo sát một số tiêu chí phân biệt tùy bút với các thể loại văn xuôi nghệ thuật khác”, Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ
47 Nguyễn Long (2018) Khoa học viễn tưởng là gì? Định nghĩa, đặc điểm, và ví dụ
Nguồn: https://bookism.com.vn/blogs/scifi/khoa-hoc-vien-tuong-la-gi-dinh- nghia-dac-diem-va-vi-du