Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận Đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh- tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận
Các quan điểm và ĐU ̛ờng HU ̛ớng tiếp cận kết cấumệnhlệnh
Kết cấu mệnh lệnh trong Ngữdụnghọc
Ngôn ngữ học Xuyên ngôn(Crosslinguistics)cho rằng, hình thức/ phương thức mệnh lệnh có thể được nhận diện dựa vào chức năng giao tiếp, tường minh và rộng hơn, đó là hành động ngôn từ(speech acts)của lệnh, mệnh lệnh, yêu cầu và lời khẩn cầu Hãy xem xét minh họa sau: a, Children play outside b Do children play outside? c Play outside, children!
Việc phận định rạch ròi về hình thức của a, b, và c trong chức năng trần thuật, nghi vấn và mệnh lệnh (declarative, interrogative and imperative) hoàn toàn đơn giản dựa trên quan điểm của Sadock và Zwicky [120] khi đưa ra định nghĩa khái niệm kiểu câu trước hết là sự trùng hợp giữa cấu trúc ngữ pháp và cách sử dụng đàm thoại thông thường; bởi lẽ, các kiểu câu của một ngôn ngữ tạo thành một hệ thống, theo ít nhất hai nghĩa: có các bộ của các câu tương ứng, các thành phần của chúng chỉ khác nhau ở các loại khác nhau và thứ hai, các loại loại trừ lẫn nhau, không có câu nào đồng thời thuộc hai loại khác nhau Theo quan điểm này, hai câu khác nhau về chức năng tạo ra hai kiểu câu khác nhau nếu và chỉ khi, chúng thể hiện sự khác biệt về hình thái cú pháp tương quan với sự khác biệt về chức năng đó Như vậy, có thể nói a, b, và c -ở mức độ nào đó, có hình thức khu biệt về dạng thức trần thuật, nghi vấn với mệnh lệnh, và chức năng điển hình biểu đạt một thông tin, đặt câu hỏi và đưa ra một yêu cầu hoặc mệnh lệnh, và ngoài những điểm khác biệt này, các minh hoạ a, b, và c, theo một nghĩa rất mơ hồ, "nói về" những đứa trẻ chơi bênngoài.
Hơn nữa, trong tiếng Anh, cùng một dạng thức, rất hiếm gặp câu có nhiều hơn một chức năng, chẳng hạn vừa trần thuật vừa hỏi hoặc vừa hỏi vừa mệnh lệnh nhưBreu [33] dẫn chứng trong tiếng Albania Trong một số ngôn ngữ, không có kiểu câu cụ thể nào có chức năng điển mẫu, ví dụ, điều ước có thể được diễn đạt bằng các phương tiện cấu trúc cũng cho phép thực hiện mệnh lệnh/mệnh lệnh thức hoặc biểu đạt mệnh đề giả định (subjunctive) Chẳng hạn, trong ngữ liệu với 319 ngôn ngữ của Dobrushina và cộng sự [55], 271 ngôn ngữ được cho là không có lựa chọn tùy biến Trong tiếng Anh, các cảnh báo (warning) được thực hiện bằng cách sử dụng cấu trúc trần thuật hoặc mệnh lệnh: a.You’d better be careful b.Watch your wallet! Trong các ngôn ngữ được Golovko [68] khảo sát, kết quả chỉ ra rằng có tồn tại hình thức 'phòng vệ/ phòng ngừa (preventive)', nằm trong chỉ dấu cảnh báo về hình thái, và đưa dẫn chứng ở tiếng Aleut (họ Eskimo -Aleut), ngôi thứ hai có dấu hiệu hình thái 'phòng ngừa/ ngăn chặn/ cảnh báo', khác với các hình thức mệnh lệnh hoặc mệnh lệnh phủ định/cấm.
Trong phạm trù Thức(mood),có ba kiểu hành vi ngôn từ(speech acts),trong đó hình thức của một câu trần thuật là thông/ khai báo, dạng thức câu hỏi là nghi vấn và chỉ lệnh- một câu nói có chức năng là yêu cầu ai đó làm điều gì đó - ứng với mệnh lệnh thức, mà Xrakovskij [140]; Jary và Kissine [78] cho rằng cũng giống như những câu mang hàm ý (ẩn) nghi vấn nhưng không trong dạng thức câu hỏi, người ta có thể diễn đạt một chỉ lệnh(command)mà không cần sử dụng dạng thức mệnh lệnh chuẩn tắc Về lý thuyết, không có giới hạn nào trong việc sử dụng phương tiện ngôn ngữ để yêu cầu người khác thực hiện một hành vi tương ứng, tuy nhiên, trong thực tế của các cộng đồng ngôn ngữ thì không hẳn như vậy: ở các ngôn ngữ khác nhau, Clark, H [43] cho rằng, các cộng động khác nhau (cùng ngôn ngữ) sử dụng các cấu trúc quy ước không tương đồng về chỉ lệnh, yêu cầu và huấn lệnh Một chỉ lệnh có thể được diễn đạt mà không cần sử dụng ngôn ngữ, có thể thông qua một cái nhìn, một cử chỉ hoặc thậm chí một bức ảnh cũng dẫn dến kết quả hành động cần thực hiện được thực thi Chiến lược chỉ lệnh bằng hình ảnh có thể chứa các lệnh cấm (hoặc quyền) rõ ràng, ví dụ: hình ảnh điện thoại di động có đường kẻ ngang là lệnh thông thường không được sử dụng thiết bị -màu đỏ của đường kẻ là một dấu hiệu bổ sung có nghĩa là "đừng làm điều đó", hoặc người Ambonwari ở khu vực Sepik của New Guinea sử dụng 'vật cấm thị giác', dưới dạng lá buộc quanh thâncây,như một phương cách bảo vệ cây dừa và cây trầu của họ.
Trong nhiều ngôn ngữ, mệnh lệnh thức được phân biệt rõ ràng với các loại mệnh đề khác về đặc tính ngữ pháp của chúng, như Jakobson [76] lập luận, thức mệnh lệnh rõ ràng tách biệt với thức trần thuật và thức nghi vấn và, thức mệnh lệnh là cách phổ biến nhất để diễn đạt các chỉ lệnh(command),và vô số ý nghĩa liên quan ở các ngôn ngữ trên thế giới Khi so sánh mệnh lệnh(imperative)với chỉ lệnh(command),Alexandra
[23]đưaranhậnxétrằng,mệnhlệnh,dùởvaitròtínhtừhaydanhtừ,đềumang nghĩa như nhau, liên quan đến mệnh lệnh thức ít nhất là về mặt hành ngôn với hàm ý mong muốn người nào đó thực hiện một việc gì đó, có thể là bắt buộc, cấm đoán, ngăn ngừa và thậm chí là một chỉ lệnh(command).Giả dụ với a.Go out! và b why don’t you go out?,rõ ràng rằng, (a) có hình thức mệnh lệnh(imparetive)và (b) cũng có thể là một mệnh lệnh hoặc yêu cầu mà không cần hình thức mệnh lệnh và yếu tố nào chi phối những ý nghĩa đó nếu không phải là hành động mong muốn của các tham thể giao tiếp? Mệnh lệnh thức được sử dụng phổ biến trong các cảnh ngôn: cầu xin (Let me take some water?), yêu cầu (Open your books.), lời khuyên (Drinkmorewater.), hướng dẫn (Makesureyou turn off the power before open thecover.),lời mời (Meet my dad?)và trong cách thể hiện các nguyên tắc của cuộc sống thường nhật (Play hard, work hard) Tuy nhiên, một lập luận rất thú vị của Bo ̈rjars và Burridge [29] thông qua ví dụ minh họa:Yulebe sorry! Be well on the way to going completely insane weeks beforehand Act like an idiot at the Christmasparty.Try to reassure yourself that oneday,some of the people you work with might consider speaking to you again Go berserk on your creditcard(s) Get yourself ridiculously in debt.Takeevery available opportunity to eat like a pig Put on five kilos you will never lose.(Yule,(rồi cậu sẽ) hối tiếc! Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng chomấy tuần dở hơi sắp tới nhé Hãy thể hiện sự ngu ngốc (của cậu) trong bữa tiệc Giáng sinh đi nhé Cố gắng mà trấn an bản thân đi, vì sẽ có ngày lũ đồng nghiệp phải đắn đo khi bắt chuyện lại với cậuđấy.Đi mà xõa với đám thẻ nợ đi Tự mà mắc nợ theo cách dớ dẩn nhất đi Tận dụng mọi cơ hội mà ăn như một con lợn đi Thêm có mỗi năm kg nên cậu không cần phải lo giảm cân làm gì.)để chỉ ra các kiểu loại của mệnh lệnh như mệnh lệnh (mang tính) hoạt kê, những lời cảnh báo, và quan trọng là những chỉ dẫn về những gìYulecó thể muốn tránh vào dịp Giáng sinh.
Ngoài ra, ý nghĩa mệnh lệnh có thể đề cập đến các điều kiện, lời đe dọa và tối hậu thư: Buy from that shop and you will regret it, or Be quiet or I’ll kick you!.
SayTakecare!; và Bo ̈rjars và Burridge [39] cho rằngđâykhông phải là lệnh mà là những phương thức/ biểu thức ngôn ngữ giao tiếp thông thường, một phần, vốn có sẵn trong kho ngôn ngữ của con người.Bloomfield [28] khẳng định những khái quát hữu ích duy nhất về ngôn ngữ là những khái quát quy nạp- dựa trên sự kiện chứ không phải giả định và điềunàycó vẻ cũng phù hợp với lý thuyết về hành vi lời nói được phát triển bởi Searle [123, 124, 125, 126, 127]; Matthews [101]; Cruse, A[48].Cácmệnhlệnhdườngnhưthiếusựphânbiệttinhtếgiữacácyếutốthì,thể- khía cạnh và tình thái biểu thị, những yếu tố tạo nên sự phong phú trong các trần thuật và câu hỏi và, nhiều ngôn ngữ châu Âu, mệnh lệnh có ít phạm trù hơn thức(mood).
Tất cả động từ và vị ngữ đều có thể được sử dụng trong một kết cấu mệnh lệnh, có thể không phải là trường hợp bắt buộc và, các kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh thường có thể được thành lập dựa trên hình thức động từ và một vài động từ nội động(intransitive),chẳng hạn, Whaley [138] minh họa: Melt! được coi là ngữ dụng bất thường của mệnh lệnh Tuy nhiên, trong những bối cảnh giao tiếp cụ thể, những mệnh lệnh như vậy là hoàn toàn có thể hữu dựng khi trong cảnh huống ngôn từ một người đầu bếp thiếu kiên nhẫn đứng bên nồi sô cô la đông cứng và nói: Melt!(Tanhộ cái!)như một hành động ngôn cầu khiến từ mặc dù sự thật là không thể thay đổi hành vi của sô cô la Từ minh hoạ trên, các nhà nghiên cứu đặt ra câu hỏi là làm thế nào để xác định một tiếp thể trong kết cấu mệnh lệnh Đây cũng là một vấn đề được tranh luận trong nhiều ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Anh, đặc biệt, đối với thức mệnh lệnh tiếng Anh mà theo Whaley [138], là dạng đơn giản nhất trong ngôn ngữ.
Trong nhiều ngôn ngữ, một tập hợp các biểu thức mệnh lệnh hướng đến YOU- tân ngữ nhân xưng ngôi thứ 2 trong tiếng Anh bị giới hạn trong hành động ngôn từ, mặc dầu người nhận luôn là trọng tâm hướng đến của mệnh lệnh Theo truyền thống, đây là quan điểm phổ biến như kết luận của Lyons [99] đúc kết, được ngầm hiểu trong chính khái niệm mệnh lệnh và cầu khiến rằng, mệnh lệnh hoặc cầu khiến được gửi đến người được mong đợi hoặc bắt buộc thực hiện Và, những kết cấu mệnh lệnh thức này được xếp vào dạng kinh điển theo nghĩa hẹp trong khái niệm mệnh lệnh thức tiếng Anh Tuy nhiên, các biểu thức mang tính mệnh lệnh cưỡng bức có xu hướng hạn chế do vắng mặt tiếp thể (người nhận), từ góc nhìn này, Alexandra [23] đưa ra giả thuyết rằng các mệnh lệnh hợp quy và phi chuẩn(canonical and the non-canonical imperatives)tạo thành một thể thống nhất Thuật ngữ mệnh lệnh(imperative)bao hàm với tất cả hình thức (biến thể) của tiếp thể, tuy nhiên, một vài thuật ngữ đựơcAlexandra [23] đề xuất nhằm phù hợp hoá các hình thức thức (biến thể) tiếp thể tương ứng, và Alexandra [23] cũng cho rằng thuật ngữ 'mệnh lệnh' chỉ dành cho các mệnh lệnh hướng về ngôi thứ hai YOU Để nhận diện một mệnh lệnh có thể bao gồm nhiều phương cách: suy diễn bằng lời nói- trong các ngôn ngữ tổng hợp; tiểu từ phụ trợ- thường gặp trong các ngôn ngữ đơn lập, và, những đại từ riêng đặc biệt Givón [63] cho rằng dạng thức đơn giản bằng việc chỉ sử dụng động từ trong ngôn ngữ là hình thức mệnh lệnh trực tiếp nhất và ít lịch sự nhất khi“người nói muốn thể hiện sự cưỡng bức hoặc quyền lực đến người nghe”.Kết cấu mệnh lệnh hướng đến tiếp thể ngôi thứ 2, xét về hình thức, có độ trùng khít cao với nguyên mẫu của động từ, tuyvậy,kết cấu mệnh lệnh hướng đến tiếp thể thứ nhất hoặc thứ ba (kết cấu mệnh lệnh 'phi chuẩn') có xu hướng được chú ý trong các nghiên cứu hơn Với tần suất ít phổ biến, kết cấu mệnh lệnh phi chuẩn được diễn giải, theo cách Harms [70]; Harris [71] giải thích, khi một biểu thức ngôn ngữ (chỉ trong một từ) được sử dụng có chức năng, ý nghĩa như một yêu cầu hướng đến tiếp thể cụ thể Điều này cũng giải thích lý do tại sao các tiếp thể khác nhau ở các mệnh lệnh có xu hướng không đáp ứng ý nghĩa mệnh lệnh trong nội hàm thuật ngữ 'mệnh lệnh', cả về hình thức và ngữ nghĩa Kết cấu mệnh lệnh hướng đến tiếp thể ngôi thứ nhất và thứ ba thường được sử dụng với các phương tiện ngôn ngữ (động từ ) khác với kết cấu mệnh lệnh hướng đến tiếp thể ngôi thứ hai, và không mang tính mô hình hoá hoặc biểu thức đặc trưng Với tiếp thể là ngôi thứ hai ý nghĩa mệnh lệnh chủ yếu là chỉ lệnh(command)- chủ thể mệnh lệnh có thẩm quyền cao hơn tiếp thể Ngược lại, như Anderson [24];
Schaub [121]; Ikoro [74]; Macaulay [100];Newman [104] đã phân tích, ý nghĩa mệnh lệnh hướng đến tiếp thể ngôi thứ nhất có thể phát triển qua thái độ biểu (ngữ) âm, cảm xúc ngôn hành thành lời gợi ý hoặc sự cho phép.
Và, ý nghĩa mệnh lệnh hướng đến tiếp thể ngôi thứ ba phóng chiếu sự diễn đạt về mong muốn gián tiếp, qua trunggian.
Cấm trong kết cấu mệnh lệnh phủ định
Thuật ngữ mệnh lệnh phủ định hoặc những điều cấm(prohibitive)được sử dụng phổ biến khi thay thế hoặc áp dụng với ý nghĩa không được làm trong một số ngôn ngữ, trong đó kết cấu mệnh lệnh mang ý nghĩa phủ định liên quan đến việc sử dụng dấu hiệu phủ định trong kết cấu mệnh lệnh Thuật ngữ nghiêm cấm được áp dụng trong ngôn ngữ khi việc phủ định một mệnh lệnh, yêu cầu liên quan đến kiểu phủ định khác với cách được sử dụng trong các câu trần thuật và/ hoặc một dạng cấu trúc động từ khác với cấu trúc động từ được sử dụng trong kết cấu mệnh lệnh Theo Sadock, J[119], tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Nga có mệnh lệnh phủ định, trong khi tiếng Estonia, tiếng Phần Lan, tiếng Hungary và tiếng Hy Lạp hiện đại sẽ có mệnh lệnh cấm, và Kruspe [83] cũng chỉ ra hiện tượng này xuất hiện trongm ộ t s ố n g ữ p h á p D ự a t r ê n n g h i ê n c ứ u m ộ t s ố n g ô n n g ữ đ ư ợ c l ự a c h ọ n ,
Miestamo và Van der Auwera [102] đề xuất sự phân chia ngôn ngữ theo hình thức song đôi dựa trên sự nhận diện hình thức của cùng một loại ý nghĩa và sự‘phân tách(split)’thuật ngữ giữa ý nghĩa phủ định trong kết cấu mệnh lệnh như một mệnh lệnh được phủ định(negated imperative).
Kết cấu mệnh lệnh tổng quát hàm chứa nhiều ý nghĩa hơn mệnh lệnh bằng lời nói (hành động ngôn từ mệnh lệnh), bao gồm: mong muốn, hy vọng, lời khuyên, yêu cầu, gợi ý, cầu xin, hướng dẫn,v.v.và thậm chí có thể có cả hàm ý mỉa mai Jespersen [79]; Bolinger [30, 31]; Huddleston và Pullum [73] chỉ ra nhiều ý nghĩa trong số này không mang ý nghĩa mệnh lệnh mà phần lớn phản ánh hành động ngôn từ chỉ đạo/ chỉhuy,xúi giục, khuyên nhủ, yêu cầu, gợi ý,v.v.để người khác làm điều gì đó (hoặc không làm điều gì đó, đối với mệnh lệnh phủ định) Davies, E [52]; Huddleston và Pullum [73]; Russell [118] khi xem xét các kết cấu mệnh đề phức đã phát hiện ra một số lượng yếu tố (về mặt ngữ âm) hàm ý điều kiện, nhượng bộ hoặc đối lập, xảy ra trong lối hành văn kể chuyện mặc dù các ngữ liệu này không thể hiện về mặt ngữ âm, âm vị nhưng với ý nghĩa mệnh lệnh trong các cảnh huống giao tiếp có sự kiện bất ngờ, quan trọng; Và, trong nhiều ngôn ngữ, hình thức phi mệnh lệnh có xu hướng được sử dụng trong giao tiếp thông thường qua các biểu thức ngôn ngữ nhẹ nhàng, tinh tế Kết quả trong các nghiên cứu ở một số ngôn ngữ của Jespersen [79]; Palmer, L [107] cũng chỉ ra rằng các hình thức mệnh lệnh có thể trở thành dấu hiệu của nghi thức lời nói và được sử dụng trong lời chào, lời cảm ơn, đánh dấu sự ngạc nhiên mà không biểu đạt ý nghĩa mệnh lệnh Jespersen [79]; Palmer, L [107] cho rằng đây là những ‘mệnh lệnh tưởng tượng’ được diễn giải lại dưới dạng chỉ dấu diễn ngôn và/ hoặc chức năng như làkỹthuật thu hút sự chú ý, hàm ẩn dưới dạng lời nói và trở thành mệnh lệnh về mặt hình thức ngônngữ. Đối vớiViệtngữ học, các công trình của Nguyễn Đức Dân [6]; Nguyễn Thiện Giáp [7]; Đỗ Hữu Châu [4,5]; Cao Xuân Hạo [8] cũng đã xem xét hành động cầu khiến ở góc độ dụng học- không quan tâm đến loại hình mục đích phát ngôn mà khảo sát các hành động ngôn từ, trừ quan điểm của Cao Xuân Hạo khi cho rằng dụng ngôn được xem xét sau khi xác định được kiểu câu Nguyễn Thiện Giáp [7] cho rằng cầu khiến là hành động mà người nói sử dụng để khiến người nghe làm cái gì đó Các hành động như: đề nghị, yêu cầu, cho phép, ra lệnh, mời mọc, rủ rê, thỉnh cầu, khuyên, cấm đoán, hỏi, chỉ thị,v.v.(hỏi cũng là một hành động cầukhiến).
Ngược dòng lịch sử, Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê [13] đưa ra quan điểm hòa trộn cú trúc (cấu trúc câu/ cú) trong ngôn dụng qua hình thức ngữ pháp và ngữ điệu (dựa vào thái độ, cảm xúc, biểu cảm của hành ngôn) Từ những sơ khai, ngữ dụng học Việt ngữ từng bước được lột tả với các quan điểm và đường hướng tiếp cận mới mẻ, mang lại nhiều đóng góp thiết thực vào thực tiễn cũng như lý thuyết ngôn ngữ nói chung Nhiều nhà nghiên cứu dụng ngữ học cho rằng mục đích ngôn ngữ mang ý chí chủ quan nằm trong não người nói được biểu thị qua phương tiện là cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa Do đó, mỗi phát ngôn thể hiện trên các phương diện: trần thuật, cầu khiến, nghi vấn và cảm thán Đặc biệt, trong lời nói cầu khiến, tiếp thể phải nhận diện được ý nghĩa cầu khiến được hoặc trực diện hoặc ẩn chỉ trong ngôn hành để có thể suy xét và đưa ra hành động phản ứng thích hợp hay tương ứng Với quan điểm này, ông ngầm ý phê phán ngữ pháp phân loại câu theo mục đích nói năng, bỏi lẽ, dụng ngôn không phải là phạm trù khả dĩ tường luận và được nhận diện bằng quan hệ cú pháp ngữ nghĩa hình thức/ mô hình.
Cơ sởlýluận
Khung lý thuyết và quan điểmnghiêncứu
Là nghiên cứu tiếp cận kết cấu mệnh lệnh dưới đường hướng Ngôn ngữ họcTrinhận, bên cạnh tiếp biến một số lý thuyết ngôn ngữ được sử dụng tích hợp xuyên ngôn, luận án dựa trên các khung lý thuyết, cơ sở lý luận của các nhà Ngôn ngữ họcTrinhận, trọng tâm baogồm:
1 Lý thuyết Ngữ phápTrinhận (Cognitive Grammar-CG) của Langacker[90, 91, 92, 93, 94]; Radden, G và Dirven, R [69]; và lý thuyết về mệnh đề Mô hình tri nhận ý tường hoá (Idealized cognitive models -ICM) khu biệt phạm trù mệnh lệnh với các hành động ngôn từ của Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza[111].
2 Lý thuyết về lược đồ và điển mẫu của của Langacker [90, 91, 92, 93, 94];Taylor[135].
3 Lý thuyết về ngữ pháp Kết cấu (Construction Grammar) của Fillmore[56]; Fillmore, Kay và O'Connor [57]; và (chính yếu) Goldberg [65, 66, 67],v.v.
Mặc dù dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết Ngôn ngữ học Tri nhận, các nghiên cứu trong các chương mục của luận án được thực hiện có sự kết hợp/ tích hợp giữa nghiên cứu mô tả và nghiên cứu lý thuyết xuyên ngôn trong từng cấp độ và khía cạnh ngôn ngữ cụ thể, nhưng không có ý định trộn lẫn các quan điểm mà chỉ sử dụng theo nguyên tắc tương thích và suy luận logic Quan điểm và nguyên tắc thực hiện nghiên cứu nhất quán, xuyên suốt trong các chương của luận án, như sau:
Một, luận án áp dụng phân tích mô tả và phân tích tích hợp đối chiếu dựatrên ngữ liệu là các phát ngôn chứa phương tiện biểu thị mệnh lệnh được sử dụng trong hội thoại từ các tác phẩm văn học, điện ảnh, ngữ liệu trong văn học, điện ảnh Anh-Anh, hoặc Anh-Mỹ và Việt ngữ nhằm xác định và bảo đảm tính chuẩn tắc của ngữ liệu và kết quả nghiên cứu.
Hai, dựa trên kết quả số liệu về ngữ liệu đã được xử lý, nghiên cứu áp dụngcác lý thuyết về Lược đồ và điển mẫu của của Langacker [90, 91, 92, 93,94];Taylor[135]; và Mô hình tri nhận ý tưởng hoá (ICM) của Pérez Hernandez vàRuiz de Mendoza[111]về hành động ngôn từ trong mệnh lệnh để thực hiện phân tích các đặc điểm tri nhận đi đến xác định điển mẫu của mệnh lệnh trên hai tiêu chí: Biểu lực (Force Exertion -FE (tiêu chí chính)) và Tham thể (Person Subject-PS), trong đó Biểu lực (FE) là một khái niệm lõi của điển mẫu mệnh lệnh với một định nghĩanhấtquán,đượcphântíchnhưmộtbiểuthứctạothànhtừcácgiátrịthamtố định lượng (có giá trị được đo đạc và hiển thị qua trị số).
Ba, kết cấu mệnh lệnh trong nghiên cứunày,theo Goldberg [65, 66, 67] đềxuất, là một kiểu cấu trúc quy ước của ngôn ngữ thông thường mang ý nghĩa độc lập với các từ vựng trong câu Do đó, quan điểm về khả năng tương thích giữa các kết cấu được tập trung nghiên cứu chủ yếu nhằm giải thích cho một số kết cấu mệnh lệnh hỗn hợp trong tiếng Anh trước khi so sánh đối chiếu với kết câú mệnh lệnh tiếngViệt.Đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa, ngữ dụng được sử dụng đồng nhất trong mối quan hệ giữa ngữ nghĩa - kết cấu - tình huống giao tiếp dựa trên cơ chế ẩn dụ - hoán dụ ý niệm qua ngôn cảnh giao tiếp trong hộithoại.
Ngoàira, luậnán ápdụng quanđiểmnghiêncứuxuyên/ liên ngônngữ(sửdụngcáclýthuyếtcủa Ngữpháp chứcnăng,Dụng học, Xuyên ngôn,v.v)được tíchhợptrongthaotácphântích,môtả,suyluậnlogiccáckhíacạnhngônngữbaogồm:phạmtrù ngữ pháp,ngữnghĩa,ngữdụngvàcúpháptrongkếtcấumệnhlệnhcủahaingônngữ.
1.2.2 Kết cấu mệnh lệnh DU ̛ới góc độ Ngôn ngữ học Trinhận 1.2.2.1 Mô hình tri nhận ý tưởng hoá(ICM)
Panther và Thornburg [108] đề xuất lý thuyết về mô hình ngữ dụng tri nhận(Cognitive Pragmatic Model-CPM)để giải thích lực ngôn trung của các cấu trúc liên quan đến hành động ngôn từ cầu khiến tổng quát (vốn không được giải thích thỏa đáng trong các nghiên cứu trước đó) Thuật ngữ này giải thích các kịch bản diễn ngôn gồm một tập hợp các cấu trúc mà Panther và Thornburg [108] khẳng định là có thể phân tích được dưới dạng bộ phận cấu thành hoặc thành tố hoạt động theo cơ chế hoán dụ, ẩn dụ tri nhận để giải thích các vấn đề về việc xác định lực ngôn trung trong các hành động ngôn từ cầu khiến Xét kịch bản cho một hành động ngôn từ cầu khiến mệnh lệnh, các tiêu chí được phân tích như sau: Các tham thể bao gồm: Hearer (H): người nghe với vai nghĩa là tiếp thể mệnh lệnh; Speaker (S): người nói trong vai nghĩa là chủ thể phát ngôn mệnh lệnh; và Action (A): hành động cần thực hiện -sự tình mệnh lệnh.
Tiềngiả định: Giả định rằng H(Hearer)là tiếp thể mệnh lệnh có khả năng thực hiện hành động A(Action)và S(Speaker)là chủ thể mong muốn tiếp thể H thực hiện hành độngA.
Lõi sự tình: Chủ thể S áp đặt (qua hành động ngôn từ cầu khiến/ mệnh lệnh) tiếp thể H phải có nghĩa vụ (ít /nhiều hoặc mạnh mẽ dựa trên quyền lực, vị thế, quan hệ,v.v)phải thực hiệnA.
Lực ngôn trung: Tiếp thể H có nghĩa vụ phải (H phải hoặc nên) thực hiện hành động
A, dẫn đến kết quả: H sẽ thực hiện hành động A.
Trong mô hìnhnày,phát ngôn nghivấnCan/Can you + động từ cầu khiến (ngôn trung) có chức năng như biểu tượng ngôn từ cho hành động ngôn từ cầu khiến thông qua cơ chế hoán dụ tri nhận Và, rõ ràng, theo cách giải thíchnày,sự tình mệnh lệnh xảy ra/ nảy sinh phải có tiền giải định về năng lực/ khả năng thực hiện hành động của tiếp thể H trong kịch bản hành động ngôn từ cầu khiến, do đó thành phần lõi sự tình được chuyển sang cơ chế hoán dụ tri nhận ở kết quả Lý thuyết tri nhận của Panther và Thornburg [108, 109,110]về các kịch bản lực ngôn trung trong hành động ngôn từ cầu khiến và cơ chế hoán dụ tri nhận được đánh giá có lợi thế vượt trội so với cách giải thích ngữ dụng truyền thống ở chỗ, giải thích tường minh ý nghĩa dự định của chủ thể yêu cầu/ mệnh lệnh,v.vđược tiếp thể chấp nhận thông qua việc sử dụng hình thức nghi vấn như một hình thức của mệnh lệnh gián tiếp Tuy nhiên, Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza[111]cho rằng mô hình của Panther- Thornburg không hoặc chưa giải thích thoả đáng, đầy đủ một số khía cạnh quan trọng của các hành động ngôn từ cầu khiến/ mệnh lệnh, qua các vấn đề được đặt ra: (i) sự khác biệt giữa các tiểu phạm trù hành động ngôn từ cầu khiến khác nhau (chẳng hạn như giữa yêu cầu và mệnh lệnh hoặc giữa yêu cầu và van xin); (ii) cơ chế chuyển hoá ngữ nghĩa giữa các phạm trù hành động cầu khiến/ mệnh lệnh (gián tiếp) khác nhau ở mức độ nào và tại sao phát ngôn Can’t you close the door? nghe oai nghiêm hơn (thể hiện vị thế, vai trò của chủ thể nổi trội hơn tiếp thể), nhưng kém lịch sự hơn Can you close the door; và, (iii) mức độ nguyên mẫu cao hơn của một số phát ngôn nhất định như: tại sao (sự mơ hồ giữa câu hỏi thông tin và câu yêu cầu) như Can you just hold this for a second? lại trông có vẻ diễn ngôn tốt hơn Can you just holdthis?
Từ các lập luận và phân tích vấn đề nêu trên, Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza[111]đề xuất bổ sung cho lý thuyết này một kiểu cấu trúc tổ chức tri nhận tổng quát hơn dưới tên gọi mệnh đề Mô hình tri nhận ý tưởng hoá(IdealizedCognitive Model-ICM)mà Lakoff [85]; Johnson [80] đã giới thiệu trong ý tưởng về lược đồ hình ảnh nhằm giải đáp các vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ giữa biểu lực (vật lý) và lực(ngôn trung) liên quan đến hành động ngôn từ Theo mô hình tri nhậnnày,các hành động ngôn từ cầu khiến, yêu cầu và mệnh lệnh gián tiếp được mô tả và phân biệt với nhau nhưsau:
ICM của các hành động ngôn từ cầu khiến
Từ kịch bản của Panther và Thornburg [108], Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza [111] đề xuất bổ sung thêm: i)Thực hiện hành động At h ể h i ệ n c h i p h í(Cost)đối với tiếp thể H và lợi ích (Benefit)đối với chủ thểS ; ii) Tínhtùychọncao(giữatínhlịchsựcaovà/ vớimứcđộthaotúngthấp);và,iii)Mối quan hệ quyền lực(Power)giữa chủ thể S và tiếp thể H bằng(0).
ICM của hành động ngôn từ mệnh lệnh
Kịch bản này của Panther và Thornburg được Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza [111] hoàn thiện, bao gồm: i)Thực hiện hành động A thể hiện chi phí(Cost)đối với tiếp thể H và lợi ích đối(Benefit)với chủ thểS; ii)Tính tùy chọn thấp (mức độ lịch sự thấp/ mức độ thao túng cao); và, iii)Chủ thể S có quyền lực/ vị thế cao hơn tiếp thểH.
Cơ sở lý luận và luận điểm được phân tích trên chỉ ra rằng hành động ngôn từ yêu cầu và hành động ngôn từ mệnh lệnh hoàn toàn giống nhau về tham tố lợi ích(Benefit)và chi phí(Cost),và trong cả hai hành vi ngôn ngữ, hành động của tiếp thể H thể hiện một chi phí đến người nhận lợi ích là chủ thể Tuy nhiên, hai hành động ngôn từ thể hiện sự khác nhau rõ rệt về tính tùy chọn: Các hành động ngôn từ yêu cầu có tính tùy chọn cao, đồng nghĩa với việc tiếp thể H không có nghĩa vụ bắt buộc phải tuân thủ, trong khi đó, ngược lại, các hành động ngôn từ mệnh lệnh có tính tùy chọn thấp, điều này đã được Huddleston và Pullum [73] khẳng định, người nhận mệnh lệnh- tiếp thể H có nghĩa vụ phải tuân thủ Sự khác biệt về mức độ tùy chọn này giải thích cho ý nghĩa “quyền lực thuyết phục” và tiềm ẩn “sự bất lịch sự- mức thao túng cao” trong ý nghĩa mệnh lệnh Nhưvậy,với luận cứ lý thuyết về khả năng khu biệt bằng cách bóc tách hành động ngôn từ mệnh lệnh ra khỏi các kiểu loại/phạm trù hành động ngôn từ cầu khiến tổng quát của Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza[111]qua lý thuyết mô hình tri nhận ý tưởng hoá- ICM đã chứng minh thuyết phục và là một trong những luận cứ lý thuyết của luận án trong nghiên cứu chuyên sâu về kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh và tiếngViệttrong các chương nghiên cứu tiếptheo.
Radden, G và Dirven, R [69] khi phân tích cấu trúc ý niệm(conceptualstructure)sự tình và phương cách biểu đạt trong ngữ pháp kết cấu, đưa ra nhận định rằng, các tham thể, thực thể ý niệm(conceptual entities)có vai trò cụ thể trong cấu trúc của sự tình, được định danh như các vai nghĩa(themactic roles)bao gồm:
Thứcm ệ n h l ệ n h v à p h U ̛ơngtiệnb i ể u đ ạ t m ệ n h l ệ n h p h ổ b i ế n t r o n g tiếngAnh
Dữliệu
Biber và cộng sự [27] cho rằng việc phân tích chức năng câu không gì hơn ngoài việc đặt chúng trong ngữ cảnh giao tiếp thông dụng bởi lẽ, (ở đây chúng tôi đề cập đến kết cấu mệnh lệnh trong giao tiếp) không những tần suất xuất hiện (ngôn dụng) của chúng cao hơn (trong ngôn bản) mà còn thể hiện bản chất tương tác xã hội của ngôn ngữ.Toolan[137] cho rằng đối thoại, hội thoại tương tác giao tiếp trong tác phẩm văn học, văn bản diễn ngôn là những biểu hiện (qua) trung gian của đốithoạicóthực(trongđờisống)“đượcnhúngvàovàđónggópvàocâuchuyện,
… và cũng có thể được thiết kế lại mạng tính chân thật … nhằm nâng cao “tính dễ kể/ có thể kể” của đối thoại như trong hội thoại tự nhiên Điều này làm cho chúng ta khó lòng nhận ra và phản ứng với tính kịch của các phiên bản đời thường trong văn học nếu nó được diễn tả như thật.”The Sky is Fallingcủa tác giảSidney Sheldon,The
Godfathercủa nhà vănMario Puzo, The Lion KingdoJon Favreauđạo diễn và xuất bản, Malicequa lăng kính của Daniel Steel vàThe General’s Daughtercủa văn hàoNelson
DeMillelà 5 ấn phẩm tiêu biểu của văn học Anh -Mỹ đại chúng nổi tiếng đương đại và 2 trong số đó được chuyển thể, trở thành siêu phẩm điện ảnh thế giới (phim Bố Già và Vua Sư tử) được chúng tôi chọn lựa làm nguồn dữ liệu vì những lý do sau:
Mỗi tác phẩm là một bối cảnh xã hội có các đại diện tầng lớp biểu thị giá trị quyền lực giai tầng (của cá nhân/ nhóm người) khác nhau, vị thế trong trật tự xã hội cũng như các giao tiếp xã hội ở các cá nhân tạo nên bức tranh sinh động về ngôn liệu mệnh lệnh Từ các cảnh huống ngôn từ đó, ý nghĩa và hình thức mệnh lệnh được thể hiện bảo đảm tính bản ngữ của tiếng Anh và bảo đảm các tiêu chuẩn để phát ra một kết cấu mệnh lệnh mang đặc trưng giao tiếp xã hội Đồng thời, dữ liệu cũngt h ể h i ệ n đ ư ợ c v a i t r ò c ủ a c á c t h a m t h ể t r o n g p h á t n g ô n v à t i ế p n h ậ n m ệ n h lệnh, đưa ra được các xu hướng ngữ dụng và ngữ nghĩa của động từ mệnh lệnh trong tiếng Anh trong mối quan hệ liên nhân và chức năng ngôn ngữ Các tác phẩm văn học của các nhà văn đương đại nổi tiếng (đại diện cho văn hoá đại chúng Anh - Mỹ từ quốc gia, vùng lãnh thổ sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ) khác nhau thể hiện tính khách quan về phong cách hành ngôn, văn phong nghệ thuật cũng như ý tưởng cốt truyện.
Trong đó, mỗi một tác giả thể hiện góc nhìn khác nhau, đa chiều về đời sống văn hoá, giai tầng xã hội (như trong The Godfather, TheGeneral’sdaughter, The Sky is falling), giới tính (như trong Malice) vàđộtuổi (như trong The Lion King), tạo ra một khối dữ liệu ngôn ngữ đa dạng về ngữ liệu trong giao tiếp đời sống, đặc biệt là ngữ liệu về kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh trong khách quan hiện thực một cách sống động và chân thực (của người bản ngữ), bảo đảm tính “khả tín” trong việc phân tích các tiêu chí của mệnhlệnh.
Với tổng số 939 mục phát ngôn có chứa kết cấu mệnh lệnh trong 5 tác phẩm được thu thập, phân tích và minh hoạ, chúng tôi tin rằng khối lượng ngữ liệu đáp ứngđộ tincậy vàhợplệ(lượng),đủđiềukiệnđápứng giá trịnghiêncứu vàýnghĩa khoahọc(chất),bảođảmtínhthôngtin nộidung,chính xác,khách quan,đầy đủ về sốlượngvà chất lượngphùhợp với nhiệmvụ,mục đíchnghiêncứuđặt ra khikhái quáthoácác tiêu chítrong nghiêncứuvềkếtcấumệnhlệnh tiếngAnh.Quathu thậpbằngphương phápthống kêtừthao táctrích xuất ngônliệubằngứng dụngSearchkeyword vàActual search replace online, chúngtôi thu được kết quảnhư sau:
Một số động từ xuất hiện với tần suất phổ biến ở hầu hết các phát ngôn mang ý nghĩa mệnh lệnh, điều này có thể được hiểu rằng không phải tất cả các động từ trong tiếngAnhđềucóthểthựchiệnchứcnăngbiểuđạt mệnh lệnh,và các động từmangtínhđộng(dynamicverbs)cóxuhướngxuấthiệnphổbiếntrongthứcmệnhlệnh Cụ thể hơn,bảng 2.1.1thể tầnsuất xuất hiện nhữngđộngtừbiểuđạtýnghĩa mệnh lệnh,trongđónhómđộngtừLet, Get,Tellchiếmưuthếtrongbiểuđạtmệnhlệnhvàcó tỷlệgópmặtnhiềunhấttronghìnhthứcmệnhlệnhởcả5tácphẩmnhưsau:
Bảng 2.1.1: Tần suất xuất hiện lần lượt của các động từ mệnh lệnh(từ cao xuống thấp và đã được làm tròn số)
The sky is falling Malice Tổn g tỷ lệ
Qua số liệu và kết quả thống kê, phân tích, chúng tôi khái quát hoá nhóm,kiểu, loại động từ xuất hiện trong ngôn cảnh mệnh lệnh tiếng Anh giao tiếp như sau:i)Động từ trong mệnh lệnh tiếng Anh được sử dụng phổ biến nhất gồm nhóm các động từ let, get, tell và look với 505 lần (tỷ lệ xấp xỉ 54%) trong số 939 mục mệnh lệnh. ii)Tần suất đáng kể được ghi nhận tiếp theo dựa trên sự góp mặt của các động từ thường ngôn (phổ dụng trong giao tiếp hằng ngày) như: do, forget, listen, wait, make, get, take, be, go vàgive. iii)Trong số những động từ mệnh lệnh kể trên, không ít động từ hoặc cụm động từ được sử dụng có chiều hướng ổn định trong dụng ngôn mệnh lệnh (về mặt hình thức) như một chỉ dấu cảm thán hoặc phương thức khởi tạo diễn ngôn, chẳng hạn:let’ssay,letmeguesshoặcnhưlook!,listen!vàcomeon*.Đángchúý,những
Biểu đồ 2.1.2: Tần suất xuất hiện của các động từ mệnh lệnh
Let come on tellgetlookbego dotakegivemake listen forgetwait động từ như tell, let và get có tần suất xuất hiện ở hầu hết các mệnh lệnh có tân ngữ là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất -ME trong khi đó, come (phân biệt với come on), động từ được Radden, G [114] chứng minh có tỷ lệ xuất hiện đáng kể trong hầu hết các câu ẩn dụ trần thuật, gần như không xuất hiện trong các mệnh lệnh giao tiếp thường ngôn.
Những kết cấu động từ phổ biến trong mệnh lệnhtiếngAnh
Như số liệu được phân tích trong 2.1.1, let/ let’s, tell, get và look là nhóm động từ mệnh lệnh(imperative verbs)có tần suất xuất hiện cao nhất, so với những động từ/ nhóm động từ xuất hiện phổ biến trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh được thống kê trong biểu đồ sau đây.
Trong mục này, nghiên cứu thực hiện phân tích, miêu tả các đặc điểm cú pháp và ngữ nghĩa thường ngôn trong giao tiếp của động từ let/let’s, tell, get và look và một số động từ mệnh lệnh trong mục thống kê với mục đích làm rõ các khu biệt về cú pháp của các phát ngôn mệnh lệnh trong ngữ cảnh giao tiếp từ 5 ấn phẩm Ngoài ra, việc xem xét đặc trưng mệnh lệnh của các kiểu loại động từ look -động từ chỉ sự tiếp thụ, tell -động từ chỉ giao tiếp, forget -động từ chỉ sự tri nhận, và listen - động từ vừa chỉ tiếp thụ, vừa giao tiếp trong mối quan hệ so sánh hiệu suất (về phương diện nhận thức/ tri nhận) mệnh lệnh với tần suất xuất hiện của các động từ chỉ hoạt động thể chất/hoạt động như go, take, come…nhằm giải đáp mối tương quan giữa tần suất xuất hiện (ngôn dụng) với mức độ nhận thức/ tri nhận mệnh lệnh mà Geeraerts [62]; Schmid [122] gợi ý.
Trong tổng số 939 mục mệnh lệnh, động từ Let/ Let’s xuất hiện 230 lần, chiếm tỷ lệ 24% (đã được làm tròn số), cao nhất trong nhóm động từ được thống kê từ 5 tác phẩm Trong tổng số 230 mục mệnh lệnh phân bổ như sau: Let chiếm 117 mục, Let’s chiếm 110, phủ định của Let (don’t let) chiếm 02, và có 01 câu hỏi
Biểu đồ 2.1.2.1a: Phân bổ let / let's trong 5 tác phẩm (trong Malice) qua biểu đồ như sau:
Theo từ điển OALD 9th- Oxford Advanced Leaners’Dictionary phiên bản 2020 được cập nhật lần thứ 9,Let/ Let’s(hình thức rút gọn củaLet us) có 11 nghĩa bao gồm:
-To allow somebody to do something: cho phép (ai làm gì) như trong:Let themsplash around in the pool for a while.by OALD (2020)
-To give somebody permission to do something: cấp phép/ cho phép người nào đó làm gì như trong:They won’t let him leave the country.by OALD (2020)
-Tomake suggestions: gợi ý (cho ai đó làm gì) -Let’s/let go to the beach.byOALD(2020)
-To allow somebody/something to go somewhere: cho phép ai đi (đâu) -The catwant to be let out.by OALD (2020)
-To offer help: đưa ra lời đề nghị giúp đỡ -Here, let me do it!by OALD (2020) -To make requests: đưa ra yêu cầu (ai đó làm gì) -Let me have your report byFreiday by OALD (2020)
-To challenge: kích động/ thách thức/ thách (ai đó làm gì) -If he thinks he can cheatme, just let him try!by OALD (2020)
-To wish: mong muốn / khát khao điều gì đó xảy ra -Let her come home safely!by OALD (2020)
-Tointroduce: dẫn nhập (khởi ngôn) -Let me give you an example.by OALD (2020)
-In caculating: (trong tính toán/ toán học) giả thiết -Let line AB be equal to line CD. by OALD (2020) -House/ room: cho thuê nhà/ phòng -They decided to let (out) the smallest offices atlow rents.by OALD (2020)
Stefanowitch và Gries [130] phân tích cấu trúc kết cấu các ngữ đoạn trong thành phần ngôn liệu Anh quốc từ kho ngữ liệu ICE-GB(International Corpus ofEnglish-
GB)đã đi đến kết luận cho rằng động từ Let xuất hiện chủ yếu trong mệnh lệnh hơn là các biểu đạt khác trong 11biểu đạt nghĩa của OALD mặc dù nghĩa ban đầu có ý nghĩa cho phép(allow)và kết cấu của động từ này khá ổn định trong mệnh lệnh với tân ngữ trực tiếp ngôi thứ nhất ME.
Huddleston và Pullum [73] đưa ra nhận xét quan trọng khi phát hiện về phương diện ngữ pháp, sự khác biệt giữa kết cấu mệnh lệnh với Let với Let’s qua minh hoạ:
Let anyone question what he says and he flies into a rage.(Cứ để mọingười hỏi nó nói gì rồi nó nổi đoá cho mà xem.) Trong ngữ liệu minh hoạ này, Huddleston và Pullum
[73] giải thích khả năng biểu đạt củaLetgần giống với cách thức diễn đạt điều kiện và đưa ra gợi ý chuyển đổi như sau: If you let anyone question what he says, he flies into a rage.(Nếu mày để mọi người hỏi nó nói gì, nónổi đoá cho mà xem.).Từ lập luận đó, Huddleston và Pullum [73] đi đến kết luận về kết cấu mệnh lệnh giả(pseudo- imperative construction)tiềm tàng trong mệnh lệnh với Let sau khi thay thế Let’s trong
Let’s question what he says and he flies into a rage nhưng không mang lại kết cấu giả định như trên.
So kết quả thống kê và ngữ liệu ban đầu với hai quan điểm phân tích Let/let’s của Stefanowitch và Gries [130]; Huddleston và Pullum [73], chúng tôi kết luận nhưsau:
Kết cấu mệnh lệnh với Let/let’s chỉ xuất hiện trong mệnh lệnh với 230/230 mục, trong đó có 120 chỉ mục kết cấu mệnh lệnh với Let và110chỉ mục kết cấu mệnh lệnh vớiLet’s,không có hình thức trần thuật nào chứa kết cấu mệnh lệnh Let/let’s trong cả 5 tác phẩm, có 02 mục mệnh lệnh phủ định và 01 hình thức nghi vấn trong tác phẩm Malice: No, but are you going toletit stop you?(Em định đểnó ngăn cản em lạiư?)
Kết cấu mệnh lệnh với Let
So với các kiểu kết hợp của Let với tân ngữ (object), kết cấu Let me thể hiện ưu thế nổi trội khi tần suất xuất hiện (87/ 119 mục mệnh lệnh với Let: xấp xỉ 73%) trong sự phân bổ tương đối cao và đồng đều ở cả 5 tác phẩm: 41/84 mục Let/let’s trong The Godfather, tương tự với 9/16 trong The Lion King, 14/62 trong The General Daughter, 12/42 trong The Sky is falling và 11/ 26 trong Malice (nội dung tiếng Việt được chúng tôi lược dịch dựa vào tình huống giao tiếp cụ thể trong mỗi tác phẩm), chẳng hạn:
1.-Let mejust say that (Anh chỉ muốn nói rằng…) let/ question
Thể hiện một cách thức khởi ngôn.
2.-Let meexamine you first, then I'll have to do a biopsy (Trước tiên hãy để tôikhám rồi mới làm sinh thiết.)
Hình thức khởi ngôn lịch sự hướng về chủ thể mang tính tương tác tinh tế 3.-
Let mein, and we'll talk (Để em vào đi đã rồi chúng ta sẽ nói chuyện…)
So với ngữ liệu 2, bày tỏ mong muốn cao độ qua kết cấuLet methể hiện sự linh hoạt và sự phong phú về ngữ nghĩa, ngữ dụng trong 3.
Có thể thấy, các phát ngôn chứa kết cấu mệnh lệnh trên thể hiện rõ đặc điểm kết cấu LET + ME… phổ biến trong giao tiếp nảy sinh mệnh lệnh trong tiếng Anh và có ý nghĩa như một hành động khởi ngôn hướng về chủ thể phát ngôn.
Tần suất xuất hiện Let/let’s qua số liệu thu thập (hầu như rất ít trong biểu đạt nghi vấn và không xuất hiện trong các trần thuật) chủ yếu trong mệnh lệnh thức, được miêu tả trong biểu đồ 2.1.2.1b sau đây.
Biểu đồ 2.1.2.1b: Tần suất xuất hiện Let/ let's/ don't
Qua thao tác thống kê, phân tích ngữ liệu, các tổ hợp kết cấu của Let bao gồm:
Kết cấu Let me chủ yếu kết hợp với các động từ chỉ sự tri nhận như Think,(Understand and Know) và nhóm động từ chỉ sự nhận thức như See, (Look, Hear orFeel) theoSeongha Rhee[128], như một tổ hợp phương tiện diễn ngôn ngữ nghĩa tương đối ổn định: Let me think, Let me see ngoài ra Let me guess, Let me check cũng khá phổ biến.
Đặcđiểmtrinhậnngữnghĩa,ngữdụngtrongkếtcấumệnhlệnhtiếngAnh
Quan điểm tiếp cận thức trong kết cấumệnhlệnh
Ngôn ngữ học Xuyên ngôn(Cross Linguistics)cho rằng, hình thức mệnh lệnh có thể được nhận diện dựa vào chức năng giao tiếp, một cách tường minh và rộng hơn, đó là hành động ngôn từ(speech acts)của các hành động ngôn từ cầu khiến như lệnh, mệnh lệnh, yêu cầu và khẩn cầu, v.v Chung và Timberlake [38]; Palmer, F [106];
Jakobson [75] đồng tình với quan điểm cho rằng phạm trù ngữ pháp của thức(mood)được biểu đạt trong hành động lời nói/ ngôn từ(speech act),có mối quan hệ mật thiết với hành động ngôn từ và bất kỳ lời nói nào cũng có thể được coi là một hành động mà người nói mong muốn thực hiện một điều gì đó Các minh họa a, b, vàc: a, Children play outside. b Do children play outside? c Play outside, children! cho thấy hình thức của a, b, và c trần thuật, nghi vấn và mệnh lệnh(declarative, interrogative and imperative)hoàn toàn đơn giản dựa trên quan điểm của Sadock, J [119] khi đưa ra định nghĩa khái niệm kiểu câu trước hết là“sự trùng hợp giữa cấu trúc ngữ pháp và cách sử dụng hội thoại thông thường”. Ý nghĩa mệnh lệnh rất đa dạng, liên quan nhất quán đến mức độ biểu lực mệnh lệnh bao gồm thái độ của người ra lệnh, mức độ khẩn cấp của hành động và yêu cầu mức độ tuân thủ của người nhận mệnh lệnh như Sadock và Zwicky [120] thừa nhận, quyền lực tương quan với vị thế của chủ thể mệnh lệnh và người thực thi mệnh lệnh.
Từ góc độ này, ý nghĩa mệnh lệnh mã hóa mối quan hệ liên nhân và phép lịch sự, có thể được nhận biết thông qua hệ thống kính ngữ, hoặc các hình thức lịch sự chỉ dành riêng cho các phát ngôn chứa kết cấu mệnh lệnh, và đại từ xưng hô Về mặt cú pháp,mệnh lệnh thức(imperative mood)tiếng Anh chính là hình thức của động từ mang ý nghĩa mệnh lệnh Tuy nhiên, xét về kết cấu, theo quan điểm tiếp cận cấp độ mệnh đề của lý thuyết ngữ pháp kết cấu, Goldberg [66, 67] khẳng định,mệnhlệnhcũnglàmộtkếtcấutrongngônngữ,vìsựthoảmãntiêuchíthống nhất của cặp hình thức - ý nghĩa Theo quan điểm tiếp cận của nhiều nhà ngôn ngữ học truyền thống về mệnh lệnh thức tiếng Anh, yếu tố bất lịch sự được mặc định như một phần không thể tách rời của câu mệnh lệnh hiển ngôn(plain imperative)hay còn gọi là thức mệnh lệnh- mệnh lệnh trực tiếp Nhận định của Searle [126, 127] cho rằng các yêu cầu về phép lịch sự trong giao tiếp hội thoại thường ngôn có xu hướng hạn chế đưa ra các câu mệnh lệnh trực tiếp thông thường nhằm tránh các tình huống mệnh lệnh thô bạo hoặc gây bối rối cho tiếp thể (nhằm lựa chọn, đưa ra phản hồi phù hợp), chẳng hạn như kết cấu mệnh lệnh: Hãy rời khỏi phòng.(Leavethe room.),tiếp thể mệnh lệnh thường có ít lựa chọn (về mặt ngôn ngữ) để đưa ra hồi đáp Trong các nghiên cứu của Clark và Schunk [39]; Wierzbicka [139] có chung nhận xét kết quả khảo sát về mệnh lệnh trong giao tiếp: người sử dụng ngôn ngữ Anh như tiếng mẹ đẻ đưa rayêucầu (request), thường tránh những mệnh lệnh như hỏi giờ như: “Tell me the time”, thay vào đó “What time is it?”thườngđượcsửdụng.Đồng thời, ClarkvàSchunk [39];
Wierzbicka [139]nhấn mạnh sự tồn tạicủa“những hạnchếmang tínhtương táctiêucựcđối vớiviệcsửdụng mệnhlệnh trong tiếngAnh” Mộtcáchgiántiếpủnghộ,
BrownvàLevinson[34]chorằngmệnhlệnhlàphương thứcbiểuđạtýmuốnchủ quanđơngiảnvàtrựctiếpnhất nhưngcóthểdẫnđến hànhvi đedoạthểdiện(FaceThreateningAct-FTA).Tuy nhiên,Leech[96];BrownvàLevinson [34];PérezHernandezvàRuizdeMendoza [111]được sự ủng hộ củanhiềunhà ngữ học nổitiếng khác vớiquanđiểmchorằngmệnh lệnh trongnhữngcảnhhuốngngôn hành cụ thểnảy sinhbởi hai độngcơ:tìnhhuống khẩn nguy(urgency)vàmanglại lợiích chotác thể-người thựchiện hànhđộngmệnhlệnh.
Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza [111], khi bàn về động cơ khẩn thiết,nhận định rằng ý nghĩa mệnh lệnh trong tình trạng khẩn cấp bảo đảm diễn đạt tính chất khẩn thiết của ngôn cảnh và triệt thoái các thành phần (mang tính chất/ sản sinh) lịch sự Trong khi đó, đối với khía cạnh lợi ích hướng đến tác thể, Leech [96] phân biệt giữa hai khía cạnh (nếu) tiêu cực (thì nên) giảm thiểu chi phí đến tác thể, nghĩa là giảm thiểu yếu tố thể hiện quyền lực trong mệnh lệnh và ngược lại (nếu) tích cực (thì nên) tối đa hóa lợi ích cho tác thể Nói cách khác, mức độ bất lịch sự tỷ lệ nghịch với lợi ích của tác thể mệnh lệnh Trong lý thuyết lịch sự(politenesstheory), Brown vàLevinson [34] đưa ra ba biến số xã hội học xác định mức độ nghiêmt r ọ n g c ủ a h à n h đ ộ n g đ e d ọ a t h ể d i ệ n l i ê n q u a n c h ặ t c h ẽ v ớ i c á c h à n h v i mệnh lệnh: i) ‘khoảng cách xã hội’(distance)của chủ thể và tiếp thể (quan hệ đối xứng); ii) mối quan hệ về ‘quyền lực’(power)của chủ thể và tiếp thể (một mối quan hệ bất đối xứng); và, (iii) thứ hạng(ranking)của các giá trị (áp đặt) trong từng nền văn hóa cụthể.
Brown và Levinson [34] cho rằng, việc tính toán các biến số này dẫn đến việc lựa chọn một chiến lược tương tác phù hợp bối cảnh thực tế giao tiếp và Givón [64], khi bàn luận về mệnh lệnh như các hành động ngôn từ mang tính thao túng(manipulative speech acts)gợi ý rằng, sự cân bằng về địa vị, quyền lực, nghĩa vụ hoặc quyền lợi giữa hai bên tham gia quyết định chính xác cú trúc mệnh lệnh được sử dụng; và đặc biệt, các vấn đề về lịch sự, vị thế, thứ bậc và giai tầng đều là nguyên nhân dẫn đến việc lựa chọn hành động ngôn từ mang tính thao túng Mối tương quan về tương tác giao tiếp xã hội của Givón [64] về cơ bản gồm: Quyền lực/ địa vị của chủ thể cao hơn dẫn đến nghĩa vụ tuân thủ của tiếp thể nhiều hơn; ngược lại, quyền lực/địa vị của tiếp thể cao hơn dẫn đến nghĩa vụ tuân thủ của tiếp thể càng thấp Trong đó, chuỗi liên tục sau đây “từ mệnh lệnh trực ngôn đến yêu cầu được tôn trọng”, các cấu trúc được xếp hạng theo mức độ thao túng giảm dần Mức độ thao túng cao nhất như minh hoạsau: a Dậy ngay!(Get up!)-b Dậy thôi nào em yêu.(Get up, will you?)-c Em dậy được chưa nào?(Would you please get up?)-d Chắc là nên dậy thôi em nhỉ?(Would you mind getting up?)-e Em nghĩ xem nên dậy được chưa?(Do you thinkyou could get up?)-f Em muốn dậy chưa?(Would you mind if I asked you to getup?)và (f) thể hiện mức mạnh thao túng thấp nhất theo Givón [64] Như vậy, các phương tiện biểu thị mệnh lệnh trực tiếp / gián tiếp, về mặt hình thức cú pháp bao gồm: (a) tăng/ giảm (độ) dài/ ngắn phát ngôn; (b) sử dụng hình thức câu hỏi/ câu hỏi đuôi); (c) đề cập rõ ràng đến đại từ thao túng; (d) sử dụng tình thái phi thực tế với động từ; (e) sử dụng hình thức phủ định; và (f) nhúng mệnh đề thao túng trong phạm vi ảnh hưởng của động từ tình thái hoặc động từ nhận thức với tính chất, mức độ thao túng thông qua hàng loạt thao tác ngôn ngữ mang tính quy ước lịchsự.
Tóm lại, khi bàn về kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh, chúng tôi dựa trên đường hướng tiếp cận xuyên ngôn trong các phân tích và lập luận trên nhằm đi đến việc thống nhất rằng: mối tương quan của phương thức biểu thị mức độ thao túng theo quan điểmGivón [64] và phân tích định lượng, định tính các tiêu chí tri nhận trong mô hình ICM của Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza [111] giải thích lý do cho sự lựa chọn và khu biệt các kết cấu mệnh lệnh trực tiếp và hành động ngôn từ mệnh lệnh- kết cấu mệnh lệnh gián tiếp trong tiếngAnh.
Đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh trực tiếptiếngAnh
Như đã phân tích ở trên, tình huống khẩn cấp được xem như môi trường phù hợp với các mệnh lệnh hiển ngôn(plain imperatives)trực tiếp(và từ phần này trởđi, luận án sử dụng thuật ngữ kết cấu mệnh lệnh trực tiếp và kết cấu mệnh lệnh gián tiếp) Mối liên hệ giữa cảnh ngôn hội thoại khẩn cấp làm nảy sinh mệnh lệnh được khảo sát và thu thập qua ngữ liệu và phân tích như sau:
63 -He‘s alive, Sonny said He was listening intently to every intonation in Clemenza‘s voice The emotion had seemed genuine but it was part of the fat man’s profession to be a good actor You’ll have to carry the ball, Sonny, Clemenza said - What do you want me to do? -Get overto my father‘s house, Sonny said -
BringPaulie Gatto -That’s all? Clemenza asked Don’t you want me to send some people to the hospital and your place? (Ông ấy còn sống, Sonny nói và chăm chú lắng nghetừng ngữ điệu trong giọng nói của Clemenza Cảm xúc có vẻ chân thật nhưng đó là một phần trình diễn xuất sắc của lão béo Cậu sẽ phải mang theo vài quả bóng, Sonny, Clemenza nói - muốn tôi làm gì?- Đến nhà cha tôi ngay, Sonny nói -Nhớ đưa Paulie Gatto theo -Chỉ thế thôi sao? Clemenza hỏi -Cử vài đứa đến bệnh viện và nhàkhông?)
The Godfather -p.92 64 At the first public phone off the causeway one of them hopped out and called Tom Hagen He was very curt and very brisk -Sonny’s dead, they got him at the Jones Beach toll Hagen’s voice was perfectly calm -OK, he said -Go toClemenza’s house andtell himto come here right away.(Tại điểm điện thoại côngcộng đầu tiên, một đưa lao ra gọi cho Tom Hagen Giọng nó cộc lốc nhưng rất nhanh -Sonny chết rồi, tụi nó biết được tin Sonny ở bãi biển Jones Hagen hoàn toàn bình tĩnh OK, nó nói -Đến nhà lão Clemenza và bảo đến đâyngay.)
65 SCAR: But the king is dead [looking with mock regret at Simba] And if it weren't for you, he'd still be alive [Simba is crushed, believing his guilt Another thought “occurs" to Scar.] Oh! What will your mother think? SIMBA: [Sniffing]
What am I gonna do? SCAR:Run away, Simba Run Run awayandnever return.Simbarunsoffblindly,obviouslybroken.Thethreehyenasappearbehin d
Scar.( SCAR: Nhưng nhà vua đã chết [nhìn Simba với vẻ hối hận giả tạo] Và nếukhông phải con, thì ông ấy vẫn còn sống [Simba bị nghiền nát, tin vào tội lỗi của mình Một suy nghĩ khác "xảy ra" với Scar.] Ồ! Mẹ con sẽ nghĩ sao? SIMBA:-Tôi sẽ làm gì đây? SCAR: Chạy đi, Simba Chạy Chạy đi và không bao giờ trở lại.
Simba chạy đi một cách mù quáng Ba con linh cẩu xuất hiện phía sauScar.)
Các ngữ liệu từ63-65tậptrungvào những hoàn cảnh hội thoại xảy ratrong trạng tháikhẩn nguy cho thấy kết cấu mệnh lệnh được thực hiện từ chủ thể có quyền lực hơn và chủyếutập trung vào tuyến tính (hướng đích) từ chủ thể phát ngôn mệnhlệnhvà lợi ích cũng không hướng đến tiếp thể mệnh lệnh Xét trị giáđịnhlượngcáctham tố, ta có:
Xét về tham tố biểu lực, ở 63 và 64 (Sonny là con trai ông Trùm và được coi là người có toàn quyền của gia đình tại thời điểm khẩn cấp và tương tự, Clemenza và Hagen là trợ lý thân tín của ông Trùm), có thể đưa ra giá trị tham tố quyền lực(power)của chủ thể phát ngôn có giá trị (+2) liên quan vị thế chủ thể với tiếp thể (sự khu biệt vị thế,vai trò càng cao thì quyền lực càng đạt trị số cao).
Giá trị tham tố chi phí(cost)được tính (+2), do tình trạng khẩn cấp của hoàn cảnh và quyền uy của chủ thể mà việc đưa ra và thực hiện mệnh lệnh mang lại hiệu quả tức thì (càng cao).
Nghĩa vụ tuân thủ(obligation)bằng (+2) điều này có nghĩa tiếp thể (vừa là tác thể thực hiện mệnh lệnh) phải thực hiện mệnh lệnh do nghĩa vụ/ nhiệm vụ quy định và lợi ích hướng đến chủ thể mệnh lệnh nên có trị số cao (+1) Trong ngữ liệu 64, ngoài nghĩa vụ tuân thủ, Hagen cũng được hưởng lợi ích với mệnh lệnh này, do đó trị số lợi ích trong mệnh lệnh này có trị số rất cao(+2).
Với tổng số từ (+7) thể hiện tính biểu lực rất cao, như vậy, biểu lực trong kết cấu mệnh lệnh ở đây sẽ được biểu thức hoá khái quátqua: quyền lực cao + chi phí cao + nghĩa vụ cao
Tiếp tục với các thao tác tương tự cho ngữ liệu 65, mối quan hệ tiếp thể mệnh lệnh là Zimba với chú ruột âm mưu hãm hại gia đình Zimba, ta thấy tham tố quyền lực cao (+2) do chủ thể phát ngôn có vị thế xã hội cao hơn tiếp thể, mặc dù vậy, chi phí thấp (+1) do chủ thể phát ngôn không sử dụng lực/ uy quyền để ép buộcv ề m ặ t t i n h t h ầ n / t h ể c h ấ t ( t r ừ u t ư ợ n g ) t i ế p t h ể t h ự c h i ệ n h à n h đ ộ n g m ệ n h lệnh Tuy nhiên, ở đây Zimba lựa chọn thực hiện hơn là có nghĩa vụ tuân thủ, do đó, nghĩa vụ bằng (0), thấp và lợi ích hướng đến chủ thể hơn là tiếp thể Từ đây, ta có biểu thức về giá trị biểu lực mệnh lệnh với giá trị từ (+2), biểu lực thấp qua: quyền lực cao + chi phí thấp + nghĩa vụ thấp
Mặt khác, các tham thể trong 63-65 được xác định rõ ràng, cụ thể bao gồm các vai ngữ nghĩa: chủ thể mệnh lệnh, tiếp thể mệnh lệnh và tác thể mệnh lệnh Cơ chế hoán dụ tri nhận xảy ra khi các vai nghĩa chuyển dung từ tiếp thể mệnh lệnh sang tác thể, thực hiện hành động trong kết cấu mệnh lệnh: người nghe chính là người thực hiện, có nghĩa là ý niệm tác thể được hoán dụ ý niệm từ vai tiếp thể mệnh lệnh Phân tích tham thể tương tự cũng xảy ra trong ngữ liệu 66 dưới đây, tuy nhiên, giá trị các tham tố biểu lực có sự thayđổi:
66 Ambassador Hardy A: Dana Evans (anchorwoman who is meeting an ambassador in Russia) He rose -Be carefulwhile you’re here, Miss Evans There’s a lot of crime on the streets (Đại sứ Hardy A: Dana Evans (người dẫn chương trìnhđang gặp đại sứ ở Nga) Anh ấy đã đứng dậy -Hãy cẩn thận khi ở đây, cô Evans ạ Có rất nhiều tội phạm trên đườngphố.)
282Với ngữ liệu 66, rõ ràng Đại sứ Hardy có vị thế cao hơn Dana Evans, là người dẫn chương trình đang gặp đại sứ ở Nga:
Quyền lực ở đây được hiểu là cao (+2), đồng thời chi phí để biểu đạt quyền lực lại không cao, hoặc có thể thấy là thấp qua ý nghĩa như là một lời khuyên, do đó, chi phí có trị số bằng (0) Tuy nhiên, với tiếp thể, điều này trở thành một quy định cần tuân thủ nghiêm ngặt (vì có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng về mặt tri nhận): việc tuân thủ mệnh lệnh mang tính nghĩa vụ bắt buộc được đánh giá ở trị số cao (+2) ngoài ra, tham tố lợi ích hướng đến cả chủ thể lẫn tiếp thể (vừa là tác thể - hành động chung) nên có trị số (+2) rất cao, và với tổng số từ (+4) thể hiện biểu lực cao, kết cấu mệnh lệnh được biểu diễn nhưsau: quyền lực cao + chi phí thấp + nghĩa vụ cao
Đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh gián tiếptiếngAnh
mẫukết cấu mệnh lệnh gián tiếp trong tiếng Anh sự kiện 1 cảnh huống tại lời
Tiếp thể YOU thực hiện mệnh lệnh
Chi phí thấp + nghĩavụthấp Chi phí cao + nghĩavụthấp Tuỳ chọn lịch sự caoMức độ thao túng thấp sự kiện 2 cảnh huống giả định
=========> biểu lực mệnhlệnh(force exertion)Phi quákhứ
Tình huống giao tiếp mang tínhquy ước xã hội về văn minh, thanh lịch cao; vị thế thấp hơn hoặc ngangbằng + mức độ lịch sự cao+lợi ích cao
Tình huống giao tiếp mangtính quy ước xã hội về văn minh, thanh lịch cao; vị thế cao hoăn hoặcngang bằng + thể diện cao +lợi ích thấp
Và, mô tả hai kết cấu mệnh lệnh trực tiếp và kết cấu mệnh lệnh gián tiếp như sau:
Bảng 2.2.3.3b Khu biệt giữa kết cấu mệnh lệnh trực tiếp với mệnh lệnh gián tiếp
Kết cấu Mệnh lệnh trực tiếp Mệnh lệnh gián tiếp
Biểu lực Quyền lực cao
Chi phí thấp + nghĩa vụ cao
Quyền lực không cao Chi phí thấp + nghĩa vụ thấpChi phí cao + nghĩa vụ thấp Tham thể Chủ thể = tiếp thể = tác thể Tiếp thể = tác thể
Ngữ nghĩa,ngữ dụng tri nhận chủ thể tiếp thể chủ thể tiếp thể
-tình huốngkhẩn nguy -mức độ thaotúng cao -quyền lực cao
-mất thể diệncao -vị thế thấp
-vị thế cao hơn -vị thế thấp hơn -vị thế ngangbằng
-vị thế cao hơn -vị thế thấp hơn -vị thế ngangbằng
Cú pháp kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh trong ngữ phápTrinhận
Kết cấu bị động trong kết cấumệnhlệnh
Langacker [92, 93] cho rằng hành ngôn bao gồm các phương án được lựa chọn phù hợp với cảnh ngôn trong đó đáng kể là sự đóng góp của các chủ thể tham gia giao tiếp có kiểm soát (chủ ý- ý thức) Hệ quả của sử dụng phương thức biểu đạt chủ động(active)hay bị động(passive)hoàn toàn tương ứng nhau ngoại trừ làm nổi bật chủ thể, tác nhân hoặc hành động: chủ đề ẩn dưới hình thức biểu đạt Bolinger [31];
Hopper và Thompson [72]; Rice [115, 116]; Langacker [88, 89, 90] đếu nhất trí với quan điểm cho rằng đặc trưng ngoại động từ(transitive)càng cao thì xu hướng bị động dụng ngôn càng tăng nhằm đề cao kết quả của hành động hoặc bị thể(patient):người chịu, nhận (bị-được) tác động của hànhvi.
Langacker [90] giải thích điển mẫu kết cấu bị động được biểu thức hoá qua 2 tiêu chí như sau: i)Chủ thể bị tác động trực tiếp bởi tác nhân mang yếu tố ngoại vi/ hoặc bên ngoài ii)Chủ thể đóng vai trò ngữ nghĩa là bị thể được biểu diễn các tham tố bao gồm: Chủ thể(Subject),Bị thể(Affectedness)và Tham thể ngẫu nhiên(Defocused participants)như mô tả trong bảng sau:
Bảng 2.4.2:Điển mẫu bị động của Langacker (1991a)
Bị động Điển mẫu Phi điển mẫu
Chủ thể Bị thể Không rõ ràng
Bị thể Hậu/ kết quả (vật lý) Không rõ ràng
Tham thể ngẫu nhiên Tác nhân Không rõ ràng
Langacker [90] cho rằng ba tham tố của điển mẫu kết cấu bị động quan hệ mật thiết và tự động lan truyền giá trị bị động theo một trật tự Bị thể hấp thụ tác động (từ bên ngoài) gây nên sự thay đổi trạng thái, tuy nhiên, điển mẫu bị động sẽ mất giá trị nếu giá trị ngẫu nhiên xảy ra cao hơn hoặc ít bị ảnh hưởng trong tình huống cụ thể, chẳng hạn như trong ngữ liệu của Langacker minh hoạ (được hiệu chỉnh phù hợp theo mục đích phân tích của luận án) sau:
79.a Trullywill be takento the jail (Trully sẽ bị bắt vào tù.)là một điển mẫu kết cấu bị động. b Tom Hankare well liked(by everyone) (Tom Hank rất được yêu thích (bởi mọingười))không đạt điển mẫu bịđộng. c The kidwas approachedby a bike (Đứa trẻ đã được tiếp cận bởi một chiếc xeđạp.)không đạt điển mẫu bịđộng.
80.a Misa,be takento the hospital by her friends (Misa, được bạn bè đưa đếnbệnhviện.) b Be helpedby him.(Được anh ấy giúpđỡ). c Be checkedover by a doctor, then you’ll be sure there’s nothing wrong
(Đượcbác sĩ kiểm tra, sau đó bạn sẽ chắc chắn rằng mọi thứ đềuổn.) d Be flatteredby what he says, it’ll make his day.(cứ kệ người ta tâng bốc nhữnggì nó nói, ngày của nómà.)
Xét 79a, là một ví dụ điển hình về kết cấu bị động, chủ ngữ ngữ pháp của kết cấu bị động (cô ấy) được chuyển đến một địa điểm cụ thể (vật lý), có nghĩa là chủ ngữlàbị thể(Patient),chịu tác động trực tiếp của hành động thông qua lực truyền từ một nguồn tác thể(Agentive)thực hiện hành động bên ngoài Ngược lại, 79b, Tom Hank are well liked (by everyone).(Tom Hank rất được yêu thích (bởi mọi người).)thể hiện trường hợp bị động không điển mẫu do chủ ngữ ngữ pháp không mang tính bị thể (không bị tác động (vật lý) cụ thể), tác thể ở đây mang tính ngẫu nhiên/ không chủ ý (là mọi người) diễn đạt ý nghĩa trải nghiệm và không có hiệu ứng đáng kể nào được tạo ra.Trong 79c, The kid was approached by a bike.(Đứa trẻ đã được -bịtiếp cận bởi một chiếc xe đạp)hoàn toàn khác với lược đồ “chủ ngữ bị tác thể trực tiếp tác động” mà có vẻ chỉ liên quan đến vị trí (hình học) giữa hai vị trí hai tham thể trong tương tác Tuy nhiên, so sánh giữa kết cấu điển mẫu mệnh lệnh với kết cấu điển mẫu bị động như được trình bày trên cho thấy sự bất tương thích giữa hai kết cấu Trong đó, vai trò ngữ nghĩa của chủ ngữ trong kết cấu mệnh lệnh và của chủ ngữ trong kết cấu bị động hoàn toàn khác nhau, kết cấu điển mẫu mệnh lệnh đòi hỏi vai nghĩa như một một tác thể thực hiện hành động mệnh lệnh, trong khi đối với kết cấu điển mẫu bị động thường là một bị thể Quan trọng hơn, tác thể và bị thể về cơ bản là hai vai ngữ nghĩa loại trừ lẫn nhau, mức độ năng động khác nhau và, theo Croft B [ 45], chủ thể bị động với trợ động từ “to be” vốn đã thống nhất hóa quan niệm về sự kiện/ hành động, mặc dù chủ thể bị động cũng có thể khác nhau về mức độ động- tính động của hành vi(the degree of dynamicity).
Xét 80a, ta thấy: Misa, be taken to the hospital by your friends.là minh hoạ tường minh của kết cấu điển mẫu mệnh lệnh với bị động, và người được đưa đến bệnh viện là một bị thể, có nghĩa rằng (về vai nghĩa trừu tượng) chủ ngữ (Misa) của hành động này phải là một bị thể Tuy nhiên, xét hình thức biểu đạt của mệnh lệnh, trường hợp này rõ ràng tiếp thể mệnh lệnh là tác thể = tiếp thể Xung đột kết cấu dẫn đến kết quả chủ thể trong 80a đóng cả hai vai nghĩa bị thể và tác thể (loại trừ lẫn nhau) dẫn đến xung đột ngay chính trong từ vựng của cả hai kết cấu, và phân tích tương tự cũng xảy ra với80b.
Tuy nhiên, với 80c và 80d, khả năng kết hợp hai kết cấu mệnh và bị động bảo đảm tính biểu đạt ngữ nghĩa Theo quan điểm giải thích từ góc nhìn ngữ dụng của Bolinger [31] và Davies, E [52], đặc tính chủ động và kiểm soát là hai trong số những tiêu chí cấu thành của nội hàm tác thể(Agent)trong việc xác định mối liên hệ nhân quả của điển mẫu mệnh lệnh Trong 80c Be checked over by a doctor, then you’ll be sure there’s nothing wrong.(Để bác sĩ kiểm tra, sau đóbạnsẽ chắc chắnrằng mọi thứ đều ổn.)chủ thể được (bị) khám, gần như thoát ly khỏi khả năng kiểm soát(controllability),nói cách khác, không có tham tố quyền lực trong mệnh lệnh và đây chính là mấu chốt xung đột với điển mẫu mệnh lệnh Tuy nhiên, Panther và Thornburg [109] thông qua cơ chế tri nhận -dưới thuật ngữ kết quả nhằm biện minh cho hành động(Result for Action)để giải thích tính khả thi của kết cấu mệnh lệnh kếthợpvớibịđộngbởilẽ,ngữcảnhbiểuthịquathôngtinbổsungtrongmệnhđề:
…thenyou’llbesurethere’snothingwrong.làmcơsởtrinhậnliêntưởng(ẩndưới chủ ngữ YOU) cho chủ thể (trong kết cấu bị động) chấp nhận trở thành vai nghĩa tác thể trong kết cấu mệnh lệnh, và nghĩa liên tưởng(construal)này gợi lên ý nghĩa hành động (sẽ) được thực hiện bởi tiếpthể.
Từ phân tích trên, kết cấu phức tạp có thể được biểu diễn qua: Go to see a doctor (so that as a result) you’ll be checked over and be sure there’s nothing wrong.(Đến bác sĩ đi (để kết quả là) bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra và chắc chắn rằngkhông có gì sai.)
Tươngtự nhưvậyvớibảnchất kết cấumệnhlệnh bịđộng trong80d.Beflatteredbywhathesays,it’ll makehisday.(Đượctâng bốc bởinhữnggìnónói,ngàycủanómà.).Mặc dù, bản thân đượctângbốckhôngphải làhànhđộngvàtrạng thái đượctângbốckhông mangýchíchủquan,nhưngýnghĩacủakết cấumệnhlệnhbịđộngnày có thểđượcmôtả lại tươngđương:-Do somethingsothatas aresult (it looks like)heisflatteredbywhathe says.(Hãylàmđiềugìđó đểkết quảlà(cóvẻ như)nóđượctângbốc bởinhữnggìnó nói)trongtínhhuốngđượcgiải thích tường minh,chủthể(ẩn) được hiểulàtác thể,hoàntoànkhông giống nhưchủ thểtrongBecalled later,là một bịthể.
Kết cấu mệnh lệnh với kết cấuhoànthành
Rất nhiều nhà nghiên cứu ngữ pháp, trong đó tiêu biểu có Lees [97]; Akmajian [22] đã đưa nguyên tắc cấm sử dụng động từ hoàn thành (perfect verbs) trong mệnh lệnh Tuy nhiên, Bolinger [31] và Davies, E [52] đưa ra các ví dụ chứng minh rằng nguyên tắc này vẫn để ngỏ khoảng trống như trong các ngữ liệu minh hoạsau:
81a Dohave checkedthe facts before you start accusing the people (Hãy kiểm trasự thật trước khi bạn bắt đầu buộc tội mọi người.) b For heaven’s sakehave preparedthe thing in advance - an impromptu performance just won’t work (Vì Chúa, hãy chuẩn bị mọi thứ từ trước - một màntrình diễn ngẫu hứng sẽ không hiệu quả.)
Examples from Davies, E [52]82a Please, dohave madethat call by six o’clock (Làm ơn, hãy thực hiện cuộc gọiđó trước sáu giờ.) b Please, dohave madethe effort at least once! (Làm ơn, hãy nỗ lực ít nhất mộtlần!) c Dohave givensome thought to the question, once you’ve decided to discuss it.
(Bạn đã suy nghĩ một chút về câu hỏi sau khi bạn quyết định thảo luận về nó.)
Bolinger [31] lập luận rằng, các hình thức Please và DO NOT xuất hiện với tần suất cao trong vai trò cải thiện khả năng chấp nhận đối với kết cấu mệnh lệnh có kết cấu động từ hoàn thành và chỉ ra hạn chế (nếu có), thường liên quan đến trọng âm hơn độ trễ của chuỗi phát ngôn (do cần thời gian để phát nhiều âm hơn), vì mệnh lệnh thể hiện biểu lực (liên quan đến âm thanh lời nói) trong mục đích biểu đạt thái độ của chủ thể Về khía cạnh cú pháp, trong 81 và 82 thể hiện kết cấu mệnh lệnh với động từ hoàn thành(Perfect verb)được phân tích bao gồm nhưsau: a.Kết cấu mệnh lệnh -Imperativeconstruction; b Kết cấu ngoại động từ -Transitive construction;và c.Kết cấu nguyên mẫu hoàn thành -Perfective infinitiveconstruction.
Giả sử a tương thích với b, b tương thích với c, liệu có bất kỳ xung đột tiềm ẩn xảy ra giữa a với c? Theo Smith [129], ý nghĩa hoàn thành là định vị một tình huống trước thời gian tham chiếu, có giá trị ổn định; và gán cho chủ thể một đặc tính dựa trên sự tham gia vào tình huống trước đó Từ quan điểm này, dẫn đến việc logic suy luận đặc điểm ngữ nghĩa của động từ hoàn thành như là phương tiện nhằm quy chiếu một sự kiện xảy ra tại một thời điểm trước thời điểm phátngôn.
Tóm lại, trong tương tác hội thoại, các tham thể khi tiếp nhận mệnh lệnh có yếu tố hoàn thành, sẽ có xu hướng tri nhận thời gian (qua yếu tố liên tưởng hình thức hoàn thành của động từ), tiếp thể mệnh lệnh được khuyên nên bắt đầu và hoàn thành hành động chuẩn bị- không phải trước mà SAU lời phát ngôn, đó là một quan niệm phù hợp với mệnh lệnh Áp dụng cho các ví dụ của Bolinger trong 82, hiệu ứng tương tự của các kết cấu cụm từ và/ hoặc kết cấu mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian có vai trò như phương tiện chuyển tải ý nghĩa liên tưởng trong mục đích cải thiện (tăng cao) khả năng chấp nhận mệnh lệnh Và với phân tích trên, tính không khả dụng của các kết cấu có thể được quy kết do sự không tương thích (về yếu tố liên tưởng) giữa kết cấu nguyên thể hoàn thành mang hình thức biểu đạt liên tưởng thời gian không rõ ràng với cấu trúc mệnh lệnh, vì vậy, khả năng chấp nhận mệnh lệnh được cải thiện (nâng cao hiệu lực mệnh lệnh) trong 81 và 82 có thể được giải thích như một biến thể của kết cấu động từ nguyên thể hoàn thành so với nghĩa chínhtắc.
Kết cấu mệnh lệnh với kết cấutiếp diễn
Kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh với các động từ tiếp diễn có tần suất xuất hiện thấp, theo Davies, E [52] mô tả, không mang tính khó hiểu như những kết cấu mệnh lệnh với các động từ hoàn thành và, không khó để tạo nên những bối cảnh thích hợp trong đó các mệnh lệnh tiếp diễn được sử dụng như sau, minh hoạ của Davies, E
83a.Be waitingon the corner at six (Hãy đợi ở góc phố lúc sáu giờ.) b.Be workinghard when she comes in - then she will be impressed (Hãy làm việcchăm chỉ khi cô ấy bước vào - rồi cô ấy sẽ ấn tượng.) c Don’tbe messingabout when the bell rings (Đừng lộn xộn khi chuông reo.) Declerck [53]; Langacker [90]; Smith [129] đều chỉ ra hình thức tiếp diễn/ diễn tiến trong tiếng Anh tập trung vào một đoạn/ khoảng thời gian hoặc đề cập đến quá trình của sự tình hơn là biểu đạt tính trạng thái Nghiên cứu của Langacker [89, 90, 91] trong ngữ pháp tri nhận cho rằng hình thức của kết cấu BE +V-ING nhằm chuyển đổi quá trình thành mối quan hệ phi thời gian Hay nói cách khác, nội dung ngữ nghĩa của động từ diễn tiến là quy chiếu một khoảng thời gian của một tình huống động kéo dài không bị giới hạn về mặt thời gian.
Có thể nhận thấy trong 83, các kết cấu diễn tiến không gây xung đột với ý nghĩa của mệnh lệnh và tính động (của động từ), như Smith [129] chỉ ra cũng cho thấy sự tương thích với kết cấu mệnh lệnh Theo Talmy [133], ở một số ngôn ngữ, một vài phương tiện ngôn ngữ có vai trò ràng buộc các thông tin/ khái niệm của các thông tin/ khái niệm rời rạc, chẳng như trong: Be waiting on the corner at six (Hãyđợi ở góc phố lúc sáu giờ.), trạng từ ở sáu giới hạn thời gian hoạt động kéo dài của tiếp thể với “be wating”, cụm giới từ ở góc phố cũng giới hạn sự kiện về mặt không gian vật lý, nếu không muốn nói là về mặt thời gian Tương tự như vậy, sự xuất hiện của hai mệnh đề trong: Be working hard when she comes in - then she will be impressed (Hãy làm việc chăm chỉ khi cô ấy bước vào - rồi cô ấy sẽ ấn tượng.), khi cô ấy bước vào và khi chuông reo, đều thể hiện vai trò dùng để ràng buộc các sự kiện không bị ràng buộc vào những thời điểm cụ thể về thời gian tiềm ẩn trong tươnglai. Điều này phù hợp với kết cấu ngữ nghĩa mệnh lệnh khi bàn về biểu lực của chủ thể và hành động tiếp theo của tiếp thể kết hợp với nhau để tạo thành một chuỗi hành động Tuy nhiên, trong ngữ liệu minh hoạ dưới đây (minh hoạ của Davies, E
[52] đã được hiệu chỉnh), phân tích về kết cấu mệnh lệnh với diễn tiến dường như không đạt hiệu quả về mặt biểu đạt ý nghĩa:
84a.Be workinghard when you feel like it (Hãy làm việc chăm chỉ khi bạn cảmthấy thích nó.) b.Be waitingon the corner someday/in the future (Hãy chờ đợi ở góc phố vào mộtngày nào đó/trong tương lai.) c You want to see Professor Gates? That’s easy.Be watchingthe door, his class finishes at 10 (Bạn muốn gặp giáo sư Gates? Điều đó thật dễ dàng Hãy canh cửa,lớp học của anh ấy kết thúc lúc 10 giờ.).
Các trạng ngữ chỉ thời gian trong 84a, 84b mang tính mơ hồ hoặc khó để nhận biết làm gia tăng mức độ bất khả thi trong biểu đạt độ tính mệnh lệnh Tường minh hơn, cần phải nhấn mạnh rằng không phải bấtkỳtrạng từ chỉ thời gian nào cũng có thể thực hiện hiệu quả gia tăng sự tương thích của kết cấu mệnh lệnh với kết cấu diễn tiến ngoại trừ việc bổ sung các thao tác như lập luận Talmy [133] qua những phương tiện ngôn ngữ nhằm, như trong 84c, ràng buộc hành động của tiếp thể cùng với ngụ ý tham chiếu trong tương lai như trong: You want to see Professor Gates? That’s easy Be watching the door, his class finishes at 10 (Bạn muốn gặpgiáo sư Gates? Điều đó thật dễ dàng Hãy canh cửa, lớp học của ông ấy kết thúc lúc 10 giờ.ở các kết cấu mệnh đề trước vàsau.)
2.3.5 T U ̛ O ̛ N g hợp giữa các kết cấu không phổ biến trong kết cấu mệnhlệnh
Kết cấu mệnh lệnh điều kiện là những câu phức trong đó kết cấu mệnh đề thứ nhất là mệnh lệnh, kết cấu mênh đề thứ 2 là trần thuật qua liên từ OR, như trong: Be carefuloryou’ll lose your bag.(Hãy cẩn thận nếu không bạn sẽ bị mấttúi.)Với những kết cấu phức tạp như trên, phân tích của chúng tôi tập trung vào 2 khía cạnh,gồm: i)Phạm trù “điều kiện” và “mệnh lệnh” được xem xét trong mối liên hệ hình thức - nội dung, mà Davies, E [52]; Clark, B [40]; Dancygier và Sweetser [51]; hoặc Fortuin và Boogaart [60] nhận định không giống như hầu hết những người đi trước trong cả ngữ pháp ngữ dụng và ngữ pháp nhận thức truyền thống;và ii)Phân tích yếu tố biểu lực trong mệnh lệnh nhằm đánh giá yếu tố mệnh lệnh có điều kiện phần nào bị hạn chế hơn so với giảđịnh.
Xét các phân tích qua ngữ liệu sau:
85 (Am an iswarning o r intimidatingananchorwomanwhoi s investigating th e deaths of a celebrity and his family) -Let me give you some advice Don’t go looking for trouble,oryou’re going to find it That’s a promise.(Một người đànông đang cảnh báo hoặc đe dọa một nữ phát thanh viên cố tìm hiểu cái chết của một người nổi tiếng và gia đình anh ta -Hãy để tao cho mày một lời khuyên Đừng gây rắc rối, quả báo đến nhanh lắm Tao hứa chắcluôn.)
The Sky is falling - p.62Trong ngữ liệu85, chủthể chọn kếtcấumệnh lệnhvới ORđểtruyền đạtcho tiếp thểmongmuốn caođộcủamình rằngcôấy(phải)ngừng điều trathêmvàđồng thờiápđặtnghĩavụmạnhmẽđốivớingườinhậnnàyphảituântheo“lờikhuyên”đó.
Culicover [50]; Davies, E [52]; Clark, B [40] đều đồng ý với quan điểm mệnh lệnh có điều kiện với OR là mệnh lệnh chuẩn tắc, do đó, kết cấu này chia sẻ hầu hết các đặc điểm của mệnh lệnh chứ không phải mệnh lệnh có điều kiện hoặc kết cấu mệnh lệnh có chức năng biểu đạt mệnh lệnh như mệnh lệnh thông thường mặc dù Dancygier và Sweetser [51] thấy rằng, thậm chí hiệu quả hơn mệnh lệnh điều kiện với AND, mệnh lệnh điều kiện với OR dường như tập trung vào biểu chức và biểu lực mệnh lệnh Tiếp tục xem xét ngữ liệu sau, tathấy:
86 A young woman warns an obnoxious man, who is sexually harassing her – (You) touch here again,andI’ll kill you (Một phụ nữ trẻ cảnh báo một người đànông đáng ghét, đang quấy rối tình dục cô -chạm vào một lần nữa, tao sẽ giếtmày.)
Một cách tường quan, các mệnh lệnh trong 85 và 86 tạo biểu lực rất cao, thể hiện bằng sự xuất hiện của các dấu hiệu thái độ nhấn mạnh (qua ngữ âm-ngữ cảnh).
Biểu lực có thể được đo lường bằng kết quả các trị số được gán cho sáu tham tố: mong muốn, khả năng, quyền lực, chi phí, lợi ích, và nghĩa vụ với giá trị (+) tối đa trị số đo được Nghĩa là, chủ thể phát ngôn coi hành động mệnh lệnh là biểu đạt mong muốn (cao) ngăn chặn hành vi xấu, do đó có giá trị (+2), tiếp thể có khả năng thực hiện hành vi xấu (+1) trong khả năng, vị thế xã hội của tham thể tương đồng (tức là [0]~[+1] trong quyền lực/ vị thế (do không có yếu tố nào thể hiện họ có quan hệ xã hội, nghề nghiệp hoặc các quan hệ khác được đề cập đến), và hành động liên quan đến một số chi phí cho tiếp thể, một số lợi ích cho chủ thể và/hoặc tiếp thể, và một số nghĩa vụ đối với tiếp thể để tuân thủ (tức là [+1] ~[+2] về chi phí, lợi ích và nghĩa vụ).
Kếthợplại vớinhau,tổng trịsốsẽnằm trongkhoảngtừ[+6]đến[+10],cónghĩalà cácmệnh lệnh trong85 và86nằmởvị trí caonhấttrongthangđocủabiểu lực.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, trong tiếng Anh, một nhóm động từ cụ thể có kết cấu với tân ngữ thứ nhất chặt chẽ về mặt cú pháp, thống nhất về ý nghĩa thực hiện chức năng và biểu đạt, được coi là điển mẫu mệnh lệnh trực tiếp trong giao tiếp hội thoại Những động từ mệnh lệnh phổ biến (thường gặp nhất) trong tiếng Anh, gồm: let’s, tell, look, get… và nhóm ít phổ biến.
Các phân tích đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng trong mô hình tri nhận ý tưởng hoá (ICM) theo quan điểm Ngôn ngữ học Tri nhận, và qua lược đồ, điển mẫu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh đã chứng minh, giải thích mối liên hệ biện chứng nổi trội ba tham tố: CHI PHÍ, VỊ THẾ và LỢI ÍCH trong biểu lực mệnh lệnh Đồng thời, các phân tích qua lược đồ, điển mẫu kết cấu mệnh lệnh giải đáp sự khu biệt cũng như biểu thức hoá sự khác nhau về đặc điểm tri nhận giữa kết cấu mệnh lệnh trực tiếp và kết cấu mệnh lệnh gián tiếp tiếng Anh qua: tính khẩn cấp - hoàn cảnh thức đẩy nảy sinh mệnh lệnh và LỢI ÍCH của tiếp thể đều không phù hợp/ hiệu quả đối với việc sử dụng mệnh lệnh trực tiếp Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc sử dụng kết cấu mệnh lệnh trực tiếp không phải lúc nào cũng mang lại hiệu ứng tiêu cực về sự bất lịch sự như giả định ngay cả khi hành động mệnh lệnh chủ yếu mang lại lợi ích cho chủ thể (hơn là tiếp thể) Các đặc trưng tri nhận được chứng minh trong nghiên cứu về tham tố CHI PHÍ và NGHĨA VỤ của tiêu chí biểu lực tri nhận đóng vai trò căn yếu để xác định sự lựa chọn các phương tiện diễn ngôn khác nhau có ý nghĩa biểu thị mệnh lệnh Việc sử dụng kết cấu mệnh lệnh trực tiếp (vì lợi ích của chủ thể) ít thường xuyên nhất khi hành động được yêu cầu đồng thời liên quan đến CHI PHÍ cao và NGHĨA VỤ thấp, trong khi ngược lại, kết cấu mệnh lệnh gián tiếp được chứng minh mang lại hiệu quả, đặc biệt nhất, khi hai tham tố này cùng xuấthiện.
Từ góc độ lý thuyết ngữ pháp Kết cấu/ Tri nhận, các phân tích, mô tả và chứng minh trong nghiên cứu chỉ ra các khả năng tương thích kết cấu mệnh lệnh: i,Kết cấu mệnh lệnh với động từ bị động; ii.Kêt cấu mệnh mệnh với động từ hoàn thành;và, iii.Kết cấu mệnh lệnh điều kiện với AND và OR trong tiếng Anh.
Trong đó, sự không tương tích thường dẫn đến kết quả gây xung đột giữa cáckết cấu thành phần và sự tương thích đạt được nhờ sự diễn giải tương hợp về ý niệm(conceptual harmony).Tường minh hơn, bản thân kết cấu bị động không mâu thuẫn với kết cấu mệnh lệnh về mặt cú pháp mà trên cơ sở ý niệm liên tưởng xung đột xảy ra giữa các biểu thức điển dạng Nói cách khác, kết cấu mệnh lệnh bị động được chấp nhận khi kết cấu mệnh lệnh hoặc bị động, hoặc cả hai, được thoái triệt khỏi điển dạng theo cách nàyhaycách khác thông qua cơ chế cơ chế chuyển hoá ý niệm, chính là hoán dụ tri nhận Hơn nữa, nghiên cứu nhận thấy tính hợp lý khi phân tích, mô tả một số minh hoạ về ý nghĩa mệnh lệnh bị động có thể được giải thích qua cơ chế tri hoán dụ nhận theo lý thuyết “Kết quả biện minh cho hành động” Bên cạnh đó, sự không (hoặc hạn chế) tương thích của kết cấu mệnh lệnh trong tiếng Anh với động từ (ở) hoàn thành xảy ra do xung đột về nghĩa liên tưởng với mốc thời gian sự kiện được quy chiếu tại một thời điểm trước thời điểm phát ngôn Tuy nhiên, các minh hoạ để chứng minh, giải thích logic về độ lệch chuẩn về ngữ nghĩa, điềunàyđược coi như động lực chuyển nghĩa dụng ngôn tạo ra nét biến nghĩa do cơ chế hoán dụ/ liên tưởng của (ý nghĩa) hoàn thành trong tham chiếu thời gian sang một thời điểm nào đó trong tươnglai.
Dữliệu
KếtcấumệnhlệnhViệtngữđượcchúngtôithốngkêvàtríchxuấtqua5tác phẩmvănhọcViệtNam,baogồm: Sauđêmbố rápcủatácgiảBìnhNguyênLộc,Trạiho ađỏcủanhàvănDiLinh,TuổithơdữdộicủaPhùngQuán,Nhữngngàybuồncủanhàvă nHoàngĐìnhQuangvàTrênmáinhà NGU ̛ờiphụnữcủatácgiảDạNgântrongmốiquan hệtươngđồngvềkh ôn ggian,thờigian với5tácphẩm vănhọc,điệnảnhtiếngAnh.Bỏquasựkhácbiệtvềthểchếchínhtrịvàxãhội, cũngnhưvănhoágiữahaiquốcgiaViệt-Anh,chúngtôichỉtậptrungvàonhững tácphẩmvănhọc,đ iệnảnhcó ngônl iệuv àb ối cảnhx ãhộidẫnđ ến cảnhh uống giaotiếpnảysinhmệnhlệnhcócáctiêuchítươngứng(ởmứcđộngônngữ)nhưsau:
Sauđêmbốráp TU ̛ O ̛ N gđồngvớiTheGodfather:Đ ềtàixoayquanhcácnhânvật trongmôitrườngliênquanđếncáchoạtđộngphipháp,băngđảngngoàivòngphápluậttrong nhữngnăm1960.
Trạihoađỏ TU ̛ O ̛ NG đồngvớiTheSkyisfallinglà haitiểuthuyếtmangmàusắckinhdịvớinhữngtì nhtiếtdẫndắtđộcgiảđitừbấtngờnàyđếnbấtngờkháctrướckhi nhậnr asự thậtcu ố i cùngvàc ù n g đ ượcsángt áctr ongg iaiđoạnthếg iớic h uyểnmìnhtừthế kỷ20sangthếkỷ21.
Tuổithơdữdội TU ̛ O ̛ NG đồngvớiTheLionKing,đ âylàhaitácphẩmđiệnảnhkhắc hoạthànhcôngcácchuyểnbiếntâmlýtừngâythơđếntrưởngthànhởcáctuyến nhânvật.Ngoàira,nhómkhángiảcóbiênđộtrảirộngtừtrẻemđếnngườilớntuổiđềuưathíchvàhâ mmộvớinhữnghànhđộngdũngcảm,tinhthầnlạcquanvà nhữngnéthồnnhiênngâythơcủanhữngnhânvậtlàthiếunhi,thiếuniênbấtchấp nhữngbiếnđộngxãhộilâmnguy,thậmchíảnhhưởngđếntínhmạng.Dođó,các hội thoại gắn liền với phát triển tâm sinh lý ngôn ngữ lứa tuổi, và thể hiện được các hành động ngôn từ biểu thị mong muốn, cầu khiến phù hợp tâm sinh lý và cũng như mong muốn của lứa tuổi qua giao tiếp hội thoại.
Nhữngngàybuồn TU ̛ O ̛ngđồngvớiThegeneral’sdaughterđều cùngthờigiansangtáctrong nhữngnăm1980,bỏquasựkhácbiệtvềquanđiểmchínhtrị,haitácphẩm phảnánhhiệnthựcvềnhữnglỗihệthốngmàconngườicóvaitrònhưnhữngchitiếtphụt ùngtronghệthốngđó.
Trênmáinhà NGU ̛ờiphụnữ TU ̛ O ̛ngđồngvớiMalice ,NhàvănDạNgânvàDanielleSteelđãkhắc hoạthànhcônghìnhảnhngườiphụnữđơnđộctrướcsónggiócuộcđờivàđưaratuyênngô nvềtinhthầnđộclập,tựlực,tựcườngbấtchậpmọikhó khăntrongcuộcsốngđểvươnlêndùởbấtkỳhoàncảnhnào.
Cũng như 5 tác phẩm văn học, điện ảnh đại diện cho văn hoá đại chúng AnhMỹ, 5 tác phẩm văn học, điện ảnh Việt Nam được lựa chọn sử dụng văn ngôn mang tính đại chúng trải đều từ bắc, trung, nam và đều là những tác phẩm nổi tiếng đạt được các giải thưởng văn học như: Những ngày buồn của Hoàng Đình Quang, Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, hoặc các tác giả được độc giả đương đại ưa thích như Di Linh,Dạ Ngân, v.v.
Kết cấu cầu khiến và kết cấu hành động ngôn từ cầu khiếntiếngViệt
Quan điểm về lựcngôn trung
Theo các cách tiếp cận truyền thống, vị từ (động từ) được các nhà nghiên cứuViệtngữ phân chia, xếp loại tương đối trùng khít về nội hàm định nghĩa, tuy nhiên vẫn để lại dấu ấn cá nhân trong mỗi quan điểm Về cơ bản, việc phân xếp vị từ (độngtừ) trong các cách tiếp cận này có những đặc điểm như sau: i)Sự khác biệt về tiêu chí phân nhóm tiểu loại vị từ (độngtừ); ii)Quanđiểm khác biệtgiữanội hàm của vị từ(độngtừ)trongcầukhiến/ gâykhiến/tìnhtháicầukhiến,thậmchíphủnhậnsựcómặtcủavịtừ(độngtừ)cầukhiếntrongtiếng Việthoặckhôngđềcaogiátrịngữpháp,ngữnghĩacủavịtừ(độngtừ)cầukhiến.
Lyons[99] nhận xét, bên cạnh vị từ (động từ) ngôn hành có chức năng như phương tiện chỉ dấu biểu lực ngôn hành cơ bản, còn có một tập hợp các phương tiện (tiểu từ) tình thái, các tổ chức ngôn ngữ đặc thù về cả cú trúc thậm chí là ngữ điệu để biểu đạt mức độ biểu lực - lực ngôn trung Nhưvây,vị từ (động từ) ngôn hành, một cách tường minh nhất, đóng vai trò nòng cốt, diễn đạt hành động được thể hiện bằng lời và làm hạt nhân cho câu ngôn hành như phân tích các ngữ liệu minh hoạ sauđây:
87a Ở đây, trưởng phòng tổ chức thay mặt giám đốc, tuyên bố những người này được phép đi tìm việc trong nội bộ công ty. b Vậy hả? Thì em sẽ đợi anh chớ có gì - Cảm ơn em.
Sau đêm bố ráp -trang126
Trong 87a và 87b, hai kết cấu hành động ngôn từ tuyên bố và cảm ơn dựa vào lực ngôn trung qua nghĩa của hai vị từ (động từ) tuyên bố và cảm ơn, và như đã bàn luận ở trên,chính là kết cấu tuyên bố và kết cấu cảm ơn Nhưvậy,đặc trưng nhận diện chỉ dấu lực ngôn trung (biểu lực) trong một kết cấu hành động ngôn từ nằm ở vị từ/ động từ ngôn hành, đồng thời nhờ vào yếu tố này để phân biệt hành động ngôn từ cụ thể là kết cấu mệnh lệnh hay kết cấu khuyên bảo, sai khiến, van nài,v.v.Với lập luậnnày,kết cấu cầu khiến sẽ có những vị từ/ động từ cầu khiến được chỉ định là cốt lõi của phát ngôn,thông qua cảnh huống ngôn từ (có yếu tố thao túng mức độ lịch sự đến các tham thể trong tương tác giao tiếp), càng có xu hướng trở thành điển hình cho kết cấu cầu khiến như ra lệnh, yêu cầu, đề nghị như trong ngữ liệu minh hoạ dướiđây:
88a -Tôiđề nghịcông ty đứng ra lo liệu toàn bộ đám tang cho anh Tư B và giúp đỡ một phần cho giađình.
Những ngày buồn -trang 3 b -Tôiđang yêu cầuông nói cho tôi biết ông đã đi đâu ([I'm ordering you to tell me where you have been.)
Ngữ liệu trích dẫn từhttp://www.opensubtitles.orgTrong 88a, vị từ đề nghị thoả mãn điều kiện làm cốt lõi của câu và không có sự kết hợp với các phụ từ chỉ thời gian, biểu đạt một đề nghị/ mệnh lệnh đến tiếp thể và trong bối cảnh giao tiếp (có thể đo trị số tham tố biểu lực ngôn trung để xác định điển mẫu/ nguyên mẫu mệnh lệnh) cụ thể sẽ có ý nghĩa như một hành động mệnh lệnh hơn là hành động đề nghị (được phân tích trong các phầnsau).
Tuy nhiên, với 88b, phụ từ đang diễn tả hành vi có tiền giả định đã xảy ra, do đó ý nghĩa hành động đề nghị không được bảo toàn, thay vào đó, được hiểu như mộthànhđộngnhắc nhở.Kết quả thu được là vị từhànhđộngkhôngcòn khả năng biểuđạt nghĩa chínhtắc của hành động cầukhiến,nóicách khác, khôngphảilàvị từ(độngtừ)hànhngôn (vềmặtchứcnăng),vậyphát ngôntrong88bcóthểđược diễnđạt lạinhư sau,tôinhắclạihoặcnóilại,giảithích(choanhhiểulà)tôiđãyêucầu…
Tương tự, biểu thị (nghĩa) lực ngôn trung của các vị từ (động từ) hành ngôn bị triệt tiêu khi kết hợp với các tình thái từ chỉ sự tiếp thụ bị (được) làm rõ qua phân tích trong các ngữ liệu sau:
89a -Chú thím Mườimờiăn một bụng sầu riêng, lo lo là.
Những ngày buồn -trang 31 b John Sculley ĐU ̛ợc mờivề Apple vì 2 lýdo.
Ngữ liệu trích dẫn từ https://opus.nlpl.eu/CCMatrix-v1.php c -Thôi nhé,cấmkhông được lo nghĩ gì nữađấy.
Những ngày buồn -trang 50 d Thường dânbị cấmvào thành phố….
Ngữ liệu trích dẫn từ https://opus.nlpl.eu/CCMatrix- v1.phphành động ngôn từ mời và cấm trong 89a và 89c được định danh qua chức năng biểu lực ngôn trung của vị từ (động từ) hành ngôn mời và cấm (thực hiện bởi chủ thể phát ngôn), tuy nhiên, tiểu từ tình thái bị (được) trong 89b và 89d, chủ thể phát ngôn không còn vai trò do sự chuyển dịch vai nghĩa trong bị động do đó, ý nghĩa củahànhđộngngôntừthoátlybảnchấtvốncóvàchuyểnsangtrạngtháiđổivai. Điều này xảy ra không mang tính bản chất của vị từ (động từ) mà do sự kết hợp tạo thành của tiểu từ bị (được) để thay đổi nghĩa chính tắc của vị từ (động từ) hành động, dẫn đến sự chuyển hoá vai nghĩa của chủ thể phát ngôn.
Tườngminhhơn,mộtvàicấutrúckhôngtươngthíchgâyxungđộtngữ nghĩaởvịtừ(độngtừ)hànhngôntạorahệquảcủaviệcthoáitriệtchứcnănghành ngônởchínhvịtừ.Và,rõràng,sựthayđổichứcnăngởđâylệthuộcvàocácphụtố cóýnghĩaliênnhânnhằmthayđổivịthếchủthểcủathamthểtrongtuơngtácgiaotiếp:tướcquyề nlựccủachủthể(cósựtácđộngcủayếutốkháchquannhưvịthế giaotiếphoặccảnhhuốnggiaotiếpgiữacơquancôngquyềnvớicôngdânnhưtrongtiềngiảđịnhc ủa88hoặc89chẳnghạn).Sosánhcấutrúcngữnghĩavàvainghĩacủa89avớicâuđượcviếtlạibiểu đạtsựtriệtthoáiquyềncủachủthểdẫnđếnmấtđichứcnăngcủavịtừ(độngtừ)hànhngôn(đốivớic hủthể):Chúthímmờichúngtôiănsầuriêng.và(Bố/mẹ/anhA/ chịB)cấmtôigặpnó.Cácbiệnluậntươngtựvềngữnghĩacũngphùhợpkhicósựxuấthiệntiểutừ mangnghĩaphủđịnhhoặchàmýphủđịnh,hoặcdiễnđạtdựđịnh,dựtínhnhư:không,ch U ̛a,chẳn ghoặctoan,suýt,thiếuchútnữa định… v.v.kếthợpvớivịtừ(độngtừ)hànhngôn.Đểlàmsángtỏhơnnhữngluậnđiểmnày,chúngtôiđưar athêmmộtvàiphântíchtrongminhhoạcủacácngữliệusau:
90a Tôi quay lại, là muốnnhờcậu giúp chút việc.
Ngữ liệu trích dẫn từ https://opus.nlpl.eu/CCMatrix-v1.php b Ừ, em ngồi xuốngđây.Gà chuẩn bị được rồi - Emđịnhnói chuyệnnày.
Trại hoa đỏ -trang 94 c -Đâu có Cháunhờthằng bạn nó nói hộ với ông anh bà con làm trạm trưởng, trạm xuất khẩu ván sàn Cháu làm gì có tiềnmàchi cho ngườita.
Những ngày buồn -trang 108 d -Tôichẳng/ toan/ suýtnhờ cậu bẩmquan
Ngữ liệu trong 90b,c,d không còn ý nghĩa cầu khiến so với 90a do các kết hợp giữa tiểu từ với vị từ (động từ) hành ngôn làm triệt thoái ý chí, mong muốn cầu khiến(biểu thị tình thái đạo nghĩa) Bên cạnh đó, những vị từ/ động từ tình thái đặc trưng cầu khiến: hãy, đừng, chớ được coi là phụ từ (hư từ) không có chức năng sở chỉ, chỉ có chức năng dẫn xuất, sở biểu về tình thái, cũng gây xung đột về cầu khiến trong vị trí đứng trước vị từ (động từ) hành ngôn cầu khiến, như:
91a Thưa anh Tư, thưa anh chị Phan, cũng đã tới bữa chiều rồi,mờianh chị Phan cùng anh Tư dùng tạm bữa cơm rau dưa, tiện thể coi là đặc sản địa phương…
Những ngày buồn - trang71Ngữ liệu91a thểhiệnkếtcấu mời qua ngữvimờianh chịPhan cùnganh Tư…vàđâylà một kết cấu cầu khiến điển hình tỉnh lược chủ ngữ qua lực ngôn trung là vị từ/ động từ ngôn hànhmời Tuy nhiên, các kiểu kết hợp thử nghiệm như trong: b.Hãymời anh chị Phan cùng anhTư c.Chớmời anh chị Phan cùng anhTư d.Đừngmời anh chị Phan cùng anhTư… chothấy,các ngôn liệu trong 91b, c, và d không xuất hiện trong ngữ dụng cầu khiến tiếngViệtdo sự triệt tiêu nghĩa của vị từ/ động từ ngôn hành và sự xung đột về kết cấu giữa hai kiểu loại: vị từ/ động từhãy,đừng, chớ kết hợp với chủ ngữ ngôi thứ hai như trong (anh chị Phan cùng anh Tư) cậu, em,mày,chúngmày hãy,chớ, đừng…; ngược lại, vị từ/ động từ ngôn hành mời kết hợp chỉ được phép đi với chủ ngữ chỉ chủ thể ngôi thứ nhất mới bảo đảm khả năng biểu đạt cầu khiến của vị từ/ động từ hành ngôn. Điều này hoàn toàn trái ngược với sự xuất hiện của phụ từ xin (được Cao Xuân Hạo gán với thuật ngữ tác tử) trước vị từ/ động từ ngôn hành như một điều biến làm tăng giảm mức độ lực ngôn trung của phát ngôn cầu khiến, phụ từ xin có chức năng điều biến mức độ gây ảnh hưởng thể diện và như một phương tiện hỗ trợ giúp cho lời nói trở nên trang trọng, biểu đạt sự khiêm nhường, tôn trọng đến tiếp thể trong những hành động ngôn từ và có vị từ/ động từ ngôn hành tương ứng như mời, nhờ, hỏi,v.v.,chẳnghạn:
92 Không được Bây giờ thì ông bạn ngồi xuốngđây.Bỏ nạng ra, thế Tạm quên nó đi, làm một chầu cho say đã.Nào xin mời!…
Những ngày buồn -trang 48Trong 92, diễn ngônNào xin mời!thể hiện lịch sự và tôn trọng của chủ thể đến tiếp thể Nhưng trong ngữ liệu sau:
93 Lạy các ông, nhà tôi nghèo lắm không có tiền bạc gì hết,xincác ông đi kiếm ăn nơikhác.
Sau đêm bố ráp - trang10phụ từ/ tác tửxintrong các ngữ liệu có vai trò như điều biến giảm thao túng thể diện hướng đến tiếp thể mệnhlệnh.
94 Dầu sao đi nữa, tụi tôi cũng tôn trọng lời hứa Vậyxinchị nhận số tiền mọn nầy để uống càphê.
Sau đêm bố ráp -trang 48Khác với 93, trong 94 phụ từ/ tác tửxinthể hiện sự khiêm nhường, tôn trọng Và thông qua phụ từxin,ngữ liệu 92, 93, 94 chứa các kết cấu hành động ngôn từ cầu khiến ở các mức độ khác nhau dựa trên nghĩa tình thái của kết hợp vớixintạo ra Tường minh hơn, trong các kết cấu hành động ngôn từ cầu khiến trên, lực ngôn trung không lệ thuộc vào vị từ/ động từ ngôn hành mà được biểu nghĩa qua nghĩa tình thái của phụ từxinnhư một điều biến tăng giảm lực ngôn trung. Ở khía cạnh vị trí trật tự từ trong phát ngôn, các kết hợp có sự xuất hiện phụ từ tính thái cầu khiến thường đứng liền trước các vị từ (động từ) ngôn hành như các phân tích và minh hoạ trên Tuy nhiên, đấy, vậy, đây, ạ là những tiểu từ tình thái đứng cuối câu, phát ngôn được Nguyễn Văn Hiệp [9] khẳng định“… trong khi thểhiện những nét nghĩa mang tính chủ quan của người nói đã góp phần nhấn mạnh, làm tăng hiệu quả giao tiếp của các câu ngôn hành Thông qua sự dư thừa các thông tin chủ quan, người nói “nhập thân” hơn vào hành vi ngôn ngữ và đặt người nghe vào tình thế phải có những hồi đáp, phản ứng tích cực tức thời”và các điều kiện để tiểu từ tình thái kết hợp được với vị từ ngôn hành bao gồm:“hoặc a) tiểu từkhông mang ý nghĩa hoài nghi, đặt vấn đề về tính chân xác của nội dung phát ngôn; hoặc b) tiểu từ có khả năng góp phần hình thành mục đích phát ngôn hoặc tương thích hay trùng với mục đích phát ngôn mà động từ ngôn hành thể hiện ”.
Hiểu rộng ra, các tiểu từ tình thái kiểu loại này có công dụng gia cố biểu lực -lực ngôn trung của hành động ngôn từ cầu khiến như trong các ngữ liệu sau:
95a -Tối naycấmanh đánh cờ nghen không.
Sau đêm bố ráp - trang211trong 95a không có tiểu từ tình thái, và là một kết cấu cầu khiến qua vị từ
(động từ) ngôn hành, nhưng trong 95b: b - Ở đâu?- Giọng Lưu rất to- Emcứđứng yênđấy, đừng đi lại Anh sẽ tìm thấy em.
Các phương tiện biểu đạt cầu khiến phổ biến trongtiếngViệt
Dựa trên hệ thống cứ luận lý thuyết, các phân tích mô tả định tính và định lượng đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh được thực hiện trong chương 2.
Từ kết quả mô tả kết cấu cầu khiến, kết cấu hành động ngôn từ cầu khiến tiếngViệt,phần nghiên cứu này tập trung vào phân tích, chứng minh, làm rõ các chứng luận về đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng tri nhận của kết cấu mệnh lệnh tiếngViệttrong mối quan hệ đối chiếu dựa trên đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa, ngữ dụng trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh Kết cấu hành động ngôn từ mệnh lệnh tiếngViệt,về mặt ngữ pháp tri nhận, là một cặp hình thức-ngữ nghĩa theo quan điểm tiếp cận của Goldberg [65, 66, 67] Do đó, các biện luận, phân tích, chứng minh và diễn giải tập trung vào:
Khu trú kết cấu mệnh lệnh tiếngViệttrong phạm trù kết cấu hành động ngôn từ cầu khiến, xây dựng lược đồ và điển mẫu kết cấu mệnh lệnh theo quan điểm của Langacker [90, 91, 92, 93, 94];Taylor[135].
Xuyên suốt chương 3, các nhiệm vụ nghiên cứu được tích hợp trong mối quan hệ phân tích đối chiếu, mô tả các đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếngViệtvới cơ sở nguồn là kết cấu mệnh lệnh tiếngAnh.
Theo nguyên tắc đối chiếu một chiều như đã đề cập trong chương 1, quy trình thao tác đối chiếu được thực hiện tích hợp xuyên suốt quá trình phân tích đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng của kết cấu mệnh lệnh tiếngViệtdựa trên ngôn ngữ nguồn là kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh, được chúng tôi cụ thể qua lược đồ của Bùi Mạnh Hùng [11] đề xuất qua đồ hoạ dướiđây: Đồ hoạ 3.3: Lược đồ quy trình đối chiếu một chiều – Bùi Mạnh Hùng (2008)
Đốic h i ế u k ế t c ấ u m ệ n h l ệ n h t i ế n g V i ệ t d ự a t r ê n k ế t c ấ u m ệ n h l ệ n h tiếng Anh qua đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa,ngữdụng
Kết cấu mệnh lệnh tiếngViệttrongICM
Mô hình tri nhận ý tưởng hoá(Idealized Cognitive Model -ICM)của Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza [111] nhằm giải đáp các vấn đề liên quan đến biểu lực tri nhận và/ với lực liên quan đến hành vi lời nói, lực ngôn trung Để thực hiện mô tả, phân tích điển mẫu kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt, chúng tôi sử dụng ICM trong mục đích khu trú kết cấu mệnh lệnh trong phạm trù kết cấu cầu khiến và kết cấu hành động ngôn từ cầu khiến đã được chúng tôi đề cập trong 3.2.
Giả định rằng, phạm trù cầu khiến trong tiếng Việt đáp ứng tất cả các đặc trưng: i)Thực hiện hành động A thể hiện chi phí (cost) đối với tiếp thể H và lợi ích(benefit) đối với chủ thểS; ii) Tính tùy chọncao(giữa tính lịchsự caovà/với mức độthao túng thấp); và,iii)Mốiquanhệquyềnlực (power) giữachủth ể Svàtiếpthể Hthấpho ặc tương đồng.
Việc phân tích và khu trú kết cấu hành động ngôn từ mệnh lệnh Việt ngữ được thực hiện dựa trên ICM của kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh trong mối quan hệ: i)Thực hiện hành động A thể hiện chi phí (cost) đối với tiếp thể H và lợi ích(benefit) đối với chủ thểS; ii)Tính tùy chọn thấp (mức độ lịch sự thấp/ mức độ thao túng cao); và,iii)Chủ thể S có quyền lực/ vị thế cao hơn tiếp thể H trong nghĩa vụ tuânthủ.
Từ cứ luận trên, chúng tôi thực hiện phân tích, mô tả các ngữ liệu qua ICM nhằm khu trú kết cấu hành động ngôn từ mệnh lệnh tiếng Việt như sau:
120 -A, đây rồi! Thành, con là phụ tá cho bác Huân xử hai con vịt xiêm này nhá.
Cố mà học lấy cái nghề đánh tiết canh con ạ…- Bậy nào Mày muốn học nghề đánh tiết canh vịt thìhãy họcthằng Tỵ.Taokhông dạymày,mà dạy bố màycơ.
Những ngày buồn -trang 34Ta thấy trong 120, chủ thể có vị thế tương đồng với tiếp thể qua xưng hô mày -tao, chi phí hướng đến tiếp thể qua diễn ngôn biểu đạt mức độ thao túng cao/ mức độ lịch sự thấp qua diễn ngôn Mày ….hãy Tiếp thể không nhất thiết phải tuân thủ nhằm mang lại lợi ích hướng đến tiếp thể hay chủ thể, hoặc chung mặc dù phụ từ tình thái biểu đạt ý nghĩa cầu khiến.
121.Đội trưởngTràđứng lên cái cột bê tông giữa cầu, quay lại nhìn cả đội, nghiêm mặt nói: -Tất cảcác em đứng thẳnglên.
Tuổithơ dữ dội -trang8Ở đây, chủ thể có vị thế quyền lực cao hướng mệnh lệnh của chỉ huy đến tiếp thể thông qua diễn ngônTất cả các em,thể hiện tính chính danh trong điển mẫu mệnh lệnh Mặc dù lợi ích không có nhưng nghĩa vụ tuân thủ cao mang tính quy định (quân đội): có bổn phận, nghĩa vụ tuân thủ.
122 Long khép nép chào mọi người, ngồi xuống mép ghế Sáu Thực đẩy bao thuốc về phía cậu ta: -Hút đi em Thế nàynhé, hôm nay anh có khách, mày về đi Hôm khác tớichơi.
Những ngày buồn -trang 198So với 120, chủ thể trong 122 có vị thế cao hơn tiếp thể qua xưng hô trong diễn ngôn và tình thái từnhébiểu thị mức độ lịch sự, thân thiện dù lợi ích hướng đến chủ thểcao.
123 -Nước ao Nước ao hãm tiết canh vịt là số mộtđấy.Xin quý vịđừng bận tâmlo lắng, tôi đã phòng sẵn một lọ đầy thuốc tô mộc rồi… Nó là thuốc trị tiêuchảy,trị bệnh ỉachảy…
Những ngày buồn -trang 37Trong tình cảnh huống ngôn từnày,chủ thể không cao hơn tiếp thể về quan hệ xã hội hoặc gia đình qua xưng hô, và Xin quý vịđừng bận tâmthể hiện rõ mức độ lịch sự, hướng đến lợi íchchung.
Một cách tường minh, trong tất cả các ngữ liệu trên, chủ thể và tiếp thể có quan hệ tương đối cùng chiều, tuyến và ngang bằng dựa trên các yếu tố nghĩa trong cảnh huống nảy sinh các phát ngôn mệnh lệnh Tuy nhiên, trong 121, chủ thể có quyền lực được cấp để ra một mệnh lệnh: và qua diễn ngôn, tiếp thể (người thực hiện hành động trong mệnh lệnh) có bổn phận được (bị) quy định phải tuân thủ Do đó, không đáp ứng tiêu chí điển mẫu khi đối chiếu với kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh Tiểu từ tình tháinhétrong 122 như một điều biến gia tăng biểu lực hướng đến tiếp thể và độ lịch sự đến tiếp thể cao.
Nhưvậy,một cách chung nhất có thể kết luận rằng, các ngữ liệu qua phân tích các tham tố cơ bản của ICM cho thấy: vị thế tham thể được biểu đạt qua xưng hô thể hiện tôn ti, trật tự trong mối quan hệ gia đình (dòng họ), xã hội (tuổi tác), thể hiện nghĩa vụ tuân thủ của tiếp thể không cao nhưng lợi ích chung mang lại cao Trong 120 và 121, vị thế tham thể có giá trị ngang bằng nhau, và chi phí (mức độ sử dụng các phương thức diễn ngôn điều biến tăng giảm biểu lực) chủ thể sử dụng trong diễn ngôn để biểu lực thấp, lợi ích chủ yếu hướng đến sĩ diện của chủ thể và mức độ thao túng gần như không có, tiếp thể không nhất thiết phải tuân thủ Cơ sở lý luận và phân tích trên chỉ ra rằng các kết cấu hành động ngôn từ cầu khiến tiếngViệttrong các ngữ liệu trên đáp ứng ICM mệnh lệnh về tham tố lợi ích và chiphí.
Tuy nhiên, các kết cấu hành động ngôn từ cầu khiến có tính tùy chọn cao, tiếp thể không có nghĩa vụ bắt buộc phải tuân thủ, trong khi đó, ngược lại, các kết cấu hành động ngôn từ mệnh lệnh có tính tùy chọn thấp, như Huddleston vàP u l l u m
[73] khẳng định, tiếp thể có nghĩa vụ phải tuân thủ Sự khác biệt về mức độtùychọn này giải thích cho“quyền lực thuyết phục”và tiềm ẩn“sự bất lịch sự/ thaotúng cao”trong kết cấu mệnh lệnh Nhưvậy,bên cạnh các tham tố thoả mãn ICM của kết cấu hành động ngôn từ cầu khiến, kết cấu hành động ngôn từ mệnh lệnh được khu biệt qua nghĩa vụ tuân thủ của tham thể mệnh lệnh Các phân tích ngữ liệu dưới đây qua ICM mệnh lệnh nhằmlàm rõ tham tố nghĩa vụ tuân thủ như sau:
Tuổithơ dữ dội -trang 246ICM của ngữ liệu124 được phân tích như sau: tiếp thể có vị thế cao hơn chủ thể qua xưng hô đại ca nhưng biểu lực (lực ngôn trung) được điều biến qua diễn ngôn tình tháikhông cần phảibiểu đạt ý nghĩa phủ định tình thái mệnh lệnh như một chi phí điều biến thể diện cao có hiệu lực, vì lợi ích hướng đến tiếp thể rất cao, do đó tiếp thể có nghĩa vụ phải tuân thủ để hưởng lợi ích phù hợp vị thế của mình Dovậy,kết cấu hành động cầu khiến trong 124 được coi là kết cấu hành động ngôn từ mệnh lệnh: thoả mãn tham tố nghĩa vụ trong ICM mệnh lệnh và có hình thức là một kết cấu hành động ngôn từ mệnh qua ngữ vi có tiểu từ phủ định kết hợp với phụ từ tình tháikhông cần phảivà vị từ/ động từ hành độngdọnqua biểu thức rút gọn như sau:
Vị thế thấp +chi phí cao + lợi ích cao + nghĩa vụ tuân thủ cao
125.Hai Tâm hài lònglắmvì anh chỉmongcho Quítchốitộithật củanó.Nóđãtrắng trợnởnhiều điềuvàanhrấtsợnótrắng trợn khairađủthứ cho anh đau khổnữa.- Emđượcthả,nghĩalăvôtộirồi.Chớcóhỏilôithôi,nghiímkhắchơnlẵngCò.
Biểu lực mệnh lệnh trong kết cấu mệnh lệnhtiếngViệt
Trong Ngôn ngữ học Tri nhận, thuật ngữ Biểu lực (FE) được sử dụng đề cập đến các mức độ khác nhau của lực liên quan đến các kết cấu mệnh lệnh, và được hiểu là hệ thống ý niệm mang tính biện chứng thông qua cơ chế ẩn dụ tri nhận giữa các tham tố tác động tâm lý xã hội, liên nhân mà người nói vận dụng có lựa chọn, dựa trênlợi ích, chi phí và vị thếtác động đến tiếp thể cụ thể, nhằm thể hiệnmongmuốnmột hành động mệnh lệnh được tiếp nhận và chuỗi những hành vi ngôn từ tạo ra lực để thực hiện một hành động trong mệnh lệnh.
Trongchương2,cácđặcđiểm tri nhậntrongkếtcấumệnhlệnhtiếngAnh đượcphântíchthôngqua tiêu chí biểu lực thể hiệncác đặcđiểm tri nhậnđượcđịnh lượngquagiá trị tổng sáu thamtốdao độngtrong khoảng(+ 3) đến(+7),và giá trị biểu lựcmệnhlệnhtrongmộtkếtcấumệnhlệnhởkhoảng[+3] trở lên sẽđược coilà điển mẫumệnh lệnhvàphần còn lại ít điểnmẫuhơn hoặckhôngcóbiểulực bởi vì giá trịđịnhlượngcótrịsố[+1]trở lêntrong3thamtốchínhvềvị thế, lợi íchvànghĩavụtrùng khớpvới các kết cấumệnh lệnh tiếngAnh phổdụng trong giaotiếpthườngngôn cũngnhư, trùng khítvới nội hàm củakháiniệm mệnhlệnh trongcác tài liệugiảngdạyngữpháp tiếng Anh.
Các kết quả chúng tôi thực hiện phân tích tích hợp đối chiếu biểu lực tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt qua ngữ liệu như sau:
134 Và khi người ta thay tã cho nó, mới phát hiện ra miếng vải trắng lấm lem với dòng chữ đã được bà ta viết lên bằng chính máu của mình “Xin hãy giúp tôi bảo vệđứa bé thoát khỏi những con ácquỷ”.
Trại hoa đỏ -trang 84Ở trong tình huống này, chủ thể bày tỏ mong muốn cao độ thông qua sử dụng phương tiện diễn ngôn thể hiện chi phíXin hãyhướng đến tiếp thể Tuy nhiên, tiếp thể không được xác định.
135 -Thế này, chị Diên Vĩ ạ Chịnên báocho công an huyện trực thuộc Những vụ như thế không cần phải đến thànhphố.
Trại hoa đỏ -trang 491Ở đây, trong 135, tiếp thể được xác định rõ ràng, các giá trị tham tố của hai tiêu chí trong hai ngữ liệu như sau: Tham tố tác thể không xác định; Giá trị tham tố mong muốn(desire)có giá trị (+2) = cao, do chủ thể mệnh lệnh mong muốn hành động được thực hiện; Khả năng(capacity)trong cả hai ngữ liệu tương ứng trong khoảng
(+1~ +2), nghĩa là giá trị cao, điều này đo được do chủ thể tri nhận được khả năng hành động trong mệnh lệnh được thực hiện, và tình huống giao tiếp nảy sinh mệnh lệnh cũng thể hiện năng lực tác thể, người thực hiện hành động trong mệnh lệnh trong tình huống khẩn thiết.
Tham tố quyền, vị thế(power)có giá trị (0) đo được qua quan hệ xưng hộ trong ngữ liệu, và trong hai ngữ liệu 134 và 135, chủ thể mệnh lệnh có vị thế không cao so với tiếp thể, điều này thể hiện ý nghĩa rằng tiếp thể có thể tuân thủ hoặckhông.
Tham tố chi phí(cost)có giá trị trong khoảng (+1/+2) biểu đạt rằng, chủ thể mong muốn tiếp thể thực hiện hành động qua các tổ chức diễn ngôn điều biến mức độ thao túng thấp, ởđây,mức độ giữ thể diện cao qua các tổ chức diễn ngôn:Hãy giúp tôitrong 134, và Thếnày,chị Diên Vĩ ạ Chịnên báocho… trong 135 Tham tố lợi ích(benefit)có giá trị (0) với ý nghĩa rằng các lợi ích mang lại cho chủ thể, tiếp thể không cụ thể, không rõràng.
Giá trị tham tố nghĩa vụ tuân thủ(obligation)bằng (+1) do tiếp thể thực hiện không mang tính quy định của vị thế, điều này diễn giải rằng, mối quan hệ giữa chủ thể và tiếp thể mệnh lệnh không có sự khác biệt về vai vế Nhưvậy,hai tham tố có giá trị cân bằng được định lượng qua trị số bằng (0), gồm quyền, vị thế và lợi ích giải thích cảnh huống ngôn từ xảy ra sự tình mệnh lệnh có các tham thể ngang bằng hoặc tương đồng trong mối quan hệ, hay nói cách khác, các tiếp thể không cần thiết tuân thủ hành động mệnh lệnh và họ không nhận được lợi ích rõ ràng từ chủ thể Tuy nhiên, chủ thể mệnh lệnh thể hiện mong muốn cao qua diễn ngôn cầu khiếnXin hãytrong 134, và tổ chức diễn ngôn điều biếnThếnày,chị Diên Vĩ ạ.trong 135 Nói cách khác, chi phí để hướng đến tiếp thể với mong muốn thực hiện hành động mệnh lệnh cao (+1/+2) trong sự tri nhận về khả năng thực hiện hành động của tiếp thể cao (hoàn toàn có thể mà không bị các rủi ro chủ quan và khách quan) và, cho dù tiếp thể không cần thiết thực hiện nghĩa vụ nhưng không có nghĩa là có quyền từ chối hành vi mệnh lệnh trong tình huống ngôn cảnh so với các hành vi ngôn từ cầu khiến khác, do đó, trị số bằng (+1) mang ý nghĩa nghĩavụ không cao.
Nhưvậy,kết quả phân tích các giá trị định lượng tham tố biểu lực trong kết cấu mệnh lệnh gián tiếp (kết cấu hành động ngôn từ mệnh lệnh) thể hiện rõ đặc điểm biểu lực tri nhận qua mối quan hệ của các tham tố: có kết quả trong phạm vi + 3 đến + 7 phù hợp với giá trị biểu lực mệnh lệnh tri nhận trong ICM, nhưsau:
Mong muốn cao + khả năng + chi phí + nghĩa vụ
Mong muốn Khả năng Chi phí Vị thế Lợií c h Nghĩa vụ
Các giá trị định lượng của biểu lực tri nhận tiếp tục được làm rõ qua phân tích các tham tố trong các ngữ liệu dưới đây:
- Hỗn xược mầy nhỏ Mầyphải kêu tao bằng chị Babiết chưa? Kim Thúynói.
- Không tàng gì hết.Taođáng chị mầy thì mầy phải kêu tao bằng chị.Bữa nay có đem dao theo hôn,Tiểu-Hiệp-Liệt?
Sau đêm bố ráp -trang 80
137 Quít còn đang nhơi tô thứ nhứt Nó nói: -Anh ăn giùm em cả hai tô nầy, em ngán quá, ăn tô đầu không muốn trôi Nàng đã hưởng đủ cả cao lương mỹ vị nên ngán mì là phải Tuy nhiên nàng vẫn kêu thêm hai tô để nhường cả cho bạn vì nàng biết dân lao động ăn tợn lắm và quyết đãi bạn một bữa phủphê.
Sau đêm bố ráp -trang 109
138 - Xe gần chạy ông rửa mặt rồi đi -Khỏi rửa mặt mày gì hết.Thôi, cô em ở lại mạnh giỏi nhé, tôi điđây.- Cháu cũng ra bến xe, xin đưa ôngđi.
Sauđêmbốráp- trang243Vịthếquyềnlựcvàchiphícógiátrị(0)trong3ngữliệu136-138trên,dựavàongữ cảnhtìnhhuống,nghĩalàmứcđộlịchsựthấpthểhiệnquacáctổchứcdiễnngôn thôngtục,phổdụngtronggiaotiếpthôngthườngnhư:Mầyphảikêutaobằngchị Babiết CHU ̛ A ?trong136,-Anhăngiùmemcảhaitônầy,trong137và,-
Khỏirửamặtmàygìhết.Thôi,côemởlạimạnhgiỏinhé,tôiđiđây.nhưtrong138.
Lợi ích không mang lại cho tham thể mệnh lệnh cụ thể nào, do đó có giá trị bằng (0) bởi lẽ, tiếp thể không có nghĩa vụ phải tuân thủ thực hiện ngoại trừ tham tố mong muốn của chủ thể và khả năng thực hiện hành động Với kết quả định lượng, giá trị các tham tố trong 03 ngữ liệu trên nhỏ hơn +3 như sau:
Mong muốn Khả năng Chi phí Vị thế Lợií c h Nghĩa vụ
138 +1 +1 0 0 0 0 Điều này giải thích cho sự triệt thoái biểu lực trong các hành động ngôn từ nảy sinh trong cảnh huống giao tiếp giữa các tham thể có vị thế quyền lực thấp (trong phân tầng xã hội), nghĩa vụ tuân thủ và lợi ích gần như không có ý nghĩa Tường minh hơn, chủ thể phát ngôn có mong muốn và nhận thức được khả năng hành động trong mệnh lệnh được thực thi nhưng, với nghĩa vụ tuân thủ và lợi ích tiếp thể thấp, các yếu tố điều biến biểu lực bị triệt tiêu dẫn đến mất đi hiệu quả mệnh lệnh trong giao tiếp Nói cách khác, đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng trong các kết cấu hành động ngôn từ trên được ẩn dụ ý niệm qua phương tiện biểu ngôn là các vị từ hành động và tổ chức diễn ngôn điều biến không đáp ứng tiêu chí biểu lực mệnh lệnh trong ICM Phân tích, chứng minh và lập luận này thể hiện rõ quan điểm khu biệt kết cấu mệnh lệnh với các kết cấu (hành động ngôn từ) cầu khiến tổng quát thông qua các đặc điểm tri nhận hơn là dựa trên ngữ nghĩa biểu đạt của phương tiện ngôn ngữ truyềnthống. Để khẳng định luận chứng trên, chúng tôi tiếp tục phân tích một số ngữ liệu có kết cấu (hành động ngôn từ) cầu khiến trung hoà và tình cảm như sau:
139 -Nói trắng ra là làm công ăn lương Tôi mua sức lao động của bác, bác bán cho tôi Có điều tôi mua sòng phẳng Thậm chí, với bác tôi còn mua đắt một chút Còn ông Hào, ôngnên bỏcái đầu đường Hùng Vương trên Sài Gòn của ông đi, về với tôi.
Chừng nào hết anh em chiến hữu mình tôi mới tìm người khác Cô Min, cô làm cho tôi nhé, cô cũng được cho giảm biên chế rồichứ?
Tham thểm ệ n h l ệ n h
Chúng tôi thực hiện phân tích định tính các đặc điểm tri nhận qua ý niệm hoá các tham tố trong tiêu chí tham thể như sau:
143 Bồng chạy trước, vừa chạy vừa la hét inh đường: - Chạy mau lênbay ơi.Chạy mau lên không áo quần tốt các anh vớ hết! Chuyến ni tau phải kiếm được một bộ thậtđẹp!
Tuổi thơ dữ dội -trang 343
144 Bách cẩn thận ghi lại câu đó vào sổ theo cách phiên âm tiếngViệtrồi hỏi tiếp.- Hãy kể chotôiviệc chị phát hiện ra Sương gặp tai nạn trên đường rời trangtrại.
145 Bây giờ đềnghịcácanhemnâng cốc chúcmừng sựtoànvẹn, gắnbóanhem tatrongsuốtmườilămnămqua,vànhữngsựkiệntrọngđạitrongmộtnămvừarồi.Nào, trăm phầntrăm!
Trong các ngữ liệu trên, hướng đích của các phát ngôn mệnh lệnh có nội dung thông tin chứa hành động cần thực hiện là tiếp thể, gồm hai đối tượng: tiếp thểbay ơinhư trong 143 và tiếp thểcác anh emtrong145.
TiếngViệt,cũng như tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác có các đại từ(pronoun)được sử dụng trong giao tiếp không chỉ đến một cá nhân cụ thể, hoặc không xác định.Bay ơi và các anh emđược sử dụng trong tình huống không biết hoặc không muốn đề cập đến cá nhân cụ thể, điều này có nghĩa rằng, tiếp thể mệnh lệnh trong một số ngôn cảnh có danh tính không cụ thể, không xác định được(non- individuated)dẫn đến hệ quả triệt tiêu cơ chế hoán dụ vai nghĩa của tham thể- không biểu đạt vai nghĩa của tác thể thực hiện hành động mệnh lệnh đượcnhận.
Dù là tiêu chí phụ, đặc trưng tri nhận của tham thểquyđịnh tính không điển mẫu của mệnh lệnh, do đó áp dụng nguyên tắc này để loại suy mệnh lệnh tính trong ngữ liệu 143 và 145 hoàn toàn phù hợp với tiêu chí xác định điển mẫu mệnh lệnh Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tiêu chỉ biểu lực đã phân tích ở trên về nghĩa vụ, chi phí và lợi ích của/ hướng đến tác thể thực hiện Bàn về tham thể trong 144, tham thểtôiđược xác định danh tính là cá nhân cụ thể trong vai ngữ pháp là bổ ngữ (tân ngữ ngôi thứ nhất trong tiếng Anh), trong trường hợpnày,vai nghĩatôilà chủ thể mệnh lệnh (người nói), đồng thời thông qua cơ chế hoán dụ: tiếp thể (người nghe - không xuất hiện) của kết cấu mệnh lệnh trở thành tác thể thực hiện hành động trong mệnh lệnh, có nghĩa là hành động trong mệnh lệnh được thực thi bởi tiếp thể (không xuất hiện trong ngữ liệu 144) Nhưvậy,thông qua cơ chế hoán dụ ý niệm, chủ thể và tiếp thể mệnh lệnh được chuyển dung, hoán dụ ý niệm hoá vai nghĩa trong kết cấu mệnh lệnh phù hợp với đặc điểm trừu tượng, giả định của điển mẫu và lược đồ mệnh lệnh tiếng Anh Quá trình này không xuất hiện trong kết cấu mệnh lệnh hay phương tiện ngôn ngữ, không được biểu đạt trong không gian và thời gian nảy sinh mệnh lệnh nhưng người nói và người nghe tri nhận thông qua các ý niệm hoá tham tố biểu lực được ẩn dụ trong vị từ ngữ vi và, với, hoặc tình thái từ xuyên suốt 2 sự kiện trong lược đồ mệnh lệnh, nhưsau:
Tham thể Chủ thể Tiếp thể Vai nghĩa hoán dụ
143 tỉnh LU ̛ợc Không xác định: bay ơi tác thể không cụ thể 144 tỉnh LU ̛ợc Xácđịnh:tỉnh LU ̛ợc Tiếp thể => tác thể
145 tỉnh LU ̛ợc Không xác định: anh em Tác thể không cụ thể
Tính điển mẫu của kết cấu mệnh lệnh trong 144 càng rõ nét khi xem xét kết cấu mệnh lệnh trực tiếp tiếng Anh: tell me… kết cấutell + me/usthuộc nhóm động từ mệnh lệnh phổ biến trong tiếng Anh như trong chương 2 đã thực hiện Lập luận này nhằm khẳng định tham thểtôitrong kết cấu mệnh lệnh trong ngữ liệu 144 tương đồng hoàn toàn với tham thểme/ ustrong kết cấu mệnh lệnh trực tiếp tiếng Anh Tiếp tục phân tích tham thể trong ngữ liệu dưới đây cho thấy:
146 Trong cuộc họp: -Anh Tư B là người làm việc tại công ty ta đã mười lăm năm, là một trong những người có công laoxâydựng cơ quan Nay không may ảnh bị tai nạn lao động, qua đời, chúng ta phải có trách nhiệm với ảnh và gia đình, tôi đề nghịcông tyđứng ra lo liệu toàn bộ đám tang cho anh Tư B và giúpđỡmột phần cho giađình.
Những ngày buồn -trang 3 Tham thể Chủ thể Tiếp thể ngôi thứ 2 Vai nghĩa hoán dụ 144 Tôi Xác định: công ty Tiếp thể => tác thể
Trong kết cấu mệnh lệnh trong ngữ liệu trên, tiếp thể làcông tycó danh tính cụ thể (dù mang tính tổng hợp/ đại diện) Qua cơ chế hoán dụ tri nhận, ý niệm tiếp thể mệnh lệnh được chuyển dung sang ý niệm tác thể, thực hiện hành động mệnh lệnh: chủ thể mệnh lệnh xuất tác mệnh lệnh đến tiếp thể, sự kiện tiếp theo: tiếp thể mệnh lệnh trở thành tác thể thực hiện hành động trong mệnh lệnh Cách tiếp cận này của chúng tôi khác hẳn với hầu hết các phân tích trước đây vốn bỏ qua tính phức tạp của tiếp thể mệnh lệnh hoặc đơn giản là loại trừ hoàn toàn các tham thể khỏi phạm trù mệnh lệnh.
Bằng cách đo lường và kết hợp hai tiêu chí biểu lực và tham thể mệnh lệnh, tiêu chí của điển mẫu kết cấu mệnh lệnh được xác định qua giá trị định lượng của biểu lực và định tính của thamthể.
Như đã bàn luận trong cơ sở lý luận trong chương 1, qua lập luận, phân tích và chứng minh trong chương 2, các trị số thể hiện giá trị tham tố cho biểu lực và giá trị định tính của các tham tố cho tiếp thể (đặc biệt là tiếp thể ngôi thứ hai) có mối quan hệ biện chứng và đồng biến: Biểu lực càng cao (điển mẫu trong hành động mệnh lệnh) có xu hướng kết hợp với một tham thể (tiếp thể) cụ thể và mang vai nghĩa tác nhân (điển mẫu trong tiếp thể ngôi thứ hai), như trong 144 Và, kết quả của sự triệt thoái biểu lực (không đáp ứng tiêu chí điển mẫu mệnh lệnh) thể hiện rõ qua 143 và 145 khi tham thể tiếp thể ngôi thứ hai có danh tính không rõ ràng, dẫn đến hệ quả: biểu lực suy giảm hoặc bị triệt tiêu Để khẳng định tường minh cho luận chứng này, chúng tôi tiếp tục làmrõtiêu chí tham thể như sau:
146 -Chị không phải chỉ có bổn phận làm cho em no ấm mà còn cần lo cho đời em không hư hỏng theo lời má em gởi gắm mà cũng theo ý muốn riêng của chị - Không,chị đừng lo Em biết giữmình.
Sau đêm bố ráp -trang 242Mặc dù được tỉnh lược, thông qua cơ chế hoán dụ ý niệm và cảnh huống giao tiếp, ý niệm về tham thểchị/ emtrong 146 được phân tích như sau:
Chủ thể mệnh lệnh (người nói) trong ngữ liệu 146 có vai ngữ pháp là bổ ngữem được (tỉnh lược) ẩn dụ ý niệm hoá trong chính vị từ.
Tiếpthể mệnh lệnh (người nghe) được hoán dụ ý niệm trong vai ngữ phápchịlà chủ ngữ của kết cấu mệnh lệnh Thông qua cơ chế hoán dụ tri nhận, ý niệm tiếp thể mệnh lệnh được hoán dụ sang tác thể thực hiện hành động trong mệnh lệnh như mô tả:
Chủ ngữ Bổ ngữ Hoán dụ ý niệm vai ngữ nghĩa
Chủ thể => bổ ngữTiếpthể => chủngữ
Tác thể =Tiếpthể Em xuất tác biểu lực đến Chị
Chị thực hiện hành động trong mệnh lệnh
Kết cấu mệnh lệnh này được chuyển dịch tương đương sang tiếng Anh qua các kết cấu mệnh lệnh như sau:Never mind, don’t worry,v.v.Như đã phân tích trongchương2, nhómkếtcấuNever mind, don’tworry,thuộcnhóm kếtcấu mệnhlệnhphủđịnhphổbiến trongtiếng Anh.Từcácchứngluận đã được chứngminh,kếtquả nghiêncứu cho thấy kết cấu mệnhlệnh tiếngViệtlà một tiểu phạm trùthuộcphạmtrùkết cấuhànhđộng ngôn từ cầukhiếncó cácđặcđiểmtrinhậnnhư sau: i)Biểu lực mệnh lệnh được tri nhận qua cơ chế ẩn dụ các ý niệm tham tốVịthế; Khả năng; Mong muốn; Chi phí; Lợi ích và Nghĩa vụ, trong đó các tham tốVị thế; Lợi ích và Nghĩa vụ mang tính điển mẫu mệnhlệnh; ii)Tác thể mệnh lệnh được xác định thông qua cơ chế hoán dụ ý niệm thamthể mệnh lệnh là chủ thể, tiếp thể hoặc cảhai; iii)Kết cấu mệnh lệnh tiếngViệtbao gồm kết cấu mệnh lệnh trực tiếp và kếtcấu mệnh lệnh giántiếp.
Kết quả thu được từ các luận chứng khoa học được phân tích tích hợp đối chiếu nhất quán dựa trên các cơ sở nguồn là biểu lực và tham thể mệnh lệnh trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh, qua mô tả trong bảng 3.3.3, chúng tôi tổng kết các tương đồng và dị biệt về đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng trong kết cấu mệnh lệnh Anh -Việt như sau:
Bảng 3.3.3: Tương đồng và dị biệt trong đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụngtrong kết cấu mệnh lệnh Anh -Việt
Tiêu chí Kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh Kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt
Dị biệt trong đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa, ngữ dụng và cú pháp kết cấu
Dựa trên các kết quả trong chương 2 và kết quả về đặc điểm ngữ nghĩa ngữ dụng tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt, chúng tôi đưa ra những dị biệt giữa kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh - Việt nhưsau:
Khác với kết cấu mệnh lệnh trực tiếp tiếng Việt, kết cấu mệnh lệnh trực tiếp tiếng Anh thuộc phạm trù thức, biểu đạt ý nghĩa mệnh lệnh dựa trên kết cấu và cơ chế biểu nghĩa của nhóm động từ mang ý nghĩa mệnh lệnh và, hoặc, với một số đơn vị diễn ngôn mệnh lệnh ngoại vi nhất định mang tính ổn định và độc lập. Đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh trực tiếp tiếng Anh dựa trên ý niệm hoá các tham thể mệnh lệnh (cơ chế hoán dụ ý niệm), biểu lực mệnh lệnh (cơ chế ẩn dụ ý niệm) và cảnh huống giao tiếp nảy sinh mệnh lệnh được giả định qua sự nổi trội của 3 tham tố Vị thế + lợi ích + nghĩa vụ Đây là đặc trưng tri nhận cao nhất, thể hiện qua vị thế của chủ thể mệnh lệnh cao hơn hoặc bằng tiếp thể mệnh lệnh và tác thể được ý niệm hoá qua cơ chế hoán dụ từ tiếp thể mệnh lệnh, có nghĩa vụ tuân thủ thực hiện mệnh lệnh cao trong khi chi phí mệnh lệnh thấp (mức độ thao túng cao), và lợi ích hướng về chủ thể hoặc lợi ích chung.
Khác với tiếng Anh, kết cấu mệnh lệnh trong tiếng Việt thuộc phạm trù kết cấu hành động ngôn từ cầu khiến qua kết cấu trực tiếp và gián tiếp Kết cấu mệnh lệnh trực tiếp được biểu đạt qua kết cấu các vị từ ngôn hành cầu khiến:đề nghị, yêu cầu, v.v.Kết cấu mệnh lệnh trực tiếp có sự tham gia của các kết cấu các vị từ tình thái cầu khiến:cấm, cần, nên, phảihoặc qua kết cấu của các phụ từ, tiểu từ tình thái:hãy, đừng, chớ, cứ, lên, đi, thôi, nào, v.v.Đặc điểm tri nhận về biểu lực mệnh lệnh được ẩn dụ ý niệm hoá trong các phương tiện biểu đạt vị từ cầu khiến và, với, hoặc cáckết cấu diễn ngôn biểu thị tình thái cầu khiến.
Về mặt dụng học, kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh có phạm vi hữu dụng dựa trên hai tiêu chí biểu lực và tham thể mệnh lệnh qua hai kết cấu: mệnh lệnh trựctiếp và mệnh lệnh gián tiếp Đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng được tri nhận thông qua hàng loạt cơ chế ẩn dụ, hoán dụ ý niệm trong kết cấu mệnh lệnh, trong đó ý niệm biểu lực chiếm ưu thế nổi trội dựa trên ẩn dụ, hoán dụ các ý niệm về MONG MUỐN,CHIPHÍ,LỢIÍCHvàNGHĨAVỤ,KHẢNĂNG,VỊTHẾcủacáctham thể mệnh lệnh Đặc điểm ngữ dụng được tri nhận của kết cấu mệnh lệnh gián tiếp tiếng Anh thông qua cảnh huống ngôn từ trong tương tác hội thoại, chủ thể có vị thế bằng hoặc thấp hơn tiếp thể mệnh lệnh, và tiếp thể không có nghĩa vụ phải tuân thủ thực hiện hành động, do đó, để đạt được mực đích giao tiếp, chủ thể mệnh lệnh có xu hướng sử dụng các tổ chức diễn ngôn điều biến mang tính chất triệt thoái mức độ thao túng nhằm gia tăng thể diện cho tiếp thể, cường hoá mức độ lịch sự để lợi ích hướng về chủ thể hơn là tiếp thể Tuy nhiên, kết cấu mệnh lệnh trực tiếp tiếng Anh có xu hướng được sử dụng phổ biến hơn trong giao tiếp hội thoại qua tham tố: vịthế + lợi ích + nghĩa vụ trong những tình huống cần thiết phải thực hiện một hành động hơn là biểu đạt dàidòng.
Về mặt hình thức, kết cấu mệnh lệnh gián tiếp tiếng Anh thường có hình thức trang trọng, lịch sự, điều này có nghĩa, không có hình thức tỉnh lược chủ thể, tiếp thể. Đồng thời, các phương tiện diễn ngôn điều biến gia tăng lịch sự xuất hiện cao, trong nghiên cứu này, ngữ liệu thống kê của chúng tôi cho thấy rằng, các hình thức điều biến lịch sự mang tính kết cấu thống nhất, ổn định, độc lập và phổbiến. Đồng thời, kết quả phân tích đối chiếu cho thấy, trong tiếng Việt, kết cấu mệnh lệnh trực tiếp, hiển ngôn qua vị từ ngôn hành:đề nghị, yêu cầu, ra lệnhkhông phổ biến trong giao tiếp hội thoại do yếu tố ngữ nghĩa, ngữ dụng mang tính chế định pháp lý cao Điều này giải thích cho lý do các mệnh lệnh trực tiếp phổ biến thường gắn với các mệnh lệnh hành chính, các nội quy, quy định, chế định công quyền, luật, v.v trong từng lĩnh vực cụ thể.
3.4 Đốichiếucáckiểukếtcấu TU ̛ O ̛ngthíchtrongkếtcấumệnhlệnhtiếngViệt dựa trên cơ sở nguồn: Kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh
Theo quan điểm của Ngôn ngữ học Tri nhận, kết cấu được coi như là những đơn vị ngữ pháp cơ bản, không những thế, các dụng năng của kết cấu được coi là tổ hợp được cấu trúc hóa nội dung ý nghĩa, như Goldberg [65] giải thích, là các mối quan hệ ngữ nghĩa liên kết sự đa dạng của kiểu quan hệ thừa kế và sự tương thích giữa các kết cấu (tuỳ vào các cấp độ) với nhau; và cũng là vấn đề được các nhà ngữ pháp kết cấu tập trung nhất: làm thế nào và tại sao, kết cấu A tương thích với kết cấu B, nhưng không tương thích với kết cấu tương tự, nhưng lại là kiểuC.
Đối chiếu các kiểu kết cấu TU O ̛ ̛ng thích trong kết cấu mệnh lệnh tiếngViệtdựa trên cơ sở nguồn: Kết cấu mệnh lệnhtiếngAnh
Bị động trong kết cấu mệnh lệnhtiếngViệt
Langacker [93] cho rằng ngữ dụng hành ngôn bao gồm các phương án được lựa chọn phù hợp với cảnh ngôn trong đó đáng kể là sự đóng góp của các chủ thể tham gia giao tiếp có kiểm soát, ý chí chủ quan - mang đặc trưng tri nhận Hiệu quả của việc sử dụng phương thức biểu đạt chủ động hay bị động hoàn toàn không mang tính khu biệt hoặc loại trừ lẫn nhau ngoại trừ yếu tố làm nổi bật, nhấn mạnh vai trò chủ thể, tác nhân hoặc hành động, chủ đề ẩn dưới hình thức, phương tiện biểu đạt Bolinger [31];
Hopper và Thompson [72]; Rice [115, 116]; Langacker [90] đếu nhất trí với quan điểm cho rằng đặc trưng ngoại động từ(transitive)càng cao thì xu hướng xuất hiện bị động trong dụng ngôn càng cao nhằm đề cao kết quả của hành động hoặc bị thể(patient)- người chịu, nhận (bị-được) tác động của hành vi và mô tả điển mẫu/ nguyên mẫu bị động qua 2 tiêu chí (xem bảng 2.5.1) nhưsau: i) Chủ thểbịtácđộng trực tiếpbởi tácnhân mang yếutốngoạivi,hoặcbênngoài.ii)Chủthểđóngvaitròngữnghĩalàbịthể,đượcbiể udiễncácthamtốbao gồm: Chủ thể (Subject), Bị thể (Affectedness) và Tham thể ngẫu nhiên (Defocusedparticipants).
Langacker [89, 90] cho rằng ba tham tố của điển mẫu bị động quan hệ mật thiết và tự động lan truyền giá trị bị động theo một trật tự và bị thể điển mẫu tham gia hấp thụ năng lượng (từ bên ngoài) gây nên sự thay đổi trạng thái Ngược lại, điển mẫu bị động sẽ mất giá trị nếu giá trị ngẫu nhiên xảy ra cao hơn hoặc ít bị ảnh hưởng trong tình huống cụ thể, điều này đã được miêu tả, phân tích và chứng minh trong trong chương1.
Ngữ liệu của chúng tôi hoặc từ các nghiên cứu phạm trù cầu khiến tiếng Việt trước đó không thể hiện và đề cập đến hình thức bị động; vì vậy, các ngữ liệu minh hoạ sau được trích dẫn từu các nguồn dữ liệu online: mạng xã hội như facebook, luatvietnam.vn;https://opus.nlpl.eu/CCMatrix-v1.php, các tạp chí, báo điện tử, v.v về các hành ngôn có chứa các phương tiện ngôn hành cầu khiến, mệnh lệnh hoặc các kết cấu mệnh lệnh hỗn hợp trong tình huống dẫn đến kết cấu mệnh lệnh có ý nghĩa bị động xảyra:
147 Công ty Chocolate hàng đầu Ýđã bị tiếp cậnbởi đối thủ cạnh tranh lớn Nestle từ Thụy Sĩ và đề nghị rằng Ferrerokhông…
Ngữ liệu từ https://opus.nlpl.eu/CCMatrix-v1.php
148.Từng là nơi tập trung những người Hoa nhập cư vào Singapore,rất ĐU ̛ợcyêu quýChinatown có sự pha trộn giữa cái mới và cái cũ, ….
Ngữ liệu từ https://opus.nlpl.eu/CCMatrix-v1.php
149.Khi một ngườibị mất máu cần được theo dõi và tiến hành thêm các bước…
Ngữ liệu trích từhttps://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/ so-cuu-khi-bi-chay-mau-nghiem-trong/
150 Khi mổ xoang, tôi liên tục bảo bác sĩ giữ cho mũi được tựnhiên….
Trích từ https://www.facebook.com/TGDLinhHuong?mibextid=PlNXYD
151.-Với lại,chấm điểmthì con mới có cái để mang về nhà khoe với bà ngoại Cô không chấm điểm, ngoại coi vở toàn la con “hậu đà hậu đậu”thôi.
Trích từhttps://tuoitre.vn/hoc-sinh-em-thich-cham-diem-em-thich-loi-khen-
Kết quả phân tích như sau:
Phát ngôn trong 147, 148 thể hiện rõ điển mẫu bị động qua bị/ được, chủ thể bị động(Subject)là Công ty Chocolate và là Chinatown vừa là bị thể(Patient)của hành động bị tiếp cận, tiếp xúc và được yêu mến, chịu tác động trực tiếp của hành động thông qua lực truyền từ một nguồn tác thể(Agentive)bên ngoài (mọi người- không cụ thể) Đây là đặc điểm tri nhận quan trọng để xác định điển mẫu bị động (thể hiện trường hợp bị động không điển mẫu do chủ thể không mang tính bị thể (không bị tác động (vật lý) cụ thể), tác thể ở đây mang tính ngẫu nhiên, không chủ ý (mọi người) diễn đạt ý nghĩa trải nghiệm và không có hiệu ứng đáng kể nào được tạo ra Bên cạnh đó, trong 147, biểu nghĩa tiếp cận hoàn toàn khác với lược đồ“Bịthể bị tác thể trực tiếp tác động”mà có vẻ chỉ liên quan đến vị trí không gian (trừu tượng) giữa hai vị trí hai tham thể trong tương tác Các biện giải và phân tích trên chỉ ra kết quả rằng: so sánh giữa kết cấu điển mẫu mệnh lệnh với kết cấu nguyên mẫu bị động như được trình bày trên cho thấy sự bất tương thích giữa hai kết cấu trong 147 và 148.
Vai trò ngữ nghĩa của chủ ngữ (ngữ pháp) trong kết cấu mệnh lệnh và của chủ ngữ trong kết cấu bị động hoàn toàn khác nhau, kết cấu điển mẫu mệnh lệnh đòi hỏi vai nghĩa chủ ngữ cũng có thể như một một tác thể trong khi đối với kết cấu điển mẫu bị động, chủ ngữ là bị thể như mô tảsau:
147 Công ty Chocolate hàng đầu Ý đã bị tiếpcận bởi đối thủ cạnh tranh lớn Nestle, từ ThụySĩ Điển mẫu
Công ty Chocolate Bị thể: chịu tác động của hành động
Tác động Bị tiếp cận Bị động
Tác nhân đối thủ cạnh tranh lớn Nestle, từ Thụy Sĩ Tác thể: thực hiện hành động và,
147 Bị thể bị động Kết cấu trong mệnh lệnh
Công ty Chocolate Bị tiếp cận - đề nghị Công ty Chocolate
Phân tích và mô tả trên cho thấy tác thể và bị thể về cơ bản là hai vai ngữ nghĩa loại trừ lẫn nhau, mức độ năng động khác nhau Theo các nghiên cứu của Croft B [45,46], chủ thể bị động với trợ động từ “to be” vốn dĩ đã được thống nhất hóa trong ý niệm sự tình, mặc dù chủ thể bị động, về mặt tri nhận cũng có thể khác nhau về mức độ động(tính động của hành vi -the degree of dynamicity), và các lập luận này thể hiện qua biểu đạt được- bị trong tiếng Việt nhằm diễn đạt không mang nghĩa chủ động.
Xét 149, ta thấy:bị mất máu cần được là minh hoạ tường minh của kết cấu nguyên mẫu mệnh lệnh, nhưng người được đưa đến bệnh viện là một bị thể(Patient),có nghĩa rằng (về vai nghĩa) chủ thể của hành động này phải là một bị thể Tuy nhiên, xét hình thức biểu đạt của mệnh lệnh, trường hợp này rõ ràng tiếp thể mệnh lệnh là tác thể (thực hiện hành động trong mệnh lệnh) được ý niệm hoá từ tiếp thể Xung đột kết cấu dẫn đến kết quả chủ thể trong 149 đóng cả hai vai nghĩa bị thể và tác thể (loại trừ lẫn nhau) dẫn đến xung đột ngay chính trong từ vựng của cả hai kết cấu, và phân tích tương tự cũng xảy ra với 151:chấm điểmthì con mới có (điều này có nghĩa rằng, khi nào cô giáo chấm, thì con mang kết quả về cho ngoại.
Tuy nhiên, với 150:Khi mổ xoang, tôi liên tục bảo bác sĩ giữ cho mũi được tự nhiên… khả năng kết hợp hai kết cấu mệnh lệnh và bị động bảo đảm tính biểu đạt ngữ nghĩa Theo quan điểm giải thích từ góc nhìn ngữ dụng của Bolinger [31] và Davies, E [52], đặc tính ý thức chủ quan và khả năng tự chủ là hai trong số những tiêu chí cấu thành của nội hàm tác thể(Agent)trong việc xác định mối liên hệ nhân quả của điển mẫu mệnh lệnh(the causality of imperative prototypes).Trong150,Khimổxoang.thểhiệnýnghĩachủthểđangđược(bị)phẩuthuật,g ần như thoát ly khỏi khả năng tựu chủ- kiểm soát, nói cách khác, không có quyền lực, vị thế trong biểu lực mệnh lệnh và đây chính là mấu chốt xung đột với điển mẫu kết cấu mệnh lệnh Tuy nhiên, dựa trên quan điểm của Panther và Thornburg [108, 109, 110], thông qua cơ chế tri nhận dưới thuật ngữ kết quả biện minh cho hành động(result for action)giải thích tính khả thi của kết cấu mệnh lệnh kết hợp với bị động bởi lẽ, ngữ cảnh biểu thị qua thông tin bổ sung trong diễn ngôntôi liên tục bảo.làm cơ sở tri nhận liên tưởng hướng đến hoán dụ hoá ý niệm (cho) chủ thể (trong kết cấu bị động) chấp nhận trở thành vai nghĩa tác thể trong kết cấu mệnh lệnh, và ý nghĩa liên tưởng(construal)này gợi lên ý nghĩa hành động (sẽ) được thực hiện bởi tiếpthể.
Từ phân tích trên, kết cấu bị động mệnh lệnh phức tạp có thể được thay đổi bằng phương tiện diễn đạt khác nhưng không làm thay đổi bản chất ngữ nghĩa, ngữ dụng- mục đích ngôn hành, qua diễn ngôn: Tôi liên tục nhắc bác sĩ giữ mũi của tôi tự nhiên khi bác sĩ đang mổ xoang cho tôi.
NgữliệutríchtừSpecialID(2013)(http:// www.opensubtitles.org)trongtínhhuốngđượcgiảithíchtườngminh,chủthể(ẩn)đượchiểu làtácthểhơn làcáchhiểutìnhhuốngngườithợcắttócvàngườinóiđangcóýđịnhđilàm(việc khác)cùngnhau,nhờcơchếhoándụtrinhậnkếtquảBIỆNGIẢIchohànhđộng.
Dướigócđộngônngữhọcvàbiệngiảikhoahọc,mộtvàithóiquen/cốtật(ideaology)đượcsảnsinht rongngônngữgiaotiếpcủangườiViệtvẫntồntạihìnhthứcđoánýbỏnghĩatronghộithoạith ườngngôn.Ýnghĩabịđộngcủabịvà ĐU ̛ợcphảnảnhmộtgócnhìnvănhoávềbiểuýtronghoànc ảnhmàcácthamthểhữutình hayvôýnhấnmạnhvàothôngtinchủquanđềcaohơnlàcútrúcvănp hạm.Và,mặcdùtươ ngđốih i ếmtr o n g vănbản,nhưngmộtvàingôndụngphổb iếnt r ongtiếngViệtcósựxuấthiệnphư ơngthứcbiểuđạttrên,chẳnghạn:
Ngữ liệu trích từhttps://vinfastauto.com/vn_vi/ xe-may-de-kho-no-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-don- gian
Diễn ngôn trong 152 không thể hiện tường minh giữa bị thể và tác thể trong chủ ngữ xe máy xăng…, ở đây ám chỉ rằng chủ ngữ không có tính chủ động và khả năng tự kiểmsoát.
Luận giải tương tự với:
153.Quý khách có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu sau khichụp hìnhxong.
Ngữ liệu trích từhttp://xnc-congan.hochiminhcity.gov.vncho thấy, chụp hình được thực hiện bởi quý kháchvề mặt cấu trúc ngữ pháp bất chấp thực tế ai đó là thợ chụp hình đã thực hiện Các phát ngôn trên thể hiện khả năng kết hợp bị động trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt và khá phổ biến trong các phương thức giao tiếp thường ngôn do thói quen diễn ý và hiểu ý hơn lời.
3.4.2 Các khả năng TU ̛ơng thích kết cấu mệnh lệnh quy chiếu thờigian 3.4.2.1 Kết cấu hoàn thành trong kết cấu mệnh lệnh tiếngViệt
Ngữ liệu của chúng tôi không thể hiện kiểu kết cấu quy chiếu thời gian trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt, tuy nhiên, sự xuất hiện của bất ký khía cạnh nào trong nghiên cứu cơ sở nguồn cũng cần thiết cho việc thực hiện đối chiếu, vì vậy chúng tôi sử dụng các ngữ liệu ngoại tuyến với nguyên tắc: xuất hiện trong giao tiếp hằng ngày và/ hoặc phổ biến dựa trên các hoạt động giao tiếp xã hội như: facebook, zalo và các phương tiện truyền thông trực tuyến (online),v.v.
Rất nhiều nhà nghiên cứu ngữ pháp, trong đó tiêu biểu có Lees [97]; Akmajian [22] đã đưa nguyên tắc cấm sử dụng động từ hoàn thành (perfect verbs) trong mệnh lệnh Tuy nhiên, xem xét thời gian và tiến trình của sự tình trong các ngữ liệu sau phù hợp với quan điểm của Bolinger [31] và Davies, E [52] khi bàn luận về kết cấu mệnh lệnh với kết cấu hoànthành:
154a.(Ta) hãy cùng ănsau khianh rửa mặt(xong)nhé.
NhữngtổhợpkếtcấumệnhlệnhítphổbiếntronghaingônngữAnh-Việt
Trong cơ sơ nghiên cứu và phân tích về các khả năng tương thích trong kết cấumệnhlệnh tiếng Anh,mặcdùítphổbiến trongkết cấumệnhlệnh,nhưngkết cấumệnh lệnh điều kiệnlànhữngkết cấu câuphứctrongđó kết cấumệnhđềthứ nhấtlàmệnh lệnh,kếtcấumênhđềthứ2là trầnthuậtqua liêntừOR/AND, như trongBecarefuloryou’ll lose your bag.(Hãycẩnthậnnếukhôngbạnsẽbịmấttúi.).
Từ góc nhìn này, chúng tôi đưa ra một số ngữ liệu minh hoạ và xem xét các tổ hợp kết cấu điều kiện với kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt như sau:
Trích từhttps://giaoducthudo.giaoducthoidai.vn/ ai-khong-nen-an-du-du-
171.Mật ong có bổ đến mấycũng chớdại ăncùng…
Trích từhttps://tienphong.vn/khong-muon-ruoc-ung-thu-thi-them-den-may- cung-nen-tranh-xa-nhung-thuc-pham-sat-thu-da-day-nay- post1522833.tpo
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
173.-Ôngnên đingay kẻo trời tốimất.
174.-Vào đóng cửa hàng thôi,khôngmẹ ra mắngchết.
Lam với biểu thức kết cấu câu ghép giả định thường được sử dụng để thực hiện hành động này:
(S2) + V k o/ (nếu) không thì S’+ V’ Trong đó:
S2: tác thể của sự tình (Sp2); - V: vị từ của sự tình;- S’: tác thể/ bị thể của sự tình giả định; - V’: vị từ của sự tình giảđịnh
Sự tình giả định cho thấy những bất lợi sẽ xảy ra nếu Sp2 không ngay lập tức thực hiện X, và đây chính là dấu hiệu đặc trưng của hành động này.
Dựa trên các luận điểm trên, các ngữ liệu minh hoạ từ 170 -174 được phân tích và lập luận như sau:
Trong tất cả các diễn ngôn trên, chủ thể chọn kết cấu mệnh lệnh điều kiện (giả định) để truyền đạt cho người nhận của mình MONG MUỐN cao độ của mình rằng tiếp thể (phải) ngừng, hoặc thực hiện hành động và đồng thời áp đặt NGHĨA VỤ mạnh mẽ đối với người nhận này phải tuân theo “lời khuyên” đó dựa trên giả định kèm theo Cơ chế ý niệm hoá Ăn tỏichớ bỏhết vỏ…vàchớ dạiăn cùng qua ngữ liệu 170, 171 trong hoạt động não bộ nhằm giúp tiếp thể tri nhận về nguy cơ gây ra rủi ro hoặc khả năng xuất hiện phản ứng tiêu cực chưa có, chưa xảy ra trong trải nghiệm nghiệm thân ở tiếp thể, cơ chế tương tự xảy ra với ý niệm Ai ơichớbỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu trong172.
Xét về hình thức, kết cấu trong các ngữ liệu từ 170 -174 phù hợp với quan điểm của Culicover [50]; Davies, E [52]; Clark, B [40] về mệnh lệnh có điều kiện với OR-AND, là mệnh lệnh chuẩn tắc, do đó,“chia sẻ hầu hết các đặc điểm củamệnh lệnh chứ không phải mệnh lệnh có điều kiện”hoặc“hoạt động giống nhưmệnh lệnh thông thường”.Dancygier và Sweetser [51] thấy rằng“thậm chí hiệuquả hơn mệnh lệnh điều kiện với AND, mệnh lệnh điều kiện với OR dường như tập trung vào biểu chức và biểu lực mệnh lệnh”qua đối sánh với ngữ liệu tiếng Anh sauđây:
175 A young woman warns an obnoxious man, who is sexually harassing her -You touch here again, and I’ll kill you (Một phụ nữ trẻ cảnh báo một người đàn ôngđáng ghét, đang quấy rối tình dục cô -Mày chạm vào một lần nữa coi, tao sẽgiết.)
Một cách tường quan, các mệnh lệnh trong 173 và 174, tạo biểu lực rất cao, thể hiện bằng sự xuất hiện của các dấu hiệu thái độ nhấn mạnh (qua ngữ âm-ngữ cảnh).
Biểu lực có thể được đo lường bằng kết quả các trị số được gán cho sáu tham tố: mong muốn, khả năng, quyền lực, chi phí, lợi ích, và nghĩa vụ với giá trị là cộng tối đa trị số đo được Nghĩa là, chủ thể phát ngôn coi hành động mệnh lệnh là biểu đạt mong muốn (cao) ngăn chặn hành vi xấu (rủi ro xảy ra trong giả định cao nếu không thực hiện), do đó có giá trị (+2), tiếp thể có khả năng thực hiện hành vi xấu (+1) trong KHẢ NĂNG, vị thế xã hội của tham thể tương đồng (tức là [0]~[+1] do không có yếu tố nào thể hiện họ có quan hệ xã hội, nghề nghiệp hoặc các quan hệ khác được đề cập đến), và hành động liên quan đến một số chi phí cho tiếp thể, một số lợi ích cho ngời nói và/hoặc tiếp thể, và một số nghĩa vụ đối với tiếp thể để tuân thủ (tức là [+1] ~[+2] về CHI PHÍ, LỢI ÍCH và NGHĨA VỤ) Kết hợp lại với nhau, tổng trị số sẽ nằm trong khoảng từ [+6] đến [+10], có nghĩa là các mệnh lệnh trong 173 và 174 nằm ở vị trí cao trong thang đo của biểu lực mệnh lệnh.
Tóm lại, một vài khả năng tương thích ít (hiếm) phổ biến trong kết cấu mệnh lệnh xuất hiện trong hai ngôn ngữ tiếng Anh -tiếng Việt Cụ thể: kết cấu mệnh lệnh (có) điều kiện là kết cấu câu phức trong đó kết cấu mệnh đề thứ nhất là mệnh lệnh, mang biểu lực cao, có hiệu lực tức thì nảy sinh trong tình huống mà tham thể mệnh lệnh không mong đợi hoặc cảnh báo nghiêm trọng.
Trong chương3, vớinhiệmvụgiảiđáphaicâuhỏi nghiêncứu(câuhỏi2và 3) và thực hiện nhiệm vụnghiêncứu đặt ra,luậnán tổng kết cácluận chứngdựatrêncứluậnlýthuyếtvàkếtquảphân tích tíchhợp đốichiếu,lậpluận,mô tả các đặc điểmtri nhận trongkết cấumệnhlệnhtiếng Việtquathaotác đốichiếu một chiềuvớicơsởnguồnlàcácđiểm tri nhậntrong kếtcấumệnh lệnh tiếngAnh,nhưsau:
1 Các tiêu chí tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng của mệnh lệnh tiếng Việt hoàn toàn đáp ứng và phù hợp với tiêu chí biểu lực tri nhận, đặc trưng kết cấu và cơ chế ý niệm hoátrong: i)Khái niệm phạm trù kết cấu mệnh lệnh trongICM; ii)Tiêu chí biểu lực tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh;iii)Tiêu chí tham thể tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếngAnh.
2 Những kết quả phân tích đối chiếu cho thấy các kiểu loại kết hợp của kết cấu trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt hoàn toàn phù hợp và tương đồng với kiểu loại kết hợp của kết cấu trong ngôn ngữ nguồn là kết cấu mệnh lệnh tiếngAnh.
3 Các kết quả nghiên cứu đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh - tiếng Việt trong chương 2 và 3 đưa đến những kết luận như sau:
Một, điển mẫu kết cấu mệnh lệnh giữa hai ngôn ngữ Anh - Việt hoàn toàntương đồng về mặt ngữ pháp tri nhận.
Hai, các kết cấu ngoại vi tương hợp với kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt có xuhướng chiếm ưu thế và phổ biến hơn trong giao tiếp thường ngôn và biểu đạt mệnh lệnh nhờ sự đa dạng của nhóm tiểu từ, phụ từ tình thái.
Ba, trong ngôn từ giao tiếp hằng ngày, các chỉ dấu lịch sự trong tương táchội thoại tiếng Việt cho thấy mối quan hệ/ vị thế giữa các tham thể tương đối rõ nét (hơn so với trong giao tiếp trong tiếng Anh) Các đặc điểm này chỉ ra sự khác biệt phi vật thể mang đậm dấu ấn văn hoá Á - Âu trong ngoại giao theo nguyên tắc đề cao tôn ti trật từ xã hội và vai vế thứ bậc trong gia đình, cộng đồng Đồng thời, hệ thống phương tiện diễn ngôn tình thái tiếng Việt phong phú về thể loại, đa màu sắc trong ngữ nghĩa, nhiều cấp độ biểu đạt tình thái là cơ sở nền tảng tạo nên ngôn ngữ giàu cảm xúc, màu sắc và ngữ điệu.
Bốn, giá trị tri nhận trong bình diện biểu đạt tình thái, ngữ dụng, và hành vingôn ngữ giữa hai ngôn ngữ không mang tính khu biệt, thậm chí tương đồng Tuy nhiên, sự linh hoạt và phong phú trong sắc thái biểu cảm của mệnh lệnh tiếng Việt có phạm vi áp dụng và tầm ảnh hưởng cao hơn, và có xu hướng giao thoa mức độ biểu lực (đặc trưng mờ nghĩa của các hành vi ngôn từ cầu khiến), điều này xảy ra trong quá trình thực hiện đối chiếu và được ghi nhận rằng, phần lớn là do các đặc trưng ngữ pháp tiếng Anh mang tính phạm trù khu biệt khắt khe hơn là các giá trị biểu đạt ngữ nghĩa.