1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận

201 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Chiếu Thời Gian Trong Tiếng Việt Từ Góc Nhìn Ngôn Ngữ Học Tri Nhận
Tác giả Lê Thị Cẩm Vân
Người hướng dẫn GS. TS Nguyễn Văn Hiệp, PGS. TS Trương Thị Nhàn
Trường học Đại học Huế
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 201
Dung lượng 758,68 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (12)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (13)
  • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu (13)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • 6. Đóng góp của luận án (16)
  • 7. Bố cục của luận án (16)
  • Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN….7 1.1. Dẫn nhập (16)
    • 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu (18)
      • 1.2.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở phạm vi ngoài nước (18)
      • 1.2.2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở phạm vi trong nước (32)
    • 1.3 Cơ sở lý luận (39)
      • 1.3.1 Các vấn đề lý thuyết về thời gian (39)
      • 1.3.2 Các vấn đề lý thuyết về khung quy chiếu (45)
      • 1.3.3 Khái niệm khung và phạm trù toả tia trong Ngôn ngữ học tri nhận (54)
    • 1.4 Tiểu kết (58)
  • Chương 2 CÁC KHUNG QUY CHIẾU THỜI GIAN VÀ SỰ ĐỒ CHIẾU TỪ CÁC KHUNG QUY CHIẾU KHÔNG GIAN SANG CÁC KHUNG QUY CHIẾU THỜI GIAN TRONG TIẾNG VIỆT (17)
    • 2.1 Dẫn nhập (60)
    • 2.2 Dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt (60)
      • 2.2.1 Trục của dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt (61)
      • 2.2.2 Hướng của dòng thời gian và sự phân bố quá khứ - tương lai trên dòng thời gian (66)
    • 2.3 Các khung quy chiếu không gian trong tiếng Việt (69)
      • 2.3.1 Khung quy chiếu không gian tuyệt đối trong tiếng Việt (69)
      • 2.3.2 Khung quy chiếu không gian nội tại trong tiếng Việt (70)
      • 2.3.3 Khung quy chiếu không gian tương đối trong tiếng Việt (71)
      • 2.3.4 Các trường hợp lưỡng khả (74)
    • 2.4 Các khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt (77)
      • 2.4.1 Khung quy chiếu thời gian tuyệt đối trong tiếng Việt (77)
      • 2.4.2 Khung quy chiếu thời gian nội tại trong tiếng Việt (82)
      • 2.4.3 Khung quy chiếu thời gian tương đối trong tiếng Việt (89)
    • 2.5 Sự đồ chiếu từ các khung quy chiếu không gian sang các khung quy chiếu thời gian (95)
      • 2.5.1 Sự đồ chiếu từ không gian sang thời gian với trường hợp khung quy chiếu tuyệt đối (95)
      • 2.5.2 Sự đồ chiếu từ không gian sang thời gian với trường hợp khung quy chiếu nội tại 87 2.5.3Sự đồ chiếu từ không gian sang thời gian với trường hợp khung quy chiếu tương đối (98)
      • 2.5.4 Nhận xét về sự đồ chiếu từ khung quy chiếu không gian sang khung quy chiếu thời (102)
    • 2.6 Tiểu kết… (104)
  • Chương 3 SỰ TRI NHẬN VÀ BIỂU ĐẠT QUY CHIẾU THỜI GIAN QUA KHÔNG GIAN TRONG TIẾNG VIỆT: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP LÙI, QUA, SANG, TỚI, ĐẾN (17)
    • 3.1 Dẫn nhập (107)
    • 3.2 Sự tri nhận và biểu đạt quy chiếu thời gian qua không gian: nghiên cứu trường hợp từ lùi… (108)
      • 3.2.1 Lùi biểu đạt không gian (109)
      • 3.2.2 Lùi biểu đạt thời gian (111)
    • 3.3 Sự tri nhận và biểu đạt quy chiếu thời gian qua không gian: nghiên cứu trường hợp qua, sang (125)
      • 3.3.1 Qua, sang biểu đạt không gian (125)
      • 3.3.2 Qua, sang biểu đạt thời gian (128)
    • 3.4 Sự tri nhận và biểu đạt quy chiếu thời gian qua không gian: nghiên cứu trường hợp tới, đến (141)
      • 3.4.1 Tới, đến biểu đạt không gian (141)
      • 3.4.2 Tới, đến biểu đạt thời gian (144)
    • 3.5 Nhận xét về lùi, sang, qua, tới, đến (155)
    • 3.6 Tiểu kết (159)
  • KẾT LUẬN...........................................................................................................150 (161)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................154 (165)

Nội dung

Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận.

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận, luận án nhằm mục đích:

- Vận dụng lý thuyết Khung quy chiếu thời gian vào nghiên cứu trên đối tượng tiếng Việt Đây là lý thuyết chưa được giới thiệu và ứng dụng vào nghiên cứu tiếng Việt.

Vì vậy với việc ứng dụng lý thuyết này, luận án vừa nhằm giới thiệu lý thuyết vừa nhằm kiểm nghiệm giá trị của lý thuyết.

- Làm rõ cách người Việt quy chiếu thời gian theo đường hướng Ngôn ngữ học tri nhận, từ đó đóng góp cách nhìn khác về vấn đề thời gian trong tiếng Việt so với các văn liệu hiện có.

Nhiệm vụ nghiên cứu

1 Tổng thuật lý thuyết về khung quy chiếu thời gian.

2 Miêu tả, phân tích dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt.

3 Phân tích các khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt.

4 Phân tích sự đồ chiếu từ khung quy chiếu không gian sang khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt.

5 Phân tích sự tri nhận và biểu đạt quy chiếu thời gian qua một số từ có nghĩa gốc chỉ không gian trong tiếng Việt.

Phương pháp nghiên cứu

Luận án tiếp cận vấn đề theo đường hướng của Ngôn ngữ học tri nhận, phối hợp cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng, trong đó phương pháp định tính chiếm ưu thế Hướng định lượng được áp dụng khi cần xác định thiên hướng biểu nghĩa, thiên hướng phối cảnh vận động hoặc khả năng tham gia quy chiếu của một yếu tố nhất định xét trong các khả năng nội tại của nó hoặc trong so sánh nó với yếu tố khác.

Luận án sử dụng chủ yếu phương pháp nội quan – phương pháp trung tâm của Ngôn ngữ học tri nhận Phương pháp này được vận dụng khi phân tích ngữ nghĩa và cấu trúc của các biểu thức ngôn ngữ nhằm vạch rõ đặc điểm của dòng thời gian tinh thần, đặc điểm của các khung quy chiếu thời gian, sự đồ chiếu từ các khung quy chiếu không gian sang các khung quy chiếu thời gian, đặc điểm tri nhận và biểu đạt thời gian qua không gian ở một số từ có nghĩa gốc chỉ không gian trong tiếng Việt.

Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng còn sử dụng phương pháp miêu tả với các thủ pháp:

- Thủ pháp thống kê: Thủ pháp này được dùng khi xây dựng ngữ liệu cho luận án, khi xác lập đặc điểm ngôn cảnh của yếu tố được sử dụng để quy chiếu thời gian, khi xác định tần số tương đối, thiên hướng sử dụng trong quy chiếu thời gian của một yếu tố ngôn ngữ nào đó, khi phân tích khả năng được dùng vào các trường hợp quy chiếu khác nhau của cùng một vỏ ngôn ngữ, khi phân tích sự thay đổi khung ngữ nghĩa của các biểu đạt không gian được chuyển di sang biểu đạt thời gian Đặc biệt, thủ pháp này phối hợp với phương pháp nội quan giúp dựng lên bức tranh toàn cảnh các mô hình quy chiếu thời gian, các mô thức đồ chiếu từ phạm trù không gian sang phạm trù thời gian trong tiếng Việt Nó cho phép đưa ra các nhận định đáng tin cậy và mang tính khách quan trên thực tế dụng ngôn của người Việt.

- Thủ pháp phân loại và hệ thống hoá: Thủ pháp này được dùng để khảo sát, phân loại các biểu thức ngôn ngữ chuyển tải hành vi quy chiếu thời gian của người Việt.

-Thủ pháp phân tích vị từ - tham tố: Thủ pháp này được dùng để phân tích cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu/tiểu cú chứa từ biểu đạt thời gian có cội nguồn từ không gian trong tiếng Việt.

- Thủ pháp so sánh khi cần làm rõ sự tương đồng, khác biệt giữa các quan điểm lý thuyết khác nhau về khung quy chiếu thời gian, làm rõ sự tương đồng và khác biệt ở một số đặc điểm giữa khung quy chiếu thời gian và khung quy chiếu không gian tiếng Việt, làm rõ các yếu tố được chuyển di hoặc không được đồ chiếu giữa quy chiếu không gian và quy chiếu thời gian trong tiếng Việt, làm rõ điểm tương đồng và khác biệt giữa mô hình quy chiếu, hướng của khung quy chiếu giữa tiếng Việt với một ngôn ngữ khác đã được miêu tả.

Đóng góp của luận án

Về mặt lý luận, luận án giới thiệu lý thuyết Khung quy chiếu thời gian – một lý thuyết chưa từng được giới thiệu và ứng dụng trong nghiên cứu ở Việt Nam Luận án là công trình đầu tiên phân tích về dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt Với việc phân tích các khung quy chiếu thời gian cụ thể và các biến thể của chúng, luận án góp thêm cứ liệu ngôn ngữ và bổ sung vào hệ lý thuyết mô hình khung quy chiếu thời gian tương đối khác với các mô hình đã được khẳng định trong các công trình nghiên cứu trước đó Từ thực tế tiếng Việt, luận án đóng góp vào nguồn văn liệu mô tả sự đồ chiếu các khung quy chiếu không gian lên các khung quy chiếu thời gian những trường hợp và bình diện không được đồ chiếu bên cạnh việc khẳng định lại những biến thể và bình diện được đồ chiếu trên cứ liệu ngôn ngữ mới Kết quả phân tích sự tri nhận và biểu đạt quy chiếu thời gian qua phạm trù không gian bổ sung khoảng trống đồ chiếu cấu trúc ngôn ngữ từ không gian sang thời gian, là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định cần được tiếp tục làm rõ khi nghiên cứu sự đồ chiếu từ không gian sang thời gian Luận án cũng đồng thời đi vào các trường hợp đồ chiếu cụ thể từ không gian lên thời gian mà sự phân tích khái quát ở cấp độ khung quy chiếu không bao quát hết được Luận án cũng đã bổ sung các sự tình diễn ra tại thời điểm nói như là trường hợp của khung quy chiếu nội tại trực chỉ, đây là vấn đề chưa được các nhà nghiên cứu đề cập khi miêu tả các khung quy chiếu thời gian trong các ngôn ngữ tự nhiên.

Về mặt thực tiễn, các kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy Ngôn ngữ học tri nhận, giảng dạy tiếng Việt nâng cao cho người nước ngoài, xây dựng từ điển và dịch thuật.

Bố cục của luận án

Để giải quyết vấn đề được đề tài đặt ra, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án được triển khai thành các chương như sau:

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN….7 1.1 Dẫn nhập

Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.1.1 Tình hình nghiên cứu tri nhận dòng thời gian tinh thần trong các ngôn ngữ tự nhiên

Dòng thời gian tinh thần (mental timeline), gọi tắt là dòng thời gian, là nền tảng trên đó xác lập các hệ quy chiếu thời gian Mọi sự tình thời gian đều được người bản ngữ tri nhận là phân bố trên dòng thời gian tinh thần này Cho đến nay, dòng thời gian tinh thần được nghiên cứu trên hai cấp độ: cấp độ ngôn ngữ và cấp độ tinh thần, với hai hướng: phân tích cứ liệu ngôn ngữ và phân tích thực nghiệm Ở cấp độ ngôn ngữ, phổ biến là dòng thời gian được tri nhận theo lối ẩn dụ phân bố theo trục ngang, trục trước – sau, với trước chỉ tương lai, sau chỉ quá khứ hoặc trước chỉ quá khứ sau chỉ tương lai (Ulrich & Maienborn, 2010; Bender & Beller, 2014); ngoài ra, ít phổ biến hơn là dòng thời gian được tri nhận theo phương thẳng đứng, trục trên – dưới với trên chỉ quá khứ, dưới chỉ tương lai, chẳng hạn trong tiếng Quan Thoại (Traugott, 1978; Yu, 2012) Ở cấp độ tinh thần, các phân tích thực nghiệm chỉ ra rằng dòng thời gian được tri nhận phổ biến trong các cộng đồng ngôn ngữ là phân bố theo trục ngang, trục trái – phải với quá khứ ở bên trái, tương lai ở bên phải, hướng của dòng thời gian là từ trái sang phải (Weger & Pratt, 2008); sự tri nhận này được cho là có sự tác động của lối viết và đọc chữ từ trái qua phải (Fuhrman et al., 2011); theo đó, có sự tương ứng phổ biến trái/sau – phải/trước giữa cấp độ ý niệm và cấp độ ngôn ngữ trong tri nhận thời gian Với các cộng đồng đọc và viết chữ từ phải sang trái, chẳng hạn người nói tiếng Ả Rập, tiếng Hebrew, dòng thời gian được tri nhận theo lối ngược lại, từ phải sang trái (Fuhrman & Boroditsky, 2010) Sự đồ chiếu ẩn dụ từ không gian lên thời gian do vậy diễn ra ở cấp độ ý niệm, trong thế giới tinh thần hơn là ở cấp độ ngôn ngữ (Ulrich & Maienborn, 2010) Các công trình thực nghiệm cũng khẳng định sự tồn tại của dòng thời gian theo phương thẳng đứng, trục trên – dưới, điển hình là trong tiếng Quan Thoại (Fuhrman et al., 2011).

Dòng thời gian chưa từng được các nhà Việt ngữ học đặt thành đối tượng nghiên cứu Luận án sẽ làm rõ điều này ở mục 2.2 chương 2 khi đi vào phân tích dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt.

1.2.1.2 Tình hình nghiên cứu xác lập lý thuyết khung quy chiếu thời gian

Lý thuyết về khung quy chiếu thời gian được xác lập bởi các nhà Tri nhận luận trong vòng hai thập niên gần đây Số lượng ngôn ngữ được miêu tả, phân tích thực tế là chưa nhiều so với toàn bộ các ngôn ngữ hiện có trên thế giới Cho đến nay lý thuyết về khung quy chiếu thời gian vẫn chưa đi đến sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu Từ các công trình được công bố, xét về số lượng khung quy chiếu, chúng tôi nhận thấy có ba trường hợp: 1 Hệ thống khung quy chiếu gồm hai loại; 2 Hệ thống khung quy chiếu gồm ba loại;

3 Hệ thống khung quy chiếu gồm bốn loại Thực chất, sự khác biệt về số lượng khung quy chiếu giữa các trường hợp xuất phát từ hai nguyên do: 1 khác nhau về các mốc quy chiếu được xác định; 2 có hay không sự chuyển dịch hệ toạ độ (xin xem sự khác biệt này ở bảng 1.1 dưới đây).

Thuộc trường hợp một cú cỏc tỏc giả như Moore (2004, 2006, 2011, 2014), Nỳủez và Sweetser

(2006) Hệ thống khung quy chiếu do các tác giả này xác lập chỉ gồm hai khung quy chiếu Mỗi khung có mốc quy chiếu riêng.

Moore (2004, 2006) đề xuất hai loại khung quy chiếu thời gian là khung quy chiếu dựa vào Ego

(Ego-based frames of reference) và khung quy chiếu dựa vào trường (field-based frames of reference). Khung quy chiếu dựa vào Ego lấy Ego làm mốc quy chiếu, mang tính trực chỉ Khung quy chiếu này bao gồm hai phối cảnh: phối cảnh Ego chuyển động và phối cảnh Thời gian chuyển động Ví dụ:

(1) Tuesday is approaching (us). thứ ba là đang đến gần (chúng ta) ‘Thứ ba gần đến rồi.’

(2) June is still ahead (of me). tháng sáu là vẫn ở phía trước (của tôi) ‘Vẫn chưa tới tháng sáu.’

Trong ví dụ (1) trên, thời gian được hình dung là đang chuyển động về phía người quan sát Ego, Ego do vậy là mốc quy chiếu, Ego được hiện thực hoá bằng biểu thức us hoặc được hiểu hàm ẩn Ngược lại ở ví dụ (2), người quan sát Ego di chuyển về phía trước trong dòng thời gian Mốc quy chiếu là Ego “Tháng sáu” được xác định ở phía trước là trong quy chiếu với Ego Ego được biểu đạt bằng biểu thức me hoặc được hiểu hàm ẩn.

Khung quy chiếu dựa vào trường phản ánh quan hệ thời gian giữa các sự tình trong chuỗi, trong đó có một sự tình được chọn làm mốc quy chiếu Khung quy chiếu này do vậy không liên quan đến trung tâm trực chỉ, Ego và sự hiện diện chủ quan của nó là tuỳ ý và không quan yếu Khung quy chiếu dựa vào trường phản chiếu ẩn dụ CHUỖI NHƯ LÀ CÁC VỊ TRÍ TRÊN LỐI ĐI (SEQUENCE AS A POSITION ON THE PATH) Ví dụ:

(3) Summer follows spring mùa hè theo sau mùa xuân ‘Sau mùa xuân là mùa hè.’

Trong ví dụ trên, phối cảnh thời gian được sử dụng là Thời gian chuyển động Sự tình thời gian

“spring” (mùa xuân) được chọn làm mốc quy chiếu Nó kết hợp với sự tình “summer” (mùa hè) tạo thành chuỗi nối tiếp các sự tình trong dòng thời gian.

Về sau Moore (2011, 2014) có điều chỉnh thuật ngữ Hai khung quy chiếu trên được ông gọi tên lần lượt là khung quy chiếu cấu hình lối đi phối cảnh Ego (Ego- perspective path-configured frame of reference) và khung quy chiếu cấu hình lối đi phối cảnh dựa vào trường (Field-perspective path-configured frame of reference) Cách giải thích của Moore (2011, 2014) có mở rộng theo hướng phân tích sự đồ chiếu từ các khung quy chiếu không gian sang các khung quy chiếu thời gian song về căn bản giống với quan niệm phân loại ban đầu của ông Moore xây dựng lý thuyết trên cơ sở phân tích cứ liệu tiếng Anh, tiếng Wolof (ở Niger-Congo, vùng Tây Phi), tiếng Nhật và tiếng Aymara (ở Jaqi, Nam Mỹ).

Cũng phõn chia khung quy chiếu thời gian thành hai loại là Nỳủez và Sweetser (2006) Nỳủez và Sweetser định danh hai khung quy chiếu dưới tên gọi ẩn dụ điểm quy chiếu Ego (Ego-Reference-point metaphor) và ẩn dụ điểm quy chiếu Thời gian (Time-Reference-point metaphor) 1 Ẩn dụ điểm quy chiếu Ego lấy Ego làm điểm quy chiếu, với hai phối cảnh là Ego chuyển động và Thời gian chuyển động, như ở trường hợp ví dụ (1) và ví dụ (2) ở trên Ẩn dụ điểm quy chiếu Thời gian biểu đạt chuỗi các sự tình và sử dụng một trong các sự tình làm điểm quy chiếu, như trường hợp ví dụ (3) ở trên Như vậy, thực chất quan niệm của Nỳủez, Sweetser (2006) và

1 Thuật ngữ điểm quy chiếu trong quan niệm của Nỳủez và Sweetser (2006) giống với thuật ngữ mốc quy chiếu trong quan niệm của Moore (2004, 2006,

2011, 2014) Yu (2012), như luận án sẽ trình bày dưới đây, cũng dùng thuật ngữ điểm quy chiếu. quan niệm của Moore (2004, 2006, 2011, 2014) là giống nhau, chỉ khác biệt ở dán nhãn thuật ngữ Tuy nhiên, khỏc với Moore, Nỳủez và Sweetser khụng xem xột vấn đề trong tương quan với khung quy chiếu khụng gian Phát hiện mang tính đóng góp của họ là các mối quan hệ thời gian ở ẩn dụ điểm quy chiếu Thời gian có tớnh nội tại (xột trong chuỗi) với sự tỡnh sớm hơn ở “phớa trước” sự tỡnh muộn hơn Ngoài ra Nỳủez và Sweetser cũng nhấn mạnh rằng sự đối lập giữa mô hình điểm quy chiếu Ego và mô hình điểm quy chiếu Thời gian là cơ bản hơn so với sự phân biệt giữa Ego chuyển động và Thời gian chuyển động, tức cái quan yếu để phân loại khung quy chiếu là điểm quy chiếu chứ không phải là phối cảnh thời gian.

Hai hệ thống phân loại vừa trình bày ở trên đã đề cập đến hai trường hợp phổ biến trong quy chiếu thời gian là trường hợp lấy Ego làm mốc quy chiếu và trường hợp lấy một sự tình thời gian trong chuỗi làm mốc quy chiếu, giới hạn ở các quan hệ thời gian gồm hai thành tố (mốc quy chiếu và sự tình được quy chiếu). Tuy nhiên thực tế quan sát cứ liệu trên nhiều ngôn ngữ cho thấy tồn tại cả các quan hệ thời gian gồm ba thành tố (Kranjec, 2006; Bender et al., 2010; Zinken, 2010; Tenbrink, 2011; Bender & Beller, 2014; Evans, 2009,

2013, 2019) Mặt khác hai hệ thống phân loại này chưa phân biệt giữa mốc quy chiếu với gốc của hệ toạ độ, là sự phân biệt có hiệu lực và quan yếu ở các quan hệ thời gian gồm ba thành tố.

Thuộc trường hợp thứ hai có các tác giả như Kranjec (2006), Zinken (2010), Bender và cộng sự (Bender et al., 2010; Bender & Beller, 2014), Tenbrink (2011), Evans (2009, 2013, 2019).

Khác với các tác giả ở trường hợp đầu, các tác giả ở nhóm này xác lập hệ thống khung quy chiếu gồm ba loại Tuy nhiên có sự khác biệt trong cách họ dán nhãn thuật ngữ, hoặc cùng thuật ngữ nhưng cách xác lập nội hàm và ngoại diên của khái niệm khác nhau.

Kranjec (2006) đề xuất hệ thống ba bộ khung thời gian 2 (temporal framework) là bộ khung thời gian ngoại tại, bộ khung thời gian trực chỉ và bộ khung thời gian nội tại Bộ khung thời gian ngoại tại

(extrinsic temporal framework) dựa trên khái niệm “thời gian tự thân” (“time itself”) với cách hiểu thời gian là

Cơ sở lý luận

1.3.1.1 Các biến thể của ý niệm thời gian

Theo Galton (2011), có ba biến thể của ý niệm thời gian là thời gian tuyến tính, thời gian tuần hoàn và thời gian toả tia. Ý niệm thời gian tuyến tính tương thích với trải nghiệm của con người về sự trôi qua của thời gian và tiến trình không thể đảo ngược của các sự kiện Hệ quả là con người hình dung thời gian có tính định hướng. Tính định hướng của thời gian được phản chiếu ở các miêu tả theo sơ đồ hướng về phía tương lai, chẳng hạn như ở cách chúng ta cấu trúc sự kiện khi thuật lại tiến trình lịch sử hoặc đơn giản là kể lại một câu chuyện theo diễn tiến của nó Các nhà khoa học tri nhận có khuynh hướng coi thời gian tuyến tính là ý niệm thời gian cơ bản và phổ biến trong suy nghĩ của con người và ý niệm hoá sự biểu đạt của nó bằng dòng thời gian tinh thần. Ý niệm thời gian tuần hoàn gắn với hình dung về một vòng tròn khép kín Nó tương thích với trải nghiệm của con người về các thời đoạn định kỳ cấu trúc nên cuộc sống như thời gian của một ngày, các ngày trong tuần, các mùa trong năm, các dịp lễ, tết, các chu kì trong vòng đời của thực vật và động vật Con người chú ý đến sự lặp lại có tính định kì của nó Đây là kiểu thời gian gắn với nhịp điệu của cuộc sống, theo đó là nhịp điệu của vạn vật, vũ trụ trong hình dung của con người, nhất là người phương Đông Ở Việt Nam, cách tính thời gian tuần hoàn theo 12 con giáp là biểu hiện của ý niệm này.

Thời gian toả tia (hay thời gian lấy Ego làm trung tâm) phản chiếu sự hiện tồn của ký ức và sự dự đoán về tương lai của con người Khi tư duy và nói năng, con người có xu hướng phản ánh các sự kiện gần với chủ thể ở hiện tại tạo nên thế đối xứng giữa quá khứ và tương lai Về bản chất, thời gian toả tia cũng gắn với thuộc tính định hướng nhưng có sự bất đối xứng giữa quá khứ và tương lai với tâm điểm là hiện tại, nên có hai trục toả tia từ trung tâm Các ý niệm thời gian này đều gắn với các khung quy chiếu thời gian cụ thể Trong tiếng Việt, cách nói (khẩu ngữ) ngày mai, ngày kia, ngày kìa; hôm qua, hôm kia, hôm kìa… là biểu hiện của ý niệm này.

Dưới đây là bảng tóm lược quan niệm của Galton về các ý niệm thời gian được Bender và Beller

Bảng 1.2 Các biến thể của ý niệm thời gian

Tuyến tính Tuần hoàn Toả tia

Nền tảng - trải qua thời gian, - các thời đoạn - mức độ rõ ràng, chính xác trải nghiệm tiến trình không định kỳ và các sự của kí ức và của các dự đoán thể đảo ngược của kiện lặp lại theo về tương lai giảm dần khi sự kiện chu kỳ khoảng cách tăng dần

1.3.1.2 Các thuộc tính của thời gian

Theo phân tích của Galton (2011), thời gian có 4 thuộc tính là: tính mở rộng (extension), tính tuyến tính (linearity), tính định hướng (directionality) và tính thời khắc (transience) Tính mở rộng cho biết thời gian có thể được phân chia thành các phần, chẳng hạn các khoảnh khắc, các khúc đoạn khác nhau; tính tuyến tính cho phép suy ra rằng với ba khoảnh khắc bất kì, sẽ có một khoảnh khắc (khúc đoạn thời gian) ở giữa hai khoảnh khắc khác; tính định hướng cho phép suy lý về tính bất đối xứng giữa quá khứ và tương lai trong thời gian; tính khoảnh khắc nhấn mạnh về tính chất thoáng qua, phút chốc của mỗi khoảnh khắc thời gian Bốn thuộc tính này cấu thành một chuỗi liên đới với tính mở rộng là nền tảng của tính tuyến tính, tính tuyến tính là nền tảng của tính định hướng, tính định hướng là nền tảng của tính khoảnh khắc.

Các thuộc tính này của thời gian, theo Galton (2011), được chia sẻ với không gian ở những mức độ khác nhau Điều này tạo nền tảng tri nhận cho sự đồ chiếu giữa hai phạm trù, trong đó không gian được coi là phạm trù nguồn, do chỗ nó mang tính cụ thể và con người có cơ quan cảm giác để tri giác không gian.

Khi thời gian được đồ chiếu theo lối ẩn dụ lên không gian, thuộc tính mở rộng dẫn đến việc mô tả sự tình là không gian đang được chiếm dụng hoặc là “ở giữa” một cái gì đó Tính tuyến tính tạo nên các ẩn dụ ngôn ngữ về thời đoạn Tính định hướng cho phép đồ chiếu các trục không gian bất đối xứng lên thời gian, như trường hợp các ẩn dụ Ego chuyển động hoặc Thời gian chuyển động, v.v Các ẩn dụ này liên quan đến sự chuyển động nên chúng có thêm tính thời khắc.

Các thuộc tính này có liên quan mật thiết đến các phân tích về khung quy chiếu thời gian cũng như sự đồ chiếu từ không gian lên thời gian trong tiếng Việt, đặc biệt là trong việc xác định TRƯỚC/SAU với mỗi khung quy chiếu.

Trong truyền thống nghiên cứu thời gian từ đường hướng Ngôn ngữ học tri nhận, hai cách phối cảnh thời gian được nói đến là phối cảnh Ego chuyển động và phối cảnh Thời gian chuyển động Hai cách phối cảnh này đã được nhiều nhà nghiên cứu phân tích trong các công trình theo đường hướng Tri nhận luận trước đú như Fillmore (1971), Clark (1973), Talmy (2000), Nỳủez và Sweetser (2006), Bender et al (2010).

Thuật ngữ Ego vốn nghĩa là Cái tôi Trong quy chiếu, với cả không gian và thời gian, dù là sự tình tĩnh hay động, chúng ta đều hình dung có một người quan sát chứng kiến sự tình, dù người quan sát này tham gia vào quá trình quy chiếu hay không Ở luận án này, người viết giữ nguyên dạng thức Ego với cách hiểu đó là chủ thể quan sát trong quy chiếu không gian hoặc thời gian, chủ thể này có thể được tri nhận là vận động hoặc đứng yên Trong các văn liệu nghiên cứu theo đường hướng Tri nhận luận tiếng Việt, Ego được giữ nguyên hoặc dịch là người quan sát (Nguyễn Hoà, 2007), Cái tôi (Nguyễn Văn Hiệp, 2018).

Sự phân biệt giữa hai cách phối cảnh Ego chuyển động và Thời gian chuyển động thực tế được đặt ra từ rất sớm trong truyền thống triết học Người đầu tiên là Smart (1949) (dẫn theo Evans, 2013) Ông cho rằng thời gian được ý niệm hoá và từ vựng hoá thông qua sự vận động trong không gian và đi đến mô tả hai ẩn dụ ý niệm chỉ thời gian trong đó thời gian được nhận thức thông qua sự vận động về phía người quan sát hoặc là người quan sát vận động về phía tương lai Về sau, Clark (1973) đã mô hình hoá sự phân biệt giữa hai ẩn dụ ý niệm này và mở đường cho việc nghiên cứu về quy chiếu thời gian trong Ngôn ngữ học Sự phân biệt giữa mô hình Ego chuyển động và Thời gian chuyển động từ phạm trù không gian sang phạm trù thời gian được Lakoff và Johnson (1980, 1993) coi là sự đảo ngược hình – nền của ẩn dụ ý niệm THỜI GIAN TRÔI LÀ SỰ VẬN ĐỘNG (TRONG KHÔNG GIAN) Talmy (2000) gọi hai phối cảnh này là hình ảnh trong gương của nhau hay là sự đảo ngược vai trò Hình/Nền của hai yếu tố trong kịch cảnh.

Một cách khái quát có thể hiểu Ego chuyển động và Thời gian chuyển động là hai cách phối cảnh khác biệt nhưng bổ sung cho nhau của cùng một kịch cảnh Chúng là hai hệ thống ẩn dụ trong đó mỗi hệ thống đem lại một cách đọc riêng biệt Với Ego chuyển động, người quan sát di chuyển tiến tới các sự tình trong tương lai rồi bỏ chúng lại phía sau, thời gian được coi là tĩnh trạng, như ở ví dụ sau:

(15) a We are approaching Tuesday. chúng ta là đang đến gần thứ Ba’ ‘Sắp đến thứ Ba rồi.’ b Sắp đến Tết rồi.

Ngược lại, với điểm nhìn Thời gian chuyển động, người quan sát đứng yên còn thời gian chuyển động về phía Ego, các sự tình thuộc tương lai tiến đến Ego và đi vào quá khứ, như ở ví dụ sau:

(16) a Tuesday is approaching (us). thứ Ba là đang đến gần (chúng ta) ‘Sắp đến thứ Ba rồi.’ b Tết sắp đến rồi.

Phối cảnh Ego chuyển động và phối cảnh Thời gian chuyển động có thể gắn với kịch cảnh trực chỉ hoặc phi trực chỉ Với kịch cảnh trực chỉ, Ego là điểm quy chiếu, như ở ví dụ (15) và ví dụ (16) dẫn trên Ở các ví dụ này, Tuesday hay Tết được hình dung là ở phía trước Ego, Ego đang tiến đến chúng (ví dụ 15) hoặc các sự tình thời gian tương lai đang tiến về phía Ego (ví dụ 16); điều này được xác lập là trong quy chiếu với người quan sát, do vậy nó mang tính trực chỉ Với kịch cảnh phi trực chỉ, Ego không tham gia vào quá trình quy chiếu, như trong ví dụ sau:

(17) Monday comes before Tuesday (ví dụ dẫn theo Bender & Beller, 2014) thứ Hai đến trước thứ Ba

‘Trước thứ Ba là thứ Hai.’ Ở (17), các sự tình nối tiếp nhau thành một chuỗi, trong đó Monday được xác định là diễn ra trước Tuesday nhờ quy chiếu với Tuesday, tức trong quan hệ thời gian này, có một sự tình được chọn làm mốc quy chiếu chứ không phải điểm quy chiếu Ego như các ví dụ (15) và (16) Sự vận động của các sự tình được hình dung theo lối ẩn dụ Nhận thức của chúng ta về chúng trên dòng thời gian được kích hoạt dựa vào vị trí của chúng trong chuỗi, trong đó sự tình sớm hơn “ở phía trước” sự tình muộn hơn Về bản chất, đây là một trường hợp của phối cảnh Thời gian chuyển động, trong đó thời gian vẫn vận động từ tương lai, về hiện tại, đi qua Ego và vào quá khứ cho dù Ego không tham gia vào quy chiếu.

Kịch cảnh phi trực chỉ trên được Moore (2004, 2006) xem là sự ý niệm hoá thời gian theo chuỗi nối tiếp, thời gian được ý niệm hoá không phải từ điểm nhìn cái tôi trung tâm (egocentric perspective-point) mà bản chất là chuỗi nối tiếp.

CÁC KHUNG QUY CHIẾU THỜI GIAN VÀ SỰ ĐỒ CHIẾU TỪ CÁC KHUNG QUY CHIẾU KHÔNG GIAN SANG CÁC KHUNG QUY CHIẾU THỜI GIAN TRONG TIẾNG VIỆT

Dẫn nhập

Trong chương này, trước khi đi vào phân tích cách khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt, luận án tập trung phân tích dòng thời gian tinh thần trong ngôn ngữ này Đây được coi là sự xác lập trường tổng thể trên đó các hệ quy chiếu thuộc các khung quy chiếu khác nhau phân bố Luận án chỉ xem xét dòng thời gian trên cứ liệu ngôn ngữ, từ đó rút ra đặc điểm của dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt.

Cũng trong chương này, luận án phân tích các khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt với các biến thể của chúng ở các bình diện: hệ quy chiếu, sự tình động/sự tình tĩnh, phối cảnh chuyển động; từ đó khái quát lên đặc điểm của từng khung quy chiếu.

Luận án cũng đồng thời xác lập hệ thống khung quy chiếu không gian theo trục ngang trong tiếng Việt dựa trên hệ thống lý thuyết của Levinson (2003/2004) Đây là bước tạo nền tảng cho việc phân tích sự đồ chiếu từ các khung quy chiếu không gian sang các khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt Lý do của việc phân tích các khung quy chiếu không gian theo trục ngang là dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt phân bố theo trục ngang (như sẽ được trình bày ở mục 2.2 dưới đây).

Trong số các văn liệu phân tích về khung quy chiếu không gian trong tiếng Việt cho đến nay, chưa có công trình nào phân tích theo quan điểm của Levinson 15 Hơn nữa, lý thuyết khung quy chiếu của Bender và cộng sự - lý thuyết được luận án ứng dụng để phân tích trên thực tế tiếng Việt - được xây dựng trên cơ sở kế thừa và áp dụng lý thuyết này Chính vì vậy, việc phân tích các khung quy chiếu không gian theo lý thuyết củaLevinson là bước trung gian cần thiết để ở phần cuối chương 2 luận án đi vào phân tích sự đồ chiếu từ các khung quy chiếu không gian sang các khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt.

Dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt

Ở mục này, luận án hướng đến trả lời các câu hỏi: có mấy dòng thời gian trong tư duy thời gian của người Việt, đó là những dòng thời gian nào, hướng của dòng thời gian là hướng nào, quá khứ - tương lai được phân bố như thế nào trên dòng thời gian Để trả lời các câu hỏi này, trên cơ sở cứ liệu ngôn ngữ, luận án sẽ phân tích dòng thời

15 Về các quan điểm khác nhau trong phân tích quy chiếu không gian trong tiếng Việt và tính khả dụng của việc ứng dụng lý thuyết khung quy chiếu không gian của Levinson vào thực tế tiếng Việt, chúng tôi đã phân tích và công bố trong bài báo Các khung quy chiếu không gian trong tiếng Việt (Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, 2(82), 2023, tr79-86). gian tinh thần trong tiếng Việt ở các đặc điểm: trục, hướng, sự phân bố quá khứ, tương lai trên dòng thời gian.

2.2.1 Trục của dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt

2.2.1.1 Trục của dòng thời gian trong tiếng Việt xét từ các biểu đạt trục ngang

Xét các ví dụ sau trong tiếng Việt:

(21) thời gian trôi, thời gian trôi qua cứ dài đằng đẵng, v.v.

(22) những năm tháng dài dằng dặc, trong một thời gian ngắn, suốt một thời gian dài, rút ngắn thời gian điều trị, kéo dài thời gian triển khai dự án, v.v.

Có thể thấy, các ví dụ ở (21) biểu đạt thời gian với tư cách là thực thể chuyển dịch, các ví dụ ở (22) biểu đạt thời đoạn Cả (21) và (22) đều không sử dụng các yếu tố chỉ hướng như trước, sau, trái, phải, trên, dưới, tuy nhiên các từ ngữ trôi, dài, ngắn, dài dằng dặc, dài đẵng đẵng, rút ngắn, kéo dài cho biết rằng đối tượng mang đặc điểm do chúng biểu hiện phân bố theo trục ngang (theo trục dọc tiếng Việt sẽ dùng các diễn ngữ như chảy xuống, đổ xuống, cao, thấp) Thời gian trừu tượng được người Việt định danh theo lối ẩn dụ là dòng thời gian; theo kết hợp ngữ nghĩa, ngữ pháp của thời gian với các yếu tố khác ở các ví dụ (21) và (22) thì dòng thời gian này là phân bố theo trục ngang Thêm nữa, sẽ là bất khả chấp nếu thời gian kết hợp với các yếu tố biểu thị trục dọc trong tiếng Việt, ví dụ: (23) *thời gian cao, *thời gian thấp. Để biểu đạt một thời khoảng hoặc một sự tình thời gian theo lối ẩn dụ, tiếng Việt sử dụng phổ biến các từ như sang, ra, qua, đến, tới, ví dụ:

(24) sang năm, sang tháng, ra năm, ra giêng, qua tháng, sắp đến Tết rồi, v.v.

(25) xuân vừa sang, hè đã đến, thu sắp qua, mùa đông đang tới, mùa thu đã qua, v.v. Đây đều là các động từ chỉ sự chuyển động theo trục ngang trong không gian Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu chứa chúng đòi hỏi hai diễn tố: chủ thể chuyển động và lối đi/đích Ngay cả khi tham tố bắt buộc được hiện thực hoá là vai đích thì chúng vẫn cho phép suy luận rằng sự tình chuyển động hữu quan diễn ra trên con đường (lối đi) nối điểm xuất phát với đích đến Khi chuyển nghĩa sang chỉ thời gian, cấu trúc nghĩa này được bảo lưu Chính vì vậy chúng ta thấy ở (24) người quan sát (Ego) chuyển động từ một thời điểm này sang một thời điểm khác, tương tự như đối tượng chuyển động từ một địa điểm này sang một địa điểm khác trong không gian Ở (25), các mùa được xử lý là các thực thể chuyển động từ tương lai về hiện tại, vào quá khứ Các chuyển động này diễn ra trong thời gian, do vậy thời gian đóng vai trò của lối đi, con đường Việc sử dụng các động từ chuyển động đang xét để biểu nghĩa thời gian do vậy phản ánh cái thực tế là tiếng Việt ý niệm hoá dòng thời gian theo trục ngang và THỜI GIAN LÀ CON ĐƯỜNG/LỐI ĐI trên đó phân bố các thời khoảng, thời điểm.

Sang, qua, đến, tới khi đi vào các kết cấu từ… sang, từ… đến, từ… tới, từ… qua biểu đạt khoảng cách giữa hai địa điểm trên trục ngang trong không gian Khi chuyển sang biểu đạt thời khoảng, các kết cấu này cũng chuyển tải nhận thức dòng thời gian theo trục ngang trong tiếng Việt.

Trong tiếng Việt, chúng ta còn bắt gặp các biểu đạt thời điểm như: (26) đầu năm, giữa năm, cuối năm, năm cùng tháng tận, đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng, đầu ngày, giữa ban ngày ban mặt, cuối ngày, v.v Các biểu đạt này, thoạt nhìn, có vẻ không mang thông tin gì về dòng thời gian Tuy nhiên, nếu đặt chúng cạnh nhau và so sánh với các biểu đạt quy chiếu không gian như: (27) đầu làng, giữa làng, cuối làng, cuối bãi, đầu thôn, cuối xóm, đầu sông, cuối sông, đầu đường, giữa khúc cua, cuối ngõ, v.v., sẽ thấy trong hệ thống chuyển di phạm trù từ không gian sang thời gian, chúng biểu đạt các thời điểm phân bố theo trục ngang, do chỗ các định vị không gian vừa dẫn đều được nhận thức là phân bố trên mặt phẳng ngang. Để biểu đạt hai trục ngang trước – sau (sagittal axis), trái – phải (lateral axis) trong không gian, tiếng Việt có các từ trước, sau, trái, phải Tuy nhiên không có bất kì trường hợp nào các từ trái, phải được sử dụng để biểu đạt thời gian trong tiếng Việt Ngược lại, các từ trước, sau được sử dụng rất phổ biến Ví dụ: (28) năm trước, năm sau, hôm trước, hôm sau, ngày trước, ngày sau, mai sau, thời trước, kì trước, bữa trước, v.v

Những cách diễn đạt này là dụ dẫn (vehicle) cho ẩn dụ ý niệm CUỘC ĐỜI LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH, theo đó ĐIỂM CUỐI CỦA CUỘC HÀNH TRÌNH là ĐIỂM CUỐI CỦA ĐỜI NGƯỜI.

Thực tế này cùng những phân tích ở trên cho thấy, ở cấp độ ngôn ngữ, tiếng Việt ý niệm hoá dòng thời gian theo trục ngang, trục trước - sau và ngôn ngữ này phong phú các biểu đạt dòng thời gian theo trục ngang.

2.2.1.2 Trục của dòng thời gian trong tiếng Việt xét từ các biểu đạt trục dọc Để trả lời câu hỏi tiếng Việt có biểu đạt ý niệm dòng thời gian theo trục dọc hay không, trong phần này, luận án xem xét ý nghĩa thời gian của các từ chỉ trục dọc trong tiếng Việt và so sánh một số biểu đạt thời gian trong tiếng Việt với tiếng Quan Thoại - một ngôn ngữ được khẳng định là có tư duy thời gian theo trục dọc - để làm rõ trục của dòng thời gian trong tiếng Việt.

Các từ chỉ trục dọc không gian trong tiếng Việt là trên, dưới, lên, xuống, cao, thấp Ngữ liệu khảo sát cho thấy không có bất kì diễn ngữ nào có chứa cao, thấp được chuyển khung để biểu đạt thời gian trong ngôn ngữ này Các từ trên, dưới, lên, xuống có tham gia biểu đạt thời gian nhưng chỉ với ý nghĩa thời lượng Chúng có thể chỉ sự tăng, đạt đến một thời lượng như ở ví dụ (29a) hoặc giảm về thời lượng như ở ví dụ (29b):

(29) a Đối với khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ VietinBank eFAST, khi giới thiệu khách hàng mới đăng ký eFAST tài chính sẽ được miễn phí chuyển khoản VND trong và ngoài hệ thống VietinBank lên tới 24 tháng. b Vị cựu bộ trưởng bị buộc tội hỗ trợ kẻ thù chiến tranh nhưng đã nhận tội để được giảm án xuống còn 11 năm tù

Hoặc chỉ tình trạng vượt quá (như ở ví dụ (30a, b)), tình trạng chưa đạt đến (như ở ví dụ (30c)) một thời lượng được lấy làm chuẩn:

(30) a Theo Quyết định của Bộ Giao thông, khi máy bay chậm trên 20 phút thì cứ 15 phút hãng hàng không phải thông báo, xin lỗi hành khách Nếu chậm trên 2h, phải phục vụ nước uống, trên 3h phục vụ đồ ăn, trên 6h phục vụ chỗ nghỉ, trên 12h phải đổi chuyến cho hành khách. b Có hiệu lực từ 8/10, Thông tư 113 của Bộ Quốc phòng quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng là (…) 30 ngày (từ đủ 25 năm phục vụ trở lên). c Trên đường chạy chung kết 200 mét hôm qua, Bolt chưa thể đạt ước nguyện trở thành người đầu tiên đạt thành tích dưới 19 giây.

Như vậy trên, dưới, lên, xuống trong các cách dùng trên không biểu đạt thời điểm, định vị thời khoảng, do vậy mà không thể suy ý về dòng thời gian từ biểu thức chứa chúng.

Khi muốn biểu đạt một thời điểm được chuyển dịch về quá khứ, một sự tình diễn ra sớm hơn so với dự kiến, kế hoạch ban đầu, người Việt có thể nói:

(31) Cuộc họp được dời lên trước hai ngày.

Các khung quy chiếu không gian trong tiếng Việt

Phần này của luận án trình bày về các khung quy chiếu không gian theo trục ngang trong tiếng Việt trên cơ sở nền tảng lý thuyết do Levinson (2003/2004) xác lập Đây là quan điểm lý thuyết chưa được ứng dụng vào nghiên cứu quy chiếu không gian trong tiếng Việt Kết quả nghiên cứu sẽ là tiền đề để phân tích sự đồ chiếu từ khung quy chiếu không gian sang khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt Do dòng thời gian trong tiếng Việt được tri nhận là phân bố theo trục ngang nên ở phần này, luận án chỉ phân tích các khung quy chiếu không gian theo trục ngang.

2.3.1 Khung quy chiếu không gian tuyệt đối trong tiếng Việt

Cứ liệu cho thấy rằng tồn tại một số cách xác định hướng với khung quy chiếu không gian tuyệt đối trong tiếng Việt Theo trục ngang, phổ biến là cách xác định hướng quy chiếu theo các phương địa lý (Đông, Tây, Nam, Bắc) Ngoài tri nhận trục Nam – Bắc theo chiều thẳng đứng (Lý Toàn Thắng, 2005), người Việt cũng tri nhận trục Nam – Bắc theo chiều ngang và điều này phù ứng với khung quy chiếu tuyệt đối theo phương ngang trong tư duy của họ Theo lí giải của Nguyễn Tài Cẩn (2000/2003), với trục Nam – Bắc, khi nói đi đến một địa điểm khác vùng, người Việt bao giờ cũng dùng vào/ra, nhưng khi chỉ các địa điểm trong cùng một vùng thì vào/ra chủ yếu được dùng ở Trung Bộ hoặc những nơi gần hai đầu của Trung Bộ, còn các vùng khác hầu như chỉ dùng sang, qua, lên, xuống Từ đó có thể suy ra được nếu nhìn tổng thể toàn Việt Nam, người Việt sẽ hình dung Nam – Bắc theo trục ngang Trong nội vùng, Nam – Bắc có thể được tri nhận theo trục dọc mà cũng có thể được tri nhận theo trục ngang vì ngoài lên/xuống, người địa phương cũng dùng sang/qua Thực tế này cho phép đi đến nhận định rằng tồn tại một hệ la bàn Đông, Tây, Nam, Bắc theo trục ngang trong tư duy người Việt Theo đó các diễn ngữ như (40) Phía Tây thành phố là núi, Phía Nam thành phố là các khu công nghiệp miêu tả về phân bố không gian ở địa bàn thành phố Huế là biểu đạt ngôn ngữ của khung quy chiếu tuyệt đối theo trục ngang F và G trong ví dụ trên là núi/các khu công nghiệp và thành phố. Các diễn ngữ được in đậm chỉ đến các phương chính tắc có tính cố định trong không gian dù người quan sát đứng ở vị trí nào, quay mặt về hướng nào và chọn bất kì đối tượng nào làm nền Mặt khác, trục định hướng của khung quy chiếu sẽ thay đổi khi vị trí của G thay đổi Vì vậy khi G là thành phố thì biểu thức như ở (40) nhưng khi G là khu công nghiệp chúng ta sẽ có (41) Phía Bắc các khu công nghiệp là thành phố Trong tiếng Việt, khung quy chiếu tuyệt đối với các phương như vậy chủ yếu được sử dụng khi muốn định vị vị trí địa lý của đối tượng.

Ngoài cách xác định hướng theo các phương địa lý, tuỳ đặc điểm từng vùng miền, người Việt còn có thể xác lập các hướng cố định khác như trục biển – đất liền (vào bờ, vào đất liền – ra biển, ra đảo), núi rừng – đồng bằng/biển, dòng chảy của sông Tuy nhiên chỉ trường hợp đầu thuộc khung quy chiếu tuyệt đối theo trục ngang Với hai trường hợp sau, mặc dù các đối tượng đều nằm trên bề mặt trái đất, tức thuộc trục ngang, nhưng người Việt lại đặt sự chú ý vào thuộc tính cao hơn lẫn nhau trên mặt phẳng ngang của chúng để lựa chọn từ chỉ hướng, kết quả trong tiếng Việt có các kết hợp như lên nguồn/rừng – xuống biển, ngược nguồn/ngàn – về xuôi, thượng nguồn - hạ nguồn, ngược dòng – xuôi dòng.

Như vậy, về mặt tri nhận, đây là trường hợp của khung quy chiếu tuyệt đối theo trục dọc.

Khung quy chiếu này trong tiếng Việt có một biến thể đặc biệt là trường hợp các sự tình chuyển động.

Sự tình chuyển động cho phép xác định hướng mà không cần viện đến sự có mặt của mốc quy chiếu nào Các biểu thức in đậm trong các ví dụ sau:

(42) a Khi mùa đông lạnh giá sắp đến, những con chim bay về phương Nam để tránh rét. b Lúc đó, mình cứ đi theo hướng mặt trời lặn để tìm đường về. c Đến quốc đảo Palau, bạn sẽ có dịp trải nghiệm cảm giác bơi lội, đắm mình trong làn nước trong xanh, thoả sức vui đùa và ngắm nhìn hàng triệu con sứa vàng mềm mại di chuyển theo hướng mặt trời mọc. không quy chiếu đến bất cứ địa điểm nguồn và đích nào Phương Nam, hướng mặt trời lặn, hướng mặt trời mọc ở đây rõ ràng chỉ hướng di chuyển chứ không chỉ địa điểm Với các tình huống này, vị trí của Hình ở hai thời điểm khác nhau được dùng để xác lập hướng chuyển động.

Như vậy có thể rút ra được khung quy chiếu không gian tuyệt đối trong tiếng Việt thể hiện quan hệ song tố giữa F và G, thực hiện sự định hướng từ một trường tổng thể nằm bên ngoài F và G trong đó F được xác định theo hướng cố định phát xuất từ G.

2.3.2 Khung quy chiếu không gian nội tại trong tiếng Việt Để xác lập hướng nội tại của G, chúng tôi nhận thấy người Việt sử dụng ba cách để phân định các bộ phận, các mặt khác nhau của Nền: a sử dụng hướng của trọng lực, theo đó vật thể Nền cung cấp các bề mặt

“trên”, “dưới”, “mặt bên”, ví dụ:

(43) Cuốn sách đặt trên bàn/ Ngòi bút rơi dưới bàn/ Nó đứng cạnh bàn cô giáo; b sử dụng cấu trúc hình học nội tại của G, chẳng hạn như “trái, phải, trước, sau, trên, dưới” ở cơ thể người: (44) Quyển sách ở ngay trước mặt cậu ấy/ ngay sau lưng cậu ấy/ bên tay phải cậy ấy/ bên tay trái cậu ấy; c sử dụng các tiêu chí chức năng, hướng chính tắc, hướng chuyển động của vật thể, như mặt trước, mặt sau của tivi, phía trước, phía sau của ngôi nhà, phía trước, phía sau của ô tô: (45) cây mai trước nhà/sau nhà, Bình hoa ở phía trước ti vi/sau ti vi, Nó đứng trước đầu xe/sau đuôi xe Ngoại trừ trường hợp đầu, với hai trường hợp sau, các sự vật đều có tính bất đối xứng tự thân nên bản thân chúng có sự định hướng nội tại.

Các ví dụ ở (43), (44), (45) đều biểu đạt quan hệ không gian song tố giữa F và G, trong đó hướng quy chiếu được xác định dựa trên hướng nội tại của G Hai yếu tố này với mỗi ví dụ trên lần lượt là: (43) cuốn sách/ ngòi bút/nó – bàn (cô giáo); (44) quyển sách – cậu; (45) cây mai – nhà, bình hoa – ti vi, nó – đầu xe/đuôi xe Do vậy chúng đều là các trường hợp của khung quy chiếu nội tại.

Trong các biểu thức vừa dẫn ở ví dụ từ (43) đến (45), G ở trường hợp Nó đứng trước đầu xe/sau đuôi xe khác với các biểu thức còn lại ở chỗ nó là không gian phóng chiếu từ một bộ phận của vật thể Đây là kết quả của quá trình chuyển di và phát triển nghĩa từ bộ phận cơ thể động vật => bộ phận của vật thể (mũi thuyền, đuôi thuyền, chân ghế, đầu xe, đuôi xe, v.v…) => miền tìm kiếm được phóng chiếu từ các bộ phận của vật thể.

Cách dùng mở rộng để chỉ không gian này phản ánh quá trình chuyển tiếp từ cách sử dụng chỉ không gian theo hình học topo 18 (nơi Hình ở trong một bộ phận của Nền) sang hệ toạ độ nội tại (trong đó Hình được luận suy là thuộc miền tìm kiếm được phóng chiếu từ một bộ phận của Nền) Một biểu thức như (46) Nó ngồi trước mũi thuyền sẽ thuộc miêu tả topo trong đó F nó được định vị ở trong không gian Nền mũi thuyền còn

(47) Trước mũi thuyền nhấp nhô mấy ngọn lục bình là biểu thức của khung quy chiếu nội tại với F mấy ngọn lục bình được định vị trong không gian phóng chiếu từ G mũi thuyền Như vậy, khi F được định vị dựa vào

Nền, chúng tôi phân biệt hai trường hợp: quy chiếu topo và quy chiếu nội tại Sự phân biệt này chúng tôi chưa thấy trong các văn liệu nghiên cứu tiếng Việt trước đây.

Từ những phân tích ở trên có thể rút ra được khung quy chiếu không gian nội tại trong tiếng Việt thể hiện quan hệ song tố giữa F và G Hướng quy chiếu của khung được xác định dựa vào hướng nội tại của G Vị trí của người quan sát không quan yếu.

2.3.3 Khung quy chiếu không gian tương đối trong tiếng Việt

Khi bản thân hệ thống nội tại của vật thể không giúp xác định hướng thì người Việt sẽ sử dụng khung quy chiếu tương đối, tức dùng người quan sát để xác định hướng của nền Xét ví dụ sau:

(48) Trong quá trình săn bắn, Chầu phát hiện có một đàn khỉ và một vật trông giống khỉ đang khuất phía sau tảng đá lớn, cách Chầu khoảng 30 m.

Các khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt

Ở phần này, luận án đi vào phân tích các khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt Với mỗi khung quy chiếu và biến thể của chúng, luận án phân tích các nội dung sau: hệ quy chiếu, sự tình động/sự tình tĩnh, phối cảnh chuyển động Kết quả phân tích của luận án sẽ bổ sung vào tính phổ niệm và tính đa dạng của khung quy chiếu thời gian trong ngôn ngữ tự nhiên.

2.4.1 Khung quy chiếu thời gian tuyệt đối trong tiếng Việt

2.4.1.1 Hệ quy chiếu trong khung quy chiếu thời gian tuyệt đối Ở mục 2.2 luận án đã xác định rằng dòng thời gian trong tiếng Việt phân bố theo trục ngang, trục trước – sau với trước chỉ tương lai, sau chỉ quá khứ Các sự tình ở phía trước trong dòng thời gian sẽ thuộc về tương lai, các sự tình ở phía sau trong dòng thời gian sẽ thuộc về quá khứ.

Gốc của hệ quy chiếu trong khung quy chiếu thời gian tuyệt đối, theo xác lập của Bender và cộng sự (Bender et al., 2010; Bender & Beller, 2014) nằm trên dòng thời gian tinh thần này, hướng của khung quy chiếu là hướng của mũi tên thời gian Trong tiếng Việt, hướng của mũi tên thời gian trùng với hướng của dòng thời gian.

Các ví dụ sau trong tiếng Việt tương thích với mô tả này:

(59) a Thời gian trôi. b Thời gian không ngừng trôi. c Thời gian trôi mãi mãi. d Thời gian trôi đi mãi.

Trong các ví dụ này, thời gian được người Việt tri nhận là đang vận động Chúng ta không thể xác định được thời gian trôi từ đâu, nói cách khác không có vị trí cụ thể của gốc toạ độ X Hệ quy chiếu như vậy được đặt trong trường thời gian tổng thể Với sự tình thời gian được phản ánh ở đây, không có tham số Nền G được phản ánh Sự tình F “thời gian” không ngừng vận động về phía tương lai Vị trí ban đầu của F do vậy sẽ thuộc về quá khứ, vị trí F sẽ vận động tới sẽ thuộc về tương lai Người quan sát không tham gia vào hệ quy chiếu Như vậy cả G và V đều không quan yếu trong hệ toạ độ Theo xác lập dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt, có thể suy ra F đang vận động về phía trước Các biểu đạt thời gian ở (59) do vậy đều phản ánh khung quy chiếu tuyệt đối Theo quan sát của chúng tôi, đây là trường hợp khái quát nhất của khung quy chiếu thời gian tuyệt đối trong tiếng Việt.

Tư duy thời gian ở ví dụ (59) giống với tư duy thời gian của người Anh trong cách nói:

(60) Time flows on forever (Lấy lại ví dụ 4) thời gian trôi mãi mãi

‘Thời gian trôi mãi mãi.’

Phổ biến hơn trong tiếng Việt là hệ quy chiếu tuyệt đối với Nền G trùng với người quan sát, dòng thời gian khi đó là dòng thời gian trực chỉ, như trong các ví dụ sau:

(61) a Phía trước là tương lai tươi sáng. b Bỏ lại sau lưng bao tháng năm cuộc đời tăm tối 26 Ở ví dụ (61a), sự tình F là ‘tương lai tươi sáng’, F được xác định là ở phía trước, thuộc về tương lai; ở ví dụ (61b), sự tình F là ‘bao tháng năm cuộc đời tăm tối’, F được xác định là ở phía sau, thuộc về quá khứ Với (61b), diễn ngữ sau lưng cho phép xác định rõ phía sau là phía sau của Ego Với (61a), chúng ta không biết đó là phía trước của dòng thời gian hay phía trước của Ego Tuy nhiên đối chiếu với các ví dụ khác như:

(62) a.Trước mắt, Chính phủ sẽ trích 8.000 tỷ đồng từ trái phiếu để xây dựng nhà ở cho sinh viên ngay trong năm nay. b Con nên bỏ lại quá khứ phía sau để nhìn về tương lai (…).

26 Nguồn: Khối liệu Việt ngữ tại https://app.sketchengine.eu (Truy cập ngày 20 tháng 6 2020). sẽ thấy đó là phía trước của Ego Sự hiện diện của các từ mắt, nhìn ở các ví dụ (62) cho biết phía trước được xác định là trong quy chiếu với Ego Hệ quy chiếu được xác lập giữa F và G trở thành hệ quy chiếu được xác lập giữa F và Ego vì G trùng với Ego Các sự tình ở phía trước G/ Ego thuộc về tương lai, các sự tình ở phía sau G/ Ego thuộc về quá khứ. Điều mà chúng ta dễ dàng nhận ra trong các ví dụ (61), (62) là phía trước của Ego trùng với phía trước của dòng thời gian Khác với (60), nơi vai trò của G và V (Ego) không quan yếu trong hệ toạ độ, ở (61),

(62), gốc X của hệ toạ độ trùng với G, G trùng với hiện tại chủ quan của người quan sát, G trở thành nhân tố xác định hướng. Trong phân tích của mình, Bender chưa đề cập đến trường hợp này, tuy nhiên có thể thấy các trường hợp vừa dẫn đều thuộc khung quy chiếu tuyệt đối do chỗ hệ toạ độ được xác lập gồm hai tham số F và G, các sự tình ở phía trước G thuộc về tương lai, hướng của khung quy chiếu cùng hướng với mũi tên thời gian với

TRƯỚC chỉ TƯƠNG LAI, SAU chỉ QUÁ KHỨ.

Các phân tích ở (61), (62) cho thấy rằng, trong tri nhận thời gian tuyệt đối, người Việt hình dung tương lai ở phía trước Ego Sự tri nhận này là phổ biến và thống nhất.

Hướng của khung quy chiếu thời gian tuyệt đối trong tiếng Việt thường được hiện thực hoá bằng các từ định hướng trước, sau, như trong các ví dụ (61), (62) ở trên Tuy nhiên nó cũng có thể được hiểu hàm ẩn, như ở ví dụ (59) hoặc như trong các ví dụ sau:

(63) a quay trở lại một thời kì trong quá khứ b Chúng tôi cần có nghị lực để vượt qua quá khứ đau đớn này. c chạy trốn quá khứ Ở ví dụ (63), sự tình thời gian được đề cập là “quá khứ” Quá khứ này được tham chiếu với hiện tại của Ego Không có từ chỉ hướng được sử dụng Tuy nhiên, sự hiện diện của các từ ngữ quay trở lại, vượt qua, chạy trốn cho phép suy ra quá khứ được tri nhận là ở phía sau người quan sát, tức ở phía sau trên dòng thời gian.

Những quan sát trên ngữ liệu khảo sát cho thấy rằng hệ quy chiếu tuyệt đối trong tiếng Việt chỉ phân biệt hai nhóm sự tình: các sự tình ở tương lai (như ở ví dụ 61a, 62a, 62b) và các sự tình ở quá khứ (như ở ví dụ62b, 63) Các sự tình được nhúng vào dòng thời gian và xác định vị trí của chúng trên dòng thời gian có thể trong quy chiếu với Ego hoặc không Khi quy chiếu với Ego, quy chiếu có tính trực chỉ Khi không quy chiếu với Ego, gốc của hệ toạ độ được xác định dựa vào dòng thời gian hay trường thời gian tổng thể, tức hệ quy chiếu có tính chất tha trung tâm, phi trực chỉ Trường thời gian này là kết quả của sự ý niệm hoá về thời đoạn được nhận thức như là một sự tình không bao giờ kết thúc trong đó tất cả sự tình khác xuất hiện Quy chiếu như vậy được thiết lập theo chiến lược quy chiếu trực tiếp dựa vào trường thời gian.

Tóm lại, trong tiếng Việt, điều kiện cần và đủ để xếp một biểu thức đang xét vào biểu đạt của khung quy chiếu tuyệt đối là hệ quy chiếu được phản ánh chỉ gồm hai thành tố F và G, sự tình F ở trước sự tình G sẽ thuộc về tương lai.

2.4.1.2 Sự tình động/sự tình tĩnh trong khung quy chiếu thời gian tuyệt đối trong tiếng Việt

Các sự tình được phản ánh trong khung quy chiếu thời gian tuyệt đối có thể là sự tình tĩnh hoặc sự tình động.

Là sự tình tĩnh khi động từ đi với ngữ đoạn biểu thị thời trong câu không mang nét nghĩa +động, thời gian được tri nhận và một thực thể tĩnh tại, như trong ví dụ sau:

(64) Tương lai đang ở phía trước (Hoặc ví dụ (61) ở trên)

Sự đồ chiếu từ các khung quy chiếu không gian sang các khung quy chiếu thời gian

quy chiếu thời gian trong tiếng Việt Ở mục này, luận án phân tích sự đồ chiếu từ các khung quy chiếu không gian sang các khung quy chiếu thời gian ở các bình diện: sự đồ chiếu hệ quy chiếu,

2.5.1 Sự đồ chiếu từ không gian sang thời gian với trường hợp khung quy chiếu tuyệt đối

2.5.1.1 Sự đồ chiếu hệ quy chiếu

Những thiết lập về khung quy chiếu không gian tuyệt đối, dòng thời gian tinh thần và khung quy chiếu thời gian tuyệt đối trong tiếng Việt cho thấy, người Việt tri nhận thời gian qua không gian ở trường hợp này ở mức độ khái quát rất cao.

Cái lưu giữ lại khi chuyển di sang khung thời gian là hệ quy chiếu song tố gồm F và G, hướng của khung quy chiếu là hướng của trường tổng thể Trong không gian, tính nghiệm thân ở khung quy chiếu tuyệt đối bị triệt tiêu, do chỗ hướng quy chiếu được xác định theo hướng cố định phát xuất từ G (các hướng Đông,Tây, Nam, Bắc theo la bàn, trên, dưới theo trọng lực, các trục biển – đất liền, hướng gió, dòng chảy của sông,v.v.) Tuy nhiên trong thời gian, tính nghiệm thân vẫn rõ do chỗ trong đa số trường hợp, G trùng với V (Ego),phía trước của Ego là phía trước của dòng thời gian Nguyên nhân của sự khác biệt này là dòng thời gian được tri nhận là dòng tuyến tính phân bố theo trục trước – sau.

Trong khi đó, với sự tình chuyển động, sự đồ chiếu từ không gian lên thời gian ở khung quy chiếu tuyệt đối rõ hơn Xem xét hai ví dụ sau:

(90) a Thuyền trôi theo dòng. b Thời gian trôi đi mãi.

Sự chuyển động của thuyền từ vị trí 1 sang vị trí 2 ở (90a) giúp xác định hướng chuyển động mà không cần đến yếu tố mốc quy chiếu và người quan sát (điều này cũng tương tự như ở ví dụ (42)) Sự chuyển động của thời gian từ thời điểm 1 sang thời điểm 2 ở (90b) theo kịch cảnh không gian của (90a) giúp xác định hướng chuyển động của thời gian mà không cần đến G và V Như vậy có sự đồ chiếu nguyên bản một sự tình chuyển động trong không gian lên một sự tình chuyển động trong thời gian Có thể hình dung sự đồ chiếu này qua sơ đồ sau:

Thời gian F F tương lai sau T1 T2 trước

Sơ đồ 2.8 Sự đồ chiếu mô hình quy chiếu từ không gian sang thời gian: sự tình chuyển động

Trong sơ đồ trên, mũi tên ngắn nét liền chỉ hướng chuyển động, đường thẳng biểu thị tuyến đường di chuyển của thuyền, mũi tên dài biểu thị dòng thời gian, mũi tên nét đứt biểu thị sự đồ chiếu T 1 là thời điểm 1,

Như vậy với các tình huống động, vị trí của Hình ở hai địa điểm hoặc thời điểm khác nhau được dùng để xác lập hệ quy chiếu.

2.5.1.2 Sự đồ chiếu trường tổng thể

Như đã phân tích khi xác lập trục và hướng của dòng thời gian trong tiếng Việt, không gian nghiệm thân trong nhận thức của người Việt có ba trục, nhưng chỉ trục trước – sau được đồ chiếu lên dòng thời gian. Biểu hiện trong ngôn ngữ của sự tri nhận này rõ nhất là ở cách dùng các từ trước, sau chỉ thời gian.

Do thời gian được tri nhận là dòng tuyến tính một chiều trong không gian nên không tồn tại thuộc tính ba chiều, hai chiều ở phạm trù thời gian Điều này được chứng minh bằng thực tế sử dụng ngôn ngữ Các giới từ không gian như trong, vào (cho không gian ba chiều) khi chuyển sang khung thời gian không còn bảo lưu số lượng “chiều” (ba chiều) như ở khung ngữ nghĩa nguồn Một biểu thức như (91) a trong năm 2021 hoặc b trong tháng 6 chỉ gợi ra một thời đoạn có giới hạn trên dòng thời gian, và do vậy thời gian vẫn nằm trong hình dung là một dòng kéo dài trong không gian, tức chỉ có một chiều Điều này càng được củng cố thêm với cách nói (92) dọc theo năm tháng Giới từ vào vốn dùng với không gian ba chiều nhưng khi diễn giải về thời gian, nó cùng với biểu thức đi sau chỉ một thời điểm, ví dụ: (93) vào chủ nhật, vào lúc 7 giờ.

Có thể sơ đồ hoá sự tình thời gian được biểu đạt bằng (91), (93) như sau: trong tháng 6 tháng 5 tháng 7

Sơ đồ 2.9 Biểu diễn trên dòng thời gian của sự tình ‘trong tháng 6’ vào lúc 7h

Sơ đồ 2.10 Biểu diễn trên dòng thời gian của sự tình ‘vào lúc 7 giờ’

Những ví dụ vừa dẫn cho thấy rõ rằng trong tiếng Việt, thời gian chỉ được đồ chiếu lên không gian một chiều.

Chính vì thời gian chỉ được đồ chiếu lên không gian một chiều nên thời gian không có nhiều cách phản ánh cùng một tình huống theo các chiều khác nhau như không gian Lý Toàn Thắng (2005) phát hiện rằng có thể biểu đạt theo hai cách khác nhau cho cùng một kịch cảnh Hình – Nền trong không gian, ví dụ (94) a Ba lô trên lưng/ b Ba lô sau lưng; c Huân chương trên ngực/ d Huân chương trước ngực (Ví dụ dẫn theo

Lý Toàn Thắng (2005, tr.126) Sở dĩ như vậy là do ở (94a) và (94c), lưng, ngực được hình dung như một mặt phẳng Quy chiếu ở đây do vậy là quy chiếu topo Trong khi ở (94b) và (94d), lẽ thường vận hành cách tri giác là mặt ở trước còn lưng ở sau Quy chiếu ở đây là quy chiếu nội tại Như vậy có hai trục bất đối xứng khác nhau được xác lập Ở (94a), (94c) là trục TRÊN/DƯỚI Ở (94b), (94d) là trục TRƯỚC/SAU Điều này diễn ra là do không gian được hình dung theo nhiều chiều, chia cắt thành nhiều mặt phẳng khác nhau Khả năng này bị triệt tiêu ở thời gian do chỗ thời gian chỉ được hình dung có một chiều duy nhất.

2.5.1.3 Sự đồ chiếu các trục bất đối xứng và hướng

Từ các phân tích về hướng trong khung quy chiếu không gian tuyệt đối theo trục ngang trong tiếng Việt, có thể sơ đồ hoá các hướng đó như sau:

Sơ đồ 2.11 Hướng trong khung quy chiếu không gian tuyệt đối

Các hướng này không được đồ chiếu lên hệ quy chiếu thời gian tuyệt đối, do chỗ dòng thời gian trong tiếng Việt được tri nhận theo trục trước – sau, như được biểu diễn trong sơ đồ sau: quá khứ tương lai sau G F trước

Sơ đồ 2.12 Hướng trong khung quy chiếu thời gian tuyệt đối

Như vậy sự đồ chiếu từ khung quy chiếu không tuyệt đối sang khung quy chiếu thời gian tuyết đối trong tiếng Việt chỉ bảo lưu các tham số tham gia vào hệ toạ độ, cách xác định hướng của khung dựa vào trường tổng thể Còn trường tổng thể, trục và hướng quy chiếu thì không được đồ chiếu.

2.5.2 Sự đồ chiếu từ không gian sang thời gian với trường hợp khung quy chiếu nội tại

2.5.2.1 Sự đồ chiếu từ không gian sang thời gian với trường hợp khung quy chiếu nội tại trực chỉ a Sự đồ chiếu hệ quy chiếu

Với khung quy chiếu nội tại, tiếng Việt có hai biến thể của khung quy chiếu không gian nhưng không có sự đồ chiếu lên thời gian trường hợp quy chiếu nội tại có hướng quy chiếu được xác định dựa vào F, xuất hiện khi Nền là đối tượng không có cấu trúc định hướng nội tại còn F là con người Sở dĩ như vậy là vì trong quy chiếu thời gian nội tại trực chỉ, G ở hiện tại chủ quan của người quan sát, người quan sát vốn là đối tượng có cấu trúc định hướng nội tại.

Với biến thể còn lại, sự đồ chiếu diễn ra rõ nét: khung quy chiếu thời gian nội tại trực chỉ bảo lưu quan hệ giữa F và G khi chuyển di giữa hai phạm trù, hướng của khung quy chiếu được xác định theo hướng nội tại của G Điểm khác giữa hệ quy chiếu không gian và hệ quy chiếu thời gian trong trường hợp này là V không quan yếu với hệ toạ độ không gian nhưng lại quan yếu với hệ toạ độ thời gian.

Sự đồ chiếu hệ quy chiếu có thể thấy rõ qua so sánh các ví dụ sau:

(95) a Nó đứng trước đầu xe. b Con mèo ở phía sau đuôi xe.

(96) tháng trước – tháng này – tháng sau

Có thể hình dung sự sao phỏng mô hình quan hệ giữa các yếu tố tham gia vào hệ quy chiếu ở ví dụ

(95) so với các ví dụ (96) qua sơ đồ sau:

(tháng trước) (tháng này) (tháng sau) quá khứ Hiện tại của V tương lai

Sơ đồ 2.13 Sự đồ chiếu quan hệ trực chỉ trong không gian lên thời gian

F G chiếu Trong sơ đồ trên, mũi tên chỉ hướng quy chiếu, mũi tên chỉ sự đồ

SỰ TRI NHẬN VÀ BIỂU ĐẠT QUY CHIẾU THỜI GIAN QUA KHÔNG GIAN TRONG TIẾNG VIỆT: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP LÙI, QUA, SANG, TỚI, ĐẾN

Dẫn nhập

Mối quan hệ giữa không gian và thời gian được biểu đạt như thế nào trong ngôn ngữ, các biểu đạt đó có liên quan gì với nhau không? Các câu hỏi này đã tạo nên không ít cuộc tranh luận giữa các nhà nghiên cứu Ngữ dụng học, Ngôn ngữ học tâm lý, Khoa học tri nhận trong một thời gian dài Chúng liên quan đến hai bình diện nền tảng của mối quan tâm khoa học cơ bản Một mặt, sự phản chiếu ý niệm thời gian được tri nhận qua không gian vào ngôn ngữ nhấn mạnh sự tri nhận của con người về các phạm trù phổ biến không gian và thời gian Mặt khác, khái niệm khung quy chiếu cho thấy sự khác nhau căn bản giữa cái thế giới bên ngoài có thể quan sát được một cách trực tiếp, được biểu đạt trong ngôn ngữ và tập hợp các biểu thức ngôn ngữ khả dĩ dùng để biểu đạt cái thế giới ấy Sự khác biệt này được cảm nhận rõ hơn ở các khái niệm thời gian so với các khái niệm không gian, có lẽ đó là lí do vì sao ngôn ngữ thường dùng các khái niệm có sẵn (chẳng hạn các khái niệm không gian) theo lối ẩn dụ để thể hiện các mối quan hệ thời gian trừu tượng hơn.

Khi xem xét sự tri nhận của con người được biểu đạt trong ngôn ngữ, Lakoff (1990) nhận ra rằng các khía cạnh của sự trải nghiệm và tri nhận có quan hệ mật thiết và được biểu đạt trong cấu trúc và chức năng của ngôn ngữ Ulrich & Maienborn (2010) cho rằng các từ loại khác nhau gợi lên các kiểu quy chiếu thời gian khác nhau Moore cũng khẳng định “các ẩn dụ chuyển động chỉ thời gian cần được phân tích là sự đồ chiếu xuyên khung” (motion metaphors of time need to be analyzed as mappings across frames” (Moore, 2006, tr.232) Sinha (2014) nhấn mạnh cần có thêm các nghiên cứu về đồ chiếu cấu trúc từ không gian lên thời gian. Đây cũng là điều mà Evans (2013) đặt ra khi muốn mô tả các ý niệm từ vựng thời gian Khi phân tích về các ý niệm không gian trong tiếng Việt, Lý Toàn Thắng cũng đã khẳng định mối tương quan giữa ý niệm không gian với cấu trúc nghĩa biểu hiện, tầm quan trọng của cấu trúc nghĩa biểu hiện trong phân tích sự tri nhận không gian ở những ý niệm cụ thể (Lý Toàn Thắng, 2005) Những nhận định này của các nhà nghiên cứu là gợi dẫn để chương này của luận án tập trung vào phân tích sự tri nhận và biểu đạt quy chiếu thời gian qua phạm trù không gian trong tiếng Việt.

Luận án sẽ phân tích sự đồ chiếu cấu trúc tham tố sự tình không gian sang sự tình thời gian ở một số động từ chỉ hoạt động di chuyển và các giới từ phái sinh từ chúng, trên cơ sở đó đi đến phân tích quy chiếu thời gian, sự đồ chiếu phối cảnh từ không gian lên thời gian với từng trường hợp cụ thể Sự đồ chiếu cấu trúc tham tố là vấn đề chưa được nghiên cứu nhiều khi phân tích sự đồ chiếu từ không gian lên thời gian trong ngôn ngữ tự nhiên, mặt khác việc phân tích đồ chiếu không gian lên thời gian chủ yếu được thực hiện ở bình diện khái quát, chưa đi vào các trường hợp cụ thể, trong khi thực tế ngôn ngữ cho thấy chúng trình hiện một bức tranh sống động và phức tạp hơn nhiều Do một số động từ (thuộc lớp vị từ rộng hơn) chỉ hoạt động di chuyển trong tiếng Việt được chuyển từ loại thành giới từ, nên để thuận tiện cho việc phân tích, luận án tiếp cận theo từ, và sẽ chỉ rõ tư cách từ loại của từ khi cần phân biệt.

Trong tiếng Việt, các động từ cùng giới từ phái sinh từ chúng được chuyển khung từ không gian sang thời gian khá phong phú, chẳng hạn: qua, sang, tới, đến, ra, vào, lên, xuống, các động từ không gian toả tia sang thời gian như lùi, lui, tiến, về, đi, trôi, dời, chuyển, v.v Tuy nhiên, qua quan sát khối liệu Việt ngữ liên quan đến các từ vừa dẫn trên https://s.ngonngu.net/corpus/, chúng tôi nhận thấy lùi, qua, sang, tới, đến có ý nghĩa thời gian, cấu trúc nghĩa biểu hiện, phối cảnh và quy chiếu thời gian, sự đồ chiếu từ không gian sang thời gian phong phú, phức tạp hơn so với các trường hợp còn lại Mặt khác, qua và sang, tới và đến là những cặp từ mà sự giống nhau giữa chúng khá lớn; luận án muốn đi đến chỉ ra những điểm tương đồng cùng những dị biệt tinh tế trong biểu nghĩa không gian, thời gian làm nên vị thế của chúng trong hệ thống Cùng với giới hạn dung lượng cho phép, luận án chọn các từ lùi, qua, sang, tới, đến để nghiên cứu trường hợp.

Quá trình nghiên cứu cho thấy sự đồ chiếu xuyên khung từ không gian sang thời gian trong tiếng Việt có cơ sở là những thúc đẩy về mặt trải nghiệm và tri nhận của người bản ngữ đối với phạm trù mà họ cảm nhận được bằng các giác quan, từ đó hình thành các mô thức ngôn ngữ, thậm chí tư duy về thời gian còn tách khỏi ý niệm cơ sở ban đầu.

Sự tri nhận và biểu đạt quy chiếu thời gian qua không gian: nghiên cứu trường hợp từ lùi…

Trong tiếng Việt, lùi được xem là đồng nghĩa với lui (Hoàng Phê, 2010, tr.732) Cả lùi và lui đều được dùng để biểu đạt ý nghĩa không gian và thời gian Trong 1000 ngữ liệu có sử dụng từ lùi được khảo sát từ https://s.ngonngu.net/corpus/, có 342 ngữ liệu lùi biểu đạt thời gian (chiếm 34.2%), trong khi đó, với lui, trên 1000 ngữ liệu khảo sát, chỉ có 20 ngữ liệu lui biểu đạt thời gian (chiếm 2%) Con số này cho thấy, lui không phải là từ biểu đạt thời gian có nguồn gốc từ không gian tiêu biểu trong tiếng Việt; mặt khác, so với lùi, lui rất ít được sử dụng để biểu đạt thời gian.

Những trường hợp sử dụng để biểu đạt thời gian của lui đều giống với lùi, do vậy chúng có thể thay thế cho nhau Ví dụ:

(100) a Qua nhiều năm thực hiện chỉ thị của Nhà nước về cấm đốt pháo, hình ảnh của pháo và tiếng pháo đã lui vào quá khứ, không còn là “nét đặc trưng” của ngày Tết vì những tác hại to lớn của nó. a’ Thế nhưng, hầu hết các nhà văn "già" viết tác phẩm cho tuổi mới lớn để kể lại một thời đã xa, một không gian và thời gian đã lùi vào quá khứ. b Vì thế, cuộc gặp hai bên tối thứ bảy phải lui lại vài ngày. b’ Riêng việc khoan mở cửa hầm phía nam dự kiến sẽ lùi lại đến tháng 6.

So sánh (100a) và (100a’), (100b) và (100b’) có thể thấy: lùi hoàn toàn thay thế được cho lui và ngược lại Ở (100a) và (100a’), lùi và lui đều biểu đạt sự chuyển dịch của chủ thể về phía quá khứ Ở (100b) và (100b’), lùi và lui biểu đạt sự chuyển dịch của đối tượng về phía tương lai.

Vì lui và lùi là các biến thể ngữ âm, biến thể lui không được người Việt sử dụng nhiều trong biểu đạt thời gian 34 , nếu có được sử dụng thì giống với lùi, trong khi khả năng biểu đạt thời gian của lùi phong phú, phức tạp và có số lần xuất hiện cao hơn nhiều nên ở mục này, luận án chỉ tập trung phân tích khả năng biểu đạt không gian và thời gian của lùi 35 mặc dù tiếng Việt tồn tại thực tế ngôn ngữ như trên.

Cả trong biểu đạt không gian và thời gian, lùi đều có tư cách từ loại là động từ.

3.2.1 Lùi biểu đạt không gian Ở khung không gian, lùi có nghĩa gốc là “chuyển động về phía sau trong khi không thay đổi hướng ban đầu” (Nguyễn Như Ý, 1999, tr.1062) Ý nghĩa này được diễn giải theo một cách khác là “di chuyển ngược lại về phía sau trong khi vẫn giữ nguyên tư thế như đang tiến về phía trước” (Hoàng Phê, 2010, tr.732).

Lùi mang tính lưỡng khả, tức có thể là động từ nội động hoặc động từ ngoại động Với mỗi tư cách động từ, lùi quy định một cấu trúc nghĩa biểu hiện khác nhau.

- Lùi nội động từ: chủ thể hữu tri hoặc vô tri chuyển động về phía sau trong khi không thay đổi hướng nội tại ban đầu Khái niệm hướng nội tại được hiểu là cấu trúc định hướng nội tại của vật thể trong không gian, xác định theo hướng chuyển động hoặc chức năng của vật thể, như hướng trước, sau ở ti vi, xe ô tô, nhà, con người, v.v Ví dụ:

(101) a lùi xuống ba bước (Ví dụ dẫn theo (Nguyễn Như Ý, 1999, tr.1062)) b Chiếc ô tô lùi lại.

Tham tố bắt buộc (diễn tố) đối với sự tình được biểu đạt bằng lùi trong trường hợp này là vai hành thể (ví dụ 101a) hoặc động thể (ví dụ 101b).

34 Cả trong biểu đạt không gian, lui cũng rất hạn chế Nhìn chung lui chỉ kết hợp với các động từ chỉ hoạt động của con người để biểu đạt sự chuyển động trong không gian của chủ thể, ví dụ bước lui, nhìn lui, ngoái lui, ngã lui ra sau, ngó lui.

35 Trái nghĩa với lùi, lui là tiến Trong 1000 ngữ liệu có sử dụng từ tiến được khảo sát từ https://s.ngonngu.net/corpus/, chỉ 12 ngữ liệu tiến biểu đạt thời gian(chiếm 1.2%) Như vậy tiến không phải là từ biểu đạt thời gian có nguồn gốc từ không gian tiêu biểu trong tiếng Việt Trong luận án này, nghiên cứu sinh mới chỉ nghiên cứu các trường hợp tương đồng nhau về khả năng biểu đạt thời gian mà chưa có điều kiện nghiên cứu các cặp từ đối lập trong biểu nghĩa và quy chiếu thời gian.

- Lùi ngoại động từ: chủ thể tác động khiến đối tượng chịu tác động chuyển động về phía sau trong khi không thay đổi hướng nội tại ban đầu.

(102) lùi xe vào ngõ (Ví dụ dẫn theo (Nguyễn Như Ý, 1999, tr.1062))

Tham tố bắt buộc đối với sự tình được biểu đạt bằng lùi trong trường hợp này gồm 2 diễn tố: tác thể và đối thể Tác thể có thể hiển ngôn hoặc hàm ẩn Trong ví dụ

(102) ở trên, tác thể (con người) hàm ẩn, đối thể là ‘xe’.

Khi đứng sau các động từ như bước, đẩy, kéo, v.v., lùi cùng động từ phía trước tạo nên chuỗi động từ biểu đạt sự tình chuyển động trong không gian như trường hợp lùi là động từ, ví dụ:

(103) a Giữ chân thẳng, từ từ di chuyển hai tay về phía trước, người hạ thấp dần, đồng thời bước lùi về phía sau. b Bất ngờ xe taxi chạy lùi rất nhanh về phía sau khiến nhiều người hốt hoảng. c Đến 3 giờ sáng nay, tàu SE8 mới được kéo lùi lại đúng vị trí dừng tránh.

Ví dụ (103a) có cấu trúc nghĩa biểu hiện chỉ gồm vai hành thể (con người, hàm ẩn) Ví dụ (103b) có cấu trúc nghĩa biểu hiện chỉ gồm vai động thể Ví dụ (103c) có cấu trúc nghĩa biểu hiện gồm hai diễn tố: tác thể/ lực (hàm ẩn) (do chủ thể của hành động “kéo” có thể là con người hoặc vật thực hiện quá trình chuyển tác), đối thể (tàu SE8).

3.2.1.3 Phối cảnh không gian với “lùi”

Kịch cảnh với chuyển động lùi hoặc theo hướng lùi trong không gian là một thực thể di chuyển từ một vị trí này sang một vị trí khác theo hướng ngược lại với hướng chuyển động ban đầu, cấu trúc hướng nội tại (nếu có) của thực thể không thay đổi Dưới đây là hình minh hoạ phối cảnh chuyển động lùi trong không gian:

Hình 3.1 Phối cảnh chuyển động lùi trong không gian

Sự tri nhận và biểu đạt quy chiếu thời gian qua không gian: nghiên cứu trường hợp qua, sang

Qua và sang có nhiều điểm tương đồng trong biểu đạt không gian, thời gian và sự tri nhận về không gian, thời gian của người Việt Tuy vậy giữa chúng có những điểm khác biệt khá lớn.

3.3.1 Qua, sang biểu đạt không gian

3.3.1.1 “ Qua”, “sang” là động từ

Theo định nghĩa từ điển, qua có nghĩa chỉ sự chuyển động sang phía bên kia, ví dụ: qua sông, hoặc đến một địa điểm, ví dụ: qua làng bên (Nguyễn Như Ý, 1999, tr.1355) Còn sang biểu đạt sự vận động đến một chỗ khác, gần với nơi xuất phát, ví dụ: sang nhà hàng xóm, sang sông (Nguyễn Như Ý, 1999, tr.1427). Nhìn vào các ví dụ có thể thấy, ở nghĩa không gian, qua và sang có nghĩa giống nhau Có thể rút ra rằng: qua, sang biểu đạt sự chuyển động trên mặt phẳng ngang đến một địa điểm khác trong không gian hoặc chuyển động sang phía bên kia một không gian có giới hạn biên ở hai bên; sự vận động này không bao hàm hướng chuyển động.

Qua, sang biểu đạt sự chuyển động trong không gian luôn là động từ nội động. Đối tượng chuyển động có thể là hành thể, ví dụ:

(129) a Mẹ tôi qua làng bên. b Chờ em chừng dập miếng giầu em sang.

(Nguyễn Bính – Hoài Thanh, Hoài Chân, 2015) hoặc là động thể, ví dụ:

(130) a Thuyền qua sông. b Ngoài mép nước, có chiếc mủng của ai còn chưa sang sông

Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có qua, sang biểu thị nội dung sự tình đòi hỏi hai diễn tố: vai hành thể/động thể và vai đích/lối đi Ở ví dụ (129a), vai hành thể là “mẹ tôi”, “làng bên” là đích Ở ví dụ (129b), hành thể là “em”, vai đích hàm ẩn; đặt trong ngữ cảnh bài thơ, có thể suy ra được đích là nhà chàng trai Ví dụ (130a) có vai động thể là “thuyền”, còn “sông” là lối đi Với ví dụ (130b), “chiếc mủng của ai” là động thể, còn “sông” là lối đi Như vậy qua, sang hoàn toàn giống nhau ở cấu trúc nghĩa biểu hiện mà chúng là động từ biểu đạt nội dung sự tình.

3.3.1.2 “Qua”, “sang” là giới từ

Khi đi sau một động từ chỉ hoạt động di chuyển trong không gian và đứng trước một danh ngữ biểu đạt thực thể không gian, qua, sang có tư cách từ loại là giới từ.

Sau đây là một số ví dụ với giới từ qua:

(131) a Đoàn người vượt qua núi. b Bên cạnh đó, Masiyiwa cũng khích lệ người châu Phi khởi nghiệp tại chính quê hương của mình mà không phải “băng qua sa mạc Sahara” để tới phương Tây lập nghiệp. c Giảm xóc của xe được cải thiện đáng kể so với phiên bản trước, xe lướt qua các ổ gà hay đoạn đường gồ ghề êm ái hơn hẳn. d Hầu như tất cả các đường ống dẫn dầu Nga xuất khẩu sang châu Âu đều đi qua Ukraina.

Trong các ví dụ trên, qua đi sau các động từ chỉ hoạt động di chuyển vượt, băng, lướt, đi làm bổ ngữ. Trong câu/tiểu cú có động từ chỉ hoạt động di chuyển + qua, cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu cũng đòi hỏi hai diễn tố Diễn tố đứng trước kết cấu vị ngữ có thể là hành thể (như “đoàn người’ ở ví dụ (131a), “người châu Phi” ở ví dụ (131b)) hoặc động thể (như “xe” ở ví dụ (131c), “các đường ống dẫn dầu Nga xuất khẩu sang châu Âu” ở ví dụ (131d)) Vai nghĩa còn lại luôn là lối đi (lần lượt với các ví dụ ở (131) là “núi”, “sa mạc Sahara”, “những ổ gà hay đoạn đường gồ ghề”, “Ukraina”) Khi qua là giới từ chỉ hướng chuyển động, không có vai đích trong cấu trúc nghĩa biểu hiện như khi qua là động từ.

Với giới từ sang, cấu trúc nghĩa biểu hiện có sự khác biệt vai nghĩa so với qua.

Xét các ví dụ sau:

(132) a Hiện tại, Phan Đăng Hoàng đang chuẩn bị hành trang để tháng 9/2018 sẽ lên đường bay sang

Milan chuẩn bị những thủ tục cần thiết để nhập học vào đầu tháng 10. b Quân Đồng minh tổ chức phản công chiếm lại đường băng nhưng phải đối mặt với các oanh tạc cơ Stuka của Đức, khiến họ phải rút lui sang sườn đông đảo Crete. c Tủ quần áo bị chuyển sang một khu đất trống ven đường. d Trong suốt đêm 15 và rạng sáng 16/4, gần 400 lính cứu hoả đã nỗ lực khống chế đám cháy, ngăn không cho lửa lan sang hai tháp chuông được xây theo kiến trúc Gothic ở mặt phía tây Nhà thờ Đức Bà.

Trong các ví dụ trên, sang đi sau các động từ chỉ hoạt động di chuyển bay, rút lui, chuyển, lan làm bổ ngữ Có thể thấy, sang cũng đi vào câu/tiểu cú có cấu trúc nghĩa biểu hiện gồm hai diễn tố Diễn tố đứng trước kết cấu động từ + sang có thể là hành thể (như “Phan Đăng Hoàng” ở ví dụ (132a), “họ” ở ví dụ (132b)) hoặc động thể (như “tủ quần áo” ở ví dụ (132c), “lửa” ở ví dụ (132d)) Ở điểm này, sang giống với qua Tuy nhiên, vai nghĩa còn lại đi sau kết cấu động từ + sang luôn là vai đích (lần lượt với các ví dụ ở (132) là “Milan”, “sườn đông đảo Crete”, “một khu đất trống ven đường”, “hai tháp chuông được xây theo kiến trúc Gothic ở mặt phía tây Nhà thờ Đức Bà”), chứ không phải là vai lối đi như với qua Khi sang là giới từ, không có vai lối đi trong cấu trúc nghĩa biểu hiện như khi sang là động từ.

Như vậy, khi biểu đạt nghĩa không gian, qua và sang nhìn chung giống nhau; sự khác biệt nằm ở vai nghĩa đi sau kết cấu ngữ vị từ trong cấu trúc nghĩa biểu hiện mà giới từ qua và giới từ sang tham gia vào: với qua luôn là vai lối đi trong khi với sang luôn là vai đích.

3.3.1.3 Phối cảnh không gian với “qua”, “sang”

Kịch cảnh chuyển động do qua, sang biểu đạt là thực thể chuyển động trên mặt phẳng ngang Nếu trong câu có vai lối đi, lối đi này được tri nhận là một không gian có giới hạn biên ở hai bên, thực thể chuyển động từ biên bên này sang biên bên kia, như ở ví dụ (130), hoặc như trong qua sân, qua/sang đường Riêng với qua, ngay cả khi lối đi có độ cao trong không gian, như dải phân cách trên đường, thậm chí là núi như ở ví dụ (131a), thì ý niệm vận động trên mặt phẳng ngang vẫn là yếu tố nổi trội trong tri nhận kịch cảnh Đây là đặc điểm không có với sang Hệ quả là, có những kết hợp từ ngữ có với qua mà không có với sang Ở điểm này, chúng tôi nhận thấy rằng phổ kết hợp của qua rộng hơn so với sang.

Khi vai đích hiện diện trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, như ở ví dụ (129), thì không có sự tri nhận về giới hạn biên của không gian, thay vào đó, kịch cảnh thay đổi: thực thể chuyển động từ một địa điểm này đến một địa điểm khác hoặc từ một không gian này sang một không gian khác, chẳng hạn từ làng tôi qua làng bên ở ví dụ (129a), từ nhà em sang nhà anh ở ví dụ (129b) Tính chất vận động trên mặt phẳng ngang vẫn là yếu tố quan trọng trong tri nhận kịch cảnh. Ở phạm trù không gian, qua còn biểu đạt phối cảnh một thực thể chuyển động vượt qua một thực thể khác Nếu cả hai thực thể cùng chuyển động, chúng có thể chuyển động cùng chiều hoặc ngược chiều Ví dụ:

(133) a Cô ấy đi qua mà tôi không nhận ra. b Chiếc xe chạy vụt qua. c Tôi đi ngang qua nhà anh ấy nhưng không ghé vào. Ở ví dụ (133a, b), “tôi” có thể di chuyển hoặc không Nếu “tôi” di chuyển, kịch cảnh sẽ là hai thực thể cùng chuyển động “Tôi” có thể chuyển động cùng chiều hoặc ngược chiều với “cô ấy” và “chiếc xe” Khi chuyển động ngược chiều, “cô ấy” và “chiếc xe” vận động từ phía trước “tôi”, qua “tôi” và ra phía sau “tôi” Ở ví dụ (133c), thực thể “tôi” chuyển động còn thực thể “nhà anh ấy” đứng yên. Đây là phối cảnh không có với sang Vì thế sẽ là bất thường trong tiếng Việt khi dùng sang để diễn đạt những nội dung ý nghĩa như ở (133):

(134) a *Cô ấy đi sang mà tôi không nhận ra. b *Chiếc xe chạy vụt sang. c *Tôi đi ngang sang nhà anh ấy nhưng không ghé vào.

Nói cách khác, ở trường hợp này, sang và qua không thể thay thế cho nhau.

3.3.2 Qua, sang biểu đạt thời gian

Khi chuyển sang khung thời gian, theo Đại từ điển tiếng Việt, qua biểu ý: 1 đã thuộc về quá khứ, ví dụ: nhiều năm qua, mọi việc đã qua; 2 sang một quãng thời gian, quãng đời mới, ví dụ: qua năm mới, con sẽ cố gắng hơn (Nguyễn Như Ý, 1999, tr.1355).

Còn sang biểu ý “tiếp đến thời gian kế liền sau thời gian hiện tại”, ví dụ: sang tháng sẽ tổ chức (Nguyễn Như Ý, 1999, tr.1427).

Như vậy, có thể thấy ở nghĩa thứ 2, qua giống với sang, do vậy chúng có thể thay thế nhau ở cách dùng này Điểm khác nhau là qua còn có thể biểu thị ý nghĩa quá khứ trong khi sang chỉ biểu thị ý nghĩa tương lai.

Qua, sang chỉ thời gian có thể là động từ hoặc giới từ.

3.3.2.1 “Qua”, “sang” là động từ a Qua, sang là động từ biểu đạt nội dung sự tình, chỉ sự vận động của thời gian hoặc chủ thể phi thời gian.

- Nếu chủ thể vận động là thời gian, cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu/tiểu cú chỉ đòi hỏi diễn tố động thể Ví dụ:

(135) a Thế nhưng đã hết tháng 10, rồi tháng 11 lại qua b Khi năm Rồng qua đi nhường chỗ cho năm Rắn, các đền chùa của đất nước Mặt trời mọc đồng loạt đổ 108 tiếng chuông, tiễn đưa 108 điều không lành tượng trưng của năm cũ. c Tết đến xuân sang, người người lại đổ về làng hoa Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) để tìm đào phai, đào bích, nhưng nhiều khách sành chơi, lại về đây để săn lùng những gốc nhất chi mai đẹp, quý giá được người dân làng âm thầm trồng, lưu giữ bao đời nay.

Trong các ví dụ trên, “tháng 11”, “năm Rồng” và “xuân” giữ vai động thể.

Sự tri nhận và biểu đạt quy chiếu thời gian qua không gian: nghiên cứu trường hợp tới, đến

Tới và đến là hai từ có nhiều điểm giống nhau trong biểu đạt không gian, thời gian và chuyển tải sự tri nhận về không gian, thời gian của người Việt Sự giống nhau này khiến cho trong phần lớn cách dùng, chúng ta có thể thay tới bằng đến hoặc ngược lại Tuy nhiên giữa chúng vẫn có những điểm khác nhau nhất định, đó là lý do để cặp từ này cùng tồn tại trong tiếng Việt mà không phải là triệt tiêu một trong hai theo quy tắc tiết kiệm của ngôn ngữ Trong so sánh với sang và qua, cặp từ này có điểm giống nhau nhiều hơn.

3.4.1 Tới , đến biểu đạt không gian

3.4.1.1 “Tới”, “đến” là động từ

Từ định nghĩa trong Đại từ điển tiếng Việt, có thể khái quát rằng khi biểu nghĩa không gian với tư cách động từ, tới, đến có nghĩa chỉ sự chuyển động đến một địa điểm, ví dụ: tới nhà máy, đến nhà bạn chơi (Nguyễn Như Ý, 1999, tr.623, 1676).

Tới, đến biểu đạt sự chuyển động trong không gian chỉ xuất hiện với tư cách động từ nội động Đối tượng chuyển động có thể là hành thể hoặc động thể Ví dụ:

(ví dụ dẫn theo Hoàng Phê (2009, tr 1261)) b Tôi đến nhà bạn chơi.

(ví dụ phỏng theo Nguyễn Như Ý (1999, tr.623)) c Phi thuyền tới trạm vào lúc 22h28 theo giờ miền đông nước Mỹ, nghĩa là chỉ sau 5 giờ 45 phút sau khi bay lên từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan. d Ô tô đến bến.

(ví dụ dẫn theo Nguyễn Như Ý (1999, tr.623)) Ở ví dụ (152a, b), chủ thể thực hiện hành động “tới”, “đến” lần lượt là bạn, tôi

– con người – nên vai nghĩa là vai hành thể Ở ví dụ (152c, d), chủ thể chuyển động là “phi thuyền”, “ô tô” – các đối tượng vô tri – nên vai nghĩa là vai động thể.

Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu/tiểu cú có tới, đến biểu đạt nội dung sự tình như vậy đòi hỏi hai diễn tố: vai hành thể hoặc vai động thể và vai đích Vai đích ở các ví dụ (152) lần lượt do nhà, nhà bạn, trạm, bến biểu đạt Tới, đến có thể thay thế nhau trong cách dùng này.

3.4.1.2 “Tới”, “đến” là giới từ

Khi đi sau động từ chỉ hoạt động di chuyển trong không gian, tới, đến có tư cách từ loại giới từ Khi là giới từ, tới, đến có sự phân hoá: 1 tới, đến biểu thị ý nghĩa đến được đích của hoạt động (Nguyễn Như Ý,

1999, tr.624, 1676; Hoàng Phê, 2009, tr.1261), lúc này sau tới, đến là danh ngữ biểu đạt địa điểm; 2 tới biểu thị hướng của hoạt động di chuyển thẳng về phía trước (Nguyễn Như Ý, 1999, tr.624, Hoàng Phê, 2009, tr.1261), sau tới không có danh ngữ biểu đạt địa điểm, đến không có ý nghĩa này. a Tới, đến biểu thị ý nghĩa đến được đích của hoạt động

Với ý nghĩa này, tới, đến tham gia vào câu/ tiểu cú mà cấu trúc nghĩa biểu hiện gồm hai tham tố bắt buộc là hành thể/ động thể và đích Ví dụ:

(153) a Trưa 8/12, đội tuyển quần vợt Việt Nam về tới thành phố Hồ Chí Minh sau kỳ SEA Games 30 thành công ngoài mong đợi. b Mênh mông lả ơi, thuyền về tới bến mơ rồi (Phạm Duy) c Người bán báo rong sau đó tức tốc chạy đến các ngã ba, ngã tư để bán sản phẩm nóng hổi. d Theo các thuyền viên, tàu vào đến vùng cửa biển Nhật Lệ thì gặp luồng nước lớn làm rơi bánh lái. Ở (153a, c), chủ thể hành động (đội tuyển quần vợt Việt Nam, người bán báo rong) vai hành thể Ở (153b, d), chủ thể quá trình (thuyền, tàu) vai động thể Các biểu đạt thành phố Hồ Chí Minh, bến mơ, các ngã ba, ngã tư, vùng cửa biển Nhật Lệ biểu thị vai đích.

Theo Nguyễn Vân Phổ, ở phạm trù không gian, tới, đến khi là giới từ, chúng biểu thị đích không kèm hướng xác định (Nguyễn Vân Phổ, 2018, tr.514). b Tới biểu thị hướng của hoạt động di chuyển thẳng về phía trước

Với ý nghĩa này, cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu/tiểu cú chỉ đòi hỏi một tham tố bắt buộc, là vai động thể hoặc vai hành thể Ví dụ:

(ví dụ dẫn theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, 2009, tr 1261))

Trong ví dụ trên, tới bổ nghĩa chỉ hướng cho động từ chỉ hoạt động di chuyển bước Chủ thể của hành động “bước” trong vai hành thể được hiểu hàm ẩn Tuy nhiên hoàn toàn có thể hiển ngôn vai nghĩa này.

(155) Cô ấy bước tới một bước.

Tương tự cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu/tiểu cú có tới là động từ, vai nghĩa chủ thể hành động trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu/tiểu cú có tới là giới từ cũng có thể là động thể Ví dụ:

(156) Khoảng 11h ngày 20/5/1968, có tiếng máy bay gầm rú Một chiếc lao tới, bay rà rà dọc theo đường

21 tìm kiếm xe của bộ đội nguỵ trang hai bên đường.

Trong ví dụ trên, danh ngữ một chiếc biểu đạt vai động thể.

Với tới giới từ biểu đạt hướng chuyển động, cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu chỉ đòi hỏi một diễn tố là vai hành thể hoặc vai động thể.

Nhận xét về lùi, sang, qua, tới, đến

Các từ mà luận án chọn nghiên cứu trường hợp khác nhau về khả năng biểu đạt thời gian cũng như khả năng quy chiếu thời gian Bảng dưới đây tổng hợp kết quả khảo sát về khả năng biểu đạt thời gian của các từ hữu quan trên kho ngữ liệu Việt ngữ https://s.ngonngu.net/corpus/ Mỗi từ được khảo sát trên 1000 ngữ liệu.

Bảng 3.4 Khả năng biểu đạt thời gian của lùi, sang, qua, tới, đến

KHÔNG BIỂU ĐẠT THỜI GIAN

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

Nhìn vào bảng trên có thể thấy, các từ hữu quan không chỉ biểu đạt thời gian mà còn biểu đạt các phạm trù khác Trong số năm từ đang xét, qua là từ có khả năng biểu đạt thời gian cao nhất, tiếp đến là đến, lùi và tới, thấp nhất là sang Lùi, tới, đến tương tự nhau về khả năng biểu đạt thời gian Xét trong từng cặp từ, qua có số lần biểu đạt thời gian vượt trội so với sang; đây là con số phản sánh rõ nét qua được người Việt sử dụng để biểu đạt thời gian thường xuyên và phổ biến hơn so với sang, nó cũng tương ứng với việc qua có kết hợp ngữ pháp đa dạng hơn, biểu nghĩa thời gian phong phú hơn và chuyển tải tri nhận thời gian phức tạp hơn so với sang Với cặp tới và đến, số lần xuất hiện của chúng không chênh nhau nhiều; điều đó cho thấy mức độ thường xuyên mà tới và đến được người Việt sử dụng để biểu đạt thời gian là gần như nhau; đây là hệ quả của việc tới và đến có nhiều điểm giống nhau về ngữ nghĩa, ngữ pháp, tri nhận trong biểu đạt thời gian.

Trong năm từ đang xét, lùi chỉ biểu đạt sự chuyển động của thời gian hoặc chủ thể phi thời gian mà không tham gia quy chiếu Bốn từ còn lại có thể được sử dụng để quy chiếu hoặc không Bảng dưới đây khái quát khả năng tham gia quy chiếu thời gian của qua, sang, tới, đến.

Bảng 3.5 Khả năng tham gia quy chiếu thời gian của qua, sang, tới, đến

TỔNG SỐ LẦN ĐƯỢC SỬ

KHÔNG QUY CHIẾU THỜI GIAN Số lượng

Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

Bảng trên cho chúng ta thấy rằng tới là từ được sử dụng để quy chiếu thời gian nhiều nhất trong bốn từ đang xét (75.9%), tiếp đến là qua (71%), sau đó là đến (27.6%), ít nhất là sang (3.9%) Xét trong cùng cặp, trong khi qua tham gia quy chiếu với tỉ lệ rất cao thì sang lại rất ít tham gia quy chiếu, tỉ số tham gia quy chiếu giữa hai từ là 18 : 1; tới tham gia quy chiếu nhiều hơn hẳn so với qua, tỉ số số tham gia quy chiếu giữa tới và đến là 2.4 : 1 Những con số này cho thấy mặc dù có những điểm giống nhau trong biểu đạt thời gian giữa các từ qua và sang, tới và đến, chúng vẫn khác nhau rất nhiều về khả năng biểu đạt cũng như khả năng quy chiếu thời gian. Xét về khả năng biểu đạt thời gian trực chỉ, trong số năm từ đang xét, lùi không biểu đạt thời gian trực chỉ Bốn từ còn lại đều có thể đi vào các kết hợp biểu đạt thời gian trực chỉ Bảng dưới đây khái quát khả năng tham gia vào kết hợp biểu đạt thời gian trực chỉ của sang, qua, tới, đến.

Bảng 3.6 Khả năng tham gia vào kết hợp biểu đạt thời gian trực chỉ của sang, qua, tới, đến

YẾU TỐ KẾT HỢP Sang Qua TỪ Tới Đến

Danh từ chỉ đơn vị thời gian 39

Danh ngữ biểu đạt thời gian - + + +

Vừa - + - - Đại từ Nay - - + + Đây - - + -

Nhìn vào bảng trên có thể thấy, tới có khả năng kết hợp rộng nhất, sang có khả năng kết hợp hạn chế nhất Các từ hữu quan khác nhau trong khả năng kết hợp với danh từ chỉ đơn vị thời gian, danh ngữ biểu đạt thời gian, phó từ và đại từ chỉ định để tạo nên các biểu đạt thời gian trực chỉ Bên cạnh chỉ ra những điểm giống nhau giữa chúng, bảng trên cũng đồng thời cho thấy sự khác biệt của các từ đang xét trong hệ thống các từ không gian chỉ thời gian; sự khác biệt này tạo nên giá trị và vị thế của chúng, cũng là lí do để chúng tồn tại khi các yếu tố trong cặp qua – sang, tới – đến giống nhau ở nhiều điểm trên cả bình diện ngữ nghĩa, ngữ pháp và tri nhận.

39 Trong luận án Prepositions derived from path verbs in Vietnamese (Các giới từ phái sinh từ động từ chỉ hoạt động di chuyển có hướng trong tiếng Việt), Nguyen Hoang Phuong mô tả rằng các từ chỉ mùa (xuân, hạ/hè, thu, đông) đều có thể kết hợp với bốn từ trên; ngày, tuần, tháng, năm kết hợp được với qua, tới nhưng kết hợp hạn chế, có điều kiện với đến; tuần, tháng không kết hợp với sang; ngày, năm kết hợp hạn chế, có điều kiện với sang; các từ chỉ buổi trong ngày đều kết hợp được với qua; chiều kết hợp được với sang trong khi sáng, trưa, tối, đêm thì không; chiều, tối, đêm kết hợp được với đến, tới trong khi sáng, trưa thì không (Nguyen, 2017, tr.126-129) Quan sát và mô tả của Nguyen Hoang Phuong (2017) không giới hạn ở các biểu thức biểu đạt thời gian trực chỉ như luận án đang thực hiện.

Trong tiếng Việt tồn tại các biểu đạt thời gian trực chỉ thành hệ thống như:

- tuần trước – tuần này – tuần sau, tháng trước – tháng này – tháng sau, năm trước – năm nay – năm sau, quý trước – quý này – quý sau, v.v Với các biểu đạt này, sự tình thời gian được tri nhận như những điểm tĩnh tại trên dòng thời gian và được quy chiếu với Ego, khung quy chiếu hiện diện là khung quy chiếu nội tại biến thể trực chỉ.

- tuần qua – tuần này – tuần tới, tháng vừa qua – tháng này – tháng tới, năm qua – năm nay – năm tới, quý vừa qua – quý này – quý tới, v.v Có thể thấy các biểu đạt này quy chiếu về các thời khoảng giống với các biểu đạt vừa liệt kê ở trên, nghĩa là hiệu lực quy chiếu của chúng giống nhau Các sự tình thời gian do chúng biểu đạt cũng được đặt trong quy chiếu với Ego Điểm khác biệt là ở các ví dụ này, phối cảnh là phối cảnh Thời gian chuyển động, khung quy chiếu hiện diện là khung quy chiếu tuyệt đối.

Riêng với đơn vị thời gian “năm”, tiếng Việt có kết hợp năm ngoái Chỉ duy nhất năm mới kết hợp với ngoái để tạo nên biểu đạt thời gian trực chỉ, còn các yếu tố biểu đạt đơn vị thời gian khác thì không Trong chuỗi định danh các năm liền kề nhau từ quá khứ đến tương lai, chúng ta có năm ngoái biểu đạt thời gian quá khứ, năm nay biểu đạt thời gian hiện tại, sang năm biểu đạt thời gian tương lai Với năm ngoái, chúng ta có thể hình dung Ego đang nhìn về phía trước; để nhìn về một thời điểm, thời khoảng trong quá khứ, Ego phải

“ngoái đầu” nhìn lại Như vậy “năm ngoái” ở phía sau Ego, cũng là ở nửa trục phía sau trên dòng thời gian, khung quy chiếu hiện diện do đó là khung quy chiếu tuyệt đối Còn với sang năm, sự tình thời gian do nó biểu đạt gắn với phối cảnh Ego chuyển động, thuộc về tương lai, ở phía trước Ego; khung quy chiếu đi với nó như đã phân tích ở mục 3.4.2.3 là khung quy chiếu tuyệt đối Như vậy, để chỉ năm tiếng Việt có 3 hệ thống: năm trước – năm nay – năm sau, năm qua – năm nay – năm tới, năm ngoái – năm nay – sang năm Mỗi hệ thống như vậy đều có những đặc điểm ngữ nghĩa, tri nhận khác với các hệ thống còn lại dù về chức năng quy chiếu và mốc quy chiếu chúng giống nhau Sự khác biệt đó là lí do để cùng lúc tiếng Việt tồn tại ba hệ thống định danh về “năm” như vậy.

Với các từ sang và qua, khi toả tia ngữ nghĩa sang khung thời gian, chúng vẫn bảo lưu thuộc tính gần, kế cận trong cấu trúc kịch cảnh không gian Chính vì vậy sang, qua chỉ đi vào các chuỗi thời gian kế cận và cùng đơn vị: người Việt nói từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác, từ tháng giêng qua tháng hai, từ năm này sang năm nọ, từ tuần này sang tuần kia, từ tôi phút trước sang tôi phút này, từ thu sang đông Khi nói như vậy, người Việt hình dung ngày này - ngày khác, tháng này - tháng khác, tháng giêng - tháng hai, năm này - năm nọ, tuần này - tuần kia, phút trước - phút này là một chuỗi các thời khoảng kế cận, liên tiếp nhau Cũng chính vì đặc điểm này mà trong tiếng Việt, sẽ là thiếu tự nhiên khi nói ?từ xuân sang thu, ?từ hè qua đông, trừ phi khoảng thời gian thời gian đó gắn với hoạt động văn hoá, đặc điểm thời tiết hoặc đặc điểm sinh học của đối tượng được phản ánh Ví dụ:

(174) a Mặc dù vòng đời của bồ công anh kéo dài từ xuân sang thu, lá trở nên đắng hơn vào mùa thu, và dùng để tẩy giun tốt hơn. b Đà Lạt chuyển mình trong màu áo mới qua mỗi mùa, sắc hoa rực rỡ thay đổi liên tục từ xuân sang đông. c Đặc biệt, tại thời điểm chuyển mùa như từ đông sang hè hay mùa mưa sang mùa khô, tỉ lệ người mắc bệnh tai mũi họng càng tăng cao, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi. d Tháng 11 này, du khách đến New Zealand sẽ như bước qua cánh cửa thần kỳ, trải nghiệm chuyến du hành vượt thời gian từ thu sang xuân ảo diệu.

Dữ liệu trên kho ngữ liệu giúp khẳng định thêm đặc điểm phản ánh các khoảng thời gian kế cận của sang Sang biểu đạt sự chuyển dịch các mùa kế cận: từ xuân sang hè (54 mẫu), từ hè sang thu (39 mẫu), từ thu sang đông (49 mẫu), từ đông sang xuân (41 mẫu); trong khi đó, sang không hoặc hiếm khi biểu đạt sự chuyển dịch cách mùa hoặc trật tự thời gian ngược lại với trật tự mùa thông thường xuân – hạ – thu – đông: từ hè sang xuân (0 mẫu), từ thu sang xuân (2 mẫu), từ thu sang hè (0 mẫu), từ đông sang thu (0 mẫu), từ xuân sang đông (1 mẫu) Riêng từ hè sang đông có 6 mẫu, từ đông sang hè có 19 mẫu; lí do cho thực tế ngôn ngữ này là sự phân chia hai mùa khí hậu ở Việt Nam – mùa mưa và mùa khô/mùa nắng – mà đặc điểm khí hậu của hai mùa này giống với mùa đông và mùa hè trong bảng phân chia bốn mùa.

Tiểu kết

Trong chương này, luận án đã phân tích sự tri nhận và biểu đạt thời gian qua không gian với các trường hợp từ lùi, sang, qua, tới, đến Kết quả phân tích cho thấy:

Có sự chuyển khung của các từ hữu quan từ phạm trù không gian sang phạm trù thời gian Trong quá trình toả tia ngữ nghĩa, chúng đa phần bảo lưu các cấu trúc nghĩa biểu hiện ở phạm trù không gian, bên cạnh đó chúng cũng có thể mất đi cấu trúc diễn tố vốn có ở phạm trù không gian hoặc có thêm cấu trúc nghĩa biểu hiện vốn không có ở khung nguồn Điều này diễn ra với các từ đang xét ở cả tư cách động từ lẫn giới từ khi chúng thực hiện chuyển khung.

Sự chuyển khung diễn ra là do sự thay đổi vai nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện: vai động thể, vai đích, vai lối đi, vai đối thể không chỉ thực thể không gian mà chỉ thực thể thời gian; hoặc vai động thể, vai đối thể chỉ sự kiện, hiện tượng chuyển động trong thời gian thay cho thực thể không gian.

Những mô tả về lùi, sang, qua, tới, đến cho thấy, việc lý giải ngữ nghĩa, ngữ pháp, tri nhận của từ theo lý thuyết khung giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về từ so với định nghĩa trong từ điển.

Bản chất trừu tượng của phạm trù thời gian và sự toả tia ngữ nghĩa của các từ không gian sang khung thời gian đưa đến nhu cầu mở rộng lý thuyết về ý nghĩa của vai đích, vai lối đi, vai động thể, vai đối thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện Các vai nghĩa này thông thường được mô tả thuộc về phạm trù không gian (Nguyễn Vân Phổ, 2018; Cao Xuân Hạo,

2005), tuy nhiên thực tế cho thấy nó cũng là một vai nghĩa hiện hữu ở phạm trù thời gian khi thời gian được tri nhận theo lối ẩn dụ là các chuyển động trong không gian.

Khi tham gia vào biểu thức biểu đạt thời gian trực chỉ, sự tình thời gian do sang, qua, tới, đến quy chiếu thuộc khung quy chiếu tuyệt đối dòng thời gian trực chỉ Trong đó các sự tình do sang, tới, đến quy chiếu thuộc nửa trục tương lai (ngoại trừ trường hợp tới nay, đến nay), các sự tình do qua quy chiếu thuộc nửa trục quá khứ Lùi không tham gia cấu tạo biểu thức biểu đạt thời gian trực chỉ.

Về phối cảnh thời gian, ở hướng quá khứ, lùi biểu đạt 3 phối cảnh: Ego vận động trong dòng thời gian về phía tương lai, theo đó một thời điểm/thời khoảng ở quá khứ sẽ xa dần Ego; Ego chuyển dịch điểm nhìn từ hiện tại về phía quá khứ; đối thể chuyển động lùi trong dòng thời gian về phía quá khứ Ở hướng tương lai, lùi biểu đạt hai phối cảnh: một là thời điểm chuyển động lùi trong dòng thời gian về phía tương lai, hai là đối thể (sự kiện) chuyển động lùi trong dòng thời gian về phía tương lai Với sang, có hai phối cảnh: Thời gian (mùa) chuyển động từ tương lai về hiện tại; Ego hoặc một thực thể nào đó chuyển động trong dòng thời gian về phía tương lai, thời gian tĩnh tại Với qua, phối cảnh được nhận thấy gồm: Thời gian vận động qua Ego vào quá khứ, Ego đứng yên; Ego hoặc một thực thể nào đó chuyển động trong dòng thời gian về phía tương lai,thời gian tĩnh tại Với tới, đến, phối cảnh thời gian gồm: Thời gian (mùa) chuyển động từ tương lai về hiện tại,thời gian đối diện với Ego; Ego hoặc một thực thể nào đó chuyển động trong dòng thời gian về phía tương lai,thời gian tĩnh tại Như vậy, về mặt phối cảnh, có sự giống nhau giữa qua, sang, tới, đến khi đều cùng biểu đạtEgo hoặc một thực thể nào đó chuyển động trong dòng thời gian về phía tương lai Ở phối cảnh còn lại, giữa chúng có sự phân biệt.

Ngày đăng: 06/10/2023, 15:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cao Xuân Hạo (2003). Tiếng Việt. Mấy Vấn đề Ngữ âm, Ngữ pháp, Ngữ nghĩa. Đà Nẵng: Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt. Mấy Vấn đề Ngữ âm, Ngữ pháp, Ngữ nghĩa
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
2. Cao Xuân Hạo (2000). Ý nghĩa hoàn tất trong tiếng Việt. Ngôn ngữ, 5, 9 – 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ, 5
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Năm: 2000
3. Cao Xuân Hạo (1998). Về ý nghĩa thì và thể trong tiếng Việt”. Ngôn ngữ, 5, 1-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ, 5
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Năm: 1998
5. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1992). Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2. Hà Nội: Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1992
6. Đào Thản (1983). Cứ liệu từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt về mối quan hệ không gian – thời gian. Ngôn ngữ, 3, 1 - 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ, 3
Tác giả: Đào Thản
Năm: 1983
7. Đào Thản (1979). Về các nhóm từ có ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt. Ngôn ngữ, 1, 40 - 45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ, 1
Tác giả: Đào Thản
Năm: 1979
9. Đinh Văn Đức (1986). Ngữ pháp tiếng Việt. Hà Nội: Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1986
10. Đỗ Hữu Châu (2010). Đại cương Ngôn ngữ học Tập hai - Ngữ dụng học. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương Ngôn ngữ học Tập hai - Ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục ViệtNam
Năm: 2010
11. Hawking, S. (2017). Lược sử thời gian (Cao Chi, Phan Văn Thiều dịch). Tp. Hồ Chí Minh: Nxb Trẻ.(Bản gốc xuất bản năm 2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử thời gian
Tác giả: Hawking, S
Nhà XB: Nxb Trẻ.(Bản gốc xuất bản năm 2005)
Năm: 2017
12. Hoàng Tuệ (1962). Giáo trình Việt ngữ, tập 1. Hà Nội: Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Việt ngữ
Tác giả: Hoàng Tuệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1962
13. Huỳnh Văn Thông (2000), “Mấy nhận xét về vị từ tình thái và ý nghĩa THỂ trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy nhận xét về vị từ tình thái và ý nghĩa THỂ trong tiếng Việt”, "Ngônngữ
Tác giả: Huỳnh Văn Thông
Năm: 2000
14. Hữu Đạt (2011). Tri nhận không gian, thời gian trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt. Hà Nội: Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tri nhận không gian, thời gian trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2011
15. Lee, D. (2016), Dẫn luận Ngôn ngữ học tri nhận (Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Hoàng An dịch).Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. (Bản gốc xuất bản năm 2001) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận Ngôn ngữ học tri nhận
Tác giả: Lee, D
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. (Bản gốc xuất bản năm 2001)
Năm: 2016
16. Lê Cận & Phan Thiều (1983). Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, tập 1 và 2. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, tập 1 và 2
Tác giả: Lê Cận & Phan Thiều
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1983
4. Cao Xuân Hạo (chủ biên, 2005). Ngữ pháp chức năng tiếng Việt Quyển 2 – Ngữ đoạn và Từ loại. Tp. Hồ Chí Minh: Nxb Giáo dục Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Các quan niệm khác nhau về hệ thống khung quy chiếu thời gian Mốc quy - Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
Bảng 1.1 Các quan niệm khác nhau về hệ thống khung quy chiếu thời gian Mốc quy (Trang 27)
Bảng 1.2 Các biến thể của ý niệm thời gian - Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
Bảng 1.2 Các biến thể của ý niệm thời gian (Trang 40)
Hình 1.2 Các khung quy chiếu không gian - Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
Hình 1.2 Các khung quy chiếu không gian (Trang 51)
Bảng 2.1 So sánh các biểu đạt thời gian trong tiếng Việt và tiếng Quan Thoại - Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
Bảng 2.1 So sánh các biểu đạt thời gian trong tiếng Việt và tiếng Quan Thoại (Trang 65)
Hình 2.1 Phối cảnh “con khỉ ở phía sau tảng đá” trong tiếng Việt - Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
Hình 2.1 Phối cảnh “con khỉ ở phía sau tảng đá” trong tiếng Việt (Trang 72)
Bảng 2.2 Khung quy chiếu thời gian tuyệt đối trong tiếng Việt KHUNG QUY CHIẾU THỜI GIAN TUYỆT ĐỐI - Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
Bảng 2.2 Khung quy chiếu thời gian tuyệt đối trong tiếng Việt KHUNG QUY CHIẾU THỜI GIAN TUYỆT ĐỐI (Trang 81)
Bảng 2.3 Khung quy chiếu thời gian nội tại trong tiếng Việt KHUNG QUY CHIẾU THỜI GIAN NỘI TẠI - Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
Bảng 2.3 Khung quy chiếu thời gian nội tại trong tiếng Việt KHUNG QUY CHIẾU THỜI GIAN NỘI TẠI (Trang 88)
Sơ đồ 2.3 Quan hệ thời gian tam tố với G ∈ tương lai, F sau G - Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
Sơ đồ 2.3 Quan hệ thời gian tam tố với G ∈ tương lai, F sau G (Trang 90)
Sơ đồ tổng quát cho mô thức quy chiếu thời gian tương đối biến thể phản chiếu trong tiếng Việt là như sau: - Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
Sơ đồ t ổng quát cho mô thức quy chiếu thời gian tương đối biến thể phản chiếu trong tiếng Việt là như sau: (Trang 91)
Sơ đồ 2.6 Quan hệ thời gian tam tố với G ∈ quá khứ, F sau G - Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
Sơ đồ 2.6 Quan hệ thời gian tam tố với G ∈ quá khứ, F sau G (Trang 92)
Sơ đồ tổng quát cho mô thức quy chiếu thời gian tam tố với biến thể chuyển dịch trong tiếng Việt là như sau: - Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
Sơ đồ t ổng quát cho mô thức quy chiếu thời gian tam tố với biến thể chuyển dịch trong tiếng Việt là như sau: (Trang 92)
Bảng 2.4 Khung quy chiếu thời gian tương đối trong tiếng Việt KHUNG QUY CHIẾU THỜI GIAN TƯƠNG ĐỐI - Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
Bảng 2.4 Khung quy chiếu thời gian tương đối trong tiếng Việt KHUNG QUY CHIẾU THỜI GIAN TƯƠNG ĐỐI (Trang 95)
Sơ đồ 2.8 Sự đồ chiếu mô hình quy chiếu từ không gian sang thời gian: sự tình chuyển  động - Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
Sơ đồ 2.8 Sự đồ chiếu mô hình quy chiếu từ không gian sang thời gian: sự tình chuyển động (Trang 96)
Sơ đồ 2.9 Biểu diễn trên dòng thời gian của sự tình ‘trong tháng 6’ - Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
Sơ đồ 2.9 Biểu diễn trên dòng thời gian của sự tình ‘trong tháng 6’ (Trang 97)
Sơ đồ 2.12 Hướng trong khung quy chiếu thời gian tuyệt đối - Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
Sơ đồ 2.12 Hướng trong khung quy chiếu thời gian tuyệt đối (Trang 98)
Hình 2.3 Phối cảnh “con mèo ở trước cái cây” trục trước – sau - Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
Hình 2.3 Phối cảnh “con mèo ở trước cái cây” trục trước – sau (Trang 101)
Hình 2.4 Phối cảnh “Quả bóng ở phía trước cái ghế” - Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
Hình 2.4 Phối cảnh “Quả bóng ở phía trước cái ghế” (Trang 102)
Bảng 2.5 Khái quát về sự đồ chiếu khung quy chiếu không gian sang khung quy  chiếu thời gian trong tiếng Việt - Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
Bảng 2.5 Khái quát về sự đồ chiếu khung quy chiếu không gian sang khung quy chiếu thời gian trong tiếng Việt (Trang 104)
Bảng 3.1 So sánh lùi biểu đạt không gian và lùi biểu đạt thời gian - Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
Bảng 3.1 So sánh lùi biểu đạt không gian và lùi biểu đạt thời gian (Trang 113)
Sơ đồ 3.4 Phối cảnh không gian “tàu SE8 được kéo lùi lại đúng vị trí dừng tránh” - Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
Sơ đồ 3.4 Phối cảnh không gian “tàu SE8 được kéo lùi lại đúng vị trí dừng tránh” (Trang 119)
Sơ đồ 3.7 Phối cảnh “xung đột liên miên đẩy nền kinh tế đất nước lùi lại hàng chục  năm” - Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
Sơ đồ 3.7 Phối cảnh “xung đột liên miên đẩy nền kinh tế đất nước lùi lại hàng chục năm” (Trang 120)
Bảng 3.2 So sánh qua và sang trong biểu đạt không gian và thời gian - Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
Bảng 3.2 So sánh qua và sang trong biểu đạt không gian và thời gian (Trang 134)
Bảng 3.3 So sánh tới và đến trong biểu đạt không gian và thời gian - Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
Bảng 3.3 So sánh tới và đến trong biểu đạt không gian và thời gian (Trang 151)
Bảng 3.5 Khả năng tham gia quy chiếu thời gian của qua, sang, tới, đến - Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
Bảng 3.5 Khả năng tham gia quy chiếu thời gian của qua, sang, tới, đến (Trang 156)
Bảng 3.6 Khả năng tham gia vào kết hợp biểu đạt thời gian trực chỉ của sang, qua, tới, - Quy chiếu thời gian trong tiếng Việt từ góc nhìn Ngôn ngữ học tri nhận
Bảng 3.6 Khả năng tham gia vào kết hợp biểu đạt thời gian trực chỉ của sang, qua, tới, (Trang 157)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w