Việc thực hiện cải cách TTHC theo mô hình “một cửa”,“một cửa liên thông” tại các cơ quan HCNN, đặc biệt là cấp quậnvà cấp phường là một trong những yêu cầu cấp thiết trong việcthực hiện
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA”, MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THẠCH THẤT TP HÀ NỘI
Giảng viên hướng dẫn: ThS NGUYỄN SỸ ANH
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THỦY
Trang 2Hải Dương, tháng 10 năm 2023
LỜI CẢM ƠNChuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 38 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI – 2016
Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC
GIA Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS ĐINH VĂN MẬU
Phản biện 1:
………
Phản biện 2:
………
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn,
Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp … tầng … Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Thời gian: vào hồi …h ngày … tháng … năm 2016
Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau
đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Cải cách hành chính là một yêu cầu có tính khách quan, đặcbiệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà Việt Nam hội nhập kinh tế
Trang 3quốc tế, khi mà những đòi hỏi của người dân ngày càng cao vềmột nền hành chính phục vụ Theo đó, cải cách hành chính đượctiến hành trên các mặt: thể chế, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy,nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, tài chính công, hiện đạihóa nền hành chính Mục tiêu nhằm hướng tới xây dựng một nềncông vụ hiện đại, chuyên nghiệp, năng động và hiệu quả Nội dungquan trọng của cải cách hành chính là cải cách thủ tục hành chính,được coi là “đột phá khẩu”, nhằm đơn giản hóa các thủ tục hànhchính tối đa, tránh rườm rà gây lãng phí về kinh tế, thời gian vàtìm ra được cách thức tổ chức, quy trình thực hiện các thủ tục hànhchính một cách tối ưu nhất
Đối với bất cứ nền hành chính nào, thủ tục hành chính làcông cụ không thể thiếu để điều chỉnh hoạt động quản lý nhà nướcvới công dân, tổ chức được đưa vào trật tự cần thiết Do trước đâychúng ta chưa thực sự chú trọng vấn đề này nên tuy đã đề cập đếncải cách thủ tục hành chính nhưng đến nay thủ tục hành chính vẫn
là một trong những nguyên nhân gây ách tắc, kìm hãm các hoạtđộng kinh tế- xã hội, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ củacông dân, cũng như sự hoạt động nhịp nhàng của bộ máy hànhchính nhà nước và điều đáng ngại là tệ nạn đó làm giảm lòng tincủa nhân dân vào đảng, nhà nước và chế độ
Việc thực hiện cải cách TTHC theo mô hình “một cửa”,
“một cửa liên thông” tại các cơ quan HCNN, đặc biệt là cấp quận
và cấp phường là một trong những yêu cầu cấp thiết trong việcthực hiện Chương trình tổng thể CCHC của Chính phủ Vì vậy,việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả thực hiện từ đó đề ra các giảipháp quản lý chất lượng mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông”tại UBND cấp quận, phường
có ý nghĩa quan trọng và thiết thực
Việc chọn cấp phường tại UBND quận Nam Từ Liêm làm
Trang 4địa bàn khảo sát và đánh giá thực trạng mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông” để thực hiện luận văn này, tác giả còn có những lý
do như sau:
Thứ nhất, quận Nam Từ Liêm là quận đầu tiên trên địa bàn
Hà Nội thực hiện liên thông các thủ tục hành chính Đây là mộtquận mới còn non trẻ, được thành lập từ khi chia tách huyện TừLiêm thành hai quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm Là một quận
có số dân không đông, trình độ dân trí khá đồng đều và đặc biệt sốlượng hồ sơ TTHC tại đây cũng khá phức tạp và tương đối nhiều
Vì vậy việc áp dụng cơ
1 chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại UBND các phường sẽkhông tránh khỏi những hạn chế, bất cập về thái độ ứng xử củacông chức với người dân, thời gian rả kết quả còn trễ hẹn, sự phốihợp giữa bộ phận “Một cửa” với một số cơ quan, phòng ban cùngcấp hoặc cấp quận chưa được thông suốt… mặc dù quận Nam TừLiêm đã và đang được đánh giá là đơn vị đi đầu trong tiến trìnhthực hiện CCHC trong toàn thành phố
Thứ hai, tác giả hiện nay đang làm việc tại bộ phận một cửa
của UBND phường Mỹ Đình 1 – là một trong mười phường thuộcquận Nam Từ Liêm nên việc thực hiện luận văn này tương đốithuận lợi, các số liệu được thống kê, khảo sát sát có tính thực tế vàchính xác, đồng thời luận văn không chỉ là kết quả hoàn thànhnhiệm vụ học tập mà còn đóng góp phần một phần nhỏ bé trongquá trình thực hiện CCTTHC tại địa phương
Với những lý do trên, học viên chọn đề tài nghiên cứu: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” tại UBND cấp xã tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội” làm luận
văn tốt nghiệp cao học của mình 2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trang 5Ngày 10/01/2007 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định số 30/QĐ TTg Phê duyệt Đề án Đơn giản hoá thủ tục hànhchính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010(gọi là Đề án 30) Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của
Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006- 2010 củaChính phủ, với mục tiêu nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ,đơn giản, công khai, minh bạch của thủ tục hành chính; tạo sựthuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong tiếp cận vàthực hiện thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lýnhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; góp phần phòng,chống tham nhũng và lãng phí Đề án 30 khẳng định quyết tâm củaChính phủ tiến hành cải cách hành chính nhà nước, Đề án 30 làmột điểm nhấn để cá nhân, tổ chức, nhà đầu tư trong và ngoàinước có lòng tin vào công cuộc đổi mới của Việt Nam
Nguyễn Xuân Phúc : “ Tiếp tục cải cách hành chính ở ViệtNam thời gian tới” Tạp chí cộng sản tháng 12 năm 2013 Bàinghiên cứu, bàn về đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính,tập trung triển khai dứt điểm các phương án đơn giản hóa thủ thủtục hành chính theo nghị quyết 25của Chính phủ và thực hiện cácnhiệm vụ về cải cách thủ tục hành chính thuộc các đề án đã đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đồng thời với Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông
2 tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính
PGS.TS Lê Chi Mai, Từ mô hình "một cửa" một số giảipháp để cải cách dịch vụ hành chính công, thông tin khoa học hành
Trang 6chính, số 3/2005 Nghiên cứu cho thấy, mô hình một cửa là mộttrong những giải pháp để cải cách dịch vụ hành chính công Tuynhiên, tác giả không đi sâu vào việc áp dụng mô hình một cửa tại
cơ quan hành chính nhà nước mà tiếp cận với đối tượng chính làcải cách dịch vụ hành chính công
Trần Thị Thanh : “ Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình
“một cửa” tại một số UBND huyện tại tỉnh Quảng Ninh” Luậnvăn thành công trong việc hệ thống cơ sở lý luận về thủ tục hànhchính và mô hình một cửa, nhưng phạm vi nghiên cứu rộng đối vớinhiều huyện trên địa bàn tỉnh, chưa xác định đối tượng một sốchính quyền cụ thể, nên khó áp dụng vào thực tiễn huyện ThạnhPhú
Luận văn Thạc sỹ quản lý hành chính công “ Cải cách thủtục hành chính trong lĩnh vực Quản lý nhà nước về Vệ sinh an toànthực phẩm” tác giả Chu Thị Thanh Vân nghiên cứu thực trạng thủtục hành chính trong Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thựcphẩm và đề xuất các giải pháp hoàn thiện thủ tục trong lĩnh vực antoàn thực phẩm, hạn chế là không bàn đến cơ chế một cửa, hướng
mà đề tài của luận văn dự định nghiên cứu
Nguyễn Đăng Vân : “Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan
hệ với cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam” Luận án tiến sỹ,trường đại học Luật, Hà Nội, năm 2013 Luận án nghiên cứu đánhgiá thực trạng Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cảicách thủ tục hành chính, phát hiện những thành công và hạn chếcủa Pháp luật doanh nghiệp về thủ tục hành chính về thành lập, tổchức lại và giải thể doanh nghiệp, đang tác động tích cực và tiêucực đến cải cách thủ tục hành chính và các giải pháp hoàn thiệnPháp luật doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Ngọc Quả với đề tài
"Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại
Trang 7Ủy ban nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng", năm
2014 Luận văn đã đề cập tới một số vấn đề lý luận về cải cách thủtục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, thực trạng cải cáchthủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại quận NgôQuyền, thành phố Hải Phòng Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ragiải pháp hoàn thiện cơ chế một cửa liên thông tại quận NgôQuyền, thành phố Hải Phòng Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu củaluận văn chỉ đề cập tới quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
3 Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Sĩ Minh với đề tài
"Cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa và một cửa
liên thông tại Ủy ban nhân cấp quận, thuộc thành phố Cần Thơ",
năm 2013 Luận văn đã đề cập tới một số vấn đề lý luận về cảicách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa và cơ chế một cửa liênthông, thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa,một cửa liên thông tại cấp quận, thành phố Cần Thơ Đồng thời,luận văn đã đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện cơ chếmột cửa, một cửa liên thông tại cấp quận, thành phố Cần Thơ Đốitượng của luận văn là các quận, có trình độ kinh tế xã hội tương đốiphát triển và đồng đều
Luận văn thạc sĩ của tác giả Phùng Việt Hưng với đề tài
"Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thực hiện chương trình cải cách
hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc", năm 2014.
Luận văn nêu một cách khái quát về cải cách hành chính và đánhgiá cải cách hành chính ở Việt Nam, thực trạng công tác đánh giácải cách hành chính cấp huyện theo tiêu chí tại tỉnh Vĩnh Phúc,trong đó có tiêu chí đánh giá bộ phận một cửa cấp huyện Luậnvăn đưa ra giải pháp xây dựng và triển khai thực hiện bộ tiêu chíđánh giá thực hiện cải cách hành chính cấp huyện tại tỉnh VĩnhPhúc Luận văn đã đề cập tới đối tượng là cấp huyện, tỉnh Vĩnh
Trang 8Phúc nhưng nội dung đề cấp đến rộng và ở khía cạnh đánh giá cảicách hành chính
Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Thu Hoàn với đề tài
"Cải cách thủ tục hành chính tại Cục tiêu chuẩn đo lường chất
lượng Bộ khoa học và công nghệ", năm 2014 Tác giả đề cập đến
cải cách thể chế đã tác động đến cải cách thủ tục hành chính tạiCục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Bộ Khoa học và công nghệ,đồng thời đánh giá về cải cách thủ tục trong việc phục vụ ngườidân
Những nghiên cứu này đã góp phần vào việc hình thànhkhung lý thuyết về cải cách hành chính và thủ tục hành chính,phân tích lý luận và thực tiễn về cải cách hành chính, thủ tục hànhchính nói chung và cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế mộtcửa nói riêng
Các công trình nghiên cứu khoa học này đều đề cập đến cảicách TTHC theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” ở từnglĩnh vực cụ thể, từng địa phương khác nhau Tuy nhiên chưa có đềtài nào nghiên cứu về cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tạicấp xã tại UBND quận Nam Từ Liêm tiếp cận với những đặc thùcủa địa phương
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích:
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên
4 thông” cấp xã tại quận Nam Từ Liêm đáp ứng yêu cầu giải quyết TTHC cho tổ chức, công dân thuận tiện, nhanh chóng, hiệu quả
3.2.Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông
Trang 9- Thống kê số liệu, khảo sát và đánh giá tình hình thực hiện
cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại một số phường quậnNam Từ Liêm trong thời gian qua nhằm đánh giá, rút ra kinhnghiệm, bài học để áp dụng vào thực tiễn trong giai đoạn tiếp theo
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” đối với UBND cấp xã tại quận Nam TừLiêm
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Thủ tục hành chính cơ chế “một cửa” và “một cửa liên
thông” UBND cấp xã 4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: UBND 05 phường Mỹ Đình 1, Mỹ Đình
2, Trung Văn, Cầu Diễn, Mễ Trì thuộc UBND quận Nam Từ Liêm
- Về thời gian: Từ năm 2014 đến nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên
cứu của luận văn 5.1 Phương pháp
luận:
Đề tài luận văn thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
Trong luận văn này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiêncứu sau: - Nhóm các phương pháp nghiên cứu tài liệu: Một số văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu, giáo trình
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp thống kê được ứng dụng thường xuyên trongthu thập và xử lý dữ liệu phục vụ nghiên cứu định lượng, đồngthời sử dụng phương pháp thống kê để tóm tắt thông tin nhằm hỗtrợ cho việc tìm hiểu rõ vấn đề nghiên cứu Từ đó đưa ra kết luận
về nội dung nghiên cứu dựa trên các số liệu và giúp cho việc dự
Trang 10báo xu hướng diễn biến của vấn đề cần nghiên cứu trong thời giantới Cụ thể là thu thập, thống kê những số liệu liên quan đến hoạtđộng “một cửa” và “một cửa liên thông” 05 phường để qua đóđánh giá thực trạng của đề tài
Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng xuyên suốt luận văn này Tác
5 giả sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp để tìm hiểu, xem xétnhững nghiên cứu trước đây về nội dung liên quan đến đề tài đãđược tiến hành như thế nào, kết quả ra sao Để từ đó rút ra nhữngnhận xét về ưu điểm và hạn chế trong hoạt nhận và trả kết quảcũng như cơ chế phối hợp giữa ”Một cửa” và sự liên thông các đơn
vị khác
So sánh cũng là một phương pháp được sử dụng phổ biếntrong quá trình nghiên cứu đề tài Dựa vào phương pháp so sánh,tác giả tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau của những vấn
đề cần nghiên cứu, qua đó giúp cho việc nhận xét, đánh giá vấn đềmột cách toàn diện, khoa học và chính xác hơn
Phương pháp phỏng vấn thông qua Bảng hỏi đối tượng làcông dân và công chức làm việc tại Bộ phận “một cửa” ( Sẽ được
mô tả tại phần thực trạng của luận văn)
Tóm lại, việc chọn lọc, vận dụng những phương pháp nêu trênvào từng nội dung nghiên cứu sẽ giúp tác giả làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu cũng như đề xuất những giải pháp khả thi, phù hợp với
mục đích nghiên cứu của đề tài 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý, đồng thời, phân tích đánh giá cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa” và “một cửa liên thông”, qua đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “mộtcửa liên thông” cấp phường tại quận Nam Từ Liêm
Trang 11Những kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo,nghiên cứu về cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ tụchành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” cấp xãnói chung
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài các Phần Mở đầu; Kết luận; Mục lục; Phụ lục; Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về cải cách TTHC theo
cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” cấp phường
Chương 2: Thực trạng cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại UBND cấp phường tại quận Nam
Từ Liêm, thành phố Hà Nội Chương 3: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” ” tại UBND cấp phường tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
1.1.1 Khái niệm cải cách và cải cách hành chính
Cải cách tùy từng cách tiếp cận sẽ hiểu theo các cách khácnhau Theo cách hiểu thông thường nhất cải cách là sửa đổi những
bộ phận cũ cho thành hợp lý và đáp ứng yêu cầu khách quan hơn Hành chính học thì cho rằng cải cách là sự sửa đổi căn bảntừng phần, từng mặt của đời sống xã hội theo hướng tiến bộ màkhông đụng tới nền tảng của chế độ xã hội hiện hành
Cải cách là một biện pháp được thực hiện để giải quyết
Trang 12những đòi hỏi của thực tiễn với mục tiêu rõ ràng, chương trình cụthể và yêu cầu phải hoàn tất trong một thời gian nhất định Cải cách hành chính nhà nước là một khái niệm của hành chính học Nhìn chung, có thể khái quát về cải cách hành chính như sau: Cải cách hành chính là quá trình thay đổi có chủ đích nhằm hoàn thiện thể chế của nền hành chính; cơ cấu tổ chức; cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp và độ ngũ công chức hành chính để nâng cao hiệu lực, năng lực và hiệu quả hoạt động của nền hành chính công phục vụ dân
1.1.2 Khái niệm thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính Trong hoạt động quản lý, để giải quyết các công việc cần
tuân theo những thủ tục phù hợp Với nghĩa chung nhất, thủ tục là phương thức, cách thức giải quyết công việc theo một trình tự nhấtđịnh, một thể lệ thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn Thủ tục hành chính là một bộ phận cấu tạo chế định tất yếu của luật hành chính Nói khác đi, thủ tục hành chính là loại hình quy phạm hành chính
có tính công cụ để cho các cơ quan nhà nước có điều kiện thực hiện chức năng của mình Theo cách hiểu mang tính pháp lý thì
"Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu
cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức" Như vậy, có thể hiểu, thủ tục hành chính là trình tự, cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ
7 của cơ quan hành chính và giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân
1.1.3 : Cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông”
1.1.3.1.Khái niệm cơ chế “một cửa”
Trang 13Cơ chế một cửa là cách thức giải quyết công việc của cánhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quanhành chính nhà nước trong việc công khai, hướng dẫn thủ tục hànhchính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tạimột đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hànhchính nhà nước
Theo đó, bộ phận “một cửa” là nơi tiếp xúc đầu tiên của công dân, tổ chức với cơ quan HCNN Bộ phận này có nhiệm vụ tiếp nhận, hướng dẫn người dân đầy đủ các thủ tục cần thiết để giảiquyết công việc, thẩm định tính hợp pháp của hồ sơ sau đó chuyểncho các phòng, ban chuyên môn giải quyết Người dân cũng đến chính nơi mà mình đã nộp hồ sơ để nhận kết quả theo thời gian
quy định 1.1.3.2 Khái niệm cơ chế “một cửa liên thông”
Cơ chế “một cửa liên thông” thực chất là bước phát triển tiếptheo của cơ chế “một cửa” Việc triển khai thực hiện cơ chế “mộtcửa” những năm qua đã thu được những kết quả to lớn, tuy nhiên
cơ chế “một cửa” mới chỉ thực hiện tại một cơ quan hành chính,một cấp hành chính nhất định, chưa tạo sự kết nối liên thông giữacác ngành, các cấp với nhau, người dân khi giải quyết TTHC liênquan tới nhiều ngành, nhiều cấp vẫn phải tự đi đến nhiều cơ quannhà nước khác nhau
1.2 Căn cứ pháp lý
1.2.1 Quan điểm chỉ đạo của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến cải cách thủ tục hành chính theo
cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông”:
Quan điểm của Đảng chỉ đạo công tác cải cách hành chínhnhà nước nói chung và cải cách thủ tục hành chính được thể hiệntrong các Nghị quyết tại các kỳ Đại hội và Hội nghị của Ban Chấphành Trung ương Đảng Văn bản của Đảng mang tính nền tảngđầu tiên chỉ đạo quá trình cải cách hành chính nói chung và thủ tục
Trang 14hành chính nói riêng là Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trungương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VI năm 1986 xác định cơ
bản nội dung của cải cách hành chính là tăng cường bộ máy nhànước từ Trung ương đến địa phương và cơ sở thành một hệ thốngthống nhất, có sự phân định rành mạch, nhiệm vụ, quyền hạn,trách nhiệm từng cấp đồng thời phải phân biệt rõ chức năng
8 quản lý hành chính nhà nước về kinh tế và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh… thực hiện một quy chế làm việc khoa học, có hiệu suất cao
Đảng và Nhà nước đã quyết tâm xây dựng nền hành chính nhà nước hiệu lực, hiệu quả Triển khai thống nhất và nâng cao chất lượng thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước
1.2.2 Phạm vi áp dụng cơ chế“Một cửa”, “Một cửa liên thông”
Công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông Ban hành Quyết định về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chếmột cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở cấp tỉnh,cấp huyện và cấp xã; quy định việc thực hiện cơ chế một cửa, cơchế một cửa liên thông tại các đơn vị sự nghiệp công lập, doanhnghiệp nhà nước trên địa bàn có liên quan đến cá nhân, tổ chức Triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thựchiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; triển khai nhânrộng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại tại Ủy ban nhân dâncấp huyện theo quy định của pháp luật
Bảo đảm việc thực hiện thu phí, lệ phí theo đúng quy định của pháp luật Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chế độ
Trang 15hỗ trợ và công tác phí đối với công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp; quyết định mức thu đối với khoản thu
về phí, lệ phí có trong danh mục thuộc thẩm quyền được phép ban hành của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Như vậy, đối với UBND cấp xã là đơn vị hành chính cấp cơ
sở, gần dân nhất, là nơi trực tiếp hàng giờ, hàng ngày tiếp xúc vàgiải quyết các công việc liên quan đến công dân Vì vậy việc triểnkhai áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông cho thấy sự phùhợp và đúng hướng trong cải cách TTHC, đúng đối tượng và cácthủ tục được giải quyết ngay từ địa bàn dân cư
1.2.3 Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa 1.3 Vai trò và yêu cầu cải cách thủ tục hành chính
theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”
1.3.1 Vai trò cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
“một cửa”, “một cửa liên thông”
Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông là bước đột phá”
trong quá trình cải cách hành chính ở nước ta Nó tạo bước chuyểnbiến đáng kể trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước,tạo sự đồng tình, ủng hộ cao của nhân dân, góp phần
9 nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính, nâng cao nghiệp
vụ, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức Việc thựchiện thì cơ chế một cửa", "một cửa liên thông" đã giảm được phiền
hà cho người dân, thời gian giải quyết hồ sơ hành chính giảm rõrệt
1.3.2 Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
“một cửa”, “một cửa liên thông” là yêu cầu bức thiết của nước
ta trong giai đoạn hiện nay Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên
thông” là giải pháp đổi mới về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến
Trang 16cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân, đồng thời bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch, công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính; loại bỏnhững rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khókhăn cho dân
Cơ chế "một cửa liên thông" là cơ chế giải quyết công việccủa tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơquan hành chính nhà nước từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ,giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộphận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhànước Cơ chế "một cửa liên thông" yêu cầu các cơ quan nhà nước
có trách nhiệm phối hợp việc xử lý hồ sơ, không để tổ chức, côngdân mang hồ sơ đi từ cơ quan này tới cơ quan khác, giúp cơ quanhành chính nhà nước phục vụ tốt hơn cho công dân
10
Tiểu kết chương 1
Tại chương 1, luận văn đã đề cập tới cơ sở lý luận và pháp
lý về cải cách thủ tục hành chính cơ chế "một cửa", "một cửa liênthông" với các nội dung cụ thể: khái niệm cải cách, khái niệm thủtục hành chính, ý nghĩa của thủ tục hành chính, cải cách hànhchính và cải cách thủ tục hành chính, cơ cơ chế "một cửa", "mộtcửa liên thông", lịch sử cải cách theo cơ chế một cửa, quan điểmchỉ đạo mà các văn bản có liên quan đến thực hiện cải cách hànhchính theo cơ chế một cửa của Đảng và Nhà nước, vai trò của cơchế một cửa trong cải cách hành chính, phạm vi áp dụng cơ chế một cửa Như vậy, cải cách thủ tục hành chính là một nội dungquan trọng của cải cách hành chính nhà nước, bao gồm quá trìnhcải biến có kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu hoàn thiện thủ tục hànhchính nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu nền hành chính phục vụ,hiệu lực và hiệu quả Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản