Đặc trưng các thể loại văn học trong chương trình Ngữ văn phổ thông

MỤC LỤC

THƠ LỤC BÁT 1. Định nghĩa

Tiếng cuối của câu lục hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu bát, tiếng thứ 8 của câu bát lại hiệp vần với tiếng 6 của câu lục tiếp theo. Thường thì thể lục bát có một loại nhịp cơ bản, trực tiếp tạo nên âm luật cho nó là nhịp gồm 2 tiếng (gọi là nhịp hai).

HỒI KÍ

Thời gian vật lí là thời gian tuyến tính, nhưng không phải theo trục: quá khứ – hiện tại – tương lai mà là kiểu thời gian tiệm tiến, tức là từ thời điểm xuất phát đi về phía trước không quay lại cho đến lúc chấm dứt cuộc hành trình. Du kí ghi chép “những điều trông thấy” từ các chuyến du lịch do chính người đi thuật lại nên tất cả được nhìn nhận và đánh giá bởi một con người cụ thể.

TRUYỆN NGỤ NGÔN 1. Định nghĩa

Ếch ngồi đáy giếng, Khi chúa sơn lâm ngọa bệnh, Mèo ăn chay, Đẽo cày giữa đường, Chị bán nồi đất,….

TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG 1. Định nghĩa

Các khả năng phi thường như điều khiển trí não, thần giao cách cảm, dịch chuyển đồ vật bằng trí óc. Khám phá đáy đại dương sâu thẳm huyền bí (Jules Verne), Người về từ sao hỏa (Andy Weir), Người truyền ký ức (Lois Lowry), Cô gái vượt thời gian (Yasutaka Tsutsui), Trạm tín hiệu số 23 (Hugh Howey),….

TỤC NGỮ 1. Định nghĩa

Thể thơ 4 tiếng có nguồn gốc Việt Nam, xuất hiện từ xa xưa và được sử dụng nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè, do thích hợp với lối kể chuyện và dễ làm. Yêu cầu cần đạt: Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

THƠ NĂM CHỮ 1. Định nghĩa

Thường thích hợp với lối kể và tả; thường có vần chân xen kẽ, gieo vần liền, vần cách hay vần hỗn hợp. Vì số từ ít nên thanh điệu của thơ năm chữ khỏe và chắc nếu nghiêng về vần trắc, và cũng không kém nhịp nhàng nếu thiên về vần bằng.

TÙY BÚT – TẢN VĂN 1. Định nghĩa

Đề tài rất đa dạng phong phú, từ những vấn đề lịch sử, văn hóa, phong tục, tới nội dung có tính chất thế sự, đời tư; từ ngoại cảnh đến tâm cảnh. Tùy bút không có cốt truyện, dung lượng thường ở mức trung bình, đủ để diễn tả cảm xúc, suy tư, liên tưởng được gợi lên từ những sự việc, những trạng huống tản mạn;.

LỚP 8

    Đặc trưng cơ bản của thơ trào phúng là yếu tố gây cười và yếu tố hài hước, sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như: Phản ngữ trào phúng (hay còn gọi là đối ngẫu, đối ngữ: Nhằm nêu bật bản chất của đối tượng được miêu tả), trào phúng tục (còn gọi là yếu tố tục, vấn đề ngôn ngữ tục gợi ra những liên tưởng tục), cách chơi chữ (có nhiều cách chơi như: Dùng các từ thuộc cùng một trường từ vựng, đánh tráo quan hệ cú pháp để tạo chất hài,…), cách nói lái (nhằm gây tiếng cười hài hước, châm biếm, đả kích một cách kín đáo đối tượng nào đó),…. Tiếng “Cười”: chủ yếu xuất phát từ nguyên tắc “không thống nhất”, không có sự tương xứng giữa thực chất bên trong với danh nghĩa bên ngoài, sự đối lập giữa vĩ đại với nhỏ bé, sự vênh lệch giữa lí tưởng và hiện thực,… cho đến thủ pháp biểu hiện khoa trương, biến hình, sai lầm, giễu nhại,….

    LỚP 9

      Cốt truyện: miêu tả, tường thuật lại một cách tương đối trọn vẹn cuộc đời, tính cách nhân vật bằng một cốt truyện với chuỗi các biến cố, sự kiện nổi bật để phản ánh xã hội: Chủ đề giải phóng tình yêu đôi lứa (vượt qua trở ngại, lễ giáo,… để đến với nhau bằng tình yêu chân thật, say đắm); Chủ đề đấu tranh cho công lí xã hội: là chủ đề nổi bật trong các truyện thơ Nôm bình dân (cuộc đấu tranh của những con người bị áp bức bởi cường quyền để giành lại tự do, tình yêu, gia đình, nhân phẩm,…) thường kết thúc có hậu hoặc lí tưởng, thoả mãn mơ ước về một xã hội công bằng, về sự thay đổi số phận của các tầng lớp dưới trong xã hội. Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Sơ kính tân trang (Phạm Thái), Tống Trân – Cúc Hoa (khuyết danh),…. Đặc trưng thể loại. Yêu cầu cần đạt: Nhận biết được một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát như: vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ; sự khác biệt so với thơ lục bát. Thể Song thất lục bát Lục bát. Thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác.

      ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI Ở CẤP THPT 2.1. LỚP 10

      THẦN THOẠI 1. Định nghĩa

      Nhõn vật trung tõm thường xuất hiện đột ngột trong cừi hỗn mang - hỡnh tượng các vị thần hoặc những con người, những loài vật mang tính chất kỳ bí, siêu nhiên, có tính cách đơn giản một chiều. Hiện thực và hư cấu trong thần thoại: nghệ thuật phóng đại đã làm cho những hình tượng nhân vật mang tầm cỡ lớn lao với sức mạnh siêu nhiên mà người đời sau không bắt chước được.

      TRUYỆN THƠ DÂN GIAN 1. Định nghĩa

      (Ngô Thị Phượng, 2013, Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam có cùng đề tài với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh, tr.22) Một thể loại văn học viết dưới hình thức văn vần, có cốt truyện, của dân tộc (Mường, Thái, Tày Nùng,…) ở Việt Nam. Cốt truyện theo trật tự tuyến tính, dạng thức phổ biến của cốt truyện bao gồm ba sự kiện chính: gặp gỡ - tai biến - đoàn tụ, tiếp thu từ 2 nguồn: một là từ dân gian, hai là tiếp thu, kế thừa có chọn lọc từ các nền văn học khác.

      TRUYỆN NGẮN 1. Định nghĩa

      Tình huống truyện giữ vai trò trung tâm, được tạo nên từ một sự kiện đặc biệt mà ý đồ tư tưởng của tỏc phẩm được bộc lộ rừ nột (gồm cú tỡnh huống hành động, tình huống tâm trạng, tình huống nhận thức). Thuốc (Lỗ Tấn), Chiếc thuyền ngoài xa, Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu), Chí Phèo, Đời thừa (Nam Cao), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Một người Hà Nội (Nguyễn Khải),….

      TIỂU THUYẾT 1. Định nghĩa

      Câu chuyện trong tiểu thuyết thể hiện một cách tỉ mỉ về đời người, phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, dựng lại chi tiết không gian và thời gian, giới thiệu tường tận tiểu sử nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người và người, giữa người với thế giới xung quanh. Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách), Hồn bướm mơ tiên (Khái Hưng), Bướm Trắng (Nhất Linh), Số đỏ, Giông tố (Vũ Trọng Phụng), Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Những ngã tư và những cột đèn (Trần Dần), Mây trắng còn bay (Bảo Ninh), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Chinatown (Thuận),….

      THƠ TRỮ TÌNH 1. Định nghĩa

      Chủ thể trữ tình: chân dung của nhà thơ với toàn bộ thế giới tinh thần, cảm xúc biểu hiện (Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến,…). Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm), Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du), Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh, Ông nghè tháng Tám (Nguyễn Khuyến), Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương),….

      CHÈO

      Tính kịch trong chèo: Mỗi vở chèo thường có những đoạn cao trào, kết tinh tư tưởng chủ đề, nghệ thuật biểu diễn hoặc ý nghĩa nổi bật của vở, chẳng hạn, trích đoạn Xúy Vân giả dại trong chèo Kim Nham, Tuần Ty Đào Huế trong vở Chu Mãi Thần, Thị Mầu lên chùa và Việc làng trong Quan Âm Thị Kính…. Tính nghệ thuật trong Chèo: Hình thức biểu diễn chèo cổ đơn giản, thường không có phông màn, sử dụng ánh sáng ban ngày hoặc đèn đuốc, không sử dụng ánh sáng màu; Đạo cụ đơn giản và mang đậm tính ước lệ; Múa chèo sử dụng các động tác lao động, sinh hoạt, tín ngưỡng dân gian được cách điệu.

      TUỒNG

      Nhân vật có tính ước lệ, tượng trưng rất cao; là những ông hoang bà chúa, thanh thần, tiên ông, công hầu, khanh tướng,… với những xiêm y rực rỡ, oai phong lẫm liệt những áo mão cân đai. Có nhiều kiểu nói lối khác nhau: nói lối thường, bóp, ai, xuân, đạp, xuân nữ… Mỗi loại nói lối có cách ngắt chữ, nhả chữ khác nhau, tuỳ theo tính cách nhân vật và hoàn cảnh quy định để vận dụng cho phù hợp.

      LỚP 12

        (Nguyễn Thị Ninh, 2019, Vài nét đổi mới ngôn ngữ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (qua một số trường hợp tiêu biểu), tập 16) Diễn biến tâm lí: Nhân vật chính trong tiểu thuyết không còn là những con người hành động (hay “hành động” không còn là bình diện chủ yếu của nhân vật). Cụ thể hơn, các tác giả không chú tâm mô tả và tường thuật lại đời sống xã hội của một con người (tồn tại trong xã hội, quan hệ xã hội với những nhân vật khác, xung đột và giải quyết xung đột…) mà tập trung tái hiện một thế giới tâm lý – tâm linh đầy những hồi ức, dằn vặt, ám ảnh (trong đó có cả những ẩn ức tình dục, những khắc khoải bản năng…).