Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM NGỌC TUẤN
ĐỐI CHIẾU KẾT CẤU MỆNH LỆNH
TIẾNG ANH - TIẾNG VIỆT DƯỚI GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI - 2024
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM NGỌC TUẤN
ĐỐI CHIẾU KẾT CẤU MỆNH LỆNH
TIẾNG ANH - TIẾNG VIỆT DƯỚI GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN
Ngành: Ngôn ngữ học So sánh đối chiếu
Mã số: 9222024
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN HỮU HOÀNH PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG SỬU
HÀ NỘI - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi Số liệu
và kết quả nghiên cứu được thống kê, miêu tả, phân tích và trình bày trong luận án chưa từng được công bố Các nguồn tài liệu trong luận án với mục đích tham khảo
và trích dẫn được thực hiện theo quy định về trích dẫn và đăng tải đính kèm danh mục tài liệu phù hợp với quy chế đào tạo tiến sĩ của Học viện KHXH- VHLKHXH Việt Nam
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Phạm Ngọc Tuấn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai thầy: PGS.TS Nguyễn Hữu Hoành và PGS.TS Nguyễn Đăng Sửu đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này
Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô Khoa Văn hoá - Ngôn ngữ học, Học viện KHXH, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ tích cực của Lãnh đạo trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Khoa Ngôn ngữ Anh trong suốt thời gian tôi thực hiện nghiên cứu
Với mọi nỗ lực để hoàn thiện công trình nghiên cứu khoa học của mình, tôi trân trọng và ghi nhận những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các độc giả và tất cả mọi người quan tâm đến luận án này
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Phạm Ngọc Tuấn
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 8
1.1 Các quan điểm và đường hướng tiếp cận kết cấu mệnh lệnh 8
1.1.1 Cú pháp trong kết cấu mệnh lệnh 8
1.1.2 Kết cấu mệnh lệnh trong Ngữ dụng học 12
1.2 Cơ sở lý luận 19
1.2.1 Khung lý thuyết và quan điểm nghiên cứu 19
1.2.2 Kết cấu mệnh lệnh dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận 20
1.2.3 Kết cấu mệnh lệnh trong ngữ pháp Tri nhận (ngữ pháp Kết cấu) 32
1.2.4 Đối chiếu và nguyên tắc đối chiếu 35
1.3 Tiểu kết chương 1 38
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TRI NHẬN TRONG KẾT CẤU MỆNH LỆNH TIẾNG ANH 41
2.1 Thức mệnh lệnh và phương tiện biểu đạt mệnh lệnh phổ biến trong tiếng Anh 41
2.1.1 Dữ liệu 42
2.1.2 Những kết cấu động từ phổ biến trong mệnh lệnh tiếng Anh 45
2.2 Đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh 72
2.2.1 Quan điểm tiếp cận thức trong kết cấu mệnh lệnh 72
2.2.2 Đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh trực tiếp tiếng Anh 75
2.2.3 Đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh gián tiếp tiếng Anh 81
2.3 Cú pháp kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh trong ngữ pháp Tri nhận 87
2.3.1 Tương thích kết cấu trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh 91
2.3.2 Kết cấu bị động trong kết cấu mệnh lệnh 92
2.3.3 Kết cấu mệnh lệnh với kết cấu hoàn thành 95
2.3.4 Kết cấu mệnh lệnh với kết cấu tiếp diễn 97
2.3.5 Tương hợp giữa các kết cấu không phổ biến trong kết cấu mệnh lệnh 98
2.4 Tiểu kết chương 2 100
Trang 6Chương 3: ĐỐI CHIẾU KẾT CẤU MỆNH LỆNH TIẾNG VIỆT DỰA
TRÊN KẾT CẤU MỆNH LỆNH TIẾNG ANH 102
3.1 Dữ liệu 103
3.2 Kết cấu cầu khiến và kết cấu hành động ngôn từ cầu khiến tiếng Việt 104
3.2.1 Quan điểm về lực ngôn trung 106
3.2.2 Các phương tiện biểu đạt cầu khiến phổ biến trong tiếng Việt 111
3.3 Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt dựa trên kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh qua đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng 122
3.3.1 Kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt trong ICM 123
3.3.2 Biểu lực mệnh lệnh trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt 132
3.3.3 Tham thể mệnh lệnh 138
3.3.4 Lược đồ và điển mẫu mệnh lệnh 143
3.3.5 Dị biệt trong đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa, ngữ dụng và cú pháp kết cấu trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh -tiếng Việt 146
3.4 Đối chiếu các kiểu kết cấu tương thích trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt dựa trên cơ sở nguồn: Kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh 147
3.4.1 Bị động trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt 148
3.4.2 Các khả năng tương thích kết cấu mệnh lệnh quy chiếu thời gian 152
3.4.3 Những tổ hợp kết cấu mệnh lệnh ít phổ biến trong hai ngôn ngữ Anh - Việt 158
3.5 Tiểu kết chương 3 160
KẾT LUẬN 163
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 167
TÀI LIỆU THAM KHẢO 168 PHỤ LỤC
Trang 7QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
Ký hiệu
ABC [1,2 ] : Tên tác giả và số thứ tự trong tài liệu tham khảo
(abc) : abc là thông tin giải thích hoặc bổ sung thêm
Chữ viết tắt
A : Action (hành động cần/ được thực hiện trong mệnh lệnh)
Ad : Addressee (tiếp thể / người nhận mệnh lệnh)
Aux : Auxiliary (trợ động từ)
CG :Cognitive /Construction Grammar (Ngữ pháp Tri nhận/ Kết cấu)
CL : Cognitive Linguistics (Ngôn ngữ học Tri nhận)
COCA : The corpus of Contemporary Ameican English (kho ngữ liệu tiếng
Anh-Mỹ đương đại) Com :Complement (bổ ngữ)
FE : Force Exertion (Biểu lực)
H : Hearer (Tiếp thể/ người nghe)
ICM : Idealized Cognitive Models (Mô hình tri nhận ý tưởng hoá)
IFIDS : Illocutionary Force Indicating Divices (Dấu hiệu ngôn hành)
OALD : Oxford Advanced Learner’s Dictionary (Từ điển Oxford)
Obj1/Od : Object 1 (Tân ngữ/bổ ngữ 1/ trực tiếp)
Obj2/ Oi : Object 2 (Tân ngữ/bổ ngữ 2/ gián tiếp)
(PP-by) : Preposition phrase -by (Cụm giới từ với by)
PS : Person Subject (Tham thể)
S : Speaker (Chủ thể/ người nói)
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
A Danh mục bảng
Bảng 1.2.2.3a: Giá trị tham tố biểu lực mệnh lệnh của Pérez Hernandez và Ruiz
de Mendoza (2002) 28
Bảng 1.2.2.3b: Tham thể mệnh lệnh của Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza (2002) 31
Bảng 1.2.4.3: Quy trình thực hiện đối chiếu một chiều kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt 38
Bảng 2.1.1: Tần suất xuất hiện lần lượt của các động từ mệnh lệnh (từ cao xuống thấp và đã được làm tròn số) 44
Bảng 2.2.3.3b Khu biệt giữa kết cấu mệnh lệnh trực tiếp với mệnh lệnh gián tiếp 87
Bảng 2.4.2:Điển mẫu bị động của Langacker (1991a) 93
Bảng 3.2: Kết cấu cầu khiến và hành động ngôn từ cầu khiến 105
Bảng 3.2.2a: Tần suất xuất hiện phương tiện biểu thị cầu khiến phổ biến 112
Bảng 3.3.1: Mô tả tiêu chí khu biệt hai hình thức kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt 130
Bảng 3.3.3: Tương đồng và dị biệt trong đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng trong kết cấu mệnh lệnh Anh -Việt 142
B Danh mục biểu đồ và đồ hoạ
Biểu đồ 2.1.2: Tần suất xuất hiện của các động từ mệnh lệnh
Biểu đồ 2.1.2.1a: Phân bổ let / let's trong 5 tác phẩm
Biểu đồ 2.1.2.1b: Tần suất xuất hiện Let/ let's/ don't let/ question
Biểu đồ 2.1.2.4: Phân bổ kết cấu mệnh lệnh phủ định
Biểu đồ 3.2.2b: Tỷ lệ phân bổ sự xuất hiện nhóm vị từ tình thái, phụ từ tình thái, và tiểu từ tình thái cuối câu
Biểu đồ 3.2.2.1: Tần suất phân bổ sự xuất hiện vị từ/ động từ tình thái cầu khiến Biểu đồ 3.2.2.2: Tỷ lệ xuất hiện của các phụ từ tình thái
Đồ hoạ 1.2.2.2: Lược đồ mệnh lệnh của Langacker (2008)
Đồ hoạ 2.2.2.2: Lược đồ kết cấu mệnh lệnh trực tiếp tiếng Anh
Đồ hoạ 2.2.3.3a: Đặc điểm tri nhận trong lược đồ và điển mẫu kết cấu mệnh lệnh
Trang 9gián tiếp tiếng Anh
Đồ hoạ 3.3: Lược đồ quy trình đối chiếu một chiều
Đồ hoạ 3.3.4.1: Lược đồ kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt
Đồ hoạ 3.3.4.2: Đặc điểm tri nhận trong điển mẫu kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Dù đa dạng về phương pháp nghiên cứu, các đường hướng ngôn ngữ học tiếp cận phạm trù mệnh lệnh chủ yếu: tập trung vào cú pháp theo quan điểm của các nhà Ngữ pháp Tạo sinh; tiếp cận lực ngôn trung dưới góc độ Ngữ dụng học; hoặc, phân tích sự đa dạng yếu tố tham thể: người nói, người nghe, thời gian và cảnh huống phát ngôn theo đường hướng Ngôn ngữ học Chức năng Tuy nhiên, các nghiên cứu
về kết cấu mệnh lệnh/ câu mệnh lệnh/ mệnh đề mệnh lệnh trên thế giới và trong nước vẫn đang ở mức độ khiêm tốn so với tỷ lệ nghiên cứu về các phương diện, khía cạnh khác trong ngôn ngữ, mặc dù, đây là loại hình hành động ngôn từ đa dạng
và phổ biến và có tần suất sử dụng cao gần như ở tất cả các ngôn ngữ Và, các nghiên cứu về phạm trù mệnh lệnh chủ yếu tập trung xử lý về mặt cú pháp trong cấu trúc câu mệnh lệnh, thức mệnh đề mệnh lệnh, v.v; các biến thể cú pháp hình thái xảy ra trong cấu trúc câu mệnh lệnh, thức mệnh lệnh tiếng Anh; hoặc phân tích thống kê từ loại mang ý nghĩa, nét nghĩa mệnh lệnh như trong các nghiên cứu tiếng Việt Phần lớn các đường hướng tiếp cận, phân tích đều dựa trên thao tác nghiên cứu truyền thống: tách rời hoặc thoát ly khỏi ngữ cảnh hành ngôn
Khi bàn đến mẫu câu, ưu thế nổi trội của trường phái tiếp cận ngôn ngữ Chomsky từ cuối những năm 1950 được các nhà nghiên cứu ủng hộ với quan điểm
cho rằng cú pháp (syntax) như là một hệ thống tự trị (autonomous system) Ngữ
pháp, một cách tổng quát và trực ngôn, là sơ đồ tổng hòa các quan hệ giữa các kênh
mã hóa đầu vào - đầu ra trong sự liên kết với các mô đun khác nhau của ngôn ngữ
Kế thừa và phát triển quan điểm này, các đường hướng tiếp cận ngôn ngữ đang chuyển dần sang xu hướng nghiên cứu dựa trên phương thức sử dụng ngôn ngữ trong tình huống hành ngôn cụ thể Tuy nhiên, với quan điểm tiếp cận cấp tiến, hiện đại, lý thuyết Ngôn ngữ học Tri nhận, bên cạnh phủ nhận đặc quyền tự trị của cú
pháp, đề cao vai trò tương tác của các thành phần ngôn ngữ ở cấp độ câu (sentential
levels) như một kết cấu thống nhất chặt chẽ giữa nội dung và hình thức
Đại diện tiêu biểu cho trường phái Ngôn ngữ học Tri nhận (Cognitive
Linguistics -CL) phải kể đến: Lakoff & Johnson [86, 87]; Langacker [88, 89, 90, 91,
92, 93, 94]; Fillmore, Kay & O'Connor [57]; Goldberg [65, 66, 67]; Croft, W &
Cruse, D [47] Với đường hướng tiếp cận ngôn ngữ dựa trên đa dạng ngôn cảnh dữ
liệu (data-rich based), nhiều nhà ngôn ngữ học đương đại bày tỏ sự ủng hộ và thừa
nhận những ảnh hưởng của lý thuyết Ngôn ngữ học Tri nhận (CL) và Ngữ pháp Kết
Trang 11cấu (Construction Grammar-CG) đến những phương diện ngôn ngữ mà yếu tố ngữ
pháp không mang tính tiên quyết Sự khác biệt cơ bản với chủ nghĩa hình thức của Chomsky cho rằng ngữ pháp phổ quát đóng vai trò cốt lõi trong mọi ngôn ngữ, ở chỗ: trường phái Ngôn ngữ học Tri nhận (CL) và Ngữ pháp kết cấu (CG) tiếp cận ngôn ngữ trong mối quan hệ giữa hình thức và ý nghĩa ngôn dụng được ý niệm hoá (tri nhận) dựa trên sự trải nghiệm, nghiệm thân của cá nhân trong những chu cảnh ở từng ngôn ngữ cụ thể, thoát ly tình trạng đóng băng hoặc khuôn mẫu hoá
Từ quan điểm và các bàn luận nêu trên, chúng tôi chọn đề tài Đối chiếu kết
cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận với mục
đích nghiên cứu các đặc điểm tri nhận trong nội hàm kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh
và từ đó làm rõ những tương đồng, dị biệt về đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt Dựa trên 1404 ngữ liệu là các phát ngôn chứa mệnh lệnh trong 10 tác phẩm văn học, điện ảnh đương đại tiếng Anh, tiếng Việt, và một số ngữ liệu có chứa kết cấu mệnh lệnh từ các nguồn online như: các trang báo điện tử, mạng xã hội facebook, các trang dịch thuật phụ đề điện ảnh mở (free), v.v, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đối chiếu một chiều nhằm làm rõ những tương đồng và dị biệt của kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt dựa trên các đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh trong hội thoại giữa hai ngôn ngữ
2 Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu làm sáng tỏ các đặc điểm tri nhận trong nội hàm phạm trù kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh, và từ đó làm cơ sở nguồn trong đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt từ góc độ tiếp cận của các lý thuyết Ngôn ngữ học Tri nhận Nghiên cứu xác định đối tượng là những đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa, ngữ dụng và cú pháp kết cấu (ngữ pháp tri nhận) trong mối quan hệ tương đồng, dị biệt giữa hai kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh -tiếng Việt Những đặc điểm tương đồng, dị biệt trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt được làm rõ qua quy trình thao tác phân tích tích hợp đối chiếu một chiều dựa trên các kết quả thu được từ đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh Do đó, luận án chú trọng phân tích, mô tả, xác lập các tiêu chí trong vai trò là công cụ xác định các đặc điểm tri nhận trong phạm trù kết cấu mệnh lệnh trong ngôn ngữ nguồn (tiếng Anh) và xem xét các tương đồng, dị biệt xuất hiện trong kết cấu mệnh lệnh ở ngôn ngữ đích (tiếng Việt) trong quá trình phân tích tích hợp đối chiếu Để đạt mục đích đặt ra, luận án hướng đến giải quyết các nhiệm vụ cụ thể:
Trang 12Một, chúng tôi thực hiện tổng quan các đường hướng ngôn ngữ học tiếp cận mệnh lệnh, xác lập cơ sở lý thuyết và hệ thống lý luận liên quan đến nội hàm phạm trù kết cấu mệnh lệnh dựa trên các lý thuyết Ngôn ngữ học Tri nhận về cơ chế ý niệm hoá ngữ nghĩa, ngữ dụng và ngữ pháp kết cấu từ lý thuyết lược đồ, điển mẫu
và mô hình tri nhận nhằm xác định các tiêu chí và khu trú các kết cấu mệnh lệnh
Hai, luận án thực hiện phân tích, mô tả, hệ thống các đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng, các kiểu kết cấu trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh từ quan điểm Ngôn ngữ học Tri nhận thông qua ngữ liệu được thống kê và hệ thống các luận cứ
lý thuyết trong vai trò là cơ sở lý luận và công cụ thao tác nghiên cứu, trước khi thực hiện đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng tiếng Việt Đây là nhiệm vụ then chốt phục vụ quy trình thao tác phân tích tích hợp đối chiếu một chiều kết cấu mệnh lệnh hoặc kết cấu tương đương trong ngôn ngữ đích (tiếng Việt) dựa trên cơ sở ngôn ngữ nguồn (là kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh) qua đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng
và ngữ pháp kết cấu
Dựa trên các đặc điểm tri nhận qua các phân tích đối chiếu tích hợp (dựa trên cơ sở nguồn) về tiêu chí biểu lực mệnh lệnh, tham thể mệnh lệnh, các kiểu kết cấu tham gia vào cú trúc kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt, luận án đề xuất lược đồ và điển mẫu về mệnh lệnh tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận, với những tương đương và/hoặc khác biệt trong mối quan hệ đối chiếu với kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh
Nhiệm vụ nghiên cứu được chúng tôi cụ thể hoá qua 03 câu hỏi nghiên cứu như sau:
1 Đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh được thể hiện qua những bình diện nào? Dựa trên các tiêu chí nào?
2 Kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt trong mối quan hệ đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng và ngữ pháp tri nhận dựa trên cơ sở nguồn là đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh có những đặc điểm tri nhận gì?
3 Lược đồ và tiêu chí điển mẫu kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt có đặc điểm gì?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Từ nhiệm vụ đặt ra, luận án xác định đối tượng nghiên cứu là các đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng và ngữ pháp kết cấu trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh qua tình huống hội thoại trong các tác phẩm văn học, điện ảnh Đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh được xem là cơ sở nguồn trước khi thực hiện đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt nhằm làm sáng tỏ các tương đồng và dị
biệt Đối tượng trong nghiên cứu này bao gồm: Những đặc điểm tri nhận trong kết
Trang 13cấu mệnh lệnh trực tiếp và kết cấu mệnh lệnh gián tiếp tiếng Anh - tiếng Việt Các
trường hợp diễn ngôn mệnh lệnh không đáp ứng đầy đủ những tiêu chí được đặt ra trong cơ sở lý thuyết và, hoặc những loại hình, kiểu, dạng tương đồng nhưng không đảm bảo đủ độ minh định về
cảnh huống giao tiếp đều được loại trừ
Phạm vi và dữ liệu nghiên cứu của đề tài bao gồm 939 ngữ liệu có hành ngôn mệnh lệnh tiếng Anh và 465 ngữ liệu có hành ngôn cầu khiến tiếng Việt được thu thập và thống kê qua các tác phẩm văn học, điện ảnh đương đại tiêu biểu, gồm: 05 tác phẩm văn học, điện ảnh tiếng Anh và 05 tác phẩm văn học Việt Nam Đồng thời, một số ngữ liệu chứa kết cấu mệnh lệnh minh hoạ hoặc được sử dụng như vai trò đối chứng có nguồn tham khảo được trích dẫn từ các bài viết trong báo điện tử (online), mạng xã hội facebook, trang biên dịch phụ đề online http://www.opensubtitles.org và/ hoặc từ kho tài liệu điện tử COCA (Corpus of Contemporary American English), v.v
4 Phương pháp nghiên cứu của luận án
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận án sử dụng những phương pháp chủ yếu sau:
i.Phương pháp phân tích - mô tả, là phương pháp chủ đạo được sử dụng xuyên
suốt nhằm miêu tả, phân tích các đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ dụng và các kiểu kết cấu mệnh lệnh trong cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
ii.Phương pháp đối chiếu, được sử dụng trong chương 2 và 3 với mục đích:
Xây dựng cơ sở ngôn ngữ nguồn (trong chương 2) và các khía cạnh, đặc điểm đối chiếu ở ngôn ngữ đích (trong chương 3)
Đối chiếu làm rõ sự giống và khác nhau giữa các đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng và các kiểu loại kết cấu cấp độ từ và mệnh đề trong kết cấu mệnh lệnh (trực tiếp và gián tiếp) tiếng Việt dựa trên cơ sở nguồn là kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh, đặc biệt, làm rõ nét tương đồng và khác biệt về đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng trong kết cấu mệnh lệnh của hai ngôn ngữ dựa trên nguyên lý lược
đồ và điển mẫu kết cấu mệnh lệnh được xác lập Các thủ pháp căn yếu được áp dụng, bao gồm:
-Thủ pháp thống kê được sử dụng để tìm hiểu số lượng, tần suất xuất hiện kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh cũng như tiếng Việt trong các tình huống giao tiếp (qua các tác phẩm văn học, điện ảnh, và các nguồn ngữ liệu online khác) Kết quả định tính/ định lượng từ nguồn dữ liệu của luận án là cơ sở thực tiễn cho các vấn đề nghiên cứu đặt ra trong phân tích đặc trưng tri nhận của ngữ nghĩa, ngữ dụng và kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh -tiếng Việt
Trang 14-Thủ pháp phân tích đối lập và loại suy trong lược đồ và điển mẫu mệnh lệnh được vận dụng để xem xét các tham tố bắt buộc và không bắt buộc đối với các tiêu chí xác định biểu lực trong kết cấu mệnh lệnh;
-Thủ pháp mô hình hoá và phân tích cảnh huống ngôn từ được luận án sử dụng để xem xét tư cách mệnh lệnh vào khả năng kết hợp với những yếu tố ngoại vi
và mức độ biểu lực (trừu tượng) của một phát ngôn chứa hành động ngôn từ mệnh lệnh cụ thể
-Thủ pháp nghiên cứu liên ngôn/ xuyên ngôn được sử dụng với mục đích kết hợp các lý thuyết và phương pháp luận từ các đường hướng ngôn ngữ học trong phân tích, mô hình hoá cú pháp, phân loại chức năng, xác lập tiêu chí mệnh lệnh và khu trú các kiểu loại mệnh lệnh qua hành động ngôn từ cầu khiến, ngữ dụng mệnh lệnh nhằm phạm trù hoá mệnh lệnh như một kết cấu diễn ngôn độc lập Trong nghiên cứu này, các
lý thuyết Ngôn ngữ học Tri nhận đóng vai trò là cứ luận cốt lõi, được vận dụng và áp dụng nhất quán và xuyên suốt; ngoài ra, kết cấu mệnh lệnh được tiếp cận, mô tả và phân tích dựa trên quan điểm và lý thuyết của nhiều trường phái ngôn ngữ học khác nhau như
là cơ sở lý luận trên hai phương diện lý thuyết và ứng dụng bao gồm: ngữ pháp chức năng hệ thống, ngữ dụng học, ngôn ngữ học xuyên ngôn, v.v
5 Đóng góp của nghiên cứu
Nhiều nghiên cứu về mệnh lệnh, cầu khiến, hành động ngôn từ cầu khiến, câu cầu khiến ở cả tiếng Anh và tiếng Việt được thực hiện góp phần củng cố cơ sở
lý luận cũng như thực tiễn về phạm trù diễn ngôn mệnh lệnh, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào thực hiện tiếp cận và đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh - tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, luận án xác lập cơ sở lý luận và hệ thống hoá các luận cứ lý thuyết Ngôn ngữ học Tri nhận về kết cấu mệnh lệnh trong đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh - tiếng Việt qua đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa, ngữ dụng và cú pháp kết cấu Luận án xác lập các tiêu chí biểu lực tri nhận mệnh lệnh qua lược đồ và điển mẫu kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt trong sự tương đồng và dị biệt với kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh Ngoài ra, kết quả của luận án góp phần củng cố ưu thế nổi trội của Ngôn ngữ học Tri nhận từ góc nhìn và đường hướng tiếp cận hiện đại trong việc luận giải các phạm trù, khía cạnh ngôn ngữ hiện đại
6 Ý nghĩa của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án làm rõ các đặc trưng tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh Thông qua nghiên cứu kết cấu mệnh lệnh, luận án xác lập cơ sở lý thuyết và làm rõ sự khác biệt ngữ nghĩa- ngữ dụng tri nhận và các kiểu kết cấu trong kết cấu mệnh lệnh giữa hai ngôn ngữ trong tình huống giao tiếp nảy sinh
Trang 15mệnh lệnh qua các tiêu chí tri nhận định lượng và định tính Bên cạnh đó, các giá trị
và ý nghĩa đối chiếu củng cố cơ sở khoa học về tính mới và phù hợp của Ngôn ngữ học Tri nhận trong sự đề cao đường hướng tiếp cận ý nghĩa biểu đạt và mối quan hệ của các tham thể dụng ngôn hơn là tập trung phân tích các mô hình/ biểu thức ngôn ngữ, đặc biệt là các tiêu chí tri nhận trừu tượng (ý niệm) ẩn trong vỏ ngôn ngữ, ngôn liệu qua thực tế sử dụng
Về thực tiễn, kết quả của luận án là nguồn tư liệu tham khảo trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học, cụ thể là nghiên cứu về Ngôn ngữ học Tri nhận, kết cấu ngữ pháp và ngữ nghĩa, ngữ dụng được tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh Ngoài ra, luận án cũng có thể được xem như một đóng góp vào khả năng ứng dụng Ngôn ngữ học Tri nhận trong bối cảnh đổi mới dạy và học ngoại ngữ hiện nay: phát huy năng lực sử dụng ngôn ngữ/ ngoại ngữ của người học, hình thành ý niệm mới (ở ngôn ngữ đích) thông qua các hoạt động/ tình huống giao tiếp tri nhận và hoạt động trải nghiệm của bản thân Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu có thể trở thành nguồn lý thuyết tham khảo hữu ích trong lý luận biên dịch, phiên dịch, chuyển ngữ và các hoạt động diễn ngôn văn học từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại
7 Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Bảng biểu và Phụ lục, luận án được cấu trúc thành ba chương:
Trong chương này, chúng tôi trình bày các đường hướng Ngôn ngữ học tiếp cận, nghiên cứu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh và tiếng Việt Đồng thời, xác lập hệ thống cơ sở lý thuyết và các luận cứ khoa học về tiếp cận kết cấu mệnh lệnh tiếng
Anh dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận
Dựa trên nguyên tắc đối chiếu một chiều được xác lập trong cơ sở lý thuyết, kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh được xem là cơ sở (ngôn ngữ) nguồn trong đối chiếu Chương 2, dựa trên cơ sở là kết quả ngữ liệu thống kê, các cứ luận lý thuyết kết hợp với một số đường hướng tiếp cận xuyên ngôn, thể hiện toàn bộ thao tác phân tích,
mô tả đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa, ngữ dụng và cú pháp kết cấu mệnh lệnh, khu biệt kết cấu mệnh lệnh gián tiếp dựa trên lý thuyết mô hình tri nhận ý tưởng hoá (ICM) với kết cấu mệnh lệnh trực tiếp trong tiếng Anh Từ kết quả đó, chúng tôi thực hiện phân tích định lượng và định tính các tiêu chí biểu lực và các kiểu kết cấu trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh nhằm giải đáp các đặc điểm tri nhận qua lược đồ
và điển mẫu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh trong vai trò là ngôn ngữ nguồn của đối chiếu một chiều
Trang 16Chương 3: ĐỐI CHIẾU KẾT CẤU MỆNH LỆNH TIẾNG VIỆT DỰA TRÊN KẾT CẤU MỆNH LỆNH TIẾNG ANH
Trong chương này, chúng tôi thực hiện phân tích, mô tả và khu trú kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt dựa trên cơ sở là ngữ liệu được thu thập thống kê từ 05 tác phẩm văn học, điện ảnh Việt Nam và, với, hoặc một số ngữ liệu chứa kết cấu mệnh lệnh minh hoạ hoặc được sử dụng như vai trò đối chứng có nguồn tham khảo được trích dẫn từ các bài viết trong báo điện tử (online) mạng xã hội facebook, trang biên dịch phụ đề online http://www.opensubtitles.org và/ hoặc từ kho tài liệu điện tử COCA (Corpus of Contemporary American English), v.v
Để thực hiện nhiệm vụ đối chiếu, chương 3 của luận án thực hiện mô tả, phân tích tích hợp đối chiếu một chiều kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt dựa trên ngôn ngữ nguồn là kết quả trong chương 2: các đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa, ngữ dụng
và ngữ pháp kết cấu trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh Từ kết quả đó, xây dựng và xác lập lược đồ và điển mẫu của kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt trong mối quan hệ tương đồng và dị biệt với kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh
Kết luận của luận án là sự tổng hợp các kết quả nghiên cứu nhằm chứng minh, giải thích, phản biện, trả lời câu hỏi nghiên cứu và đi đến kết luận dựa trên mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu đặt ra Bên cạnh những kết quả đạt được, phần kết luận, trong mức độ hạn chế nhất định về mặt chủ quan và khách quan, nêu ra những vấn đề nghiên cứu còn để ngỏ, chưa được tiếp cận và gợi mở hướng nghiên cứu mới
Phần cuối cùng của luận án bao gồm các danh mục tài liệu tham khảo và nguồn tư liệu trích dẫn, các phụ lục về tài liệu phục vụ thu thập ngữ liệu tiếng Anh
và tiếng Việt được sử dụng trong luận án
Trang 17Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Các quan điểm và đường hướng tiếp cận kết cấu mệnh lệnh
1.1.1 Cú pháp trong kết cấu mệnh lệnh
Sadock và Zwicky [120] phân loại kết cấu mệnh đề mệnh lệnh là một loại câu cơ bản cùng với câu trần thuật và nghi vấn, được khu biệt với nhau dựa trên tiêu
chí chức năng giao tiếp như: mệnh lệnh (orders), trần thuật (statements), câu hỏi
(questions) Về mặt cú pháp, kết cấu mệnh lệnh không cần thể hiện một chủ thể
tường định như trong ví dụ: “Go!” khi so sánh với loại câu hỏi - biểu thị qua mối quan hệ đảo ngữ giữa chủ ngữ như trong “Are you a teacher?” hoặc như “Do you
like it?” Những câu hỏi có từ hỏi bắt đầu bằng WH (where, when, what…) trong
tiếng Anh, thường có sự di chuyển của đại từ nghi vấn đến vị trí đầu câu cùng với
trợ động từ (auxiliary), ngoại trừ trường hợp câu hỏi láy (echo-question), các đại từ
nghi vấn bắt đầu với WH không di chuyển lên đầu câu như: You love who? Vai trò đảo ngữ giữa chủ ngữ với động từ/ trợ động từ không xuất hiện trong câu trần thuật,
và chủ ngữ trong hầu hết các trường hợp được diễn đạt một cách bắt buộc, chẳng hạn như: “His dad watched a film.”, nhờ những khác biệt về hình thái cú pháp này,
các kiểu câu cơ bản trong tiếng Anh được nhận biết và xác định dễ dàng
Đặc trưng cơ bản và khu biệt của kết cấu mệnh đề mệnh lệnh được xác định dựa trên tổ hợp các đặc tính cú pháp luôn là một thách thức với các nhà lý thuyết ngôn ngữ, đặc biệt là các nhà nghiên cứu tiếp cận phạm trù mệnh lệnh tiếng Anh dưới góc độ lý thuyết Tạo sinh của Chomsky [35] Rất nhiều quan điểm nhìn nhận rằng kết cấu mệnh đề mệnh lệnh bao gồm sự hiện diện đa dạng của chủ thể/ chủ ngữ và vai trò của các yếu tố phủ định Điều khiến các thuộc tính của mệnh lệnh trở nên đặc biệt khó hiểu được nhìn nhận trong sự không thống nhất và thậm chí hơi mâu thuẫn, không những ngay cả trong nội hàm- sự đa dạng về cấu trúc kết cấu mệnh lệnh, mà còn ở ngoại diên khi so sánh với các đặc điểm cú pháp của các kiểu kết cấu mệnh đề khác trong tiếng Anh Khi áp dụng
mô hình Thể (Aspects model) của Chomsky [36]; Katz và Potstal [81]; Culicover [49];
Stockwell và cộng sự [131], những đại diện tiêu biểu trong số những nhà lý thuyết ngôn ngữ học hiện đại cho rằng phương án khả dĩ khu biệt kết cấu mệnh đề mệnh lệnh từ các kết cấu cú pháp cơ bản dựa trên quy tắc loại bỏ chủ ngữ You' và đảo ngữ trợ động từ với chủ ngữ mệnh lệnh
Trang 18Sau khi nghiên cứu và phân tích các dữ liệu dựa trên các luận thuyết theo quan điểm Chomsky, Laura [95] với trọng tâm nghiên cứu là các thuộc tính kết cấu
cú pháp mệnh lệnh tiếng Anh, đúc kết như sau:
a.Các kết cấu cú pháp mệnh lệnh trong tiếng Anh mang đặc điểm cơ bản đầu tiên
dựa trên sự triệt tiêu về thì (tense), và do đó, cũng không thể hiện các chỉ dấu về sự
tương hợp giữa chủ ngữ và động từ hay sự tương phản về mặt hình thái học: Không
có sự thay đổi về hình thái ở động từ trong mối quan hệ với thì, số - số ít số nhiều của chủ ngữ, v.v Về mặt cấu trúc, kiểu loại này tương đồng với kết cấu mệnh đề
không hạn định (infinite) nhưng khác với kết cấu mệnh đề trần thuật hạn định, như
trong:
(You) stay / *stayed there!
We would like [you to stay / *stayed there]
You usually stay / stayed there
b.Một thuộc tính khác của kết cấu cú pháp mệnh lệnh thể hiện sự triệt thoái chức
năng trợ động từ tình thái, điều này có nghĩa là, động từ khiếm khuyết/ tình thái
(modals) tiếng Anh không có hình thức không hạn định và thường được coi là các
thành tố hữu hạn tự thân như cách Roberts [117]; Pollock [112] luận giải và phân tích, chẳng hạn như:
*(You) must / can / may leave!
*We would like [you to must / can / may leave]
You must / can / may leave
c.Không chỉ thiếu các phương thức hình thái đặc tả về thì (tense)- đặc trưng của kết
cấu cú pháp mệnh đề hạn định, kết cấu mệnh lệnh còn thể hiện sự khuyết thiếu các
yếu tố liên quan đến động từ nguyên thể- nguyên mẫu (Infinitives) Ngược lại, các
nguyên thể như trong: We would like [you to go away] có tiểu từ TO- theo quy chuẩn của Chomsky [37]; Stowell [132] luật hóa khi quy ước tiêu chí xác định hạn
định (finite)
d.Các kết cấu mệnh lệnh không có dấu hiệu rõ ràng mối quan hệ tương hợp chủ -vị,
như: (You) be quiet! cho thấy rằng các động từ có hình thái gốc (root), giống như
trong các động từ nguyên thể
e.Trong kết cấu mệnh lệnh, trợ động từ biểu thể (aspect) HAVE và BE có thể được
sử dụng nhưng trợ động từ DO chiếm ưu thế hơn ngay cả trong hình thức phủ định
f.Trong kết cấu mệnh lệnh, tân ngữ/ bổ ngữ không tường minh hoặc ngầm định, ví dụ:
Trang 19Hand over your driving licence!
The judge said [(*that/*for) hand over my driving licence!]
The judge said [(that) I should hand over my driving licence]
The judge said [(to/for me) to hand over my driving licence]
Ngoài ra, đặc điểm dễ nhận thấy của kết cấu mệnh lệnh thể hiện ở sự triệt tiêu chủ ngữ, ví dụ: be quiet! một phần do phạm vi từ vựng về chủ ngữ được sử dụng trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh bị hạn chế, ngoài sự phổ biến của đại từ nhân xưng ngôi thứ hai Các chủ thể khác có thể bao gồm tân/ bổ ngữ trực tiếp và các đại từ là tân ngữ ngôi thứ ba không xác định Các ví dụ: You behaved yourself *You said
[John behaved yourself]; Behave yourself; Don’t hurt each other! cho thấy rằng
mệnh lệnh thức rõ ràng "không có chủ ngữ" nhưng ẩn chứa một số chủ thể, vì đại từ phản thân và đối ứng thường được các yếu tố tiền định gắn kết trong cùng một miền
quy chiếu theo nguyên tắc A của lý thuyết ràng buộc (Principle A of Binding
Theory) mà Chomsky [37] đưa ra
g.Một số nghiên cứu gần đây vẫn theo xu hướng sử dụng các giả thuyết được thiết
lập chặt chẽ về trường hợp đảo ngữ của câu hỏi để làm cơ sở phân tích, qua đó, đã
đi đến lập luận rằng các phương thức biểu đạt khác nhau của kết cấu mệnh đề mệnh lệnh có mối quan hệ đặc trưng với DO/ DONOT Beukema và Coopmans [25]; Zanuttini [141] thừa nhận DO/ DONOT như một kết cấu cú pháp Tuy nhiên, quan điểm nhìn nhận về mệnh lệnh thức trong tiếng Anh, theo Zhang [142], hình thức của DO/ DONOT không phải là đặc trưng của trợ từ mà hàm chỉ như một tiểu từ trong kết cấu mệnh lệnh phủ định
Dù theo bất kỳ lý thuyết ngôn ngữ nào, phần đa những nghiên cứu đương đại -từ sau 1990 đến nay, trên thế giới chuyển dịch thuật ngữ “Imperative” khá đa dạng: pham trù mệnh lệnh, mệnh đề mệnh lệnh, mệnh lệnh thức, câu mệnh lệnh, hình thức mệnh lệnh, v.v Thậm chí, trong cùng một nghiên cứu cũng nảy sinh số lượng phong phú về cách thuật ngữ “imperative” được hiểu theo xu hướng được biện giải dựa trên quan điểm của tác giả, và cách thức hay dạng thức của “Imperative” cũng
từ đó xuất hiện Thuật ngữ Mệnh lệnh thức -Thức mệnh lệnh dường như xuất hiện ở Việt Nam khi trào lưu dạy và học tiếng Anh trở nên phổ biến từ thập niên 1990 và được ưa dùng trong các giáo trình dịch từ tiếng Anh hơn là cách gọi câu cầu khiến như trong các tài liệu ngữ pháp chính thống được chuyển dịch sang tiếng Việt Tranh luận về khái niệm thuật ngữ này cũng được đánh giá là gay gắt, thậm chí đối
Trang 20đầu và nhờ đó, làm nảy sinh nhiều đường hướng nghiên cứu mới đi vào từng cấp
độ, bình diện ngôn ngữ của phạm trù kết cấu mệnh lệnh Các nhà Việt ngữ học theo đường hướng ngữ pháp truyền thống trong đó có các đại biểu như Lê Văn Lý [15]; Nguyễn Kim Thản [19]; Hoàng Trọng Phiến [17] đã bàn luận và phân chia các dạng thức của câu theo hai tiêu chí cơ bản: cấu trúc cú pháp và mục đích phát ngôn Xét
về mặt lịch sử, các đường hướng tiếp cận câu cầu khiến tiếng Việt dường như chưa
đề cập đến lớp từ mang ý nghĩa cầu khiến Nguyễn Kim Thản [19] với quan điểm cho rằng nên xếp động từ/vị từ theo tiêu chí xếp loại -chứa đựng ý nghĩa yêu cầu, đề nghị, hoặc gửi mệnh lệnh đến người nghe nhằm thực hiện một mong muốn của người nói, đã phần nào phản ánh nội hàm khái niệm về câu cầu khiến được dùng để
ra lệnh, yêu cầu hay một lời đề nghị Trong các nghiên cứu cấu trúc cú pháp, Lê Văn Lý [15] tập trung phân tích, tổng hợp và đề ra các tiêu chí và dạng thức để khảo sát các mức độ nhận diện hình thức câu và cú Đáng chú ý, ông đưa ra thuật
ngữ câu khuyến lệnh được Bùi Đức Tịnh [21] ủng hộ với quan điểm “dùng để bộc
lộ ý muốn của mình” Hoàng Trọng Phiến [17] cho rằng ngoài những phương tiện
hư từ và ngữ điệu, cầu khiến là ý muốn của chủ thể phát ngôn và yêu cầu người nghe đáp lại bằng hành động thông qua việc sử dụng các thực từ mang ý nghĩa cầu
khiến: cấm, không được, mời, cho phép, v.v và không chứa đựng chỉ dấu ngữ pháp
nào cần phải lưu tâm Cùng cách nhìn nhận đó, Diệp Quang Ban [2] đã góp thêm
mời, sai, khuyên, bảo, vào nhóm tiểu loại động từ cầu khiến, và mới hơn, Chu Thị
Thủy An [1] đưa ra kết luận: “Một câu ngôn hành có vị ngữ là một động từ có ý
nghĩa cầu khiến sẽ trở thành một câu cầu khiến” và phân chia 13 động từ mang ý
nghĩa cầu khiến: cấm, cho, cho phép, đề nghị, khuyên, nhờ, mời, lạy, ra lệnh, van,
xin, xin phép, yêu cầu Quan điểm nhìn nhận vai trò vị từ kiểu dạng này đã có bước
tiến xa thêm với Nguyễn Thị Lương [14] chỉ ra 32 động từ biểu thị hành động cầu
khiến trong tiếng Việt: yêu cầu, ra lệnh, hạ lệnh, lệnh, chỉ thị, đề nghị, kiến nghị,
chỉ định, phân công, phái, cấm, nghiêm cấm, buộc, bắt, cấm chỉ, xin phép, can, bảo, cử, khuyên, mời, xin, cầu, cầu xin, cầu mong, năn nỉ, nài nỉ, nài xin, van, van nài, van xin, nhờ Động từ và tính từ tiếng Việt trong ngữ pháp truyền thống là hai trong
số những lớp từ loại, bên cạnh những lớp từ loại khác, có thể đảm nhiệm chức năng
vị ngữ trong câu Từ kết quả đó, khi phân loại, Nguyễn Thị Quy [18], được nhiều nhà Việt ngữ học ủng hộ xếp vị từ cầu khiến vào nhóm vị từ hành động có khả năng tham gia kết cấu cầu khiến trong một phát ngôn Trong tiếng Việt, khi phân loại câu
Trang 21theo mục đích, đối với dạy và học chính quy trong nhà trường phổ thông, giáo viên môn Ngữ Văn sẽ tập trung vào câu trần thuật, cầu khiến, cảm thán và nghi vấn như một cách xác quyết về phân loại câu tiếng Việt đương đại Tuy nhiên, Nguyễn Kim Thản [19]; Hoàng Trọng Phiến [17]; Diệp Quang Ban [3] đều có chung quan điểm khi cho rằng, ở một mức độ nào đó, dạng thức câu cầu khiến vẫn tiềm ẩn những tranh luận về mục đích và hình thức phát ngôn
1.1.2 Kết cấu mệnh lệnh trong Ngữ dụng học
Ngôn ngữ học Xuyên ngôn (Crosslinguistics) cho rằng, hình thức/ phương
thức mệnh lệnh có thể được nhận diện dựa vào chức năng giao tiếp, tường minh và
rộng hơn, đó là hành động ngôn từ (speech acts) của lệnh, mệnh lệnh, yêu cầu và lời
khẩn cầu Hãy xem xét minh họa sau:
a, Children play outside b Do children play outside? c Play outside, children!
Việc phận định rạch ròi về hình thức của a, b, và c trong chức năng trần thuật, nghi vấn và mệnh lệnh (declarative, interrogative and imperative) hoàn toàn đơn giản dựa trên quan điểm của Sadock và Zwicky [120] khi đưa ra định nghĩa khái niệm kiểu câu trước hết là sự trùng hợp giữa cấu trúc ngữ pháp và cách sử dụng đàm thoại thông thường; bởi lẽ, các kiểu câu của một ngôn ngữ tạo thành một
hệ thống, theo ít nhất hai nghĩa: có các bộ của các câu tương ứng, các thành phần của chúng chỉ khác nhau ở các loại khác nhau và thứ hai, các loại loại trừ lẫn nhau, không có câu nào đồng thời thuộc hai loại khác nhau Theo quan điểm này, hai câu khác nhau về chức năng tạo ra hai kiểu câu khác nhau nếu và chỉ khi, chúng thể hiện sự khác biệt về hình thái cú pháp tương quan với sự khác biệt về chức năng đó Như vậy, có thể nói a, b, và c -ở mức độ nào đó, có hình thức khu biệt về dạng thức trần thuật, nghi vấn với mệnh lệnh, và chức năng điển hình biểu đạt một thông tin, đặt câu hỏi và đưa ra một yêu cầu hoặc mệnh lệnh, và ngoài những điểm khác biệt này, các minh hoạ a, b, và c, theo một nghĩa rất mơ hồ, "nói về" những đứa trẻ chơi bên ngoài
Hơn nữa, trong tiếng Anh, cùng một dạng thức, rất hiếm gặp câu có nhiều hơn một chức năng, chẳng hạn vừa trần thuật vừa hỏi hoặc vừa hỏi vừa mệnh lệnh như Breu [33] dẫn chứng trong tiếng Albania Trong một số ngôn ngữ, không có kiểu câu cụ thể nào có chức năng điển mẫu, ví dụ, điều ước có thể được diễn đạt bằng các phương tiện cấu trúc cũng cho phép thực hiện mệnh lệnh/mệnh lệnh thức hoặc biểu đạt mệnh đề giả định (subjunctive) Chẳng hạn, trong ngữ liệu với 319
Trang 22ngôn ngữ của Dobrushina và cộng sự [55], 271 ngôn ngữ được cho là không có lựa
chọn tùy biến Trong tiếng Anh, các cảnh báo (warning) được thực hiện bằng cách
sử dụng cấu trúc trần thuật hoặc mệnh lệnh: a.You’d better be careful b.Watch your wallet! Trong các ngôn ngữ được Golovko [68] khảo sát, kết quả chỉ ra rằng
có tồn tại hình thức 'phòng vệ/ phòng ngừa (preventive)', nằm trong chỉ dấu cảnh
báo về hình thái, và đưa dẫn chứng ở tiếng Aleut (họ Eskimo -Aleut), ngôi thứ hai
có dấu hiệu hình thái 'phòng ngừa/ ngăn chặn/ cảnh báo', khác với các hình thức mệnh lệnh hoặc mệnh lệnh phủ định/ cấm
Trong phạm trù Thức (mood), có ba kiểu hành vi ngôn từ (speech acts), trong
đó hình thức của một câu trần thuật là thông/ khai báo, dạng thức câu hỏi là nghi vấn và chỉ lệnh- một câu nói có chức năng là yêu cầu ai đó làm điều gì đó - ứng với mệnh lệnh thức, mà Xrakovskij [140]; Jary và Kissine [78] cho rằng cũng giống như những câu mang hàm ý (ẩn) nghi vấn nhưng không trong dạng thức câu hỏi,
người ta có thể diễn đạt một chỉ lệnh (command) mà không cần sử dụng dạng thức
mệnh lệnh chuẩn tắc Về lý thuyết, không có giới hạn nào trong việc sử dụng phương tiện ngôn ngữ để yêu cầu người khác thực hiện một hành vi tương ứng, tuy nhiên, trong thực tế của các cộng đồng ngôn ngữ thì không hẳn như vậy: ở các ngôn ngữ khác nhau, Clark, H [43] cho rằng, các cộng động khác nhau (cùng ngôn ngữ)
sử dụng các cấu trúc quy ước không tương đồng về chỉ lệnh, yêu cầu và huấn lệnh Một chỉ lệnh có thể được diễn đạt mà không cần sử dụng ngôn ngữ, có thể thông qua một cái nhìn, một cử chỉ hoặc thậm chí một bức ảnh cũng dẫn dến kết quả hành động cần thực hiện được thực thi Chiến lược chỉ lệnh bằng hình ảnh có thể chứa các lệnh cấm (hoặc quyền) rõ ràng, ví dụ: hình ảnh điện thoại di động có đường kẻ ngang là lệnh thông thường không được sử dụng thiết bị -màu đỏ của đường kẻ là một dấu hiệu bổ sung có nghĩa là "đừng làm điều đó", hoặc người Ambonwari ở khu vực Sepik của New Guinea sử dụng 'vật cấm thị giác', dưới dạng lá buộc quanh thân cây, như một phương cách bảo vệ cây dừa và cây trầu của họ Trong nhiều ngôn ngữ, mệnh lệnh thức được phân biệt rõ ràng với các loại mệnh đề khác về đặc tính ngữ pháp của chúng, như Jakobson [76] lập luận, thức mệnh lệnh rõ ràng tách biệt với thức trần thuật và thức nghi vấn và, thức mệnh lệnh là cách phổ biến nhất
để diễn đạt các chỉ lệnh (command), và vô số ý nghĩa liên quan ở các ngôn ngữ trên thế giới Khi so sánh mệnh lệnh (imperative) với chỉ lệnh (command), Alexandra
[23] đưa ra nhận xét rằng, mệnh lệnh, dù ở vai trò tính từ hay danh từ, đều mang
Trang 23nghĩa như nhau, liên quan đến mệnh lệnh thức ít nhất là về mặt hành ngôn với hàm
ý mong muốn người nào đó thực hiện một việc gì đó, có thể là bắt buộc, cấm đoán,
ngăn ngừa và thậm chí là một chỉ lệnh (command) Giả dụ với a.Go out! và b why don’t you go out?, rõ ràng rằng, (a) có hình thức mệnh lệnh (imparetive) và (b) cũng
có thể là một mệnh lệnh hoặc yêu cầu mà không cần hình thức mệnh lệnh và yếu tố nào chi phối những ý nghĩa đó nếu không phải là hành động mong muốn của các tham thể giao tiếp? Mệnh lệnh thức được sử dụng phổ biến trong các cảnh ngôn:
cầu xin (Let me take some water?), yêu cầu (Open your books.), lời khuyên (Drink
more water.), hướng dẫn (Make sure you turn off the power before open the cover.),
lời mời (Meet my dad?) và trong cách thể hiện các nguyên tắc của cuộc sống thường nhật (Play hard, work hard) Tuy nhiên, một lập luận rất thú vị của Bo ̈rjars
và Burridge [29] thông qua ví dụ minh họa: Yule be sorry! Be well on the way to going completely insane weeks beforehand Act like an idiot at the Christmas party Try to reassure yourself that one day, some of the people you work with might consider speaking to you again Go berserk on your creditcard(s) Get yourself ridiculously in debt Take every available opportunity to eat like a pig Put on five
kilos you will never lose (Yule, (rồi cậu sẽ) hối tiếc! Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng cho
mấy tuần dở hơi sắp tới nhé Hãy thể hiện sự ngu ngốc (của cậu) trong bữa tiệc Giáng sinh đi nhé Cố gắng mà trấn an bản thân đi, vì sẽ có ngày lũ đồng nghiệp phải đắn đo khi bắt chuyện lại với cậu đấy Đi mà xõa với đám thẻ nợ đi Tự mà mắc nợ theo cách dớ dẩn nhất đi Tận dụng mọi cơ hội mà ăn như một con lợn đi Thêm có mỗi năm kg nên cậu không cần phải lo giảm cân làm gì.) để chỉ ra các kiểu
loại của mệnh lệnh như mệnh lệnh (mang tính) hoạt kê, những lời cảnh báo, và quan trọng là những chỉ dẫn về những gì Yule có thể muốn tránh vào dịp Giáng sinh Ngoài ra, ý nghĩa mệnh lệnh có thể đề cập đến các điều kiện, lời đe dọa và tối hậu thư: Buy from that shop and you will regret it, or Be quiet or I’ll kick you! Say Take care!; và Bo ̈rjars và Burridge [39] cho rằng đây không phải là lệnh mà là những phương thức/ biểu thức ngôn ngữ giao tiếp thông thường, một phần, vốn có sẵn trong kho ngôn ngữ của con người Bloomfield [28] khẳng định những khái quát hữu ích duy nhất về ngôn ngữ là những khái quát quy nạp- dựa trên sự kiện chứ không phải giả định và điều này có vẻ cũng phù hợp với lý thuyết về hành vi lời nói được phát triển bởi Searle [123, 124, 125, 126, 127]; Matthews [101]; Cruse, A [48] Các mệnh lệnh dường như thiếu sự phân biệt tinh tế giữa các yếu tố thì, thể-
Trang 24khía cạnh và tình thái biểu thị, những yếu tố tạo nên sự phong phú trong các trần thuật và câu hỏi và, nhiều ngôn ngữ châu Âu, mệnh lệnh có ít phạm trù hơn thức
(mood)
Tất cả động từ và vị ngữ đều có thể được sử dụng trong một kết cấu mệnh lệnh, có thể không phải là trường hợp bắt buộc và, các kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh thường có thể được thành lập dựa trên hình thức động từ và một vài động từ nội
động (intransitive), chẳng hạn, Whaley [138] minh họa: Melt! được coi là ngữ
dụng bất thường của mệnh lệnh Tuy nhiên, trong những bối cảnh giao tiếp cụ thể, những mệnh lệnh như vậy là hoàn toàn có thể hữu dựng khi trong cảnh huống ngôn
từ một người đầu bếp thiếu kiên nhẫn đứng bên nồi sô cô la đông cứng và nói:
Melt! (Tan hộ cái!) như một hành động ngôn cầu khiến từ mặc dù sự thật là không
thể thay đổi hành vi của sô cô la Từ minh hoạ trên, các nhà nghiên cứu đặt ra câu hỏi là làm thế nào để xác định một tiếp thể trong kết cấu mệnh lệnh Đây cũng là một vấn đề được tranh luận trong nhiều ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Anh, đặc biệt, đối với thức mệnh lệnh tiếng Anh mà theo Whaley [138], là dạng đơn giản nhất trong ngôn ngữ
Trong nhiều ngôn ngữ, một tập hợp các biểu thức mệnh lệnh hướng đến YOU-tân ngữ nhân xưng ngôi thứ 2 trong tiếng Anh bị giới hạn trong hành động ngôn từ, mặc dầu người nhận luôn là trọng tâm hướng đến của mệnh lệnh Theo truyền thống, đây là quan điểm phổ biến như kết luận của Lyons [99] đúc kết, được ngầm hiểu trong chính khái niệm mệnh lệnh và cầu khiến rằng, mệnh lệnh hoặc cầu khiến được gửi đến người được mong đợi hoặc bắt buộc thực hiện Và, những kết cấu mệnh lệnh thức này được xếp vào dạng kinh điển theo nghĩa hẹp trong khái niệm mệnh lệnh thức tiếng Anh Tuy nhiên, các biểu thức mang tính mệnh lệnh cưỡng bức có xu hướng hạn chế do vắng mặt tiếp thể (người nhận), từ góc nhìn này, Alexandra [23] đưa ra giả thuyết rằng các mệnh lệnh hợp quy và phi chuẩn
(canonical and the non-canonical imperatives) tạo thành một thể thống nhất Thuật
ngữ mệnh lệnh (imperative) bao hàm với tất cả hình thức (biến thể) của tiếp thể, tuy
nhiên, một vài thuật ngữ đựơc Alexandra [23] đề xuất nhằm phù hợp hoá các hình thức thức (biến thể) tiếp thể tương ứng, và Alexandra [23] cũng cho rằng thuật ngữ 'mệnh lệnh' chỉ dành cho các mệnh lệnh hướng về ngôi thứ hai YOU Để nhận diện một mệnh lệnh có thể bao gồm nhiều phương cách: suy diễn bằng lời nói- trong các ngôn ngữ tổng hợp; tiểu từ phụ trợ- thường gặp trong các ngôn ngữ đơn lập, và,
Trang 25những đại từ riêng đặc biệt Givón [63] cho rằng dạng thức đơn giản bằng việc chỉ
sử dụng động từ trong ngôn ngữ là hình thức mệnh lệnh trực tiếp nhất và ít lịch sự
nhất khi “người nói muốn thể hiện sự cưỡng bức hoặc quyền lực đến người nghe”
Kết cấu mệnh lệnh hướng đến tiếp thể ngôi thứ 2, xét về hình thức, có độ trùng khít cao với nguyên mẫu của động từ, tuy vậy, kết cấu mệnh lệnh hướng đến tiếp thể thứ nhất hoặc thứ ba (kết cấu mệnh lệnh 'phi chuẩn') có xu hướng được chú ý trong các nghiên cứu hơn Với tần suất ít phổ biến, kết cấu mệnh lệnh phi chuẩn được diễn giải, theo cách Harms [70]; Harris [71] giải thích, khi một biểu thức ngôn ngữ (chỉ trong một từ) được sử dụng có chức năng, ý nghĩa như một yêu cầu hướng đến tiếp thể cụ thể Điều này cũng giải thích lý do tại sao các tiếp thể khác nhau ở các mệnh lệnh có xu hướng không đáp ứng ý nghĩa mệnh lệnh trong nội hàm thuật ngữ 'mệnh lệnh', cả về hình thức và ngữ nghĩa Kết cấu mệnh lệnh hướng đến tiếp thể ngôi thứ nhất và thứ ba thường được sử dụng với các phương tiện ngôn ngữ (động từ ) khác với kết cấu mệnh lệnh hướng đến tiếp thể ngôi thứ hai, và không mang tính mô hình hoá hoặc biểu thức đặc trưng Với tiếp thể là ngôi thứ hai ý nghĩa mệnh lệnh chủ
yếu là chỉ lệnh (command)- chủ thể mệnh lệnh có thẩm quyền cao hơn tiếp thể
Ngược lại, như Anderson [24]; Schaub [121]; Ikoro [74]; Macaulay [100]; Newman [104] đã phân tích, ý nghĩa mệnh lệnh hướng đến tiếp thể ngôi thứ nhất có thể phát triển qua thái độ biểu (ngữ) âm, cảm xúc ngôn hành thành lời gợi ý hoặc sự cho phép Và, ý nghĩa mệnh lệnh hướng đến tiếp thể ngôi thứ ba phóng chiếu sự diễn đạt về mong muốn gián tiếp, qua trung gian
Cấm trong kết cấu mệnh lệnh phủ định
Thuật ngữ mệnh lệnh phủ định hoặc những điều cấm (prohibitive) được sử
dụng phổ biến khi thay thế hoặc áp dụng với ý nghĩa không được làm trong một số ngôn ngữ, trong đó kết cấu mệnh lệnh mang ý nghĩa phủ định liên quan đến việc sử dụng dấu hiệu phủ định trong kết cấu mệnh lệnh Thuật ngữ nghiêm cấm được áp dụng trong ngôn ngữ khi việc phủ định một mệnh lệnh, yêu cầu liên quan đến kiểu phủ định khác với cách được sử dụng trong các câu trần thuật và/ hoặc một dạng cấu trúc động từ khác với cấu trúc động từ được sử dụng trong kết cấu mệnh lệnh Theo Sadock, J [119], tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Nga có mệnh lệnh phủ định, trong khi tiếng Estonia, tiếng Phần Lan, tiếng Hungary và tiếng Hy Lạp hiện đại sẽ có mệnh lệnh cấm, và Kruspe [83] cũng chỉ ra hiện tượng này xuất hiện trong một số ngữ pháp Dựa trên nghiên cứu một số ngôn ngữ được lựa chọn,
Trang 26Miestamo và Van der Auwera [102] đề xuất sự phân chia ngôn ngữ theo hình thức
song đôi dựa trên sự nhận diện hình thức của cùng một loại ý nghĩa và sự ‘phân tách
(split)’ thuật ngữ giữa ý nghĩa phủ định trong kết cấu mệnh lệnh như một mệnh lệnh
được phủ định (negated imperative)
Kết cấu mệnh lệnh tổng quát hàm chứa nhiều ý nghĩa hơn mệnh lệnh bằng lời nói (hành động ngôn từ mệnh lệnh), bao gồm: mong muốn, hy vọng, lời khuyên, yêu cầu, gợi ý, cầu xin, hướng dẫn, v.v và thậm chí có thể có cả hàm ý mỉa mai Jespersen [79]; Bolinger [30, 31]; Huddleston và Pullum [73] chỉ ra nhiều ý nghĩa trong số này không mang ý nghĩa mệnh lệnh mà phần lớn phản ánh hành động ngôn
từ chỉ đạo/ chỉ huy, xúi giục, khuyên nhủ, yêu cầu, gợi ý, v.v để người khác làm điều gì đó (hoặc không làm điều gì đó, đối với mệnh lệnh phủ định) Davies, E [52]; Huddleston và Pullum [73]; Russell [118] khi xem xét các kết cấu mệnh đề phức đã phát hiện ra một số lượng yếu tố (về mặt ngữ âm) hàm ý điều kiện, nhượng bộ hoặc đối lập, xảy ra trong lối hành văn kể chuyện mặc dù các ngữ liệu này không thể hiện về mặt ngữ âm, âm vị nhưng với ý nghĩa mệnh lệnh trong các cảnh huống giao tiếp có sự kiện bất ngờ, quan trọng; Và, trong nhiều ngôn ngữ, hình thức phi mệnh lệnh có xu hướng được sử dụng trong giao tiếp thông thường qua các biểu thức ngôn ngữ nhẹ nhàng, tinh tế Kết quả trong các nghiên cứu ở một số ngôn ngữ của Jespersen [79]; Palmer, L [107] cũng chỉ ra rằng các hình thức mệnh lệnh có thể trở thành dấu hiệu của nghi thức lời nói và được sử dụng trong lời chào, lời cảm ơn, đánh dấu sự ngạc nhiên mà không biểu đạt ý nghĩa mệnh lệnh Jespersen [79];
Palmer, L [107] cho rằng đây là những ‘mệnh lệnh tưởng tượng’ được diễn giải lại
dưới dạng chỉ dấu diễn ngôn và/ hoặc chức năng như là kỹ thuật thu hút sự chú ý, hàm ẩn dưới dạng lời nói và trở thành mệnh lệnh về mặt hình thức ngôn ngữ
Đối với Việt ngữ học, các công trình của Nguyễn Đức Dân [6]; Nguyễn Thiện Giáp [7]; Đỗ Hữu Châu [4,5]; Cao Xuân Hạo [8] cũng đã xem xét hành động cầu khiến ở góc độ dụng học- không quan tâm đến loại hình mục đích phát ngôn mà khảo sát các hành động ngôn từ, trừ quan điểm của Cao Xuân Hạo khi cho rằng dụng ngôn được xem xét sau khi xác định được kiểu câu Nguyễn Thiện Giáp [7] cho rằng cầu khiến là hành động mà người nói sử dụng để khiến người nghe làm cái
gì đó Các hành động như: đề nghị, yêu cầu, cho phép, ra lệnh, mời mọc, rủ rê, thỉnh cầu, khuyên, cấm đoán, hỏi, chỉ thị, v.v (hỏi cũng là một hành động cầu khiến)
Ngược dòng lịch sử, Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê [13] đưa ra quan
Trang 27điểm hòa trộn cú trúc (cấu trúc câu/ cú) trong ngôn dụng qua hình thức ngữ pháp và ngữ điệu (dựa vào thái độ, cảm xúc, biểu cảm của hành ngôn) Từ những sơ khai, ngữ dụng học Việt ngữ từng bước được lột tả với các quan điểm và đường hướng tiếp cận mới mẻ, mang lại nhiều đóng góp thiết thực vào thực tiễn cũng như lý thuyết ngôn ngữ nói chung Nhiều nhà nghiên cứu dụng ngữ học cho rằng mục đích ngôn ngữ mang ý chí chủ quan nằm trong não người nói được biểu thị qua phương tiện là cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa Do đó, mỗi phát ngôn thể hiện trên các phương diện: trần thuật, cầu khiến, nghi vấn và cảm thán Đặc biệt, trong lời nói cầu khiến, tiếp thể phải nhận diện được ý nghĩa cầu khiến được hoặc trực diện hoặc ẩn chỉ trong ngôn hành để có thể suy xét và đưa ra hành động phản ứng thích hợp hay tương ứng Với quan điểm này, ông ngầm ý phê phán ngữ pháp phân loại câu theo mục đích nói năng, bỏi lẽ, dụng ngôn không phải là phạm trù khả dĩ tường luận và được nhận diện bằng quan hệ cú pháp ngữ nghĩa hình thức/ mô hình
Bùi Mạnh Hùng [10] bày tỏ sự ủng hộ quan điểm của Cao Xuân Hạo [8] khi cho rằng câu cầu khiến chỉ là tiểu loại trong phân loại câu trần thuật, và không cần xác lập một kiểu mô hình cụ thể Từ quan điểm này có thể đưa đến cách hiểu rộng
ra rằng dấu hiệu dạng thức là chỉ dấu nhận diện của câu cầu khiến, và dụng ngôn là
cơ sở để xác định hành động cầu khiến Trong khi đó, Nguyễn Thiện Giáp [7] định nghĩa cầu khiến là hành động, cũng như câu hỏi, được người nói sử dụng để khiến người nghe làm điều gì tương ứng
Kế thừa và phát triển, kết quả nghiên cứu của Chu Thị Thủy An [1] chỉ ra rằng:
“Một câu ngôn hành có vị ngữ là một động từ ngữ vi có ý nghĩa cầu khiến sẽ trở thành một câu cầu khiến” với nhóm động từ mang ý nghĩa cầu khiến: cấm, cho, cho phép, đề nghị, khuyên, nhờ, mời, lạy, ra lệnh, van, xin, xin phép, yêu cầu và kết luận nội hàm cầu
khiến tiếng Việt bao gồm: ra lệnh (mệnh lệnh, cấm đoán), sai khiến, yêu cầu (yêu cầu, ngăn cản), đề nghị, hướng dẫn, khuyên bảo (khuyên răn, khuyên can), thúc giục, rủ, dặn dò, cho phép, nhờ vả, mời mọc, thỉnh cầu (xin, xin phép, vay mượn) Từ kết quả này (như là hệ thống nhận diện/ chỉ dấu), nghiên cứu chỉ ra câu cầu khiến và câu ngôn hành cầu khiến có sự đồng nhất về tính cầu khiến và khu biệt dựa trên tiêu chí hành ngôn và tiêu chí này liên hệ chặt chẽ trong sự đa dạng về cả lượng và chất của các thành tố trong mô hình cấu trúc cũng như phương tiện chuyển tải tình thái cầu khiến
Trang 281.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Khung lý thuyết và quan điểm nghiên cứu
Là nghiên cứu tiếp cận kết cấu mệnh lệnh dưới đường hướng Ngôn ngữ học Tri nhận, bên cạnh tiếp biến một số lý thuyết ngôn ngữ được sử dụng tích hợp xuyên ngôn, luận án dựa trên các khung lý thuyết, cơ sở lý luận của các nhà Ngôn ngữ học Tri nhận, trọng tâm bao gồm:
1 Lý thuyết Ngữ pháp Tri nhận (Cognitive Grammar-CG) của Langacker [90, 91, 92, 93, 94]; Radden, G và Dirven, R [69]; và lý thuyết về mệnh đề Mô hình tri nhận ý tường hoá (Idealized cognitive models -ICM) khu biệt phạm trù mệnh lệnh với các hành động ngôn từ của Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza [111]
2 Lý thuyết về lược đồ và điển mẫu của của Langacker [90, 91, 92, 93, 94]; Taylor [135]
3 Lý thuyết về ngữ pháp Kết cấu (Construction Grammar) của Fillmore [56]; Fillmore, Kay và O'Connor [57]; và (chính yếu) Goldberg [65, 66, 67], v.v
Mặc dù dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết Ngôn ngữ học Tri nhận, các nghiên cứu trong các chương mục của luận án được thực hiện có sự kết hợp/ tích hợp giữa nghiên cứu mô tả và nghiên cứu lý thuyết xuyên ngôn trong từng cấp độ và khía cạnh ngôn ngữ cụ thể, nhưng không có ý định trộn lẫn các quan điểm mà chỉ sử dụng theo nguyên tắc tương thích và suy luận logic Quan điểm và nguyên tắc thực hiện nghiên cứu nhất quán, xuyên suốt trong các chương của luận án, như sau:
Một, luận án áp dụng phân tích mô tả và phân tích tích hợp đối chiếu dựa trên ngữ liệu là các phát ngôn chứa phương tiện biểu thị mệnh lệnh được sử dụng trong hội thoại từ các tác phẩm văn học, điện ảnh, ngữ liệu trong văn học, điện ảnh Anh-Anh, hoặc Anh-Mỹ và Việt ngữ nhằm xác định và bảo đảm tính chuẩn tắc của ngữ liệu và kết quả nghiên cứu
Hai, dựa trên kết quả số liệu về ngữ liệu đã được xử lý, nghiên cứu áp dụng các lý thuyết về Lược đồ và điển mẫu của của Langacker [90, 91, 92, 93, 94]; Taylor [135]; và Mô hình tri nhận ý tưởng hoá (ICM) của Pérez Hernandez và Ruiz
de Mendoza [111] về hành động ngôn từ trong mệnh lệnh để thực hiện phân tích các đặc điểm tri nhận đi đến xác định điển mẫu của mệnh lệnh trên hai tiêu chí: Biểu lực (Force Exertion -FE (tiêu chí chính)) và Tham thể (Person Subject-PS), trong đó Biểu lực (FE) là một khái niệm lõi của điển mẫu mệnh lệnh với một định nghĩa nhất quán, được phân tích như một biểu thức tạo thành từ các giá trị tham tố
Trang 29định lượng (có giá trị được đo đạc và hiển thị qua trị số)
Ba, kết cấu mệnh lệnh trong nghiên cứu này, theo Goldberg [65, 66, 67] đề xuất, là một kiểu cấu trúc quy ước của ngôn ngữ thông thường mang ý nghĩa độc lập với các từ vựng trong câu Do đó, quan điểm về khả năng tương thích giữa các kết cấu được tập trung nghiên cứu chủ yếu nhằm giải thích cho một số kết cấu mệnh lệnh hỗn hợp trong tiếng Anh trước khi so sánh đối chiếu với kết câú mệnh lệnh tiếng Việt Đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa, ngữ dụng được sử dụng đồng nhất trong mối quan hệ giữa ngữ nghĩa - kết cấu - tình huống giao tiếp dựa trên cơ chế ẩn dụ - hoán dụ ý niệm qua ngôn cảnh giao tiếp trong hội thoại
Ngoài ra, luận án áp dụng quan điểm nghiên cứu xuyên/ liên ngôn ngữ (sử dụng các lý thuyết của Ngữ pháp chức năng, Dụng học, Xuyên ngôn, v.v) được tích hợp trong thao tác phân tích, mô tả, suy luận logic các khía cạnh ngôn ngữ bao gồm: phạm trù ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng và cú pháp trong kết cấu mệnh lệnh của hai ngôn ngữ
1.2.2 Kết cấu mệnh lệnh dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận
1.2.2.1 Mô hình tri nhận ý tưởng hoá (ICM)
Panther và Thornburg [108] đề xuất lý thuyết về mô hình ngữ dụng tri nhận
(Cognitive Pragmatic Model-CPM) để giải thích lực ngôn trung của các cấu trúc
liên quan đến hành động ngôn từ cầu khiến tổng quát (vốn không được giải thích thỏa đáng trong các nghiên cứu trước đó) Thuật ngữ này giải thích các kịch bản diễn ngôn gồm một tập hợp các cấu trúc mà Panther và Thornburg [108] khẳng định
là có thể phân tích được dưới dạng bộ phận cấu thành hoặc thành tố hoạt động theo
cơ chế hoán dụ, ẩn dụ tri nhận để giải thích các vấn đề về việc xác định lực ngôn trung trong các hành động ngôn từ cầu khiến Xét kịch bản cho một hành động ngôn
từ cầu khiến mệnh lệnh, các tiêu chí được phân tích như sau: Các tham thể bao gồm: Hearer (H): người nghe với vai nghĩa là tiếp thể mệnh lệnh; Speaker (S): người nói trong vai nghĩa là chủ thể phát ngôn mệnh lệnh; và Action (A): hành động cần thực hiện -sự tình mệnh lệnh
Tiền giả định: Giả định rằng H (Hearer) là tiếp thể mệnh lệnh có khả năng thực
hiện hành động A (Action) và S (Speaker) là chủ thể mong muốn tiếp thể H thực
hiện hành động A
Lõi sự tình: Chủ thể S áp đặt (qua hành động ngôn từ cầu khiến/ mệnh lệnh) tiếp
thể H phải có nghĩa vụ (ít /nhiều hoặc mạnh mẽ dựa trên quyền lực, vị thế, quan hệ,
v.v) phải thực hiện A
Trang 30Lực ngôn trung: Tiếp thể H có nghĩa vụ phải (H phải hoặc nên) thực hiện hành
động A, dẫn đến kết quả: H sẽ thực hiện hành động A
Trong mô hình này, phát ngôn nghi vấn Can/Can you + động từ cầu khiến (ngôn trung) có chức năng như biểu tượng ngôn từ cho hành động ngôn từ cầu khiến thông qua cơ chế hoán dụ tri nhận Và, rõ ràng, theo cách giải thích này, sự tình mệnh lệnh xảy ra/ nảy sinh phải có tiền giải định về năng lực/ khả năng thực hiện hành động của tiếp thể H trong kịch bản hành động ngôn từ cầu khiến, do đó thành phần lõi sự tình được chuyển sang cơ chế hoán dụ tri nhận ở kết quả Lý thuyết tri nhận của Panther và Thornburg [108, 109, 110] về các kịch bản lực ngôn trung trong hành động ngôn từ cầu khiến và cơ chế hoán dụ tri nhận được đánh giá
có lợi thế vượt trội so với cách giải thích ngữ dụng truyền thống ở chỗ, giải thích tường minh ý nghĩa dự định của chủ thể yêu cầu/ mệnh lệnh, v.v được tiếp thể chấp nhận thông qua việc sử dụng hình thức nghi vấn như một hình thức của mệnh lệnh gián tiếp Tuy nhiên, Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza [111] cho rằng mô hình của Panther- Thornburg không hoặc chưa giải thích thoả đáng, đầy đủ một số khía cạnh quan trọng của các hành động ngôn từ cầu khiến/ mệnh lệnh, qua các vấn đề được đặt ra: (i) sự khác biệt giữa các tiểu phạm trù hành động ngôn từ cầu khiến khác nhau (chẳng hạn như giữa yêu cầu và mệnh lệnh hoặc giữa yêu cầu và van xin); (ii) cơ chế chuyển hoá ngữ nghĩa giữa các phạm trù hành động cầu khiến/ mệnh lệnh (gián tiếp) khác nhau ở mức độ nào và tại sao phát ngôn Can’t you close the door? nghe oai nghiêm hơn (thể hiện vị thế, vai trò của chủ thể nổi trội hơn tiếp thể), nhưng kém lịch sự hơn Can you close the door; và, (iii) mức độ nguyên mẫu cao hơn của một số phát ngôn nhất định như: tại sao (sự mơ hồ giữa câu hỏi thông tin và câu yêu cầu) như Can you just hold this for a second? lại trông có vẻ diễn ngôn tốt hơn Can you just hold this?
Từ các lập luận và phân tích vấn đề nêu trên, Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza [111] đề xuất bổ sung cho lý thuyết này một kiểu cấu trúc tổ chức tri nhận
tổng quát hơn dưới tên gọi mệnh đề Mô hình tri nhận ý tưởng hoá (Idealized
Cognitive Model-ICM) mà Lakoff [85]; Johnson [80] đã giới thiệu trong ý tưởng về
lược đồ hình ảnh nhằm giải đáp các vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ giữa biểu
lực (vật lý) và lực (ngôn trung) liên quan đến hành động ngôn từ Theo mô hình tri
nhận này, các hành động ngôn từ cầu khiến, yêu cầu và mệnh lệnh gián tiếp được
mô tả và phân biệt với nhau như sau:
Trang 31ICM của các hành động ngôn từ cầu khiến
Từ kịch bản của Panther và Thornburg [108], Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza [111] đề xuất bổ sung thêm:
i)Thực hiện hành động A thể hiện chi phí (Cost) đối với tiếp thể H và lợi ích
(Benefit) đối với chủ thể S;
ii)Tính tùy chọn cao (giữa tính lịch sự cao và/ với mức độ thao túng thấp); và,
iii)Mối quan hệ quyền lực (Power) giữa chủ thể S và tiếp thể H bằng (0)
ICM của hành động ngôn từ mệnh lệnh
Kịch bản này của Panther và Thornburg được Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza [111] hoàn thiện, bao gồm:
i)Thực hiện hành động A thể hiện chi phí (Cost) đối với tiếp thể H và lợi ích đối (Benefit) với chủ thể S;
ii)Tính tùy chọn thấp (mức độ lịch sự thấp/ mức độ thao túng cao); và, iii)Chủ thể S có quyền lực/ vị thế cao hơn tiếp thể H
Cơ sở lý luận và luận điểm được phân tích trên chỉ ra rằng hành động ngôn
từ yêu cầu và hành động ngôn từ mệnh lệnh hoàn toàn giống nhau về tham tố lợi ích
(Benefit) và chi phí (Cost), và trong cả hai hành vi ngôn ngữ, hành động của tiếp thể
H thể hiện một chi phí đến người nhận lợi ích là chủ thể Tuy nhiên, hai hành động ngôn từ thể hiện sự khác nhau rõ rệt về tính tùy chọn: Các hành động ngôn từ yêu cầu có tính tùy chọn cao, đồng nghĩa với việc tiếp thể H không có nghĩa vụ bắt buộc phải tuân thủ, trong khi đó, ngược lại, các hành động ngôn từ mệnh lệnh có tính tùy chọn thấp, điều này đã được Huddleston và Pullum [73] khẳng định, người nhận mệnh lệnh- tiếp thể H có nghĩa vụ phải tuân thủ Sự khác biệt về mức độ tùy chọn này giải thích cho ý nghĩa “quyền lực thuyết phục” và tiềm ẩn “sự bất lịch sự- mức thao túng cao” trong ý nghĩa mệnh lệnh Như vậy, với luận cứ lý thuyết về khả năng khu biệt bằng cách bóc tách hành động ngôn từ mệnh lệnh ra khỏi các kiểu loại/phạm trù hành động ngôn từ cầu khiến tổng quát của Pérez Hernandez và Ruiz
de Mendoza [111] qua lý thuyết mô hình tri nhận ý tưởng hoá- ICM đã chứng minh thuyết phục và là một trong những luận cứ lý thuyết của luận án trong nghiên cứu chuyên sâu về kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh và tiếng Việt trong các chương nghiên cứu tiếp theo
Trang 321.2.2.2 Lược đồ
Radden, G và Dirven, R [69] khi phân tích cấu trúc ý niệm (conceptual
structure) sự tình và phương cách biểu đạt trong ngữ pháp kết cấu, đưa ra nhận định
rằng, các tham thể, thực thể ý niệm (conceptual entities) có vai trò cụ thể trong cấu trúc của sự tình, được định danh như các vai nghĩa (themactic roles) bao gồm:
- Tác nhân (Agent), được xác định như chủ thể khởi tạo sự tình hành động; và
- Chủ đề (Theme) trong mối quan hệ biện chứng để sự tình xảy ra qua ví dụ minh hoạ trong: Lily is writing her paper (Lyli đang viết bài báo.) Trong sự tình hành động này, Lyli có vai nghĩa là tác nhân (agent) và her paper mang vai chủ đề
(theme) trong sự tình Phương thức kết cấu của các vai tác nhân và chủ đề mang
tính liên kết chặt chẽ và quy định lẫn nhau nhằm tạo sinh sự tình hành động, và cấu hình cú pháp căn bản này được xem như là lược đồ sự kiện của một sự tình hành động Điều này lý giải cho việc các lược đồ sự kiện tạo ra sự khác biệt khác với các loại tình huống theo từng khía cạnh ngữ dụng của mục đích phát ngôn, chẳng hạn
như: Lily has written her paper (Lyli vừa viết xong bài báo.) thể hiện biểu đạt thông tin sự tình hoàn thành, trong khi đó Lily is writting her paper (Lyli đang viết bài
báo.) biểu đạt sự tình đang diễn tiến về mặt thời gian Với tư cách là các lược đồ sự
kiện, cả hai đều thể hiện lược đồ hành động, nhưng trong lược đồ sự tình Lily
recovered from her flu (Lily khỏi (bệnh) cúm.) nhằm mô tả trạng thái Từ các lập
luận và phân tích trên, Radden, G và Dirven, R [69] đi đến kết luận rằng lược đồ sự
kiện mang đặc trưng cho cốt lõi ý niệm (conceptual core) của các sự tình và cốt lõi
ý niệm chính là mối quan hệ được kết hợp với hai hoặc nhiều tham/thực thể ý niệm tham gia vào sự tình Các thực thể này là những tham thể trong sự tình có ưu thế/ nổi bật về mặt ý niệm và các vai nghĩa (mà chúng) đảm nhiệm, và được gọi là các vai tham/ thực thể của/ trong một sự tình: chẳng hạn như trong câu Lilly đang viết
một bài báo, tác nhân (agent) Lilly và chủ đề (theme) bài báo là những vai tham/
thực thể trong lược đồ hành động Vai của các tham/ thực thể được coi là thành tố trung tâm của lược đồ sự kiện, về mặt cú pháp, có xu hướng được mã hóa thành các yếu tố ngữ pháp như: chủ ngữ, tân ngữ trực tiếp, tân ngữ gián tiếp hoặc bổ ngữ, v.v
Về mặt ngữ dụng, các vai nghĩa của tham thể biểu đạt ý nghĩa bao gồm: tác nhân
(agent), người trải nghiệm (experiencer), nguyên nhân (cause) và chủ đề (theme)
Như đã bàn luận, ý nghĩa của kết cấu mệnh lệnh không đơn giản được rút gọn thành phạm trù trừu tượng của biểu lực mệnh lệnh, phần lớn (của lý do này) dựa trên đặc
Trang 33tính tương tác (hội thoại) ngữ dụng mệnh lệnh có thể gợi lên ý nghĩa phủ định tính
mệnh lệnh, chẳng hạn như trong Let’s go out! (Hãy ra ngoài chơi đi!) trong mối liên hệ về ngữ dụng với Don’t stay in! (đừng ở mãi trong nhà thế chứ!)
Theo Langacker [88, 89, 90], lược đồ mang tính trừu tượng nhưng bảo đảm khả năng tương thích hoàn toàn với tất cả các đặc trưng trong định nghĩa của một
phạm trù, có nghĩa là “một cấu trúc tích hợp tất cả các điểm chung của các thành
viên, được ý niệm hoá mang tính cụ thể và chi tiết” Do đó, để phân tích và làm rõ
đặc trưng ngữ nghĩa tri nhận của biểu lực mệnh lệnh trong mục đích xác định điển mẫu/ nguyên mẫu mệnh lệnh, luận án sử dụng các khái niệm và lý thuyết về Lược
đồ (Schema) và Điển mẫu (Prototype) của Langacker [88, 89, 90, 93, 94] Sự trừu
tượng trong lược đồ mệnh lệnh tiếng Anh thể hiện ở: tính giả định, phi quá khứ, tham thể ngôi thứ hai và mức độ khác nhau của biểu lực mà Langacker [93, 94] đề xuất, được diễn giải như sau:
Tham thể mệnh lệnh gồm: Chủ thể mệnh lệnh S (Speaker) và Tiếp thể A
(Addressee)
Lõi sự tình mệnh lệnh: là chuỗi hai sự kiện thứ cấp gồm sự kiện tiên khởi
(event1) trong cảnh huống tại lời để thúc đẩy hành động hoá mệnh lệnh trong phát
ngôn xảy ra ở sự kiện thứ 2 (event2): sự kiện thực hiện/ hoàn thành hành động của
mệnh lệnh (mang tính giả định), mô tả lược đồ mệnh lệnh được đồ hoạ như sau:
Đồ hoạ 1.2.2.2: Lược đồ mệnh lệnh của Langacker (2008)
sự kiện 1
Tiếp thể (A) thực hiện mệnh lệnh
cảnh huống tại lời
(Deictic setting)
cảnh huống giả định
(Hypothetical setting)
Langacker [94] khẳng định bất kỳ kết cấu mệnh lệnh nào cũng có thể được
phân tích bao gồm chuỗi hai sự kiện thứ cấp (subevents):
i)Trong sự kiện thứ nhất, chủ thể mệnh lệnh (Speaker) đưa ra hành động ngôn từ
mệnh lệnh/ yêu cầu (tác động một số lực -thể hiện bằng mũi tên đứt đoạn) hướng
Trang 34đến tiếp thể (Adressee) trong cảnh huống tại lời (Deictic setting) Sự kiện đầu tiên
được ý niệm hóa như một ưu thế khởi tạo ra sự kiện 2
ii) Trong sự kiện tiếp theo, tiếp thể mệnh lệnh (Addressee) -được ý niệm hóa như là
tiến trình “hành động” theo nghĩa chung nhất, được biểu thị bằng mũi tên đậm, thực hiện hành động mệnh lệnh được mã hoá bằng động từ mệnh lệnh qua hành động ngôn từ
Hai sự kiện thứ cấp kết hợp với nhau để tạo thành một chuỗi hành động, chủ thể mệnh lệnh (S) và tiếp thể mệnh lệnh (A) là những tham/ thực thể, không cần mã hoá do yếu tố tri nhận vốn có trong ý thức của các đối tượng tham gia vào hoạt động hội thoại
Lược đồ mệnh lệnh mang đặc trưng trừu tượng, phi quá khứ và giả định dựa trên biện giải qua phân tích kết cấu mệnh lệnh minh hoạ của Langacker [94]:
Meet Jonh at the airport (Hãy gặp John ở sân bay.) Xét về cú pháp, kết cấu mệnh
lệnh này chỉ chứa một tham thể cụ thể là John, nhưng xét về ý niệm, có ba tham thể cùng tham gia vào sự tình mệnh lệnh bao gồm: chủ thể mệnh lệnh (S), tiếp thể mệnh lệnh (A) và John Thêm vào đó, sự kiện tiên khởi diễn ra trong bối cảnh hiện thực vật lý với thời gian và không gian tại lời nhưng ở sự kiện thứ hai mang tính giả định được ý niệm hoá: gặp John ở sân bay chỉ sự việc chưa xảy ra (không tại lời) Điều này lý giải cho biểu lực mệnh lệnh tại lời được tác xuất hướng đến tiếp thể mệnh lệnh trong sự kiện tiên khởi và hành động của tiếp thể (nhận và thực hiện mệnh lệnh) được ý niệm hoá qua các hành vi trong tương lai và xuất hiện trong nhận thức/ ý thức (chính là sự tri nhận) của tiếp thể Cấu hình của lược đồ được Langacker [92, 93, 94] đề xuất áp dụng nhằm hướng đến khả năng biện giải với tất
cả các mục đích ngôn dụng mệnh lệnh, bao gồm: không những các mệnh lệnh chuẩn tắc như Come on in! hoặc Meet Bob! mà còn cả các trường hợp phi chuẩn như trường hợp của kết cấu mệnh lệnh phức tạp có kết cấu nhượng bộ như trong ví
dụ: Double your offer (or I won’t sell) (Trả gấp đôi (hoặc) vì tôi sẽ không bán với
giá đó) của Huddleston và Pullum [73], hoặc ngôn dụng diễn ngôn tương tác hoặc
chêm xen như trong Let me see! hay Look as well! Trong các minh hoạ trên, tác
động của biểu lực mệnh lệnh (force exertion) như được miêu tả trong lược đồ (mang
tính ẩn chỉ) hầu như không có và do đó có rất ít hoặc không có mối quan hệ nhân quả nào liên quan giữa hai sự kiện Và, phần còn lại, là sự điều biến mệnh lệnh hướng đến tiếp thể vốn có đối với bất kỳ lời nói mệnh lệnh nào (trong chương 2,
Trang 35chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn về sự điều biến mệnh lệnh qua các ngữ liệu minh hoạ
cụ thể) Quan điểm về lược đồ mệnh lệnh của Langacker [94] được áp dụng trong luận án như một luận cứ lý thuyết về phân tích đặc điểm ngữ nghĩa tri nhận kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh
1.2.2.3 Điển mẫu
Điển mẫu, theo Taylor [135], thể hiện ý niệm cốt lõi về khái niệm của một phạm trù và Taylor [135] đề xuất điển mẫu kết cấu mệnh lệnh như sau:
i)Người nói/ chủ thể mệnh lệnh tác xuất một mức độ biểu lực cao (qua cơ chế ẩn dụ
ý niệm) trong cảnh huống tại lời qua hành động ngôn từ hướng đến tiếp thể mệnh lệnh- là người sẽ thực hiện một hành động trong một cảnh huống giả định
ii)Người nói được hoán dụ ý niệm qua các vai nghĩa Chủ thể và Tác thể (thực hiện hành động trong mệnh lệnh), và người nghe (phải) cụ thể được hoán dụ ý niệm qua
vai Tiếp thể và Tác thể(thực hiện hành động trong mệnh lệnh)
Dựa trên ý tưởng của Thornburg và Panther [136], Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza [111] phát triển và đề xuất phân tích điển mẫu mệnh lệnh theo hai tiêu chí:
*Biểu lực mệnh lệnh, được coi là tiêu chí chính trong việc đánh giá định lượng (có
giá trị thông qua trị số số học) điển mẫu qua 06 (sáu) tham tố:
Mong muốn (Desire), Khả năng (Capability), Quyền lực (Power), Chi phí (Cost), Lợi ích (Benefit) và Nghĩa vụ (Obligation)
Mong muốn (desire): các nhà ngôn ngữ học truyền thống thừa nhận rằng các phát
ngôn mệnh lệnh thể hiện mức độ mong muốn (khác nhau) hành động mệnh lệnh được thực hiện Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza [111] cho rằng, có sự tương
phản giữa “mức độ mong muốn cao” và “mức độ mong muốn rất cao”, và phần lớn
các phát ngôn mệnh lệnh được hiểu theo mức độ thang đo [+2] hoặc [+1] của mong muốn hành động mệnh lệnh phải được thực thi Tuy nhiên, trong một số cách sử dụng, mong muốn có thể được hiểu theo nghĩa có giá trị [0] khi chủ thể mệnh lệnh không quan tâm đến liệu hành động có được thực hiện hay không
Khả năng (capability): theo Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza [111] là năng
lực thực thi hành động mệnh lệnh của tiếp thể/ tác thể một cách có chủ ý hay không Khả năng được đo qua giá trị [+1] hoặc [0] Nếu (chủ thể mệnh lệnh tin rằng) tiếp thể nhận ra tình huống và thực hiện theo ý muốn của chủ thể, giá trị của khả năng sẽ
là [+1], ngược lại, giá trị sẽ là [0]
Trang 36Quyền lực (power): đề cập đến sự đánh giá về quyền lực/địa vị xã hội tương đối
của chủ thể và tiếp thể mệnh lệnh Giá trị số học của quyền lực có thể được phân tích ở mức tối thiểu theo ba mức: [+1], [0] hoặc [–1]; [+1] được áp dụng khi chủ thể cao hơn hơn tiếp thể; [0] áp dụng khi không có khoảng cách vị thế đáng kể; và [–1]
áp dụng khi tiếp thể có vị thế cao hơn chủ thể
Chi phí (cost): Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza [111] cho rằng chi phí liên quan đến mức độ gây áp lực (về thể chất hoặc tâm lý, hoặc cả hai) đối với tiếp thể,
và có trị số giá trị tối thiểu là [+2], [+1] và [0]
Nghĩa vụ (obligation): [+2] đến [0] liên quan đến mức độ giả định mà tiếp thể
mệnh lệnh có nghĩa vụ phải tuân thủ, có thể mang tính pháp lý, đạo đức, vị trí việc làm hoặc vị thế xã hội được thỏa thuận (trừu tượng) ngầm định giữa các tham thể mệnh lệnh
Lợi ích (benefit): Tham tố này đề cập đến mức độ thực hiện hành động mệnh lệnh
được đề xuất là có lợi cho chủ thể mệnh lệnh, cho tiếp thể mệnh lệnh: lợi ích riêng hoặc lợi ích chung và giá trị tối thiểu là [+2], [+1] và [0] tuỳ vào tình huống cụ thể khi kết hợp với tham tố chi phí và, hoặc vị thế
*Tiêu chí thứ 2 là tham thể ngôi thứ hai, được tạo thành từ hai tham tố định tính:
danh tính và vai ngữ nghĩa (Identity and Semantic role)
Hai tiêu chí, trong mối quan hệ biện chứng, được sử dụng đồng thời trong việc phân tích, xác định mức độ điển mẫu của một phát ngôn mệnh lệnh nhất định Các phân tích hai tiêu chí qua các tham tố thể hiện rõ nét đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa, ngữ dụng của kết cấu mệnh lệnh
Biểu lực mệnh lệnh
Taylor [135]; Thornburg và Panther [136]; Pérez Hernandez và Ruiz de
Mendoza [111] sử dụng thuật ngữ Biểu lực (Force Exertion-FE) khi đề cập đến các
mức độ khác nhau của lực liên quan đến các phát ngôn mệnh lệnh, điều mà trong cách biểu đạt thống nhất của Searle [126]; Quirk và cộng sự [113]; Huddleston và
Pullum [73] qua thuật ngữ Lực ngôn trung (Illocutionary Force) Trong phạm vi
luận án, biểu lực được đề xuất của Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza [111] được hiểu, về mặt tri nhận, có ý nghĩa thống nhất và nhất quán với các yếu tố tác động tâm lý xã hội (quyền lực, vị thế, tôn ti trật tự gia đình, văn hoá, xã hội của các tham thể trong giao tiếp hội thoại thường ngôn) mà người nói/ chủ thể mệnh lệnh tác động đến tiếp thể, một hành động được tiếp nhận và chuỗi những hành động
Trang 37ngôn từ tạo ra lực để thực hiện mệnh lệnh xảy ra sau đó hoặc nhận ra ý đồ hoặc,
như Searle [126] nhận định “làm cho cả thế giới được gói gọn trong lời.” Khái
niệm về biểu lực được coi là đặc điểm cốt lõi của điển mẫu/ nguyên mẫu mệnh lệnh xuyên suốt và nhất quán trong quá trình thực hiện nghiên cứu, phân tích các đặc điểm tri nhận của câu mệnh lệnh trong tiếng Anh và tiếng Việt Xét về lịch sử, rất nhiều quan điểm cho rằng hành động ngôn từ mệnh lệnh được bội nhiễm với một mức độ khác nhau của lực theo cách nào đó (tường minh hơn, lực ngôn trung trong hành động ngôn từ cầu khiến được tăng /giảm tuỳ thuộc vào các giá trị vị thế của chủ thể, tình huống giao tiếp, hoặc các phương tiện biểu đạt tình thái, v.v)
Trong phạm vi xây dựng khung lý thuyết cơ sở cho luận án, các nghiên cứu, phân tích đặc trưng ngữ nghĩa tri nhận mệnh lệnh trong tiếng Anh- tiếng Việt thoát
ly khái niệm đơn nhất về biểu lực/ lực ngôn trung trong phần lớn các phương án luận giải trước đây Thông qua thủ pháp xây dựng, phân tích định lượng sáu tham tố
dựa trên lý thuyết về kịch bản lực tại lời (theory of illocutionary scenario) của
Thornburg và Panther [136] và mô hình tri nhận ý tưởng hoá -ICM của Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza [111] về hành động ngôn từ mệnh lệnh và cầu khiến, biểu thức số học giá trị các tham tố nhằm thực hiện đánh giá giá trị biểu lực trong câu mệnh lệnh tiếng Anh và tiếng Việt như sau:
Bảng 1.2.2.3a: Giá trị tham tố biểu lực mệnh lệnh của Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza (2002)
Biểu lực
(FE)
Cao High (+)
Thấp Low (+)
Không có Zero
Thấp Low (-)
Cao High (-)
Mong muốn (Desire) 2 1 0 1 2 Khả năng (Capablity) ~ 1 0 ~ ~ Quyền lực (Power) ~ 1 0 1 ~ Chi phí (Cost) 2 1 0 ~ ~ Quyền lợi (Benefit) 2 1 0 1 2 Nghĩa vụ (Obligation) 2 1 0 1 2
Các giá trị toán học được trình bày trong bảng cung cấp cách thức phân tích tiêu chí, bản chất và mức độ của biểu lực mệnh lệnh trong ngôn cảnh thực tế qua giá trị các tham tố được diễn giải qua minh hoạ sau:
Xem xét dụng ngôn mệnh lệnh trong (a):
a.Context1: A and B are coworkers and A sees that B is upset Having no idea as to why B is upset and wanting to know if A can help, A addresses B
Trang 38A: What’s up?
B: I’m having a bad day
A: Tell me about it
(a.Cảnh huống1: A và B là đồng nghiệp, A thấy B buồn và muốn biết lý do qua hội thoại: A: Có chuyện gì thế? - B: Thật đen đủi -A: nói tớ nghe xem nào.)
Dựa vào các thông số trong bảng trên, biểu lực của Tell me about it! được phân tích gồm:
Mong muốn có giá trị [+1] hoặc [+2], ngữ cảnh gợi ý rằng chủ thể phát ngôn muốn
tiếp thể nói/ chia sẻ vấn đề với chủ thể, mức độ thực sự của mong muốn này là không xác định
Khả năng đạt giá trị [+1] bởi vì hành động được yêu cầu là hành động mà người
nhận có khả năng thực hiện (so sánh Get well soon hoặc như trong Have a nice day,
là những tình huống không thể kiểm soát được hoặc khách quan với khả năng thực hiện của tiếp thể)
Quyền lực bằng [0], xét tiêu chí quyền lực, mang tính phi vật chất, do đó có giá trị
bằng [0] bởi vì không có khoảng cách quyền lực liên quan giữa hai bên giao tiếp/ các tham thể
Chi phí có giá trị trong khoảng [+1] được đánh giá ở mức độ này thể hiện về mặt tri
nhận (trừu tượng), con người có thể khác nhau về cách bày tỏ cảm xúc hoặc cảm nhận mức độ thân thiện khi giao tiếp với bạn bè hoặc đồng nghiệp về những vấn đề
cá nhân (so sánh với câu Work extra hours today to finish this project! (Hãy làm
thêm giờ để…)) thể hiện quyền lực của chủ thể mệnh lệnh, quyền lợi, nghĩa vụ của
tiếp thể mệnh lệnh trong quan hệ làm việc hơn là quan hệ cá nhân), trong đó chi phí
sẽ được hiểu là cao rõ ràng, tức là [+2], so với Take it easy! Hoặc Have a nice day!: chủ thể mệnh lệnh không có quyền lợi gì và chi phí sẽ được đánh giá là [0]
Lợi ích có giá trị [0] bởi vì hành động được đề xuất chủ yếu mang lại lợi ích cho
người nhận/ tiếp thể mệnh lệnh; và người nói /chủ thể mệnh lệnh không phải dùng nhiều chi phí (khi hành động có lợi cho chủ thể, điểm lợi ích sẽ tăng lên [+1] hoặc thậm chí [+2] (được giải thích rõ hơn trong các phân tích tiếp theo))
Nghĩa vụ được tính giá trị [+1] được hiểu là không cao lắm, bởi vì trong cách hiểu
cơ bản, chủ thể cho thấy rõ mối quan tâm hướng đến người nhận/ tiếp thể; và so sánh với Tell me about it said by a boss as a response to her subordinate’s utterance
We have a serious problem with this client (Chúng ta có một vấn đề nghiêm trọng
Trang 39với khách hàng này.-Nói xem nào!) phát ngôn của ông chủ trong cảnh huống ngôn
từ thể hiện một cách hồi đáp đối với lời phàn nàn của cấp dưới hơn là một mệnh lệnh, khi mà nghĩa vụ tuân thủ của người nhận sẽ khá cao, tức là [+2] Trong trường hợp này nghĩa vụ tuân thủ không cao
Tổng cộng, giá trị tham tố mệnh lệnh của Tell me about it trong (a) nằm trong ngưỡng [+4] ~ [+6]
Trong minh hoạ (b) tiếp theo, kết cấu mệnh lệnh tương tự được diễn giải khác biệt
do ngữ cảnh chi phối, như sau:
b.Context2: between close friends
A: Don’t buy anything in downtown London
B: Tell me about it A single cup of coffee can cost 10 dollars!
(b.Cảnh huống2: giữa 2 người bạn thân, A: đừng mua thứ gì ở London đấy nhé B: sao thế? Chả nhẽ ly cà phê tận 10 đồng à?)
Như đã đề xuất, mệnh lệnh Tell me about it trong (b) cảnh huống trên với giá trị
các tham tố lần lượt: Mong muốn: [0] hoặc [-1]; Khả năng: [+1]; Quyền lực/ vị thế: [0]; Chi phí: [0]; Lợi ích: [0] hoặc [-1]; Nghĩa vụ: [-1] ~ [-2] và Tổng: [0] ~ [-3]
Điều quan trọng, giá trị trừ [-] xuất hiện trong ba tham tố (mong muốn, lợi ích và nghĩa vụ) và cơ sở lý luận là người nói/ chủ thể mệnh lệnh hoặc không quan tâm nhiều đến hành động của người nhận/ tiếp thể; hoặc chủ thể mong muốn rằng hành động đó không được thực hiện nguyên do rằng (giả định) hành động đó hoặc không mang lại bất kỳ lợi ích nào hoặc thậm chí có thể có tác động xấu (trong trường hợp này là gây nhàm chán cho người nói) và nghĩa vụ của người nhận/tiếp thể là không cần tuân thủ, được gán giá trị âm [-] Đồng thời, hoàn cảnh nảy sinh mệnh lệnh/
cảnh huống ngôn từ mệnh lệnh chỉ ra rằng điều này đã chứng minh “người nói tác
xuất một mức độ biểu lực cao trong cảnh huống tại lời hướng đến tiếp thể, là người sẽ thực hiện một hành động trong một cảnh huống giả định” rằng điển mẫu của
mệnh lệnh là điển mẫu sử dụng "biểu lực mức độ cao" Một mệnh lệnh ở khoảng
[+3] trở lên sẽ được phân loại là điển mẫu và phần còn lại ít điển mẫu hơn hoặc không có, vì giá trị dương/ cộng (tức là từ [+1] trở lên) trong các thông số của tham
tố về mong muốn, khả năng và nghĩa vụ thường trùng khớp với mệnh lệnh như cách thường sử dụng trong giao tiếp xã hội thường ngôn, và cũng tương đồng với các câu mệnh lệnh trong các tài liệu/ sách giáo khoa tiếng Anh ở Việt Nam và bản xứ hiện nay
Trang 40Có thể kết luận rằng, theo cách tiếp cận này, mệnh lệnh Tell me about it! trong (a) đáp ứng tiêu chí điển mẫu rõ ràng dựa trên giá trị tham tố biểu lực [+4] , trong khi phân tích biểu lực mệnh lệnh trong minh hoạ (b) không thoả mãn các tiêu chí biểu lực tri nhận, do đó cảnh huống ngôn từ và phát ngôn Tell me about it! trong (b) không biểu đạt ý nghĩa mệnh lệnh Nói cách khác, Tell me about it trong (b) có hình thức kết cấu mệnh lệnh nhưng không đáp ứng tiêu chí điển mẫu mệnh lệnh Để đảm bảo tính khả tín của các tiêu chí điển mẫu mệnh lệnh, việc phân tích tiêu chí tham thể mệnh lệnh dưới đây sẽ trả lời đầy đủ và thoả mãn các điều kiện về điển mẫu mệnh lệnh
Tham thể mệnh lệnh
Tiêu chí thiếp theo mà nghiên cứu tập trung xem xét chính là bản chất của tiếp thể mệnh lệnh trong việc phân tích định tính tham tố tham thể nhằm xác định điển mẫu mệnh lệnh Cụ thể, tham thể ngôi thứ hai của kết cấu mệnh lệnh được
phân tích qua 02 (hai) tham tố: danh tính (Identity) và vai ngữ nghĩa (semantic role)
dựa trên quan điểm tiếp cận biểu lực tri nhận mệnh lệnh của Thornburg và Panther [136] và Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza [111] qua bảng 1.2.2.3b:
Bảng 1.2.2.3b: Tham thể mệnh lệnh của Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza
(2002)
Tham thể
(person)
Nguyên mẫu mệnh lệnh (Prototype)
Không nguyên mẫu (Non -prototype) Danh tính
(Identity)
Cụ thể (Individuated)
Không cụ thể (Non & generic) Vai nghĩa
(Semantic role)
Tiếp thể + tác thể (Causee + Agent)
Không rõ ràng (Non Causee + Agent)
Thornburg và Panther [136] và Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza [111]
cho rằng, các mệnh lệnh điển hình khi: (i)tiếp thể phải được xác định danh tính cụ
thể; và (ii)mang vai ngữ nghĩa là tiếp thể mệnh lệnh (người nghe) và, hoặc tác thể mệnh lệnh (người thực hiện hành động trong mệnh lệnh) Chính xác hơn, tham thể
là cá nhân cụ thể, tiếp nhận và thực hiện hành động trong mệnh lệnh (được mã hoá-
ẩn dụ ý niệm trong kết cấu động từ mệnh lệnh), chẳng hạn như trong: Give me a
call tomorrow! (Nhớ gọi cho tôi vào ngày mai đấy nhé) ta thấy tiếp thể (người nghe)
mệnh lệnh là tân ngữ ngôi thứ 2, đồng thời chính là tác thể (người thực hiện hành động gọi điện thoại) được ngầm định trong chính kết cấu của động từ mệnh lệnh