MỤC LỤC
Một, chúng tôi thực hiện tổng quan các đường hướng ngôn ngữ học tiếp cận mệnh lệnh, xác lập cơ sở lý thuyết và hệ thống lý luận liên quan đến nội hàm phạm trù kết cấu mệnh lệnh dựa trên các lý thuyết Ngôn ngữ học Tri nhận về cơ chế ý niệm hoá ngữ nghĩa, ngữ dụng và ngữ pháp kết cấu từ lý thuyết lược đồ, điển mẫu và mô hình tri nhận nhằm xác định các tiêu chí và khu trú các kết cấu mệnh lệnh. Dựa trên các đặc điểm tri nhận qua các phân tích đối chiếu tích hợp (dựa trên cơ sở nguồn) về tiêu chí biểu lực mệnh lệnh, tham thể mệnh lệnh, các kiểu kết cấu tham gia vào cú trúc kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt, luận án đề xuất lược đồ và điển mẫu về mệnh lệnh tiếng Việt dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận, với những tương đương và/hoặc khác biệt trong mối quan hệ đối chiếu với kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh.
Hai, luận án thực hiện phân tích, mô tả, hệ thống các đặc điểm tri nhận ngữ nghĩa, ngữ dụng, các kiểu kết cấu trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh từ quan điểm Ngôn ngữ học Tri nhận thông qua ngữ liệu được thống kê và hệ thống các luận cứ lý thuyết trong vai trò là cơ sở lý luận và công cụ thao tác nghiên cứu, trước khi thực hiện đối chiếu kết cấu mệnh lệnh tiếng tiếng Việt. Đồng thời, một số ngữ liệu chứa kết cấu mệnh lệnh minh hoạ hoặc được sử dụng như vai trò đối chứng có nguồn tham khảo được trích dẫn từ các bài viết trong báo điện tử (online), mạng xã hội facebook, trang biên dịch phụ đề online http://www.opensubtitles.org và/ hoặc từ kho tài liệu điện tử COCA (Corpus of Contemporary American English), v.v.
-Thủ pháp nghiên cứu liên ngôn/ xuyên ngôn được sử dụng với mục đích kết hợp các lý thuyết và phương pháp luận từ các đường hướng ngôn ngữ học trong phân tích, mô hình hoá cú pháp, phân loại chức năng, xác lập tiêu chí mệnh lệnh và khu trú các kiểu loại mệnh lệnh qua hành động ngôn từ cầu khiến, ngữ dụng mệnh lệnh nhằm phạm trù hoá mệnh lệnh như một kết cấu diễn ngôn độc lập. Trong nghiên cứu này, các lý thuyết Ngụn ngữ học Tri nhận đúng vai trũ là cứ luận cốt lừi, được vận dụng và ỏp dụng nhất quán và xuyên suốt; ngoài ra, kết cấu mệnh lệnh được tiếp cận, mô tả và phân tích dựa trên quan điểm và lý thuyết của nhiều trường phái ngôn ngữ học khác nhau như là cơ sở lý luận trên hai phương diện lý thuyết và ứng dụng bao gồm: ngữ pháp chức năng hệ thống, ngữ dụng học, ngôn ngữ học xuyên ngôn, v.v.
-Thủ pháp phân tích đối lập và loại suy trong lược đồ và điển mẫu mệnh lệnh được vận dụng để xem xét các tham tố bắt buộc và không bắt buộc đối với các tiêu chí xác định biểu lực trong kết cấu mệnh lệnh;. -Thủ pháp mô hình hoá và phân tích cảnh huống ngôn từ được luận án sử dụng để xem xét tư cách mệnh lệnh vào khả năng kết hợp với những yếu tố ngoại vi và mức độ biểu lực (trừu tượng) của một phát ngôn chứa hành động ngôn từ mệnh lệnh cụ thể.
Bên cạnh đó, các giá trị và ý nghĩa đối chiếu củng cố cơ sở khoa học về tính mới và phù hợp của Ngôn ngữ học Tri nhận trong sự đề cao đường hướng tiếp cận ý nghĩa biểu đạt và mối quan hệ của các tham thể dụng ngôn hơn là tập trung phân tích các mô hình/ biểu thức ngôn ngữ, đặc biệt là các tiêu chí tri nhận trừu tượng (ý niệm) ẩn trong vỏ ngôn ngữ, ngôn liệu qua thực tế sử dụng. Ngoài ra, luận án cũng có thể được xem như một đóng góp vào khả năng ứng dụng Ngôn ngữ học Tri nhận trong bối cảnh đổi mới dạy và học ngoại ngữ hiện nay: phát huy năng lực sử dụng ngôn ngữ/ ngoại ngữ của người học, hình thành ý niệm mới (ở ngôn ngữ đích) thông qua các hoạt động/ tình huống giao tiếp tri nhận và hoạt động trải nghiệm của bản thân.
Từ các lập luận và phân tích vấn đề nêu trên, Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza [111] đề xuất bổ sung cho lý thuyết này một kiểu cấu trúc tổ chức tri nhận tổng quát hơn dưới tên gọi mệnh đề Mô hình tri nhận ý tưởng hoá (Idealized Cognitive Model-ICM) mà Lakoff [85]; Johnson [80] đã giới thiệu trong ý tưởng về lược đồ hình ảnh nhằm giải đáp các vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ giữa biểu lực (vật lý) và lực (ngôn trung) liên quan đến hành động ngôn từ. Theo mô hình tri nhận này, các hành động ngôn từ cầu khiến, yêu cầu và mệnh lệnh gián tiếp được mô tả và phân biệt với nhau như sau:. ICM của các hành động ngôn từ cầu khiến. Từ kịch bản của Panther và Thornburg [108], Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza [111] đề xuất bổ sung thêm:. i)Thực hiện hành động A thể hiện chi phí (Cost) đối với tiếp thể H và lợi ích (Benefit) đối với chủ thể S;. ii)Tính tùy chọn cao (giữa tính lịch sự cao và/ với mức độ thao túng thấp); và, iii)Mối quan hệ quyền lực (Power) giữa chủ thể S và tiếp thể H bằng (0). ICM của hành động ngôn từ mệnh lệnh. Kịch bản này của Panther và Thornburg được Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza [111] hoàn thiện, bao gồm:. i)Thực hiện hành động A thể hiện chi phí (Cost) đối với tiếp thể H và lợi ích đối (Benefit) với chủ thể S;. ii)Tính tùy chọn thấp (mức độ lịch sự thấp/ mức độ thao túng cao); và, iii)Chủ thể S có quyền lực/ vị thế cao hơn tiếp thể H. Và, phần còn lại, là sự điều biến mệnh lệnh hướng đến tiếp thể vốn có đối với bất kỳ lời nói mệnh lệnh nào (trong chương 2,. chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn về sự điều biến mệnh lệnh qua các ngữ liệu minh hoạ cụ thể). Quan điểm về lược đồ mệnh lệnh của Langacker [94] được áp dụng trong luận án như một luận cứ lý thuyết về phân tích đặc điểm ngữ nghĩa tri nhận kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh. i)Người nói/ chủ thể mệnh lệnh tác xuất một mức độ biểu lực cao (qua cơ chế ẩn dụ ý niệm) trong cảnh huống tại lời qua hành động ngôn từ hướng đến tiếp thể mệnh lệnh- là người sẽ thực hiện một hành động trong một cảnh huống giả định. ii)Người nói được hoán dụ ý niệm qua các vai nghĩa Chủ thể và Tác thể (thực hiện hành động trong mệnh lệnh), và người nghe (phải) cụ thể được hoán dụ ý niệm qua vai Tiếp thể và Tác thể(thực hiện hành động trong mệnh lệnh).
Hai, dựa trên dữ liệu đã được xử lý, nghiên cứu áp dụng các lý thuyết về Lược đồ và Điển mẫu trong của Langacker [90, 91, 92, 93, 94]; và Mô hình tri nhận ý tưởng hoá (ICM) của Pérez Hernandez và Ruiz de Mendoza [111] về hành động ngôn từ trong mệnh lệnh để thực hiện phân tích các đặc điểm tri nhận đi đến xác định điển mẫu của mệnh lệnh trên hai tiêu chí: Biểu lực (Force Exertion) trong vai trò tiêu chí chính và Tham thể (Person Subject), trong đó Biểu lực là một khái niệm lừi của điển mẫu mệnh lệnh với một định nghĩa nhất quỏn, được phõn tớch như một biểu thức tạo thành từ các giá trị tham tố (có giá trị được đo đạc và hiển thị qua trị số). Trong chương này, chúng tôi thực hiện thống kê ngữ liệu mệnh lệnh từ dữ liệu tiếng Anh trong 5 ấn phẩm văn học, điện ảnh tiêu biểu đại diện cho văn hoá quốc gia, vùng, lãnh thổ sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, bao gồm: The Sky is Falling by Sidney Sheldon, The Godfather by Mario Puzo, The Lion King directed and produced by Jon Favreau, Malice by Daniel Steel và The General’s Daughter by Nelson DeMille.
The General’s daughter -p.150 Trong ngữ liệu của chúng tôi, kết cấu diễn ngôn let’s see/ say không phổ biến, chỉ xuất hiện đơn lẻ trong vài tác phẩm và thể hiện như một dẫn chứng mang tính liên chủ thể và tuỳ thuộc cảnh ngôn giao tiếp, có chức năng như một phụ tố hội thoại để kéo dài thời gian trong khi chủ thể phát ngôn mong muốn/ tìm kiếm kiểu diễn đạt hoặc suy tính cho một diễn ngôn như ngữ liệu 22; hoặc, một sự rào đón nhằm đưa ra một tín hiệu cho thấy người nói đang tìm kiếm thông tin; hoặc, người nói như cố gắng trì hoãn nhằm lấy lại dữ kiện cũ từ trí nhớ. Biber [26] dựa trên kết quả phân tích cú pháp và ngữ nghĩa của động từ Tell trong sự so sánh với động từ Promise đã chỉ ra ngoài sự tương đồng giữa hai động từ trên phương diện cú pháp với các kết hợp về cấu trúc, động từ Tell thực hiện chức năng của động từ có cả đặc trưng cú pháp của nội động từ lẫn ngoại động từ, nhưng có xu hướng đồng thời kết hợp hai tân ngữ: trực tiếp (direct object) và gián tiếp (indirect object) theo chức năng của nội động từ có tân ngữ kép (ditranstive - SVOdOi), chẳng hạn như trong: She tells him (Oi) the truth (Od).và She tells the truth (Od) to him (Oi).(Nó kể sự thật cho anh ấy rồi.) tạo ra khả năng biểu nghĩa linh hoạt trong khi động từ Promise, cũng mang đặc tính như cả một nội/ ngoại động từ, có tần suất sử dụng phổ biến chủ yếu với cấu trúc chỉ nhận một tân ngữ/ đơn tân ngữ (và có khuynh hướng không cần tân ngữ (monotranstive-SV-O/Com) với/ hoặc thành phần/.
(Tại điểm điện thoại công cộng đầu tiên, một đưa lao ra gọi cho Tom Hagen. Giọng nó cộc lốc nhưng rất nhanh. -Sonny chết rồi, tụi nó biết được tin Sonny ở bãi biển Jones. Hagen hoàn toàn bình tĩnh. OK, nó nói. -Đến nhà lão Clemenza và bảo đến đây ngay.). SCAR: But the king is dead. [looking with mock regret at Simba] And if it weren't for you, he'd still be alive. [Simba is crushed, believing his guilt. Another thought “occurs" to Scar.] Oh! What will your mother think? SIMBA: [Sniffing]. What am I gonna do? SCAR: Run away, Simba. Run away and never return. Simba runs off blindly, obviously broken. The three hyenas appear behind. Nhưng nhà vua đã chết. [nhìn Simba với vẻ hối hận giả tạo] Và nếu không phải con, thì ông ấy vẫn còn sống. [Simba bị nghiền nát, tin vào tội lỗi của mình. làm gì đây? SCAR: Chạy đi, Simba. Chạy đi và không bao giờ trở lại. Simba chạy đi một cách mù quáng. Ba con linh cẩu xuất hiện phía sau Scar.) The Lion King -p.64 Các ngữ liệu từ 63-65 tập trung vào những hoàn cảnh hội thoại xảy ra trong trạng thái khẩn nguy cho thấy kết cấu mệnh lệnh được thực hiện từ chủ thể có quyền lực hơn và chủ yếu tập trung vào tuyến tính (hướng đích) từ chủ thể phát ngôn mệnh lệnh và lợi ích cũng không hướng đến tiếp thể mệnh lệnh. (Con khỉ ghê gớm này. Dừng lẽo đẽo theo tao đi, mà mày là đứa quái quỉ nào nhỉ?); và tiếp thể mệnh lệnh trong các ngữ liệu trên có vị thế cao hơn hoặc như trong 71, 72 và 73: tiếp thể đồng thời là tác thể thực hiện hành động trong hành động ngôn từ mệnh lệnh có vị thế ngang bằng với chủ thể mệnh lệnh gián tiếp. Từ các lập luận, phân tích, nghiên cứu đi đến kết luận qua các tham thể trong các ngữ liệu trên được chứng thực phù hợp với tiêu chí điển mẫu kết cấu mệnh lệnh về danh tớnh và vai ngữ nghĩa qua việc thể hiện rừ sự phõn bổ quyền lực/ vị thế của các tham thể trong mệnh lệnh, tác động đến tri nhận của người đọc, người xem, người nghe về tình huống giao tiếp và giá trị liên nhân cũng như các ý đồ hướng đích, phương tiện biểu đạt phục vụ mục đích giao tiếp. Đặc điểm tri nhận trong lược đồ và điển mẫu kết cấu mệnh lệnh gián tiếp tiếng Anh. Việc sử dụng, lựa chọn sử dụng kết cấu mệnh lệnh gián tiếp trong giao tiếp thể hiện mối quan hệ của các tham thể giao tiếp, trong cảnh huống ngôn từ cụ thể, đặc điểm ngữ nghĩa ngữ dụng tri nhận hành động ngôn từ mệnh lệnh được nhận diện qua:. i)Tiêu chí biểu lực được thể hiện qua sự nổi trội của hai tham tố (định lượng) chi phí và nghĩa vụ để chủ thể phát ngôn lựa chọn phương tiện diễn ngôn hoặc kết cấu mệnh lệnh nhằm đạt được mục đích giao tiếp, phù hợp với chiến lược giao tiếp và chiến lược lịch sự giữa các tham thể hội thoại. ii)Tham tố về tham thể -nổi bật ở vai ngữ nghĩa của tiếp thể là chủ ngữ ngôi thứ hai YOU của hành động cần thực hiện, chính là tác thể trong hành động ngôn từ mệnh lệnh giúp cũng cố thêm các bằng chứng phân tích về hiệu quả của hành động ngôn từ mệnh lệnh được nảy sinh trong tình huống giao tiếp mà các tham thể có vị thế/.
Xét về mặt ngữ dụng và tình thái, go on dường như ít màu sắc cảm xúc bởi ý nghĩa được hiểu như là một cách biểu đạt của sự hối thúc hướng đến tiếp thể trong giao tiếp như làm ơn tiếp tục đi (please, continue!) trong khi come on được sử dụng hướng đến cả chủ thể và/ hoặc tiếp thể trong tương tác hội thoại; tuy nhiên, sự xuất hiện của go on xảy ra trong giao tiếp và văn bản nhưng come on chỉ duy nhất được sử dụng trong phát ngôn. Tóm lại, khi nghiên cứu về cú pháp kết cấu mệnh lệnh trực tiếp tiếng Anh dưới góc độ ngữ pháp kết cấu, chúng tôi rút ra kết luận như sau:. i)Kết cấu mệnh lệnh trực tiếp là kết cấu cấp độ mệnh đề trong đó, kết cấu của động từ mệnh lệnh (phổ biến có Let/ Tell/ Give) là kết cấu hạt nhân biểu đạt đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa, ngữ dụng như một tổ chức diễn ngôn ổn định;. ii)Kết cấu phủ định có tần suất sử dụng không phổ biến, bắt đầu với DON’T và một số kết cấu động từ như worry, mind, bother hoặc các cụm be + giới từ mang ý nghĩa tiêu cực. Tương hợp giữa các kết cấu không phổ biến trong kết cấu mệnh lệnh Kết cấu mệnh lệnh điều kiện là những câu phức trong đó kết cấu mệnh đề thứ nhất là mệnh lệnh, kết cấu mênh đề thứ 2 là trần thuật qua liên từ OR, như trong: Be careful or you’ll lose your bag.(Hãy cẩn thận nếu không bạn sẽ bị mất túi.) Với những kết cấu phức tạp như trên, phân tích của chúng tôi tập trung vào 2 khía cạnh, gồm:. hoặc Fortuin và Boogaart [60] nhận định không giống như hầu hết những người đi trước trong cả ngữ pháp ngữ dụng và ngữ pháp nhận thức truyền thống; và. ii)Phân tích yếu tố biểu lực trong mệnh lệnh nhằm đánh giá yếu tố mệnh lệnh có điều kiện phần nào bị hạn chế hơn so với giả định.
Tuy nhiên, các minh hoạ để chứng minh, giải thích logic về độ lệch chuẩn về ngữ nghĩa, điều này được coi như động lực chuyển nghĩa dụng ngôn tạo ra nét biến nghĩa do cơ chế hoán dụ/ liên tưởng của (ý nghĩa) hoàn thành trong tham chiếu thời gian sang một thời điểm nào đó trong tương lai. Cuối cùng, nghiên cứu đã sử dụng các ví dụ của các nhà Ngôn ngữ học Tri nhận để phân tích và minh hoạ khả năng tương tích trong kết cấu mệnh lệnh diễn tiến dưới dạng hoạt động giới hạn thời gian qua các phương tiện từ vựng hoặc theo ngữ cảnh, đồng thời, nhận thấy khả năng biểu năng mệnh lệnh và biểu lực vượt trội của kết cấu mệnh lệnh điều kiện với OR và AND trong mệnh lệnh tiếng Anh. Với nhiệm vụ đặt ra, kết quả nghiên cứu kết luận về kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh dưới góc độ Ngôn ngữ học Tri nhận như sau:. Kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh là kết cấu diễn ngôn thống nhất về cú pháp, chặt chẽ về ý nghĩa; có nội hàm gồm các phần tử:. i)Tham thể mệnh lệnh (có ý nghĩa nghiệm thân qua cơ chế hoán dụ hoá ý niệm các vai ngữ nghĩa chủ thể, tiếp thể, tác thể mang tính vật lý/ sinh học, phi trừu tượng trong cảnh huống mệnh lệnh);. ii)Biểu lực mệnh lệnh để một hành động được thực hiện thể hiện qua cơ chế ẩn dụ ý niệm các đặc điểm tri nhận định lượng về mong muốn, lợi ích, chi phí và nghĩa vụ được diễn đạt tường minh hoặc liên tưởng trong cảnh huống giao tiếp; và. iii)Kết cấu mệnh lệnh trực tiếp hoặc gián tiếp được sử dụng đơn lẻ hoặc trong những kết hợp mà không làm mất đi tính điễn mẫu/ nguyên mẫu mệnh lệnh trong mục đích ngôn hành. Áp dụng mô hình ICM nhằm bóc tách, khu trú kết cấu hành động ngôn từ mệnh lệnh trước khi thực hiện phân tích tích hợp đối chiếu đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt qua các đặc điểm tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh được thực hiện trong chương 2; (ii) phân tích tích hợp đối chiếu tương thích và khả năng tương thớch giữa cỏc kết cấu trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt, nhằm làm rừ sự tương đồng và/ hoặc khác biệt với đặc điểm ngữ pháp tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh; và (iii) xác lập lược đồ, điển mẫu kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt.
Trên mái nhà người phụ nữ tương đồng với Malice, Nhà văn Dạ Ngân và Danielle Steel đã khắc hoạ thành công hình ảnh người phụ nữ đơn độc trước sóng gió cuộc đời và đưa ra tuyên ngôn về tinh thần độc lập, tự lực, tự cường bất chập mọi khó khăn trong cuộc sống để vươn lên dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Cũng như 5 tác phẩm văn học, điện ảnh đại diện cho văn hoá đại chúng Anh Mỹ, 5 tác phẩm văn học, điện ảnh Việt Nam được lựa chọn sử dụng văn ngôn mang tính đại chúng trải đều từ bắc, trung, nam và đều là những tác phẩm nổi tiếng đạt được các giải thưởng văn học như: Những ngày buồn của Hoàng Đình Quang, Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, hoặc các tác giả được độc giả đương đại ưa thích như Di Linh, Dạ Ngân, v.v.
Ở khía cạnh vị trí trật tự từ trong phát ngôn, các kết hợp có sự xuất hiện phụ từ tính thái cầu khiến thường đứng liền trước các vị từ (động từ) ngôn hành như các phân tích và minh hoạ trên. Tuy nhiên, đấy, vậy, đây, ạ là những tiểu từ tình thái đứng cuối câu, phát ngôn được Nguyễn Văn Hiệp [9] khẳng định “… trong khi thể hiện những nét nghĩa mang tính chủ quan của người nói đã góp phần nhấn mạnh, làm tăng hiệu quả giao tiếp của các câu ngôn hành. Thông qua sự dư thừa các thông tin chủ quan, người nói “nhập thân” hơn vào hành vi ngôn ngữ và đặt người nghe vào tình thế phải có những hồi đáp, phản ứng tích cực tức thời” và các điều kiện để tiểu từ tình thái kết hợp được với vị từ ngôn hành bao gồm: “hoặc a) tiểu từ không mang ý nghĩa hoài nghi, đặt vấn đề về tính chân xác của nội dung phát ngôn;. hoặc b) tiểu từ có khả năng góp phần hình thành mục đích phát ngôn hoặc tương thích hay trùng với mục đích phát ngôn mà động từ ngôn hành thể hiện..”. Bên cạnh đó, phụ từ tình thái đừng và chớ có đặc trưng khu biệt các hành vi cầu khiến tuỳ vào cảnh huống ngôn hành và mang đậm nét biểu đạt tình thái đạo nghĩa (bắt buộc/ áp đặt/. cưỡng bức). Đặc biệt, khi kết hợp với các phương tiện ngôn ngữ khác như vị từ hành động, tiểu từ tình thái càng tạo môi trường biểu lực, gia tăng độ tính mệnh lệnh của phát ngôn và được xếp vào nhóm phụ từ tình thái mệnh lệnh trong tiếng Việt. Bên cạnh đó, hệ thống các tiểu từ tình thái cầu khiến trong tiếng Việt gồm:. đi, nào, với, xem, đã, thôi, nhé, lên, vào, cho thường ở vị trí cuối câu trong mục đích thực hiện chức năng như phương tiện diễn đạt tình thái cầu khiến khẳng định. Ở mức độ nào đó, hệ thống này cũng xuất hiện trong các tình huống biểu nghĩa tính thái phủ định, mang lại sự phong phú và phức tạp vốn có của phạm trù tình thái trong dụng ngữ học. Tóm lại, từ việc thống kê, phân tích, mô tả, kết quả của nghiên cứu cho thấy, kết cấu hành động ngôn từ cầu khiến tiếng Việt có nội hàm thể hiện trên 2 bình diện:. i)Về ngữ nghĩa, ngữ dụng, kết cấu hành động ngôn từ cầu khiến biểu đạt ý nghĩa tình thái cầu khiến trong ngữ cảnh có điều kiện để cầu khiến xảy ra. Sự kết hợp ý nghĩa cầu khiến và tình thái cầu khiến biểu đạt lực ngôn trung qua vị từ cầu khiến và, với phương tiện biểu đạt tình thái cầu khiến thể hiện mối quan hệ giữa các tham thể cầu khiến trong ngôn cảnh qua: vị thế của chủ thể phát ngôn và hoàn cảnh cầu khiến. ii)Về hình thức, kết cấu hành động ngôn từ cầu khiến tiếng Việt có sự góp mặt của các vị từ (động từ) cầu khiến và, với, hoặc các hình thức tình thái cầu khiến như là các tổ chức diễn ngôn độc lập dựa trên mức độ điều biến lực ngôn trung của phương tiện biểu đạt tình thái cầu khiến là phụ từ, tiểu từ tình thái cầu khiến.
Tiếp thể mệnh lệnh (người nghe) được hoán dụ ý niệm trong vai ngữ pháp chị là chủ ngữ của kết cấu mệnh lệnh. Thông qua cơ chế hoán dụ tri nhận, ý niệm tiếp thể mệnh lệnh được hoán dụ sang tác thể thực hiện hành động trong mệnh lệnh như mô tả:. Chủ ngữ Bổ ngữ Hoán dụ ý niệm vai ngữ nghĩa. Tác thể = Tiếp thể Em xuất tác biểu lực đến Chị. Chị thực hiện hành động trong mệnh lệnh. Kết cấu mệnh lệnh này được chuyển dịch tương đương sang tiếng Anh qua các kết cấu mệnh lệnh như sau: Never mind, don’t worry, v.v. Như đã phân tích trong chương 2, nhóm kết cấu Never mind, don’t worry, thuộc nhóm kết cấu mệnh lệnh phủ định phổ biến trong tiếng Anh. Từ các chứng luận đã được chứng minh, kết quả nghiên cứu cho thấy kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt là một tiểu phạm trù thuộc phạm trù kết cấu hành động ngôn từ cầu khiến có các đặc điểm tri nhận như sau:. i)Biểu lực mệnh lệnh được tri nhận qua cơ chế ẩn dụ các ý niệm tham tố Vị thế; Khả năng; Mong muốn; Chi phí; Lợi ích và Nghĩa vụ, trong đó các tham tố Vị thế; Lợi ích và Nghĩa vụ mang tính điển mẫu mệnh lệnh;. ii)Tác thể mệnh lệnh được xác định thông qua cơ chế hoán dụ ý niệm tham thể mệnh lệnh là chủ thể, tiếp thể hoặc cả hai;. iii)Kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt bao gồm kết cấu mệnh lệnh trực tiếp và kết cấu mệnh lệnh gián tiếp. Nghĩa vụ tuân thủ cao (pháp lý);. Tiếp thể là tác thể;. Chi phí cao qua các kết cấu động từ tình thái;. Quyền lực tiếp thể;. Mức độ lịch sự cao;. Lợi ích hướng đến chủ thể/ tiếp thể;. Tác thể là tiếp thể;. Nghĩa vụ thực hiện thấp. Chi phí cao qua các kết cấu vị từ/ động từ tình thái/ phụ từ tình thái;. Mong muốn của chủ thể;. Khả năng của tiếp thể;. Lợi ích chung/ tiếp thể;. Tác thể là tiếp thể;. Nghĩa vụ thực hiện thấp. Lược đồ và điển mẫu mệnh lệnh. Với nhiệm vụ đặt ra, kết quả phân tích tích hợp đối chiếu cho thấy kết cấu mệnh lệnh tiếng Việt cũng như kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh, thể hiện mối quan hệ của các tham thể giao tiếp, trong cảnh huống ngôn từ cụ thể, đặc điểm tri nhận về ngữ nghĩa, ngữ dụng được nhận diện qua:. i)Tiêu chí biểu lực được tri nhận qua sự nổi trội ý niệm ẩn dụ hoá các tham tố định lượng về vị thế (power), chi phí (cost), mong muốn (desire) và nghĩa vụ (obligation), chủ thể lựa chọn phương tiện diễn ngôn hoặc kết cấu mệnh lệnh phù hợp nhằm đạt được mục đích giao tiếp, hiệu quả mệnh lệnh phù hợp với chiến lược giao tiếp và chiến lược lịch sự giữa các tham thể hội thoại. ii)Tham tố tham thể, nổi bật ở ý niệm hoán dụ hoá ngữ nghĩa chủ thể, tiếp thể - tác thể của hành động cần thực hiện trong kết cấu mệnh lệnh, củng cố chặt chẽ.
Đặc điểm ngữ dụng được tri nhận của kết cấu mệnh lệnh gián tiếp tiếng Anh thông qua cảnh huống ngôn từ trong tương tác hội thoại, chủ thể có vị thế bằng hoặc thấp hơn tiếp thể mệnh lệnh, và tiếp thể không có nghĩa vụ phải tuân thủ thực hiện hành động, do đó, để đạt được mực đích giao tiếp, chủ thể mệnh lệnh có xu hướng sử dụng các tổ chức diễn ngôn điều biến mang tính chất triệt thoái mức độ thao túng nhằm gia tăng thể diện cho tiếp thể, cường hoá mức độ lịch sự để lợi ích hướng về chủ thể hơn là tiếp thể. Nghĩa là, chủ thể phát ngôn coi hành động mệnh lệnh là biểu đạt mong muốn (cao) ngăn chặn hành vi xấu (rủi ro xảy ra trong giả định cao nếu không thực hiện), do đó có giá trị (+2), tiếp thể có khả năng thực hiện hành vi xấu (+1) trong KHẢ NĂNG, vị thế xã hội của tham thể tương đồng (tức là [0]~[+1] do không có yếu tố nào thể hiện họ có quan hệ xã hội, nghề nghiệp hoặc các quan hệ khác được đề cập đến), và hành động liên quan đến một số chi phí cho tiếp thể, một số lợi ích cho ngời nói và/hoặc tiếp thể, và một số nghĩa vụ đối với tiếp thể để tuân thủ (tức là [+1] ~[+2] về CHI PHÍ, LỢI ÍCH và NGHĨA VỤ).
Cụ thể: kết cấu mệnh lệnh (có) điều kiện là kết cấu câu phức trong đó kết cấu mệnh đề thứ nhất là mệnh lệnh, mang biểu lực cao, có hiệu lực tức thì nảy sinh trong tình huống mà tham thể mệnh lệnh không mong đợi hoặc cảnh báo nghiêm trọng. i)Khái niệm phạm trù kết cấu mệnh lệnh trong ICM;. ii)Tiêu chí biểu lực tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh;. iii)Tiêu chí tham thể tri nhận trong kết cấu mệnh lệnh tiếng Anh. Tuy nhiên, sự linh hoạt và phong phú trong sắc thái biểu cảm của mệnh lệnh tiếng Việt có phạm vi áp dụng và tầm ảnh hưởng cao hơn, và có xu hướng giao thoa mức độ biểu lực (đặc trưng mờ nghĩa của các hành vi ngôn từ cầu khiến), điều này xảy ra trong quá trình thực hiện đối chiếu và được ghi nhận rằng, phần lớn là do các đặc trưng ngữ pháp tiếng Anh mang tính phạm trù khu biệt khắt khe hơn là các giá trị biểu đạt ngữ nghĩa.
169 20 Em đừng có lo thằng Sơn mà anh có định gả em thiếu điều kiện,… nhưng nó chạy áp phe riêng mỗi tháng kiếm thêm cũng hơn ngàn. Chúng tôi cũng hiểu rằng, nếu con thuyền sự nghiệp này, … 21 9 Cũng xin anh đừng nghĩ là chúng tôi oán trách các anh, các anh cũng chỉ là con cờ của bàn cờ lịch sử thôi.