1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận

145 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 27,92 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH «Qe VO THI DUNG 2003 | PDF | 146 Pages buihuuhanh@gmail.com TIM HIEU AN DU TIENG VIET TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ

MÃ SỐ : 5.04.08

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS HOANG DUNG

Trang 2

MỤC LỤC MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU DẪN NHAP 1.Ly do chon đề 2.Lịch sử nghiên cứu 3.Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.Những đóng góp của luận văn

§.Kết cấu của luận văn

Chương 1: ẤN DỤ - TỪ PHƯƠNG THỨC CHUYÊN NGHĨA CỦA NGÔN NGU DEN CƠ CHÉ TRI NHẬN 1.1.An dy - phuong thức chuyển nghĩa của ngôn ngữ 1.1.1.Ấn dụ từ vựng 1.1.1.1.Khái niệm và phân loại ẫn dụ từ vựng 1.1.1.2.Ân dụ từ vựng - một cái nhìn đối chiếu với tiếng Anh 1.1.2 Ấn dụ tu từ soe 23 1.12 Khái niệm

1.1.2.2.Cơ sở trơng đồng của dn dy tu từ

Trang 3

1.2.2.3.Mô hình trỉ nhận 1.2.3.Những kết luận cơ bản N DU VOI PHAM TRU CAM Xt Chương 2: 2.1.Cảm xúc và những phạm trù cảm xúc cơ bản 2.1.1.Cảm xúc và hiệu quả sinh lý của cảm xúc 2.1.1.1.Cảm xúc 3.1.1.2.Hiệu quả sinh lý của cảm xúc 2.1.2.Những phạm trù cảm xúc cơ bắn 2.2.Ân dụ tình yêu trong tiếng

3.2.1.Hình tượng tình yêu được nhân cách hó

2.2.2.Hình tượng tình yêu được xây dựng trên các hình ảnh vật thể quen thuộc 61 2.2.3.Hình tợng tình yêu được xây dựng trên mối quan hệ tác động của tình yêu đối với con người

2.2.4.Hình tượng tình yêu được xây dựng bằng năm giác quan

2.2.5.Hình tượng tình yêu được xây dựng dựa trên thuộc tính "cảm xúc

(trang thái tâm Iý-tình cảm) của tình yêu

2.3.Ân dụ trong thơ tình Xuân Diệ

Trang 5

LỜI MỞ ĐÀU

Ngôn ngữ học trí nhận với một hệ thống tiếp cận mới các hiện tượng ngôn ngữ

phù hợp đang được các nhà Việt ngữ học quan tâm Hệ phương pháp mới này đã và đang tạo ra một cách nhìn nhận mới trong việc nghiên cứu, mô tả, đi sâu hơn về bản ẩn dụ là

chất tiếng Việt Là một phương thức chuyền nghĩa quan trọng của ngôn ngi

một trong những trọng tâm chú ý của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học nói chung cũng như ngôn ngữ học tri nhận nói riêng

Luận văn này của chúng tôi góp thêm một thử nghiệm vận dụng ngôn ngữ học trỉ nhận để khảo sát, miêu tả hiện tượng ẩn dụ trong tiếng Việt

Do vấn đề còn mới mẻ, tài liệu nghiên cứu ít ỏi, năng lực và thời gian của người

thực hiện để tài có hạn, luận văn chi thực hiện ở mức độ nhất định Công trình của

chúng tôi chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót về nhiều phương diện mặc dầu chúng tôi đã hết sức cố gắng

Chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Phó Giáo sư - Tiến sĩ Hoang Ding, người thầy đã dành nhiều thời gian và công sức đề hướng dẫn chúng tơi

hồn thành luận văn Chúng tôi cũng xin cảm ơn quý thầy cô khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm, khoa Ngữ văn và Báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ cho chúng tôi những tri thức cần thiết trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn này Chúng tôi cũng xin cảm ơn thầy cô Phòng Sau đại học, các đồng nghiệp và bạn bè

thân hữu đã quan tâm, động viên, giúp đỡ chúng tôi thực hiện dé tai nay

Trang 6

DAN NHAP

1.Lý do chọn đề tài

Ấn dụ là một phương thức chuyền nghĩa phổ biến của tất cả các ngôn ngữ, là

một hiện tượng ngôn ngữ vừa thuộc Từ vựng học, vừa thuộc Phong cách học Công

việc nghiên cứu ân dụ tiếng Việt sẽ đóng góp một phần không nhỏ cho lý luận về từ

vựng và phong cách, làm cơ sở giải thích những hiện tượng ngôn ngữ tưởng như

không thể giải thích được

Chọn đề tài Từm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học trỉ nhận, một vấn đề đã được khảo sát nhiều, chúng tôi muôn khăng định lại những thành tựu của

nhiều công trình đi trước và mở rộng, đi sâu hơn về tiềm năng của phép ẩn dụ theo

quan điểm ngôn ngữ học trí nhận 2.Lịch sử nghiên cứu

Ấn dụ tiếng Việt từ lâu đã là đề tài quen thuộc của các nhà nghiên cứu Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trước đây về ân dụ tiếng Việt chủ yếu theo quan niệm có tính chất truyền thống

Trước Cách mạng Tháng Tám, Trần Trọng Kim - Bùi Kỷ - Phạm Duy Khiêm với Việt Nam văn phạm (1940) bước đầu đề cập tới ân dụ, chủ yếu là giới thiệu một cách sơ lược về phép ẩn dụ trong văn chương

Từ sau Cách mạng Tháng Tám, các công trình nghiên cứu có bàn đến ẩn dụ xuất hiện ngày càng nhiều

Tiếp cận ẩn dụ ở góc độ ngôn ngữ là các công trình về Từ vựng học, với những tác giả như Đỗ Hữu Châu (1981), Nguyễn Thiện Giáp (1985), Vũ Đức Nghiêu (1990) trong đó ẩn dụ được khảo sát như là một phương thức chuyển biến ý nghĩa của từ, một phương thức chuyên nghĩa phô biến của tắt cả các ngôn ngữ

Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu về Phong cách học Các tác giả Đinh Trọng Lac (1964, 1999, 2000), Ca Dinh Tú (1983), Nguyễn Nguyên Trứ (1976

1988), Nguyễn Thái Hòa (1997), Võ Bình (1985b), Hữu Đạt (2000) đều xác định an

Trang 7

dụ là một phương thức tu từ, có tính chất trang trí, làm cho tiếng Việt giàu hình tượng

và tràn đầy cảm xúc Tuy nhiên, trong từng thời điểm khác nhau, ở mỗi tác giả có cách gọi và đi sâu phân loại khác nhau

Đỉnh Trọng Lạc trong Giáo trình Việt ngữ - tập III - Tu tir hoc (1964) gọi ân dụ là một phương thức chuyển nghĩa, có tác dụng gợi hình, gợi cảm Tác giả chia ẩn dụ

ra thành ba loại: từ trừu tượng đến cụ thể, từ cụ thê đến cụ thể, từ cụ thể đến trừu

tượng (1964:103-111) Cách phân loại này dựa vào đặc điểm trừu tượng hay cụ thể

của hai đối tượng trong ân dụ Với cách làm này, chúng ta không thấy rõ được mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng, không làm thấy rõ tính chất mở cũng như khả

năng sinh sản vô vàn của ẩn dụ tu từ

Cù Đình Tú trong Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt (1983) nÌ

định ân dụ là "cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở của mối liên tưởng về nét tương đông giữa hai đối

tượng" (1983: 279) Tác giả nêu ra ba nhân tố dùng để liên tưởng: nhân tố văn cảnh,

nhân tố hợp logic và nhân tố thói quen thâm mỹ Ở đây, tác giả dựa trên cơ sở tương đồng phân loại ân dụ tiếng Việt ra làm năm loại: tương đồng về màu sắc, tương đồng về tính chất, tương đồng về trạng thái, tương đồng về hành động, tương đồng về cơ cấu Nhìn chung, cách phân loại này tương đối phù hợp, cho thấy khả năng sản sinh lớn lao của ân dụ tu từ Tuy thế, cách gọi về ẩn dụ tu từ của Cù Đình Tú vẫn mang nặng một cách nhìn truyền thống, chưa làm rõ các phương tiện và biện pháp tu từ

Đỉnh Trọng Lạc trên cơ sở khảo sát các giáo trình và tải liệu về Phong cách học

tiếng Việt trước đây của mình, cho ra đời 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng

Việt (2000) Theo Đinh Trọng Lạc, ẩn dụ là "sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình

tượng, dựa trên sự tương đông hay giống nhau giữa khách thê A được định danh với

Trang 8

Ngoài ra, từ năm 1969 trên tạp chí Agôn ngữ, xuất hiện nhiều bài viết ít nhiều

có đi sâu nghiên cứu về hiện tượng chuyển nghĩa ân dụ như: ~ Bước đâu tìm hiểu sắc thái tu từ của thành ngữ tiếng Liệt (Nguyễn Văn Mệnh, 1972) - Các hướng chuyên nghĩa của nhóm danh từ biểu thị tên gọi động vật (Nguyễn Thế Lich, 1987) ~ Từ so sánh đến ẩn dụ (Nguyễn Thé Lich, 1991)

Mặt khác, trong các sách xuất bản vào những năm 80 như Giữ gìn sự rong sáng

của tiếng Việt về mặt từ ngữ (1981), Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông (1986), Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á (1988) đều có

những bài nghiên cứu về sự chuyển nghĩa trong tiếng Việt Như là:

- Nghĩa của từ đa nghĩa (Nguyễn Ngọc Trâm, 1979)

~ Về tính có lý do của các đơn vị từ vựng phái sinh trong tiếng Liệt (Hoàng Văn

Hanh, 1979)

- Bước đâu tìm hiểu bản chất ngôn ngữ của cụm từ chuyển nghĩa trong tiếng

Việt (Hoàng Lai, 1981)

~ Sự chuyển nghĩa của các từ chỉ tên loài vật (Nguyễn Thế Lịch, 1986)

~ Về nhóm từ chỉ bộ phận cơ thẻ người trong tiếng Việt (Bùi Khắc Việt, 1986)

- Đặc trưng ngữ nghĩa của hiện tượng chuyển loại các đơn vị từ vựng tiếng Việt (Hà Quang Năng, 1988) 'Vào những năm 90, khi mà ngôn ngữ học trỉ nhận trên thế giớ đặc biệt là Châu Âu đang phát triển, cách tiếp cận tri nhận bây giờ đang là "mốt", thì ở Việt Nam đã rải

rác xuất hiện nhiều bài viết nghiên cứu về tiếng Việt theo phương pháp tiếp cận mới

Lý Toàn Thắng (1994) với bài Ngôn ngữ và sự tri nhận không gian đăng trên tạp

chí Ngôn ngữ, số 4, mở ra một cái nhìn mới theo quan điểm hiện đại Tác giả trình

bày mặc dầu rất sơ lược về một số vấn đề ngữ nghĩa của các từ chỉ không gian, nhưng

đã phác ra một phương hướng nghiên cứu phạm trù không gian trong tiếng Việt như: định hướng không gian, các bản đồ tri nhận không gian Qua đó, tác giả đã khái quát

Trang 9

về mô hình không gian và cách tri nhận không gian của người Việt Nam

Gần đây, trên tạp chí Ngôn ngữ, số 3 năm 2001, Lý Toàn Thắng lại cho đăng bài

Sự hình dung không gian trong ngữ nghĩa của loại từ và danh từ chỉ đơn vị Tác giả bài viết nêu lên cách thức mà người Việt dùng các loại từ để mô tả các thuộc tính

không gian của vật thể và từ đó xếp loại chúng Trên cơ sở đó có thể suy đoán về một cách thức riêng của tiếng Việt trong việc ý niệm hóa, phân loại và mô tả thế giới khách quan, một vấn đề đang được chú ý dưới ảnh hưởng của trào lưu ngôn ngữ học

trí nhận

Nguyễn Ngọc Thanh trong Kỹ yếu &hoa học trường ĐHSP thành phố Hồ Chi

it cơ chế Minh với bài Ấn dụ thời gian trong tiếng Việt (1998) khẳng định ẩn dụ là

trí nhận đi từ cụ thê đến trừu tượng Cơ chế tri nhận này cho phép ta hiểu được khái

niệm trừu tượng "/hởi gian" bằng các hình ảnh cụ thể trong thế giới khách quan

Dic biệt là các bài viết đăng trong tạp chí Agôn ngữ và công trình nghiên cứu

của Nguyễn Đức Tén:

- Ngữ nghĩa các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Ưiệt và tiếng Nga

(1989)

- Đặc trưng dân tộc của tư duy ngôn ngữ qua hiện tượng từ đồng nghĩa (1993) - Tìm hiểu đặc trưng văn hoá-dân tộc của ngôn ngữ và tư duy của người Việt (rong sự so sánh với những dân tộc khác) (2002)

Công trình 7m hiểu đặc trưng văn hoá-dân tộc của ngôn ngữ và tư duy của người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác) là kết quả của quá trình nghiên cứu, giảng dạy và hướng dẫn khoa học trong nhiều năm của tác giả Đây là

công trình khoa học được tiến hành nghiên cứu theo hướng lý thuyết tâm lý - ngôn ngữ học tộc người Những vấn đề được th hiện trong nội dung cuốn sách mang tính

thời sự và có giá trị thực tiễn Các nội dung tìm hiểu về đặc điểm dân tộc của định danh động vật, định danh thực vật, định danh bộ phận cơ thể người của người Việt có

so sánh với người Nga, Anh bước đầu khẳng định đặc điểm văn hóa - dân tộc của

người Việt Nam, khẳng định mỗi dân tộc có cách trỉ giác, định danh riêng của mình về

Trang 10

nghĩa của trường tên gọi động

ật, trường tên gọi thực vật, ngữ nghĩa của các từ chỉ bộ

phận cơ thê người đề cập đến vấn đề chuyển nghĩa của từ cũng như cách dùng biểu

trưng của một số từ Qua đó, ta thấy được đặc điểm tư duy liên tưởng của người Việt

Nam

Nhìn chung, đến nay vẫn chưa có một công trình nào mang tính toàn diện, sâu

sắc và có hệ thống về ân dụ tiếng Việt Tuy vậy, những ý kiến, nhận định ấy đều xác

dang, va do đó, có thể làm cơ sở đề nghiên cứu, triển khai vấn đề sâu sắc hơn Trên

tỉnh thần kế thừa, học tập những người đi trước, chúng tôi đã tổng hợp những tài liệu phong phú có liên quan, từ những tài liệu về ẩn dụ theo quan niệm truyền thống đến

những tài liệu viết theo quan điểm hiện đại, đi vào tìm hiểu một cách kỹ lưỡng, có hệ

thống về ân dụ tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận

3.Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Để khảo sát đề tài, chúng tôi sử dụng trực tiếp một số tư liệu chủ yếu sau:

- An Introduction to Cognitive Linguistics (F Ungerer & H.-J Schmid, 1996) - 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt (Binh Trong Lac, 2000)

~ Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt (Cù Đình Tú, 1983)

- Từ vựng học tiếng Việt (Nguyễn Thiện Giáp, 1985) - Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt (Đỗ Hữu Châu, 1981) - Từ điễn thơ tình yêu (Vĩnh Quang Lê chủ biên, 1994)

- Tập thơ tình Xuân Diệu (Kiều Văn tuyển chọn, giới thiệu, 2000)

Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

1- Phương pháp nghiên cứu liên ngành

Theo quan điểm hiện đại, ẩn dụ không chỉ là phương thức chuyển nghĩa của ngôn ngữ mà còn là một phương pháp tri nhận Do vậy, ẩn dụ có liên quan với nhiều

yếu tố về văn hóa, xã hội, lịch sử, tâm lý Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chủ

yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, tổng hợp và vận dụng những thành tựu của các khoa học liên ngành: văn học, văn hóa - xã hội học, tâm lý học vào thực

Trang 11

tiễn nghiên cứu, để có thể tìm hiểu ấn dụ một cách toàn diện, sâu sắc hơn

Bên cạnh đó, để phục vụ cho việc khảo sát cụ thể, chính xác và toàn diện, chúng

tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như: 2-Phương pháp phân tích - tổng hợp

Để đi đến một nhận xét có tính chất tông hợp, chúng tôi phải đi vào các yếu tố của ngôn ngữ, phân tích từng yếu tố một để minh xác van dé Phương pháp này có tác dụng lớn trong việc đem lại những nhận thức mới từ vấn đề nghiên cứu

3-Phương pháp so sánh

Van dung phương pháp này, người viết muốn làm rõ hơn, thuyết phục hơn về những vấn đề được đặt ra trong đề tài Ở một chừng mực nhất định, chúng tôi có đối

chiếu, so sánh với tiếng Anh để làm rõ hơn về ân dụ trong tiếng Việt, đặc biệt thấy

được đặc điểm văn hóa trong tư duy ẩn dụ của người Việt

4- Phương pháp thống kê - phân loại

Luận văn đặt vấn đề là tìm hiểu ân dụ tiếng Việt theo quan điểm hiện đại cho

nên phương pháp thống kê - phân loại được dùng để có thể có được những chứng cứ

cu thé, chính xác khi nghiên cứu, giúp cho việc trình bày vấn đề trong luận văn thêm tính thuyết phục (như thống kê phân loại ân dụ quy ước, các phạm trù cảm xúc, các ân

dụ tình yêu )

Tất nhiên, các phương pháp trên đây không phải thực hiện riêng lẻ, biệt lập mà phối hợp với nhau trong suốt quá trình nghiên cứu, giải quyết những vấn đề mà luận van dé ra

4.Những đóng góp của luận văn

Thực hiện đề tài Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận,

chúng tôi không có tham vọng khảo sát và lý giải đầy đủ mọi vấn đề về ẩn dụ tiếng

'Việt theo quan điểm hiện đại, mà chỉ hy vọng tìm hiểu thấu đáo một số vấn đề về ân

dụ tiếng Việt, giúp khăng định tiềm năng của phép ân dụ, góp một cái nhìn mới về ân dụ tiếng Việt Bao gồm:

Trang 12

và ân dụ tu từ) từ các công trình đi trước (có chú ý so sánh - đối chiếu với tiếng Anh) 2-Xác định ân dụ là một cơ chế trì nhận đi từ cụ thể đến trừu tượng, cho phép ta

hiểu được logic của các khái niệm trừu tượng bằng logic của các khái niệm cụ thể

(trên cứ liệu tiếng Việt, có đối chiếu với tiếng Anh)

3-Vận dụng cơ chế trì nhận và sự quy ước hóa của ẩn dụ để khảo sát phạm trù cảm xúc, đặc biệt di sâu tìm hiểu ẩn dụ tình yêu trong tiếng Việt và trong thơ tình Xuân Diệu

§5.Kết cấu của luận văn

Ngồi phần dẫn nhập, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm hai chương, tập trung vào các vấn đề sau:

Trong chương một, luận văn chủ yếu tập trung vào hai vấn đề cơ bản: ân dụ là một phương thức chuyền nghĩa quan trọng của tất cả các ngôn ngữ, đồng thời ân dụ

còn là một cơ chế tri nhận

Trước hết, luận văn khảo sát ân dụ từ vựng và ân dụ tu từ tiếng Việt trên cơ sở

hệ thống hóa từ kết quả của những công trình đi trước theo quan điểm truyền thống; đồng thời mở rộng, đi sâu về ân dụ ngôn ngữ theo quan điểm hiện đại, làm rõ sự quy

ước hóa ẩn dụ Trên cơ sở đó, luận văn khẳng định ẩn dụ là một phương thức chuyển

nghĩa quan trọng của tiếng Việt và của các ngôn ngữ

Đổ làm rõ cơ chế trì nhận của ẩn dụ, luận văn tập trung khảo sát đi từ ẩn dụ khái niệm đến mô hình tri nhận Trước hết, ẩn dụ là một hiện tượng thuộc khái niệm Các

khái ni

phản ánh kết quả tri nhận của chúng ta về thế giới, về các mối quan hệ trong xã hội Nó chỉ phối suy nghĩ của chúng ta không chỉ là các vấn đề thuộc về kha năng hiểu biết (tr duy) mà còn tác động đến hoạt động hàng ngày của chúng ta Do vậy, trong suy nghĩ và hành động, hệ thống khái niệm thông thường về cơ bản đã

mang tính ẩn dụ; có nghĩa là, cách chúng ta nghĩ, cách chúng ta hiểu về thế giới và những gì chúng ta làm hàng ngày đều có liên quan đến ẩn dụ, trong đó, ngôn ngữ là

Trang 13

trúc từ mô hình nguồn vào mô hình đích Trong đó, mô hình đích được thể hiện qua

các khái niệm trừu tượng, còn mô hình nguồn thê hiện qua các khái niệm cụ thê Đây là cơ chế hoạt động của tư duy, một cơ chế tri nhận đi từ cụ thê đến trừu tượng, dùng chính cái cụ thê đề giải thích, nắm bắt cái trừu tượng Luận văn đã đi vào mô hình tri

nhận #ý /é và mô hình tri nhận ý tưởng để chứng minh cho cơ chế tri nhận này

Trên cơ sở phương thức chuyển nghĩa ân dụ và cơ chế tri nhận của ân dụ, trong

chương hai, luận văn đi vào Phạm frà cảm xúc Luận văn xác định hiệu quả sinh lý

của cảm xúc thay thế cho cảm xúc và làm rõ mối quan hệ tác động giữa hoán dụ và ân

dụ, xác định các phạm trù cảm xúc cơ bản Trong đó, luận văn tập trung vào phạm tri Tình yêu, một phạm trù cảm xúc trừu tượng tích cực để làm rõ cơ chế tri nhận của ẩn dụ và qua đó thấy được tư duy ngôn ngữ ẩn dụ của người Việt Nam

Cuối cùng, tìm hiểu ẩn dự trong thơ tình Xuân Diệu, luận văn chủ yếu khảo sát

chất liệu, nguồn cảm hứng để tạo ra những hình ảnh ân dụ Qua tìm hiểu các hình ảnh

ân dụ là thế giới nội tâm con ngưi các hiện tượng tự nhiên, là thế giới thực vật, thế

in văn muốn chứng minh một cách tương đối đầy đủ và cụ thể

cơ chế tri nhận của ân dụ, cho phép ta hiểu được logic của những khái niệm tri tượng thông qua logic của những khái niệm có tính chất cụ thể tìm thấy trong thơ

Xuân Diệu, nhà thơ tiêu biêu của phong trào thơ mới Việt Nam

Trang 14

Chương 1: ẤN DỤ - TỪ PHƯƠNG THỨC CHUYÊN NGHĨA

CỦA NGÔN NGỮ ĐÉN CƠ CHÉ TRI NHẬN 1.1.Ấn dụ - phương thức chuyển nghĩa của ngôn ngữ

Như chúng ta đều biết ân dụ là phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong tất cả

các ngôn ngữ Đó là phép sử dụng từ ngữ ở nghĩa chuyển dựa trên cơ sở tương đồng giữa một thuộc tính nào đó của cái dùng để nói và cái muốn nói Nói cách khác, ẩn dụ

là sự chuyên đôi tên gọi giữa hai sự vật có mối quan hệ tương đồng

Ân dụ không chỉ là biện pháp làm giảu từ vựng mà còn làm cho nghĩa từ ngày

càng đa dạng, tỉnh tế không chỉ trong hệ thống ngôn ngữ, trong văn chương mà cả

trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của chúng ta 1.1.1.Ấn dụ từ vựng

1.1.1.1.Khái niệm và phân loại an dự từ vựng

Ân dụ từ vựng mang tính xã hội - có định, được mọi người hiểu và sử dụng, nằm

trong hệ thống ngôn ngữ

Dựa trên cơ chế chuyển nghĩa chung của ẩn dụ, Đỗ Hữu Châu trong Từ vựng -

ngữ nghĩa tiếng Việt (1981: 134, 135), đã quy các ân dụ về những phạm trù nhất

định Có các loại:

- Ấn dụ hình thức: là những ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật như: mũi dao, mũi thuyên, mũi đất, cảnh đông, chân bàn, chân núi

- Ấn dụ vị trí: là những ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật

như: ruột bút, lòng sông, đâu làng, ngọn núi

- An dụ cách thức: là những ân dụ dựa vào sự giống nhau về cách thức thực

hiện giữa hai hoạt động, hiện tượng như: cắt hộ khẩu, nắm tư tưởng

- An dụ chức năng: là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về chức năng của các sự vật như: bến xe, bến tàu, bến sông, bến đò (giống ở chức năng đầu mối giao

thông)

Trang 15

- An dụ kết quả: là những ân dụ dựa vào sự giống nhau về tác động của các sự

vật đối với con người như: ấn tượng nặng nễ, lời nói ngọt ngào, giọng chua chát, màu

xanh rất nhẹ, hát rất êm

Nguyễn Thiện Giáp trong Từ vựng học tiéng Viét (1998: 163, 164) đưa ra 8 kiểu ẩn dụ

- An dụ có sự giống nhau về hình thức: mũi thuyên, mũi dao, mũi kim, răng bừa, răng lược, miệng hồ, lá phổi

k «cw oi 3 màn sắc: mỏi › si mau ed: ›

- Ấn dụ có sự giống nhau về màu sắc: màu lo, mau da trời, màu cánh sen, màu rêu, mầu co udy mau cit ngua

- Ấn dụ có sự giống nhau về chức năng: đèn dâu, đèn điện

- An dụ có sự giống nhau về một thuộc tính, tính chất nào đó: rình cám khô,

lời nói khô, ý nghĩ chua chát, ý nghĩ đẳng cay:

- Ấn dụ có sự giống nhau về một đặc điểm, một vẻ bề ngoài nào đó: Chí

Phèo, Thị Nở, Tây Thị, Tống Ngọc, Hoạn Thư, Otenlô

- Ấn dụ từ cụ thể đến trừu tượng: nắm ngoại ngữ, nắm tình hình, năm bài, lửa

căm thù sôi sục

- Chuyển tên các con vật thành con người: con chó con của mẹ, ấy là con rắn

độc, con họa mi của anh, con mèo của em

- Chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật hoặc hiện tượng khác (loại ấn

dụ này thường được coi là hiện tượng nhân cách hóa): /hởi gian di, con tàu chạy, gid gdo thét,

Đỉnh Trọng Lạc (2000: 53, 54), căn cứ vào từ loại và vào chức năng của từ ẩn dụ, chia ẩn dụ từ vựng ra làm hai loại: ẩn dụ định danh và an dy tri nhận Theo ông:

- Ấn dụ định danh là một thủ pháp có tính chất thuần túy kỹ thuật dùng dé cung

cấp những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ vựng cũ Ví dụ: đầu làng, chân trời, tay ghế, cổ lọ, má phanh là những ân dụ từ vựng xuất hiện do kết quả của việc thay thế

một tên gọi này bằng một tên gọi khác có hình thức đồng âm Loại ẩn dụ từ vựng này

Trang 16

sắc thái nghĩa Nó không tác động vào trực giác để gợi mở mà tác động vào cách nhìn để chỉ xuất

~ Trái lai, in dụ tri nhận nảy sinh do kết quả của việc làm biến chuyển khả năng kết hợp của những từ chỉ dấu hiệu khi làm thay đổi ý nghĩa của chúng từ cụ thể đến trừu tượng Ví dụ: Những tính từ như: giá lạnh, mơn mởn, hiền hỏa vỗn có những ý nghĩa cụ thê và thường kết hợp với những danh từ như: băng ứuyết giá lạnh, cây lá

mơn mớn, con người hiền hỏa nay được ẫn dụ hóa được dùng với nghĩa trừu tượng

và có khả năng kết hợp với cả những từ trừu tượng như: ¿âm hôn giá lạnh, tuổi xuân mơn mởn, dòng sông hiền hòa Cả những động từ cũng có thể được ẩn dụ hóa theo cách này: ¿âm hôn bay bồng, cuộc sống lênh đênh, lịch sử sang trang, thời gian trả

lời loại dn du nay là nguồn tạo nên hiện tượng đa nghĩa 'Theo chúng tôi, cách phân loại của Đinh Trọng Lạc là một sự tiếp cận quan điểm dựa theo kinh nghiệm sống, mở rộng tiềm năng về phép ân dụ (hay còn gọi là ân dụ lệm, sự hóa) Điều quan tâm của chúng tôi ở đây về ân dụ từ vựng không phải ở khái

phân loại mà là ở cơ cấu, sự quy ước hóa về phép ẩn dụ

1.1.1.2.Ấn dụ từ vựng - một cái nhìn đối chiếu với tiếng Anh

Trong ngôn ngữ, sự chuyên nghĩa từ vựng thường là sự chuyên nghĩa trên cơ cấu quy ước xã hội Tìm hiểu cơ cấu quy ước hóa về phép ẩn dụ là đi sâu, mở rộng tiềm

có đôi

năng của phép ẩn dụ Khảo sát các hiện tượng ẩn dụ từ vựng trong tiếng Việ

chiếu với tiếng Anh, bước đầu thấy được cách tri nhận của người Việt khi quy ước

hóa sự vật, hiện tượng, thấy được lối tư duy ngôn ngữ riêng của người Việt Nam Tắt nhiên không thê đối chiếu gấr cá những hiện tượng ân dụ từ vựng trong tiếng 'Việt và trong tiếng Anh Một nhiệm vụ như thế là quá sức của người viết Luận văn

chỉ có thể tiến hành đối chiếu một số hiện tượng ân dụ nào đó mà thôi

Trước hết xin khảo sát về những ân dụ liên quan đến từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể con người Trong ngôn ngữ, các từ như đẩu, mắt, mũi, miệng, mặt, răng, môi, fay, bụng xuất hiện sớm, dùng đề gọi tên các bộ phận cơ thê người, giúp con người

phân biệt được từng bộ phận của cơ thể và qua nội dung, ý nghĩa riêng của từng từ,

xác định được hình dáng, vị trí, chức năng của từng bộ phận cơ thể Ví như từ đẩu

Trang 17

phần trên cùng, trước hết của cơ thể người, nơi chứa bộ óc và giác quan Từ mới: bộ phận nhô lên ở giữa mặt, có hình dáng nhọn, là cơ quan dùng để thở và ngửi Từ chân: bộ phận cuối cùng của cơ thể dùng để đi đứng

Người ta dựa vào những nét nghĩa cơ bản này để phát triển hàng loạt các từ, gọi

tên hàng loạt sự vật khi chúng có cùng một nét nghĩa nào đó Các từ đâu, chân, mũi,

chẳng hạn Dựa trên nét nghĩa vị trí phần trên cùng của từ đầu đề chỉ vật: đâu rủ, đầu giường, đầu hàng, đầu máy bay, đâu sông ; dựa trên nét nghĩa vị trí cuối cùng của từ

chân đề chỉ bộ phận dưới cùng của vật: chân đèn, chân giường, chân tường, chân núi, chân đồi, chân bàn ; dựa trên nét nghĩa về hình dáng và vị trí của bộ phận nhô lên

giữa mặt, nhọn của từ øữi đề chỉ bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của vật: mi

tên, mũi kéo, mũi dùi, mũi khoan

Nếu đi sâu hơn, ta sẽ thấy từ nghĩa cơ bản sẽ tạo ra nhiều nghĩa phái sinh khác

vị trí trên hết, trước hết" của từ đẩu thường kèm theo sắc thái "vị trí

nữa Ví dụ: nghĩ:

danh dự", "vị trí điều khiển, lãnh dao": dig dau, dau đảng, đầu đàn

„ đầu sông Nếu dựa vào thuộc tính về chức năng điều cùng": đầu làng, đâu di

khiển của bộ óc có thể phát sinh nghĩa "trí tuệ, ý chí": đầu óc, cứng đầu Các nghĩa

phái sinh của từ đâu có được là kết quả của một quá trình chuyển nghĩa ân dụ

Thống kê các ân dụ liên quan đến các bộ phận cơ thể người và phân loại căn cứ vào tính chất của sự giống nhau giữa bộ phận cơ thê người và sự vật, ta có:

- Giống nhau về hình thức: mũi thuyên, mũi súng, mũi dao, mũi đùi, mũi đất,

răng bừa, răng cưa, răng lược, mắt khóm, mắt na, miệng hồ, miệng hang, miệng hâm, tai ẩm, tai cối xay, cô chai, cổ lo Loại in dy này rất nhiều

trí, chức năng: đâu tú, đâu giường, đâu súng, đầu làng, đầu - Giống nhau về

sông, chân bàn, chân ghế, chân giường, mép bàn, mép giường, đít vại, đít cốc, đít ly, đít tủ, đít bàn, lòng suối, lòng sông, lòng chậu, lòng chảo Loại ân dụ này có số lượng tương đối lớn

- Giống nhau về một đặc điểm, một thuộc tính, tính chất nào đó: /ỏng lang dạ thú, ruột đau như cắt, nóng ruột, cứng cô, cười cổ, tiền lưng, lưng vốn, cứng đầu,

đau đầu, mặt nội dung, mặt tiêu cực, thưa mắt, mắt cáo, mũi quân, mũi tiến công

Trang 18

loại ân dụ này ít hơn

Sau đây là bảng danh sách ví dụ của những ẩn dụ liên quan đến những phần trên của cơ thể người trong tiếng Việt:

Đâu - Đầu tủ, đầu máy bay, đầu giường, đầu súng, đầu nằm

- Đâu làng, đầu sóng, đầu hàng, đầu trang, đầu bản

- Đâu dây, đầu cầu, đẫu đĩa

- Tập đâu, trang đâu, hàng ghế đầu, lần đầu

- Đầu bò, đầu trâu, đầu lợn, cứng đầu, to đầu, đầu óc

Mặt - Mặt bàn, mặt ghế, mặt đất, mặt vải, mặt nước, mặt sông

Trang 19

~ Mặt tiền, mặt trước, mặt sau, mặt trong, mặt ngoài ~ Một mặt, mặt nội dung, mặt hình thức, mặt tiêu cực

~ Ngượng mặt, rát mặt, lên mặt

Mắt - Mắt tre, mắt khoai tây, mắt khóm, mắt dứa, mắt na - Mat lưới, mắt cáo, mắt võng, thưa mắt

Mũi ~ Mũi tên, mũi kéo, mũi dao, mũi dài, mũi giày, mũi súng - Mũi chỉ, mũi kim

- Mũi Cà mau, mũi đất - Mũi tiến công, mũi quân

Miệng - Miệng hang, miệng hố, miệng hầm, miệng bình, miệng chén,

miệng giếng, miệng túi, miệng ly, miệng tách

Má - Má súng, má phanh

Răng - Răng lược, răng bừa, răng cưa

Tai - Tai ấm, tai cối xay, tai chén, tai đội, tai bát - Tai mắt, tai to mặt lớn Mép - Mép vải, mép bàn, mép giường, mép ghế Cổ - Cổ chai, cổ lọ, cổ chày, cổ đất - Cứng cổ, cưỡi cổ

Vai - Vai lo, vai cày, vai kiệu

- Vai chinh, vai phu

- Vai vế, vai trên, vai dưới, vai chị, vai ông

- Tay bánh, tay cằm, tay chèo, tay đòn, tay Idi, tay quay

Tay

Ân dụ trong các ngôn ngữ khác liên quan đến các bộ phận cơ thê người cũng rất nhiều và rất phô biến Trong tiếng Anh, người ta đã thống kê được rất nhiều ân dụ như

Trang 20

thế Sau đây là bảng danh sách ví dụ thu thập từ Wilkinson (1993) (dẫn theo Ungerer & Schmid, 1996: 117),

Head - of department (ditng ddu cuc, sở), of government (đứng đâu (đầu) chính phủ), of a page (đầu trang), of a queue (đầu của hàng), of a

flower (ddu hoa), of stairs (ddu cẩu thang), of a bed (đầu

giường)

Face ~ of a mountain (mặt núi), of a building (mặt riển ngôi nhà), of a

(mat) watch (mat déng hé)

Eye - of a potato (mất khoai tây), of a needle (mdt kim), of a (mat) hurricane (mdt bao), of a butterfly (mdt budém), in a flower (mắt

trong hoa)

Mouth - of a cup (migng 16), of a tunnel (miéng hdm), of a cave (miệng

(miệng) _ | hang), ofa river (miệng sông)

Lips - of a cup (môi cốc), of a jup (môi bình), of a crater (môi núi (môi) lita), of a plate (méi dia)

Nose - of an aircraft (mili may bay), of a tool (mũi một dựng cụ), of a (mũi) gun (mũi súng)

Neck ~ of land (cổ đất), bottle-neck (cổ chai ), of the woods

(cổ)

Trang 21

Shoulder |_ - of a mountain (vai mái), of a bottle (vai ciéa cdi chai), of a road (vai) (vai đường)

Arm - of a chair (cánh ray ghế), of a tree (cánh tay của cây), of a (cánh tay) | record player (tay máy quay đĩa)

Hands - of a watch (tay của đẳng hô), of an altimeter (tay ciia déng hd

(tay) đo độ cao), oŸ a spectometer (tay đẳng hỗ của máy đo quang phổ)

So sánh hai danh sách ân dụ của tiếng Việt và tiếng Anh liên quan đến các bộ phận cơ thê người, ta thấy rất rõ một điều là khi quy ước hóa sự vật, hiện tượng cách

tri nhận của người Anh và người Việt Nam khơng hồn tồn giống nhau trong sự biểu đạt ngôn ngữ Vi du:

Tiéng Anh: Tiếng Việt:

- Miệng sông - Cửa sông

- Mắt kim - Lỗ kim

- Vai đường - Lễ đường

~ Môi núi lửa ~ Miệng núi lửa

- Tay cây - Cành cây

Thực chất của phép ẩn dụ chính là việc dùng tên gọi của sự vật này đề biều hiện sự vật khác dựa trên cơ chế tư duy và ngôn ngữ dân tộc Cơ chế tư duy này gắn bó chặt chẽ với truyền thống văn hóa của người bản ngữ Vì vậy, nói tới ân dụ không thé không nói tới mối quan hệ giữa đặc trưng văn hóa và ngôn ngữ Chẳng hạn, nếu ta

đem so sánh cách ân dụ trong tiếng Việt và tiếng Anh, ta sẽ thấy có sự khác nhau rất

Trang 22

rõ, đặc biệt là trong thành ngữ những mưu chước quỷ quyệt của kẻ khác móng tay nhọn

NỘI DUNG ẨN DỤ TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH

- Thong minh Sáng da Cái đầu tốt - Ghen Hoan Th Othello - Chết Châu trời, đi đứt, | Đá cái thúng

quy tiên,

- Làm những chuyện khó khăn mà | Mò kim đáy biển | Lấy máu ra khỏi

không thể đem lại kết quá hòn đá

- Dùng mưu cao sâu hơn để trị lại | Vỏ quýt dày có Kim cương cắt kim cương

- Nhân làm việc này kết hợp làm thêm nhiễu việc khác nữa

Một công đôi việc Giết hai con chỉm bằng một cục đá

- Việc làm vô ích chẳng mầy may tác | Đàn gẩy tai trâu _ | Vãi ngọc trước

động đến tâm tư tình cảm của người bây lợn

tiếp thu

- Làm ra vẻ nhân nghĩa để che đậy |Giả nhân giả | Sói đội lốtcừu

Trang 23

1.1.2 An du tu tir

1.1.2.1.Khéi niệm

Khác với ân dụ từ vựng, là loại ân dụ chết, trong đó tính chất biểu cảm không

còn đầy đủ sức mạnh, mà đã mòn đi, và nhập vào vốn biểu đạt chung của cộng đồng,

ẩn dụ tu từ có tính chất cá nhân, độc đáo, thuộc về cái mà F de Saussure gọi là lởi nói

(parole), trong sự đối lập với ngôn ngữ (langue) Chính vì vậy, an dụ tu từ có tính chất

lâm thời trong khi ẩn dụ từ vựng có tính cố định Và cũng chính vì vậy mà ẩn dụ tu từ

tương đối lệ thuộc vào tình huống nhiều hơn ân dụ từ vựng Do đó, từ lâu người ta đã xác định ẩn dụ từ vựng là đối tượng của từ vựng học, trong khi ẩn dụ tu từ là đối

tượng của phong cách học

1.1.2.2.Cơ sở tương đồng của ẩn dụ tu từ

Theo Củ Đình Tú trong Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt (1983

280, 281), ân dụ tu từ được xây dựng dựa trên các cơ sở tương đồng sau: tương đồng

ính chất, hành động, trạng thái, màu sắc

- Tương đồng về cơ cấu:

Ví dụ: Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rang khác giống nhưng chung một giàn

(Ca dao)

Câu ca dao được cấu tạo trên cơ sở tương đồng về mặt cơ cấu Mộ giàn, người

ta thường làm giàn để cho các loại cây bầu, bí leo chung Nó có cơ cấu như một xã

hội (dân tộc) trong đó có nhiều con người (khác nhau về nguồn gốc, tính chất ) cing

chung séng M6t gidn biểu thị xã hội (dân tộc) và bẩu, b biểu thị con người sống

trong xã hội đó phải biết yêu thương, đàm bọc nhau

- Tương đồng về tính chất:

Ví dụ Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông dường nào

Chỉ có biển mới biết

Trang 24

Thuyền di đâu vẻ đâu (Xuân Quỳnh)

Thuyền và biển trong đoạn thơ này không còn được hiểu với nghĩa vốn có của

nó nữa mà với sự gắn bó, quan hệ khăng khít giữa hai sự vật shuyén, bién: thuyền di động khắp nơi trên biển cả mênh mông sóng vỗ, đó chính là hình ảnh, tâm trạng của

đôi trai gái yêu nhau tha thiết, sâu đậm (yêu thương, thông cảm ) Đoạn thơ được cấu

tạo trên cơ sở tương đồng về tính chất: thuyền biểu thị người con trai, bến biểu thị người con gái Nói về (huyền mà không phải là thuyền, về biển mà không phải là biển

là như vậy

- Tương đồng về hành động:

Ví dụ Tò vò mày nuôi con nhộn Mai sau nó lớn nó quên nhau đi

(Ca dao)

Ta thấy hai đối tượng Tò vò, nhện có hành động giống nhau nhằm nói về mối

quan hệ của con người trong xã hội: không nhớ ơn người đã cưu mang mình Như

vậy, câu ca dao được cấu tạo theo quan hệ liên tưởng giống nhau về hành động - Tương đồng về trạng thái:

Vidu: Ngôi sao ấy lặn hóa bình minh

(Tố Hữu)

Ngôi sao lặn và Bác Hồ qua đời có trạng thái như nhau (không còn), sao lặn biểu

thị Bác Hồ từ trần Bác ra đi nhưng để lại cho chúng ta một thời đại mới, một thế hệ

mới

- Tương đồng về màu sắc

Ví dụ Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

(Nguyễn Du)

Trang 25

nói đến hoa lựu

Các ví dụ trên cho thấy, cơ sở của ân dụ tu từ là mối liên tưởng tương đồng giữa

hai đối tượng (giống nhau ở một nét nghĩa nào đó) và ẩn dụ tu từ chính là sự sáng tạo

nghệ thuật của cá nhân, có giá trị lâm thời, buông các văn cảnh trên thì thuyén, biển,

bau, bi, t6 v6, con nhện trở về với nghĩa thực vôn có của nó

Nói đến ân dụ tu từ người ta thường minh họa bằng những câu thơ trữ tình, bóng bẩy, sinh động Đúng là thơ trữ tình thật sự là "vương quốc của các ấn dụ" Nhung

đừng nghĩ rằng chỉ có trong thơ ca mới có ẩn dụ Ân dụ có thể dùng trong ngôn ngữ

'Hồ Chí Minh)

chính luận: "Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển mát

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng gặp nhiều cách nói ân dụ Chẳng hạn,

người mẹ nựng con: cứn con, (hỏ con, gà con, chó bông của mẹ; và cũng người mẹ

đó, khi giận dữ quát mắng con: đồ qwj sứ, tên trời đánh Chồng âu yếm gọi vợ: nàng tiên, bà hoàng, con mèo, bỏ câu, hoa hông của anh Hay những cách nói: giọng nói

ấm áp, câu chuyện nhạt nhèo, thời gian trả lời, dòng sông hát

Rõ ràng, trong cuộc sống hàng ngày đầy dẫy sự diễn đạt ân dụ Như vậy, an du

không bị giới hạn trong ngôn ngữ văn chương Nó đóng một vai trò quan trọng trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta

Luận văn này không có ý định khảo sát chỉ tiết về khái niệm, cấu tạo, phân loại

ẩn dụ tu từ, mà chỉ dừng lại ở dạng khái quát chung Điều quan tâm ở đây là quan

điểm tri nhận về ân dụ - phương thức tu từ của ngôn ngữ

1.1.2.3.Quan điểm trí nhận về ẩn dụ - phương thức tu từ của ngôn ngữ

Qua thơ văn và qua những lời nói sinh động hàng ngày, chúng ta thấy rằng từ

ngữ thường được dùng với nghĩa hình tượng Ngay cả các em bé cũng có khuynh

hướng sử dụng ngôn ngữ hình tượng (bóng bây, giàu hình ảnh) Khi được yêu cầu mô tả một kiểu tóc của người Mỹ gốc Phi, em bé viết: "Có nhiều con rắn bò ra ngoài

đều" Hay là những cách nói giàu hình ảnh ở các em: Aát cá lại mọc ở cổ chân người,

Ruột gà lại nằm trong chiếc bút máy của em, Giọt nước chẳng có môm lại biết ăn

chân chúng mình được, Quyển sách ta xem lại mọc ra cái gáy:

Việc nghiên cứu ngôn ngữ hình tượng đã diễn ra trong một thời gian dài và

Trang 26

thuộc phạm vi riêng của các nhà nghiên cứu văn chương hay ngôn ngữ có quan tâm

đến phép tu từ hoặc phong cách câu văn Ở đây, theo quan điểm hiện đại về vi:

nghiên cứu ngôn ngữ hình tượng, chúng ta nên bắt đầu với cuộc thảo luận nhỏ về

ngôn ngữ qua một vài câu văn mẫu Khảo sát các trường hợp của từ xuân trong những câu sau:

a- Mùa xuân là tết trằng cây

Làm cho đắt nước càng ngày càng xuân

(Hồ Chủ Tịch)

b- Xuân này kháng chiến đã năm xuân

(Hồ Chủ Tịch)

c- Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán So với ông Bành vẫn thiếu niên

(Hồ Chủ Tịch)

d- Ngày xuân em hãy còn đài Xót tinh mau mii thay Idi nước non

(Nguyễn Du)

e- Ôi những nàng xuân rất dịu dàng Hát câu quan họ chuyến đò ngang

(Tố Hữu)

†- Xuân ơi xuân, em mới đến dăm năm

Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội

(Tố Hữu)

ta thấy rằng xuất phát từ nghĩa cơ bản của từ xuân chỉ mùa đứng đầu trong năm từ tháng giêng đến tháng ba, thời tiết mát mẻ, trăm hoa đua nở, vạn vật tràn đây sức sống , chúng ta không khó khăn gì khi giải thích trường hợp dau "Mia xudn Ia tét trông cây" Nhưng những trường hợp còn lại khó khăn hơn do chúng có liên quan đến

Trang 27

phép tu từ dùng trong từ xuân

Nhìn vào ví dụ (a, b, c, d) ta thấy nghĩa của từ xuân đã được chuyên đổi, không

còn có nghĩa ban đầu "ch mùa đầu của năm" Ví dụ (a) "Làm cho đất nước càng ngày"

cảng xuân" là làm cho đất nước càng ngày càng tươi đẹp Ví dụ (b) "xuân này kháng

chiến đã năm xuân" là kháng chiến đã được 5 năm Ví dụ (c, d) từ xuân chỉ tuổi trẻ,

sức trẻ Nghĩa của từ xwân trong các ví dụ trên đều gắn với nghĩa "năm, tháng", "tuổi

trẻ, sức trẻ" được xem là nghĩa mới, nghĩa phái sinh của từ, nói cách khác, đã được

cố định lại và đi vào ngôn ngữ (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, 1988)

Trong ví dụ (e, f) nghĩa của từ xuân di xa hơn, đã chuyển sang một phạm trù khác Ví dụ (e) nàng xuân chỉ cô gái mới lớn, tươi trẻ tràn đầy sức sống từ phạm tri "thé gid tự nhiên" chuyển sang phạm trù con người Nhưng dẫu sao nghĩa chuyển

này ta vẫn có thể dễ dàng hiểu được do chúng có liên hệ trực tiếp đến nghĩa gốc của từ

(tràn đầy sức sống) Riêng ví dụ (f) nghĩa của từ xwâø chỉ chủ nghĩa xã hội Người

đọc khó có thể chấp nhận và giải thích nó khi không nắm được văn cảnh cụ thể của

hai câu thơ nằm trong bài AZùz rhư mới của Tố Hữu Tách khỏi văn cảnh, nghĩa "chứ nghĩa xã hội" của từ xuân hoàn toàn mắt đi

Theo quan điểm của I A Richards (1936) va Max Black (1962, 1993) (dan theo

Ungerer & Schmid 1996:116): "diéw cot niy ctia phép dn du nam ở sự tương tác giữa

cách diễn đạt có tính ẩn dụ và cái ngữ cảnh trong đó cách diễn đạt ấy được sử dụng”

Trong ví dụ (f, sự tác động qua lại có thể được mô tả như là một sự mâu thuẫn về ngữ nghĩa hoặc là sự phân biệt rõ ràng ở phạm trù "mùz xuân" và ngữ cảnh xây

dựng chủ nghĩa xã hội Hiểu theo một cách nào đó, điều này dẫn đến kết quả của sự

diễn đạt: Xuân ơi xuân như là chủ nghĩa xã hội

Rõ ràng, khi tiếp cận với phép ẩn dụ tu từ, người tiếp nhận văn bản phải ding năng lực liên tưởng để quy chiếu giữa các yếu tố hiện diện trên văn bản với các sự vật hiện tượng tồn tại ngoài văn bản Điều này sẽ được sáng tỏ hơn khi ta tìm hiểu từ

mưa trong những câu thơ của Nguyễn Du:

a- Tiếng mau sdm sập như trời đồ mưa

Trang 28

c- Hat mira sd nghi phén hen

d- Cũng liều một giọt mưa rào

JMưa trong ví dụ (a) được dùng với nghĩa đen: nước kết lại trong mây rồi mưa

xuống Nhưng trong ví dụ (b, c, đ) nghĩa của từ mz là nghĩa mới (nghĩa ân dụ) trong

văn cảnh tác phâm của Nguyễn Du Ö#ưø (ví dụ b) chỉ nước mắt của nàng Kiều Còn

hạt mưa (ví dụ ©), giọt mưa (ví dụ d) chỉ thân phận người con gái, cụ thể là Thúy

Kiều Khi đọc câu "Vật mình vẫy gió tuôn mưa" người ta nghĩ ngay đến thành ngữ

"khóc như mưa" Đọc câu "Hại mưa só nghĩ phận hèn" cũng như "cũng liều một giot mua rao" ta liên tưởng đến những câu ca dao quen thuộc (7iân em như hạt mưa sa )

Chính những múi liên tưởng gián tiếp trên đã giúp ta hiểu được nghĩa mới của từ An dụ tu từ trong tiếng Việt rất đa dạng và phong phú Người Việt Nam có bao: nhiêu mối liên tưởng thì cũng có thê có bấy nhiêu ẩn dụ Việt Nam là nước có nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, trồng trọt và chăn nuôi phát triển sớm Đặc điểm địa lý

Việt Nam có nhiều sông ngòi, kênh rạch lại thêm bờ biển dài Vì vậy, người Việt Nam

có môi trường và môi sinh gắn liền với sông nước, cây cối Đó là cơ sở, là nguồn gốc

ra đời nhiều ân dụ có liên quan đến sông nước, biển cả, cây cối, động vật qua sự liên

tưởng đa dạng của người Việt Nam Ví dụ

a-Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đâu thương nhớ

Trang 29

Cánh cò nói với mênh mông nắng chiều (Phạm Ngà) d-Hoa da né roi Ma ong khéng dén Trăng đã mọc rôi Mà em không đến Vì ong quên lời Vì em lỗi hẹn (Khương Hữu Dụng), 1.2.Ấn dụ là một cơ chế tri nhận

1.2.1.An du khái niệm

Theo truyền thống, ân dụ là phương thức chuyển nghĩa quan trọng trong tất cả

các ngôn ngữ Nó vừa là phương thức tu từ của ngôn ngữ, vừa là một biện pháp làm

tăng vốn từ của một ngôn ngữ

Tìm hiểu, đi sâu vào ân dụ chúng ta nhận thấy rằng ẩn dụ thâm nhập khắp nơi

trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ biểu hiện trong ngôn ngữ mà cả trong suy nghĩ và hành động Trong phạm vi chúng ta suy nghĩ và hành động, hệ thống khái niệm

thông thường thực chất về cơ bản đã mang tính ẩn dụ

Các khái niệm chỉ phối suy nghĩ của chúng ta không chỉ là các vấn đề thuộc về khả năng hiểu biết (trí tuệ) mà còn tác động đến hoạt động hàng ngày của chúng ta

Các khái niệm này phản ánh những gì mà chúng ta lĩnh hội được, cách thức mà chúng

ta hiểu biết Ế giới và mối quan hệ của chúng ta trong xã hội Do vậy, hệ thông

khái niệm đóng vai trò trung tâm trong việc xác định các hiện tượng thực tế hàng

ngày Và như vậy thì nếu chúng ta cho rằng hệ thống khái niệm chủ yếu mang tính ân

dụ thì cách chúng ta nghĩ, những gì chúng ta rút tia được và những hoạt động hàng

ngày đều có liên quan đến ẩn dụ

Tuy nhiên, hệ thống khái niệm không phải cái chúng ta dễ dàng nhận thức được

Trang 30

Một phương pháp hữu hiệu nhất để nhận ra ẩn dụ khái niệm là nhìn vào ngôn ngữ Do ngôn ngữ là phương tiện mà ta sử dụng trong quá trình suy nghĩ và hành động, nên

ngôn ngữ là nguồn minh họa quan trọng cho bản chất của hệ thống này

Ta hãy bắt đầu với khái niệm 7ranh luận và hình thức ân dụ mang tính tri nhận

Tranh luận là Cuộc chiến Hình thức an dụ này được phản ánh qua ngôn ngữ hàng

ngày của chúng ta bằng hàng loạt cách diễn đạt:

~ Anh ấy tấn công vào những điểm yếu trong phân tranh luận của tôi ~ Chúng tôi tấn công chúng bằng những lập luận sắc bén

- Cô ấy đã đánh gục mọi lý lề của bọn chúng - Nó không bao giờ thắng khi tranh luận với tôi

- Trước những lời công kích dữ dội, anh cần tỉnh táo đẻ chuẩn bị phản công

- Nếu cậu dùng chiến lược này để tắn công, chúng tôi sẽ loại cậu ngay đấy

- Cô ta bác bỏ mọi lý lẽ của tôi

- Anh ấy luôn bảo vệ lập luận của mình

Thực tế trong các cuộc tranh luận, chúng ta có thê thắng hoặc thua Chúng ta

xem người đang tranh luận với chúng ta là một đối thủ Chúng ta tấn công anh ta và chúng ta tự bảo vệ mình Nếu chúng ta tìm thấy một điểm yếu nào đó chúng ta có thể loại bỏ nó và tìm hướng tắn công mới Chúng ta vạch kế hoạch và sử dụng các chiến lược Chúng ta thắng hoặc thua Nhiều vấn đề được thực hiện trong quá trình tranh

luận một phần được cấu tạo bởi khái niệm về cuộc chiến Mặc dù ở đây không có một trận đánh thể chất nào, nhưng có một trận chiến ngôn ngữ và cấu trúc cuộc tranh cãi

tấn công, bảo vệ, phản công, che chắn, nguy trang phản ánh điều này Ta có thể

nhận thức được rằng hình thức ẩn dụ Tranh luận là Cuộc chiến là một cách mà chúng ta thường dùng trong cuộc sống hàng ngày, nó tạo ra các hành động mà chúng ta thể hiện trong quá trình tranh cãi

Có thể xem đây là một điển hình về ẩn dụ khái niệm với tiêu đề Tranh luận là

Cuộc chiến nhằm tạo ra những gì chúng ta làm, cách chúng ta hiểu về những điều

chúng ta thực hiện khi tranh luận Bản chất của ẩn dụ là hiểu một điều gì đó dưới hình

Trang 31

thức của một sự vật khác Dĩ nhiên là Tranh cãi và Chiến tranh là hai điều khác nhau:

nhưng rõ rằng 7rønh luận một phần được hình thành, hiểu, trình bày và thảo luận dưới hình thức của Cuộc chiến Khái niệm này được hình thành mang tính ẩn dụ và kết quả là ngôn ngữ cũng được hình thành một cách ẩn dụ Tuy nhiên, ẩn dụ khơng

hồn tồn nằm trong các ngôn từ mà chúng ta sử dụng, mà nó nằm trong chính &hái

niệm tranh luận Chúng ta nói về tranh luận theo cách đó bởi vì chúng ta hiểu chúng

theo cách đó

Tóm lại, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng hệ thống khái niệm được hình thành và

định nghĩa theo cách ẩn dụ Do đó, khi nói về các hình thức ẩn dụ chúng ta nên hiểu rằng khái niệm mang tính ẩn dụ (ẩn dụ khái niệm) và do ẩn dụ khái niệm mang tính hệ

thống nên ngôn ngữ chúng ta dùng đề nói về khía cạnh này cũng mang tính hệ thống

Trong ân dụ khái niệm Tranh luận là Cuộc chiến, các từ ngữ về cuộc chiến như: rấn

công vào những điểm yếu, đánh gục, chiến lược, công kích dữ dội, phản công, bảo vệ, rút lui thành lập một cách nói có hệ thống về các khía cạnh xung đột của quá trình

tranh luận Một bộ phận hệ thống cuộc chiến đã mô tả được khái niệm của cuộc tranh

luận và ngôn ngữ theo sau phù hợp Do các từ ngữ mang tính chất ân dụ gắn chặt với

các khái niệm ẩn dụ một cách hệ thống, chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ ẩn dụ để

nghiên cứu bản chất của các ẩn dụ khái niệm và hiểu được bản chất ân dụ trong các

hành động của chúng ta

1.2.2.An dụ là một cơ chế trỉ nhận

Lần theo dấu vết của sự phát triển từ truyền thống đến một quan niệm tri nhận về phép ân dụ, chúng ta đã đi đến một vấn đề cốt yếu khi Black (1962: 37) nhận ra trong

một mạch văn, phép ẩn dụ giữ nhiệm vụ như một phương tiện tri nhận Điều này có nghĩa là phép ẩn dụ không phải chỉ là một cách diễn đạt ý tưởng bằng phương tiện lời

nói, mà sâu hơn, là một cách tư duy về mọi vấn đề

Lakoff & Johnson (1980: 71) chứng minh rằng: về phương diện ngôn ngữ, đúng

là chúng ta không lợi dung ẩn dụ "Thời gian là điển bạc" nhưng sự thật là chúng ta nghĩ đến hoặc tri nhận được cái gọi là "dich" cita "thoi gian" qua pham tri "nguén" -

"ziằn bạc", khi chúng ta sử dụng những câu tiếng Anh sau đây:

Ví dụ

Trang 32

a- You're wasting my time

(Bạn đang lãng phí thời gian của tôi) b- Can you give me a few minutes? (Anh có thể cho tôi một vài phát?) c- How do you spend your time?

(Bạn sử dụng thời gian như thế nào?)

d- We are running out of time

(Chúng ta đã hết thời gian)

Hay những câu tiếng Việt

a- Tôi rất cần thời gian đẻ viết bài

b- Bạn đã tiêu thời gian vào những việc không đâu

c- Cậu đã biết tận dụng thời gian

d- Bạn sắp hết thời gian làm bài

e- Họ đã không biết quý những giây phút bên nhau

†- Thiết bị hiện đại này sẽ tiết kiệm nhiều thời gian

g- Bạn đang làm mắt thời gian của tôi

h- Anh đã dùng quỹ thời gian của mình như thế nào?

¡- Tôi đã đầu tư rất nhiều thời gian vào công việc ấy k- Bạn đừng phí thời gian như thế

Thời gian trong các ví dụ trên được xem là một mặt hàng có giá trị Nó là một

nguồn tài sản có hạn được sử dụng để đạt một mục đích nào đó Trong nền văn hóa

hiện đại, công việc luôn gắn liền với lượng thời gian và thời gian được xác định rất rõ Điều này đã trở nên bình thường khi trả lương cho người làm theo giờ, tuần hoặc tháng hay giá phòng khách sạn, lãi vốn vay, nhắn tin điện thoại được tính bằng

thời gian Các thói quen này xuất hiện và tồn tại trong xã hội công nghiệp hiện đại và

hình thành nên các hoạt động cơ bản hàng ngày rất sâu sắc Thời gian gắn chặt với

Trang 33

tiền bạc, thậm chí về mặt tri nhận, được đánh đồng với tiền bạc Và do vậy, thời gian

là một thứ gì đó có thé tiéu, phung phí tiết kiệm, đầu tư, dành dụm

Thời gian là tiền bạc, đưa đến thời gian là nguồn tài sản có hạn hay thời gian là một món hàng quý giá, tất cả đều là ân dụ khái niệm Chúng mang tính ân dụ do chúng ta sử dụng các kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta với tiền bạc, một nguồn tài

nguyên hạn hẹp và các món hàng có giá trị để khái niệm hóa thời gian Trong các từ

ngữ được liệt kê dưới hình thức ân dụ Thời gian là Tiền bạc, một số đè cập đến tiền bạc (ếiêu, đầu tư, tiết kiệm ) một số đề cập đến nguồn tài nguyên giới hạn (sứ dựng,

hết, còn, cân ) và một số đề cập đến các món hàng quý giá (mát, cho, quy )

Các tác giả ngôn ngữ học tri nhận như: Lakof (1980), Johnson (1980), Turner (1993) và Kovecses (1986) trong các tác phẩm của mình đã thừa nhận rằng: mặc dù én dụ là một hiện tượng thuộc khái niệm, nhưng chúng ta có thể đưa ẩn dụ trong cấu trúc đó vào cách suy nghĩ của chúng ta xuyên qua ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng

1.2.2.1 Việc truyền đạt ngôn ngữ và cấu trúc của mô hình trỉ nhận ẩn dụ

Như đã nói, ẩn dụ thể hiện cách suy nghĩ của chúng ta Có thể mô tả như thế nào

quá trình truyền đạt bằng ngôn ngữ trong mối quan hệ với cấu trúc của mô hình ân dụ? Những cứ liệu tiếng Việt sau đây về những ẩn dụ liên quan đến sự truyền đạt bằng

ngôn ngữ có thể giúp ích cho chúng ta: Ví dụ

a Tôi có gói ghém ý tưởng ấy vào bài thơ mới sắng tác b Anh nên đưa những suy gẫm đó vào đoạn văn

e Câu văn đầy cảm xúc

ad Cố gắng diễn đạt ý trởng trôi chay hon

e Cô ấy không dành một tình cảm nào cho tôi

£ Bạn vẫn chưa cho tôi biết ý bạn muốn gì

g Liệu có thể tìm ra những ý tưởng mạch lạc nào trong bài văn đó không?

Trang 34

h.Bạn phát hiện một ý trởng hay nào trong bài luận văn này chưa? ¡.Tôi không nhận ra một chút tình câm nào trong lời nói của ông ta

Những ví dụ này chứng tỏ người Việt sử dụng những ẩn dụ có liên hệ với nhau

để nói về việc truyền đạt bằng ngôn ngữ Ba ví dụ đầu cho thấy khi nói chúng ta lấy ý

tưởng, sự suy gẫm, mối xúc cảm rồi đưa vào câu Ví dụ d, e, f là những ân dụ thừa

nhận việc truyền đạt ngôn ngữ như là việc chuyển ý nghĩ và cảm xúc bằng phương tiện ngôn ngữ Cuối cùng, ví dụ g, h, ¡ có liên quan đến việc mở rộng tư tưởng đề tiếp

nhận hoặc rút ra ý tưởng từ ngôn ngữ bằng cách nào Nhìn một cách tổng thể, "we tưởng" được xem như là những "vật /hể" được đặt vào nơi chứa đựng (bằng từ) do

một người gửi và gửi cho một người nhận đã nắm bắt được vật thê ấy ở đây, sự

truyền đạt ngôn ngữ được khái niệm hóa trong thuật ngữ "gửi" và Đó là điều Reddy (1993) goi là conduit (dung din) (din theo Ungerer & Schmid, 1996:119)

Từ những ví dụ trên, ta thấy điều quan trọng là: ẩn dự không phải là phần mở

rộng về mặt ngữ nghĩa của một phạm trù này tách biệt với một phạm trù khác trong

những phạm vi hoạt động khác nhau, mà nó là sự kết nói và quan hệ giữa hai phạm trù, tối thiểu có một phẩn (bộ phận) quan trọng có liên quan

Quan điểm trên cho thấy cấu trúc bằng phương pháp ân dụ là câu trúc của một

mô hình tri nhận Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng: đó là chuyên một sự sắp

xếp cấu trúc của mơ hình NGƠN vào mơ hình ĐÍCH (Ungerer & Schmid, 1996:120) Đắy chính là cấu trúc của mô hình (cơ chế) tri nhận ân dụ

Chúng ta hãy nhìn vào một ví dụ khác đê minh họa quan niệm trên về phép ân

dụ Theo Lakoff và Turner (1989: 37), sự tuần hoàn cuộc sông con người được khái

quát một cách có quy ước như: bắt đầu đến với thế gian, đi vào cuộc đời và ra đi Điều này có nghĩa là chúng ta nghĩ về cuộc đời trong thuật ngữ ba chuyến đi:

+ Khi chúng ta sinh ra, chúng ta đến với chuyến đi thứ nhất

+ Toàn bộ cuộc đời chúng ta là chuyến hành trình thứ hai trên thế gian + Khi chúng ta chết, chúng ta sắp đặt cho chuyến đi cuối cùng

Ở đây, điều mà chúng ta thật sự quan tâm là trọng tâm của chuyến đi: chuyến đi

vào cuộc đời

Trang 35

SẮP XẾP CẤU TRÚC VÍ DỤ ~ Người sống là một lữ khách Cô ấy bước vào cuộc đời với cả tấm lòng - Mục đích là điểm đến Cô ấy biết nơi nào cô ấy sẽ đến trong cuộc sống trình

- Phương tiện để đạt được mục đích là lộ Tôi biết con đường nào mình cần phải đi (trong cuộc đời)

chướng ngại vật trên đường đi

- Khó khăn trong cuộc sống là những Cuộc sống của cô ấy gặp nhiều khó khăn - Sự tiến bộ là quãng đường đã đi qua Anh ấy thành công trên đường đời giao lộ

- Sự lựa chọn trong cuộc sống là những Trong cuộc sống, anh ấy có hai

con đường để lựa chọn

Tất cả những ví dụ này cho thấy: xuyên qua ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng,

chúng ta quan niệm cuộc đời như một chuyên đi

Một khi chấp nhận phép ân dụ là những sự sắp xếp cấu trúc từ mô hình nguồn đến mô hình đích, thì có vẻ hợp lý để hỏi: Vậy cái gì là mô hình nguồn điền hình và

mô hình đích điên hình?

Dưới đây là một vài ví dụ về sự sắp xếp ân dụ (những phạm trù và mô hình trỉ

Trang 36

ĐÍCH (Target) NGUỒN (Source)

Sự giận đữ (là) Động vật nguy hiểm Lý lẽ Một cuộc hành trình Lý lẽ Một cuộc chiến đấu Tình yêu Một cuộc chiến tranh Tình yêu Một cuộc hành trình Tình yêu Sinh vật

Thời gian Tiền bạc

Lời nói Tiền bạc Lý thuyết Sự xây dựng Thế giới Rap hát, nghề diễn kịch Lạm phát Con người Ý tưởng Vật thể Ý tưởng Sinh vat (con người)

So sánh hai danh sách, chúng ta nhận thấy rằng phạm trù và mô hình đích (cột

bên trái) thì hơi trừu tượng, trong khi phạm trù và mô hình nguồn (cột bên phải) thì cụ

thê hơn nhiều Dường như hai danh sách này cho thấy chúng ta dựa vào mô hình cụ

thê để khái niệm hóa những

ta về mô hình của phạm trù trừu tượng là dựa vào kinh nghiệm của chúng ta với mọi lên tương trừu tượng Nói cách khác, tri nhận của chúng người, mọi vật thể hàng ngày, những hành động và những sự kiện

36

Trang 37

Chúng ta sẽ khảo sát ky lưỡng, chỉ tiết các mô hình tri nhậi ý lẽ và ý trống 1.2.2.2.Mô hình trì nhận:

Lý lẽ

Chúng ta quan niệm như thế nào về mô hình tri nhận lý lẽ?

Lý lẽ có thê là ý kiến đưa ra để tranh luận, dẫn đến đông tình hoặc đá phá một

vấn đề gì đó Theo Lakoff và Johnson (1980), khái niệm ÿý /Z có thê dựa trên cơ bản 4 cách ân dụ có liên quan như sau: + Ly lé la một Cuộc hành trình + Lý lẽ là một Cuộc chiến đầu + Ly lé là một Nơi chứa đựng + L lẽ là một Sự xây dựng Bây giờ, chúng ta xem xét tiếng Việt tri nhận như thế nào về j /ẽ qua cứ liệu ân dụ + -Lý lẽ là một Cuộc hành trình

Chúng ta có thể khảo sát qua một vài ví dụ:

a- Những ý kiến này chỉ rõ con đường đi đến một giải pháp hòa hợp b- Đầy là điểm đúng đắn duy nhất trong toàn bộ lÿ lẽ của anh ta

c- Chứng ta sắp đặt lý lẽ đề có thê bảo vệ được mình

d- Các lý lẽ của anh ta tuy đúng đắn như không được sắp xếp hợp lý

e- Khi tiếp cận lý thuyết của ngôn ngữ học trì nhận, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn an

dụ như một cơ chế trì nhận

†- Những lý lẽ xác đáng áy dẫn đến một kết luận đây sức thuyết phục

Những ví dụ này khẳng định "sự phát (viễn của một lý lề" có cấu trúc tương tự với sự phát triển của cuộc hành rrình Nói rồ hơn, phạm trù không gian như: con đường, điểm, và phạm trù hoạt động như: đi đến, sắp đặt, sắp xếp, tiếp cận, dẫn

đến cho thấy một sự đẳng câu đồng hình giữa mô hình cưộc hành trình (nguồn) và

Trang 38

mô hình jý /ẽ (đích)

*- ký lẽ là một Cuộc chiến đấu:

Những ẩn dụ nhìn theo chiều hướng này phục vụ cho khái niệm "sức mạnh và

tác dụng" của lý lẽ Giống như một cuộc chiến đấu, lý lẽ có thê được chia nhiều giai

đoạn: chuẩn bị, tấn công, bảo vệ, rút lui, phản công, chiến thắng hoặc thất bại và tạm

ngừng Những ví dụ sau đây chỉ rõ những cấu trúc tương tự giữa mô hình cuộc chiến

đấu vào mô hình jý lẽ được thể hiện qua sự diễn đạt ngôn ngữ

GIAI ĐOẠN SỰ DIỄN ĐẠT NGÔN NGỮ

Chuẩn bị - Chúng tôi vạch ra chiến lược bảo vệ quan điểm của mình

- Trước những lời công kích dữ dội, anh cần phải tỉnh táo để

chuẩn bị phẫn công

Tan công - Anh ấy tấn công vào những điểm yếu trong phân lập luận của cô ta

- Chúng tôi tấn công chúng bằng những lập luận sắc bên

Bảo vệ - Anh ấy bảo vệ lập luận của mình

- Cô ta đưa ra vài chỉ tiết để đề cao lý luận của mình

Rút lui - Cô ấy rút lại lời bình phẩm đẩy công kích - Anh có thể rút lại những ý kiến bất kỳ lúc nào

Phin cong | - Chứng tôi đã kích những lời bình phẩm của cô ta

- Anh ấy phân công bằng những lý lẽ sắc bén đây thuyết

phục

Chiến thắng _ | - Bạn nhất định thắng bởi những lập luận sắc bén của mình

/ thất bại - Anh ấy phải thua vì những lý lẽ đanh thép của cô ta

Trang 39

+ -ký lẽ là một Nơi chứa đựng: Xét về mặt "khuôn khổ nội dung lý luận", lý lẽ được trì nhận như nơi chứa đựng Ví dụ:

a Lý lẽ của ban không có nhiều sức thuyết phục b- Lý lẽ của anh thì rỗng tuéch,

œ Lý lẽ đó có phân thiếu sót ở bên trong,

a Làm sao có thẻ dung nạp được một lý lẽ như thét

e Lựlẽ của ông ta hầm chứa ý đồ không xây dựng,

£ Lý lẽ của cô áy chứa đựng một nội dung rắt đặc biệt

+ -Lý lẽ là một Sự xây dựng:

Lý lẽ có thê đứng vững hoặc /ưng lay, lý lẽ cũng có cơ sở, nằm trong khuôn khô,

câu trúc nào đó

Ví dụ

a- Lý luận của anh ta dựa trên cơ sở lập luận chặt chẽ

b- "Những lập luận ấy yếu quá

c Với cơ sở lập luận đã cơ anh có thẻ xây dựng cho mình một l# luận

vững chắc

a Những lý lề của anh ta không có cơ số, nó sẽ bị sụp đổ

e Mặc dâu anh ta đã có gắng biện hộ, nhưng những lÿ luận của anh ta vẫn lung lay, không đứng vững nồi

Trang 40

Trong việc phân tích phạm trù

tưởng và qua cuộc khảo sát từ các bài văn, khái niệm ý đưởng có thể được dựa trên 3 cách ẩn dụ sau:

+ Trí óc là Nơi chưa đựng ý tưởng

+ Ý tưởng là Vật thể

+ Ý tưởng là Sinh vật

++ Tri dc là Nơi chứa đựng ý tưởng:

Nhiều cứ liệu về ân dụ chứng tỏ chúng ta nghĩ về írí óc của chúng ta như là Nơi

chứa đựng ý trởng Sự trì nhận này thường kết hợp với sự trỉ nhận thứ hai là Vật thê

Chúng ta nói về nó, láy, mượn, cho, gán tư tưởng, hay có thê cắt, giắu, để ý trống ở

một nơi nào đó hoặc không cần, vứ đi

Ví dụ:

a- Anh đã ăn cắp ý tưởng người khác đẻ đưa vào bài văn của mình

b- Hãy cho tôi một vài ý trởng đẹp

©- Tơi xin mượn ý tưởng trong bài đề chứng minh

d- Anh gắn những suy nghĩ của chính anh cho tôi

e- Bạn nên giấu những ý tưởng ấy đi

†- Cuối cùng tôi thấy tốt nhất là nên vứt ý tưởng ấy ải

Ngày đăng: 14/01/2024, 12:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w